Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.51 MB, 59 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
1. Căn cứ văn bản:
Thông tư 37/2021/TT-BGDĐT ban hành ngày 30/12/2021 của Bộ giáo dục và đào tạo về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của bậc Tiểu học.
Thông tư 05/2019/TT-BGDĐT ban hành 05/4/2019 của bộ giáo dục và đào tạo về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1.
Căn cứ vào quyết định số 1338 /QĐ- BGDĐT ngày 19 tháng 05 năm 2022 của Bộ giáo dục và đào tạo về tổ chức cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I năm 2022.
Căn cứ vào kế hoạch số 935 /KH- SGDĐT ngày 15/6 của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định về tổ chức cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I năm 2022.
2. Cơ sở lí luận:
Những năm gần đây, ngành giáo dục rất quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy. Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy học tập từ truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực, giúp giáo viên và học sinh phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Từ mô hình lớp học tập trung đã dần chuyển sang các mơ hình dạy học trực tuyến, sử dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông đễ hỗ trợ các hoạt động giảng dạy, học tập. Qua đó, học sinh có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thực vào thực tiễn. Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trị hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước.
Xu hướng ứng dụng công nghệ số trong giảng dạy, học tập cũng ngày càng được mở rộng. Ngành giáo dục đã phát triển mơ hình giảng dạy học trực tuyến để học sinh có thể học mọi nơi, mọi lúc, chủ động trong việc học tập hiệu quả hơn. Lần đầu tiên, một cơ sở dữ liệu ngành được hình thành. Theo đó, ngành giáo dục đã hồn tất việc số hóa, gắn mã định danh cho hơn 53.000 cơ sở giáo dục đào tạo, 24 triệu học sinh, sinh viên và 1,4 triệu giáo viên. Đồng thời, xây dựng và phát triển kho học liệu số dùng chung (bao gồm cả học liệu mở) với khoảng 5.000 bài giảng e-learning,
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">2.000 video bài giảng trên truyền hình, 200 thí nghiệm ảo, 200 đầu sách giáo khoa, 35.000 câu hỏi trắc nghiệm và trên 7.500 luận án tiến sĩ. Trong năm học 2021-2022 Bộ giáo dục và đào tạo đã tổ chức cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử Elearning trong đó đã thu về hơn 40 nghìn bài tham dự của các thầy cơ giáo trên mọi miền tổ quốc.
Đồng thời, do tác động của đại dịch Covid-19 đã tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi số trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hình thức dạy học trực tuyến, thi trực tuyến đã được đánh giá tích cực. Báo cáo PISA của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận xét: Việc học trực tuyến để phịng, chống Covid-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Việt Nam có 79,7% học sinh được học trực tuyến. Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình chung của các nước OECD (67,5%). Ở bậc đại học, có trên 50% cơ sở giáo dục cũng dạy học từ xa, trong đó nhiều trường áp dụng trực tuyến hoàn toàn, một số cơ sở kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp.
Đặc biệt Trong năm 2022 Cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I năm 2022 được Bộ giáo dục và đào tạo phát động nhằm khơi dậy ý thức chủ động, sáng tạo xây dựng thiết bị dạy học số nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Xây dựng và phát triển kho học liệu số về thiết bị dạy học có chất lượng. Các thiết bị dạy học số được chia sẻ và sử dụng rộng rãi trong các sơ sở giáo dục. Thông qua cuộc thi nhằm bổ sung nguồn tư liệu dạy học, thiết bị dạy học có chất lượng, đã được kiểm duyệt để sử dụng trong công tác dạy và học tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là những nơi chưa có điều kiện mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy học. Hỗ trợ các đơn vị trong việc chuẩn bị thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GDĐT. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục theo đúng mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Bên canh đó có thể thấy thiết bị dạy học đóng một vai trị rất quan trọng hỗ trợ tích cực cho quá trình dạy và học. Khi có đầy đủ thiết bị dạy học tốt, đạt tiêu chuẩn để hỗ trợ thì chúng ta mới có thể tổ chức được q trình dạy và học đạt được hiệu quả cao, kích thích được tư duy học sinh, huy động được đa số học sinh tham gia thực sự vào q trình này, kích thích được sự tìm tịi ham học hỏi của các em.
Trong đổi mới phương pháp dạy học thì thiết bị dạy học là yếu tố không thể thiếu được. Thiết bị dạy học giúp học sinh tự khai thác và tiếp nhận tri thức một cách trực quan sinh động dưới sự hướng dẫn của giáo viên một cách tích cực, kết hợp được giữa lý thuyết và thực hành.
Có thể nói, thiết bị dạy học chính là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến nội dung và việc đổi mới phương pháp dạy học, là công cụ mà giáo viên trực tiếp sử dụng để thực hiện hoạt động dạy của mình, thơng qua đó, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hoàn thiện nhân cách trong suốt quá trình học.
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Tuy nhiên trong thời đại công nghệ số thì các thiết bị dạy học truyền thống đang dần trở nên lạc hậu, lỗi thời, hiệu quả áp dụng không cao do nhiều nguyên nhân như: giáo viên ngại sử dụng do mang đi lại cồng kềnh, hay thời gian chuẩn bị để sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống mất nhiều gian, hay dễ hư hỏng do bảo quản kém…. Chính vì vậy việc số hoá các thiết bị dạy học sẽ góp phần giả quyết những hạn chế mà thiết bị dạy học truyền thống đang gặp phải. Đặc biệt là trong giai đoạn của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì việc chuyển đổi số trong dạy học sẽ góp phần đa dạng hố hình thức tương tác giữa giáo viên và học sinh. Học sinh được tương tác nhiều hơn, chủ động hơn, cảm thấy hấp dẫn hơn từ đó đem lại hiệu quả học tập cao hơn. Bên cạnh đó việc ứng dụng chuyển đổi số thơng qua việc số hố các thiết bị dạy học cịn góp phần thay đổi phương pháp của giáo viên theo hướng tích cực, giáo viên chủ động hơn trong quình trình dạy học từ đó làm cho chất lượng giờ học được nâng lên.
Việc áp dụng số hoá các thiết bị dạy học cịn góp phần “trực quan hố” các dữ liệu học tập cùng với các tiện ích của chúng đã tạo nên sự hứng thú học tập, kích thích ý tưởng và hoạt động khám phá, sáng tạo của học sinh. Ngồi ra, cịn giúp học sinh có động lực và trách nhiệm hơn trong việc tự học để hồn thiện chính mình, góp phần phát triển khả năng học sinh nói chung và khả năng công nghệ trong việc khai thác học liệu số và thiết bị công nghệ. Nhờ học liệu số, khi học sinh khai thác phù hợp nghĩa là không chỉ phát triển về tri thức mà còn phát triển các kĩ năng sống có liên quan: kĩ năng lựa chọn và khai thác thơng tin. Bên cạnh đó, khi làm quen, tiếp cận và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục, học sinh sẽ có cơ hội để thực hành, rèn luyện một cách trực tiếp hay mô phỏng, đồng thời đây cũng là cách để chuẩn bị cho học sinh về tư duy làm việc khoa học, công nghệ để thay đổi cả suy nghĩ, định hướng thích ứng với các yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ 4.0.
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chủ động nghiên cứu với đề tài “Xây dựng thiết bị dạy học số phục vụ cho dạy và học mơn Tốn lớp 1 thơng qua phần mềm Dạy học mơn Tốn 1”.
1. Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 1.1. Thuận lợi
Sở giáo dục và đào tạo Nam Định, cũng như Phòng giáo dục và đào tạo đã quan tâm tham mưu chính quyền đầu tư trang thiết bị cho các nhà trường giáo viên có đủ đồ dùng để phục vụ cho quá trình giảng dạy.
Bên cạnh đó Sở giáo dục và đào tạo Nam Định và Phòng giáo dục và đào tạo Xuân Trường thường xuyên tuyên truyền phát động giáo viên tự làm đồ dùng dạy học để khắc phục những khó khăn về điều kiện kinh tế để mua sắm trang thiết bị
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">cần thiết. Cụ thể năm học 2018-2019 Sở giáo dục và đào tạo có tổ chức cuộc thi đồ dùng dạy học tự làm. Trong cuộc thi đó nhà trường đã có 5 sản phẩm đồ dùng dùng dạy học tự làm của 5 khối tham dự cấp huyện đều được đánh giá cao, trong đó 1 sản phẩm dự thi cấp tỉnh đạt giải ba và đã nhận được giấy khen của Giám đốc sở giáo dục và đào tạo Nam Định.
Về phía nhà trường cũng thường xuyên phát động giáo viên tích cực làm đồ dùng dạy học, lên kế hoạch và triển khai tới từng tổ và từng giáo viên triển khai làm đồ dùng dạy học tự làm, đồng thời nhà trường còn tổ chức trưng bày các sản phẩm khéo tay, đồ dùng dạy học tự làm vào các dịp như khai giảng, ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, hay sơ kết, tổng kết cuối năm và trao thưởng cho các sản phẩm có chất lượng nhăm khích lệ động viên giáo viên tích cực hơn nữa trong phong trào tự làm đồ dùng dạy học.
Bản thân giáo viên cũng tích cực hăng say, nghiên cứu tìm tịi những ý tưởng sáng tạo độc đáo để tạo ra những đồ dùng dạy học tự làm có chất lượng để phục vụ cho cơng tác giảng dạy trên lớp.
1.2. Khó khăn
Thực tế cho thấy từ khi Bộ giáo dục bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thơng 2018 đối với lớp 1 đến nay là năm thứ 3 nhưng về trang thiết bị đồ dùng dạy học để phục vụ cho giáo viên giảng dạy các môn học lớp 1 nói chung và bộ mơn Tốn lớp 1 nói riêng cịn hạn chế. Nhiều đồ dùng dạy học của chương trình cũ đã lỗi thời khơng cịn phù hợp để tái sử dụng cho chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Hoặc thậm chí đã bị hư hỏng do thời gian dẫn đến khi triển khai chương trình một số giáo viên cịn lúng túng trong việc lựa chọn đồ dùng để giảng dạy.
Mặc dù nhà trường cũng luôn quan tậm, động viên, tạo điều kiện cho giáo viên nhưng trong điều kiện cịn khó khăn về kinh tế nên việc mua sắm thiết bị dạy học cho giáo viên cịn gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều đồ dùng dạy học được cấp nhưng do bảo quản và quản lí chưa đúng cách dẫn đến những đồ dùng thiết bị dạy học này nhanh bị hư hỏng.
Nhiều đồ dùng có kích thước nhỏ nên khi sử dụng có thể bị thất lạc. Ví dụ như bộ thẻ số học đếm hay để đặt phép tính nếu trong q trình sử dụng khơng cẩn thận sẽ bị thất lạc khí đó bị thiếu giáo viên sẽ khơng thể sử dụng được nữa.
Hằng năm kinh phí cấp trên cấp cho nhà trường còn hạn chế dẫn đến việc bổ sung trang thiết dạy học cũng chưa được thường xuyên.
Nhiều đồ dùng dạy học thì cồng kềnh nên giáo viên thường hay ngại đem ra để tổ chức hướng dẫn cho học sinh học tập. Ví dụ như bộ đồ dùng đồng hồ để xem giờ, hay bộ thẻ hình khối dẫn đến hiệu quả giờ học chưa cao.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Một bộ phận giáo viên còn ngại sử dụng đồ dùng dạy học đặc biệt là đặc đồ dùng dạy học truyền thống, thậm chí có những giáo viên cịn chưa từng 1 lần sử dụng đồ dùng dạy học để triển khai các hoạt động trên lớp cho học sinh khám phá để tăng hiệu quả của giờ dạy dẫn đến chất lượng của buổi học chưa cao. Theo khảo sát giáo viên sử dụng đồ dùng tại trường cho thấy tỉ lệ như sau:
<small>( Bảng khảo sát số liệu tại trường tiểu học thị trấn Xuân Trường tại thời điểm đầu năm học) </small>
Xuất phát từ những thuận lợi, khó khăn trên bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp giáo viên tích cực hơn trong viên sử dụng đồ dùng dạy học vào trong quá trình dạy học đồng thời giúp họ chủ động hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi số này việc số hoá các thiết bị dạy càng trở nên cần thiết hơn. Chính vì lẽ đó tơi đã nghiên cứu và xây dựng thành công thiết bị dạy học số phục vụ cho dạy và học mơn Tốn lớp 1 thơng qua đề tài “Xây dựng thiết bị dạy học số phục vụ cho dạy và học mơn Tốn lớp 1 thơng qua phần mềm Dạy học mơn Tốn 1”.
2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 2.1. Cơ sở khoa học
*) Bám sát yêu cầu đồ dùng dạy học tối thiểu
Bản thân tôi khi xây dựng thiết kế thiết bị dạy học Mơn Tốn lớp 1 này cũng đã nghiên cứu rất kỹ Thông tư 37/2021/TT-BGDĐT về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học. Đặc biệt là danh mục đồ dùng thiết bị dạy học tối thiểu đối với bộ mơn Tốn lớp 1. Trong đó có những thiết bị đồ dạy học như: Thiết bị đồ dùng hình học, các thiết bị dạy học theo chủ đề như: Bộ số tự nhiên để học về số và phép tính, bộ đồ dùng đồng hồ học về thời gian, hay bộ đồ dùng que tính học về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10, phạm vi 100.
*) Thể hiện được rõ mục đích yêu cầu của bài học
Thiết bị đồ dùng dạy học mơn Tốn lớp 1 thiết kế dựa trên những mục tiêu, yêu cầu của bài học theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 với mơn Tốn lớp 1. Điều này thể hiện rất rõ trong từng chức năng của thiết bị. Ví dụ trên phần mềm có chức năng bộ thực hành đồng hồ được thiết kế dựa trên chiếc đồng hồ treo tường có đầy đủ 12 số, có kim dài thể hiện kim phút, kim ngắn thể hiện cho kim giờ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Thông qua chức năng này thể hiện rõ được mục tiêu của bài học là khi quan sát vào thiết bị học sinh có thể nhận biết hình dạng của đồng hồ, nhận biết được các số là các giờ trên đồng hồ, biết đọc giờ đúng trên đồng hồ, nhận biết được kim giờ, kim phút.
*) Tính chính xác về khoa học
Phần mềm dạy học mơn Tốn lớp 1 khi thiết kế ln đảm bảo tính chính xác về khoa học điều này được thể hiện rất rõ trong từng chức năng của phần mềm. Với mỗi chức năng của phần mềm khi thiết kế đều được nghiên cứu kỹ tài liệu như sách giáo khoa, các tài liệu qua internet để nắm bắt được đặc điểm, tính chất, hình dạng của từng loại thiết đồ dùng khi thiết kế. Ví dụ khi thiết kế chức năng bộ thẻ hình khối, hay bộ thẻ hình học phẳng, bản thân tôi cũng đã nghiên cứu rất kỹ sách giáo khoa mơn Tốn lớp 1 đối với các bộ sách Tốn lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiện nay để từ đó khi đem ra sử dụng trong giảng dạy học sinh không hiểu sai vấn đề. Chẳng hạn khi thiết kế thẻ hình học phẳng có các thẻ hình tam giác, thẻ hình trịn, thẻ hình vng, thẻ hình chữ nhật phải đảm bảo đúng là các hình đó.
2.2. Những cơng cụ, phần mềm và học liệu được dùng để thiết kế phần mềm dạy học mơn Tốn lớp 1.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">2.2.1. Phần mềm Articulate Storyline 360 và ngôn ngữ Javascript: Dùng để thiết kế giao diện, các chức năng của phần mềm.
2.2.2. Node.js: Sử dụng để tạo ra ứng dụng chạy trực tiếp trên Window từ bản đóng gói của Storyline 360 mà khơng cần phải cài đặt trình duyệt trên máy tính.
2.2.3. NSIS (Nullsoft Scriptable Install System): Dùng để đóng gói phần mềm Dạy học mơn Tốn lớp 1 thành bộ cài đặt để chia sẻ tới giáo viên và học sinh.
2.2.4. Phần mềm Sublime text: Để biên tập chỉnh sửa code. 2.2.5. Nguồn tư liệu như hình ảnh, âm thanh:
Hình ảnh được sưu tầm trên google thông qua một số trang web như pngtree, freepik… để làm hình minh hoạ cho các bộ thẻ hình ảnh con vật, bộ thẻ que tính, bộ đồ dùng xem giờ, giao diện, hay các nút lệnh, nút chức năng trên phần mềm.
Âm thanh được sưu tầm từ google trên các trang web chia sẻ âm thanh, tiếng động để tạo hiệu ứng nhạc nền, hiệu ứng cho các nút lệnh.
2.2.6. Phần mềm Adobe photoshop CS6: Để chỉnh sửa hình ảnh, giao diện phần mềm.
2.2.7. Phần mềm Office 365: Để tạo các video viết mẫu số tự nhiên. 2.2.8. Phần mềm Camstasia: Để biên tập, chỉnh sửa video viết mẫu số.
2.2.9. Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa mơn Tốn lớp 1 của các bộ sách như Sách cánh Diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Bộ sách Cùng học để phát triển năng lực, Bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.
2.2.10. Bộ đồ dùng dạy học mơn Tốn lớp 1: Để mơ phỏng thành thẻ ghép số, que tính, hình học phẳng, hình khối, đồng hồ xem giờ trên phần mềm.
2.2.11. Phông chữ: Phần mềm được thiết kế theo phông chữ: Arial và Century Gothic, để phù hợp với nội dung của sách giáo khoa.
2.3. Hướng dẫn cài đặt phần mềm Dạy học mơn Tốn lớp 1
Để cài đặt phần mềm Dạy học mơn Tốn lớp 1, q thầy cô cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Tải phần mềm về máy tính và tiến hành nháy đúp vào biểu tượng của tệp cài đặt phần mềm vào máy tính:
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Nếu máy tính hiện bảng thơng báo hỏi Có xác nhận cài đặt phần mềm hay khơng thì bấm Yes để đồng ý cài đặt.
Bước 2: Để tiếp tục cài đặt, thầy cô nhấn nút Tiến:
Bước 3: Để thoả thuận đồng ý với giấy phép sử dụng của phần mềm, thầy cô chọn mục Tôi đồng ý để tiếp tục cài đặt:
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Bước 4: Tiếp tục nhấn nút Tiếnđể cài đặt phần mềm:
Bước 5: Chọn nút Cài đặt để tiến hành lựa chọn thư mục cài đặt các file của phần mềm vào máy tính. Nếu các thầy cơ khơng muốn thay đổi thì giữ nguyên đường dẫn mặc định và tiến hành bấm vào chữ Cài đặt để cài đặt phần mềm:
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Bước 6: Đợi phần mềm cài đặt xong các tệp vào máy tính rồi sau đó các thầy cơ tiến hành bấm Hồn thànhđể kết thúc cài đặt phần mềm:
2.4. Các chức năng của phần mềm Dạy học mơn Tốn lớp 1
Trong thời đại công nghệ số, các thiết bị dạy học truyền thống đang dần trở nên lạc hậu, lỗi thời, hiệu quả áp dụng không cao do nhiều nguyên nhân như: giáo viên ngại sử dụng do mang đi lại cồng kềnh, hay thời gian chuẩn bị để sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống mất nhiều gian, dễ hư hỏng do bảo quản kém…. Chính vì vậy việc số hố các thiết bị dạy học sẽ góp phần giả quyết những hạn chế mà thiết bị dạy học truyền thống đang gặp phải. Đặc biệt, trong giai đoạn của cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 thì việc chuyển đổi số trong dạy học sẽ góp phần đa dạng hố hình thức tương tác giữa người dạy và người học. Học sinh được tương tác nhiều hơn, chủ động hơn, cảm thấy hấp dẫn hơn từ đó đem lại hiệu quả học tập
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">cao hơn. Bên cạnh đó, việc ứng dụng chuyển đổi số thơng qua việc số hoá các thiết bị dạy học cịn góp phần thay đổi phương pháp của người dạy theo hướng tích cực, giáo viên chủ động hơn trong qnh trình dạy học, từ đó làm cho chất lượng giờ học được nâng lên.
Việc áp dụng số hố các thiết bị dạy học cịn góp phần “trực quan hoá” các dữ liệu học tập cùng với các tiện ích của chúng đã tạo nên sự hứng thú học tập, kích thích ý tưởng và hoạt động khám phá, sáng tạo của người học. Ngoài ra, cịn giúp người học có động lực và trách nhiệm hơn trong việc tự học để hoàn thiện chính mình, góp phần phát triển khả năng người học nói chung và khả năng cơng nghệ trong việc khai thác học liệu số và thiết bị công nghệ. Nhờ học liệu số, khi khai thác phù hợp nghĩa là giúp HS không chỉ phát triển về tri thức mà còn phát triển các kĩ năng sống có liên quan: kĩ năng lựa chọn và khai thác thơng tin. Bên cạnh đó, khi làm quen, tiếp cận và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục, HS sẽ có cơ hội để thực hành, rèn luyện một cách trực tiếp hay mô phỏng, đồng thời đây cũng là cách để chuẩn bị cho HS về tư duy làm việc khoa học, công nghệ để thay đổi cả suy nghĩ, định hướng thích ứng với các yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0.
Phần mềm Dạy học mơn Tốn lớp 1 được tạo ra nhằm hưởng ứng cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số năm 2022” của Bộ Giáo dục và Đào tạo với mong muốn phần mềm là một công cụ hỗ trợ giáo viên trong công cuộc chuyển đổi số, đáp ứng mục tiêu của giáo dục, đồng thời cũng góp phần đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin trong công tác giảng dạy của giáo viên. Cụ thể, phần mềm “ Dạy học môn Toán lớp 1” gồm những chức năng sau:
- Chức năng thứ nhất: Tập viết số: Gồm các video để giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết các số tự nhiên từ 0 đến 9.
- Chức năng thứ hai: Bộ thẻ ghép số: Gồm các thẻ số từ 0 đến 9 thay cho bộ thẻ số trong bộ đồ dùng dạy học mơn Tốn lớp 1. Bộ thẻ ghép số thông minh trên phần mềm có thể dùng thực hiện các phép tốn theo hàng ngang hoặc phép tính cột dọc.
- Chức năng thứ ba: Bộ thẻ hình học phẳng: Gồm các hình như hình chữ nhật nằm ngang, hình chữ nhật đứng, hình vng, hình tam giác, hình trịn. Bộ thẻ hình học phẳng giúp học sinh nhận biết các hình học phẳng, hay giáo viên có thể sử dụng các thẻ này để ghép thành hình bất kỳ cho học sinh đếm hình.
- Chức năng thứ tư: Bộ thẻ ghép hình khối: Bộ thẻ hình khối có tác dụng giúp học sinh nhận biết khối lập phương, khối hình hộp chữ nhật. Ngồi ra với bộ thẻ
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">hình khối giáo viên có thể sử dụng trong q trình dạy các phép toán cộng trừ trong phạm vi 10, cộng trừ trong phạm vi 100, hay đếm số.
- Chức năng thứ năm: Bộ thẻ hình ảnh: Gồm các thẻ về các con vật ngộ nghĩnh đáng yêu. Đây là một chức năng rất hay mà bộ đồ dùng truyền thống dạy học mơn Tốn lớp 1 khơng có. Với bộ đồ dùng này giúp giáo viên sử dụng linh hoạt trong việc triển khai dạy các phép toán so sánh, hoặc các phép toán cộng trừ trong phạm vi 10 hay phạm vi 100 hay giúp học sinh học đếm số.
- Chức năng thứ sáu: Bộ thẻ que tính: Gồm bó que tính chục, và que tính lẻ. Với bộ thẻ que tính giáo viên sử dụng trong hoạt động cho học sinh học đếm số, thực hiện các phép tính cộng trừ trong phạm vi từ 10 đến 100.
- Chức năng thứ bảy: Bộ thực hành đồng hộ: Gồm một chiếc đồng hồ có kim giờ và kim phút. Giúp học sinh nhận biết và biết cách đọc giờ. Ngoài ra có thêm một số bài tập được thiết kế để học sinh luyện cách xem giờ trên đồng hồ.
- Chức năng thứ tám: Trị chơi tốn học: Gồm 2 trò chơi “ Thắp nến đếm số” và “ Trị chơi Ong tìm mật”. Thơng qua 2 trò chơi giáo viên sử dụng để tạo ra các bài tập đếm số cho học sinh ôn luyện, hay các phép toán trong phạm vi cộng 6, phạm vị cộng 7, phạm vi cộng 8, phạm vi cộng 9, phạm vi cộng 10.
2.4.1. Giới thiệu về màn hình chính của phần mềm Dạy học mơn Tốn lớp 1 Đầu tiên quý thầy cô truy cập vào phần mềm Dạy học mơn Tốn lớp 1 thơng qua biểu tượng của phần mềm đã được cài đặt vào máy tính cá nhân của thầy cơ bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền:
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">Sau khi khởi động xong phần mềm, dưới đây là hình minh hoạ màn hình chính của phần mềm gồm các biểu tượng như: Tắt/ bật âm thanh nhạc nền, Nút thông tin tác giả, nút hướng dẫn sử dụng phần mềm. Các nút chức năng chính phần mềm:
2.4.2. Chức năng thứ nhất: Tập viết số: Gồm các video để giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết các số tự nhiên từ 0 đến 9. Trong chức năng này không đưa âm thanh giáo viên hướng dẫn vào vì như thế sẽ tạo ra tính vùng miền. Chính vì vậy tác giả để cho giáo viên có thể chủ động hơn trong q trình giảng dạy. Giáo viên cho học sinh xem kết hợp với diễn giải của từng giáo viên khi họ sử dụng công cụ.
Để truy cập vào chức năng tập viết số của phần mềm quý thầy cô nháy chuột vào nút “ Tập viết số” trong khu vực các nút chức năng bên tay trái của màn hình phần mềm Dạy học Toán 1.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Sau khi đã nháy chuột để truy cập vào chức năng “Tập viết số” của phần mềm sẽ hiện ra giao diện của chức năng này.
Trên giao diện của chức năng “Tập viết số” q thầy cơ sẽ thấy những nút lệnh để thao tác điều khiển phần mềm như sau:
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Phía trên cùng của giao diện phần mềm là thanh Menu các nút lệnh truy cập nhanh các chức năng của phần mềm:
Trên màn hình Tập viết số cịn có các nút lệnh để điều khiển và thực hiện các yêu cầu như sau:
Bật tắt nhạc nền
Quay về màn hình chính
Menu truy cập nhanh các chức năng của phần mềm Để thao tác trên màn hình của chức năng này, q thầy cơ lựa chọn một số trong khu vực các số tự nhiên từ 0 đên 9 trên màn hình của phần mềm để cho học sinh xem video hướng dẫn tập viết số:
Khi xuất hiện video tập viết một số nào đó hiện lên. Để cho học sinh xem video hướng dẫn tập viết số đó thầy cơ bấm vào bút “ Bắt đầu” hoặc muốn dừng để giảng cho học sinh thì bấm vào nút “ Tạm dừng”. Khi muốn chuyển sang cho
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">học sinh xem hướng dẫn tập viết số khác hoặc chuyển sang chức năng khác của phần mềm thì thầy cô nháy chuột vào nút “ Kết thúc”.
Nút chạy video hướng dẫn tập viết số Tạm dừng chạy video tập viết
Kết thúc xem video hướng dẫn tập viết số
2.4.3. Chức năng thứ hai: Bộ thẻ ghép số: Gồm các thẻ số từ 0 đến 9 thay cho bộ thẻ số trong bộ đồ dùng dạy học mơn Tốn lớp 1. Bộ thẻ ghép số thơng minh trên phần mềm có thể dùng thực hiện các phép toán theo hàng ngang hoặc phép tính cột dọc, hay các phép tính so sánh.
Để truy cập vào chức năng “ Bộ thẻ ghép số” q thầy cơ có thể truy cập bằng 2 cách:
+ Cách thứ nhất: nháy chuột vào nút chức năng năng “ Bộ thẻ ghép số” từ giao diện màn hình chính của phần mềm:
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">+ Cách thứ hai: Nháy chuột vào nút chức năng năng “ Bộ thẻ ghép số” từ thanh cơng cụ phía trên cùng của màn hình
Hay thậm chí các thầy cơ có thể truy cập nhanh thơng qua nút Danh mục bên tay phải thanh công cụ.
Sau khi truy cập vào chức năng “ Bộ thẻ ghép số” màn hình của chức năng này hiển thị như sau:
Trên màn hình của chức năng “ Thẻ ghép số” gồm các thành phần:
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">+ Khu vực bảng cài: Là nơi để cài thẻ số trong quá trình triển khai thực hiện các phép toán cộng, trừ hoặc so sánh.
+ Khu vực ô thẻ số: Khu vực này gồm các thẻ số từ 0 đến 9, các thẻ dấu như: dấu cộng, dấu trừ, dầu bằng, dấu lớn, dấu nhỏ, dấu gạch ngang để đặt phép tính theo hàng dọc. Đối với thẻ số thì có thẻ màu xanh và thẻ màu đỏ, thẻ màu đỏ thể hiện cho các số mới.
Khi muốn sử dụng thẻ số để đặt phép tính. Giáo viên hoặc học sinh chỉ việc sử dụng chuột kéo thả các thẻ số cần thiết và dấu phép tính cần thiết lên bảng cài thẻ. Với chức năng “ Bộ thẻ ghép số”. Giáo viên sử dụng để triển khai đặt các các phép tính như: Phép tính theo hàng ngang, phép tính theo cột dọc, hay phép tính so sánh:
(Đặt phép tính theo hàng ngàng)
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">(Đặt phép tính theo cột dọc)
(Đặt phép tính so sánh)
+ Nút xố thẻ: Để xố các thẻ đã kéo lên khu vực bảng cài và thực hiện các phép tính khác. Khi bấm vào nút “ Xố thẻ” phần mềm sẽ hỏi có đồng ý hay khơng. Nếu bấm vào nút “ Có” thì các thẻ đã kéo lên ơ thẻ sẽ bị xố khỏi bảng cài, ngược lại bấm “ Khơng” sẽ thốt cửa sổ thơng báo và giữ ngun thẻ trên bảng cài:
Xoá thẻ đã chọn
Đồng ý xố thẻ trên bảng cài
Khơng đồng ý xố thẻ trên bảng cài
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">2.4.4. Chức năng thứ ba: Bộ thẻ hình học phẳng: Gồm các hình như hình chữ nhật nằm ngang, hình chữ nhật đứng, hình vng, hình tam giác, hình trịn. Bộ thẻ hình học phẳng giúp học sinh nhận biết các hình học phẳng, hay giáo viên có thể sử dụng các thẻ này để ghép thành hình bất kỳ cho học sinh đếm hình.
Để truy cập vào chức năng “ Bộ thẻ hình học phẳng” của phần mềm Dạy học Tốn 1 thầy cơ có thể truy cập thông qua các cách sau:
+ Cách thứ nhất: Nháy chuột vào nút chức năng “ Bộ thẻ hình học phẳng” trong danh mục chức năng đồ dùng trên màn hình chính của phần mềm.
+ Cách thứ hai: Nháy chuột vào nút chức năng năng “Bộ thẻ hình học phẳng” từ thanh cơng cụ phía trên cùng của màn hình
Sau khi nhấn truy cập màn hình của chức năng “ Bộ thẻ hình học phẳng” hiện ra như sau:
<small>Nháy chuột để truy cập vào chức năng </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">Trên giao diện màn hình chức năng “ Bộ thẻ hình học phẳng” gồm những thành phần sau:
+ Khu vực gắn thẻ hình học: Là nơi để giáo viên kéo các thẻ hình học trong khu vực ô thẻ. Hoặc tạo các bài tập ghép các hình bất kỳ để học sinh đếm hình.
+ Khu vực các ơ thẻ hình học phẳng: Là nơi chứa các ơ thẻ hình học như: Thẻ hình trịn, thẻ hình chữ nhật, thẻ hình vng, thẻ hình tam giác.
Để sử dụng chức năng “ Bộ thẻ hình học phẳng” này từ giao diện phần mềm giáo viên chỉ việc sử dụng chuột kéo thả thẻ hình học phẳng trong khu vực ơ thẻ bất kỳ lên khu vực gắn thẻ để học sinh nhận biết các hình học phẳng: hình tam giác, hình chữ nhật, hình trịn, hình vng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">Với bộ thẻ hình học phẳng này giáo viên hồn tồn có thể tạo ra các bài tập ghép hình bất kỳ để học sinh đếm các hình học phẳng trong hình đã ghép hoặc cũng có thể cho học sinh tự lên ghép một hình mà học sinh thích:
( Một số hình ghép minh hoạ)
Để xố thẻ hình học phẳng đã kéo lên bảng cài thẻ. Thầy cơ có thể bấm vào nút “Xoa thẻ”. Khi đó màn hình sẽ hiện lên thơng báo. Nếu chọn “ Có” thì những thẻ hình học phẳng đã cài lên bảng sẽ bị xố khỏi bảng cài, cịn nếu chọn “ Khơng” thì sẽ thốt màn hình thơng báo và khơng xố thẻ nào trên bảng cài.
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">Ngoài ra trong chức năng bộ đồ dùng “ Bộ thẻ hình học phẳng” cịn có các bài tập thực hành đê giúp học sinh củng cố lại kiến thức về và ghi nhớ về hình học phẳng. Để thao tác làm các bài tập thực hành Giáo viên hoặc giáo viên hướng dẫn cho học sinh bấm vào nút lệnh “ BÀI TẬP THỰC HÀNH”
Một số dạng bài tập thực hành trong chức năng này là:
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">2.4.5. Chức năng thứ tư: Bộ thẻ ghép hình khối: Bộ thẻ hình khối có tác dụng giúp học sinh nhận biết khối lập phương, khối hình hộp chữ nhật. Ngồi ra với bộ thẻ hình khối giáo viên có thể sử dụng trong q trình dạy các phép tốn cộng trừ trong phạm vi 10, cộng trừ trong phạm vi 100, hay đếm số.
Để truy cập vào chức năng “ Bộ thẻ hình khối” của phần mềm Dạy học Tốn 1 thầy cơ thầy cơ có thể truy cập thông qua các cách sau:
+ Cách thứ nhất: Nháy chuột vào nút chức năng “ Bộ thẻ hình khối” trong danh mục chức năng đồ dùng trên màn hình chính của phần mềm:
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">+ Cách thứ hai: Nháy chuột vào nút chức năng năng “Bộ thẻ hình khối” từ thanh cơng cụ phía trên cùng của màn hình:
Sau khi truy cập vào chức năng “ Bộ thẻ hình khối” màn hình của chức năng này hiện ra như sau:
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">Trên giao diện của màn hình chức năng “ Bộ thẻ hình khối” gồm những thành phần như sau:
+ Khu vực bảng cài thẻ hình khối: Là nơi để cài các thẻ hình khối được lấy từ trong khu vực ô thẻ hình khối.
+ Khu vực các ô thẻ hình khối: Là nơi chứa các ơ thẻ hình khối như: ô thẻ khối lập phương, ô thẻ khối hình hộp chữ nhật
+ Khu vực các ơ thẻ số: Chứa các thẻ số từ 0 đến 9 gồm thẻ màu xanh và thẻ màu đen, thẻ dấu cộng, thẻ dấu trừ:
+ Khu vực cài thẻ số: Là nơi để đặt phép tính bằng cách kéo các thẻ số trong khu vực ô thẻ số:
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">Thông qua chức năng của “ Bộ thẻ hình khối” giáo viên sẽ triển khai hoạt động giúp học sinh tìm hiểu về khối lập phương, khối hình hộp chữ nhật, hay sử dụng thẻ hình khối để triển khai dạy các phép tốn cộng, trừ trong phạm vi 100, hay học đếm số. Để sử dụng chức năng này giáo viên chỉ việc kéo thẻ hình khối trong khu vực ơ thẻ hình khối lên khu vực bảng cài thẻ:
Ví dụ khi thực hiện phép tính 15 -3=? thì giáo viên sẽ kéo 15 khối hộp lập phương. Sau đó nháy chuột phải lên 3 khối 3 lập phương để gạch bỏ đi. Cuối cùng để đặt phép tính giáo viên thực hành kéo thẻ số trong khu vực ô thẻ số lên khu vực cài thẻ số:
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">Để xố thẻ hình khối hoặc thẻ số đã kéo lên bảng cài thẻ. Thầy cô có thể bấm vào nút “Xoa thẻ”. Khi đó màn hình sẽ hiện lên thơng báo. Nếu chọn “ Có” thì những thẻ hình khối đã cài lên bảng sẽ bị xố khỏi bảng cài, cịn nếu chọn “
Khơng” thì sẽ thốt màn hình thơng báo và khơng xố thẻ nào trên bảng cài.
2.4.6. Chức năng thứ năm: Bộ thẻ hình ảnh:
Gồm các thẻ về các con vật ngộ nghĩnh đáng yêu. Đây là một chức năng rất hay mà bộ đồ dùng truyền thống dạy học mơn Tốn lớp 1 khơng có. Với bộ đồ dùng này giúp giáo viên sử dụng linh hoạt trong việc triển khai dạy các phép toán so sánh, hoặc các phép toán cộng trừ trong phạm vi 10 hay phạm vi 100 hay giúp học sinh học đếm số.
Để truy cập vào chức năng “ Bộ thẻ hình ảnh” của phần mềm Dạy học Tốn 1 thầy cơ thầy cơ có thể truy cập thông qua các cách sau:
+ Cách thứ nhất: Nháy chuột vào nút chức năng “ Bộ thẻ hình ảnh” trong danh mục chức năng đồ dùng trên màn hình chính của phần mềm:
<small>Nháy chuột để truy cập vào chức năng </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">+ Cách thứ hai: Nháy chuột vào nút chức năng năng “Bộ thẻ hình ảnh” từ thanh cơng cụ phía trên cùng của màn hình:
Sau khi truy cập vào chức năng “ Bộ thẻ hình ảnh” của phần mềm Dạy học mơn Tốn lớp 1 màn hình hiện ra như sau:
Trên màn hình của chức năng “ Bộ thẻ hình ảnh” gồm những thành phần sau: + Khu vực thẻ hình ảnh: Gồm các thẻ có hình ảnh là các con vật ngộ nghĩnh đáng yêu. Sử dụng các thẻ hình ảnh này để cài lên bảng cài:
+ Khu vực thẻ số: Gồm các thẻ số màu xanh và màu đên từ 0 đến 9, thẻ dấu cộng, thẻ dấu trừ, thẻ dấu bằng, thẻ dấu lớn, thẻ dấu nhỏ. Thẻ này được sử dụng để cài lên khu vực đặt phép tính:
</div>