Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tll1 hstp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.33 KB, 17 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

CỤM 2: CÁC TỘI XÂM PHẠM CON NGƯỜI...1 PHẦN NHẬN ĐỊNH...1 1. Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật khơng gây ra hậu quả chết người thì khơng cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS)...1 2. Động cơ đê hèn là dấu hiệu định tội của Tội giết người (Điều 123 BLHS)...1 3. Mọi hành vi cố ý tước bỏ tính mạng người khác đều cấu thành Tội giết người theo Điều 123 BLHS...1 4. “Giết phụ nữ mà biết là có thai” là trường hợp giết nhiều người...2 5. Tình tiết “giết nhiều người” ln địi hỏi phải có hậu quả 02 người chết trở lên....2 6. Sử dụng điện trái phép làm chết người là hành vi chỉ cấu thành Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS)...2 7. Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vịng 07 ngày tuổi thì chỉ cấu thành Tội giết con mới đẻ (Điều 124 BLHS)...3 8. Mọi trường hợp giết người do trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125)...3 9. Mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ đều cấu thành Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127 BLHS)...4 10. Không phải mọi hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp đều cấu thành Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp (Điều 129 BLHS)...4 11. Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của Tội bức tử (Điều 130 BLHS)...4 12. Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của chính họ thì cấu thành Tội bức tử (Điều 130 BLHS)...4 13. Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành vi cấu thành Tội giúp người khác tự sát (Điều 131 BLHS)...5 14. Hành vi đối xử tàn ác đối với người bị lệ thuộc nếu không dẫn đến hậu quả nạn nhân tự sát thì khơng cấu thành tội phạm...5 15. Dùng gạch đá tấn công trái phép người khác gây thương tích cho họ với tỷ lệ thương tật dưới 11% thì cấu thành Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS)...5

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

17. Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác không chỉ cấu thành Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS)...6 18. Gây cố tật nhẹ được hiểu chỉ là trường hợp gây thương tích với tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng đã làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân...7 19. Hành vi vơ ý gây thương tích cho người khác khơng chỉ cấu thành Tội vơ ý gây thương tích được quy định tại Điều 138 BLHS...7 20. Mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình đều cấu thành Tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 BLHS...7 21. Mọi hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ đều cấu thành Tội hiếp dâm (Điều 141 BLHS)...8 22. Mọi hành vi dùng thủ đoạn khiến trẻ em lệ thuộc mình phải miễn cưỡng giao cấu đều cấu thành Tội cưỡng dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 144 BLHS. ...9 23. Mọi hành vi giao cấu thuận tình với trẻ em đều cấu thành Tội giao cấu với người dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS)...9 24. Mọi trường hợp giao cấu trái pháp luật là giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân. ...10 25. Mọi trường hợp biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác đều cấu thành Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148 BLHS)...10 26. Mọi hành vi mua bán người đều cấu thành Tội mua bán người (Điều 150 BLHS)...10 27. Hành vi bắt cóc trẻ em làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản thì cấu thành Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 153 BLHS...10 28. Mọi trường hợp bán con đẻ dưới 16 tuổi đều cấu thành Tội mua bán người dưới 16 tuổi theo Điều 151 BLHS...10 29. Mọi hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt đều cấu thành Tội vu khống (Điều 156 BLHS)...11 30. Hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật chỉ là hành vi của người khơng có thẩm quyền mà thực hiện việc bắt, giữ hoặc giam người...11

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

BLHS)...11 32. Hành vi cưỡng bức, buộc người lao động đang làm việc ở các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp phải thôi việc trái pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng thì cấu thành Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật (Điều 162 BLHS)...12 33. Đối tượng tác động của Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật (Điều 162 BLHS) chỉ là cán bộ, công chức, người lao động của các cơ quan Nhà nước...12 34. Chủ thể của Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 166 BLHS) phải là người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo...12 35. Hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo là hành vi khách quan của Tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo (Điều 166 BLHS)...13 36. Mọi hành vi cưỡng ép kết hôn đều cấu thành Tội cưỡng ép kết hôn được quy định tại Điều 181 BLHS...13 37. Mọi trường hợp đang có vợ, có chồng mà kết hơn với người khác đều cấu thành Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 182 BLHS)...13 38. Chỉ giao cấu với người có cùng dịng máu về trực hệ mới cấu thành Tội loạn luân được quy định tại Điều 184 BLHS...14 39. Giao cấu thuận tình với người có cùng dịng máu về trực hệ là hành vi chỉ quy định trong cấu thành Tội loạn luân được quy định tại Điều 184 BLHS...14 40. Mọi hành vi hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình đều cấu thành Tội hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình (Điều 185 BLHS)...14

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>CỤM 2: CÁC TỘI XÂM PHẠM CON NGƯỜIPHẦN NHẬN ĐỊNH</b>

<b>1. Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật khơng gâyra hậu quả chết người thì khơng cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS).</b>

<b> Đây là nhận định sai. Bởi vì, cho dù hậu quả chết người chưa xảy ra thì vẫn</b>

truy cứu trách nhiệm hình sự với giai đoạn phạm tội chưa đạt vì đây là hành vi cố ý trực tiếp, có cấu thành tội phạm là cấu thành vật chất theo mơ hình “Hậu quả chỉ có ý nghĩa xác định tội phạm hồn thành”. Do đó, chỉ cần có hành vi “giết người” là đã cấu thành tội này. Hậu quả của hành vi giết người chỉ để xác định giai đoạn phạm tội của tội phạm. Nếu nạn nhân chết, nghĩa là có hậu quả chết người xảy ra thì phạm tội hồn thành. Nếu nạn nhân không chết, hậu quả chết người không xảy ra thì là phạm tội chưa đạt. Vì thế, hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không

<b>gây ra hậu quả chết người thì vẫn cấu thành Tội giết người theo Điều 123 BLHS 2015.2. Động cơ đê hèn là dấu hiệu định tội của Tội giết người (Điều 123 BLHS).</b>

<b>Đây là nhận định sai. Bởi vì, hành vi giết người mới là dấu hiệu định tội củaTội giết người theo Điều 123 BLHS 2015. Động cơ đê hèn chỉ là dấu hiệu định khungtăng nặng của Tội giết người theo điểm q khoản 1 Điều 123 BLHS 2015</b><small>1</small>.

<b>3. Mọi hành vi cố ý tước bỏ tính mạng người khác đều cấu thành Tội giết ngườitheo Điều 123 BLHS.</b>

<b>Đây là nhận định sai. Bởi vì, khơng phải trong mọi trường hợp cố ý tước đoạttính mạng người khác đều cấu thành Tội giết người theo Điều 123 BLHS 2015. Trong</b>

mặt khách quan của tội phạm này yêu cầu hành vi khách quan là hành vi cố ý tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật. Tức là, những hành vi cố ý tước bỏ tính mạng

<b>người khác trong khn khổ pháp luật không cấu thành tội giết người tại Điều 123BLHS 2015. Theo đó, pháp luật thừa nhận một số hành vi tước bỏ tính mạng ngườikhác gồm: cơ quan có thẩm quyền thi hành án tử hình, phịng vệ chính đáng (khoản 1Điều 22 BLHS 2015), thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên (Điều 26BLHS 2015).</b>

1<b><small> “Điều 123. Tội giết người</small></b>

<small>1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chungthân hoặc tử hình:</small>

<small>q) Vì động cơ đê hèn.”</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>4. “Giết phụ nữ mà biết là có thai” là trường hợp giết nhiều người.</b>

<b>Đây là nhận định sai. Bởi vì, thai nhi đang trong bụng mẹ bất kể là thai kỳ thứ</b>

bao nhiêu vẫn chưa được tính là con người đang sống . Theo đó, một thực thể được xem là con người đang sống tính từ thời điểm đứa trẻ được sinh ra và tồn tại độc lập với người mẹ và chưa kết thúc sự sống (chết hoàn toàn về mặt sinh học, tất cả các bộ phận cơ thể ngừng hoạt động, đặc biệt não ngừng hoạt động). Vì vậy, giết phụ nữ mà biết là có thai không phải trường hợp giết nhiều người mà phạm tội giết người với định

<b>khung tăng nặng giết phụ nữ mà biết là có thai, theo điểm c khoản 1 Điều 123 BLHS2015</b><small>2</small>.

<b>5. Tình tiết “giết nhiều người” ln địi hỏi phải có hậu quả 02 người chết trở lên.Đây là nhận định sai. Bởi vì, tình tiết “giết nhiều người” chỉ địi hỏi phải có hậu</b>

quả hai người chết trở lên khi người phạm tội có lỗi cố ý gián tiếp, vì đối với lỗi cố ý gián tiếp thì dấu hiệu hậu quả là cơ sở để xác định tội phạm. Còn đối với trường hợp người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp thì khơng địi hỏi phải có hậu quả hai người chết xảy ra, chỉ cần có hành vi cố ý giết hai người trở lên thì vẫn áp dụng tình tiết “giết nhiều người”, vì đối với lỗi cố ý trực tiếp thì dấu hiệu hậu quả chỉ là cơ sở để xác định thời điểm hồn thành tội phạm. Vậy nên tình tiết “giết nhiều người” khơng địi hỏi ln phải có hậu quả 2 người chết trở lên, chỉ đòi hỏi có hậu quả 2 người chết trở lên đối với trường hợp với lỗi cố ý gián tiếp, khơng địi hỏi có hậu quả 2 người chết trở lên đối với trường hợp với lỗi cố ý trực tiếp.

<b>6. Sử dụng điện trái phép làm chết người là hành vi chỉ cấu thành Tội vô ý làmchết người (Điều 128 BLHS).</b>

<b>Đây là nhận định sai. Bởi vì, khơng phải mọi hành vi sử dụng điện trái phéplàm chết người đều là hành vi cấu thành Tội vô ý làm chết người theo Điều 128 BLHS2015. Theo hướng dẫn tại phần I mục 12 Công văn 81/2002/TANDTC đã ghi nhận:</b>

Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc (lỗi cố ý gián tiếp) cho hậu quả xảy ra và thực tế là có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về Tội giết người tại

<b>Điều 123 BLHS 2015. Hay trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà</b>

2<b><small> “Điều 123. Tội giết người</small></b>

<small>1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị lô phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tùchung thân hoặc tử hình:</small>

<small>c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;”</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>làm chết người thì người phạm tội cũng phải bị xét xử về Tội giết người theo Điều 123BLHS 2015. Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng khơng có người qua</b>

lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người khơng thể xảy ra nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét

<b>xử về Tội vô ý làm chết người theo Điều 128 BLHS 2015.</b>

<b>7. Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 07 ngày tuổi thì chỉ cấu thành Tội giếtcon mới đẻ (Điều 124 BLHS).</b>

<b>Đây là nhận định sai. Bởi vì, để cấu thành tội giết con mới đẻ thì địi hỏi hai</b>

điều kiện: Thứ nhất, chủ thể của hành vi phải là người mẹ sinh ra trẻ (kể cả trường hợp mang thai hộ). Thứ hai, hoàn cảnh phạm tội phải là do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu (ví dụ: trọng nam khinh nữ) hoặc do hồn cảnh khách quan đặc biệt (ví dụ: người mẹ khơng có điều kiện về mặt kinh tế để nuôi trẻ; đứa trẻ bị dị tật quá nặng). Do vậy, hành vi giết trẻ em sinh trong vòng 7 ngày tuổi nếu không đáp ứng đủ hai điều

<b>kiện như trên thì khơng cấu thành Tội giết con mới đẻ theo Điều 124 BLHS 2015 màcó thể cấu thành Tội giết người theo Điều 123 BLHS 2015.</b>

<b>8. Mọi trường hợp giết người do trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấuthành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125).</b>

<b>Đây là nhận định sai. Bởi vì, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kíchđộng mạnh theo Điều 125 BLHS 2015 địi hỏi bốn điều kiện: Thứ nhất, người phạm</b>

tội phải trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tức là người phạm tội người phạm tội gần như mất tự chủ, kiểm soát về hành vi, họ hành động bản năng, khơng có sự suy xét về hành vi (là trạng thái tâm lí diễn ra tức thời và khơng có sự chuẩn bị). Thứ hai, phải có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Thứ ba, hành vi nêu trên của nạn nhân đã thực hiện đối với chính người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội (là người có quan hệ hơn nhân, ni dưỡng, người có cùng dịng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời<small>3</small>). Thứ tư, nạn nhân phải tử vong; trong trường hợp nạn nhân khơng tử vong thì định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

<b>sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 135BLHS 2015. Vì thế, khơng phải mọi trường hợp giết người do trạng thái tinh thần bị</b>

kích động mạnh đều cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

<b>mạnh theo Điều 125 BLHS 2015.</b>

3<b><small> Khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>9. Mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luậtcho phép trong khi thi hành công vụ đều cấu thành Tội làm chết người trong khithi hành công vụ (Điều 127 BLHS). </b>

<b>Đây là nhận định sai. Bởi vì, xét về lỗi trong mặt chủ quan của hành vi làm chết</b>

người khi thi hành công vụ phải là lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý, nếu người thực hiện

<b>hành vi này với lỗi cố ý trực tiếp thì phải xử về Tội giết người theo Điều 123 BLHS2015. Bên cạnh đó, về động cơ của người thực hiện hành vi này phải là động cơ vì thi</b>

hành cơng vụ, nếu khơng phải động cơ này thì khơng cấu thành tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.

<b>10. Không phải mọi hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệpđều cấu thành Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp (Điều 129BLHS).</b>

<b>Đây là nhận định đúng. Bởi vì, Tội vơ ý làm chết người do vi phạm quy tắcnghề nghiệp theo Điều 129 BLHS 2015 là quy định có cấu thành chung. Nếu hành vi</b>

vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp trên được đặt vào một lĩnh vực cụ thể, ví dụ như lĩnh vực an tồn giao thơng đường sắt, lúc này, hành vi trên sẽ cấu thành

<b>một tội khác, một quy định có cấu thành riêng. Cụ thể, căn cứ theo điểm a khoản 1Điều 269 BLHS 2015, mặc dù cũng là vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề</b>

nghiệp, tuy nhiên, khi được đặt trong lĩnh vực giao thông đường sắt sẽ cấu thành một tội khác - Tội đưa vào sử dụng phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không đảm

<b>bảo an toàn theo Điều 269 BLHS 2015.</b>

<b>11. Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của Tội bức tử (Điều 130 BLHS).</b>

<b>Đây là nhận định sai. Bởi vì, Điều 130 BLHS 2015 quy định hành vi cấu thành</b>

tội phạm khi có hành vi tự sát của nạn nhân tự sát, bất kể sự tự sát có gây hậu quả chết người hay khơng. Do đó, việc nạn nhân tử vong không phải là dấu hiệu định tội của tội bức tử.

<b>12. Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng củachính họ thì cấu thành Tội bức tử (Điều 130 BLHS). </b>

<b>Đây là nhận định sai. Bởi vì, hành vi khách quan của tội bức tử là hành vi đối</b>

xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình. Cịn hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của chính họ thì

<b>cấu thành Tội xúi giục người khác tự sát theo Điều 131 BLHS 2015.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>13. Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại làhành vi cấu thành Tội giúp người khác tự sát (Điều 131 BLHS). </b>

<b>Đây là nhận định sai. Bởi vì, hành vi khách quan của Tội giúp người khác tự sáttheo Điều 131 BLHS 2015 là tạo ra những điều kiện vật chất hoặc tinh thần để người</b>

khác tự sát, như cung cấp thuốc độc để nạn nhân tự đầu độc mình, tức hành vi khách quan của tội này chỉ có vai trị là điều kiện để nạn nhân sử dụng các điều kiện đó mà tự sát, có thể tử vong hoặc không, chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc nạn nhân tử vong. Còn hành vi cố ý tước bỏ trái pháp luật tính mạng của người khác là

<b>hành vi khách quan của Tội giết người theo Điều 123 BLHS 2015.</b>

<b>14. Hành vi đối xử tàn ác đối với người bị lệ thuộc nếu không dẫn đến hậu quảnạn nhân tự sát thì khơng cấu thành tội phạm. </b>

<b>Đây là nhận định sai. Bởi vì, hành vi đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc mìnhlà hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm của Tội hành hạ người khác theo Điều140 BLHS 2015. Theo đó, tội này chỉ quy định hành vi mà khơng quy định hậu quả là</b>

nạn nhân tự sát. Vì thế cho nên, chỉ cần có hành vi đối xử tàn ác với người bị lệ thuộc là đã có thể cấu thành tội phạm mà không cần dẫn đến hậu quả nạn nhân tự sát.

<b>15. Dùng gạch đá tấn công trái phép người khác gây thương tích cho họ với tỷ lệthương tật dưới 11% thì cấu thành Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS)</b>

<b>Đây là nhận định sai. Bởi vì, hậu quả của Tội cố ý gây thương tích theo Điều134 BLHS 2015 yêu cầu tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên, nếu tỷ lệ thương tật dưới 11%thì phải thuộc những trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS 2015.</b>

Do đó, nếu chỉ dùng gạch đá tấn công trái phép người khác gây thương tích với tỷ lệ thương tật dưới 11% mà không thuộc vào những trường hợp đặc biệt thì khơng cấu

<b>thành tội cố ý gây thương tích tại Điều 134 BLHS 2015.</b>

<b>16. Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỉ lệ thương tật dưới 11% thìkhơng cấu thành Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS). </b>

<b>Đây là nhận định sai. Vì Điều 134 BLHS 2015 đã quy định những trường hợp</b>

dù tỉ lệ thương tật dưới 11% thì vẫn cấu thành tội cố ý gây thương tích bao gồm: a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác khơng có khả năng tự vệ;

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người ni dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được th;

i) Có tính chất cơn đồ;

k) Đối với người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

<b>17. Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác khơng chỉ cấu thành Tội cố ýgây thương tích (Điều 134 BLHS). </b>

<b>Đây là nhận định đúng. Bởi vì, hành vi cố ý gây thương tích cịn có thể là hành</b>

vi khách quan của các tội khác như: Tội cố ý gây thương tích cho người khác trong

<b>trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 135 BLHS 2015; Tội cố ý gây</b>

thương tích cho người khác do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do vượt

<b>quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội theo Điều 136 BLHS 2015</b><small>4</small>. Các tội danh trên đều có dấu hiệu pháp lý chung như tội cố ý gây thương tích tuy nhiên có các tình tiết giảm nhẹ đặc biệt được nhà làm luật quy định thành một điều luật riêng biệt, ví dụ như đối với Tội cố ý gây thương tích cho người khác do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp này chính là phạm tội trong trường hợp vượt q giới hạn

<b>phịng vệ chính đáng hay vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết theo điểm c, d khoản1 Điều 51 BLHS 2015. Như vậy, không phải bất kỳ hành vi cố ý gây thương tích nào</b>

cũng cấu thành tội cố ý gây thương tích mà trong một số trường hợp, nó có thể thuộc các trường hợp có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt nêu trên.

<b>18. Gây cố tật nhẹ được hiểu chỉ là trường hợp gây thương tích với tỷ lệ thươngtật dưới 11% nhưng đã làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân.</b>

<b>Đây là nhận định sai. Bởi vì, căn cứ theo mục 1 Chương I Nghị quyết củaHĐTPTANDTC số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 hướng dẫn áp</b>

4<i><small> Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm- quyển 1), Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa, bổ sung,</small></i>

<small>Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 86, 92, 93.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

dụng một số quy định của BLHS thì bên cạnh việc đây là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích nêu trên, gây cố tật nhẹ cho nạn nhân còn được hiểu là hậu quả của hành vi gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân. Bên cạnh đó, ngồi trường hợp làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân thì có các trường hợp khác như: làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân<small>5</small>.

<b>19. Hành vi vơ ý gây thương tích cho người khác khơng chỉ cấu thành Tội vơ ýgây thương tích được quy định tại Điều 138 BLHS. </b>

<b>Đây là nhận định đúng. Bởi vì, hành vi cố ý gây thương tích cịn có thể là hành</b>

vi khách quan của tội khác như: Tội vơ ý gây thương tích do vi phạm quy tắc nghề

<b>nghiệp hoặc quy tắc hành chính, căn cứ theo Điều 139 BLHS 2015</b><small>6</small>. Vì tội vơ ý gây thương tích cấu thành khi có dấu hiệu là hành vi vơ ý gây thương tích cho người mà thường là hành vi phạm các quy tắc an toàn chung và tạo thành hậu quả gây thiệt hại cho người khác. Tuy nhiên, đối với các quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà chủ thể là người có nhiệm vụ tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính thì sẽ cấu thành Tội vơ ý gây thương tích do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

<b>20. Mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình đều cấu thành Tộihành hạ người khác được quy định tại Điều 140 BLHS.</b>

<b>Đây là nhận định sai. Bởi vì, đối với hành vi hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng,</b>

con cháu hoặc người có cơng ni dưỡng mình thì có thể cấu thành Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có cơng ni dưỡng

<b>mình theo Điều 185 BLHS 2015 khi hội đủ các điều kiện luật định</b><small>7</small>.

5<small> “"Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân" là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ củanạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệthương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm mấtchức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạnnhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân.”</small>

6<i><small> Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm- quyển 1), Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa, bổ sung,</small></i>

<small>Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, tr.100, 101.</small>

7<i><small> Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm- quyển 1), Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa, bổ sung,</small></i>

<small>Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, tr.103.</small>

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×