Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tiểu luận môn đường lối cmxhcn cnxh và con đường đi lên cnxh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.17 KB, 16 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

MƠ ĐẦU

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài:</b>

Nghiên cứu về quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có rất nhiều nội dung để nghiên cứu như về công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, về cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, về xây dựng hệ thống chính trị, về cơ chế kinh tế, về quốc phòng – an ninh, đối ngoại… trong đó vấn đề nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội chiếm vị trí quan trọng khơng chỉ trong cách mạng xã hội chủ nghĩa nói riêng mà cịn trong tư duy lý luận của Đảng nói chung.

Những nhận thức của Đảng về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là những nhận thức bao trùm mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa, xã hội cho nên nghiên cứu nó sẽ giúp chúng ta có thêm cái nhìn tồn diện hơn trên tất cả các lĩnh vực của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng ta diễn ra đã hơn 25 năm. Đất nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế ngày càng cao, sức mạnh tổng hợp của đất nước được tăng lên rất nhiều. Những thành công này khẳng định sự đúng đắn của đường lối đổi mới, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) của Đảng đã khẳng định: “Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”. Thật vậy, nhận thức của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, qua từng giai đoạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

lại có sự thay đổi theo hướng ngày càng đúng đắn và phù hợp với quy luật cách mạng.

Trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Mơ hình xã hội XHCN mà chúng ta đang xây dựng vẫn còn những hạn chế cả về lý luận và thực tiễn. Những hạn chế này tạo ra lực cản đối với sự phát triển của đất nước, thậm chí tạo ra nguy cơ, thách thức đối với chế độ ta. Các mối quan hệ

<i>mà Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011) đề ra như: quan hệ giữa kinh tế thị trường và</i>

định hướng XHCN; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất XHCN; giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế;…Những vấn đề này cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu, giải đáp sâu sắc, khoa học để tạo cơ sở và động lực cho sự phát triển của đất nước trong những năm tiếp theo.

Đặc biệt, trong thực tiễn xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay, nhiều yếu tố mới đã xuất hiện, tác động trực tiếp đến nhận thức của Đảng ta, đòi hỏi Đảng phải giải đáp, tổng kết thực tiễn. Thực tiễn sẽ chứng minh những nhận thức nào còn hợp lý, những điểm nào cần nhận thức lại cho rõ và bổ sung cho đầy đủ. Nhận thức đúng là điều kiện tiên quyết để hành động đúng đắn. Nhận thức của Đảng về CNXH và con đường lên đi lên CNXH đúng là cơ sở để Đảng hoạch định đúng đắn đường lối xây dựng và phát triển đất nước, đưa nước ta tiến gần mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”.

<b>2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:</b>

Vấn đề nhận thức của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, chiếm vị trí quan trọng trong tư duy lý luận của Đảng ta. Nên đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới vấn đề này. Nhiều cơng trình, bài viết tiếp

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

cận theo nhiều hướng khác nhau, cung cấp cho người đọc những cái nhìn đa chiều, sâu sắc. Một số tài liệu, bài viết tiêu biểu về vấn đề này gồm có:

<i>Đào Duy Tùng (1994), Quá trình hình thành con đường đi lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây được coi là</i>

tác phẩm đầu tiên tổng kết về những vấn đề của CNXH thời kỳ đổi mới. Tác phẩm đã trình bày một cách sâu sắc quá trình hình thành đường lối đổi mới ở nước ta và nhấn mạnh nhờ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng mà đất nước đã vượt qua thời kỳ khó khăn, thử thách và bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN.

<i>G.S Nguyễn Đức Bình (2003), Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lênchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác phẩm đã</i>

khái quát toàn diện về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, cung cấp nhiều luận cứ để làm rõ hơn con đường đi lên CNXH ở nước ta. Tác phẩm gồm 3 chương, trong đó chương 3 là phần nội dung cốt lõi của tác phẩm: “Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Chương này đã đánh giá về tình hình đất nước ta hiện nay; về công cuộc đổi mới đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH; về kiên định con đường xây dựng CNXH trong giai đoạn mới; về phương hướng và nội dung cơ bản của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

<i>PGS.TS Nguyễn Phú Trọng (2001), Về định hướng xã hội chủ nghĩa vàcon đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà</i>

Nội. Tác phẩm đã chứng minh sức sống và ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin; công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tìm ra con đường cứu nước theo phương hướng XHCN; đi lên CNXH là xu hướng vận động tất yếu của thời đại. Tác giả nhấn mạnh để giữ vững định hướng XHCN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, cần có những điều kiện như: giữ vững sự lãnh đạo của Đảng cộng sản; xây dựng Đảng Cộng sản đáp ứng yêu cầu của đất nước; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, mở rộng

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

dân chủ và đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân; giữ vững định hướng XHCN đối với nền kinh tế thị trường. Đồng thời nhấn mạnh trong quá trình xây dựng và bảo vệ chế độ XHCN ở nước ta phải trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu, con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn, tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch.

<i>G.S Dương Phú Hiệp (2001), Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độtư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác phẩm đãtổng kết lý luận và thực tiễn kiểu quá độ gián tiếp lên CNXH (Tiến lên</i>

CNXH, bỏ qua chế độ TBCN), từ đó luận chứng khả năng, điều kiện và đặc điểm của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Tác phẩm gồm ba nội dung, trong đó nội dung thứ ba trình bày điều kiện và đặc điểm của con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam - đây là nội dung quan trọng nhất của tác phẩm.

<i>G.S Nguyễn Đức Bình (2008), Vững bước trên con đường xã hội chủnghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác phẩm đã lý giải độc lập dân tộc</i>

gắn liền CNXH là đòi hỏi, lựa chọn khách quan của cách mạng nước ta, từ đó tác giả khẳng định đất nước ta phải tiếp tục kiên định theo con đường XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

<i>PGS.TS Nguyễn An Ninh (2010), Những nhân tố mới tác động đếntriển vọng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.</i>

Tác phẩm tập trung vào phân tích những tác động của các nhân tố mới xuất hiện trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, hiện đang tác động vào thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng phân tích về những nhân tố chủ quan đang tác động vào công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam. Trong đó tác giả nhấn mạnh tới q trình tiếp tục đổi mới tư duy lý luận của Đảng và

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

khẳng định vai trị của nó với sự nghiệp đổi mới tư duy và xây dựng CNXH ở Việt Nam.

Các tác phẩm trên đã tập trung làm rõ nhiều vấn đề của CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta như: tính tất yếu của con đường phát triển đất nước theo phương hướng XHCN; về quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam; vai trò lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ quá độ lên CNXH; những đặc điểm trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam…Tuy nhiên, cũng còn một số vấn đề chưa được các tác giả làm rõ: vấn đề giữ vững định hướng XHCN trong điều kiện tồn cầu hóa, đất nước hội nhập sâu rộng; vấn đề Đảng lãnh đạo Nhà nước pháp quyền XHCN và toàn xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; khoảng cách giàu nghèo, vấn đề bất bình đẳng còn tồn tại trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta… Do đây là đề tài có nội dung rất rộng, phong phú và phức tạp, đồng thời thực tiễn xây dựng CNXH ở nước ta làm nảy sinh nhiều vấn đề mới. Nên vấn đề nhận thức của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam cần được tiếp tục quan tâm, nghiên cứu trong thời gian tới.

Qua gần 30 năm đổi mới, nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng sáng tỏ hơn. Qua những kết quả nghiên cứu trên các diễn đàn khoa học cũng như tại các kỳ Đại hội Đảng, Đảng ta đã bước đầu hình thành được trên những nét cơ bản một hệ thống quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, làm cơ sở khoa học cho đường lối của Đảng, góp phần bổ sung và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.

<i>Về mục tiêu và bản chất của chủ nghĩa xã hội.</i>

Đảng ta luôn khẳng định chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và nhân dân ta; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, đây là một sự nghiệp lâu

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

dài, vơ cùng khó khăn, gian khổ. Cho đến nay, mặc dù còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, song có thể khẳng định rằng: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là xã hội do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, bền vững với một hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, được phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

<i>Về nền tảng tư tưởng của Đảng.</i>

Từ đại hội VII, một bước tiến mới trong tư duy lý luận của Đảng là nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn vai trò, vị trí của Tư tưởng Hồ Chí Minh; khẳng định chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng.

Trong những năm đổi mới, Đảng đã có sự nhận thức đúng hơn và bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin trên một loạt các vấn đề chẳng hạn như vấn đề mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất, vấn đề phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa… Nhờ đó, tư duy lý luận của Đảng ngày càng sâu sắc hơn, nhận thức đúng đắn hơn thực chất những tư tưởng của các nhà kinh điển mác xít, đồng thời có sự vận dụng, phát triển phù hợp hơn với thực tiễn Việt Nam.

<i>Về động lực của sự phát triển. Để đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, phải tạo</i>

lập và phát huy các động lực của nó, có như vậy mới giải phóng được lực lượng sản xuất, giải phóng con người. Đó là:

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới.

Kết hợp hài hịa lợi ích xã hội, tập thể và cá nhân, quan tâm lợi ích thiết thân của con người.

<i>Về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa.</i>

Chúng ta đã nhận thức sâu sắc rằng muốn thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vấn đề cơ bản nhất là trong một thời gian nhất định – có thể khoảng ba thập kỷ nước ta phải hồn thành cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại; cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức từng bước được làm sáng tỏ.

Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một bước đột phá lý luận rất sáng tạo của Đảng. Đại hội IX đưa ra khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, xem đó là mơ hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Có thể khái quát một số đặc trưng của đổi mới tư duy kinh tế ở nước ta như sau:

Một là, từ tư duy hiện vật sang tư duy hàng hóa, tư duy thị trường.

Hai là, từ tư duy bao cấp, ỷ lại, thụ động sang tư duy chủ động, sáng tạo. Ba là, từ tư duy kinh tế “khép kín” sang tư duy mở, chủ động hội nhập quốc tế.

Bốn là, từ tư duy đơm sở hữu sang tư duy đa sở hữu, đa thành phần.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Năm là, từ khơng thừa nhận đến thừa nhận đa dạng hóa hình thức phân phối, kể cả phân phối theo vốn, tài sản.

Sáu là, từ tư duy “Nhà nước làm tất cả”, độc quyền sang tư duy đa dạng hóa các chủ thể làm kinh tế, giảm độc quyền nhà nước, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp…

<i>Về xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ củanhân dân.</i>

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ xã hội mới. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong những nhiệm vụ lâu dài và trọng yếu, bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.

Nhà nước pháp quyền không phải cái riêng có của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa xã hội cũng phải thực hiện nhà nước pháp quyền. Nhưng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa khác về bản chất với nhà nước pháp quyền tư bản ở chỗ: Pháp quyền dưới chủ nghĩa tư bản về thực chất là công cụ của giai cấp tư sản, pháp quyền dưới chủ nghĩa xã hội là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật và các công cụ khác, nhưng việc sử dụng bất cứ công cụ nào cũng phải trong khuôn khổ pháp luật.

Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân cơng rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

<i>Về tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộvà cơng bằng xã hội.</i>

Chiến lược kinh tế - xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm, tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình. Điều này vừa thể hiện đúng quy luật của phát triển, vừa thể hiện bản chất của xã hội ta là thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng , văn minh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải giải quyết hàng loạt vấn đề, hàng loạt mối quan hệ phức tạp, như: Vấn đề chính sách phân phối và điều tiết thu nhập; vấn đề xây dựng các chính sách cho phép kết hợp hài hịa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển; vấn đề xử lý phân hóa hai đầu trong chính sách kinh tế và chính sách xã hội; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với xóa đói giảm nghèo; vấn đề đổi mới chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ…

Đã từng bước xác định đúng vị trí của vấn đề văn hóa và con người trong cơng cuộc đổi mới, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; xác định văn hóa, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của đổi mới, của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng.

<i>Về xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ tổ quốc xã hội chủnghĩa.</i>

Một cuộc cách mạng chỉ có ý nghĩa khi nó biết tự bảo vệ. Điều đó càng đúng trong bối cảnh quốc tế hiện nay khi các thế lực đế quốc và phản động quốc tế đang thực hiện nhiều mưu đồ làm cho nước ta mất độc lập tự chủ. Nhưng trong điều kiện mới, cần có nhận thức sâu sắc hơn, cụ thể hơn về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữa kinh tế và quốc phòng – an ninh – đối ngoại; nhận thức toàn diện hơn về khái niệm an ninh quốc gia: khơng chỉ an ninh chính trị mà cịn là an ninh kinh tế, an ninh văn hóa, an ninh tư tưởng, an ninh xã hội. Khái niệm “Bảo vệ Tổ quốc” được xác định đầy đủ hơn: Bảo vệ Tổ quốc không chỉ là bảo vệ lãnh thổ, biên giới, hải đảo, vùng trời, vùng biển mà còn là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân; bảo vệ kinh tế, văn hóa dân tộc, sự nghiệp đối mới…

<i>Về quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Từ những biến đổi của thực tiễn, từ tổng kết kinh nghiệm bản thân, chúng ta đã đổi mới nhận thức về tình hình thế giới và khu vực; đã chuyển từ cách nhìn thế giới dưới góc độ một vũ đài đấu tranh sang cách nhìn tồn diện hơn, coi thế giới như mơi trường tồn tại và phát triển của Việt Nam. Sự chuyển biến tư duy quan trọng nhất trong lĩnh vực quốc tế và đối ngoại là quan điểm Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển; tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Từ chỗ coi “Nhà nước độc quyền ngoại thương” đã chuyển sang quan điểm coi tất cả các thành phần kinh tế đều được quyền và có nghĩa vụ tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong khuôn khổ pháp luật.

Tuy nhiên cho đến nay, cũng còn một số điểm chưa rõ, nhiều vấn đề mới đặt ra đòi hỏi phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tổng kết để giải đáp. Cụ thể là:

Quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển, giữa tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững.

Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị, giữa đổi mới và ổn định.

Quan hệ giữa độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế.

Những vấn đề nêu trên đây cùng nhiều vấn đề khác đòi hỏi phải có lời giải đáp, phải làm sáng tỏ. Có như vậy, hệ thống quan điểm của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta mới được làm sáng tỏ một cách tồn diện, sâu sắc, có cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc, mới soi đường cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả.

Như vậy, kiên định trên nền tảng tư tưởng của lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn xây dựng CNXH ở nước ta và trên thế giới, Đảng ta đã nhận thức ngày càng rõ hơn mục

</div>

×