Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

NỀN VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.45 KB, 4 trang )

NỀN VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI
Nền văn minh Ai Cập, hay nền văn minh sông Nil, gắn liền với cư dân sống bên hai bờ sông Nil
tại Ai Cập. Dòng sông Nil dài khoảng 6500 km, có bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, đã tạo ra nơi
sản sinh ra một trong các nền văn minh sớm nhất thế giới.
Phần hạ lưu sông Nil rộng lớn, giống như hình tam giác dài 700 km, hai bên bờ sông rộng từ 10
dến 50 km tạo thành một vùng sinh thái ngập nước và bán ngập nước - một đồng bằng phì
nhiêu với động thực vật đa dạng và đông đúc. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 9, nước lũ sông
Nil dâng lên làm tràn ngập cả khu đồng bằng rộng lớn và bồi đắp một lượng phù sa khổng lồ,
màu mỡ. Các loại thực vật chủ yếu như: đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen, sinh sôi nảy nở
quanh năm. Ai Cập cũng có một quần thể động vật đa dạng và phong phú, mang đặc điểm đồng
bằng-sa mạc như voi, hươu cao cổ, sư tử, trâu, bò, cá sấu, các loài cá, chim
Tất cả các điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã góp phần hình thành nền văn minh Ai Cập sớm nhất.
Các ngành nghề như đánh bắt cá, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát
triển ngay từ 3.000 năm trước Công nguyên.
Đặc biệt, các di sản kiến trúc đồ sộ và đạt đến một trình độ vươn lên tầm kỳ quan của thế giới
như: các kim tự tháp, các kiệt tác về hội hoạ, điêu khắc và nghệ thuật ướp xác
Theo cách phân định thời gian của Manethon (một giáo sĩ của Ai Cập cổ đại, một nhà sử học rất
nổi tiếng đã có nhiều đóng góp rất lớn về nghiên cứu lịch sử Ai Cập) thì lịch sử Ai Cập cổ đại
được chia ra thành Cổ, Trung và Tân Vương quốc với 30 vương triều kéo dài khoảng từ cuối
thiên niên kỷ thứ IV trước Công nguyên đến năm 331 trước Công nguyên. Vẫn còn nhiều nghiên
cứu về các vương triều Ai Cập đang được tiếp tục và có thể các vương triều này sẽ còn thay đổi,
bởi vì ngày nay các công tác khảo cổ vẫn tiếp tục phát hiện thêm nhiều dữ liệu, chứng cứ khác
nhau.
Các thời đại
Tranh khắc của Amenemhat I trong mộ tại El-Lisht
* Thời kỳ 3000 năm trước Công nguyên
- Vương triều thứ nhất: Vua Menes xây dựng Memphis, thống nhất các tiểu vương quốc Bắc Ai
Cập.
- Vương triều thứ hai: không rõ, chưa có tài liệu.
* Thời đại cổ vương quốc
- Năm 2815 - 2700 TCN


Vương triều thứ ba: Vua Djoser sai Imhotep xây dựng kim tự tháp có bậc đầu tiên ở Saqqara.
- Năm 2700 - 2400 TCN
Vương triều thứ tư: Vua Sneferu, Kheops, Mykerinos, Khephren Thời đại này để lại cho nhân
loại rất nhiều di sản văn hóa.
Vương triều thứ năm: Vua Sahure, còn gọi là con của thần Rê.
Vương triều thứ sáu: Vua Pepi I, Pepi II.
- Năm 2400 - 2200 TCN
Vương triều thứ bảy và thứ tám là thời kỳ Ai Cập bị phân chia thành nhiều tiểu vương quốc.
- Năm 2200 - 2050 TCN
Vương triều thứ chín, X và XI là thời kỳ chiến tranh liên miên giữa các tiểu vương quốc, và kết
thúc bằng sự tái thống nhất của Mentouhotep II.
Vua Ramses II
Thời đại trung vương quốc
- Năm 2000 - 1800 TCN
Vương triều thứ XII: Vua Amenemhat I thống nhất Ai Cập. Kế tục là các vua Sesostris I, Sesostris
III và Amenemhat IV tiến hành nhiều cuộc chiến tranh để mở rộng lãnh thổ Ai Cập.
- Năm 1800 - 1750 TCN
Vương triều thứ XIII, XIV là thời kỳ đen tối, hoan lạc của vương quốc Ai Cập.
- Năm 1700 - 1590 TCN
Vương triều thứ XV, XVI, XVII là thời kỳ Ai Cập chống lại sự xâm lược của người Hyksos.
Thời đại tân vương quốc
Năm 1590 - 1310 TCN
Vương triều thứ XVIII Vua Ahmose I tái thống nhất Ai Câp.
-Năm 1310 - 1200 TCN
Vương triều thứ XIX gồm có các vua Seti I, Ramses II và Merneptah.
Ai Cập trải dài qua các đời vua khác trị vì và ổn định cho đến thời kỳ bị người La Mã xâm lược và
thống trị vào năm 27 TCN.
Thời đại La Mã thống trị Ai Cập
Người La Mã đánh chiếm và thống trị Ai Cập từ năm 27 TCN

×