Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận - Nền văn minh ai cập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.21 KB, 13 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>A.MỞ ĐẦU</b>

Những bằng chứng bằng đá tỏa hào quang bí ẩn và khiến người ta kinh ngạc khôn nguôi về nền văn hóa của các Pharaoh. Gần 5000 năm trước Công nguyên bên bờ của dịng thủy mạch có một khơng hai, dịng sơng Niles đã có một nền văn hóa xuất hiện. Kemet nghĩa là “miền đất đen” là tên gọi mà người Ai Cập cổ đại dành cho đế chế của mình, ý muốn nhắc đến màu của bùn phì nhiêu mà thần lũ lụt vẫn thường xuyên ném lên bờ cho họ để bón ruộng. Những điều kiện tự nhiên mang lại cho Ai Cập cổ đại đã góp phần hình thành một nền nơng nghiệp khá phát triển. Trên cơ sở đó cư dân Ai Cập cổ đại từ rất sớm đã sáng tạo nên một nền văn minh tinh thần vơ cùng rực rỡ, trong đó thành tựu tiêu biểu là văn học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>B.NỘI DUNG</b>

Văn học cổ đại Ai Cập, cũng như mọi nền văn học khác, gắn liền với đời sống xã hội và với hệ tư tưởng của xã hội đó. Và bởi vì ở Ai Cập cổ đại, tơn giáo là hình thức tư tưởng chủ đạo, nên khơng có gì lạ rằng văn học Ai Cập chịu ảnh hưởng chủ yếu của tôn giáo, và nhiều tác phẩm của nền văn học này đã thấm nhuần thế giới quan tôn giáo, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, khơng nên từ đó mà cho rằng văn học Ai Cập chỉ là những văn bản tôn giáo hay thần thoại. Ngược lại, Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học rất phong phú, bắt nguồn từ các sáng tác dân gian, ngay từ giai đoạn đầu thời Cổ vương quốc. Đến thời kỳ trung vương quốc, văn học phát triển mạnh và thời kỳ này được gọi là thời kỳ hoàng kim “cổ điển” của văn học Ai

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Cập. Văn học của xứ sở này rất nhiều thể loại khác nhau, bao gồm: tục ngữ, thơ ca trữ tình, các câu chuyện mang tính chất đại lý, giáo huấn, trào phúng, truyện thần thoại… Trong đó, truyện Hai anh em, Nói Thật và Nói Láo, Lời răn dạy của Đuaup, Sống sót sau vụ đắm thuyền v.v… là những tác phẩm tiêu biểu.

<i>Thời Cổ vương quốc ( thiên niên kỉ IIITrước Cơng Ngun), văn bản xưa nhất cịn</i>

được lưu lại là những “ Văn bản Kim tự tháp”, văn học tôn giáo xưa nhất thế giới, chúng mô tả hay ám chỉ những giai đoạn khác nhau của việc đầu thai của các vị vua ( hay hoàng hậu) ở một kiếp sau trong Kim tự tháp ở cõi âm ty và được sắp xếp trên tường để người chết đọc khi ở bên kia thế giới. Cùng với những lời chú của Văn bản ghi trên quan tài sau này và cuốn Tử thư

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

( rất trùng hợp với nội dung của Văn bản cổ hơn trước đó), khơng có bản in riêng, đúng tiêu chuẩn xuất bản. Mỗi Kim tự tháp sử dụng một sự lựa chọn khác biệt rút từ văn bản lớn hơn;

Ngồi ra cịn có các Văn bia của quan lại quý tộc mang nội dung giáo huấn. Những văn bia của các quan lại cho chúng ta biết về một dạng chuẩn mực đạo đức của giới thượng lưu trong xã hội Ai Cập – dù chuẩn mực đó có thành hiện thực hay chỉ là ảo vọng, thì nó cũng phản ánh những tìm tịi đạo đức của xã hội đó. Một trong những nguồn cảm hứng cho các tác giả Văn bia là loại văn giáo huấn rất phát triển ở thời đại Cổ Vương quốc.

Các tác phẩm tiêu biểu thời kỳ này như: Lời khuyên dạy của Imhotep, Lời khuyên

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

dạy của Plahotep, Lời khuyên dạy của Đơ-gia-đe-pho-rơ…

<i>Thời Trung vương quốc ( thế kỉ XXII –XVI Trước Công Nguyên).Văn học Ai Cập</i>

thời kỳ này thường được gọi là văn học cổ điển. Các tác phẩm thời đại này còn lưu giữ được đến nay nhiều hơn và phong phú hơn rất nhiều so với thời Cổ Vương quốc. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quên rằng thời gian đối với văn học thời Cổ Vương quốc tàn nhẫn hơn nhiều so với văn học thời Trung Vương quốc và các thời đại sau. Thực ra từ thời Cổ Vương quốc chỉ còn lưu lại được những đoạn riêng lẻ, tuy nhiên khi làm quen với chúng, chúng ta có đủ cơ sở để nghĩ rằng văn học thời kỳ Trung Vương quốc, rực rỡ và sâu sắc, đã có một tiền bối xứng đáng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Phổ biến nhất là văn học giáo huấn dưới dạng các lời khuyên dạy: Lời khuyên dạy của vua thành Hêráclêơpơlít, Lời khuyên dạy của Amenemkhat I.

Nhiều tác phẩm văn học mang màu sắc tôn giáo: Thuyền bè gặp nạn, Một nông phu biết nói những điều hay…

Thời kỳ này tác phẩm tiêu biểu nhất là

<i>“Truyện Sinuhe”. “Truyện Sinuhe” là tác</i>

phẩm cổ nhất trong văn học thế giới, trong đó hiện thực được tái hiện với sự tồn vẹn và xác tín đến kỳ diệu. Chắc hẳn, tác giả khuyết danh đầy tài năng của nó phải thuộc giới triều thần, bởi ông rất quen thuộc với lối sống và sinh hoạt của triều đình. Ơng là một người hiểu biết văn hóa Ai Cập, một nhà tâm lý học uyên thâm và là cây bút xuất sắc – điều này được chứng

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

minh rõ rệt qua văn bản tác phẩm, tồn bộ hay từng phần của nó được lưu giữ trong nhiều dị bản. Đồng thời, việc phổ biến rộng

<i>rãi “Truyện Sinuhe” cũng cho thấy thị hiếu</i>

nghệ thuật tinh tế của những độc giả Ai Cập.

Ngồi ra cịn phổ biến một loại thi ca phản ánh đời sống nhân dân lao động: Bài hát của mục đồng, Bài hát của anh gánh thuê, Hát đập lúa…

<i>Văn học thời Tân vương quốc trở đi ( thếkỉ XVI – VIII Trước Công Nguyên).Văn học</i>

thời kỳ này phong phú và đa dạng hơn văn học thời Trung Vương quốc rất nhiều, và các tác phẩm cũng được lưu giữ tốt hơn, phát triển nhiều thể loại như:

Truyện cổ tích bắt nguồn từ những sáng tác dân gian truyền miệng là một trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

những thể loại văn học xuất hiện rất sớm ở Ai Cập. Thông qua đó là việc phê phán những thói hư, tật xấu trong cuộc sống hàng ngày, và phán ánh nhân sinh quan của những người nơng dân bình dị. Ví dụ như: Truyện hai anh em, Truyện về Nói Thật và Nói Láo, Truyện về Chân và Giả, Truyện về chàng hoàng tử phải chết, Nói chuyện với linh hồn của mình…

Bên cạnh những truyện mang tính cổ tích về những chiến cơng của qn đội Ai

<i>Cập, cịn có một loạt những văn bia lịch sử</i>

của các vua và quan lại, trong đó yếu tố huyền thoại vắng bóng và các sự kiện được mô tả gần với hiện thực. Một số văn bia đó hồn tồn có thể được coi là những tác phẩm nghệ thuật. Nhiều văn bia của các quan lại cũng là những kiểu hồi ký mang tính lịch sử, chẳng hạn như văn bia của

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Kamos xứ El-Kaba, triều thần của pharaoh Kamos I, mô tả việc đánh đuổi quân Hyksos ra khỏi Ai Cập; hay văn bia của một người tên Yakhmos khác, một chiến hữu của pharaoh; v.v..

Thơ ca: Là một thể loại văn học rất phát triển ở Ai Cập cổ đại, như Thơ ca tụng thần Aton, tác phẩm tiêu biểu cho thơ ca Ai Cập còn được truyền tục rộng rãi cho đến ngày nay, đó là bài thơ “Cuộc đối thoại của người thất vọng với linh hồn của mình”. Là bài thơ nói về nỗi bi quan sâu sắc của một người khi thấy cuộc đời toàn những điều đau khổ. Người này muốn tìm đến cái chết, và coi đó là một sự giải thoát của những nỗi đau khổ nhưng lại khơng hồn tồn tin rằng có thế giới bên kia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Bên cạnh những thể loại truyền thống, lần đầu tiên trong lịch sử văn học Ai Cập, ở thời Tân Vương quốc ta bắt gặp một thể loại mới– thơ tình u. Khó có thể nghi ngờ rằng những bài thơ tình đã tồn tại rất lâu trước khi chúng được chép lại. Bản thân sự kiện chép lại chúng trong thời Tân Vương quốc được giải thích là do trình độ văn hóa của những người chép sách được nâng cao, đồng thời số lượng người chép sách cũng trở nên đông đảo hơn. Trong số họ xuất hiện ngày càng nhiều những người quan tâm đến sáng tác dân gian, trong đó có các bài hát tình u. “Thơ tình yêu vẫn tìm được những người chỉnh lý, hoàn thiện cho mình trong số những “bậc thức giả”… những người không kinh sợ cả những sản phẩm của sáng tạo dân gian dưới hình thức trần tục nhất”, B.A.Turaev viết. Trong số những tác phẩm

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

thuộc loại này cịn truyền lại đến nay có thể phân biệt hai loại thơ: một loại được chỉnh lý trao truốt, có thể gọi là thơ “thính phịng”; và loại thứ hai giản dị, gần gũi với phong cách sáng tác dân gian hơn.

<i>Văn học thời kì Demotic( thế kỉ VIII – IIITrước Công Nguyên).Trong số các tác phẩm</i>

demotic chúng ta bắt gặp một thể loại cổ tích mới trước kia chưa có ở Ai Cập, về đặc điểm nó gần gũi với truyện ngụ ngơn, bởi trong đó tất cả các nhân vật chính đều là động vật. Sự thực, đó không phải là những truyện ngụ ngôn độc lập, chúng được đưa vào trong một văn bản lớn có nội dung thần thoại kể về những cuộc phiêu lưu đến Ethiopia của “con mắt mặt trời” – nữ thần con gái của Ra, núp dưới hình một con mèo. Ra phái thần Tot đi theo trơng nom con gái mình. Tot lúc hóa thành đười ươi, lúc hóa

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

thành chó núi, và để chiếm được lòng tin của nữ thần – mèo bèn kể cho nàng những câu chuyện ngụ ngôn trong thế giới động vật. Trong số đó có những truyện ngụ ngơn về mèo và diều hâu, về sư tử và chuột, v.v.. Truyện về sư tử và chuột giống kỳ lạ với một ngụ ngôn của Aesop: Con chuột cứu sống con sư tử hùng mạnh bị sa bẫy do con người đặt, bởi trước đó sư tử đã có lần tha chết cho chuột. Mỗi truyện ngụ ngôn, như thường thấy, đều kết thúc bằng bài giáo lý làm sáng tỏ bản chất câu chuyện.

Trong thời kỳ này không thể không nhắc đến những tác phẩm nổi tiếng như: Ký lục Demotic, Những truyền thuyết về Petubast…

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>C – KẾT THÚC</b>

Nhìn chung, Văn học Ai cập là một phần của văn minh Ai Cập. Nó cũng như mọi nền văn học khác, gắn liền với đời sống xã hội và với hệ tư tưởng của xã hội đó. Cho nên những tác phẩm được người dân Ai Cập sáng tác nên đều thể hiện rõ nét về cuộc sống nhân sinh và ẩn sâu trong mỗi tác phẩm lại là một bài học về triết lí sống. Những tác phẩm đó khơng những có giá trị nghệ thuật đối với Ai Cập mà nó cịn có giá trị đối với nhân loại.

</div>

×