Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG GIAO TIẾP (TRƯỜNG HỢP KHOA VIỆT NAM HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.53 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>THEO HƯỚNG GIAO TIẾP (TRƯỜNG HỢP KHOA VIỆT NAM HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ)</b>

<b>ThS. Lê Nguyễn Hạnh Phước<small>1</small>*</b>

<b>1. GIỚI THIỆU</b>

<b>1.1. Giới thiệu chung</b>

Ngày nay, với xu thế hợp tác cùng nhau phát triển giữa các quốc gia trong khu vực cũng như toàn thế giới, Việt Nam ngày càng mở rộng nhiều chính sách đầu tư, hợp tác quốc tế cũng như giao lưu, kết nối trên nhiều lĩnh vực. Trong bối cảnh này, hàng năm, Việt Nam đều chào đón đơng đảo các lượt khách nước ngồi đến với đất nước, cùng với đó là nhu cầu học tập ngôn ngữ tiếng Việt với nhiều mục đích như cơng tác, cư trú, hợp tác ngoại giao, kết hôn, đi du lịch, học tập, nghiên cứu văn hố - ngơn ngữ… Có thể nói rằng, tiếng Việt đã trở nên phổ biến hơn với bạn bè quốc tế trong thời đại tồn cầu hố và hội nhập. Từ đây, nhiều trung tâm giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, trung tâm nghiên cứu về tiếng Việt, văn hố Việt được hình thành ở các tỉnh thành trên cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu về học tập ngơn ngữ và tìm hiểu văn hố bản địa của người nước ngồi khi đến Việt Nam. Dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ dần dần trở thành xu thế thời đại. Bộ mơn tiếng Việt cho người nước ngồi ở Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Ngoại ngữ Huế được hình thành và phát triển đã mở ra một ngành đào tạo vừa mang tính quốc tế vừa thích ứng với nhu cầu thực tế của xã hội hiện đại. Để hoạt động giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được vận hành hiệu quả và thu hút đơng đảo học viên quốc tế, ngồi chương trình học, giáo trình, bài giảng, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị… phương pháp giảng dạy cũng là một trong những yếu tố quan trọng cần được chú trọng đổi mới tìm tòi. Trong hệ thống các nguyên tắc và phương pháp giảng dạy ngoại ngữ hiện đại, dạy ngoại ngữ hoặc ngôn ngữ thứ hai theo đường hướng giao tiếp là phương pháp tích cực, đã được áp dụng rộng rãi trong thực tế giảng dạy. Vận dụng linh hoạt các mơ hình của đường hướng này vào hoạt động giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Việt cho người nước <small>* Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ngồi nói riêng có thể đáp ứng tối ưu mục tiêu nâng cao năng lực giao tiếp cho học viên. Bài viết “Phát triển hoạt động giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế theo đường hướng giao tiếp” trình bày những nét cơ bản về đường hướng giao tiếp, hoạt động đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài ở khoa, từ đó chỉ ra những sự vận dụng trong thực tế giảng dạy và một số đề xuất góp phần thúc đẩy mục tiêu hồn thiện cơng tác dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ ở đơn vị.

Bài viết được thực hiện trên cơ sở vận dụng những hiểu biết về đường hướng giao tiếp trong dạy - học ngoại ngữ nói chung và dạy tiếng Việt cho người nước ngồi nói riêng. Các phương pháp lựa chọn, phân tích, miêu tả được vận dụng tích cực trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo để quá trình tìm hiểu, nghiên cứu ngữ liệu được thuận lợi, đảm bảo tính khoa học.

<b>1.2. Cơng tác giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế</b>

Giảng dạy về tiếng Việt và văn hoá Việt cho người nước ngoài là một trong những chủ trương đào tạo được Trường Đại học Ngoại ngữ Huế tập trung phát triển ngay từ khi nhà trường được thành lập. Sau khi Bộ môn Việt Nam học - tiền thân của Khoa Việt Nam học hiện nay - được mở tại trường, công tác đào tạo tiếng Việt cho người nước ngồi do bộ mơn phụ trách trực tiếp về chuyên môn, dưới sự chỉ đạo sâu sát từ Ban Giám hiệu nhà trường và sự phối hợp tổ chức từ các phòng ban chức năng. Qua thời gian dài hoạt động, cùng với đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm, phương pháp, chương trình đào tạo phong phú, giáo trình - bài giảng phù hợp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thường xuyên được cải thiện nâng cấp… cơng tác này ngày càng đi vào quy trình đào tạo chuyên nghiệp, hiện đại và thu hút học viên đến học tại trường hàng năm.

Từ những ngày đầu tiên hoạt động giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngồi được vận hành cho đến hơm đến nay, Khoa Việt Nam học đã tổ chức thực hiện được nhiều chương trình dạy tiếng Việt cho học viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Đội ngũ chuyên môn của khoa thường xuyên cập nhật bài giảng, giáo trình, tìm tịi đổi mới phương pháp và đặc biệt là thiết kế các chương trình học tiếng Việt nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu học tập của học viên. Trong những năm qua, khoa đã xây dựng được chương trình Cử nhân tiếng Việt, tiếng Việt cơ bản học cấp tốc 3 tháng và 6 tháng, tiếng Việt nâng cao học 6 tháng, tiếng Việt dài hạn học từ 1 năm đến 3 năm, tiếng Việt chuyên đề theo yêu cầu cụ thể của từng đối tượng học viên. Bên cạnh đó, với sự nỗ lực của đội ngũ giảng viên, khoa đã xây dựng một chương trình học đầy đủ cấp độ sơ cấp, trung cấp, cao cấp theo khung năng lực tiếng Việt do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cùng với các quy định cụ thể về tổng số giờ học, giáo trình, bài

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

giảng, kinh phí, chương trình thực tế… Có thể thống kê các lớp học tiếng Việt ở Khoa Việt Nam học thành hai nhóm chương trình đào tạo như sau:

<b>Nhóm các lớp học học tiếng Việt theo chương trình giao lưu hợp tác:</b>

- Khóa Cử nhân tiếng Việt: dành cho sinh viên Trung Quốc lớp 1+3, Trường Đại học Ngoại ngữ Huế cấp bằng tốt nghiệp (học viên sẽ học 1 năm tiếng Việt ở Trung Quốc và 3 năm tiếng Việt tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế).

- Khóa học tiếng Việt 1 năm: dành cho sinh viên từ các học viện của Trung Quốc có hợp tác hàng năm với trường, học viên học trong hai học kỳ, thực tập dạy tại trường, có cấp chứng chỉ.

- Chương trình giao lưu, học tập, nghiên cứu về tiếng Việt và văn hóa Việt (đoàn giáo sư và học viên từ Hoa Kỳ).

- Khóa học tiếng Việt ngắn hạn và giao lưu tìm hiểu về văn hoá Việt Nam cho sinh viên của Trường Đại học Ibaraki - Nhật Bản.

- Chương trình ngoại ngữ 2 tiếng Việt dành cho sinh viên Trung Quốc đến thực tập tiếng Anh tại trường.

- Khóa học tiếng Việt cho giáo viên tình nguyện quốc tế đến dạy tại trường. - Khóa tiếng Việt ngắn hạn cho sinh viên Thái Lan và học sinh Lào.

<b>Nhóm các lớp học tiếng Việt theo nhu cầu của học viên tự do: </b>

- Học viên đến du lịch ở Việt Nam muốn học tiếng Việt và tìm hiểu văn hố Việt. - Học viên từ Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản kết hôn với người Việt.

- Học viên Thái Lan học ôn thi năng lực ngoại ngữ tiếng Việt. - Học viên Pháp muốn học thêm về tiếng Việt.

Bắt đầu từ năm học 2023 - 2024 trở đi, nếu các quy trình được tiến hành thuận lợi và sự phê duyệt của lãnh đạo nhà trường, hoạt động giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài sẽ được cấp phép để đưa vào chương trình thực tập cuối khố cho sinh viên của khoa. Điểm đến thực tập giảng dạy tiếng Việt đầu tiên sẽ là các lớp học tiếng Việt tại trung tâm tiếng Việt ở hai trường đại học Hàn Quốc và Trung Quốc. Như vậy, ngồi các cơng ty, cơ quan, sở, ban, ngành… sinh viên năm cuối sẽ có thêm một lựa chọn nữa cho học phần thực tập đó là thực tập dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ - một cơ hội tốt để các bạn sinh viên trau dồi chun mơn và kĩ năng của mình.

Từ những kết quả tổng hợp trên có thể cho thấy hoạt động giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Khoa Việt Nam học, Trường Đại học ngoại ngữ Huế thật sự có tiềm năng lớn để trở thành một trong những chủ trương đào tạo mang tính chiến lược và lâu dài của nhà trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>2. CƠ SỞ LÝ LUẬN</b>

<b>Đường hướng giao tiếp trong dạy - học ngoại ngữ và giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài</b>

Trong xu thế giao lưu hợp tác quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới, tư duy về dạy và học ngoại ngữ nói chung đã có nhiều thay đổi phù hợp với thời đại mới. Việc dạy - học ngoại ngữ đã dần dần chuyển đổi từ ngôn ngữ viết sang ưu tiên hơn cho ngơn ngữ nói, tiệm cận đến mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp. Từ đây, phương pháp giảng dạy ngoại ngữ truyền thống cũng dần được thay thế bởi những phương pháp giảng dạy mới, đáp ứng được nhu cầu thực tế và phù hợp với quan niệm về thụ đắc ngoại ngữ trong thời hiện đại. Đường hướng giao tiếp trong dạy học ngoại ngữ được hình thành từ bối cảnh này và ngày càng trở thành xu thế dạy học của thời đại. Quan điểm trọng tâm của đường hướng này cho rằng ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người và ngữ pháp là một trong những phương tiện ngôn ngữ để thực hiện chức năng.

Theo Richard (2006), phương hướng giảng dạy ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp thật sự được áp dụng rộng rãi trong các lớp học từ những năm 90. Phương pháp dạy học này xem năng lực giao tiếp là mục tiêu tối thượng của hoạt động giảng dạy. Chính vì vậy, các yếu tố quan trọng trong tổng thể hoạt động giảng dạy như chương trình đào tạo, bài học, bài tập, phương pháp… đều phải được thiết lập dựa trên cơ sở của hoạt động giao tiếp. Trong nghiên cứu của Brown (2007), dạy học theo đường hướng giao tiếp được cho là phương pháp “lấy người học làm trung tâm”, đề cao tính tương tác và xác thực. Nhận định về vị trí của người học và triết lý cơ bản tổng quát của đường hướng này, PGS Nguyễn Lân Trung (2020), cho rằng: “Với đường hướng giao tiếp, lần đầu tiên, vai trò của người học được xác lập một cách tường minh nhất, rõ ràng nhất, được đặt lên vị trí cao nhất, ưu tiên nhất, bởi vì hai định hướng cơ bản của đường hướng giao tiếp là (1) nền giảng dạy lấy người học làm trung tâm, (2) nền giảng dạy hướng tới năng lực giao tiếp.”. Từ vai trò này, người học trở thành “đối tác” trong “hợp đồng học tập” với những “cam kết” cụ thể sau:

- Sử dụng mọi cơ hội giao tiếp để thực hành ngoại ngữ, trong lớp, ngoài lớp, đặc biệt là với người bản ngữ;

- Sử dụng mọi cơ hội để tiếp xúc với ngơn ngữ đích, tìm kiếm thơng tin về ngơn ngữ, văn hố, đất nước, con người của ngơn ngữ đích;

- Giao tiếp tích cực nhất với bạn học, chia sẻ kiến thức cùng bạn học, hỗ trợ nhau trong nhóm học với tinh thần cộng tác cao nhất, mong muốn được bạn học sửa cho mình và sẵn sàng sửa cho người khác;

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- Chấp nhận rủi ro, quyết tâm biểu đạt bằng được ý đồ giao tiếp của mình, cho dù phạm phải các lỗi ngơn ngữ và văn hố, là điều dĩ nhiên khi học ngoại ngữ, trong một quan điểm giao ngôn;

- Hồn thiện các kỹ năng của mình theo khung tham chiếu châu Âu, dù là trong chương trình học hay ngồi chương trình học;

- Học cách đánh giá q trình học của mình, kiến thức thu lượm, kỹ năng thực hành của mình và địi hỏi được đánh giá;

- Tìm hiểu ngơn ngữ đích được cấu tạo và vận hành thế nào, có ý thức đối chiếu ngơn ngữ đích và tiếng mẹ đẻ trong q trình học tập của mình.

Có thể thấy rằng, hiện nay, học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp đã trở thành xu thế mang tính thời đại, trở thành mục tiêu và chương trình hành động cụ thể cho hoạt động dạy học ngoại ngữ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hoạt động đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài cũng tiếp cận đường hướng ấy. Dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp có nghĩa là cung cấp cho người học những cách thức, kĩ năng để học tiếng Việt cũng như hiểu biết về các khía cạnh đặc thù cốt lõi của ngơn ngữ tiếng Việt để biết cách giao tiếp tốt. Theo tác giả Nguyễn Văn Chính (2020), “Việc dạy và học tiếng Việt theo đường hướng giao tiếp (communicative approaches) không tạo ra sản phẩm là những nhà Việt ngữ học mang các quốc tịch khác nhau. Dạy tiếng Việt theo đường hướng giao tiếp chính là việc trang bị cho người học một bộ kĩ năng để tiếp cận tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai, đồng thời giúp người học tri nhận chuẩn xác các bình diện ngơn ngữ của thứ tiếng đang học và tái hiện thành công chúng trong giao tiếp. Mục tiêu của dạy và học tiếng Việt theo đường hướng giao tiếp là giúp học viên nước ngoài sử dụng được tiếng Việt một cách hiệu quả trong giao tiếp thông qua năng lực tiếp nhận và tái tạo tiếng Việt trong giao tiếp”.

Như vậy, vận dụng đường hướng giao tiếp vào hoạt động giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài là một con đường phù hợp, có thể đáp ứng được mục tiêu học tập của học viên một cách linh hoạt và hiệu quả nhất.

<b>3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN</b>

<b>3.1. Vận dụng phương pháp dạy học theo đường hướng giao tiếp vào hoạt động giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài</b>

Sự đa dạng về quốc gia, quốc tịch, ngơn ngữ, văn hố, mục đích học tập, tâm lý, tính cách... đã tạo ra những lớp học tiếng Việt rất đặc thù ở Trường Đại học Ngoại ngữ Huế. Những lớp học này không giống như các lớp học khác ở trong trường, và giữa lớp

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

tiếng Việt này với lớp tiếng Việt kia cũng có những thực tế khác nhau. Đây chính là điểm thú vị đặc trưng của những lớp học tiếng Việt, đồng thời cũng đem lại nhiều thử thách cho đội ngũ giảng dạy. Một trong những thách thức lớn nhất để có được những khố học thành cơng chính là phương pháp giảng dạy. Dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp là mục tiêu mà chúng tôi hướng đến nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của học viên. Bởi lẽ, mục tiêu cuối cùng và quan trọng của việc học ngoại ngữ là để giao tiếp. Với các đối tượng học viên thể hiện mục đích học tập phong phú đa dạng như kết hôn, cư trú, học tập, nghiên cứu ngôn ngữ, tìm hiểu truyền thống văn hố, giao lưu hợp tác... thì chủ trương dạy học theo đường hướng giao tiếp lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn. Trong phạm vi bài viết này, chúng tơi trình bày sự vận dụng đường hướng giao tiếp vào hoạt động giảng dạy tiếng Việt ở hai bình diện, đó là tăng cường các học phần kĩ năng nói kết hợp với hoạt động điền dã thực tế và lồng ghép các yếu tố văn hố truyền thống bản địa vào vào chương trình học.

<b>Tăng cường các học phần kĩ năng nói, kết hợp với các hoạt động điền dã thực tế để nâng cao năng lực thực hành ngôn ngữ cho học viên</b>

Học ngoại ngữ là học để giao tiếp. Đối với việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, giao tiếp cũng là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Để tập trung cho mục tiêu này, khi xây dựng chương trình của khóa học tiếng Việt cho người nước ngồi, chúng tôi luôn chú trọng tăng cường thời lượng của các học phần về luyện tập kĩ năng nói cho học viên, sao cho vẫn đảm bảo sự hài hồ cân đối giữa các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, ngữ pháp mà vẫn đem lại những điều kiện tối ưu để người học thực hành các kĩ năng nói và giao tiếp hiệu quả nhất. Có thể nhận thấy rằng các học phần về kĩ năng nói sẽ mở ra khơng gian thực tế giúp học viên luyện tập ngôn ngữ một cách tự nhiên và linh hoạt. Các học phần về thực hành kĩ năng nói và giao tiếp là khơng thể thiếu trong các khoá học tiếng Việt, đặc biệt là những khóa học hồn tồn về giao tiếp theo yêu cầu cụ thể của học viên.

Các chương trình đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài lấy đường hướng giao tiếp làm chủ đạo nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của người học, lấy người học làm trung tâm. Với các học phần nói được định hướng giảng dạy theo đường hướng này địi hỏi q trình hoạt động tích cực của cả người dạy và người học. Học viên phải thật sự tham gia vào quá trình học tập và giáo viên là người thiết kế những giờ học hữu hiệu, tạo cơ hội cho học viên sử dụng ngôn ngữ trong các ngữ cảnh, tình huống có ý nghĩa sát với cuộc sống hàng ngày, từ đó hình thành kĩ năng giao tiếp. Một điều hiển nhiên là năng lực giao tiếp khơng chỉ được hình thành từ kĩ năng nói mà đó là sự tổng hợp hài hồ của các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và ngữ pháp. Chính vì vậy, người học cần được trải nghiệm việc thực hành ngôn ngữ ở những môi trường và bối cảnh thực tế ngồi lớp học, để nghe, nói, chuyện trò, thảo luận, ghi

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

chép… một cách hào hứng sôi nổi. Bởi khi người học nhận thấy bối cảnh giao tiếp liên quan trực tiếp đến các tình huống giao tiếp thực tế, họ sẽ quan tâm hơn đến việc sử dụng các cấu trúc ngữ pháp, mẫu câu đã được học để truyền đạt thông tin. Với những học phần rèn luyện kĩ năng nói, người học phải thật sự hoạt động nhiều, tích cực, chủ động, tự tin và nhất là cần thêm những môi trường, điều kiện thực hành phong phú và hấp dẫn ngoài những giờ học tại lớp để việc luyện tập có thể được thực hiện hiệu quả. Giáo viên phụ trách học phần cần nắm được đặc thù và nhu cầu này để chủ động thay đổi phương pháp, tổ chức các hoạt động lồng ghép liên quan đến giao tiếp và phát triển kĩ năng giao tiếp cho học viên. Việc lồng ghép các hoạt động điền dã, tham quan thực tế, trải nghiệm tình huống vào học phần nói một cách hợp lý khơng những giúp cho học viên hiểu biết thêm về nơi mình đang sống và học tập mà còn tạo ra những giờ học thú vị, hiệu quả để luyện tập giao tiếp.

Có thể nói rằng, mục tiêu cuối cùng của việc học ngoại ngữ là để giao tiếp. Đối với việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài - đối tượng học thể hiện mục đích học tập phong phú đa dạng như công tác, lập gia đình, sinh sống, học tập, nghiên cứu ngơn ngữ... thì mục tiêu dạy học theo đường hướng giao tiếp lại càng trở nên quan trọng và đáp ứng được nhu cầu cao của người học. Việc tập trung thời lượng cho các học phần liên quan đến kĩ năng nói và giao tiếp trong các chương trình đào tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay cũng phần nào nói lên được điều này. Bên cạnh các phương pháp dạy học ngoại ngữ khác, phương pháp lồng ghép các hoạt động điền dã, tham quan thực tế, trải nghiệm các tình huống thực vào chương trình học của các học phần nói sẽ giúp cho học viên phát triển năng lực ngôn ngữ xã hội - một thành tố quan trọng trong năng lực giao tiếp của người sử dụng ngôn ngữ.

<b>Lồng ghép các chủ đề về văn hoá truyền thống bản địa vào bài học giúp người học đạt được khả năng giao tiếp một cách hoàn chỉnh</b>

Trong thời đại hội nhập quốc tế, nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngồi ngày càng tăng với nhiều mục đích khác nhau (học để giao tiếp trong đời thường, giao tiếp trong sản xuất kinh doanh, nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, con người, du lịch, kinh tế...), nhưng dù là tiếng Việt dùng trong mục đích gì đều là tiếng Việt văn hóa, phải tn theo những chuẩn mực nhất định khi sử dụng. Để có thể giao tiếp thành cơng, ngơn ngữ cần phải được sử dụng cùng với cách hành xử văn hóa thích hợp (Coltrane, 2003). Điều này đã trở thành tiêu chí giảng dạy nền tảng trong mọi hoạt động giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngồi. Dạy ngơn ngữ là dạy văn hóa, người dạy cần nhận ra các yếu tố văn hóa chứa đựng bên trong các hình thái, cách dùng của ngơn ngữ và xem đó là một phần quan trọng trong quá trình giảng dạy. Với các học phần nói trong chương trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, việc lồng ghép các chủ đề về văn hóa bản địa đan xen với các giờ học về mẫu câu, hội thoại, phát âm sẽ

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

giúp cho người học vừa thực hành ngôn ngữ vừa hiểu biết thêm về một nền văn hóa mới, từ đó tăng thêm hứng thú cho người học. Đặc biệt, ngoài việc lồng ghép chủ đề văn hóa, hoạt động điền dã, tham quan thực tế được tổ chức ngoài những giờ học trên lớp sẽ trở thành những buổi học đặc biệt, đem lại bối cảnh trải nghiệm thực tế để thực hành ngôn ngữ, giúp học viên hoàn thiện kĩ năng giao tiếp của mình.

Như vậy, dạy và học ngoại ngữ ngày nay không chỉ hướng đến hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của một ngơn ngữ mà cịn là các yếu tố văn hóa ln hiện hữu trong nó. Đó chính là các thói quen, nếp sống, cách nghĩ, quan niệm về các giá trị, tạo nên

từ và các cấu trúc ngữ pháp vốn là những ký hiệu và quy tắc khơ cứng nhưng chính các yếu tố văn hóa - xã hội đã làm cho chúng trở nên sống động, linh hoạt và đầy hấp dẫn. Khai thác các yếu tố văn hóa trong dạy học ngoại ngữ sẽ làm cho giờ dạy trở nên sinh động, lôi cuốn. Điều này giúp người học có cơ hội được tiếp cận với cách nhìn, tư duy mới lạ, được khám phá thêm một nền văn hóa, tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ và các nền văn hóa, đặc biệt là cho phép người học hiểu sâu hơn về ngơn ngữ và văn hóa của mình để từ đó hình thành thái độ cư xử phù hợp, cởi mở hơn trong giao tiếp.

Nếu người học vừa có kĩ năng tốt về ngơn ngữ lại vừa có kiến thức sâu sắc về văn hóa sẽ đạt được hiệu quả giao tiếp rất cao. Hiểu biết về văn hoá là một phần của năng lực giao tiếp và văn hoá cần được xem là nội dung quan trọng trong dạy học ngoại ngữ. Việc khai thác các yếu tố văn hóa trong dạy ngoại ngữ giúp cho người học có thể

yếu tố quy định việc sử dụng các phương tiện ngơn ngữ khác nhau để biểu đạt. Qua đó người học có thể vận dụng một cách thuần thục trong giao tiếp thực tế, tránh cho họ các hiểu lầm hay xung đột đáng tiếc trong giao tiếp với người bản ngữ với tư cách là người phát ngơn. Chính việc lồng ghép hoạt động điền dã, tham quan thực tế và chủ đề văn hóa vào q trình giảng dạy các học phần nói sẽ là một phương pháp hữu hiệu, không chỉ đem lại môi trường thực tế để thực hành ngôn ngữ, tiếp thu ngơn ngữ một cách chính xác và hiệu quả mà cịn góp phần hình thành năng lực giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ ở người học.

<b>3.2. Thảo luận và đề xuất </b>

Việc vận dụng đường hướng giao tiếp vào hoạt động dạy - học tiếng Việt cho người nước ngoài đã thật sự đem lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, khơng có phương pháp nào là tối ưu nhất và duy nhất, vì vậy người dạy khơng nên q lạm dụng đường hướng này và áp dụng quá nhiều mà cần phải có những sự chuẩn bị và nghiên cứu kỹ càng. Người viết xin trình bày một số đề xuất cụ thể như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Nhà trường và khoa trực tiếp phụ trách hoạt động giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngồi có thể xem xét tổ chức thêm các hoạt động đoàn thể, sinh hoạt ngoại khóa như dạ hội về âm nhạc và trang phục truyền thống, thi tìm hiểu về ngơn ngữ và văn hóa, giao lưu văn hóa văn nghệ, các buổi điền dã, tham quan thực tế tại địa điểm trên địa bàn thành phố Huế cho học viên nước ngoài đến học tiếng Việt tại trường nhằm xây dựng những khóa học tiếng Việt lý thú và thu hút người học cũng như tạo cơ hội để sinh viên nước ngoài gặp gỡ, giao lưu, thực hành tiếng Việt; tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí, phương tiện, thủ tục giấy tờ xin phép để giáo viên phụ trách có thể tổ chức tốt những hoạt động thực tế lồng ghép vào học phần.

- Trong công tác biên soạn giáo trình, bài giảng cho các học phần nói, giáo viên cần chú ý đến các chủ đề về văn hóa truyền thống của Huế để giúp học viên hiểu biết thêm về văn hóa của vùng đất nơi mình đang sống và học tập, nêu rõ các hoạt động thực hành thực tế để nâng cao năng lực giao tiếp cho học viên; chú trọng thiết kế, xây dựng các chương trình học tiếng Việt như một ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp, tiệm cận với các xu thế dạy ngoại ngữ hiện đại.

- Giáo viên phụ trách các học phần về kĩ năng nói chủ động lên kế hoạch giảng dạy với phương pháp hợp lý, lồng ghép các chủ đề văn hóa bản địa vào các bài học có chọn lọc, phù hợp với đối tượng học tập là người nước ngoài; tổ chức các hoạt động thực tế, tham quan điền dã đúng mục đích thực hành ngơn ngữ, thời lượng hợp lý; đảm bảo đi lại an toàn và học tập hiệu quả. Ngoài ra, giáo viên nên cung cấp thêm thơng tin, khuyến khích người học tham gia vào các hội thảo văn hóa, các hoạt động trao đổi giao lưu văn hóa như xem phim, hòa nhạc, triển lãm, các lễ hội truyền thống… để người học có cơ hội tiếp cận với ngơn ngữ và nền văn hóa đích, từ đó có những trải nghiệm cá nhân về giao tiếp giao văn hóa và mở rộng tầm hiểu biết, tạo động cơ để họ phấn đấu học tập tốt hơn.

<i>- Để có sự hợp tác tốt từ phía người học khi vận dụng đường hướng giao tiếp, học </i>

viên cần được chuẩn bị trước về các kĩ năng cần thiết, đặc biệt là các kĩ năng mềm như làm việc nhóm, ghi chú, lắng nghe, trình bày… và ln chủ động, tích cực trong các hoạt động học tập.

<b>4. KẾT LUẬN</b>

Hoạt động giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế từ khi bắt đầu cho đến hôm nay đã đạt được những thành quả đáng kể, trở thành một trong những chủ trương đào tạo tiềm năng của nhà trường ở hiện tại và tương lai. Những lớp học tiếng Việt mang sắc màu quốc tế với các học viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới đã đem lại những sân chơi hiện đại,

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

năng động cho sinh viên của trường, đặc biệt là tăng thêm tinh thần giao lưu, tìm hiểu văn hố - ngơn ngữ giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên quốc tế. Đã có giai đoạn, hoạt động này gần như chững lại do những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến công tác hợp tác, du học, trao đổi du học sinh. Tuy nhiên, khoa và nhà trường đã nỗ lực tổ chức các lớp học online một cách linh hoạt để công tác giảng dạy không bị gián đoạn quá lâu, ảnh hưởng đến chiến lược đào tạo của trường. Trong thời gian tới, nhà trường và khoa sẽ tiếp tục có những định hướng cụ thể và chiến lược quảng bá mạnh mẽ hơn để thu hút nhiều hơn nữa sinh viên quốc tế đến học tập tiếng Việt tại trường, xây dựng trường thành một môi trường hội nhập quốc tế hiện đại, trở thành một điểm đến lý tưởng và hiệu quả cho những học viên nước ngồi muốn học tập ngơn ngữ tiếng Việt và nghiên cứu về văn hố Việt. Tìm tòi đổi mới phương pháp và đường hướng giao tiếp là con đường lâu dài mà chúng tôi sẽ tiếp tục để nêu cao tinh thần giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trong thời đại mới.

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

1. Lê Thị Kim Anh, Bùi Thuỳ Anh (2019). “Các hoạt động mang đường hướng giao

<i>tiếp sử dụng trong việc dạy kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh”. Tạp chí Giáo dục. Số đặc </i>

biệt kỳ 3 tháng 5.

<i>2. Brown, H.D (2007). Teaching by Principles. New York: Addison Wesley Longman </i>

Inc. Proceedings. pp. 162 - 174.

3. Nguyễn Văn Chính (2012). “Áp dụng đường hướng giao tiếp trong xử lý ngôn liệu dạy

<i>tiếng Việt cho người nước ngoài”. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư. 4. Cao Xuân Hạo (2001). Ngôn ngữ và văn hóa. tiếng Việt, văn Việt, người Việt. NXB Trẻ. </i>

Hà Nội.

<i>5. Clyne, M (1994). Intercultural communication at work: cultural values in discourse. </i>

Cambridge: Cambridge University Press.

6. Bùi Khánh Thế (2003). “Đi tìm mơ hình thỏa đáng để dạy - học tiếng Việt như ngôn

<i>ngữ thứ hai”. Ngôn ngữ. Số 12.</i>

<i>7. Nguyễn Quang (2016). “Từ năng lực ngôn ngữ đến năng lực liên văn hóa”. Tạp chí Khoa </i>

<i>học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Nước ngoài. Tập 32. Số 3 (2016). Tr. 1 - 9.</i>

<i>8. Richards, J.C, Platt, J. and Platt, H (1993). Dictionary of Language Teaching and </i>

<i>Applied Liguistics. Longman.</i>

</div>

×