Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Mô hình trị liệu nhận thức hành vi để can thiệp với đối tượng phụ nữ bị bạo hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.83 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
1. Giới thiệu vấn đề
Vấn đề trị liệu cho cá nhân khiến nhân viên công tác xã hội luôn phải vận dụng nhiều
phương thức làm việc linh hoạt sao cho vừa phù hợp với vấn đề riêng của thân chủ vừa mang
tính hiệu quả lâu dài bền vững. Có thể nói, trong các phương pháp trị liệu cho thân chủ thì Mô
hình trị liệu nhận thức - hành vi được xem là quan trọng và phù hợp một cách rộng rãi nhất.
Nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của nhận thức của thân chủ trong hành vi của mình, mô hình
trị liệu nhận thức - hành vi đưa ra những đánh giá rất chặt chẽ về thế giới quan của thân chủ
và đo lường được sự thay đổi hành vi trong quá trình điều trị. Từ trước đến nay, các nhà công
tác xã hội đã sử dụng mô hình này một cách hiệu quả để trị liệu cho nhiều cá nhân trong các
môi trường khác nhau.
Xuất phát từ lý do trên, tôi lựa chọn mô hình trị liệu nhận thức - hành vi để can thiệp
với đối tượng phụ nữ bị bạo hành. Thân chủ của tôi là chị H. Chị H sinh năm 1982 trong một
gia đình nghèo tại tỉnh Bắc Giang. Do hoàn cảnh khó khăn nên học hết lớp 5 chị H phải nghỉ
học ở nhà đi làm thuê phụ giúp bố mẹ kiếm tiền nuôi các em. Năm 1999 chị H lập gia đình
với anh V, là người xóm bên. Anh V sinh năm 1978, vì là con một, được chiều nên anh V rất
gia trưởng. Hai anh chị lấy nhau được 1 năm thì có con đầu lòng nhưng là con gái. Sau đó 3
năm chị H lại sinh đôi thêm 1 bé gái nữa. Lúc này trong gia đình chị H bắt đầu nảy sinh
những mâu thuẫn. Chị H không muốn sinh thêm con nhưng anh V lại bắt chị phải đẻ đến bao
giờ có con trai thì thôi. Hàng xóm láng giềng nhiều lần mỉa mai anh chị vì sinh mãi không có
con trai. Anh V đã mắng chửi chị H rất thậm tệ, thậm chí có hôm anh còn không cho chị ăn
cơm vì anh bảo “Đã không biết đẻ rồi thì ăn làm gì cho phí cơm, phí gạo”. Năm 2012 anh V
rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có việc làm. Từ đó, anh V suốt ngày cờ bạc, rượu chè,
hầu như ngày nào anh cũng say xỉn. Cứ mỗi lần uống rượu say về là anh lại mắng chửi và
đánh đập chị H. Mặc dù rất khổ tâm và đau đớn cả về mặt thể chất và tinh thần nhưng chị H
1
cũng không dám nói với ai, hàng ngày chị vẫn chăm chỉ làm việc kiếm tiền để nuôi 2 đứa con
và mẹ chồng đã già yếu (78 tuổi) cần chăm sóc, chị cũng không hề biết là mình đang bị bạo
lực do thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức về vấn đề bạo lực gia đình. Bà T (mẹ chồng) đã có lúc
thấy anh V đánh chị nhiều quá nên khuyên chị H tìm người giúp đỡ.
2. Cơ sở lý luận định hướng cho xây dựng mô hình thực hành trị liệu nhận thức -


hành vi với phụ nữ bị bạo hành theo cách tiếp cận tiến bộ
Như chúng ta đã biết, trước khi bước vào can thiệp, người nhân viên xã hội cần xác
định hướng can thiệp của mình. Bởi vì khi xác định được hướng can thiệp, nhân viên CTXH
sẽ định hướng được việc làm của mình; cách nhân viên CTXH sử dụng tri thức, kỹ năng và
giá trị trong thực hành.
Hướng tiếp cận thực hành sẽ quyết định cách thức người nhân viên CTXH nhìn nhận
bản thân với tư cách người thực hành nghề và đặc biệt là cách chúng ta thiết lập mối quan hệ
với thân chủ.
Trong thực hành CTXH có 3 cách tiếp cận nghề nghiệp: tiếp cận thủ tục, tiếp cận bệnh
lý cá nhân và tiếp cận tiến bộ. Đối với mô hình mà tôi sử dụng để can thiệp với thân chủ H,
tôi sử dụng cách tiếp cận tiến bộ.
Cách tiếp cận tiến bộ hướng tới công bằng xã hội. Trong cách tiếp cận này, góc nhìn
theo chủ nghĩa xung đột. Nguồn gốc vấn đề của cá nhân nằm ở bất bình đẳng xã hội, bất bình
đẳng trong các quan hệ quyền lực.
Chức năng của CTXH trong cách tiếp cận tiến bộ là tăng năng lực cho người sử dụng
dịch vụ để họ có thể đương đầu với các nguồn áp chế. Đối với TC mà tôi can thiệp, bằng cách
tiếp cận tiến bộ, sử dụng các kỹ năng, giá trị tôi hỗ trợ để TC biết cách phòng, tránh bạo lực từ
người chồng; TC hiểu được mình đang bị bạo hành và TC biết mình hoàn toàn không có lỗi
trong việc sinh con một bề và chị cũng có quyền từ chối sinh con thứ 3 nếu chị không muốn.
Vai trò của nhân viên CTXH là tăng năng lực cho người bị áp chế để họ có thể hiểu
được và kiểm soát được cuộc sống của họ. Ở đây, thân chủ tương đương với chuyên gia còn
người nhân viên CTXH chỉ là công cụ, sử dụng kỹ năng và tri thức về hệ thống của mình để
hỗ trợ thân chủ trong việc thúc đẩy tái cấu trúc môi trường sống của thân chủ và thực hiện
quyền của họ.Quá trình can thiệp ở cách can thiệp tiến bộ nhấn mạnh vào những can thiệp
chống lại sự áp chế, tập trung thay đổi ở cấp độ 2(thay đổi hệ thống).
Với trường hợp chị H, nhân viên CTXH ngoài việc cung cấp cho chị các thông tin để
hiểu được và kiểm soát việc bị bạo hành, thì nhân viên CTXH còn cung cấp các thông tin về
hệ thống mà có thể hỗ trợ TC và gia đình TC: hội phụ nữ, hội nông dân…
Về việc tăng năng lực: ứng dụng lý thuyết về quyền công dân; thân chủ luôn được cho
biết về điều nhân viên CTXH nghĩ và tại sao, cũng như được hỗ trợ để tham gia vào quá trình

ra các quyết định ảnh hưởng tới cuộc sống của TC.
Ưu điểm của cách tiếp cận tiến bộ là tạo cầu nối giữa cá nhân và xã hội; giúp nhận
thức nhiều khía cạnh đa chiều của cá nhân và xã hội.
3. Tiến trình thực hành công tác xã hội
3.1. Đánh giá
3.1.1. Thu thập thông tin về thân chủ
Thân chủ
Họ và tên: Nguyễn Thị H
Giới tính: Nữ
Tuổi: 31
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: không
Nghề nghiệp: Làm ruộng
2
Chỗ ở hiện nay: Bắc Giang
Thành phần gia đình
STT Họ và tên Tuổi Quan hệ với đối tượng Nghề nghiệp
1 Anh V 35 Chồng Thất nghiệp
2 Cháu A 13 Con gái Học sinh
3 Cháu B 10 Con gái Học sinh
4 Bà T 78 Mẹ chồng ở nhà
Nhận xét: Gia đình chị H có 2 con gái, chồng chị lại đang thất nghiệp nên là gia đình
đông người nhưng thu nhập thấp. Vì gia đình nghèo nên các con không được tạo điều kiện
học hành.
3.1.2. Xác định vấn đề
Cây vấn đề:
Nhận xét cây vấn đề:
- Vấn đề cốt lõi: Chị H bị chồng bạo lực gia đình nhưng vẫn im lặng chịu đựng do
thiếu hiểu biết về bạo lực gia đình
- Nguyên nhân vấn đề: do nhiều nguyên nhân nhưng

+ Trước hết là do tư tưởng của chị chưa đúng đắn. Chị cứ nghĩ làm vợ là phải biết hy
sinh và chồng con và chịu đựng tất cả các hành vi của chồng mà không biết đó là những hành
vi bạo lực sai trái.
+ Thứ hai là do trình độ học vấn của chị chưa cao, chị không có điều kiện tiếp xúc với
xã hội bên ngoài nên không tiếp thu được những kiến thức cơ bản nhất về quyền phụ nữ cũng
như về bạo lực gia đình.
+ Thứ ba là do các phương tiện truyền thông ở địa phương hoạt động kém hiệu quả,
không cung cấp được cho chị những thông tin cơ bản nhất về bạo lực gia
đình. Chính quyền, cơ quan, đoàn thể chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này.
+ Nguyên nhân về kinh tế, tâm lý: Do anh V mất việc, gia đình lại đông người nên chi
phí sinh hoạt cần nhiều hơn, trong khi thì nguồn thu nhập giảm sút. Do vậy gây nên tâm lý
Thiếu kiến thức về BLGĐ
Tư tưởng của chị
không đúng đắn
Trình độ học vấn chưa cao Phương tiện truyền
thông yếu, kém
Hy sinh

chồng
con
Có tư
tưởng
"xấu
chàng
hổ ai"
Học hết
lớp 5
Chính
quyền
không

quan
tâm
Hội phụ
nữ hoạt
động yếu
Bị chồng BLGĐ mà không biết
3
chán trường, bất lực của anh V, từ đó tìm đến cờ bạc, rượu chè say xỉn… dẫn tới hành vi chửi
mắng, đánh đập chị H.
+ Nguyên nhân về tính cách: Anh V vì vợ không sinh được con trai mà chửi mắng chị
H, có khi con không cho ăn cơm. Vì mất việc mà anh tìm đến cờ bạc, rượu chè say xỉn… dẫn
tới hành vi bạo lực thế chất và tinh thần với vợ mình. Từ đó, ta có thể đánh giá anh V là người
có tính cách gia trưởng, tư tưởng “trọng nam kinh nữ” nặng nề, không có trách nhiệm với vợ
con, tính nóng nảy đến mức dữ dằn.
3.1.3. Đánh giá tâm lý
Lịch sử cá nhân và đánh giá dựa trên Thuyết Tâm lý học về cái tôi
Do gia đình khó khăn, đông anh chị em nên Chị H mới học hết lớp 5. Sau đó, chị lấy
chồng rồi sinh con. Công việc hàng ngày của chị chỉ quanh quẩn là làm nông và việc gia đình
nên không có điều kiện tiếp xúc với những tư tưởng mới về bình đẳng.Do bản tính hiền lành,
chăm chỉ nhưng nhút nhát, ít giao tiếp nên mối quan hệ của chị càng hạn hẹp, do vậy khi bị
bạo lực gia đình chị cũng biết.
Nhân viên CTXH có thể sử dụng lý luận của Erik Erikson (1963), trong đó ông phân
sự trưởng thành của con người bao gồm 8 giai đoạn. Mỗi giai đoạn ông xác định một trở ngại
thật sự mà mỗi cá nhân phải vượt qua để đạt được một cái tôi lành mạnh. Trong 8 giai đoạn
Erikson đưa ra, chị H ở trong giai đoạn tuổi trung niên, giai đoạn này chủ yếu hướng đến giá
trị chăm sóc, tuy nhiên mâu thuẫn ở giai đoạn này là sự mâu thẫn giữa sự năng động và trì trệ.
Chị dễ trải qua khủng hoảng giữa cuộc đời và hồ nghi về những giá trị căn bản theo đuổi bấy
lâu nay.
Đặc biệt, chị H là người có tính cách hiền lành, chăm chỉ nhưng nhút nhát, ít giao tiếp
với người khác. Chị chỉ quần quật việc nhà cửa, đồng áng, chăm sóc con cái và mẹ chồng già

yếu, mà ít quan tâm đến bản thân, ít giao tiếp với mọi người. Do vậy, khi chị chồng mắng
chửi và đánh thì chị sợ hãi và đau đớn. Dường như chị H cam chịu một mình, không chia sẻ
cùng ai và cũng không biết ai để chia sẻ. Bị chồng đánh mắng không chỉ đăm ba lần, song chị
H không có cơ chế phòng vệ ban đầu là chối bỏ sau là cam chịu. Chị bị mắng, đánh hết lần nọ
đến lần kia nhưng chỉ biết nhẫn nhịn, cam chịu và không có phản kháng gì.
Đánh giá dựa trên Thuyết hành vi
Nhân viên CTXH sử dụng các phương pháp của Thuyết hành vi như sau: Phương
pháp quan sát tự nhiên trong đánh giá về hành vi là phương pháp trực tiếp nhất. Nhân viên
CTXH quan sát khách hang trong môi trường tự nhiên của thân chủ và không can thiệp hay
ngát quãng. Nhân viên CTXH quan sát hành vi của Thân chủ trong các môi trường của họ:
nhà ở, nơi làm việc, sinh hoạt, giao tiếp… để có thể thu thập những thông tin cung cấp cho
quá trình đánh giá.
Ngoài ra, Nhân viên CTXH có thể sử dụng thêm phương pháp quan sát luận suy, đây
là phương pháp đánh giá nhằm tái tạo lại càng sát thực tế càng tốt. Nhân viên CTXH hướng
dẫn thân chủ đóng kịch, phân vai về tình huống nhất định nào đó và hàm ý về cách họ sẽ cư
xử. Từ đó, thân chủ có khả năng thay đổi hay định hướng sự thay đổi hành vi, nhằm tác động
tích cực tới khách hàng, đồng thời nhân viên CTXH thu thập được những chi tiết cho sự đánh
giá. Nhân viên CTXH có thể hướng dẫn Chị H đóng một tình huống nhỏ về bạo hành trong
gia đình chị và từ đó tác động đến hành vi hiện thời của chị
4
Mẹ
chồn
g
V
H
Chú thích:
Nam

Nữ
Quan hệ 2 chiều

Quan hệ mâu
thuẫn
3.1.4. Biểu đồ phả hệ
Nhận xét:
Qua sơ đồ phả hệ ta thấy Chị H kết hôn với anh V sinh được ba cô con gái. Quan hệ
giữa vợ chồng, anh chị rất mâu thuẫn do chị không sinh được con trai, còn anh V bản chất là
người gia trưởng nên anh vẫn còn mang nặng tư tưởng “ trọng nam khinh nữ”, chỉ thích có
con trai. Hơn nữa a V lại là con trưởng trong gia đình nên a luôn khát khao có được con trai
để nối dõi tông đường, sau này hương khói cho các cụ. Do thất nghiệp nên a V thường xuyên
mượn rượu để về nhà quát mắng, đánh đập chị H, a đổ hết lỗi lên chị H, trách mắng chị không
biết đẻ. Do bàn tính cam chịu nên chị H thường có suy nghĩ chồng say nên mới thế nên hàng
ngày chị vẫn chịu đựng những trận đòn roi của chồng, vẫn lầm lũi làm việc kiếm tiền nuôi cả
gia đình mà không hề biết rằng bản thân chị đang bị bạo lực thể chất từ phía người chồng.
Chị H có quan hệ rất tốt với mẹ chồng và bà cụ cũng rất yêu thương chị và các cháu.
Chị quan tâm hết mực đến các con và các con cũng lo lắng, chăm chỉ và rất thương mẹ.
Có thể nhận thấy gia đình anh Chị Hhường xuyên có mâu thuẫn, mỗi khi say rượu anh
V lại về nhà trút giận lên vợ, đánh đập chửi mắng chị H, anh đổ hết mọi tội lỗi lên người vợ
của mình.
3.1.5. Biểu đồ sinh thái
Chú thích:
Tương tác một chiều.
Tương tác gắn bó
Quan hệ bình thường
Quan hệ xa cách
5
Nhận xét: Qua biểu đồ sinh thái ta có nhận xét như sau:
Gia đình chị H có mối quan hệ tương tác với Hệ thống pháp luật, chính sách xã hội
nhưng chỉ là mối quan hệ tương tác thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật nhưng chưa
được sự quan tâm của 2 hệ thống này tới những vấn đề của gia đình chị như: bạo lực gia đình.
Gia đình chị H có mối quan hệ xa cách với hàng xóm vì họ luôn mỉa mai vì gia đình

chị không có con trai.
Gia đình chị H có mối quan hệ xa cách với hệ thống việc làm, hội nông dân. Gia đình
chị cũng chưa tìm đến sự trợ giúp của các tổ chức này.
Hội phụ nữ có tương tác xa cách với gia đình chị H mặc dù gia đình chị nhất là chị H
đang rất cần sự can thiệp của hội phụ nữ. Và chị H cũng chưa hề tìm kiếm sự trợ giúp của Hội
phụ nữ bởi chị cũng chưa biết chính mình đang bị bạo lực gia đình.
Gia đình mở rộng có mối tương tác hai chiều với gia đình chị H. Mẹ chồng chị H
thương con cháu nhưng lại già yếu. Gia đình chị H có trách nhiệm chăm sóc, phụng duỡng bà.
Chị H chưa tìm đến sự trợ giúp của mẹ chồng về việc giải quyết vấn đề bản thân bị bạo lực
gia đình.
3.2. Lập kế hoạch
Kế hoạch
ST
T
Mục tiêu theo
ưu tiên của
Chị H
Nguồn lực Lý thuyết/ kỹ
năng sử dụng
Thời
gian
Kết quả mong
đợi
Bên
trong
Bên ngoài
6
V
H
Hàng

xóm
Hội phụ nữ
Hệ thống
pháp luật
Việc làm
Chính
sách XH
Hội nông
dân
Gia đình
mở rộng
1 Chị H không bị
còn chồng bạo
lực
Chị H,
con gái
Chị H,
mẹ
chồng
NVCTXH,
hàng xóm, Hội
Phụ nữ, Đoàn
Thanh niên,
chính quyền xã
Thuyết Hành
vi, kỹ năng
giảm thiểu
giận giữ
2 tuần Chị H không còn
bị chồng đánh

chửi, được chồng
tôn trọng
2 Chị H không
cần phải cố
sinh con trai
Chị H,
con gái
Chị H,
mẹ
chồng
NVCTXH,
hàng xóm, Hội
Phụ nữ, chính
quyền xã
Thuyết Hành
vi, thuyết
phân tâm, kỹ
năng thuyết
phục, kỹ năng
tham vấn
2 tuần Chồng Chị H
không ép Chị
Hiếp tục sinh
con và phải sinh
được con trai
3 Anh V bỏ cờ
bạc, rượu chè
Anh V NVCTXH,
hàng xóm, Hội
Nông dân, đại

diện Xã
Thuyết Phân
tâm, kỹ năng
tạo mối quan
hệ, kỹ năng
thuyết phục
1 tuần Anh V từ bỏ cờ
bạc, rượu chè
4 Anh V và gia
đình được hỗ
trợ vay vốn
chăn nuôi sản
xuất
Anh V
và gia
đình
NVCTXH,
hàng xóm,
Ngân hàng
chính sách xã
hội, chính
quyền xã
Kỹ năng
thuyết phục,
thuyết hành
vi, kỹ năng tư
vấn
2 tuần Ngân hàng cho
Anh V và gia
đình được vay

vốn chăn nuôi
sản xuất
Cụ thể các hoạt động can thiệp
STT Mục
tiêu
Hoạt động Người thực
hiện
Hình thức, biện
pháp thực hiện
Kết quả
1 Chị H
không
còn bị
chồng
bạo
lực
Hòa giải ngay
tức khắc để anh
V không tiếp
tục đánh Chị H
NVCTXH,
Hội Phụ nữ
và gia đình
Chị H
Tư vấn tại chỗ. Có
sự can thiệp của
chính quyền
Anh V cam kết
không có hành vi
bạo lực với Chị H

nữa
Kết nối Chị H
với trung tâm y
tế
NVCTXH
và gia đình
Chị H
NVXH giới thiệu
Chị H đến trung tâm
y tế tại địa phương
Chị được kiểm tra
sức khỏe 1 cách toàn
diện
Hỗ trợ Chị H và
các thành viên
khác trong gia
đình một số
phương thức
chống đỡ khi bị
BLGĐ
NVCTXH
và gia đình
Chị H
Tư vấn, giáo dục qua
các buổi nói chuyện
tại nhà, tham gia các
lớp kỹ năng, tham
gia họp phụ nữ về
BLGĐ
Anh V, Chị H, con

gái Chị H và mẹ
chồng Chị H nhận
biết được những dấu
hiện của BLGĐ và
có được một số kỹ
năng để phòng tránh
cũng như ứng phó
7
khi BLGĐ xảy ra
Nâng cao kiến
thức về luật
pháp cho anh V
trong vấn đề
BLGĐ, gây
thương tích
NVCTXH,
đại diện Xã,
anh V
Tư vấn,
giáo dục cùng với
đại diện chính quyền
Anh V được trang bị
kiến thức về Luật
Phòng chống BLGĐ,
ý thức được hành vi
của bản thân
Tuyên truyền để
Chị H được sự
bảo vệ của gia
đình, cộng đồng

và luật pháp
NVCTXH,
Hội Phụ nữ
Truyền thông, vận
động qua tổ dân phố,
loa xã, hội phụ nữ.
Đến nói chuyện tại
gia đình. Phát tờ rơi
Gia đình, cộng đồng
có ý thức trong việc
cùng tham gia phòng
chống BLGĐ
2 Chị H
không
cần
phải
cố
gắng
sinh
con
trai
Nâng cao kiến
thức về luật hôn
nhân gia đình
cho anh V
NVCTXH,
anh V
Truyền thông, vận
động qua tổ dân phố,
loa xã, hội nông dân.

Đến nói chuyện tại
gia đình. Phát tờ rơi
Anh V có kiến thức
về luật hôn nhân và
gia đình
Hỗ trợ tâm lý để
Chị H xóa bỏ
mặc cảm về vấn
đề không sinh
được con trai
NVCTXH,
Chị H
Tham vấn tâm lý tại
chỗ. Tham vấn tâm
lý nhóm phụ nữ.
Cho Chị H tham gia
một số buổi hội thảo,
nói nói chuyện về
vấn đề này
Chị H không còn
mặc cảm về vấn đề
không sinh được con
trai
Tuyên truyền về
bình đẳng giới
cho anh V, Chị
H và con cái
NVCTXH,
Hội Phụ nữ,
gia đình anh

V
Truyền thông, vận
động qua tổ dân phố,
loa xã, hội nông dân,
hội phụ nữ. Đến nói
chuyện tại gia đình.
Phát tờ rơi
Chị H và gia đình có
kiến thức về Luật
bình đẳng giới, hiểu
được trách nhiệm
của mình trong việc
thực hiện Luật bình
đẳng giới
Tuyên truyền để
Chị H được sự
ủng hộ của gia
đình, cộng đồng
và luật pháp
NVCTXH,
Hội Phụ nữ,
Chị H
Truyền thông, vận
động qua tổ dân phố,
loa xã, hội nông dân,
hội phụ nữ, chính
quyền địa phương.
Đến nói chuyện tại
gia đình. Phát tờ rơi
Gia đình, cộng đồng

có ý thức về Luật
bình đẳng giới cũng
như ý thức được
trách nhiệm của
mình trong việc thực
hiện Luật bình đẳng
giới
3 Anh
V
không
cờ
bạc
Nâng cao kiến
thức về tác hại
của rượu chè,
cờ bạc cho Anh
V
NVCTXH,
anh V
Truyền thông, vận
động qua tổ dân phố,
loa xã, hội nông dân.
Đến nói chuyện tại
gia đình. Phát tờ rơi
Anh V nhận thức
được tác hại của
rượu chè, cờ bạc đến
bản thân và gia đình
8
rượu

chè
Nâng cao kiến
thức về luật
pháp về tệ nạn
cờ bạc cho Anh
V
NVXH Truyền thông, vận
động qua tổ dân phố,
loa xã, hội nông dân,
chính quyền. Đến
nói chuyện tại gia
đình. Phát tờ rơi
Anh V có kiến thức
về Luật phòng chống
tệ nạn xã hội từ đó ý
thức được trách
nhiệm của bản thân
4 Anh
V và
gia
đình
được
hỗ trợ
vay
vốn
để
phát
triển

hình

chăn
nuôi
Giúp anh V vay
vốn để tiếp tục
mô hình chăn
nuôi
NVCTXH,
anh V, Ngân
hàng chính
sách xã hội
địa địa
phương
Vận động chính
quyền địa phương,
Ngân hàng chính
sách xã hội, ngân
hàng Nông nghiệp
và phát triển nông
dân, và hội nông dân
cho vay vốn
Anh V được vay vốn
để chăn nuôi
Giúp anh V
được hỗ trợ về
kỹ thuật trong
chăn nuôi
NVCTXH,
Sở Nông
nghiệp và
Phát triển

nông thôn
địa phương
Vận động chính
quyền địa phương,
Sở nông nghiệp địa
phương và hội nông
dân hỗ trợ kĩ thuật,
làm mẫu
Anh V được hỗ trợ
về kỹ thuật trong
chăn nuôi
3.3. Lượng giá và kết thúc
3.3.1. Lượng giá
Với khoảng thời gian thực hành công tác xã hội cá nhân không dài nhưng với trách
nhiệm của nhân viên CTXH tôi đã vận dụng được cơ bản những kiến thức của chuyên ngành
mình được học vào trong qúa trình thực hành giúp đỡ đối tượng. Bước đầu đã thu được những
kết quả khả quan đó là thân chủ của mình đã có nhiều tiến bộ,có những kiến thức đúng đắn và
cơ bản nhất về bạo lực gia đình, có sự nâng cao và thay đổi trong nhận thức về vấn đề bạo lực
gia đình cũng như biết cách đối phó với bạo lực gia đình. Tuy nhiên do kinh nghiệm còn hạn
chế nên trong quá trình làm việc chưa vận dụng được các lý thuyết vào việc thực hành.
1- Về phía đối tượng:
* Mặt đạt được:
- Được cung cấp những thông tin cơ bản nhất về bạo lực gia đình.
- Thể hiện sự quyết tâm thay đổi.
* Mặt tồn tại:
- Trình độ còn hạn chế nên tiếp thu thông tin chưa nhanh nhạy.
2 - Về phía nhân viên xã hội
- Đã vận dụng được những kiến thức được học vào trong quá trình thực hành trợ giúp
đối tượng.
- Vận dụng có hiệu quả lý thuyết hành vi vào quá trình làm việc với thân chủ.

- Đã tự tin trong khi làm việc với các thành viên đại diện
- Đã sử dụng các kỹ năng của ngành trong quá trình làm việc
Tuy nhiên còn có nhiều vội vã trong khi gặp một số đại diện của thân chủ, sử dụng các
kỹ năng chưa linh hoạt khi làm việc, còn rơi vào thế bị động, lúng túng khi làm việc với đối
tượng.
3.3.2. Kết thúc
9
Trong quá trình thực hiện các bước, nhân viên CTXH luôn tiến hành đánh giá sau mỗi
buổi làm việc, quan sát các buổi tiếp xúc với đối tượng thấy bước đầu đã thực hiện được các
mục tiêu đặt ra ban đầu và nhận thấy sự chuyển biến tích cực từ phía thân chủ. Sau khi kết
thúc các bước trị liêu tôi đã tiến hành gặp gỡ thân chủ và một số đối tượng liên quan để tiến
hành lượng giá và nhận thấy thân chủ đã đạt được mục đích ban đầu đề ra đó là thay đổi nhận
thức, thái độ, suy nghĩ và có những kiến thức cơ bản về bạo lực gia đình.
4. Khả năng ứng dụng và những vấn đề lưu ý
4.1. Khả năng ứng dụng
Mô hình trị liệu nhận thức – hành vi có sử dụng cách can thiệp tiến bộ này có thể sử
dụng rộng rãi trong công tác xã hội bởi vì đối tượng can thiệp của CTXH rất đa dạng. Với
mỗi đối tượng nhân viên CTXH cần sử dụng những kỹ năng, kỹ thuật và các lý thuyết phù
hợp để đạt được mục tiêu ban đầu đăt ra với TC một cách tốt nhất.
4.2. Những vấn đề lưu ý
Mặc dù mô hình này có thể được ứng dụng rộng rãi nhưng không vì thế mà người
nhân viên CTXH ứng dụng một cách máy móc cho tất cả các đối tượng. Đối với các đối
tượng khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, nhân viên CTXH cần sử dụng các kỹ năng, kỹ thuật,
lý thuyết vận dụng sao cho phù hợp.
5. Tài liệu tham khảo
- Bài giảng Lý luận về thực hành Công tác xã hội, Tác giả: TS Trần Văn Kham – TS
Nguyễn Thị Như Trang
- Lý thuyết và Thực hành Công tác xã hội – Tác giả Trần Đình Tuấn
- Bài tập cuối kỳ của nhóm 2(lớp CTXH 1 – 2012) môn Lý thuyết công tác xã hội
10

×