Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần giấy việt trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 55 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNGKHOA KINH TẾ & QTKD</b>

<b>BÁO CÁO TỔNG HỢPKẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI</b>

<b>PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT TRÌ</b>

<b>Chủ nhiệm đề tài: </b>QUYẾT THỊ ÁNH - Lớp: K18 KẾ TOÁN C

<b>Thành viên đề tài: 1. TRẦN THỊ LAN THƠ - Lớp: K18 KẾ TOÁN C</b>

2. NGUYỄN NHƯ QUỲNH - Lớp: K18 KẾ TOÁN C 3. LÊ THỊ PHƯƠNG THẢO - Lớp: K18 KẾ TOÁN C 4. NGUYỄN NGUYỆT ANH - Lớp: K18 KẾ TOÁN C

<b>Người hướng dẫn: THS. TRẦN THỊ BÍCH NHÂN</b>

<b>Phú Thọ, tháng 1/2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNGKHOA KINH TẾ & QTKD</b>

<b>BÁO CÁO TỔNG HỢPKẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI</b>

<b>PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT TRÌ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu:...2

4. Nội dung và phương pháp thực hiện...4

4.1. Nội dung thực hiện:...4

4.2. Phương pháp thực hiện...5

4.2.1. Phương pháp tiếp cận...5

4.2.2. Phương pháp nghiên cứu:...5

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP...7

1.1. Khái niệm, ý nghĩa và mục đích của phân tích báo cáo tài chính ...7

1.2. Nhiệm vụ, mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính...9

1.3. Tài liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính...10

1.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính...12

1.4.1. Phân tích báo cáo tài chính theo mức độ an tồn vốn...12

1.4.2. Phân tích tình hình cơng nợ...12

1.4.3. Phân tích khả năng thanh tốn...13

1.4.4. Phân tích báo cao tình chính theo góc độ ổn định nguồn tài trợ...13

1.4.5. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh...14

1.4.6. Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ ...14

1.4.7. Phân tích chỉ tiêu tài chính đặc thù của Cơng ty cổ phần..15

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT TRÌ...16

2.1. Tổng quan về Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì...16

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì...16

2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty...18 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì 18

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2.1.4. Tình hình lao động của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì...19

* Tình hình lao động theo giới tính...19

2.2. Phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì ...21

2.2.1. Phân tích báo cáo tài chính theo mức độ an tồn vốn...21

2.2.2. Phân tích báo cáo tài chính theo góc độ ổn định nguồn tài trợ ...26

2.2.3. Phân tích tình hình cơng nợ...29

2.2.4.Phân tích khả năng thanh tốn...31

2.2.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh...33

2.2.6. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ...35

2.2.7. Phân tích chỉ tiêu tài chính đặc thù của Công ty...36

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT TRÌ...39

3.1. Định hướng phát triển và sự cần thiết nâng cao năng lực tài chính của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì...39

3.1.1. Mục tiêu cốt lõi:...39

3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì...40

3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản...40

3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn...40

3.2.3. Tăng cường quản lý các khoản phải thu...40

KẾT LUẬN...42

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

Mỗi một doanh nghiệp khi đã bắt đầu quá trình kinh doanh đều quan tâm đến kết quả kinh doanh, và hiệu quả sản xuất, để từ đó có thể đưa ra những quyết định mang tính chiến lược, nhằm nâng cao năng suất và gia tăng hiệu quả. Ngoài những phương pháp tiếp cận từ đánh giá trực tiếp thị trường, tiếp cận thơng qua việc phân tích các số liệu, đặc biệt là từ việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là con đường ngắn nhất giúp ta đánh giá nhanh bức tranh tồn cảnh về tình hình tài chính, những rủi ro và triển vọng của doanh nghiệp. Vậy Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là các thông tin kinh tế được kế tốn viên trình bày dưới dạng bảng biểu, cung cấp các thơng tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế. Hiện nay, một hệ thống báo cáo tài chính chủ yếu gồm 4 báo cáo chính: Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, và bản thuyết minh báo cáo tài chính. Thơng qua các chỉ số như lợi nhuận, sức sinh lợi….ta có thể nhận xét khái quát được khả năng, năng lực, cũng như những hạn chế mà doanh nghiệp đang mắc phải. Từ đó đưa ra những biện pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những thiếu sót đó.

Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì là một trong những cơng ty có bề dày sản xuất và hoạt động cùng với nhiều thành tựu và

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

khẳng định được vị thế của mình trên thị trường giấy Phú Thọ nói riêng và trên cả nước nói chung. Để giữ được vị thế này, việc nắm rõ và hiểu biết được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp mình là vơ cùng cần thiết. Cổ nhân có câu: “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, chỉ khi hiểu rõ được thì mới có thể phát huy một cách triệt để nhất, từ đó giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn. Nhìn thấy rõ tính quan trọng của việc phân tích báo cáo tài chính, trước hết là để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sau đó là tìm ra những bất cập cịn tồn tại và cuối cùng là đưa ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần giúp cơng ty điều chỉnh và khắc phục những tồn đọng, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì” làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục tiêu của đề tài: 2.1. Mục tiêu chung:

Vận dụng cơ sở lý luận về phân tích Báo cáo tài chính của cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì, đánh giá khái qt tình hình tài chính của cơng ty. Từ đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình trạng tài chính của cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

(1) Hệ thống cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

(2) Phân tích báo cáo tài chính của cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì và phân tích ngun nhân ảnh hưởng đến tình hình tài chính của cơng ty.

(3) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hồn thiện tình trạng tài chính của cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì.

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cụ thể một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài như sau:

- Lê Minh Anh (2017), Phân tích báo cáo tài chính tại cơng ty TNHH một thành viên cơng nghiệp và tàu thuỷ Sông Hồng. Luận văn đã tập trung hệ thống hoá được những lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính thơng qua BCTC, đề cập sâu đến phương pháp cũng như nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

- Bùi Việt Dung (2019), Phân tích báo cáo tài chính tại tổng cơng ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hoá được các lý luận khoa học về báo cáo tài chính và phân tích BCTC của tổng công ty từ đó, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực tài chính, đưa ra một số giải pháp giúp khắc phục những hạn chế nhằm mục tiêu nâng cao năng lực tài chính cơng ty trong thời gian tới.

- Nguyễn Tiến Dũng (2015), Phân tích báo cáo tài chính tại cơng ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây. Luận văn đã tập trung hệ thống hoá dược những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

chính thơng qua BCTC, đề cập sâu đến các phương pháp cũng như nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp.

- Trần Thị Hoa (2015), Phân tích báo cáo tài chính nhằm tăng cường quản lý tài chính tại bưu điện tỉnh Nghệ An. Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đối với nhiều đối tượng liên quan.

- Nguyễn Thị Thanh Tâm (2015), Phân tích báo cáo tài chính tại cơng ty Cổ phần sản xuất và xuất khẩu bao bì Thăng Long. Luận văn đã hệ thống hố về phân tích BCTC trong các doanh nghiệp. Sau đó, mơ tả lại q trình phân tích BCTC tại cơng ty: thảo luận và đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong phân tích BCTC tại các đơn vị nghiên cứu, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện phân tích BCTC.

Các cơng trình đều hệ thống được lý luận về phân tích BCTC cũng như phân tích được tình hình tài chính của cơng ty qua các BCTC. Một số giải pháp để cải thiện tình hình tài chính cho cơng ty nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì – Cơng ty tại tỉnh Phú Thọ đã niêm yết trên thị trường chứng khốn. Do đó, nhóm nghiên cứu chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì” làm đề tài nghiên cứu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

4. Nội dung và phương pháp thực hiện 4.1. Nội dung thực hiện:

Chương 1: Những lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

1.1. Khái niệm, ý nghĩa và mục đích của phân tích báo cáo tài chính

1.2. Nhiệm vụ, mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính 1.3. Tài liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính 1.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính

1.4.1. Phân tích báo cáo tài chính theo mức độ an tồn vốn 1.4.2. Phân tích báo cáo tài chính theo góc độ ổn định nguồn tài trợ

1.4.3. Phân tích tình hình cơng nợ 1.4.4. Phân tích khả năng thanh tốn 1.4.5. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh 1.4.6. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ

1.4.7. Phân tích chỉ tiêu tài chính đặc thù của Cơng ty Cổ phần Chương 2: Phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì

2.1. Tổng quan về Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì

2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì 2.1.4. Tình hình lao động của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì 2.2. Phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì

2.2.1. Phân tích báo cáo tài chính theo mức độ an tồn vốn 2.2.2. Phân tích báo cáo tài chính theo góc độ ổn định nguồn tài trợ

2.2.3. Phân tích tình hình cơng nợ 2.2.4. Phân tích khả năng thanh tốn 2.2.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh 2.2.6. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ

2.2.7. Phân tích chỉ tiêu tài chính đặc thù của Cơng ty Cổ phần Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì

3.1. Định hướng phát triển và sự cần thiết nâng cao năng lực tài chính của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì

3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

4.2. Phương pháp thực hiện 4.2.1. Phương pháp tiếp cận

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu những thơng tin sau: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài (trong các tài liệu, giáo trình về lý thuyết phân tích báo cáo tài chính…), Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác (trong báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học…) có liên quan tới vấn đề phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Số liệu phục vụ nghiên cứu của đề tài chủ yếu là các báo cáo tài chính của Cơng ty qua các năm. 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập số liệu:

Chủ yếu là sử dụng dữ liệu thứ cấp thông qua các giáo trình, bài giảng. Tài liệu giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì. Hệ thống báo cáo tài chính các năm 2019, 2020, 2021 được lấy từ website của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì và trên trang cafef.vn. Ngoài ra, sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia.

- Phân tích và xử lý dữ liệu:

Trong quá trình làm đề tài nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng nhiều phương pháp phân tích khác nhau như phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số, kết hợp phân tích ngang và phân tích dọc. Các phương pháp nêu trên sẽ được sử dụng linh hoạt, phù hợp với từng nội dung phân tích để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau và nhiều mục đích khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Phương pháp trình bày dữ liệu:

Dữ liệu trong đề tài nghiên cứu sẽ được tác giả trình bày dưới dạng lời văn kết hợp với các bảng biểu phân tích.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm, ý nghĩa và mục đích của phân tích báo cáo tài chính

* Khái niệm:

Phân tích BCTC là vận dụng các coong cụ và kỹ thuật phân tích để xem xét mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tên BCTC, từ đó đưa ra những đánh giá về tình hình tài chính hiện tại và dự báo các vấn đề tài chính trong tương lai, phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh.

Phân tích BCTC thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính thuộc hệ thống báo cáo tài chính hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thơng tin từ hệ thống báo cáo tài chính và sổ kế toán nhằm biết được mức độ biến động của các chỉ tiêu tài chính, từ đó cung cấp thơng tin cho các đối tượng quan tâm để đưa ra quyết định phù hợp.

* Ý nghĩa:

Mỗi một nhóm người có những nhu cầu thơng tin khác nhau và do vậy, mỗi nhóm có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ rủi ro của quyết định ban hành cũng như cương vụ của chủ thể ra quyết định mà các chủ thể ra quyết định có những mối quan tâm khác nhau về đối tác.

- Phân tích Báo cáo tài chính đối với các nhà đầu tư:

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Các nhà đầu tư của doanh nghiệp bao gồm nhiều đối tượng: Các cổ đơng mua cổ phiếu, các cơng ty góp vốn liên doanh,….Các nhà đầu tư họ quan tâm trực tiếp đến giá trị của quanh nghiệp khả năng sinh lời của vốn, các thức phân chia lợi nhuận. Do vậy, các câu hỏi thường đặt ra cho các nhà đầu tư: + Tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ phần là bao nhiêu? + Thu nhập của một cổ phiếu là bao nhiêu? + Cổ tức của một cổ phiếu là bao nhiêu? + Tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư là bao nhiêu Tỷ lệ rủi ro trong đầu tư là bao nhiêu Khả năng thanh toán như thế nào

Muốn trả lời cho các câu hỏi đó các nhà đầu tư phải dựa vào các trung tâm thơng tin tài chính, chun gia phân tích để thu nhận thơng tin. Thơng tin phân tích báo cáo tài chính sẽ trả lời các câu hỏi trên của nhà đầu tư. Đồng thời thông tin phân tích cũng giúp cho các nhà đầu tư dự đốn giá doanh nghiệp, dự đoán giá trị cổ phiếu, dự đoán khả năng sinh lời của vốn, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

- Phân tích Báo cáo tài chính đối với những người cho vay, các tổ chức tín dụng.:

Trong các doanh nghiệp kinh doanh thường sử dụng vốn vay thích hợp để góp phần tăng trưởng của vốn chủ sở hữu. Do vậy,

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

vốn vay thường chiếm tỷ trọng tương đối cao để đáp ứng các nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khi cho vay các ngân hàng, cơng ty tài chính phải đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn, khả năng sinh lời của vốn. Đồng thời dự đoán triển vọng của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh đối với khoản vay ngắn hạn, dài hạn. Thông tin từ việc phân tích báo cáo tài chính sẽ đưa ra các quyết định vay phù hợp cho từng đối tượng cụ thể. Đồng thời hạn chế rủi ro thấp nhất cho các chủ vay.

- Phân tích báo cáo tài chính đối với các cơng ty kiểm tốn. Trong nền kin tế thị trường xuất hiện nhiều loại hình kiểm tốn như kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà nước, kiểm toán nội bộ. Các loại kiểm toán đều dựa trên các thơng tin phân tích báo cáo tài chính để xác minh tính khách quan về tình hình tài chính của một tổ chức hoạt động.

Các chỉ tiêu tài chính cịn giúp cho các chun gia kiểm tốn dự đốn xu hướng tài chính sẽ xảy ra để nâng cao độ tin cậy của các quyết định.

- Phân tích Báo cáo tài chính đối với cán bộ cơng nhân viên: Đối với cán bộ, công nhân viên, là những người có nguồn thu nhập gắn với lợi ích của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính giúp họ hiểu được tính ổn định và định hướng cơng việc trong hiện tại và tương lai đối với doanh nghiệp. Qua đó xây dựng niềm tin của cán bộ công nhân viên đối với từng quyết định kinh doanh của chủ thể quản lý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

- Phân tích Báo cáo tài chính đối với chủ thể doanh nghiệp: Nhà quản trị là những người trực tiếp quản lý doanh nghiệp, cần phải hiểu rõ tình hình tài chính cũng như các hoạt động khác của doanh nghiệp như thế nào. Do vậy, thông tin cần đáp ứng những mục tiêu sau:

+ Đánh giá khả năng tài chính, hiệu quả hoạt động trong từng giai đoạn, từng bộ phận, khả năng sinh lời, khả năng tích luỹ lợi nhuận của doanh nghiệp.

+ Hướng các quyết định của ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với thực tế của doanh nghiệp, như quyết định về đấu thầu, huy động vốn, phân phối lợi nhuận.

+ Là cơ sở cho các dự đốn tài chính, kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch huy động và đầu tư vốn.

* Mục đích:

Là giúp người sử dụng thơng tin có căn cứ tin cậy, làm giảm sự phụ thuộc vào linh cảm, vào dự đoán và vào trực giác.

Tạo sự chắc chắn cho các quyết định kinh doanh. 1.2. Nhiệm vụ, mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính * Nhiệm vụ:

- Phân tích báo cáo tài chính khơng chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ với các nhà quản trị, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước mà còn mang một nhiệm vụ quan trọng đối với chính phủ nước nhà. Trong xu thế cạnh tranh ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp, nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

quản trị, các nhà lãnh đạo cần phải quan tâm nhiều hơn tới cộng đồng tạo nên sự cạnh tranh công bằng.

* Mục tiêu:

- Thứ nhất, nhằm hiểu được các con số hoặc để nắm chắc các con số, sử dụng các công cụ phân tích báo cáo tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo tài chính. Do đó, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ này có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thơng tin từ các dữ liệu ban đầu.

- Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tich tài chính nhằm vào việc ra quyết định, phân tích tài chính hay là tât cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Vì vậy, người ta sử dụng các cơng cụ và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của cơng ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong q khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai. 1.3. Tài liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính * Tài liệu:

- Bảng cân đối kế toán: là một phương pháp kế tốn, là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản và nguồn vốn hình thành nên tài sản hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tìn hình và kết quả kinh doanh cũng

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

như tình hình thực hiên trách nhiệm, nghĩa vụ như doanh nghiệp đối với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí,….trong một kỳ báo cáo.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin phải ánh trong bảng cung cấp cho các đối tượng sử dụng thơng tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra tiền và việc sử dụng những khoản tiền tạo ra trong các hoạt động của doanh nghiệp.

- Thuyết minh báo cáo tài chính: là một báo cáo tổng hợp được sử dụng để giải thích và bổ sung thơng tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác chưa trình bày rõ ràng, chí tiết và cụ thể.

- Phân tích tình hình tài sản nguồn vốn - Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Phân tích các chỉ số tài chính

* Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

- Phương pháp so sánh: đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích và thường được thực hiện ở bước khởi đầu của việc phân tích, đánh giá.

So sánh tuyệt đối: cho biết khối lượng, quy mô của các chỉ tiêu kinh tế. So sánh tuyết đối là so sánh mức độ đạt được của

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

các chỉ tiêu kinh tế ở các khoản thời gian khác nhau, không gian khác nhau.

So sánh tương đối: là kết của của phép chia giữa mức biến động tuyết đối so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ, tốc độ phát triển của các hiện tượng kinh tế.

So sánh bằng số bình quân: số bình quân là một dạng đặc biestj của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể.

-Phương pháp Dupont: là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp dựa trên mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính

ROE = Lợi nhuận sau thuế / VCSH bình quân

ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân) x (Tổng TS bình quân / VCSH bình quân)

ROE = (LNST / DTT) x (DTT / Tổng TS bình quân) x (Tổng TS bình quân / VCSH bình quân)

- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ trước hay kỳ kế hoạch sang kỳ thực tế để xác dịnh trí số của chỉ tiêu kinh tế khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó so sanh chỉ tiêu của trị số vừa tính được với chỉ tiêu khi chưa có sự biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

- Phương pháp chỉ số: thể hiện mối quan hệ so sánh giữa 2 mức độ nào đó của một hiện tượng kinh tế. Nếu phản ánh biến động của nhân tố chất lượng thì chỉ tiêu số lược cố định ở kỳ thực tế, nếu phản ánh sự biến đổi của nhân tố số lượng thì chỉ tiêu chất lượng cố định ở kì kế hoạch hay kì trước.

- Phương pháp cân đối: dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nếu các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tổng hoặc hiệu với chỉ tiêu phân tích.

1.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính

1.4.1. Phân tích báo cáo tài chính theo mức độ an tồn vốn

Phân tích báo cáo tài chính theo góc độ an tồn vốn là phân tích mức độ an tồn của nguồn vốn hình thành tài sản tương ứng với tính thanh khoản của từng loại sản phẩm.

1.4.2. Phân tích tình hình cơng nợ

Tình hình cơng nợ của doanh nghiệp thể hiện qua việc thu hồi các khoản nợ phải thu và việc chi trả các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Do các khoản nợ phải thu và nợ phải trả trong doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ đối với người mua, người bán nên khi phân tích, các nhà phân tích chủ yếu đi sâu xem xét các khoản nợ phải thu người mua (tiền bán hàng hóa, dịch vụ...); khoản nợ phải trả người bán (tiền mua hàng hóa, vật tư, dịch vụ ...).

Có 2 nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp bao gồm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

+ Các chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ: bao gồm các chỉ tiêu phản ánh “nợ phải thu” và “nợ phải trả” trên bảng cân đối kế tốn.

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu cơng nợ, và trình độ quản lý cơng nợ, gồm có: Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả, Hệ số các khoản phải thu, Hệ số các khoản phải trả, hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ bình quân, hệ số hồn trả nợ, kỳ trả nợ bình qn. 1.4.3. Phân tích khả năng thanh tốn

- u cầu quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả + Nợ phải thu là tài sản của doanh nghiệp bị các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khá chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi. Nợ phải thu trong doanh nghiệp bao gồm các khoản sau đây: Phải thu khác hàng, phải thu về thuế GTGT được khấu trừ, phải thu nội bộ, phải thu khác + Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện và giao dịch đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Căn cứ theo thời gian gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

- Phân tích tình hình thanh toán nợ phải thu, nợ phải trả: hướng tới việc đánh giá được giá tình hình chiếm dụng vốn, mức độ vốn bị chiếm dụng và đi chiếm dụng từ đó đánh giá cơng tác quản trị nợ, nắm được việc chấp hành kỷ luật thanh toán, đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh tốn và an ninh tài chính của doanh nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

1.4.4. Phân tích báo cao tình chính theo góc độ ổn định nguồn tài trợ

Phân tích cân bằng tài chính theo góc độ ổn định nguồn tài trợ được thực hiện dựa trên cơ sở phân chia nguồn hình thành nên tài sản thành hai loại tưng ứng với thời gian luân chuyển tài sản là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.

TSNH + TSDH = Nguồn tài trợ ngắn hạn + Nguồn tài trợ dài hạn Hay

TSNH – Nguồn tài trợ ngắn hạn = Nguồn tài trợ dài hạn – TSDH Như vậy, phân tích cân bằng tài chính theo góc độ ổn định nguồn tài trợ thực chất là xem xét mối quan hệ giữa Nguồn tài trợ dài hạn với TSNH hay TSDH với nguồn tài trợ ngắn hạn. 1.4.5. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh

Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh nhằm nêu lên những đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, giúp các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các đối tác có căn cứ để có thể đưa ra các quyết định cần thiết về đầu tư, hợp tác, liên doanh,... Có nhiều chỉ tiêu sử dụng để đánh quá khái quát hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiện, kinh doanh là hoạt động kiếm lời, hoạt động sinh lời nên các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời thường được sử dụng như:

Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) ROE= Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Sức sinh lợi của doanh thu= Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Sức sinh lợi của chi phí hoạt độnhg= Lợi nhuận sau thuế Chi phí hoạt động 1.4.6. Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ

Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ là phân tích dịng lưu chuyển lượng tiền của doanh nghiệp thơng qua các nghiệp vụ thu chi, thanh toán bằng tiền khi tiến hành hoạt động SXKD, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính trong một kỳ nhất định. Việc phân tích xuất phát từ cân đối về thu chi tiền tệ thể hiện vòng lưu chuyển tiền tệ trong doanh nghiệp… Ngoài ra để phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng chi trả thực tế cần xem xét mối quan hệ các chỉ tiêu trên cả Báo cáo lưu chuyển tiền với Bảng cân đối kế toán.

Việc xem xét cần dựa trên hệ thống báo cáo liên tục, không nên chỉ dừng lại ở một báo cáo. Việc nghiên cứu lưu chuyển tiền tệ trong một số năm liên tiếp sẽ tạo ra cái nhìn sâu sắc và tồn diện hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

1.4.7. Phân tích chỉ tiêu tài chính đặc thù của Công ty cổ phần

Hệ số giá trên thu nhập P/E

P/E = Giá trên mỗi cổ phần / Thu nhập trên mỗi cổ phần

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Chỉ số P/E cho biết giá mà nhà đầu tư sẵn sàng trả để nhận được một đồng tiền lãi cố tức. Chỉ số này càng cao chứng tỏ các nhà đầu tư đánh giá cao về triển vọng phát triển của doanh nghiệp.

Tuy nhiên chỉ số P/E sẽ không phải là một căn cứ tin cậy trong trường hợp đánh giá các cơng ty chưa có thu nhập hoặc

Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức ưu đãi

Số lượng cổ phần phổ thơng đang lưu hành bình q Đây là một chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm. Chỉ tiêu cho biết, trong kỳ mỗi cổ phiếu thường tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT TRÌ

2.1. Tổng quan về Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì

* Giới thiệu chung

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Tên Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì Tên bằng tiếng Anh : Viet Tri Paper Joint Stock Company Tên viết tắt : VIPACO

Trụ sở chính: Đường Sơng Thao, phường Bến Gót, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Số điện thoại: 02103.862.761 Fax: 02103.862.754

Vốn điều lệ : 116.051.000.000 đồng (bằng chữ: Một trăm mười sáu tỉ không trăm năm mươi mốt triệu đồng).

Cơ cấu vốn điều lệ (tại thời điểm sáng lập Công ty cổ phần): - Vốn thuộc sở hữu Nhà nước : 29%

- Vốn thuộc sở hữu các cổ đông khác : 71% Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Văn Hiện Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị

* Lịch sử hình thành của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì Nhà máy Giấy Việt Trì trước đây, tiền thân của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì ngày nay, được khởi công xây dựng tháng 12 năm 1958, đi vào hoạt động ngày 19/5/1961, công suất ban đầu 18.000 tấn/ năm, sản phẩm chính là giấy in viết.

Tháng 10 năm 1988, Nhà máy Giấy Việt Trì đổi tên thành Cơng ty Giấy Việt Trì. Trong giai đoạn này, Cơng ty Giấy Việt Trì

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư dây chuyền sản xuất giấy bao bì cơng nghiệp 25.000 tấn/ năm. Năm 2002, dây chuyền giấy bao bì gói cơng nghiệp đi vào sản xuất đã góp phần đáng kể vào việc năng suất tồn Cơng ty.

Tháng 10 năm 2008, Cơng ty chuyển sang hoạt động theo mơ hình Công ty cổ phần, vốn nhà nước tại Công ty chiếm 29%.

Năm 2010, Công ty đầu tư thêm dây chuyền máy xeo giấy in viết 20.000 tấn/ năm, nâng công suất của Công ty lên 80.000 tấn/ năm.

Sản phẩm chủ yếu của Công ty hiện nay: Giấy Duplex coated, giấy Kra昀氀iner, giấy in viết, giấy bao gói xi măng, giấy sóng,… Sản phẩm của Cơng ty đã tạo được thương hiệu trên thị trường, được bạn hàng chấp thuận và đánh giá cao. Từ khi hoạt động theo mơ hình Công ty cổ phần, tốc độ tăng trưởng hằng năm khá cao, việc làm của người lao động ổn định, thu nhậo khá, trả cổ tức hằng năm đều đạt 14% CP.

*Q trình phát triển của Cơng ty Cổ phần Giấy Việt Trì Giai đoạn từ 1962- 1965: được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng bằng khen trong lao động sản xuất.

Các năm 1971, 1972 và 1973: được tặng 03 lẵng hoa của Chủ tịch nước

Đảng bộ Công ty 09 năm liên tục từ 2007 đến 2015: được đảng bộ cấp trên công nhận là “đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu”

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Tổ chức Cơng đồn Công ty: được tặng huân chương lao động hạng ba năm 2013

Năm 2011 và 2014: được tặng cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ và hiều dnah hiệu cao quý khác do Bộ Công thương, UBND Kinh doanh xuất nhập khẩu bột giấy,

vật tư hoá chất, thiết bị phục vụ

</div>

×