Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

skkn toán tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 33 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

MỤC LỤC

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN ... 1

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ... 2

1. Mô tả giải pháp kỹ thuật trước khi tạo ra sáng kiến ... 2

2. Mô tả giải pháp kỹ thuật sau khi có sáng kiến: ... 3

Giải pháp 1. Nghiên cứu nắm vững nội dung giải tốn có lời văn trong mơn Tốn 1. ... 3

Giải pháp 2. Hình thành từng bước cho học sinh phương pháp giải tốn có lời văn cho học sinh... 5

Giải pháp 3. Tìm hiểu để nắm vững quy trình chung khi giải bài tốn có lời văn ở tiểu học để vận dụng vào việc "dạy giải toán có lời văn lớp 1". ... 8

Giải pháp 4. Hệ thống hóa và phân dạng và hướng dẫn học sinh cách giải bài tốn có lời văn. ... 12

Giải pháp 5. Sử dụng ứng dụng công nghệ thơng tin vào dạy giải tốn có lời văn. ... 26

III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI ... 29

1. Hiệu quả kinh tế : ... 29

2. Hiệu quả về mặt xã hội. ... 29

3. Khả năng áp dụng và nhân rộng... 33

IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. ... 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 35

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Năm học 2020 - 2021 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 ở lớp 1. Ở chương trình này có nhiều sự thay đổi tích cực, nó trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội. Do đó, mỗi giáo viên cũng được chủ động nhiều hơn trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 cũng đòi hỏi người giáo viên cần phải thay đổi toàn diện cả về phương pháp dạy học, kế hoạch dạy học, cách thức tổ chức dạy học,….Trong đó, việc thay đổi phương pháp dạy học là một trong những việc làm cấp thiết nhất hiện nay.

Trong các mơn học ở tiểu học, mơn Tốn đóng vai trị quan trọng nó cung cấp những kiến thức cơ bản về số, những phép tính, đại lượng và khái niệm cơ bản về hình học, bên cạnh đó mơn Tốn cịn góp phần vào phát triển tư duy, khả năng suy luận, phát triển ngôn ngữ, trau dồi trí nhớ, kích thích cho các em óc tị mị ham tìm hiểu khám phá và hình thành nhân cách cho các em giúp các em phát triển toàn diện.

Khi giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, tơi nhận thấy dạng tốn giải bài tốn có lời văn tuy khá đơn giản nhưng đại đa số các em ngại làm, làm rất chậm, làm cho xong, viết phép tính sáo trộn, câu trả lời sai, nhầm lẫn từ dạng này sang dạng kia. Trình bày bài làm chưa khoa học, lo gíc theo trình tự dẫn đến kết quả học tập chưa cao.

Đối với trẻ là học sinh lớp 1, nội dung kiến thức của mơn Tốn tuy ở mức độ sơ giản nhưng để học sinh đọc - hiểu bài tốn có lời văn quả không dễ dàng, vả lại việc viết lên một câu lời giải phù hợp với câu hỏi của bài tốn cũng là vấn đề khơng đơn giản khi mà vốn sống của các em cịn ít, kĩ năng trả lời còn hạn chế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Bởi vậy, tôi luôn băn khoăn khi đứng trước câu hỏi làm thế nào để học sinh hiểu, học sinh thực hành diễn đạt đúng yêu cầu của bài toán và thực hiện tự giải được bài tốn một cách chính xác, sáng tạo một cách nhẹ nhàng nhất.

Với những trăn trở, băn khoăn ấy, tôi đã mạnh dạn chọn sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giải tốn có lời văn ở lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực” để nghiên cứu và áp dụng vào thực tế lớp 1A3 Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân nhằm giúp học sinh giải tốn có lời văn tốt hơn.

II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT:

1. Mơ tả giải pháp kỹ thuật trước khi tạo ra sáng kiến

Trong quá trình giảng dạy dạy lớp 1, tôi nhận thấy hầu như giáo viên nào cũng phàn nàn khi dạy đến phần giải tốn có lời văn ở lớp 1. Học sinh rất lúng túng khi viết phép tính, nêu câu trả lời. Hơn nữa, đây là năm học đầu tiên chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 áp dụng đối với lớp 1. Chính vì thế cả giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong việc dạy và học.

Những tiết đầu tiên của giải tốn có lời văn, qua khảo sát, mỗi lớp chỉ có khoảng 20% số học sinh biết nói, viết đúng phép tính, nêu được câu trả lời. Số còn lại là rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết các em lại rất lung túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại lại không biết để trả lời. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài tốn có lời văn. Ngồi ra học sinh lớp 1 cịn gặp khó khăn trong vấn đề phương pháp giải toán, kĩ năng tìm đọc và tìm hiểu đề bài. Đối với các em bài tốn dễ hay khó cịn phụ thuộc vào việc học sinh đã giải bài toán nào tương tự hay chưa. Nếu khi giải một bài toán mới học sinh biết dẫn dắt bài toán đó về một bài tốn mà các em đã biết thì vấn đề trở nên dễ dàng. Nhưng nếu gặp các bài tốn mà trước đó các em chưa giải những bài tốn tương tự với nó thì học sinh thường lúng túng không làm được.

Đa số các em rất hồn nhiên, ham chơi chưa có nề nếp và tinh thần trách nhiệm trong học tập, hay nói chuyện, thích làm việc riêng trong giờ học, thường xuyên xin ra ngoài, hay quên tập vở và dồ dùng học tập,… chưa “thoát” nề nếp ở mẫu giáo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2. Mô tả giải pháp kỹ thuật sau khi có sáng kiến:

Giải pháp 1. Nghiên cứu nắm vững nội dung giải tốn có lời văn trong mơn Tốn 1.

Năm học 2022 - 2023 là năm học thứ ba thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, trường tơi lựa chọn sách Tốn 1 của bộ sách Cánh diều để dạy trong toàn trường.

Toàn bộ chương trình Tốn 1 bao gồm 105 tiết, 53 tiết được dạy trong học kì I và 47 tiết được dạy trong học kì II, 2 tiết kiểm tra cuối kì I và cuối kì II, 03 tiết dự phòng học sinh nghỉ lễ, nghỉ do thiên tai và được phân bổ: 3 tiết/ tuần. Sách giáo khoa được xây dựng theo 4 chủ đề với 2 vòng số:

Trong 4 chủ đề của sách giáo khoa Tốn 1 thì nội dung giải tốn có lời văn không được xây dựng thành bài cụ thể mà được lồng ghép vào trong các nội dung khác.

Giải tốn có lời văn trong chương trình Tốn 1, để cho các em bắt đầu làm quen dần thì sách giáo khoa đưa ra dạng “ tiền giải tốn có lời văn” đó là dạng bài quan sát tranh và nêu phép tính thích hợp.

Dạng bài này bắt đầu xuất hiện từ bài Phép cộng trong phạm vi 6.

Đây là dạng bài đối với các em vơ cùng quan trọng. Nó giúp các em bước đầu tiên tiếp cận với giải tốn có lời văn một cách đơn giản nhất khi mà các em chưa đọc thông viết thạo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Đến Bài Phép trừ dạng 17 - 2 học sinh mới chính thức bắt đầu làm quen với bài tốn có lời văn đầu tiên.

Như vậy các em có một thời gian khá dài để từng bước làm quen với dạng toán khá trừu tượng và khó này so với vốn hiểu biết của các em. Đến thời điểm này các em mới học đủ số lượng âm vần để có thể trình bày được phép tính và trả lời theo đúng yêu cầu của bài toán.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Như vậy, thơng qua nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa Toán 1 bộ sách Cánh diều tôi đã nắm được thời điểm, tần suất xuất hiện và các dạng bài tốn có lời văn mà học sinh được học để từ đó lập kế hoạch dạy học một cách phù hợp nhất cho học sinh cũng như chuẩn bị cho các em tâm thế để làm quen với dạng toán này.

Giải pháp 2. Hình thành từng bước cho học sinh phương pháp giải tốn có lời văn cho học sinh.

Để học sinh có thể tiếp cận một cách tốt nhất phương pháp giải tốn có lời văn cho học sinh lớp 1, tôi đã chia ra làm 2 giải đoạn: Giai đoạn tiền giải tốn có lời văn và giai đoạn làm quen với giải tốn có lời văn như sau:

a. Giai đoạn tiền giải toán có lời văn:

Ngay từ đầu học kỳ I, bắt đầu từ Phép cộng trong phạm vi 6 các bài tốn được giới thiệu ở mức độ nhìn hình vẽ - nêu phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài tốn qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp.

Thơng thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ. Ban đầu để giúp học sinh dễ thực hiện sách giáo khoa ghi sẵn các ô vuông và dấu hỏi để học sinh hiểu được yêu cầu của bài :

Ví dụ: Bài 3 trang 45

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Ở giai đoạn này chỉ yêu cầu học sinh viết số và dấu cộng vào ơ trống để có một phép tính hợp lí so với nội dung bức tranh.

Để học sinh làm tốt được dạng bài tập này, giáo viên cần phải khai thác được tối đa nội dung bức tranh. Phải biến bức tranh thành một câu chuyện thật sinh động, lôi cuốn học sinh đưa học sinh vào một tình huống có vấn đề.

Chẳng hạn, với bức tranh trên, tôi đưa ra một câu chuyện : “Thỏ anh hôm nay giúp mẹ đi nhổ cà rốt. Lúc về, thỏ anh cầm bên tay trái 4 củ cà rốt, bên tay

phải 4 củ cà rốt. Đố các em biết Thỏ anh nhổ giúp mẹ được bao nhiêu củ cà rốt?”.

Với câu chuyện và hình ảnh minh họa học sinh sẽ đưa ngay ra được đáp số là 8 củ cà rốt. Đến đây, giáo viên tiếp tục khai thác để học sinh tìm được phép tính thích hợp với kết quả vừa tìm được qua gợi ý như:

+ Để có được đáp án bao nhiêu củ cà rốt em làm như thế nào? + Ta dùng phép tính nào để tìm ra đáp án 8 củ cà rốt

Ở đây giáo viên cần động viên các em diễn đạt - trình bày miệng ghi đúng phép tính mà thơi chưa yêu cầu nêu câu trả lời. Từ việc xây dựng câu chuyện từ bức tranh đầu bài, học sinh sẽ làm quen dần với yếu tố “có lời văn” của dạng toán này, dần tạo tiền đề cho giai đoạn thứ hai mà các em sẽ học trong học kì II.

Và với cách định hướng như vậy, tôi thấy học sinh nắm bắt và giải được bài toán một cách triệt để, đúng bản chất toán học. Học sinh cũng rất hào hứng, “thích” làm bài.

Tơi nhận thấy khi học sinh nắm vững giai đoạn 1 này thì ở giai đoạn 2 các em tiếp cận với giải tốn có lời văn nhẹ nhàng hơn.

b. Giai đoạn 2:

Để hình thành cách giải bài tốn có lời văn, sách giáo khoa Bài Luyện tập đã nêu một bài tốn có tranh minh họa để học sinh làm quen. (Bài toán - trang 130 sách Tốn 1).

Đây là bài có thể coi là rất quan trọng đối với các em khi làm quen chính thức với thể loại Giải tốn có lời văn. Chính vì vậy, tơi đã thực hiện như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Bước 1. Tôi chỉ đưa ra bức tranh cho học sinh quan sát bức tranh, yêu cầu học sinh dựa vào tranh kể lại một câu chuyện theo nội dung bức tranh (Làm việc nhóm 4).

+ Cho từng nhóm lên báo cáo kết quả.

+ Giáo viên nhận xét, đưa ra bài tốn: Trong thư viện nhà trường có 6 bạn đang ngồi đọc sách. Một lúc sau có 3 bạn đến cùng ngồi đọc sách. Hỏi tất cả có bao nhiêu bạn?

+ Học sinh đọc lại bài toán.

Bước 2. Khai thác bài toán qua hệ thống câu hỏi : + Bài toán cho biết gì?

+ Bài tốn hỏi gì?

Bước 3. Cho học sinh tính kết quả và nêu câu trả lời qua câu hỏi

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

6 + 3 = 9 (bạn) Trả lời:

Tất cả có 9 bạn.

Với cách hướng dẫn học sinh tiếp cận với giải bài tốn có lời văn như trên, tôi đã thu hoạch được kết quả không hề nhỏ. Tất cả học sinh nắm vững được cách khai thác và giải bài toán một cách nhẹ nhàng, hứng thú.

Giải pháp 3. Tìm hiểu để nắm vững quy trình chung khi giải bài tốn có lời văn ở tiểu học để vận dụng vào việc "dạy giải tốn có lời văn lớp 1".

Trong q trình giải tốn bao giờ tôi cũng phải hướng dẫn học sinh tuân theo 4 bước sau:

+ Tìm hiểu nội dung bài tốn + Tìm cách giải bài tốn + Thực hiện cách giải toán

+ Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải bài tốn. Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài tốn

Q trình tìm hiểu nội dung bài tốn (đề tốn) tơi thường u cầu: Học sinh cần đọc kỹ, hiểu rõ đề toán, phân biệt được cái đã cho và cái phải tìm. Khi đọc bài tốn phải hiểu rõ những từ, những thuật ngữ quan trong mà người ta thường gọi là các từ "chìa khố". Chẳng hạn như "thêm", "bớt", "bay đi" , "bán đi", "lấy ra", " nhiều hơn"... Do vậy, trong dạy học giải tốn có lời văn ở tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng, cần chú ý với việc kết hợp giảng giải từ và thuật ngữ toán học giúp học sinh hiểu được nội dung bài toán để kiểm tra việc học sinh hiểu nội dung bài toán như thế nào ? Giáo viên yêu cầu cầu học sinh nhắc lại u cầu bài tốn khơng phải bằng hình thức đọc thuộc lịng mà bằng cách diễn đạt của mình. Sau khi đọc bài toán học sinh cần xác định được 3 yếu tố cơ bản của bài toán:

- Những dữ kiện của bài tốn: Đó là những cái đã cho và những cái đã biết của bài toán.

- Những ẩn số: Là cái chưa biết, cái cần tìm là bài tốn u cầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Những điều kiện của bài toán đó là mối liên hệ giữa các dữ kiện và các ẩn số.

Bước 2: Tìm cách giải tốn:

Hoạt động tìm tịi cách giải của bài tốn gắn liền với việc phân tích các dữ kiện, ẩn số và điều kiện của bài toán nhằm xác lập mối quan hệ giữa chúng. Từ đó lựa chọn phép tính số học thích hợp. Hoạt động này thường diễn ra như:

+ Minh hoạ bài tốn (hoặc tóm tắt bằng lời).

+ Lập kế hoạch giải toán nhằm xác lập trình tự giải quyết, thực hiện các phép tính số học.

* Về minh họa đề tốn:

Việc này sẽ giúp học sinh bớt được một số câu, chữ làm cho bài toán gọn lại, nhờ đó mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm hiện ra rõ hơn. Một số

Trong dạy học giải tốn có lời văn ở lớp 1 thường thấy các cách tóm tắt bằng lời, bằng chữ và bằng sơ đồ đoạn thẳng.

Có hai hình thức thể hiện tương ứng với hai phương pháp tìm cách giải cho một bài tốn.

Hình thức 1: Phép phân tích đi lên

Là phương pháp đi từ câu hỏi của bài toán đến dự kiện của bài toán. Tức là phải tập trung vào câu hỏi của bài toán và suy nghĩ xem muốn trả lời được câu hỏi đó thì phải biết những gì và phải làm phép tính gì? Trong những điều kiện cần thiết phải biết đó thì cái nào là cái có sẵn, cái nào phải tìm và tìm như thế nào? Cứ như thế ta suy nghĩ ngược lên: Từ câu hỏi của bài toán trở về các điều kiện của bài toán. Đây là phương pháp tìm cách giải thơng dụng nhất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Ví dụ: Bài 5 trang 165, sách giáo khoa Tốn 1.

Chị Mai bẻ được 32 bắp ngô, anh Tuấn bẻ được 47 bắp. Hỏi cả hai anh chị bẻ được bao nhiêu bắp ngô?

Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích như sau: - Bài tốn cho biết gì?

- Bài tốn hỏi gì?

- Để tìm được số bắp ngơ hai người bẻ được ta phải làm phép tình gì?

- Để thực hiện phép tính này ta lấy số nào cộng với số nào?

- Ta viết phép tính này như thế nào?

- Chị Mai bẻ được 32 bắp ngô, anh Tuấn bẻ được 47 bắp ngô.

- Hỏi cả hai anh chị bẻ được bao nhiêu bắp ngô?

- Ta làm phép tính cộng.

- Số bắp ngơ của chị Mai bẻ (32) cộng số bắp ngô của anh Tuấn (47).

- Phép tính: 32 + 47 = 79 Hình thức 2: Phép tổng hợp.

Là phương pháp tìm cách giải đi từ dữ kiện của bài tốn đến câu hỏi của bài toán. Từ những cái đã cho (đã có) suy ra hoặc tính được điều gì giúp ích cho việc giải tốn khơng? Cứ như thế ta suy luận để tìm ra cách giải tốn. Tuy nhiên, cách này khơng phổ biến vì với mỗi phép tính thực hiện, học sinh chưa hiểu được mục đích của việc làm đó và vì sao phải làm như vậy. Thơng thường người ta chỉ sử dụng phép này để trình bày cách giải của bài tốn.

Ví dụ:

Tổ 2 lớp 1A có tất cả 9 bạn, trong đó có 5 bạn nam. Hỏi tổ 2 có mấy bạn nữ?

Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích như sau: - Bài tốn cho biết gì?

- Bài tốn hỏi gì?

- Tổ 2 có tất cả 9 bạn, trong đó có 5 bạn nam.

- Tổ 2 có mấy bạn nữ?

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

- Khi biết số học sinh của cả tổ và số

Bước 3: Thực hiện cách giải bài tốn.

Khi đã hồn thành bước 2, ta thực hiện cách giải theo cách đã nêu ở bước 2. Hoạt động này bao gồm việc thực hiện phép tính đã được nêu trong bước tìm cách giải bài tốn nêu trên và trình bày bài giải.

Cách trình bày bài giải:

+ Phải ghi phép tính tương ứng + Nêu câu trả lời

* Lưu ý:

+ Các phép tính giải được viết bằng chữ số

+ Yêu cầu cách viết phép tính theo hàng ngang, khơng viết theo hàng dọc. + Câu trả lời cần phải ghi ngắn gọn, đủ ý được mệnh đề khẳng định. Bước 4: Kiểm tra cách giải bài toán.

Việc kiểm tra nhằm phân tích xem cách giải phép tính và kết quả là đúng hay sai, có các hình thức thực hiện sau:

+ Thiết lập tương ứng các phép tính giữa các số đã tìm được trong quá trình giải với các số đã cho.

+ Tạo ra bài toán ngược với bài toán đã cho rồi giải nó. + Giải bài tốn bằng cách khác rồi so sánh đáp số. + Xét tính hợp lý của đáp số.

Việc kiểm tra cách giải của bài tốn là u cầu khơng thể thiếu khi giải toán. Thực tế quan sát học sinh khi giải toán, tôi nhận thấy rằng: Các em thường coi bài toán đã được giải xong khi viết xong câu trả lời cuối bài. Nhưng khi giáo viên hỏi: "Em có chắc chắn đó là kết quả đúng khơng?" thì đa số các em đã lúng túng và chưa trả lời được ngay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Kiểm tra cách giải của bài toán là kiểm tra về: + Cách sử dụng dữ kiện

+ Lựa chọn và thực hiện phép tính

+ Cách trình bày bài giải (diễn đạt câu văn , thứ tự thực hiện) + Kiểm tra lại phương pháp và thủ thuật đã sử dụng khi giải tốn.

Đây là bước khơng thể thiếu trong q trình giải tốn ở tiểu học, điều đó giúp các em đảm bảo được tính chính xác cao khi giải toán và đặc biệt giúp phát triển ở các em năng lực sáng tạo, tích cực, chủ động và độc lập giải toán.

Giải pháp 4. Hệ thống hóa và phân dạng và hướng dẫn học sinh cách giải bài tốn có lời văn.

4.1. Hệ thống hóa và phân dạng bài tốn có lời văn.

Để có thể giúp học sinh giải tốn có lời văn được tốt nhất thì giáo viên cần phải nắm được tất cả các dạng bài mà học sinh của mình sẽ được học để có kế hoạch hướng dẫn học sinh. Sau đây, tôi xin thống kê nội dung dạy học giải tốn có lời văn ở lớp 1 như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

được 35 bức. Hỏi cả hai bạn sưu tầm được bao nhiêu bức ảnh? đen trắng, còn lại là ảnh màu. Hỏi hai bạn đã sưu tầm được bao nhiêu bức ảnh màu.

Bài 4/169

Tủ sách lớp 1A có 68 quyển sách, cô giáo đã cho mượn 15 quyển. Hỏi tủ sách lớp 1A còn lại bao nhiêu quyển sách?

Bài 4/141

Vườn nhà chú Doanh có 38 buồng chuối, chú đã cắt 5 buồng. Hỏi vườn nhà chú Doanh còn lại bao nhiêu

Như vậy có 8 dạng bài giải tốn có lời văn ở lớp 1. Mỗi dạng bài giáo viên cần nghiên cứu kĩ để có cách hướng dẫn khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

4.2. Hướng dẫn học sinh cách giải bài tốn có lời văn.

Để giúp học sinh thực hiện tốt cách giải của dạng bài toán này trước hết tôi giúp học sinh hiểu được: Thế nào là dạng tốn có lời văn? Tơi đưa ra hai ví dụ:

Ví dụ 1: Tính 4 + 3 = ?

Ví dụ 2: Nhà An có 4 con gà, mẹ mua thêm 3 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?

Và tôi yêu cầu học sinh nhận xét về 2 ví dụ trên:

+ Ở ví dụ 1, yêu cầu của bài tập là tính và đã cho 1 phép tính cộng cụ thể, học sinh cần thực hiện phép cộng để ra kết quả.

+ Cịn ở ví dụ 2 bài tập chưa có một phép tính cụ thể mà lại đưa ra một số thông tin đi kèm với các số.

Tơi giảng giải cho các em hiểu: Trong bài tốn có các lời văn và các số như trên như thế này là loại tốn giải có lời văn. Loại tốn giải có lời văn thường có hai phần: Phần một là thơng tin đã biết cịn phần hai là u cầu cần phải tìm của bài tốn.

Sau đó, yêu cầu học sinh tự lấy thêm một số ví dụ khác về bài tốn có lời văn để học sinh hiểu về dạng toán.

4.2.1. Hướng dẫn các dạng bài toán “thêm” a. Thế nào là bài toán “thêm”?

Sau khi học sinh đã hiểu được về dạng tốn có lời văn, tơi giúp học sinh tìm hiểu tiếp: Thế nào là dạng tốn “thêm”?

Tơi đưa ra ví dụ:

Ví dụ 1: Nhà An có 4 con gà, mẹ mua thêm 3 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?

Tôi yêu cầu nhiều học sinh đọc bài tập và tôi nhấn mạnh vào từ “mua thêm” “có tất cả” và nói: Đây là bài tốn “thêm”.

Sau đó tơi đưa ra ví dụ 2: Ví dụ 2:

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Nhà Bình có 6 con gà, mẹ mua thêm 3 con gà. Hỏi nhà Bình có tất cả bao nhiêu con gà?

Tôi hỏi: Đây là bài tốn gì? - Học sinh: Bài tốn “thêm” - Vì sao em biết?

- Học sinh: Vì có từ “có thêm” và “có tất cả” ạ.

Sau đó, tơi đưa thêm vài ví dụ nữa, trong đó cũng có từ “thêm” như: “treo thêm”, “cho thêm”... Đến lúc này 100% học sinh lớp tơi đều đã nhận biết được đó là các bài tốn “thêm”. Tơi hỏi:

Cơ: Bài tốn có lời văn như thế nào gọi là bài toán “thêm”? Học sinh: Có chữ “thêm” và trong câu hỏi có từ “có tất cả”.

Cơ: Như vậy, trong một bài tốn có lời văn, các con thấy có các từ như: “có thêm”, “trồng thêm”, “mua thêm”, “cho thêm”, “treo thêm..” ( phần đã cho) kèm với cụm từ “có tất cả” ở phần hỏi (phần yêu cầu) của bài tốn thì đó là bài tốn “thêm”. Các bài tốn “thêm” đều được giải bằng phép tính cộng.

b. Hướng dẫn giải toán.

Muốn học sinh hiểu và làm tốt được giải tốn có lời văn, trước hết học sinh phải làm tốt loại bài: Quan sát tranh, nêu bài toán và viết phép tính thích hợp.

Mục tiêu của dạng bài tốn này là giúp học sinh hình thành kĩ năng biểu thị một tình huống của một bài tốn bằng phép tính tương ứng với tranh vẽ. Học sinh có thể tự nêu các phép tính khác nhau sao cho phù hợp với tình huống có trong bài.

Ví dụ 1: Quan sát tranh và nêu phép cộng thích hợp:

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×