Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Cơ sở lý luận và thực tiễn về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.77 KB, 10 trang )

ĐỀ BÀI TẬP NHÓM SỐ 1
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật
Mục lục
A. Lời nói đầu
B. Nội dung
I. KHÁI QUÁT VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
1. Kết hôn trái pháp luật
2. Hủy kết hôn trái pháp luật
II. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
2.1. Hậu quả pháp lý về quan hệ nhân thân
2.2. Hậu quả pháp lý về việc chia tài sản
2.3. Hậu quả pháp lý về quan hệ giữa cha mẹ và con
III. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KẾTT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
1. Những vụ việc thực tế và cách giải quyết của Tòa án
2. Những vướng mắc, bất cập còn tồn tại và hướng hoàn thiện vấn đề kết hôn trái pháp luật ở nước ta
C. Kết luận
1
A. Lời nói đầu
Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội luôn được các nhà triết học, xã hội học, luật học
nghiên cứu, là một hình thái đặc biệt của quan hệ con người, nó không chỉ phản ánh các giá trị của một chế
độ xã hội nhất định mà còn là kết quả chung thể hiện sự tiến bộ, văn minh của quốc gia đó. Hôn nhân là cơ
sở của gia đình , còn gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp chặt chẽ hài hòa lợi ích của mỗi công
dân, Nhà nước và xã hội.
Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình trong đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước ta
luôn luôn dành sự quan tâm to lớn đối với vấn đề hôn nhân và gia đình.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, do ảnh hưởng của
phong tục tập quán lạc hậu, ảnh hưởng xấu của chế độ hôn nhân gia đình tư sản, do ý thức pháp luật của
quần chúng còn hạn chế, trình độ dân trí thấp, việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với quan hệ
hôn nhân và gia đình ở nhiều địa phương còn nhiều hạn chế....đã khiến cho việc kết hôn trái pháp luật vẫn
không ngừng tồn tại, đặc biệt là ở những vùng có dân trí thấp.
Vấn đề này là một hiện tượng nan giải, xảy ra khá phổ biến ở nước ta, là một vấn đề thực tế yêu


cầu các nhà làm luật , áp dụng luật cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận
và thực tiễn của vấn đề, nhóm em xin lựa chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ hơn những vướng
mắc còn tồn tại trong đời sống hôn nhân, đặc biệt là vấn đề kết hôn trái pháp luật. Mặc dừ đã cố gắng,
nhưng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy
cô để bài làm được hoàn thiện hơn.
B. Nội dung
I. KHÁI QUÁT VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
1. Kết hôn trái pháp luật
Về khái niệm, kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ, chồng có đăng ký kết hôn
nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định, cụ thể là vi phạm một trong các quy định tại Điều
9, 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: ( NÓI CỤ THỂ VỀ KHOẢN 5 DIỀU 8). CỤ THỂ:
Điều 9. Điều kiện kết hôn
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai
được cưỡng ép hoặc cản trở;
3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.
2
Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
1. Người đang có vợ hoặc có chồng;
2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu,
mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
5. Giữa những người cùng giới tính.
2. Hủy kết hôn trái pháp luật
Hôn nhân là cơ sở của gia đình, “là một trong những hành vi nhân loại mà xã hội quan tâm hơn cả nên cần
phải được điều tiết bằng các đạo luật”, bởi lẽ “hậu quả của hôn nhân có liên quan đến tài sản, đến điều lợi
của đôi bên vợ chồng, tất cả những gì liên quan đến cái gia đình mới lập, đến gia đình gốc của đôi bên, đến

những việc mà hôn nhân phải tạo ra . . . thì đều liên quan đến các điều luật”. Vì vậy, hôn nhân phải tuân
theo các điều kiện mà các đạo luật quy định về vấn đề hôn nhân đặt ra. Hôn nhân không tuân thủ các điều
kiện đó thì đương nhiên nó đã không phù hợp với mối quan tâm chung của xã hội và vì vậy hôn nhân đó
được coi là trái pháp luật (hay còn gọi là hôn nhân vô hiệu). Sự tồn tại của những quan hệ hôn nhân đó
không những không đem lại những quyền lợi và lợi ích cho các cá nhân, cho xã hội mà nó còn xâm hại
nghiêm trọng đến những quyền lợi và lợi ích đó. Vì vậy cần có những biện pháp chế tài cần thiết đối với
những cá nhân đã xác lập hôn nhân trái pháp luật. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định căn cứ của
việc kết hôn trái pháp luật và biện pháp hủy hôn nhân trái pháp luật chính là nhằm thực hiện biện pháp chế
tài đó, bảo đảm kỷ cương xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Hủy việc kết hôn trái pháp luật là biện pháp xử lý đối với những trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết
hôn nhắm bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
II. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
Khi Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, những hậu quả pháp lý đương nhiên se xảy ra và cần giải quyết
là:
2.1. Hậu quả pháp lý về quan hệ nhân thân:
Về nguyên tắc, khi hôn nhân bị coi là trái pháp luật thì Nhà nước không thừa nhận hai người trong
quan hệ hôn nhân là vợ, chồng. Do đó, kể từ thời điểm các bên bắt đầu chung sống cho đến khi Tòa án hủy
việc kết hôn trái pháp luật thì hai người chưa từng phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng hợp pháp, nghĩa là
giữa hai bên không phát sinh về quyền và nghĩa vụ về nhân thân như vợ, chồng hợp pháp. Vì vậy, "khi việc
kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ, chồng" (Khoản 1 Điều 17)
3
Kể từ ngày quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì hai người phải
chấm dứt cuộc sống chung trái pháp luật đó.
Như vậy, nếu trước khi Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, hai bên đã thực hiện các quyền và
nghĩa vụ về nhân thân như quan hệ giữa vợchồng với nhau,thì khi có quyết định của Tòa án về hủy việc kết
hôn trái pháp luật, các bên phải chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về nhân thân với nhau. Tuy nhiên, trong
thực tế việc các bên thực sự chấm dứt quan hệ nhân thân với nhau sau khi bị hủy hôn nhân trái pháp luật rất
khó thực hiện. Bởi lẽ, quan hệ nhân thân giữa các bên là quan hệ tình cảm, là lợi ích về tinh thần. Việc Tòa
án quyết định họ phải chấm dứt cuộc sống chung không có nghĩa là họ chấm dứt luôn mối quan hệ tình
cảm( trừ trường hợp người bị lừa dối, cưỡng ép mà tự nguyện từ bỏ hôn nhân trái pháp luật). Vì vậy, rất

nhiều trường hợp khi Tòa án đã hủy việc kết hôn trái pháp luật nhưng các bên vẫn duy trì mối quan hệ tình
cả, vẫn yêu thương chăm sóc lẫn nhau. Thiết nghĩ, đối với những trường hợp này, pháp luật cần có những
chế tài cụ thể thì quyết định hủy hôn trái pháp luật của Tòa án mới có hiệu lực thi hành trong thực tế.
2.2. Hậu quả pháp lý về việc chia tài sản
Khoản 3 Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: " Tài sản được giải quyết theo
nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả
thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp
của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con".
Do hai người kết hôn trái pháp luật nên giữa họ không phát sinh quan hệ vợ chồng. Vì vậy, tài sản
mà họ tạo ra trong thời gian chung sống không phải là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
Nếu những người trong hôn nhân trái pháp luật có tài sản riêng thì khi Tòa án hủy hôn nhân của
họ, tài sản riêng của ai vẫn thuộc về người ấy. Tuy nhiên người có tài sản riêng phải chứng minh tài sản đó
là của riêng mình. Nếu người đó không chứng minh được tài sản là của riêng mình thì tài sản đó được coi
tài sản chung và được đem chia. Như vậy, đối với tài sản riêng thì giải quyết giống như trường hợp vợ
chồng ly hôn.
Dung: Tôi cũng xin nói thêm về vấn đề này là:Việc căn cứ vào "công sức đóng góp của mỗi bên" để chia tài
sản chung trong việc hủy hôn nhân trái pháp luật hoàn toàn khác với việc chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn là không dựa trên nguyên tắc" lao động trong gia đình được coi như lao động sản xuất". Cho nên,
khi chia tài sản trong trường hợp hủy hôn nhân trái pháp luật, người phụ nữ thường là người phải chịu thiệt
thòi , nhất là khi họ phải mang thai, nuôi con, làm nội trợ chăm sóc gia đình...Chính vì vậy, khi chia tài sản
chung, cần ưu tiên bảo vệ quyền lơi chính đáng của phụ nữ và con.
Vậy còn Hậu quả pháp lý về quan hệ giữa cha mẹ và con thì sao? Xin mời bạn..... sẽ nói rõ hơn cho chúng ta
hiểu về vấn đề này.
Bạn.....:
4
Quan hệ giữa cha mẹ và con được pháp luật hôn nhân và gia đình quy định không phụ thuộc vào
hôn nhân của cha, mẹ có hợp pháp hay không, còn tồn tại hay chấm dứt. Vì vậy, hai người kết hôn trái pháp
luật tuy không phải là vợ chồng nhưng vẫn là cha và mẹ của con chung. Khi Tòa án hủy việc kết hôn trái
pháp luật thì" quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn"( Khoản 2 Điều 17 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000).

Như vậy, khi hai người còn chung sống, họ cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con chung. Khi quan hệ
giữa họ bị buộc phải chấm dứt , họ không thể cùng nhau nuôi dạy con chung nhưng mọi quyền và nghĩa vụ
của họ đối với con chung vẫn được đảm bảo.
Việc hủy kết hôn trái pháp luật, vấn đề con chung được giải quyết như khi vợ chồng ly hôn là
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Vì vậy vấn đề cần đặt ra là giao con chưa thành niên cho ai
trực tiếp chăm sóc? người không được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng sẽ có những quyền và nghĩa vụ gì ?
Tòa án nhân dân phải căn cứ vào điều kiện thực tế của các bên đương sự và căn cứ vào các quy định pháp
luật để giải quyết cho hợp tình hợp lý. ( Căn cứ vào Điều 92, 93,và 94 Luật Hôn nhân gia đình):
Điều 92 luật hôn nhân và gia đình quy định:. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con
sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành
niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài
sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với
con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền
lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp
nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi
con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín
tuổi trở lên.
Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó
thực hiện quyền này.
5

×