Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận huỷ kết hôn trái pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.2 KB, 18 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

1

<b>TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNMƠN: LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH</b>

<b>TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT LÀ MỘTBIỆN PHÁP CHẾ TÀI DÂN SỰ. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA QUYẾT ĐỊNH</b>

<b>HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀTHƯC TIỄN ÁP DỤNG</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

<i>Hiến Pháp 2013 đã khẳng định: “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình”</i><small>1</small>. Hơn nhân là chìa khóa quan trọng để hình thành nên gia đình. Hơn nhân được xem như một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở phần lớn các xã hội hiện nay, từ đó ta có thể thấy, hơn nhân hạnh phúc, tốt đẹp dẫn đến gia đình tốt, gia đình tốt thì sẽ kéo theo một xã hội văn minh, hiện đại. Nhận thức được ý nghĩa sâu sắc đó, Đảng và Nhà nước ta đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với vấn đề về hôn nhân và gia đình. Cụ thể với các vấn đề hơn nhân và gia đình, Đảng và Nhà nước ta đã luật hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và Luật hơn nhân và gia đình nói riêng với mong muốn xây dựng các quy tắc đạo đức nhất định để có thể tạo nên những gia đình văn hóa, một xã hội văn minh, tiến bộ.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, do nhiều nguyên nhân từ việc bị tác động từ nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội hoặc do bị ảnh hưởng lâu đời từ phong tục tập toán lạc hậu, lỗi thời; trình độ dân trí thấp; ý thức nhận thức pháp luật của quần chúng nhân dân nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn kém; khả năng quản lý của nhà nước về hôn nhân và gia đình ở nhiều địa phương cịn nhiều hạn chế;....đã khiến cho việc kết hôn trái pháp luật đã và đang tồn tại hằng ngày, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, vùng có dân trí thấp.

Đến nay, vấn đề này vẫn đang là một vấn đề nan giải, xảy ra khá phổ biến ở nước ta, một vấn đề thực tế chưa thực sự hồn thiện. Để hồn thiện được vấn đề này có lẽ cần thêm một khoảng thời gian nhất định, đồng thời cũng cần sự đầu tư nghiên cứu nghiêm túc từ phía các nhà làm luật và những ý kiến đóng góp từ nhiều nguồn. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề, em xin lựa chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ thêm những vướng mắc, bất cập cịn tồn tại trong đời sống hơn nhân, cụ thể là kết hôn trái pháp luật và những hậu quả pháp lý từ quyết định hủy kết hơn trái pháp luật.

<b>2. Tình hình nghiên cứu đề tài </b>

Kết hôn trái pháp luật luôn là một vấn đề đáng được quan tâm trong thực tiễn xã hội và trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Có thể thấy từ khi Luật hơn nhân và gia đình từ các năm bắt đầu có hiệu lực, nhất là từ khi có Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 đến nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề chế định kết hơn hoặc xoay quanh phạm vi kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, mỗi cơng trình

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

mà em biết đều có những vấn đề nghiên cứu khác nhau, khai thác những mặt khác nhau của vấn đề kết hôn trái pháp luật. Vậy nên, với đề tài mà em đã lựa chọn, em muốn tổng kết những hiểu biết có liên quan, ghi nhận

<small>1 </small>Khoản 2 Điều 36 Hiến pháp năm 2013 2

vấn đề theo một cách khác, tổng quát chi tiết nhất về kết hôn trái pháp luật và những hậu quả pháp lý của quyết định hủy kết hơn trái pháp luật.

<b>3. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài </b>

Mục đích của đề tài này xoay quanh vấn đề về làm sáng tỏ, phân tích tổng hợp những lý luận về kết hơn trái pháp luật; nghiên cứu và phân tích về việc áp dụng các quy định của pháp luật đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật trên thực tế và ảnh hưởng từ hậu quả pháp lý việc hủy kết hôn trái pháp luật tới những người liên quan, đời sống xã hội. Từ những cơ sở đó đánh giá tình hình bao qt, tổng quan để đưa ra những ý kiến về một số bất cập, hạn chế trong việc áp dụng pháp luật từ vấn đề này.

<b>4. Nhiệm vụ của nghiên cứu đề tài </b>

Để thực hiện được mục đích đó, tiểu luận cần giải quyết được những nhiệm vụ cốt lõi sau: Làm rõ cơ sở lý luận về kết hôn trái pháp luật, các hậu quả pháp lý do quyết định của việc hủy kết hôn trái pháp luật sẽ xảy ra và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết các vấn đề về kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật tại Việt Nam. Từ đó, tìm ra những bất cập, hạn chế trong việc thực tiễn áp dụng.

<b>5. Đối tượng nghiên cứu đề tài </b>

Đối tượng nghiên cứu ở đây là một số lý luận về kết hôn trái pháp luật, điển hình là theo Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và thực tiễn áp dụng trong cuộc sống cụ thể.

<b>6. Phạm vi nghiên cứu đề tài </b>

Về phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung vào những vấn đề kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý từ quyết định hủy kết hôn trái pháp luật mang lại trên phạm vi khơng gian Việt Nam. Từ đó tìm ra những ưu điểm để tiếp tục kế thừa, bổ sung và phát huy, đồng thời cũng phát hiện những hạn chế, bất cập để khắc phục và sửa đổi để hoàn thiện hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>7. Phương pháp nghiên cứu đề tài </b>

Trong bài tiểu luận sử dụng các biện pháp nghiên cứu chính sau đây: phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp từ đó có thể đánh giá vấn đề theo hướng khách quan, toàn diện và nhiều chiều nhất.

3

<b>PHẦN NỘI DUNG </b>

<b>CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ HỦ<small>Y KÊ</small><sup>́</sup><small>T HO</small><sup>̂</sup>N TRÁI PHÁ<small>P LUẠ</small><sup>̂</sup>T LÀ MỘT BIỆN PHÁP CHẾ TÀI DÂN SỰ </b>

<b>1.1. Khái niệm kết hôn trái pháp luật </b>

Đầu tiên, mối quan hệ hôn nhân được sinh ra với những tiêu chí tự nhiên là theo bản năng, duy trì nịi giống nhưng đến một giai đoạn nhất định, khi xã hội có luật pháp, có những quy tắc nhất định, người ta nhận ra vấn đề hơn nhân khơng cịn là bản năng hay để duy trì nịi giống mà là một cái gì đó lớn hơn và cần được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Và theo tình hình chung, pháp luật Hơn nhân và gia đình ở Việt Nam ra đời, để điều chỉnh những vấn đề xoay quanh hôn nhân và gia đình, đặc biệt là quy định về điều kiện kết hôn - một trong những quy định tiền đề để tạo nên một cuộc hôn nhân được pháp luật bảo hộ và quan tâm. Trái ngược với những quy định về điều kiện đăng ký kết hôn là việc kết hôn trái pháp luật.

Tiếp đến, cần hiểu rằng khái niệm về kết hôn trái pháp luật là khái niệm pháp lý được quy định tại Luật hơn nhân và gia đình. Từ những đạo luật đầu tiên nhà nước ta đã có khái niệm thế nào là việc kết hôn trái pháp luật, khái niệm pháp lý này được kế thừa những cái hay đồng thời có sự điều chỉnh để phù hợp hơn với thời đại. Đến Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 khái niệm của việc kết hôn trái

<i>pháp luật được quy định tại Khoản 6 Điều 3 “Kết hôn trái pháp luật là việc nam,nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cảhai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này”. Từ quy</i>

định trên có thể thấy chính việc vi phạm pháp luật về điều kiện kết hôn nên cuộc hôn nhân này được xem là trái pháp luật và không tồn tại phát sinh quan hệ vợ chồng, hệ quả kéo theo là hành vi này sẽ không được sự bảo hộ của pháp luật về vấn đề hôn nhân<small>2</small>.

<b>1.2. Huỷ kết hôn trái pháp luật </b>

<b>1.2.1. Căn cứ huỷ việc kết hôn trái pháp luật </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Một trong những điều kiện tiên quyết để những trường hợp kết hôn trái pháp luật bị xử lý là phải có yêu cầu của chủ thể có thẩm quyền. Theo đó, Tồ án dựa vào các căn cứ sau để giải quyết: Kết hôn vi phạm về độ tuổi, về sự tự nguyện, nhận thức và các điều kiện cấm kết hôn.

Thứ nhất, kết hôn vi phạm về độ tuổi luật định. Theo Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì để tham gia vào mối quan hệ hôn nhân, nam cần đủ 20 tuổi và nữ cần đủ 18 tuổi. Nếu một trong hai hoặc cả hai đều vi phạm vào độ tuổi luật định

<small>2 </small><i>Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Hơn nhân và Gia đình Việt Nam (tái bản có sửa đổi, bổ sung), Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật </i>

gia Việt Nam, trang 176.

4

sẽ xem như kết hôn trái pháp luật. Ngày nay với sự phát triển về văn hóa xã hội, việc vi phạm kết hơn về độ tuổi khơng cịn xảy ra q nhiều. Tuy nhiên, nó vẫn cịn tồn tại, do Việt Nam ta là một nước phương Đông chịu ảnh hưởng nhiều từ Nho

<i>giáo với những quan niệm lưu truyền như “nữ thập tam, nam thập lục” và quan</i>

niệm này vẫn được lưu truyền ở những vùng sâu, vùng xa, miền núi. Chính những quan niệm đó đã dẫn đến những khó khăn trong việc nhà nước đẩy mạnh xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, lỗi thời nên vẫn cịn một số mối quan hệ hơn nhân vi phạm về độ tuổi ở các vùng này.

Thứ hai, kết hôn vi phạm về sự tự nguyện. Căn cứ tại Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp <i><small>năm 2013 “Nam, nữ co</small></i>

<i><small>́ </small>quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện,tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau” và theo Điểm</i>

b Khoản 1 Điều 8 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 thì một trong hai bên hoặc cả hai bị ép buộc tham gia vào các cuộc hơn nhân có yếu tố cưỡng ép, lừa dối, tảo hôn, kết hôn giả tạo thì cũng được xếp vào kết hơn trái pháp luật. Đây là một điều khoản cực kì phù hợp, bởi vì sự tự nguyện có thể được coi như tiền đề của hôn nhân hạnh phúc. Một cuộc hôn nhân được xây dựng bằng sự tự nguyện, bằng tình u, khơng hề bị phụ thuộc vào ý chí của bất kì ai khác thì mới có thể trở thành hơn nhân hạnh phúc, hồn hảo, xây dựng lên một xã hội tiến bộ, phát triển. Tuy nhiên, sự tự nguyện là thuộc chủ quan của mỗi người nên người khác khó có thể suy đoán được và trên thực tế cơ quan hộ tịch khó hoặc thậm chí khơng thể xác định được sự vi phạm về điều kiện tự nguyện cho nên quy định này cịn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Thứ ba, người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn. Pháp luật Việt Nam không cho phép người mất năng lực hành vi dân sự kết hơn vì mục đích của hơn nhân là xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, chính vì thế, nếu những người này bị mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ khơng đảm bảo được mục đích của hơn nhân. Về định nghĩa người mất năng lực hành vi dân sự thì ta có thể hiểu một người được xem là mất năng lực hành vi dân sự là họ mắc các bệnh về tâm thần hoặc một số bệnh khác gây nên tình trạng khơng thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình theo Khoản 1 Điều 22 Bộ Luật Dân sự năm 2015. Lúc này, Tòa án sẽ ra quyết định người này mất năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận của giám định pháp y tâm thần. Tại thời điểm kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên bị mất năng lực hành vi dân sự thì cuộc hơn nhân này vi phạm điều kiện kết hôn theo Điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014. Tuy nhiên, ở đây vẫn còn một số bất cập, nếu như trong thời điểm kết hôn nam hoặc nữ hoặc cả đều đang mất năng lực hành vi dân sự nhưng vẫn chưa có quyết định tun bố của Tịa án về tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì họ có được phép kết hôn với nhau không? Và việc kết hơn đó có đúng với ý chí của người mất năng lực hành vi dân sự không?

5

Thứ tư, kết hôn vi phạm chế độ một vợ một chồng theo Điểm d Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Tức là người này đang trong một mối quan hệ hôn nhân hợp pháp khác nhưng vẫn xác lập thêm mối quan hệ hôn nhân khác. Ở đây cho ta thấy việc quản lý kết hôn ở một số địa phương vẫn cịn nhiều hạn chế, chưa có sự thống nhất, đồng thời việc quản lý còn chưa triệt để khiến cho tình trạng vi phạm này vẫn cịn tiếp tục tái phạm.

Thứ năm, vi phạm kết hôn là những người có cùng dịng máu trực hệ trong phạm vi ba đời được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 8 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014. Đây là hành vi bị cấm vì theo nhiều nghiên cứu khoa học việc kết hôn trong phạm vi cận huyết, ba đời có thể ảnh hưởng đến nòi giống về sau, đứa trẻ sinh ra có thể bị dị dạng, dị tật bẩm sinh hoặc mắc các bệnh nguy hiểm khác mặc dù vẫn có các trường hợp ngoại lệ. Cịn về mặt phong tục tập quán việc cấm kết hôn này sẽ giúp gìn giữ những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực văn hóa xã hội Việt Nam.

Thứ sáu, kết hôn vi phạm khi những người tham gia là cha, mẹ nuôi với con nuôi; những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; đã từng là bố dượng với con riêng của vợ; đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng; đã từng là bố chồng

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

với con dâu, đã từng là mẹ kế với con rể theo những trường hợp cấm kết hôn được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Khi những người kết hơn vi phạm vào các căn cứ trên thì Tồ án nhân dân có quyền ra quyết định hủy kết hơn trái pháp luật, đây được xem là hệ quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật.

<b>1.2.2. Chủ thể có thẩm quyền u cầu Tồ án huỷ việc kết hơn trái pháp luật </b>

Chủ thể có thẩm quyền u cầu Tồ án huỷ việc kết hơn trái pháp luật là những người có quyền yêu cầu Tồ án xử lý những mối quan hệ hơn nhân trái pháp luật và theo Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì chủ thể có thẩm quyền u cầu Tồ án huỷ kết hơn trái pháp luật gồm cá nhân và tổ chức theo luật định.

Đối với cá nhân: Cá nhân có thẩm quyền u cầu Tồ án huỷ việc kết hơn trái pháp luật do vi phạm điều kiện về sự tự nguyện phải là bên bị cưỡng ép, bị lừa dối khi kết hôn. Nhà làm luật quy định bên bị cưỡng ép, bị lừa dối khi kết hôn phải tự mình u cầu Tồ án huỷ kết hôn trái pháp luật. Quy định này của nhà lập pháp nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt của hai bên chủ thể khi tham gia vào việc kết hôn và nhằm loại trừ khả năng dù bị cưỡng ép hay bị lừa dối nhưng mục đích của hôn nhân vẫn đạt được. Đối với mối quan hệ hôn nhân trái pháp luật do vi phạm về chế độ một vợ một chồng thì cá nhân có thẩm quyền u cầu Tồ án huỷ kết hơn trái pháp luật là vợ, chồng của người đang có gia đình mà kết hơn với người khác và đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật do vi phạm về độ tuổi,

6

về người mất năng lực hành vi dân sự, về người kết hôn trong dòng máu trực hệ trong phạm vi ba đời và về kết hôn giữa cha mẹ nuôi hoặc đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, đã từng là bố dượng với con riêng của vợ; đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng; đã từng là bố chồng với con dâu, đã từng là mẹ kế với con rể thì cá nhân có thẩm quyền u cầu Tồ án huỷ kết hôn trái pháp luật là cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật. Do để bảo vệ quyền lợi của họ và của người thân nên theo pháp luật hôn nhân và gia đình thì những chủ thể thứ ba này cũng có quyền u cầu Tồ án huỷ kết hơn trái pháp luật trong một số trường hợp nhất định như đã nêu trên.

Đối với tổ chức: Các tổ chức có thẩm quyền u cầu Tồ án huỷ kết hơn trái pháp luật theo Điểm b, c, d Khoản 2 Điều 10 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 là: cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

liên hiệp phụ nữ.

<b>1.3. Tiểu kết chương I </b>

Hôn nhân được xem như cơ sở để tạo nên gia đình, mỗi gia đình lại là một viên gạch của xã hội, khi các viên gạch này đi theo những lề lối đúng đắn được vạch ra từ trước thì ngơi nhà xã hội sẽ vững chắc, trật tự. Còn chẳng may, có những viên gạch khơng phù hợp, thì hệ quả khơng chỉ ảnh hưởng chính viên gạch đó mà cịn ảnh hưởng đến cả ngơi nhà chung, hệ lụy kéo theo có thể ảnh hưởng từ nhỏ đến lớn. Nên việc kiểm soát, đưa những viên gạch sai quay trở lại với quy tắc đúng đắn là điều hoàn toàn cần thiết, và việc ra các quyết định về việc hủy kết hôn trái pháp luật là một chế tài phù hợp, cấp thiết thể hiện sự phủ nhận của nhà nước với cuộc hôn nhân đó, giúp đảm bảo kỷ cương xã hội, gia tăng pháp chế xã hội chủ nghĩa.

7

<b>CHƯƠNG II: HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA QUYẾT ĐỊNH HUỶ KẾT HÔNTRÁI PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾTCÁC VẤN ĐỀ VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM TA. 2.1. Hậu quả pháp lý của quyết định huỷ kết hôn trái pháp luật </b>

<b>2.1.1. Hậu quả pháp lý về quan hệ nhân thân </b>

<i>Theo Khoản 1 Điều 12 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 “Khi việc kếthôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hơn phải chấm dứt quan hệ như vợchồng”. Nghĩa là, lúc này pháp luật phủ nhận mối quan hệ vợ chồng giữa hai</i>

người. Về nguyên tắc, nhà nước không thừa nhận hai người kết hôn trái pháp luật là vợ chồng, do đó giữa họ khơng tồn tại quyền và nghĩa vụ nhân thân, cho nên kể từ ngày quyết định huỷ kết hôn trái pháp luật của Tồ án có hiệu lực pháp luật thì hai người phải chấm dứt quan hệ vợ chồng đồng thời chấm dứt cuộc sống chung trái pháp luật. Hệ quả pháp lý này hoàn toàn khác với hệ quả pháp lý của ly hôn. Về ly hôn, pháp luật sẽ khơng cịn cơng nhận mối quan hệ vợ chồng của nam và nữ trong tương lai; còn với hủy kết hơn trái pháp luật thì pháp luật khơng công nhận mối quan hệ này từ lúc bắt đầu cho tới thời điểm ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tức là với pháp luật giữa hai người này từ quá khứ tới hiện tại chưa từng phát sinh và tồn tại mối quan hệ vợ chồng, như vậy những nghĩa vụ về nhân thân, quyền và nghĩa vụ giữa các bên cũng khơng cịn hợp pháp.

Khi Tồ án tun bố huỷ kết hơn trái pháp luật thì hai bên phải chấm dứt ngay quan hệ như vợ chồng và sau khi có tun bố của Tồ thì tuỳ vào điều kiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

kết hôn họ đã vi phạm mà hai bên có thể kết hơn với nhau hoặc khơng được phép. Đây cũng là vấn đề cịn nhiều thử thách, việc khó khơng ở chỗ các bên phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng mà khó ở chỗ thực hiện quyết định của Tịa án. Một số cặp vợ chồng kết hôn trái pháp luật vì nhiều lý do như tình yêu, sự phù hợp, hài hòa về tinh thần nên khi Tòa án ra quyết định chấm dứt việc sống chung như vợ chồng nhưng mối quan hệ về tình cảm, tinh thần của họ vẫn cịn và vì thế các bên vẫn quan tâm chăm sóc lẫn nhau, cố gắng ở bên nhau. Kiến nghị với những trường hợp này cần có thêm những chế tài phù hợp để việc thi hành hủy kết hôn trái pháp luật được thực thi một cách có hiệu quả trên thực tiễn chứ không chỉ là một điều luật mang tính hình thức.

<b>2.1.2. Hậu quả pháp lý về việc chia tài sản </b>

Theo Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc chia tài sản sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên, nếu như các bên không thỏa thuận hay thỏa thuận không thành thì sẽ do Tịa án quyết định. Lúc này, do hai bên kết hôn trái pháp luật nên tài sản mà họ cùng nhau tạo ra trong thời kì chung sống khơng phải là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng mà là tài sản thuộc sở hữu chung theo phần cho nên tài sản riêng của ai

8

thì sẽ thuộc về người đó, để biết đó có phải tài sản riêng hay không các bên cần phải đưa ra được các căn cứ để chứng minh tài sản đó đúng là tài sản riêng của mình, nếu khơng đưa ra được chứng cứ thuyết phục đó là tài sản riêng của mình thì phần tài sản đó sẽ được đưa vào tài sản chung và tài sản chung sẽ được chia theo sức đóng góp tạo lập của mỗi bên, nếu không xác định được công sức đóng góp của mỗi bên thì tài sản chung sẽ được chia đôi. Tuy nhiên, khi giải quyết về việc chia tài sản thì phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; cơng việc nội trợ và cơng việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung, những cơng việc đó cũng được coi là lao động có thu nhập.<small>3 </small>Như vậy ta có thể thấy, với trường hợp chia tài sản riêng của hủy kết hôn trái pháp luật có phần giống với chia tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn.

Với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về cơ bản là giống nhau về khái niệm, căn cứ nhưng pháp luật hơn nhân và gia đình hiện hành đã có điểm mới, phù hợp hơn so với Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam của những năm trước đây. Đó là việc bổ sung thêm quy định về việc bảo vệ quyền của người phụ nữ và con cái trong quan hệ tài sản. Pháp luật Việt Nam đã bổ sung công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để có thể giúp duy trì đời sống chung giữa hai vợ chồng

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

cũng được xem như lao động có thu nhập và là một phần căn cứ chia tài sản giữa họ theo Khoản 2 Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo em, đây là một sự thay đổi mang ý nghĩa nhân văn rất lớn vì trong cuộc sống gia đình, người phụ nữ ln có phần thiệt thịi hơn, họ phải mang thai, chăm con, chăm lo nhà cửa... nhờ có người phụ nữ chăm lo và giữ gìn nhà cửa thì người đàn ơng mới có thể đi làm và kiếm thu nhập để cuộc sống vợ chồng mới có thể dễ dàng hơn. Cho nên nếu chỉ tập trung vào khía cạnh người chồng tạo ra thu nhập chính nhiều hơn thì sẽ chia tài sản chung cho người chồng nhiều hơn thì cịn chưa hợp lý.

<b>2.1.3. Hậu quả pháp lý về quan hệ cấp dưỡng </b>

Về quyền lợi của con chung: Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con khi bị hủy kết hôn trái pháp luật sẽ không bị thay đổi, bởi vì pháp luật Việt Nam quy định quyền và nghĩa vụ của con không bị phụ thuộc và hơn nhân của cha mẹ, hơn nhân có hợp pháp hay khơng, cịn tồn tại hay khơng cịn tồn tại đều khơng ảnh hưởng. Khi Tịa án ra quyết định hủy kết hơn trái pháp luật thì quyền lợi của con sẽ được giải quyết như trường hợp ba mẹ ly hôn theo Khoản 2 Điều 12 và Điều 15 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014, theo đó cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ, chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động tạo ra tài sản để tự nuôi mình theo quy định của pháp luật hiện hành. Như vậy có thể thấy, dù cho quan hệ hơn nhân của cha mẹ là trái với pháp luật nhưng quyết định huỷ kết hôn trái pháp

<small>3 </small><i>Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Hơn nhân và Gia đình Việt Nam (tái bản có sửa đổi, bổ sung), Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật </i>

gia Việt Nam, trang 184.

9

luật của Tồ án khơng làm ảnh hưởng đến quyền của cha mẹ đối với con và khi huỷ kết hơn trái pháp luật thì vấn đề con chung được giải quyết như vợ chồng ly hôn để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con. Việc ra những quy định bảo đảm về quyền và lợi ích của con sẽ giúp cho đứa trẻ có thể phát triển một cách bình thường từ thể chất đến tinh thần. Bởi dù sao, mục đích của quyết định hủy kết hơn trái pháp luật khơng những là sự răn đe mà cịn là vì sự bảo vệ về quyền và lợi ích của con cái hay nói rộng hơn là sự ổn định của toàn xã hội.

Đối với quan hệ cấp dưỡng giữa hai bên nam nữ: Do họ không phải là vợ chồng nên mối quan hệ cấp dưỡng không được đặt ra. Tuy nhiên, nếu các bên tự

</div>

×