Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài thu hoạch mô Đun 6 xây dựng van hoa trong nha truong thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.93 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MÔ ĐUN 6: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG THCSHọ và tên người viết bài thu hoạch: Hồng Vĩnh Linh</b>

<b>Chức danh: TTCM</b>

<b>Tổ chun mơn: Khoa học tự nhiênTrường: PTDTBT THCS Hưng Đạo</b>

<b>I. Tên chuyên đề (Mơ đun): Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THCSII. Nội dung chuyên đề</b>

<b>Nội dung 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HĨA NHÀ TRƯỜNG VÀ VAI TRỊ CỦA GIÁOVIÊN, HỌC SINH TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌCCƠ SỞ</b>

<b>1. Khái quát về văn hóa nhà trường trung học cơ sở</b>

<i><b>Văn hố nhà trường</b></i>

Văn hóa nhà trường là một dạng của văn hóa tổ chức, tuy nhiên VHNT là một loại hình tổ chức đặc thù mang tính chất hành chính - sư phạm. Nhà trường là nơi chuyển giao và tiếp nhận kinh nghiệm xã hội, là nơi hình thành và phát triển các tố chất, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người. Văn hố nhà trường mang đầy đủ đặc tính của văn hố tổ chức, đồng thời có những đặc trưng riêng, cụ thể như sau:

Văn hoá nhà trường là “một dòng chảy ngầm của những chuẩn mực, giá trị, niềm tin, truyền thống và nghi lễ được hình thành theo thời gian do con người làm việc cùng nhau, giải quyết các vấn đề và đối mặt với các thách thức… định hình suy nghĩ, cảm xúc

và hành động của con người trong nhà trường,… tạo cho nhà trường sự khác biệt” 3.

Văn hóa nhà trường là tổng hịa của nhiều thành tố hữu hình và vơ hình. Nhìn chung, có thể phân chia chúng thành hai loại hình giá trị, đó là giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý..., bầu khơng khí tâm lý; thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử... được xem là tốt đẹp và được các thành viên trong nhà trường chấp nhận.

Như vậy, văn hóa nhà trường là tập hợp các chuẩn mực, giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử... tạo nên đặc trưng của một trường học và tác động đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trường4.

<b>Văn hoá nhà trường trung học cơ sở</b>

Nằm trong hệ thống giáo dục phổ thông của Việt Nam, THCS là cấp học trung gian sau cấp tiểu học (cấp 1) và trước cấp trung học phổ thông (cấp 3), kéo dài từ lớp 6 đến lớp 9, có mục tiêu “giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hồn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động” 5.

Văn hóa nhà trường THCS gắn liền với đặc trưng nhà trường ở cấp THCS. Nó gắn liền với mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục của cấp học, đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS, và các tiêu chuẩn đối với nhà giáo ở cấp THCS. Đặc thù của cấp học THCS cũng tạo nên những đặc điểm riêng trong hệ thống chuẩn mực, niềm tin, hệ giá trị, hành vi ứng xử… của các thành viên. Được hình thành, xây dựng trong quá trình phát triển của nhà trường, văn hóa nhà trường THCS cũng tạo nên tính đặc thù trong các giá trị vật chất và tinh thần

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

của nhà trường.

Tóm lại, văn hóa nhà trường THCS là khái niệm chỉ tổng thể các chuẩn mực, giá trị, niềm tin, hành vi ứng xử... đặc trưng của một nhà trường THCS, được hình thành

trong quá trình phát triển của nhà trường, làm nên giá trị và bản sắc của nhà trường.

<i><b>2. Các thành tố của văn hóa nhà trường trung học cơ sở</b></i>

Khẩu hiệu, phương châm làm việc Sứ mệnh Kiến trúc, không gian, cảnh quan Mục tiêu

Các hoạt động văn hóa, học tập … Phong cách lãnh đạo và phong cách làm việc Hành vi ứng xử của các thành viên

Phương pháp truyền thơng …..

<i><b>3. Vai trị của văn hóa nhà trường trung học cơ sở</b></i>

<i>a. Vai trò của văn hóa nhà trường với nội bộ nhà trường</i>

<i>- Văn hố nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục</i>

<i>- Văn hoá nhà trường tạo động lực làm việc cho người dạy, động cơ học tập ngườihọc</i>

<i>- Văn hóa nhà trường giúp điều chỉnh hành vi</i>

<i>- Văn hóa nhà trường giúp giải quyết mâu thuẫn và xung độtb. Vai trò của văn hóa nhà trường với mơi trường bên ngồi</i>

<i>- Văn hóa nhà trường là nền tảng giúp nhà trường thích ứng với mơi trường và bối cảnh</i>

<i>- Văn hóa nhà trường nâng cao uy tín, thương hiệu nhà trường</i>

<i>c. Nhận diện những biểu hiện của văn hóa nhà trường tích cực và những biểu hiện tiêu cựctrong văn hóa nhà trường</i>

<i>* Những biểu hiện của văn hoá nhà trường tích cực, lành mạnh</i>

- Ni dưỡng bầu khơng khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau; - Mỗi cán bộ, giáo viên đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, ln có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học;

- Coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hồn thành cơng việc và công nhận sự thành công của mỗi người;

- Nhà trường có những chuẩn mực để ln ln cải tiến, vươn tới; - Sáng tạo và đổi mới;

- Khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học; Giáo viên được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động của nhà trường;

- Khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm; - Chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn;

- Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm;

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

- Chia sẻ tầm nhìn;

- Nhà trường thể hiện sự quan tâm, có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lơi kéo cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề của giáo dục…

<i>* Những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh (phi văn hoá) trong nhà trường</i>

- Sự buộc tội, đổ lỗi cho nhau;

- Sự kiểm soát quá chặt chẽ đánh mất quyền tự do và tự chủ của cá nhân; - Quan liêu, nguyên tắc một cách máy móc;

- Trách mắng học sinh;

- Thiếu sự động viên khuyến khích; - Thiếu sự cởi mở, thiếu sự tin cậy;

- Thiếu sự hợp tác, thiếu sự chia sẻ học hỏi lẫn nhau;

- Mâu thuẫn, xung đột nội bộ không được giải quyết kịp thời…

<i><b>4. Định hướng xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sởa) Các căn cứ để xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở</b></i>

<i><b>Căn cứ pháp lý</b></i>

Xây dựng văn hóa nhà trường THCS cần căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn của các cấp quản lý liên quan đến cấp học. Vì tầm quan trọng của việc xây dựng văn hố nhà trường, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý giáo dục các địa phương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo. Các văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý cho ngành Giáo dục và các nhà trường triển khai xây dựng văn hoá nhà trường.

Ở cấp trung ương, ngoài Luật Giáo dục (Luật số 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019), Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường THCS, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học, cịn có các văn bản tiêu biểu dưới đây: Công văn số 282/BGĐT- CTHSSV ngày 25/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đẩy mạnh xây dựng mơi trường văn hóa nhà trường; Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án xây dựng văn hoá ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”; Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng, chống bạo lực học đường; Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh

trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo...

Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật đã chỉ rõ những hạn chế của việc xây dựng văn hóa nhà trường hiện nay, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý để xây dựng văn hóa nhà trường nói chung cũng như trên các mặt cụ thể như mơi trường văn hố, văn hố ứng xử, đạo đức nhà giáo, đạo đức học sinh… Đó là cơ sở quan trọng để các nhà trường THCS xây dựng văn hố nhà trường.

<i><b>Căn cứ khoa học</b></i>

Xây dựng văn hóa nhà trường THCS còn phải căn cứ trên cơ sở khoa học như khoa học

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

tâm lý (tâm lý lứa tuổi THCS, tâm bệnh học…), khoa học giáo dục (mục tiêu, đối tượng, bản chất, các thành tố, quy luật của giáo dục…), khoa học quản lý (mục tiêu quản lý cấp học, nguyên tắc, chức năng,các phương pháp, hình thức, phương tiện quản lý, chủ thể quản lý…) và thành tựu của các cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan đến xây dựng văn hóa nhà trường THCS đã được cơng bố.

<i><b>Căn cứ thực tiễn</b></i>

Ngoài ra, xây dựng VHNT THCS cũng cần căn cứ vào thực tiễn của địa phương và thực tiễn của từng trường. Trên thực tế, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của địa phương (Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo), các trường THCS đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến những nội dung về xây dựng văn hoá nhà trường.

<i><b>b) Nội dung xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáodục hiện nay</b></i>

<i><b>Các yếu tố tác động đến xây dựng văn hóa nhà trường THCS</b></i>

<i>- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế tồn cầu hóa- Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương</i>

<i>- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo</i>

<i>- Việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng quốc gia 2018</i>

<i><b>Nội dung xây dựng văn hóa nhà trường Trung học cơ sở</b></i>

<i>- Xây dựng, quảng bá giá trị cốt lõi và hình thành hệ thống chuẩn mực của nhà trường- Xây dựng niềm tin vào giá trị cốt lõi</i>

<i>- Xây dựng môi trường giao tiếp hiệu quả</i>

<i>- Tổ chức các sự kiện, nghi lễ phù hợp với yêu cầuthời đại, địa phương và nhà trường- Nghiên cứu Chương trình giáo dục phổ thơng quốc gia, chương trình GD và nội dunggiáo dục địa phương cấp THCS.</i>

<i><b>5. Định hướng cách thức xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường trung học cơ sở</b></i>

Có nhiều mơ hình xây dựng văn hóa nhà trường đã được đề xuất, tài liệu này chỉ gợi ý cách thức xây dựng văn hóa nhà trường dựa trên cơ sở mơ hình xây dựng văn hóa tổ chức gồm 11 bước (do Heifetz và Hagberg<small>15</small> đề xuất như sau:

1) Tìm hiểu mơi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển của nhà trường trong tương lai xem những yếu tố nào có ảnh hưởng tích cực làm thay đổi chiến lược phát triển của tổ chức nhà trường.

2) Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành cơng.

3) Xây dựng tầm nhìn - một bức tranh lí tưởng trong tương lai - mà nhà trường sẽ vươn tới.

4) Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cần thay đổi. 5) Tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp làm gì và làm thế nào để thu hẹp khoảng cách của những giá trị văn hóa hiện có và văn hóa tương lai của nhà trường.

6) Xác định vai trò lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi và phát triển VHNT.

7) Soạn thảo một kế hoạch, một phương án hành động cụ thể, chi tiết tới từng việc, từng người, phù hợp với các điều kiện thời gian và nguồn lực khác để có thể thực thi được kế hoạch đó.

8) Phổ biến nhu cầu thay đổi, viễn cảnh tương lai để mọi người cùng chia sẻ, từ đó, động viên tinh thần, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường có sự đồng thuận, hiểu rõ vai trị, vị trí, quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc nỗ lực tham gia

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

xây dựng, phát triển văn hóa mới cho nhà trường.

9) Giúp cho mọi người, mọi bộ phận nhận rõ những trở ngại của sự thay đổi một cách cụ thể, từ đó, động viên, khích lệ các cá nhân mạnh dạn từ bỏ thói quen cũ khơng tốt, chấp nhận vất vả để có sự thay đổi tích cực hơn.

10) Thể chế hóa, mơ hình hóa và củng cố, cải thiện liên tục sự thay đổi văn hóa; coi trọng việc xây dựng và động viên mọi người noi theo các hình mẫu lí tưởng phù hợp với mơ hình văn hóa nhà trường đang hướng tới.

<b>Nội dung 2: XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA NHÀ TRƯỜNG,LỚP HỌC; XÂY DỰNG NIỀM TIN CHO HỌC SINH, ĐỒNG NGHIỆP VÀO GIÁTRỊ CỐT LÕI CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ</b>

<b>1. Tham gia xây dựng giá trị cốt lõi của nhà trường, lớp học ở trường trung học cơ sởKhái niệm giá trị cốt lõi: Giá trị cốt lõi của nhà trường là hệ thống các quan niệm,</b>

nguyên tắc cơ bản mang tính bền vững của một nhà trường. Những nguyên tắc này là nền tảng, chuẩn mực cho toàn bộ hành vi ứng xử ở nhà trường; định hướng những quyết định; hoạt động, mối quan hệ trong và ngoài nhà trường.

<i><b>Cơ sở xác định giá trị cốt lõi của nhà trường THCS</b></i>

<i>- Dựa vào bối cảnh xã hội, mục tiêu giáo dục và các văn bản chỉ đạo cấp THCS Thứnhất, văn hóa nhà trường chính là sự cụ thể hóa, hiện thực hóa mục tiêu</i>

<i>- Căn cứ vào thực trạng, truyền thống văn hóa nhà trường- Căn cứ vào truyền thống văn hóa địa phương</i>

<i>- Căn cứ vào những quy tắc để xây dựng giá trị cốt lõi của nhà trường</i>

<i><b>Cách thức xây dựng giá trị cốt lõi của nhà trường THCS</b></i>

Giáo viên tại các trường THCS có nhiệm vụ tham gia xây dựng giá trị cốt lõi của nhà trường. Giáo viên cần hiểu các bước xây dựng vì chính họ sẽ là lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục và xây dựng mơi trường văn hóa trong nhà trường. Các bước đó là:

<i><b>2. Tham gia quảng bá giá trị cốt lõi của nhà trường trung học cơ sởMục đích quảng bá các giá trị cốt lõi</b></i>

<i>- Giúp các thành viên trong và ngoài nhà trường hiểu về các giá trị cốt lõi</i>

<i>- Giúp các thành viên nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong xây dựng, pháthuy giá trị cốt lõi</i>

<i><b>Yêu cầu của việc quảng bá các giá trị cốt lõi</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>- Cần quảng bá tới nhiều đối tượng- Nội dung quảng bá chính xác, thiết thực</i>

<i>- Việc quảng bá cần thực hiện đa dạng về hình thức- Cần đảm bảo tính mơ phạm, chuyên nghiệp, hấp dẫn</i>

<i><b>Cách thức thực hiện quảng bá</b></i>

Quảng bá giá trị cốt lõi của nhà trường THCS có thể được thực hiện thơng qua các hình thức truyền thống cũng như tận dụng các phương tiện truyền thông hiện đại; trong môi trường thực cũng như môi trường ảo.

Các giá trị cốt lõi có thể được cơng bố, trình bày trên hệ thống ap phích, poster, băng rơn tại những địa điểm dễ tiếp cận trong và bên ngoài khn viên trường học.

Các giá trị cốt lõi có thể được thể hiện, quảng bá thông qua các cuộc thi như vẽ tranh; thuyết trình... ; lồng ghép vào các nghi lễ như: cuộc thi, hội diễn có các chủ đề khác nhau... Những người quản lí các trường học có thể sử dụng nghi lễ như một cơ hội quan trọng để giới thiệu về những giá trị cốt lõi của nhà trường. Các nghi lễ gồm các loại như: khai mạc, giới thiệu thành viên; lễ phát phần thưởng; sinh hoạt chuyên môn; lễ tết, liên hoan...

Giá trị cốt lõi có thể được lồng ghép vào các biểu tượng (logo) của nhà trường. Các biểu tượng có sức mạnh to lớn vì chúng tạo điểm nhấn chính là thơng điệp qua trọng nhất mà nhà trường hướng tới. Việc lồng ghép khéo léo giá trị cốt lõi vào các biểu tượng cũng là một cách quảng bá hiệu quả, dễ xác định.

Các ấn phẩm sử dụng trong trường học có thể là nơi để tuyên bố các giá trị cốt lõi. Ấn phẩm có thể gồm: báo cáo thường niên, tài liệu chép tay, đánh máy về lịch sử, truyền thống của nhà trường, sổ vàng truyền thống, ấn phẩm định kì hay đặc biệt, tài liệu quảng cáo

<i>giới thiệu về nhà trường... Các tài liệu này giúp phổ biến, tuyên truyền giá trị cốt lõi tới các</i>

thành viên trong và ngoài nhà trường.

<b>3. Tham gia xây dựng niềm tin cho học sinh, đồng nghiệp vào các giá trị cốt lõi trongnhà trường trung học cơ sở</b>

<i><b>Tham gia nâng cao nhận thức cho học sinh và đồng nghiệp về giá trị cốt lõiTạo động lực, hình thành thói quen thực hiện giá trị cốt lõi cho học sinh vàđồng nghiệp trong nhà trường</b></i>

<i><b>Tham gia đưa những giá trị cốt lõi vào chương trình hành động của nhàtrường, lớp học</b></i>

- Xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường

<i>- Xây dựng phong cách dạy học và phong cách làm việc của GV- Xây dựng văn hoá ứng xử</i>

<i>- Xây dựng văn hóa giảng dạy và học tập</i>

<i>- Xây dựng cảnh quan, không gian, cơ sở vật chất nhà trường, lớp học</i>

<b>Nội dung 3: XÂY DỰNG, THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰCHIỆN KẾ HOẠCH XÂY DỰNG MƠI TRƯỜNG VĂN HĨA LÀNH MẠNH, THÂNTHIỆN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ</b>

<i><b>1. Lập kế hoạch xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường trung họccơ sở</b></i>

<b>Môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường trung học cơ sở: mơi</b>

trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường THCS là một môi trường giáo dục tích cực, có nền tảng giá trị văn hóa được thiết lập trên mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng giữa các

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

thành viên. Ở đó, học sinh THCS được học tập và tham gia các hoạt động vui chơi, văn nghệ, thể dục, thể thao… phù hợp với độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lí; được tạo điều kiện tối đa để phát triển phẩm chất, năng lực qua các hoạt động giáo dục.

<i><b>Tham gia lập kế hoạch xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường trung học cơ sở</b></i>

<i>- Phân tích thực trạng</i>

<i>- Xác định mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện- Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường</i>

<i><b>2. Thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trườngtrung học cơ sở</b></i>

<i><b>a) Định hướng chung</b></i>

<i><b>Các tổ/nhóm chuyên môn</b></i>

Dựa trên đặc điểm của trường THCS, lựa chọn các chủ đề xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện để lồng ghép vào KHGD của nhà trường theo định hướng của Chương trình GDPT 2018; dự báo những thuận lợi, khó khăn và đề xuất những giải pháp giải quyết khó khăn khi thực hiện kế hoạch xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh thân thiện của trưởng mình

Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân, kịp thời phát hiện những thuận lợi, khó khăn và đề xuất những biện pháp giải quyết khó khăn về chun mơn, nghiệp vụ khi thực hiện CTGDPT 2018 lồng ghép với nội dung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

Thường xuyên giám sát, hỗ trợ công việc của các thành viên trong tổ/nhóm chun mơn để kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc và đề xuất với nhà trường các biện pháp xử lý. Tổng hợp ý kiến và báo cáo lãnh đạo nhà trường trong quá trình thực hiện xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường THCS.

<i><b>Tổ chức Đội thiếu niên/ Lớp học/ Học sinh Tổ chức Đội thiếu niên: Đội thiếu</b></i>

niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức vơ cùng quan trọng trong trng THCS. Tổ chức Đội cần phát huy cao tinh thần, trách nhiêm trong việc thực hiện các chương trình về xây dựng nếp sống văn hoá.

<i><b>b) Sự tham gia của giáo viên</b></i>

<i>- Tham gia xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học- Xây dựng hình mẫu nhân cách</i>

<i>- Tích hợp các nội dung giáo dục VHNT vào trong các môn học và hoạt động trảinghiệm, hướng nghiệp</i>

<i><b>3. Giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh,thân thiện ở trường trung học cơ sở</b></i>

<i><b>a) Giám sát và hỗ trợ thực hiện kế hoạch</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>- Giám sát kế hoạch chung về xây dựng văn hóa của nhà trường- Giám sát về các hoạt động của lớp học được phân công phụ trách</i>

<i><b>b) Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch</b></i>

<i>- Gợi ý các nội dung cần đánh giá trong kế hoạch xây dựng môi trường văn hóalành mạnh, thân thiện</i>

<i>- Đề xuất cách thức đánh giá các nội dung, các đối tượng tham gia xây dựng mơitrường văn hóa lành mạnh, thân thiện (đánh giá có kế hoạch, đánh giá khơng có kế hoạch,cách phản hồi, các thơng tin phản hồi…)</i>

<i>- Cần lượng hóa cụ thể (diễn giải, đặc tả) về các tiêu chí để phù hợp với đặc thùtrường học và địa phương</i>

<i>- Đề xuất điều chỉnh, bổ sung hoặc lược bỏ các tiêu chí đánh giá (nếu có) để phùhợp với đặc thù trường học và địa phương</i>

<b>Nội dung 4: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ HỌC, KẾ HOẠCH HỖ TRỢ ĐỒNGNGHIỆP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ</b>

<i><b>1. Xây dựng kế hoạch tự học</b></i>

<b>Nguyên tắc xây dựng kế hoạch tự học</b>

Mục đích, nhiệm vụ và kế hoạch học tập phải được cụ thể, rõ ràng. Trong đó kế hoạch phải được xác định với tính hướng đích cao, tức là kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hoặc thậm chí kế hoạch của từng mơn, từng phần phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình.

Nội dung tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và CBQL phổ thông phải căn cứ theo các nhiệm vụ của nhà giáo được quy định tại các văn bản hiện hành

<i><b>Quy trình xây dựng kế hoạch tự học</b></i>

Nhìn chung các kế hoạch tự học đều có quy trình chung gồm các bước: 1. Liệt kê tất cả các nội dung tự học

2. Lựa chọn nội dung ưu tiên

3. Đặt mục tiêu cần đạt cho từng nội dung 4. Dự kiến kết quả mong đợi

5. Xác định thời hạn cho từng nội dung

6. Thực hiện quá trình tự học một cách tự chủ và tự giác 7. Kiểm sốt q trình tự học và kiên trì, kiên định 8. Đánh giá, rút kinh nghiệm

<b>2. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp về xây dựng văn hóa nhà trường THCS</b>

Để tiến hành xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho đồng nghiệp, GVCC cần thực hiện những công việc sau:

- Tìm hiểu nhu cầu hoặc đánh giá nhu cầu hỗ trợ về vấn đề xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh ở nhà trường THCS

- Xác định mục tiêu hỗ trợ giáo viên đại trà về vấn đề xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở nhà trường THCS

- Xác định nội dung, phương pháp, phương tiện, xây dựng môi trường học tập

<b>III. Dự kiến vận dụng vào thực tiễn giảng dạy</b>

<b>Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục hành vi văn hoá</b>

cho học sinh, mà trước tiên là phải biết những nội dung cần thực hiện, kế đó là phải truyền dạy đến học sinh và theo dõi quá trình học sinh thực hiện cho tốt (thành thói quen). Sau đây

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

là những nội dung mà giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt và có hiệu quả đối với học sinh lớp mình phụ trách:

+ Phải dạy đầy đủ nội dung nói về học sinh ở Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học. Nhất là phần Nhiệm vụ của học sinh; Quyền của học sinh; Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học sinh; Các hành vi học sinh không được làm. Dạy đầy đủ nội quy, quy định, quy ước của nhà trường, của lớp để học sinh thực hiện sao cho có kỷ cương, nền nếp, thói quen. Đồng thời cho học sinh ký cam kết cùng nhau thi đua hàng tuần để thực hiện các nội dung quan trọng, cốt lõi.

+ Thực hiện đúng theo nội dung kế hoạch xây dựng và phát triển văn hố nhà trường (trong đó có việc thường xun trang trí phịng lớp học; trồng và chăm sóc cây cảnh, bơng hoa, cây xanh bóng mát) và các kế hoạch giáo dục bổ trợ cho học sinh của nhà trường (nhất là phải hồ quyện cùng với cơng tác giáo dục đạo đức hạnh kiểm, giáo dục giá trị sống và rèn kỹ năng sống, giáo dục lễ giáo - Để phát triển phẩm chất và năng lực).

+ Trong quá trình triển khai thực hiện dạy các nội dung trên, giáo viên chủ nhiệm phải chi tiết hoá, cụ thể hoá thành nội dung thiết thực, dễ hiểu, dễ thực hiện; và phải kiên trì hướng dẫn, theo dõi, uốn nắn để các em thực hiện thành thói quen thì mới thành cơng được. + Đầu mỗi năm, giáo viên chủ nhiệm cho học sinh học tập (không phải là đọc ghi xong rồi thôi, mà bằng hình thức thảo luận tại lớp thì sẽ gây ấn tượng hơn, đi vào lịng người hơn, có đưa ra nghị quyết của lớp thì sẽ có hiệu quả hơn) các nội dung trên để học sinh tiếp thu và thực hiện suốt năm học. Trong các tiết sinh hoạt, các lần hoạt động giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên nhắc nhở và cụ thể hoá những nội dung các em thực hiện chưa tốt để kiên trì uốn nắn hành vi các em. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức nhiều hình thức hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng, lồng ghép, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dạy theo chuyên đề các nội dung giáo dục văn hoá sao cho hấp dẫn, cuốn hút học sinh; tránh tình trạng khơ khan, khơng ấn tượng, thiếu tính thuyết phục.

+ Ngoài việc thực hiện tốt các giờ sinh hoạt chủ nhiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động theo chủ đề chủ điểm, giáo viên chủ nhiệm còn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục và vận dụng tốt các phương pháp giáo dục như việc nêu gương, khen ngợi, thi đua, cam kết, kèm cặp giúp đỡ,…

<b>Giáo viên bộ mơn tăng cường việc thực hiện lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo</b>

dục (để đảm bảo tính giáo dục, thực tiễn, liên hệ thực tế, nhất là môn giáo dục đạo đức, giáo dục công dân) vào các tiết dạy văn hố của mình. Như vậy đối với giáo viên dạy các mơn văn hố, nhà trường cũng quy định phải thực hiện kết hợp giáo dục hành vi văn hoá (thực hành hành vi văn hoá) một cách phù hợp thông qua nội dung các tiết lên lớp với phương châm “mỗi tiết góp một chút, mỗi mơn góp một phần, mỗi người góp một việc thì sẽ có thành cơng lớn”. Và điều hết sức quan trọng là tất cả giáo viên bộ môn phải thường xuyên góp sức theo dõi sự thể hiện hành vi văn hoá của các em ở mọi lúc mọi nơi, đồng thời kiên trì uốn nắn, sửa sai khi có những học sinh thể hiện chưa tốt. Riêng môn học giáo dục cơng dân thì phải giáo dục giá trị sống thật tốt, cho thực hành thành hành vi sau các nội dung đã dạy học (ví dụ sau khi dạy tính trung thực thì học sinh phài thành thật trong các hoạt động, không xem tài liệu khi kiểm tra thi cử!).

<b>IV. Đề xuất, kiến nghị</b>

- Với giáo viên: Chủ động thực hiện tốt quy tắc ứng xử của nhà trường, gương mẫu để học sinh noi theo

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Với Nhà trường: Ban hành quy tắc ứng xử phù hợp với đặc điểm nhà trường và địa phương, đôn đốc thực hiện quy tắc ứng xử, tổng kết hàng tháng để đánh giá tình hình thực hiện văn hóa ứng xử của giáo viên, học sinh

</div>

×