Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI VIỆC NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI - KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 29 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC </b>

<b>PHẠM THỊ HƯƠNG LAN </b>

<b>CƠNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI VIỆC NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI - KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC </b>

<b>- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG </b>

<b>TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Công tác xã hội </b>

<b>Phú Thọ, 2018 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Lí do chọn đề tài </b>

Theo tiến trình thay đổi của lịch sử, giao tiếp cũng ngày càng phát triển và trở thành một đặc trưng quan trọng nhất trong hành vi của con người. Giao tiếp không những là điều kiện quan trọng bậc nhất của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách mà còn giúp cho con người đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động.

<i>Kỹ năng giao tiếp xuất hiện và phát triển từ lâu đời: Từ xa xưa lời ăn tiếng nói của con người </i>

trong giao tiếp luôn được cha ông ta coi trọng và hiển nhiên đó là một trong những chuẩn mực đạo đức của con người. Kỹ năng giao tiếp được thể hiện qua hàng loạt các câu triết lý, ca giao tục ngữ mà chúng ta vẫn còn lưu giữ đến ngày nay. Điều này cho ta thấy rằng kỹ năng giao tiếp đã xuất hiện rất lâu đời, dù kỹ năng ấy có sự biến đổi để phù hợp với nhu cầu của xã hội nhưng tầm quan

<i><b>trọng của nó vẫn không hề giảm đi. </b></i>

<i>Kỹ năng giao tiếp ngày càng quan trọng đối với quá trình phát triển của xã hội: Để đáp </i>

ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, hiện nay kỹ năng giao tiếp không chỉ thể hiện qua lời nói mà bên cạnh đó giao tiếp phi ngôn ngữ đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn, đem lại hiệu quả tích cực hơn. Con người không những phải sử dụng ngôn ngữ chuẩn mà còn phải thành thạo những kỹ năng khác như kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng phản hồi, đặc biệt hơn nữa là kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phản biện…

<i>Kỹ năng giao tiếp là một trong những vấn đề được quan tâm và nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau nhưng dưới góc độ Công tác xã hội cịn ít: Trong tháp nhu cầu của </i>

Maslow thì nhu cầu xã hội trong đó có giao tiếp đứng ở tầng thứ 3 sau nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn. Trong thời gian qua cũng có khơng ít các đề tài nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp, luận văn… có liên quan đến kỹ năng giao tiếp, các đề tài cũng đã đưa ra những biện pháp thiết thực để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho từng đối tượng. Tuy nhiên, trong số những nghiên cứu đó chưa có đề tài nào nghiên cứu về “Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Khoa Tâm lý giáo dục - Trường Đại học Hùng Vương”.

<i>Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng nhưng chưa được chú trọng phát triển như một </i>

<i><b>số kỹ năng khác: Thực tế cho thấy mối quan tâm của mọi người đặc biệt là của sinh viên về kỹ </b></i>

năng giao tiếp là rất thấp. Những mơn học hay những chương trình ngoại khóa về kỹ năng giao tiếp khơng được sinh viên đón nhận nhiều như các khóa học khác về ngoại ngữ hay tin học.

<i>Kỹ năng giao tiếp là một trong những yêu cầu đối với bất kì ngành nghề nào trong đó có nghề Cơng tác xã hội: Ít người biết rằng một trong ba yêu cầu hàng đầu của nhà tuyển dụng </i>

ngày nay đó là giao tiếp tốt. Ông Trần Anh Tuấn - phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh tại hội thảo Góc quay thời cuộc với chủ đề “Tìm việc thời cạnh tranh” do Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức diễn ra vào tối 29/9/2013, Ơng bày tỏ: “Theo chúng tơi tìm hiểu, doanh nghiệp dành đến 40% sự quan tâm đến kỹ năng giao tiếp, thái độ của ứng viên

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

khi tuyển dụng. Thiếu kỹ năng giao tiếp, các bạn đánh mất rất nhiều cơ hội. Tôi e ngại liệu các trường có

<i>đang bỏ ngỏ vấn đề này” [Theo Báo Dân trí - Thứ Hai, 30/09/2013]. </i>

Ở nước ta hiện nay, dù là một ngành mới nhưng Công tác xã hội ngày càng được mở rộng và phát triển. Chính vì vậy nên u cầu về kỹ năng đối với Nhân viên xã hội sẽ ngày càng cao hơn, với một ngành nhiều đối tượng tác nghiệp khác nhau như Công tác xã hội thì việc vận dụng kỹ năng giao tiếp phù hợp với từng hoàn cảnh và đối tượng là điều vô cùng quan trọng.

<i><b>Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn vấn đề: “Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao </b></i>

<i><b>kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành Công tác xã hội - Khoa Tâm lý giáo dục - Trường Đại học Hùng Vương” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp năm học 2017 – 2018. </b></i>

<b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trong và ngoài nước </b>

<i><b>2.1. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước </b></i>

Nổi bật có một số hướng nghiên cứu sau đây:

<i>- Hướng thứ nhất: nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giao tiếp như: Bản chất, cấu </i>

trúc, cơ chế, phương pháp luận nghiên cứu giao tiếp, mối quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động,… Thuộc xu hướng này có cơng trình của: A.A.Bođaliov, Xacopnhin, A.A.Léonchiev, B.Ph.Lomov,…

<i>- Hướng thứ hai: Nghiên cứu giao tiếp với nhân cách có cơng trình của A.A.Bohnhea,… - Hướng thứ ba: Nghiên cứu các dạng giao tiếp nghề nghiệp như giao tiếp Sư phạm có cơng </i>

trình của A.A.Leonchiev, A.V.Petropxki, V.A.Krutetxki, Ph.N. Gonobolin,…

<i>- Hướng thứ tư: Nghiên cứu các dạng giao tiếp như kỹ năng giao tiếp trong quản lý, trong </i>

kinh doanh và những bí quyết trong quan hệ giao tiếp có cơng trình của Allan Pease, Derak Torrington,…[3, tr45]

<i><b>2.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước </b></i>

Ở nước ta vấn đề giao tiếp được nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỉ XX, có thể phân thành một số hướng nghiên cứu sau:

<i>- Hướng thứ nhất: Nghiên cứu bản chất tâm lý học của giao tiếp, đặc điểm giao tiếp của con </i>

người, chỉ ra nội dung, hiệu quả, phương tiện giao tiếp có cơng trình nghiên cứu của Phạm Minh Hạc, Ngơ Cơng Hồn, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ngọc Bích, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Sinh Huy,…

<i>- Hướng thứ hai: Nghiên cứu thực trạng đặc điểm giao tiếp của một số đối tượng đặc biệt là </i>

sinh viên sư phạm, đề xuất những tác động nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp hiệu quả giao tiếp của họ như đề tài của Tống Duy Riêm, Bùi Ngọc Thiết, Trần Thị Kim Thoa,…

<i>- Hướng thứ 3: Nghiên cứu KNGT trong lãnh đạo, quản lý kinh tế, kinh doanh, du lịch, sư </i>

phạm,… Có cơng trình của Mai Hữu Khuê, Nguyễn Thạc – Hoàng Anh, Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Văn Đính,…

Tác giả Hồng Anh có nghiên cứu về: “Vấn đề giao tiếp sư phạm trong cấu trúc năng lực Sư phạm”. Theo tác giả, giao tiếp sư phạm là bộ phận cấu thành nên năng lực sư phạm của người giáo viên. Trong cấu trúc nhân cách của người thầy, xét về mặt năng lực, một trong những năng lực người giáo viên cần phải có đó là năng lực giao tiếp với học sinh và phụ huynh. Theo bà giao tiếp nói chung có nhiều chức năng, trong hoạt động sư phạm cũng vậy, nó có thể là phương tiện phục vụ cho việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

giảng dạy, có thể là phương thức tổ chức các mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò. Tác giả khẳng định, đào tạo giáo viên tương lai, ngoài chương trình cung cấp cho sinh viên những tri thức khoa học cơ bản còn phải cung cấp cho họ những kiến thức về giao tiếp nói chung và giao tiếp sư phạm nói riêng. [1, tr33]

Tác giả Nguyễn Văn Đồng nghiên cứu về: “Văn hóa giao tiếp sinh viên”. Cụ thể ông nghiên cứu về phong cách giao tiếp của sinh viên và những tác động của văn hóa truyền thống đối với phong cách giao tiếp của sinh viên. [7, tr22].

Trong công trình nghiên cứu: “Một số đặc điểm giao tiếp của học viên tham gia lớp đào tạo Giáo viên Khoa học xã hội nhân văn quân sự cấp quân đội”, tác giả Trương Quang học đã đề cập đến thực trạng giao tiếp như: nội dung giao tiếp, đối tượng giao tiếp, phạm vi giao tiếp. [12, tr56].

Từ kết quả nghiên cứu tác giả đã kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng giao tiếp cho học viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Tác giả Lò Thị Mai Thoan nghiên cứu về: “Thực trạng giao tiếp của sinh viên sư phạm tỉnh Sơn La” đã khẳng định khả năng giao tiếp là khả năng rất quan trọng đối với người làm nghề dạy học và có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động mà người giáo viên tiến hành như: dạy học và giáo dục. Vì vậy phải chú trọng rèn luyện, nâng cao khả năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng trắc nghiệm đo khả năng giao tiếp của V.P. Dakharop. [18, tr12].

<b>3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>- Đối tượng nghiên cứu: Mức độ kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành Công tác xã hội - </b></i>

Khoa Tâm lý giáo dục - Trường Đại học Hùng Vương và quy trình vận dụng phương pháp Cơng tác xã hội nhóm để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho họ.

<i><b>- Khách thể nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên 94 sinh viên thuộc bốn khóa (k12, </b></i>

k13, k14, k15) của ngành Cơng tác xã hội - Khoa Tâm lý giáo dục – Trường Đại học Hùng Vương.

Đề tài nghiên cứu thực trạng mức độ kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành Công tác xã hội - Khoa Tâm lý giáo dục từ đó đề xuất quy trình can thiệp cơng tác xã hội nhóm nhằm góp phần nâng cao kỹ năng giao tiếp cho họ.

<b>5. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

+ Tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên.

+ Khảo sát thực trạng về biểu hiện và mức độ về kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành Công tác xã hội - Khoa Tâm lý giáo dục – Trường Đại học Hùng Vương cũng như đánh giá hiệu quả của những biện pháp can thiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

+ Áp dụng phương pháp Cơng tác xã hội nhóm vào việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành Cơng tác xã hội - Khoa Tâm lí giáo dục - Trường Đại học Hùng Vương.

<b>6. Giả thuyết nghiên cứu </b>

Kỹ năng giao tiếp có vai trị vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống đặc biệt là với ngành Công tác xã hội. Tuy nhiên, hiện nay sinh viên ngành Công tác xã hội - Khoa Tâm lý giáo dục – Trường Đại học Hùng Vương chưa sử dụng hiệu quả kỹ năng này. Do đó việc vận dụng phương pháp cơng tác xã hội nhóm có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành Công tác xã hội - Khoa Tâm lý giáo dục - Trường Đại học Hùng Vương.

<b>7. Phương pháp nghiên cứu </b>

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp phân tích tài liệu - Phương pháp thống kê toán học - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia

<b>8. Đóng góp về khoa học của đề tài </b>

- Đóng góp về lý luận - Đóng góp về thực tiễn - Ý nghĩa đối với bản thân

<b>9. Kết cấu của đề tài </b>

Kết cấu của đề tài ngoài phần: Mở đầu, kết luận - kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục. Đề tài gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về kỹ năng giao tiếp và vai trị của cơng tác xã hội nhóm trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên đại học

Chương 2: Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành Công tác xã hội - Khoa Tâm lý giáo dục - Trường Đại học Hùng Vương.

Chương 3. Vận dụng quy trình cơng tác xã hội nhóm nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành Công tác xã hội - Khoa Tâm lý giáo dục - Trường Đại học Hùng Vương.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ VAI TRỊ CỦA CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM TRONG VIỆC NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP </b>

<b> CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC </b>

<b>1.1. Lý luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên đại học </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm giao tiếp </b></i>

<i>1.1.1.1. Giao tiếp là gì? </i>

<i>“Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thơng tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói khác đi giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.[19, tr20]. </i>

<i>1.1.1.2. Vai trò của giao tiếp </i>

- Giao tiếp là tiền đề cho sự phát triển của sức khỏe:

+ Kỹ năng giao tiếp vụng về ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống:

+ Mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh sẽ mang lại cuộc sống tốt đẹp: - Giao tiếp xã hội tạo điều kiện cho con người hình thành và hồn thiện nhân cách. - Giao tiếp thỏa mãn nhiều nhu cầu của con người

- Giao tiếp tốt sẽ tạo các quan hệ thuận lợi cho công việc, chung sống - Giao tiếp tốt là điệu kiện thuận lợi cho phát triển sự nghiệp

<i>1.1.1.3. Chức năng của giao tiếp </i>

Có nhiều cách phân loại chức năng của giao tiếp, cụ thể là:

<b>- Xét dưới góc độ cá nhân, theo B.Ph.Lơmơv giao tiếp có ba chức năng đó là: </b>

+ Chức năng thông tin + Chức năng điều chỉnh + Chức năng cảm xúc

<b>- Xét dưới góc độ nhóm, giao tiếp có những chức năng: </b>

+ Chức năng nhận thức

+ Chức năng tổ chức hoạt động chung + Chức năng thiết lập quan hệ

<i><b>1.1.2. Kỹ năng giao tiếp </b></i>

<i>1.1.2.1. Khái niệm kỹ năng </i>

Theo từ điển tiếng Việt (2000), nhà xuất bản thanh niên, Viện ngơn ngữ học Việt Nam thì: Kỹ năng là năng lực làm việc khéo léo. Trong tâm lý học có nhiều đánh giá:

Trần Trọng Thủy quan niệm khái niệm kỹ năng là mặt kỹ thuật của hoạt động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng. [11, tr28]

Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết, Ngơ Cơng Hồn, Trần Quốc Thành… quan niệm kỹ năng là năng lực của con người khi thực hiện một công việc có kết quả trong điều kiện nhất định, trong một khoảng thời gian tương ứng. [18].

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>1.1.2.2. Khái niệm kỹ năng giao tiếp </i>

Kỹ năng giao tiếp là q trình thực hiện có hiệu quả hoạt động giao tiếp bằng cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để tác động đến đối tượng giao tiếp nhằm đạt được mục đích đề ra.

<i><b>1.1.3. Kỹ năng giao tiếp của sinh viên đại học </b></i>

<i>1.1.3.1. Khái niệm kỹ năng giao tiếp của sinh viên đại học </i>

Kỹ năng giao tiếp của sinh viên đại học là quá trình sinh viên đại học thực hiện có hiệu quả hoạt động giao tiếp bằng cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để tác động đến đối tượng giao tiếp nhằm đạt được mục đích đề ra.

<i>1.1.3.2. Biểu hiện kỹ năng giao tiếp của sinh viên đại học </i>

Biểu hiện về kỹ năng giao tiếp của sinh viên đại học rất đa dạng nhưng tựu chung lại nó biểu hiện qua các kỹ năng thành phần sau:

- KN tạo ấn tượng ban đầu (thiết lập mối quan hệ ban đầu) - KN lắng nghe tích cực

- KN thuyết trình

<i>Các kỹ năng trong thuyết trình </i>

Kỹ năng kiểm sốt sự lo lắng: KN thuyết phục

KN tổ chức, điều khiển quá trình giao tiếp KN sử dụng các phương tiện giao tiếp KN kiểm soát cảm xúc bản thân KN sử dụng các phong cách giao tiếp

<i>1.1.3.3. Nguyên tắc thực hiện kỹ năng giao tiếp của sinh viên đại học </i>

- Nguyên tắc tôn trọng nhân cách của đối tượng giao tiếp. - Nguyên tắc có thiện ý

- Ngun tắc bình đẳng

<i>1.1.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên đại học </i>

- Các yếu tố khách quan

- Các yếu tố chủ quan thuộc về sinh viên

<b>1.2. Vai trị của Cơng tác xã hội nhóm trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên </b>

<i><b>1.2.1. Khái niệm Công tác xã hội nhóm </b></i>

<i>“CTXH nhóm là một phương pháp CTXH nhằm tạo dựng và phát huy sự tương tác, chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm giữa các thành viên, giúp củng cố, tăng cường các chức năng xã hội và khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của nhóm. Thơng qua sinh hoạt nhóm, mỗi cá nhân hịa nhập, phát huy tiềm năng, thay đổi thái độ, hành vi và khả năng đương đầu với nan đề của cuộc sống, tự lực và hợp tác giải quyết vấn đề đặt ra vì mục tiêu cải thiện hồn cảnh một cách tích cực”. [14tr </i>

<b>33]. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>1.2.2. Đặc trưng, mục đích của CTXH nhóm - Đặc trưng của CTXH nhóm </b></i>

+ Đặc trưng về đối tượng

+ Đặc trưng về công cụ tác nghiệp + Đặc trưng về vai trò của NVCTXH

+ Phương pháp CTXH nhóm có mối quan hệ chặt chẽ với các phương pháp CTXH cá nhân, tổ chức và phát triển cộng đồng.

<i><b>- Mục đích của CTXH nhóm: CTXH nhóm tạo ra bối cảnh trong đó các cá nhân hỗ trợ lẫn </b></i>

nhau, làm cho cá nhân và nhóm có khả năng ảnh hưởng và thay đổi các vấn đề của cá nhân, của nhóm, của tổ chức và của cộng đồng. CTXH nhóm hướng tới mục đích chung là giúp cá nhân thuộc nhóm thỏa mãn nhu cầu, giải quyết các vấn đề, tiến tới sự tự giúp và đóng trọn vẹn vai trị

<i><b>xã hội của mình. </b></i>

<b>Phương pháp CTXH nhóm được vận dụng trong một số bối cảnh cụ thể sau: </b>

<i>Một là, phương pháp CTXH nhóm được sử dụng để giải quyết vấn đề khi có vấn đề nảy sinh </i>

<b>trong mối quan hệ giữa hai hay nhiều người. </b>

<i>Hai là, phương pháp CTXH nhóm được sử dụng để tác động, trợ giúp thau đổi hồn cảnh khi </i>

<b>một số người có vấn đề hoặc nhu cầu giống nhau trong một cộng đồng hoặc một địa bàn. </b>

<i>Ba là, phương pháp CTXH nhóm được sử dụng khi cần có sự trao đổi, thảo luận và đi đến </i>

thống nhất hành động giải quyết một vấn đề nào đó, thực hiện một mục tiêu nào đó của tập thể, đơn vị,

<i><b>1.2.5. Tiến trình Cơng tác xã hội nhóm </b></i>

<i><b>Tiến trình CTXH nhóm được chia thành bốn bước: </b></i>

Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm Bước 2: Giai đoạn khảo sát nhóm

Bước 3: Giai đoạn thực hiện hoạt động

Bước 4: Giai đoạn lượng giá và kết thúc hoạt động

<i><b>1.2.6. Vai trò của Cơng tác xã hội nhóm với việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên đại học </b></i>

Vai trò hỗ trợ tâm lý Vai trò giáo dục

Vai trò kết nối nguồn lực.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI - KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu </b>

<i><b>2.1.1. Vài nét về Khoa Tâm lý giáo dục – Trường Đại học Hùng Vương </b></i>

<i><b> Lịch sử thành lập và phát triển </b></i>

Khoa Tâm lý giáo dục, Trường Đại học Hùng Vương được thành lập năm 2015 theo QĐ số 1166/QĐ-ĐHHV ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương. Tiền thân là Bộ môn Tâm lý – Giáo dục thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ, có bề dày truyền thống hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành. Khoa Tâm lý giáo dục – Trường Đại học Hùng vương là một trong những cơ sở đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội sớm nhất trong tỉnh ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mã ngành đào tạo Công tác xã hội theo Quyết định số 35/2004/QĐ-BGDĐT ngày 11/10/2004.

Mặc dù mới được thành lập năm 2015, nhưng Khoa Tâm lý giáo dục đã có một nền tàng vững chắc về giảng dạy và nghiên cứu, ứng dụng thực hành Công tác xã hội, về nghiên cứu khoa học. Khoa Tâm lý giáo dục hiện nay đang có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng đào tạo, khẳng định uy tín và vị thế của mình trong hệ thống các cơ sở đào tạo và đối với các địa phương trên toàn quốc. Trong những năm vừa qua đã bước đầu khẳng định tiềm lực vững mạnh của Khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học Hùng Vương.

<b> Sứ mệnh </b>

Khoa Tâm lý giáo dục có sứ mệnh đào tạo trình độ đại học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Công tác xã hội cho các cấp, ngành, các địa phương trong cả nước, đặc biệt là cho các tổ chức chính trị – xã hội, các trung tâm bảo trợ xã hội, trường học, bệnh viện, các cơ sở xã hội, đơn vị nghề nghiệp từ cấp xã, phường, thị trấn đến cấp huyện, tỉnh, thành phố vì mục tiêu an sinh xã hội và phát triển cộng đồng.

Song song với sứ mệnh đào tạo, Khoa Tâm lý giáo dục cịn có sứ mệnh nghiên cứu, ứng dụng đa dạng các lĩnh vực trong xã hội, cung cấp dịch vụ nghiên cứu, ứng dụng, thực hành Công tác xã hội đóng góp cho sự ổn định, bền vững của xã hội, vì mục tiêu hướng tới sự công bằng, hạnh phúc và phát triển dựa trên sự tôn trọng quyền và phẩm giá con người.

<b> Giới thiệu về ban lãnh đạo </b>

Phó trưởng Khoa phụ trách Khoa: TS. Lê Thị Xuân Thu, phụ trách chung các hoạt động về đào tạo và nghiên cứu của Khoa

<b> Đội ngũ cán bộ </b>

Khoa Tâm lí giáo dục hiện nay có 11 cán bộ giảng viên. Trong đó có 02 Tiến sỹ, 08 Thạc sỹ (08 Thạc sỹ đang làm Nghiên cứu sinh) và 01 cử nhân (đang học cao học).

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><b>2.1.2. Vài nét về sinh viên ngành Công tác xã hội – Khoa Tâm lý giáo dục - trường Đại học Hùng Vương </b></i>

Hiện nay ngành CTXH trường ĐHHV có 4 khóa (K12, k13, k14, k15), mỗi khóa có một lớp. Tổng số sinh viên của Khoa hiện nay là 94 sinh viên.

Bên cạnh hoạt động học tập, sinh viên Công tác xã hội đã tham gia rất nhiều các hoạt động xã hội do Khoa và Trường tổ chức… Tuy có nhiều hoạt động như vậy nhưng các hoạt động vẫn còn một số hạn chế vì vậy, hiệu quả chưa được tối ưu.

<b>2.2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành Công tác xã hội – Khoa Tâm lý giáo dục - Trường Đại học Hùng Vương </b>

<i><b>2.2.1. Mức độ sử dụng kỹ năng giao tiếp của sinh viên </b></i>

<i><b>- Về mức độ sử dụng các KNGT công cụ </b></i>

<i><b>Biểu đồ 2.1. Mức độ sử dụng các kỹ năng giao tiếp công cụ của sinh viên ngành CTX H – Khoa Tâm lý giáo dục – Trường Đại học Hùng Vương </b></i>

Thông qua biểu đồ 2.1. “Mức độ sử dụng các kỹ năng giao tiếp công cụ của sinh viên ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục – Trường ĐH Hùng Vương”, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết sinh viên ngành CTXH đã hiểu và đã từng sử dụng những kỹ năng giao tiếp công cụ, đặc biệt là kỹ năng kiềm chế cảm xúc với 76% sinh viên hiểu và đã thực hiện, có lẽ bởi đây là kỹ năng gần gũi, thông dụng mà SV thường xuyên phải đối mặt. Tuy nhiên cũng có rất nhiều kỹ năng sinh viên đã nghe nói

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

nhưng chưa thực hiện hoặc thậm chí là chưa từng nghe thấy, trong đó nổi bật là kỹ năng thiết lập mối quan hệ (42,6%), kỹ năng thấu cảm (52,1%), kỹ năng sử dụng các phương tiện, phong cách giao tiếp (46,8%).

<i><b>2.2.2. Kỹ năng thiết lập mối quan hệ (Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu) </b></i>

<i><b>- Nhận thức của sinh viên ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục – Trường ĐHHV về kỹ năng thiết lập mối quan hệ </b></i>

<i><b>Bảng 2.1. Nhận thức của sinh viên ngành CTXH về kỹ năng thiết lập mối quan hệ </b></i>

<b>SL Tỷ lệ (%) </b>

a. Là sự chuẩn bị chu đáo về mặt hình thức (diện mạo, trang phục, …) trước khi gặp gỡ đối tượng giao tiếp, đây là cách gây ấn tượng mạnh với đối phương

10 10,6

b. Là hình ảnh tâm lí tổng thể về các đặc điểm trang phục, diện mạo, lời nói, cử chỉ, tác phong … mà chủ thể thu nhận được trong giây phút đầu gặp gỡ đối tượng.

21 22,3

c. Kỹ năng thiết lập mối quan hệ là tổng thể những cử chỉ, lời nói, hành động khéo léo, phù hợp giữa các đối tượng giao tiếp với nhau trong suốt quá trình giao tiếp

63 67,1

Thông qua bảng số liệu 2.2. “Nhận thức của sinh viên ngành CTXH về kỹ năng thiết lập mối quan hệ”, có lẽ đây là một kỹ năng khá mới mẻ đối với SV. Bởi lẽ trong số 94 SV được hỏi thì chỉ có 22,3% SV có nhận thức đầy đủ và chính xác về kỹ năng này. Chủ yếu SV cho rằng “Kỹ năng thiết lập mối quan hệ là tổng thể những cử chỉ, lời nói, hành động khéo léo, phù hợp giữa các đối tượng giao tiếp với nhau trong suốt quá trình giao tiếp” (67,1%). Để thiết lập được mối quan hệ tốt, ban đầu cá nhân chúng ta không chỉ chuẩn bị tốt về những cử chỉ, lời nói, hành động mà chúng ta cịn phải chú ý tới hình thức bên ngồi (trang phục, diện mạo…).

<i><b>- Mức độ sử dụng các cách thức trong kỹ năng thiết lập mối quan hệ của SV ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục. </b></i>

<i><b>Bảng 2.2. Mức độ sử dụng các cách thức trong kỹ năng thiết lập mối quan hệ </b></i>

<b>Các cách thức </b>

<b>Mức độ </b>

<b>Ln ln Ít sử dụng Chưa bao giờ </b>

Mỉm cười, chủ động chào, bắt tay trước 67 71,3 23 24,5 4 4,2

Im lặng, chờ đối phương giới thiệu

trước <sup>16 </sup> <sup>17,0 </sup> <sup>68 </sup> <sup>72,3 </sup> <sup>10 </sup> <sup>10,7 </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Sử dụng các cụm từ “Vui lòng”, “Xin

lỗi”, “Xin phép”, “Cảm ơn”, “Rất vui”… <sup>61 </sup> <sup>64,9 </sup> <sup>33 </sup> <sup>35,1 </sup> <sup>0 </sup> <sup>0 </sup>

Chú ý đến khoảng cách đứng, ngồi với

đối phương <sup>57 </sup> <sup>60,6 </sup> <sup>30 </sup> <sup>31,9 </sup> <sup>7 </sup> <sup>7,4 </sup>

Sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ (ánh

mắt, nụ cười, gật đầu…) <sup>61 </sup> <sup>64,9 </sup> <sup>29 </sup> <sup>30,9 </sup> <sup>4 </sup> <sup>4,2 </sup>

Thông qua bảng số liệu “Mức độ sử dụng các cách thức trong kỹ năng thiết lập mối quan hệ”, chúng ta có thể thấy có tới 71,3 % sinh viên cho biết họ luôn mỉm cười, chủ động chào, bắt tay trước khi gặp người khác, trên 64,9 % sinh viên cho rằng khi thiết lập mối quan hệ họ đã luôn sử dụng các cụm từ “Vui lòng”, “Xin lỗi”, “Xin phép”, “Cảm ơn”, “Rất vui”; Chú ý đến khoảng cách đứng, ngồi với đối phương; Sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ (ánh mắt, nụ cười, gật đầu…). Cùng với đó có trên 80% sinh viên cho biết họ ít hoặc chưa bao giờ có biểu hiện im lặng hoặc chờ đối phương giới thiệu trước. Tuy nhiên vẫn còn gần 30% sinh viên nhận thấy bản thân ít hoặc chưa bao giờ sử dụng những kỹ năng cơng cụ nói trên khi vận dụng kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong cuộc sống của bản thân.

<i><b>- Thời gian để SV CTXH tạo ấn tượng đối với đối tượng giao tiếp </b></i>

<i><b>Biểu đồ 2.2. Thời gian để SV CTXH tạo ấn tượng đối với đối tượng giao tiếp </b></i>

Theo số liệu điều tra có tới 62,8% sinh viên cho rằng đó là tất cả thời gian trong quá trình giao tiếp. Nhưng thực tế, để người khác có ấn tượng ban đầu tốt thì chúng ta chỉ cần 20 giây, điều đó được thể hiện qua thái độ, cử chỉ, trang phục,… ngay từ lúc ban đầu gặp đối tượng.

<i><b>2.2.3. Kỹ năng lắng nghe tích cực </b></i>

<i><b>- Nhận thức của sinh viên ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục về kỹ năng lắng nghe tích cực: </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

A. Là việc chú tâm vào lắng nghe những lời nói, biểu hiện và trạng thái, cảm xúc của đối tượng. Những phản hồi trong lắng nghe tích cực được thể hiện qua những hành vi không lời (giao tiếp bằng mắt, cử chỉ, lời nói mà chứa đựng sự thấu cảm, tơn trọng, tin tưởng, chân thành và chân thật).

B. Là khả năng ngừng suy nghĩ và làm việc của mình để hồn tồn tập trung vào những gì mà ai đó đang nói.

C. Là việc chú ý tất cả những gì đối phương nói mà bản thân cho là đúng, có phản hồi ngay

<i>sau khi nghe, bày tỏ quan điểm của bản thân về những gì đối phương trình bày </i>

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông qua biểu đồ về “Nhận thức của sinh viên ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục về kỹ năng lắng nghe tích cực”, tơi nhận thấy có sự phân hóa rõ rệt về cách nhận thức giữa các sinh viên ngành CTXH với nhau. Cụ thể: Có tới 58,5 sinh viên cho rằng Kỹ năng lắng nghe tích cực “Là việc chú ý tất cả những gì đối phương nói mà bản thân cho là đúng, có phản hồi ngay sau khi nghe, bày tỏ quan điểm của bản thân về những gì đối phương trình bày”, có 7,5 SV chọn đáp án B và C khi cho rằng KN lắng nghe tích cực là “Là khả năng ngừng suy nghĩ và làm việc của mình để hồn tồn tập trung vào những gì mà ai đó đang nói” hoặc “Là việc chú ý tất cả những gì đối phương nói mà bản thân cho là đúng, có phản hồi ngay sau khi nghe, bày tỏ quan điểm của bản thân về những gì đối phương trình bày”…. Tuy nhiên cách hiểu đầy đủ, chính xác nhất về kỹ năng này lại thuộc về đáp án A với 34,0% sinh viên hiểu đúng: “Là việc chú tâm vào lắng nghe những lời nói, biểu hiện và trạng thái, cảm xúc của đối tượng. Những phản hồi trong nghe tích cực được thể hiện qua những hành vi không lời (giao tiếp bằng mắt, cử chỉ, lời nói mà chứa đựng sự thấu cảm, tơn trọng, tin tưởng, chân thành và chân thật)’’.

<i><b>- Mức độ sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực của SV ngành CTXH </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i><b>Bảng 2.3. Mức độ sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực của SV ngành CTXH </b></i>

<b>Các cách thức </b>

<b>Mức độ </b>

<b>Thường xuyên Ít sử dụng Chưa bao giờ </b>

Ngừng làm việc riêng khi người khác

muốn nói chuyện với mình <sup>62 </sup> <sup>66,0 </sup> <sup>24 </sup> <sup>25,5 </sup> <sup>8 </sup> <sup>8,5 </sup> Mắt hướng về phía người nói, tỏ ra quan

tâm, hứng thú <sup>66 </sup> <sup>70,2 </sup> <sup>19 </sup> <sup>20,2 </sup> <sup>9 </sup> <sup>9,6 </sup> Gật đầu và nói : vâng, tôi hiểu, tôi nghe

đây, bạn nói tiếp đi… <sup>60 </sup> <sup>63,8 </sup> <sup>33 </sup> <sup>35,1 </sup> <sup>1 </sup> <sup>1,1 </sup> Nhắc lại một cụm từ quan trọng nào nó

mà đối phương vừa nói <sup>42 </sup> <sup>44,7 </sup> <sup>42 </sup> <sup>44,7 </sup> <sup>10 </sup> <sup>10,6 </sup> Lơ đãng, giả vờ nghe nhưng không hiểu

Đưa ra lời khuyên khi người khác không

yêu cầu <sup>16 </sup> <sup>17,0 </sup> <sup>37 </sup> <sup>39,4 </sup> <sup>41 </sup> <sup>43,6 </sup> Cãi lại, tranh luận, phán xét 24 25,5 52 55,3 18 19,2 Cắt ngang lời người nói, đưa ra nhận xét

vội vàng <sup>23 </sup> <sup>24,5 </sup> <sup>49 </sup> <sup>52,1 </sup> <sup>22 </sup> <sup>23,4 </sup> Ln nhìn đồng hồ, tỏ ra sốt ruột, chán

nản, giục đối phương kết thúc câu chuyện <sup>17 </sup> <sup>18,1 </sup> <sup>40 </sup> <sup>42,6 </sup> <sup>37 </sup> <sup>39,3 </sup>

Thông qua bảng số liệu về “Mức độ sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực của SV ngành CTXH”, chúng ta thấy được rằng một phần sinh viên đã thực hiện kỹ năng này một cách tích cực, tuy nhiên khơng ít SV đang cần phải rèn luyện nhiều hơn nữa để có thể phát huy tác dụng của kỹ năng nói trên. Cụ thể:

+ Về những biểu hiện tích cực khi lắng nghe: 33,5% SV tự nhận thấy mình chưa bao giờ cũng như ít khi thực hiện hành động ngừng làm việc riêng khi người khác muốn nói chuyện với mình ; 29,8% SV cho biết mình ít và chưa bao giờ sử dụng giao tiếp mắt cũng như quan tâm đến đối tượng khi họ giao tiếp với mình ; gần 36,2% SV đánh giá bản thân ít và chưa bao giờ gật đầu và nói: “vâng”, “tơi hiểu”, “tơi nghe đây”, “bạn nói tiếp đi”…đối với đối tượng giao tiếp; tương tự có tới 55,3% SV cho hay họ ít và chưa bao giờ nhắc lại một cụm từ quan trọng nào nó mà đối phương vừa nói để thể hiện sự chú ý của mình, mặc dù điều này rất cần thiết cho một cuộc giao tiếp.

+ Về những biểu hiện tiêu cực khi lắng nghe: 59,6% sinh viên đã từng và thường xuyên lơ đãng, giả vờ nghe nhưng khơng hiểu gì và đưa ra lời khuyên khi người khác không yêu cầu; 80,8% sinh viên cho biết mình đã từng và thường xuyên cãi lại, tranh luận, phán xét người khác thay vì lắng nghe; 76,6% SV đã từng và thường xuyên cắt ngang lời người nói, đưa ra nhận xét vội vàng; Khi khơng muốn nghe nữa thì 60,7% SV cho biết mình thường có biểu hiện ln nhìn đồng hồ, tỏ ra sốt ruột, chán nản, giục đối phương kết thúc câu chuyện.

<i><b>2.2.4. Kỹ năng thuyết trình </b></i>

<i><b>- Mức độ tham gia thuyết trình của sinh viên ngành CTXH </b></i>

</div>

×