Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nhân viên công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THANH HẢI

NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THANH HẢI

NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành : Công tác xã hội
Mã số

: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. Phan Thị Mai Hương

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành được luận văn này là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu không
ngừng của học viên trong việc thu thập, phân tích các tài liệu, xây dựng câu hỏi, tiến
hành khảo sát thực địa, xử lý số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu cùng với sự
hướng dẫn khoa học tận tình của PGS.TS. Phan Thị Mai Hương.
Học viên khẳng định những kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn
trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Học viên xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Nguyễn Thanh Hải


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC
XÃ HỘI .......................................................................................................... 10
1.1. Khái niệm về nghề CTXH, nhân viên CTXH ................................... 10
1.2. Vai trò và yêu cầu đối với nhân viên CTXH ..................................... 11
1.3. Hoạt động nghề nghiệp của nhân viên CTXH .................................. 17
1.4. Thể chế về nhân viên CTXH ............................................................. 24
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân viên CTXH ..................................... 27
Chương 2. THỰC TRẠNG NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI
TỈNH QUẢNG NINH ................................................................................... 31

2.1. Đặc điểm tỉnh Quảng Ninh liên quan đến CTXH và nhu cầu về nghề
CTXH của tỉnh .......................................................................................... 31
2.2. Quá trình hình thành, phát triển nghề CTXH và phát triển nguồn nhân
lực CTXH tại tỉnh Quảng Ninh ................................................................ 35
2.3. Thực trạng đội ngũ nhân viên CTXH tỉnh Quảng Ninh .................... 36
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của nhân viên CTXH .. 59
Chương 3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ VÀ THÚC ĐẨY VAI
TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI TỈNH QUẢNG
NINH .............................................................................................................. 66
3.1. Nâng cao năng lực, vai trò, vị trí cho nhân viên CTXH .................... 66
3.2. Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức lãnh đạo các cấp, các
ngành về chức năng, vai trò của nhân viên CTXH................................... 67
3.3. Đề xuất các điều kiện bảo đảm cho hoạt động nghề nghiệp của nhân
viên CTXH trên địa bàn tỉnh .................................................................... 68
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LĐTBXH

: Lao động - Thương binh và Xã hội

CTXH

: công tác xã hội

BTXH

: bảo trợ xã hội


ASXH

: an sinh xã hội

CLB:

: Câu lạc bộ

HCĐB

: hoàn cảnh đặc biệt


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp nhóm đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh . 33
Bảng 2.2: Đội ngũ nhân viên CTXH tỉnh Quảng Ninh................................... 38
Bảng 2.3: Đội ngũ nhân viên công tác xã hội phân theo giới tính .................. 39
Bảng 2.4: Đội ngũ nhân viên công tác xã hội phân theo lứa tuổi ................... 40
Bảng 2.5: Đội ngũ nhân viên công tác xã hội phân theo trình độ đào tạo ...... 41
Bảng 2.6: Đội ngũ nhân viên công tác xã hội phân theo ngành nghề đào tạo 43
Bảng 2.7: Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ CTXH .............................. 44
Bảng 2.8: Các khóa đào tạo khác (không thuộc chuyên môn CTXH)............ 46
Bảng 2.9: Mức độ hài lòng của nhân viên CTXH trong quản lý trường hợp . 50
Bảng 2.10: Đánh giá mức độ phối hợp của các bên liên quan ........................ 53
Bảng 2.11: Thời gian làm việc của nhân viên CTXH..................................... 54
Bảng 2.12: Đánh giá của người dân về năng lực chuyên môn của nhân viên
công tác xã hội................................................................................................. 58
Bảng 2.13: Đánh giá của người dân về thái độ làm việc của nhân viên công
tác xã hội ......................................................................................................... 59

Bảng 2.15: Đời sống và mong muốn nghề nghiệp của nhân viên CTXH ...... 61


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 32/2010/QĐ-TTg
ngày 25/3/2010 phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 20102020 (gọi tắt là Đề án 32), CTXH được chính thức công nhận là một nghề ở Việt
Nam, nhằm giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường
chức năng xã hội, góp phần bảo đảm nền ASXH.
Mục tiêu chung của Đề án 32 là: Phát triển CTXH trở thành một nghề ở
Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng đội
ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt
yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH
tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống ASXH tiên tiến.
Để thực hiện mục tiêu phát triển nghề, sau khi Đề án 32 được phê duyệt,
các địa phương trong cả nước đã xây dựng chương trình, mục tiêu, kế hoạch
nhằm cụ thể hóa Đề án 32 trên địa bàn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương và chỉ đạo việc triển khai thực hiện. Theo số liệu thống kê
của Bộ LĐTBXH, đến hết tháng 12/2015 trong toàn quốc đã có 34 tỉnh, thành
phố có trung tâm CTXH cấp tỉnh, trong đó nhiều tỉnh, thành phố hình thành
được mạng lưới thí điểm các Văn phòng CTXH đến cấp huyện, cấp xã và có
cộng tác viên CTXH tại cộng đồng.
Trong giai đoạn khởi đầu này, các tỉnh, thành phố đồng thời thực hiện
việc hình thành mạng lưới các trung tâm, văn phòng CTXH vừa từng bước
chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên CTXH (sau đây
gọi chung là nhân viên CTXH) cho địa phương mình thông qua các biện pháp
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên CTXH, phấn
đấu từng bước đưa nghề CTXH hướng tới một nghề chuyên nghiệp trong xã hội.
Tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu trong việc phát triển
nghề CTXH ở giai đoạn này và đã thu được những kết quả nổi bật.


1


Một nhu cầu thực tế đặt ra trong giai đoạn đầu tiên hình thành nghề
CTXH là cần có sự nghiên cứu, đánh giá, rút kinh nghiệm từ hoạt động nghề
nghiệp thực tiễn của địa phương, làm cơ sở để chuẩn hóa các quy chuẩn, tiêu
chuẩn, quy trình hoạt động nghề CTXH, trong đó có các tiêu chuẩn về kỹ năng
nghề nghiệp đối với nhân viên CTXH và các yếu tố cần thiết khác liên quan đến
nhân viên CTXH. Xuất phát từ nhu cầu này, tác giả xin được lựa chọn đề tài
nghiên cứu “Nhân viên công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh”, nhằm
đánh giá tổng quát về đội ngũ cán bộ làm CTXH chuyên nghiệp tại địa phương,
với những kinh nghiệm, thành công bước đầu trong công tác cán bộ cần được
phổ biến nhân rộng trong toàn quốc, những vấn đề còn hạn chế trong công tác
phát triển, bố trí sử dụng đội ngũ nhân viên CTXH, phân tích tìm hiểu nguyên
nhân dẫn đến những hạn chế đó và đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục.
Đồng thời, nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở thực tế liên quan đến đội ngũ nhân viên
CTXH cho việc đề xuất xây dựng khung pháp lý cao hơn về nghề CTXH.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhân viên công tác xã hội (Social worker) là những người sử dụng những
kiến thức, kỹ năng được trang bị để trợ giúp những người trong hoàn cảnh khó
khăn trong việc nâng cao khả năng của họ để ứng phó một cách hiệu quả với các
khó khăn của mình. Để làm được điều này, nhân viên công tác xã hội phải hoạt
động trong nhiều lĩnh vực, làm việc với nhiều đối tượng khác nhau, đồng thời
cũng tạo ảnh hưởng tới các tổ chức, đoàn thể cũng như xây dựng các chính sách
xã hội vì lợi ích của con người. Chính bởi phạm rộng của nghề công tác xã hội
mà những nghiên cứu về nhân viên công tác xã hội thường chỉ có điều kiện tập
trung vào những vấn đề hẹp như kỹ năng của nhân viên CTXH[26], đào tạo kỹ
năng cho nhân viên CTXH tương lai[35].
Kết quả nghiên cứu của UNICEF về công tác xã hội ở Việt nam năm 2005
có lẽ là nghiên cứu đầu tiên phác thảo về bối cảnh CTXH cũng như nhân viên

CTXH đầu tiên ở Việt nam. Theo nghiên cứu này, nhân viên CTXH làm việc

2


trong nhiều lĩnh vực, theo các loại nhu cầu của xã hội (trẻ em, người khuyết tật,
gia đình ly hôn, mại dâm, bệnh tâm thần, HIV/AIDS, sử dụng ma tuý, đói nghèo,
người già cô đơn không nơi nương tựa và những nhóm khác). Nghiên cứu cũng
chỉ rõ rằng có "ít nhất 30% mẫu nghiên cứu làm việc ở tất cả các lĩnh vực, 60%
làm việc với trẻ em, và với người khuyết tật, HIV/AIDS, sử dụng ma tuý và đói
nghèo khoảng 40%. Các cán bộ cơ sở có xu hướng làm kiêm ít lĩnh vực hơn,
nhưng cho dù vậy trong nhóm này số quân bình là 2,5 lĩnh vực làm việc trên một
người"[57, tr9].
Cũng theo báo cáo này, có khoảng 60% mẫu nghiên cứu nhân viên CTXH
được đào tạo về CTXH, nhưng chủ yếu là đào tạo ngắn hạn. Hình thức đào tạo
thích hợp để phát triển nguồn nhân lực CTXH có chất lượng là một thách thức
khi nhu cầu xã hội thì ngày một tăng cao, trong khi các hình thức đào tạo bậc cao
vào thời điểm đó mới manh nha bắt đầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hình thức
đào tạo tại chức được ưa thích hơn đào tạo chính qui. Đó cũng là điều dễ hiểu
khi vào thời điểm đó, nhân viên CTXH là những người đang làm việc và nhu cầu
được bồi dưỡng các kỹ năng thực hành là rất thực tế, hơn là học các chương trình
chính qui với hệ thống lý thuyết đồ sộ.
Với mục tiêu phát triển nghề CTXH ở Việt Nam, Đề án 32 để phát triển
nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 (Quyết định 32/2010/QĐ-TTg), được ra đời.
Từ đó, CTXH được chính thức coi như một ngành khoa học, một nghề có
chuyên môn đặc thù trong xã hội, mã ngành đào tạo và mã số ngạch viên chức
được ban hành. Trong bài viết của Thái Bình, "cả nước hiện có hơn 500 cơ sở
bảo trợ xã hội[1]. Theo Đề án 32, hiện số người cần trợ giúp của các dịch vụ
CTXH chiếm khoảng 40% dân số. Cả nước có hơn 32.000 cán bộ, nhân viên,
cộng tác viên làm việc trong lĩnh vực CTXH, tuy nhiên phần lớn (81,5%) chưa

qua đào tạo [11].
Các cơ sở đào tạo nghề này ở Việt nam là Đại học KHXH và Nhân văn,
Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Công đoàn, Đại học Lao động - Xã hội, Đại

3


học KHXH và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, Đại
học Khoa học Huế, Đại học Vinh, Đại học Quy Nhơn, Cao đẳng Sư phạm Trung
ương, Cao đẳng Sư phạm Hà Nam, Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình, Cao đẳng Sư
phạm Quảng Bình... Có thể nói đây là những cơ sở đào tạo những nhân viên
CTXH bài bản đầu tiên ở nước ta hiện nay.
Từ sau nghiên cứu tổng quan về nghề CTXH và nhân viên CTXH của
Unicef, đã hơn 10 năm trôi qua. Công tác xã hội đã thực sự trở thành một nghề
với nhiều lớp sinh viên ngành CTXH được đào tạo chính qui ra trường, nghề
CTXH cũng có những qui chuẩn nhất định đối với người thực hành nghề này
trong xã hội. Đội ngũ nhân viên CTXH đã được mở rộng, nhiều lớp đào tạo bồi
dưỡng được mở ra nhằm cung cấp kiến thức cũng như kỹ năng nghề để nâng cao
trình độ cán bộ. Tuy nhiên, những nghiên cứu về đội ngũ nhân viên CTXH trong
một đơn vị quản lý cấp tỉnh rất ít được thực hiện. Một số nghiên cứu đã được
thực hiện trong lĩnh vực CTXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian gần đây
chủ yếu gắn với một nhóm đối tượng cụ thể như CTXH với trẻ em có HCĐB,
CTXH đối với người cao tuổi, cụ thể như:
Tác giả Đỗ Anh Hòa (2014), với luận văn thạc sỹ về nội dung “Công tác
xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh” đã
nghiên cứu, đánh giá hiệu quả các hoạt động CTXH trong can thiệp, trợ giúp trẻ
em có HCĐB, phát hiện những hạn chế, bất cập và nguyên nhân, từ đó có những
đề xuất nâng cao hiệu quả của công tác xã hội đối với nhóm trẻ em có HCĐB
trên địa bàn tỉnh [16]. Trong nghiên cứu này, vấn đề về đội ngũ nhân viên CTXH
tuy đã được đề cập đến nhưng chỉ là nhận xét rất khái quát và chỉ giới hạn trong

phạm vi nhân viên CTXH làm việc với trẻ em có HCĐB, chưa có cái nhìn trong
toàn bộ hệ thống.
Trung tâm CTXH tỉnh Quảng Ninh, trong các báo cáo tổng kết hoạt động
của trung tâm các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 đã có đánh giá đến công
tác nhân sự; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề

4


nghiệp cho đội ngũ nhân viên CTXH, nhưng chưa đi sâu phân tích thực trạng
chất lượng và các yếu tố liên quan đến nhân viên CTXH. Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh (2015), trong báo cáo "Kết quả triển khai thực
hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch
giai đoạn 2016-2020" đã đề cập kết quả thực hiện được trong công tác tham
mưu, chỉ đạo; công tác tuyên truyền; xây dựng, mở rộng, phát triển mạng lưới
các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH; rà soát, thống kê, phân loại nhân sự đang
thực hiện dịch vụ CTXH; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm CTXH. Báo
cáo chỉ ra những khó khăn, tồn tại, nguyên nhân trong quá trình triển khai thực
hiện đề án 32 giai đoạn 2011-2015, có những đề xuất cụ thể và đề ra kế hoạch
tiếp tục thực hiện Đề án này giai đoạn 2016-2020[31]. Tuy nhiên, trong báo cáo
này nội dung về đội ngũ nhân viên CTXH còn sơ sài, chưa tách biệt được đội
ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp và đội ngũ đã có sẵn trong các phòng
chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở LĐTBXH, phòng LĐTBXH cấp huyện hiện
đang làm những công việc có tính chất nghề nghiệp liên quan đến CTXH.
Một số tác giả khác đang thực hiện luận văn thạc sĩ nghiên cứu về CTXH
với người cao tuổi, CTXH đối với người dân tộc thiểu số về giảm nghèo bền
vững, CTXH với trẻ em vi phạm pháp luật, CTXH với trẻ em bị bệnh tự kỷ,
nhưng đến nay chưa có nghiên cứu nào về đội ngũ nhân viên CTXH chuyên
nghiệp của tỉnh.
Trong quá trình nghiên cứu, xem xét khảo các báo cáo, văn bản, đề án và

các tài liệu liên quan đến CTXH của tỉnh Quảng Ninh, tác giả cũng nhận thấy Sở
LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh chưa có cơ sở dữ liệu tổng thể về CTXH, vì vậy các
số liệu đưa ra còn chưa thống nhất, rất khó khăn cho việc tiếp cận.
Trước thực tế nêu trên, với mong muốn có cái nhìn tổng thể về thực trạng
đội ngũ nhân viên CTXH của tỉnh, góp phần cho việc phát triển đội ngũ này
trong tương lai, tác giả xin được thực hiện đề tài nghiên cứu “Nhân viên công tác
xã hội từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh”.

5


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhân
viên CTXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động nghề nghiệp của đội ngũ này. Từ đó, đề xuất một số phương hướng, giải
pháp nhằm xây dựng đội ngũ và nâng cao hiệu quả hoạt động của nhân viên
CTXH trên địa bàn của tỉnh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về nhân viên CTXH.
- Đánh giá được thực trạng đội ngũ nhân viên CTXH tỉnh Quảng Ninh về
số lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động nghề nghiệp; những thành công và
những vấn đề còn hạn chế. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong
việc phát triển đội ngũ nhân viên CTXH của tỉnh; những yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ này.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp để khắc phục hạn chế và phát huy hiệu
quả làm việc, thực hành nghề của đội ngũ nhân viên CTXH tỉnh Quảng Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, hiệu quả

hoạt động thực tế của đội ngũ nhân viên CTXH tỉnh Quảng Ninh.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài này, tác giả xin chọn khách thể nghiên cứu là
đội ngũ nhân viên CTXH trong hệ thống trung tâm, văn phòng CTXH (sau đây
gọi là đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp) trực thuộc ngành LĐTBXH trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về đối tượng: Kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp, vai trò của
đội ngũ nhân viên CTXH thông qua thực tế hoạt động nghề nghiệp trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh.

6


Phạm vi về khách thể: Nghiên cứu với đội ngũ nhân viên CTXH tại Trung
tâm CTXH tỉnh và các văn phòng CTXH (106 người); lãnh đạo phòng bảo vệ,
chăm sóc trẻ em, phòng bình đẳng giới, phòng bảo trợ xã hội, Quỹ bảo trợ trẻ em
thuộc Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh (10 người).
Phạm vi về thời gian: từ tháng 01 năm 2016 đến hết tháng 6 năm 2016
Phạm vi về nội dung: Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ nhân viên CTXH trong hệ thống Trung tâm, văn phòng CTXH
thuộc ngành lao động - thương binh, xã hội của tỉnh Quảng Ninh và việc thực
hành nghề của nhân viên CTXH trên địa bàn tỉnh.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận về quan điểm thực tiễn và quan
điểm hệ thống để xem xét đánh giá về đội ngũ nhân viên CTXH của tỉnh Quảng
Ninh.
Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những lý
thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài như các thuyết về quyền con người,

thuyết về nhu cầu con người, thuyết trao quyền, thuyết vai trò, thuyết nhân văn
hiện sinh, thuyết hệ thống.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Thu thập thông tin, số liệu, tài liệu cần thiết từ các nguồn tài liệu đã
được công bố để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
+ Tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến Nhân viên CTXH như:
Lý thuyết CTXH, Nhập môn CTXH, CTXH cá nhân và gia đình, CTXH nhóm,
Phát triển cộng đồng, …
+ Nghiên cứu các văn bản của Chính phủ, Bộ LĐTBXH, Bộ Nội vụ,
UBND tỉnh Quảng Ninh về/liên quan đến nghề CTXH, nhân viên CTXH.

7


+ Sử dụng tài liệu thứ cấp: Các thông tin, số liệu trong các báo cáo của
Trung tâm CTXH và Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh về hoạt động chuyên môn
và phát triển đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp. Các báo cáo về công tác
BTXH, tình hình và số liệu thống kê về các nhóm đối tượng yếu thế cần sự trợ
giúp của nhân viên CTXH trên địa bàn tỉnh.
+ Tham khảo một số đề tài nghiên cứu về CTXH đối với từng nhóm đối
tượng cụ thể về vai trò và yêu cầu đối với nhân viên CTXH.
- Phương pháp bảng hỏi
Bảng hỏi được gửi tới nhân viên CTXH của Trung tâm CTXH tỉnh Quảng
Ninh và một số Văn phòng CTXH cấp huyện, cấp xã để lấy thông tin.
Nội dung bảng hỏi đề cập đến các vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển
dụng, và hoạt động nghề cũng như hiệu quả của hoạt động này của nhân viên
CTXH ở Quảng Ninh.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Là phương pháp thu thập thông tin trực
tiếp từ các cán bộ quản lý về CTXH và các lĩnh vực liên quan đến CTXH của Sở

LĐTBXH tỉnh để tìm hiểu quan điểm, suy nghĩ, đánh giá đối với đội ngũ nhân
viên CTXH và việc phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp tại tỉnh.
- Phương pháp quan sát: Qua quan sát thực tế tại trung tâm và tại cộng
đồng, tác giả thu thập thêm các thông tin cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên
cứu của đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Đây là nghiên cứu đầu tiên về đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp tại
địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Nghiên cứu sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về
nhân viên CTXH từ hoạt động thực tiễn địa phương và chỉ ra những điều kiện
bảo đảm cần thiết để nhân viên CTXH phát huy được tốt khả năng nghề nghiệp
của mình.

8


6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Giúp địa phương nhìn nhận, đánh giá được thực trạng đội ngũ nhân viên
CTXH trên địa bàn, về những thế mạnh, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến
những hạn chế.
- Nghiên cứu đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục những hạn chế
trong công tác cán bộ, nghiên cứu sẽ góp phần thúc đẩy phát triển nghề CTXH
trong hệ thống ngành LĐTBXH nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung.
- Kết quả nghiên cứu sẽ có tác dụng để các địa phương khác tham khảo,
rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng đội ngũ nhân viên CTXH và phát triển
nghề CTXH tại địa phương. Đồng thời, tác giả mong muốn đây sẽ trở thành một
tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên ngành CTXH trong quá trình học tập
và nghiên cứu của mình trong thời gian tiếp theo.
7. Cơ cấu luận văn
- Phần mở đầu

- Phần nội dung nghiên cứu gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nhân viên CTXH
Chương 2: Thực trạng nhân viên CTXH từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ, tăng cường hiệu quả hoạt động
nghề nghiệp của nhân viên CTXH tỉnh Quảng Ninh
- Phần kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo

9


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
1.1. Khái niệm về nghề công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội
- Khái niệm về nghề CTXH:
Nghề CTXH là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân,
gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức
năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và
dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các
vấn đề xã hội góp phần đảm bảo ASXH[25, tr19].
- Khái niệm về nhân viên CTXH:
Hiện nay, tên gọi chung cho đội ngũ những người làm CTXH chưa thống
nhất, nhiều tài liệu tiếng Việt đang sử dụng một số tên khác nhau như nhân viên
xã hội, cán bộ xã hội, cán sự xã hội, người trợ giúp; trong các giáo trình về
CTXH đang sử dụng tên gọi “nhân viên xã hội”, trong các văn bản của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan sử dụng các tên gọi theo
trình độ đào tạo như CTXH viên, CTXH viên chính, CTXH viên cao đẳng,
CTXH viên sơ cấp, nhân viên CTXH. Trong phạm vi của luận văn này, tác giả
xin được sử dụng thuật ngữ chung nhất cho những người làm nghề CTXH là
“nhân viên CTXH”.

Nhân viên CTXH (social worker) được Hiệp hội các nhà CTXH chuyên
nghiệp Quốc tế - IASW định nghĩa: “... là người được đào tạo và trang bị các
kiến thức và kỹ năng trong CTXH, họ có nhiệm vụ: trợ giúp các đối tượng nâng
cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để
các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các
cá nhân, giữa cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các
cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua
hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn”[25, tr141].

10


1.2. Vai trò và yêu cầu đối với nhân viên công tác xã hội
1.2.1. Vai trò của nhân viên công tác xã hội
NVCTXH có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước ở các cấp, ở cộng
đồng và trong các cơ sở cung cấp dịch vụ, trong các trung tâm như cơ sở BTXH,
trường giáo dưỡng, mái ấm, nhà mở hay các tổ chức phi chính phủ. Khi
NVCTXH ở những vị trí khác nhau thì vai trò và các hoạt động của họ cũng rất
khác nhau, tùy theo chức năng và nhóm thân chủ mà họ làm việc. Theo quan
điểm của Feyerico (1973), nhân viên CTXH có những vai trò sau[25, tr145-148]:
- Vai trò là người vận động nguồn lực: Nhân viên CTXH trợ giúp đối
tượng (cá nhân, gia đình, cộng đồng) tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực)
để giải quyết vấn đề của họ. Nguồn lực có thể bao gồm về con người, về cơ sở
vật chất, về tài chính, kỹ thuật, thông tin; sự ủng hộ về chính sách, chính trị
và quan điểm...
- Vai trò là người kết nối (còn gọi là trung gian): Nhân viên CTXH là
những người có được thông tin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu, giúp
cho đối tượng có thể tiếp cận các chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang
sẵn có từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức để họ có thêm sức mạnh trong giải
quyết vấn đề (như người nghèo cần có thông tin về chính sách nhà ở, bảo

hiểm y tế cho người nghèo...).
- Vai trò là người biện hộ: Nhân viên CTXH cần biện hộ, đấu tranh, bảo
vệ quyền lợi cho đối tượng để họ được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền
lợi của họ, đặc biệt trong những trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính
sách dành cho họ, lẽ ra họ phải được hưởng (ví dụ như trẻ em bị nhiễm
HIV/AIDS bị từ chối không nhận vào trường học).
- Vai trò là người vận động/hoạt động xã hội: Nhân viên CTXH tổ chức
các hoạt động xã hội để biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho đối tượng, cổ vũ tuyên
truyền (ví dụ như sự vận động cho những người khuyết tật được hưởng chính
sách hòa nhập).

11


- Vai trò là người giáo dục: Nhân viên CTXH là người cung cấp cho cá
nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng các kiến thức, kỹ năng liên quan đến vấn đề
họ cần giải quyết, nhằm nâng cao năng lực của họ, giúp họ có hiểu biết, tự tin, tự
nhìn nhận vấn đề, đánh giá vấn đề, phân tích và tìm kiếm nguồn lực để giải
quyết vấn đề. Để thực hiện vai trò này, nhân viên CTXH có thể tổ chức các khóa
tập huấn cho người dân trong cộng đồng.
- Vai trò là người tạo ra sự thay đổi: Nhân viên CTXH được xem như
người tạo ra sự thay đổi cho cá nhân, giúp họ thay đổi suy nghĩ, hành vi tiêu cực
để hướng tới những suy nghĩ và hành vi tích cực hơn (ví dụ: Nhân viên CTXH
tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng để tạo nên sự thay đổi về đời
sống, tư duy của người dân trong cộng đồng đó).
- Vai trò là người tư vấn: Nhân viên CTXH tư vấn, cung cấp thông tin cho
cá nhân, gia đình, cộng đồng (như thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản, bảo
vệ môi trường, dinh dưỡng cho trẻ nhỏ hay người già...) để họ lựa chọn, tiếp cận;
làm việc với những nhà chuyên môn khác để giúp họ có những dịch vụ tốt hơn.
- Vai trò là người tham vấn: Nhân viên CTXH trợ giúp gia đình và cá nhân

tự mình xem xét vấn đề và tự thay đổi (ví dụ: Nhân viên CTXH tham vấn giúp trẻ
em bị xâm hại tình dục hay phụ nữ bị bạo hành vượt qua cơn khủng hoảng).
- Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng:
trên cơ sở nhu cầu của cộng đồng đã được cộng đồng xác định, NVCTXH giúp
cộng đồng xây dựng chương trình hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh,
tiềm năng của cộng đồng để giải quyết vấn đề của cộng đồng.
- Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp: NVCTXHcòn được xem như
người cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho những cá nhân, gia đình không có khả
năng tự đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mình và giải quyết vấn đề.
- Vai trò là người xử lý dữ liệu: Với vai trò này, NVCTXH nhiều khi phải
nghiên cứu, thu thập thông tin và phân tích thông tin trên cơ sở đó tư vấn cho
thân chủ để họ đưa ra những quyết định đúng đắn.

12


- Vai trò là người quản lý hành chính: NVCTXH khi này thực hiện những
công việc cần thiết cho việc quản lý các hoạt động, các chương trình, lên kế
hoạch và triển khai kế hoạch các chương trình dịch vụ cho cá nhân, gia đình và
cộng đồng.
- Người tìm hiểu, khám phá cộng đồng: Nhân viên CTXH đi vào cộng
đồng để xác định vấn đề của cộng đồng để đưa ra những kế hoạch trợ giúp, theo
dõi, giới thiệu chuyển giao những dịch vụ cần thiết cho các nhóm thân chủ trong
cộng đồng.
Như vậy, có thể thấy nhân viên CTXH phải đảm nhiệm khá nhiều vai
trong quá trình hành nghề của mình. Tùy thuộc vào công việc được giao, đối
tượng được họ trợ giúp và vai trò, vị trí trách nhiệm cụ thể họ có thể thể hiện
một hay nhiều vai trò khác nhau. Để đáp ứng được các vai trò này, họ phải đầu
tư học tập, nghiên cứu, thực hành để có vốn kiến thức sâu rộng và thành thạo các
kỹ năng cần thiết.

1.2.2. Yêu cầu đối với nhân viên công tác xã hội
* Yêu cầu về phẩm chất đạo đức
CTXH là hoạt động chịu ảnh hưởng rất nhiều của mối quan hệ tương tác
với con người, với tính chất nghề nghiệp khá phức tạp, vì vậy chất lượng và hiệu
quả của thực hành CTXH được quyết định một phần bởi phẩm chất đạo đức của
người nhân viên CTXH. Những phẩm chất đạo đức cần có đối với nhân viên
CTXH gồm[25, tr152-154]:
- Thứ nhất, nhân viên CTXH cần sự cảm thông và tình yêu thương con
người, sự sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Thứ hai, nhân viên CTXH cần có niềm đam mê nghề nghiệp, sự cam kết
với nghề nghiệp. Phẩm chất này sẽ giúp cho nhân viên CTXH kiên trì theo đuổi
nghề nghiệp của mình trong điều kiện công việc luôn khó khăn, phức tạp.
- Thứ ba, cần sự trung thực. Đây là một yếu tố đạo đức quan trọng, không
thể thiếu được đối với nhân viên CTXH.

13


- Thứ tư, cần có thái độ cởi mở. Phẩm chất này là yếu tố tiên quyết tạo
nên niềm tin và sự chia sẻ từ phía đối tượng đối với nhân viên CTXH.
- Thứ năm, cần có tính kiên trì, nhẫn nại. Trong hoạt động nghề nghiệp
của mình, việc trợ giúp đối tượng thường là một quá trình dài, không có ngay kết
quả, người nhân viên CTXH cần kiên trì mới có thể đi đến thành công.
- Thứ sáu, nhân viên CTXH cần có lòng vị tha, sự rộng lượng. Do đặc
điểm nhân viên CTXH thường phải làm việc với những đối tượng có vấn đề, đặc
biệt có những vấn đề liên quan đến đạo đức như vi phạm pháp luật, mại dâm, ma
túy, nếu không có sự rộng lượng thì dễ có thành kiến, làm xuất hiện cảm xúc tiêu
cực trong quan hệ trợ giúp, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình giúp đỡ.
- Thứ bảy, nhân viên CTXH cần luôn có quan điểm cấp tiến và hoạt động
hướng tới sự thay đổi trong trật tự xã hội. Do bản chất của nghề CTXH là hướng

tới sự thay đổi, người nhân viên CTXH trong cộng đồng cũng được xem như tác
nhân thay đổi, nên cần có quan điểm cấp tiến, tránh bảo thủ mới thực hiện được
mục tiêu nghề nghiệp đặt ra.
- Thứ tám, nhân viên CTXH cũng cần là người người tỏ ra cương trực, sẵn
sàng từ chối sự gian lận trong người quản lý
* Yêu cầu về kiến thức
Nhằm bảo đảm hoạt động nghề nghiệp có hiệu quả, nhân viên CTXH cần
có những kiến thức cơ bản sau đây[25, tr154-156]:
Kiến thức về chính sách và dịch vụ trợ cấp xã hội. Nhân viên công tác xã
hội phải hiểu và sử dụng thành thạo những dịch vụ sẵn có trong cộng đồng và xã
hội; và có khả năng giới thiệu những dịch vụ phù hợp đến với những đối tượng
khác nhau cần sự trợ giúp.
Kiến thức về hành vi ứng xử của con người và môi trường xã hội, bao
gồm nội dung kiến thức về phát triển con người, phát triển nhân cách cá nhân (cả
những điều bình thường và không bình thường); giá trị và tiêu chuẩn văn hoá;
quá trình hoà nhập cộng đồng; và những khía cạnh khác ảnh hưởng đến chức
năng của cá nhân và các nhóm trong xã hội.

14


Nắm được các phương pháp CTXH, bao gồm kỹ thuật can thiệp trong khi
làm việc với cá nhân, làm việc với nhóm và tổ chức cộng đồng.
Kiến thức về nghiên cứu và quản lý.
Các kiến thức chung về kinh tế - xã hội, pháp luật...
* Yêu cầu về kỹ năng với nhân viên CTXH
Trong tiến trình trợ giúp đối tượng giải quyết vấn đề, tuỳ theo chức năng
và hoạt động cụ thể, người nhân viên CTXH cần sử dụng những kỹ năng phù
hợp trong những kỹ năng sau[25, tr156-159]:
- Kỹ năng lắng nghe tích cực

- Kỹ năng thu thập, phân tích thông tin
- Kỹ năng nhận xét, đánh giá
- Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với đối tượng
- Kỹ năng quan sát đối tượng
- Kỹ năng diễn giải vấn đề, thuyết trình trước quần chúng
- Kỹ năng giúp đối tượng tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề
- Kỹ năng đưa ra các giải pháp và dự đoán hiệu quả sử dụng.
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc cá nhân như giữ được bình tĩnh, tự tin trước
mọi tình huống.
- Kỹ năng làm việc với nhiều tổ chức khác nhau, kể cả những tổ chức
chính phủ và phi chính phủ.
- Kỹ năng biện hộ cho nhu cầu của đối tượng.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng tư vấn.
- Kỹ năng tham vấn.
Ví dụ, đối với nhân viên CTXH hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe tâm thần:
* Cần phải có kiến thức, kỹ năng sau:
- Nắm được nhiều lý thuyết để giải thích về cảm xúc.

15


- Biết được yếu tố nào xuất phát từ di truyền, yếu tố nào xuất phát từ học
hỏi xã hội.
- Làm thế nào để tiếp cận và chẩn đoán được các rối loạn tâm lý.
- Các chương trình điều trị khác nhau hiện đang tồn tại trong xã hội.
- Làm thế nào để tiếp cận với một người cần được đưa vào cơ sở.
- Làm thế nào để phân tích những điểm tốt hay hạn chế của những chương
trình can thiệp khác nhau.

- Làm thế nào để can thiệp cho khách hàng bằng các lý thuyết tiếp cận
khác nhau.
* Cần hiểu biết về các tổ chức chuyên môn: Nhân viên CTXH làm việc tại
Trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần phải nắm bắt được các thông tin:
- Những yêu cầu nào cần thiết để khách hàng nhận được dịch vụ.
- Các thủ tục giấy tờ cần thiết để khách hàng nhận được dịch vụ.
- Các thủ tục, giấy tờ tòa án yêu cầu để bảo vệ cho khách hàng chống lại
bản án (trong trường hợp phạm tội không cố ý).
- Ai là người trả các dịch vụ cho khách hàng.
- Hồ sơ nào được lưu giữ để giải trình cho mục đích sử dụng.
- Các quy trình để nhận nuôi hay chăm sóc thay thế một đứa trẻ trong gia đình.
- Mô hình điều trị chuyên biệt được cung cấp bởi các tổ chức trợ giúp cá
nhân, gia đình và các nhóm.
- Chương trình điều trị chuyên biệt được cung cấp bởi các tổ chức và vai
trò của các nhân viên CTXH được mong đợi trong mỗi chương trình.
* Cần có hiểu biết về thân chủ:
- Các vấn đề xã hội cá nhân đang gặp phải.
- Các thông tin căn bản của mỗi khách hàng (như tuổi tác, quá trình
phát triển thời niên thiếu, mối quan hệ trong gia đình, tiểu sử trong thời kỳ
đi học, quá trình làm việc, mối quan hệ với các tổ chức xã hội khác, tình
trạng sức khỏe chung...).

16


- Những yếu tố tác động đến các vấn đề của khách hàng (như vấn đề tài
chính; áp lực từ quan hệ với đồng nghiệp, mối quan hệ trong trường học hoặc
nơi làm việc; áp lực từ phía gia đình; các yếu tố về tôn giáo và chủng tộc, mối
quan hệ bạn bè, các mục tiêu trong cuộc sống, sự thư giãn và các hoạt động có
ý nghĩa...).

- Nhận thức và hiểu biết về các vấn đề của khách hàng.
- Các giá trị và đạo đức ảnh hưởng tới các vấn đề của khách hàng.
- Điểm mạnh và điểm yếu của khách hàng.
- Động cơ, mong muốn cải thiện tình hình hiện tại của khách hàng.
- Hiểu biết về phương cách can thiệp cho các vấn đề của khách hàng.
Tóm lại, đối với người nhân viên CTXH, yêu cầu về phẩm chất đạo đức
luôn phải đạt lên hàng đầu, người nhân viên CTXH phải có tâm sáng, trái tim
nhân hậu, yêu thương con người, luôn mong muốn được giúp đỡ người khác
bằng tất cả khả năng của mình. Đồng thời, để trợ giúp cho đối tượng một cách
thiết thực và hiệu quả, đòi hỏi người nhân viên CTXH cần phải có vốn kiến thức
sâu rộng, am hiểu về chính sách và các dịch vụ xã hội, có khả năng kết nối các
nguồn lực trong xã hội; nắm vững các phương pháp CTXH và thành thạo về kỹ
năng nghề nghiệp. Trong tiến trình trợ giúp đối tượng giải quyết vấn đề, người
nhân viên CTXH cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các kiến thức và kỹ
năng mình có để đạt được hiệu quả cao nhất trong thời gian ngắn nhất.
1.3. Hoạt động nghề nghiệp của nhân viên công tác xã hội
1.3.1. Theo tiêu chuẩn của nghề công tác xã hội chuyên nghiệp
Xuất phát từ mục tiêu, chức năng của CTXH, nhân viên CTXH có những
nhiệm vụ cụ thể sau[25, tr142-145]:
- Thúc đẩy, phục hồi, duy trì và tăng cường chức năng của cá nhân, gia
đình và cộng đồng thông qua hoạt động trợ giúp, xóa bỏ và phòng ngừa nghèo
đói, phát huy nguồn lực trong xã hội.
- Xây dựng, hoạch định và thực thi các chính sách xã hội, chương trình
hành động, hệ thống dịch vụ xã hội, nguồn lực xã hội cần thiết để đáp ứng nhu
cầu của con người và trợ giúp sự phát triển năng lực của con người.
17


- Theo dõi, kiểm soát các chính sách, chương trình thông qua hoạt
động biện hộ, hoạt động chính trị để tăng năng lực hco những nhóm yếu thế

hay có nguy cơ yếu thế và thúc đẩy công bằng, bình đẳng về mặt kinh tế
cũng như xã hội.
- Phát triển những kiến thức, kỹ năng của CTXH để bảo đảm mục tiêu
nghề nghiệp của mình.
Do tính chất chức năng khá rộng rãi và phổ quát trong xã hội của nghề
CTXH, nên nhân viên CTXH có thể làm việc ở phạm vi rộng, trong nhiều lĩnh
vực như:
- Lĩnh vực về giải quyết các vấn đề xã hội
- Lĩnh vực về y tế (trong các bệnh viện, cơ sở y tế công cộng...)
- Lĩnh vực giáo dục (trong các trường học, cơ sở đào tạo)
- Lĩnh vực luật pháp (trong các tòa án, nhà giam, trường giáo dưỡng)
- Lĩnh vực chính trị (như tham gia vào các nghị viện, cơ quan dân cử để
có thể đại diện cho tiếng nói của các nhóm yếu thế trong xã hội khi xem xét,
thông qua các luật pháp, chính sách về ASXH...)
- Ngoài ra, nhân viên CTXH còn có thể làm việc trong các cơ quan
nghiên cứu, các tổ chức NGOs, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ
chức xã hội...
Trên thế giới, cơ cấu sử dụng nhân viên CTXH của mỗi quốc gia phụ
thuộc vào hệ thống phúc lợi xã hội của quốc gia đó, tuy nhiên các nước đều có
một điểm chung về cấu trúc tuyển dụng nghề CTXH là sự cân bằng giữa khu vực
nhà nước, khu vực phi lợi nhuận (các tổ chức phi lợi nhuận trong nước và quốc
tế) và khu vực tư nhân, vì lợi nhuận. Đối với nước ta hiện nay, khu vực nhà nước
là nơi chủ yếu sẽ tuyển dụng nhân viên CTXH; bên cạnh đó, khu vực chính phủ
phi lợi nhuận và các tổ chức đoàn thể cũng có tiềm năng tương đối lớn trong việc
tuyển dụng nhân viên CTXH.

18


1.3.2. Theo quy định của các văn bản pháp lý trong nước:

Theo Thông tư liên tịch số 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 19
tháng 8 năm 2015 của Bộ LĐTBXH và Bộ Nội vụ Quy định mã số và tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành CTXH, thì yêu cầu nhiệm vụ
của nhân viên CTXH được giao cụ thể theo từng chức danh nghề nghiệp, cụ thể
như sau[2]:
CTXH viên chính (Mã số: V.09.04.01)
* Nhiệm vụ chung
Chủ trì tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các nghiệp vụ CTXH có yêu cầu
phức tạp về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành.
* Nhiệm vụ cụ thể
- Tổ chức việc sàng lọc, phân loại và tiếp nhận đối tượng;
- Chủ trì đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu
cầu sử dụng dịch vụ CTXH của đối tượng;
- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng;
- Chủ trì cung cấp các dịch vụ CTXH có yêu cầu phức tạp về lý thuyết,
phương pháp và kỹ năng thực hành CTXH gồm: tư vấn, tham vấn, trị liệu, phục
hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, biện hộ, tuyên truyền;
- Chủ trì theo dõi và rà soát lại các hoạt động can thiệp; điều chỉnh kế
hoạch trợ giúp nếu cần thiết;
- Chủ trì việc thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển
của đối tượng;
- Tổ chức hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng;
- Chủ trì tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động nghiệp vụ
CTXH; đề xuất sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn và quy trình nghiệp vụ CTXH;
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề án, đề tài khoa học về CTXH;
- Tham mưu xây dựng chiến lược, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, đề án,
phương án tổ chức phát triển dịch vụ CTXH;

19



×