Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Các nội dung pháp lý về đầu tư trong một số Hiệp định thương mại tự do (Hiệp định FTA) mà Việt Nam là thành viên - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.47 MB, 96 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRẢN THỊ THÚY

CÁC NOI DUNG PHÁP LY VE DAU TƯ TRONG MỘT SO HIỆP ĐỊNH THUONG MAI TU DO (HIỆP ĐỊNH FTA) MA VIỆT NAM LA

THÀNH VIÊN — NHUNG VAN DE LY LUẬN VA THUC TIEN

LUẬN VAN THẠC SĨ LUAT HOC

HA NOI - NAM 2016

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

TRẢN THỊ THÚY

CÁC NOI DUNG PHAP LY VE DAU TƯ TRONG MỘT SO HIỆP ĐỊNH THUONG MAI TU DO (HIỆP ĐỊNH FTA) MÀ VIET NAM LA

THANH VIEN — NHUNG VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

Chuyén nganh: Luat Quéc té Mã số: 60380108

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Phước Hiệp

HÀ NỘI - NĂM 2016

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Hiệp — người Thay đã tận tình hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu và

<small>hồn thành luận văn.</small>

Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, Cô trong Trường Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là các Thay, Cô của Khoa Sau Dai hoc va Khoa

Luật Quốc tế cùng các Thay, Cơ ngồi Trường tham gia chương trình đào tao

cao học luật. Các Thay, Cô đã chi bao, truyén dat cho tôi những kiến thức nền

tảng và chuyên ngành bồ ích trong suốt thời gian học tập.

<small>Bên cạnh đó, cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân quen đã ủng</small>

hộ, động viên và giúp đỡ tôi thời gian vừa qua để có thể hồn thành luận văn

Sau cùng, tơi xin kính chúc q Thay, Cơ, gia đình, bạn bè và những

<small>người thân quen sức khỏe và thành công.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

trình bày trong luận văn hồn tồn trung thực và tham khảo có trích dẫn nguồn theo đúng quy định.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Trần Thị Thúy

XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

<small>PGS.TS. Hoàng Phước Hiệp</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A (Association of

<small>Southeast Asian Nations)</small>

Điều ước quốc tế

<small>Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement)</small>

Trung tâm Quốc Tế về xử lý tranh chấp Đầu tư

<small>(International Centre for Settlement of Investment Disputes)</small>

Co chế giải quyết tranh chấp nhà nước — nhà đầu tư

<small>(Investor — State Dispute Settlement)</small>

Nha xuat ban

Uy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thuong mại quốc tế (United

<small>Nations Commission on International Trade Law)</small>

<small>Phong Thuong mai và Công nghiệp Việt Nam (VietnamChamber of Commerce and Industry)</small>

Tổ chức thương mại thé giới (World Trade Organization)

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài . Tình hình nghiên cứu đề tài

. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn

<small>. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn</small>

. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng đề thực hiện luận văn

NN nA fF W WN

. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

<small>8. Bô cục của luận vănChương |</small>

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE CÁC HIỆP ĐỊNH FTA MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN VÀ NỘI DUNG PHÁP LÝ VỀ ĐẦU TƯ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH ĐÓ

1.1. Tổng quan vé các Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên 1.1.1. Bối cảnh ra đời của các Hiệp định FTA mà Việt Nam là

<small>thành viên</small>

1.1.2. Đặc điểm của các Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành

1.2. Các nội dung pháp lý cơ bản về đầu tư trong một số Hiệp định

<small>FTA mà Việt Nam là thành viên</small>

1.2.1. Khái quát về nội dung dau tư trong một số Hiệp định FTA

<small>mà Việt Nam là thành viên</small>

1.2.2. Nội dung pháp lý về tự do hóa đầu tư 1.2.3. Nội dung pháp lý về bảo hộ đầu tư

1.3. Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư theo một số Hiệp định FTA

<small>mà Việt Nam là thành viên</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

1.3.3. Căn cứ pháp lý để đưa các tranh chấp đầu tư ra trước các cơ quan giải quyết

Nội dung pháp ly khác về đầu tư trong một số Hiệp định FTA

<small>mà Việt Nam là thành viên</small>

Mối quan hệ giữa pháp luật Việt Nam và các Hiệp định FTA mà

<small>Việt Nam là thành viên</small>

Xu hướng mới về lý luận đầu tư trong một sỐ Hiệp định FTA thế hệ mới

1.6.1. Xu hướng mới trong định nghĩa về khoản đầu tư 1.6.2. Xu hướng mới về cơ chế giải quyết tranh chấp

<small>1.6.3. Xu hướng mới vê nội dung đâu tư gan với một sô vân đêkhác</small>

<small>Chương 2</small>

THUC TIEN ÁP DUNG CÁC QUY ĐỊNH VE ĐẦU TƯ TRONG MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH FTA MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN

Thực tiễn xây dựng kế hoạch thực hiện các quy định về dau tư

<small>trong các Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên</small>

<small>Hoạt động rà soát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với</small>

các quy định về đầu tư trong các Hiệp định FTA mà Việt Nam

<small>là thành viên</small>

Hoạt động áp dụng trực tiếp các quy định về đầu tư trong các

<small>Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên</small>

Hoạt động nội luật hóa các quy định về đầu tư trong các Hiệp

<small>định FTA mà Việt Nam là thành viên</small>

Kinh nghiệm quốc tế trong thực tiễn áp dụng các quy định về đầu tư trong các Hiệp định FTA

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>Chương 3</small>

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM DE AP DUNG CÓ HIỆU QUA CÁC NOI DUNG VE ĐẦU TƯ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH FTA

3.1. Sự cần thiết phải hồn thiện pháp luật để áp dụng có hiệu quả các nội dung về đầu tư trong các Hiệp định FTA

3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật dé áp dụng có hiệu quả các nội dung về đầu tư trong các Hiệp định FTA

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế đàm phán, ký kết và thực thi các FTA

3.2.2. Hoàn thiện nguồn pháp luật dé thực thi hiệu quả các FTA 3.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật dé áp dụng có hiệu quả các

nội dung về đầu tư trong các Hiệp định FTA 3.3.1. Hoàn thiện nguồn luật

3.3.2. Hoàn thiện thiết chế pháp luật 3.3.3. Dao tạo và hành nghề luật

<small>3.3.4. Thơng tin pháp luật</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

1. Tính cấp thiết của đề tài

TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) và EVFTA (Hiệp định

<small>thương mại tự do Việt Nam — EU) là hai hiệp định thương mại tự do thời gian</small>

vừa qua nhận được mối quan tâm lớn từ phía các Bộ ngành, cộng đồng doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, phương tiện thông tin và truyền thông... Bên cạnh đó, chuyện các nhà đầu tư Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản gia tăng sự hiện diện <small>tại Việt Nam (thông qua một loạt các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A)đình đám của Familymart, Metro hay việc xây dựng và mở rộng các trung tâm</small>

thương mại tam cỡ mang thương hiệu Lotte, Aeon), chuyện những vụ tranh chấp đầu tư quốc tế liên quan đến Việt Nam cũng là các đề tài được nhiều người nhắc đến. So với các Hiệp định FTA trước đó, TPP, EVFTA cũng như

<small>các Hiệp định FTA khác mà Việt Nam đang đàm phán được xem là các Hiệp</small>

định FTA “thế hệ mới” với phạm vi cam kết ở mức độ sâu và rộng hơn nhiều.

<small>Một mặt, người ta lạc quan, tin tưởng vào những cơ hội mà các Hiệp địnhFTA mang lại; mặt khác người ta cũng tỏ ra quan ngại với những khó khăn,</small>

thách thức mà Việt Nam phải đối mặt. Dù lạc quan hay quan ngại đều có cơ sở và có khả năng dự đốn được bởi đây không phải lần đầu tiên Việt Nam tham gia, ký kết các Hiệp định FTA.

Cùng với công cuộc mở cửa, Việt Nam đang tiếp tục đơi mới trong chính sách cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật và ngày càng tham gia nhiều Hiệp định FTA nhằm mục đích loại bỏ các rào cản thương mại, tăng cường hoạt động xuất, nhập khẩu và thu hút đầu tư, đồng thời góp phần tăng cường quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các đối tác. Điều này vừa phù hợp với chủ trương, đường lối của Việt Nam, vừa phù hợp với xu thế hội nhập của thế

<small>gIỚI.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

khâu dần về 0%, làm cho hàng rào thuế quan dường như vơ tác dụng. Cùng với đó, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngồi mong muốn đầu tư tại Việt Nam dé thực hiện hoạt động kinh doanh. Họ đến Việt Nam vì nhiều mục đích khác nhau và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác nhau. Bởi vậy, vấn đề đầu tư tại Việt Nam cần thiết phải quan tâm bàn đến, đặc biệt là các quy định về đầu tư trong các DUQT mà Việt Nam tham gia, ký kết.

Đầu tư đến nay không phải là một vẫn đề mới cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, với việc nhà nước ta đang và sẽ tiếp tục ký kết nhiều Hiệp định FTA hơn nữa, với phạm vi và mức độ tự do hóa đầu tư nhiều hơn,

<small>kéo theo cơ hội và những thách thức cũng lớn hơn so với trước đây, thì việc</small>

có thé hiểu rõ các nội dung pháp lý về đầu tư trong các Hiệp định FTA mà Việt Nam tham gia là vô cùng quan trọng dé thực thi một cách hiệu qua, hạn chế rủi ro và tranh chấp không mong muốn.

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là các nội dung pháp lý về đầu tư để trên cơ sở đó cùng với việc phân tích thực tiễn liên quan sẽ có thể rút kinh nghiệm để áp dụng có hiệu quả các Hiệp định FTA đã có hiệu lực đối với Việt Nam, đón đầu cơ hội và hạn chế rủi ro trong quá trình thực thi các Hiệp định FTA thế hệ mới mà Việt Nam đang và sẽ tham gia. Do vậy, có thể nói việc nghiên cứu một cách có hệ thơng van dé đầu tư trong các DUQT, đặc biệt là các Hiệp định FTA ma Việt Nam là thành viên thực sự cần thiết và cấp thiết ở thời điểm hiện nay. Đó cũng là lý do mà tác giả chon van đề “Các nội dung pháp lý về dau tư trong một số Hiệp định thương mại tự do (Hiệp định FTA) mà Việt Nam là thành viên — Những van dé ly luận và thực tiên” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học

<small>của mình.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

cơng trình, tác phẩm nghiên cứu từ khóa luận, luận văn, luận án đến các bài viết đăng tạp chí... Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tình hình nghiên cứu về vấn đề đầu tư nước ngồi trở nên sơi động hơn. Mặc dù vậy, nhìn chung các các nghiên cứu chỉ tập trung đến khía cạnh đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và chủ yếu liên quan đến một số vấn đề như các biện pháp xúc tiễn, khuyến khích và bảo hộ đầu tư, ưu đãi đầu tư,... theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó cũng đã có một số nghiên cứu về vấn đề đầu tư (từ Việt Nam) ra nước ngoài nhưng về cơ bản vẫn trên cơ sở quy định của pháp luật trong nước (từ khi có Luật Đầu tư năm 2005).

Van dé đầu tư trong các DUQT mà Việt Nam tham gia không phải qua mới va đã được nhiều học giả nghiên cứu. Trong đó có thé ké đến một số tác phẩm tiêu biểu đăng trên tạp chí như: “Cam kết dau tư trong tổ chức thương mại thé giới, hệ quả pháp luật va vấn dé thực thi đối với Việt Nam” của tac giả Nguyễn Văn Tuan, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 4/2009; “Xu hướng hài hoà hố pháp luật về dau tư trong khn khổ ASEAN” của tac giả Hồng Phước Hiệp, Tạp chí Luật học, số 3/2009; “Khu vực thương mại tu do và dau tu ASEAN” của tác giả Vũ Đức Long, Tap chí Luật học, số 4/2001; “Tổng quan về giải quyết tranh chấp thương mại da phương, dau tư và sở hữu trí tuệ quốc té” của tác giả Nguyễn Thanh Tâm và “Giải quyết tranh chấp giữa nhà dau tư nước ngoài và chỉnh phủ nước tiếp nhận đâu tư - Một vài suy nghĩ doi với Việt Nam” của tác giả Nguyễn Minh Hang'. Về sách tham khảo có “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP và van dé tham gia của Việt Nam” - sách chuyên khảo, Hoàng Văn Châu chủ biên, Nhà xuất bản Bách Khoa —

<small>Hà Nội, 2014; cuôn “Một số nội dung cơ bản của các hiệp định dau tư quôc</small>

<small>' Bài viết của các tác giả đăng trên Tạp chí Luật học, số đặc san Giải quyết tranh chấp</small>

<small>thương mại quôc tê, 10/2012.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

tư quốc tế, đặc biệt là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngồi với chính phủ nước tiếp nhận dau tư (ISDS). Mặc dù vậy, qua tìm hiểu tác giả chưa thấy có tác phẩm, cơng trình nghiên cứu nao trong và ngồi nước dé cập một cách có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn liên quan đến về vẫn đề đầu

<small>tư trong các Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên.</small>

Bản thân tác giả hiểu răng vẫn đề đầu tư trong các Hiệp định FTA không phải đơn giản dé nghiên cứu một cách day đủ. Thêm vào đó, các cơng trình khoa học có nghiên cứu đến một hoặc một số vấn đề về đầu tư trong các Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên chưa nhiều dé tham khảo, học hỏi. Thời gian nghiên cứu có hạn cũng là một khó khăn cho tác giả để có thể nghiên cứu một cách toàn điện. Do vậy, trong luận văn này, tác giả cố gang dé tìm hiểu và trình bày một cách có hệ thống và tương đối tồn diện các nội dung pháp lý cơ bản về dé đầu tư trong một số Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành

3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vỉ nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu về các nội dung pháp lý về đầu tư trong một sỐ Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên dưới góc độ lý luận và thực tiễn.

Phạm vi nghiên cứu: trong khuôn khổ luận văn, tác giả sẽ chỉ tiến hành: (i) nghiên cứu về nội dung pháp lý về đầu tư trong một số Hiệp định FTA ma Việt Nam là thành viên; (ii) tìm hiểu về thực tiễn áp dung các quy định về đầu tư trong một số Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên; (iii) trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra một số phương hướng và giải pháp hồn thiện pháp luật Việt Nam nhằm áp dụng có hiệu quả các nội dung về đầu tư

<small>trong các Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

những đặc thù riêng, nội dung riêng, mục đích riêng. Theo đó, luận văn sẽ đề cập đến một số nội dung pháp lý điển hình, trong một số Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên trong sự liên hệ với một số Hiệp định FTA “thế hệ mới” mà Việt Nam đã ký kết và/hoặc đang đàm phán.

<small>4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn</small>

Luận văn với mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn thông qua việc nghiên cứu một cách tương đối tồn diện, có hệ thống các nội dung pháp lý về dau tư trong một số Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên, trên cơ sở đó, đề xuất các phương hướng và giải pháp hồn thiện pháp luật để áp dụng có hiệu quả các nội dung về đầu tư trong các Hiệp định FTA của Việt

<small>5. Các cau hồi nghiên cứu của luận van</small>

Các Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên có quy định như thế nào về đầu tư? Thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng các quy định về đầu tư trong một số Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên như thế nào? Cần có phương hướng và giải pháp gì để áp dụng có hiệu quả các quy định về đầu tư trong các Hiệp định FTA mà Việt Nam tham gia? — Đó là một số câu hỏi lớn cần nghiên cứu trong luận văn.

6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn

Luận văn kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau dé làm rõ van đề nghiên cứu, như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lich sử kết hợp với phương pháp tiếp cận hệ thống, tổng hop, phân tích, thống kê, so sánh và đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn để

<small>đưa ra các giải pháp cụ thê và khả thi. Trong khuôn khô của luận văn này,</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Với việc nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống các vấn đề pháp lý về đầu tư trong một số Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên, đồng thời có so sánh với một số Hiệp định FTA thế hệ mới, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, đặc biệt đối với các sinh viên luật, kinh tế... trong các trường đại học; cử nhân luật, cử nhân kinh tế... có nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu một hoặc một số van đề có liên quan. Ngồi ra, luận văn cũng có thê được các doanh nghiệp sử dụng tham khảo để có cái nhìn tổng quan về van dé này. Luận văn cũng đưa ra một số phương hướng và giải pháp để các cơ quan nhà nước có thâm quyền tham khảo phục vụ quá trình xây dựng, hồn thiện pháp

<small>8. Bơ cục của luận văn</small>

Luận văn có cau trúc bao gồm phan mở đầu, phan nội dung, phan kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phan phu luc.

Nội dung luận van được bố cục thành ba chương, cụ thể:

Chương 1: Những van đề lý luận về các Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên và nội dung pháp lý về đầu tư trong các Hiệp định đó.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định về đầu tư trong các Hiệp định

<small>FTA mà Việt Nam là thành viên.</small>

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam để áp dụng có hiệu quả các nội dung về đầu tư trong các Hiệp định FTA.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH ĐÓ

1.1. Tổng quan về các Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên

1.1.1. Bối cảnh ra đời của các Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên Tồn cầu hố, hội nhập kinh té quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thé nôi bật của kinh tế thé giới đương dai. Từ năm 1986 Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đây mạnh hội nhập quốc tế với phương châm “da phương hod, da dạng hoá quan hệ quốc té” theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế và Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/04/2013 của Ban Chấp hành trung ương về hội nhập quốc tế. Với định hướng đó, thời gian qua Việt Nam luôn chủ động hội nhập quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế cũng như khu vực và trở thành đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. Thực hiện chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, khăng định quyết tâm đổi mới cơ cấu kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu, trong thời gian vừa qua các nỗ lực hội nhập kinh tế của Việt Nam đã được thúc đây trên cả ba phương diện: đa phương, khu vực và song phương, như tham gia Tổ chức thương mại thế giới, tham gia các hiệp định thương mại tự do,... Sau 30 năm tiễn hành đổi mới, Việt Nam đã chuyển dan từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Trong quá trình này, Việt Nam đạt được các thành tựu không nhỏ về tăng trưởng kinh té, thuong mai, thu hut dau tu, cai thiện mức sống dan cư và xóa đói giảm nghèo. Theo đó, một lần nữa khang định Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập quốc tế một cách sâu rộng

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Năm 2007, với việc gia nhập WTO đã đánh dấu mốc quan trọng trên

<small>chặng đường hội nhập của nước ta. Bước vào cuộc chơi WTO mở ra cho Việt</small>

Nam cơ hội dé chuyển mình và phát triển. Thế nhưng WTO khơng thé đáp ứng nhu cầu của các quốc gia trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Người ta cho rằng cái áo mà WTO may ở thời điểm đó (năm 1995) đến nay đã trở nên quá chật chội đối với thương mại quốc tế, cho nên người ta muốn tìm kiếm thỏa thuận khu vực va song phương thông qua các FTA’. Hội nhập kinh tế quốc tế không chi tác động đến nền kinh tế của mỗi quốc gia ma cịn giúp nâng cao mơi quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa các quốc gia, khu vực. Trong tiến trình đó, khơng thé bỏ qua những khó khăn, hạn chế từ việc mở cửa nhưng cũng khơng thể phủ nhận những tác động tích cực trong việc mở

rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, công nghệ sản xuất hay dịch vụ hiện đại, kinh nghiệm quản lý... từ làn sóng đầu tư nước ngồi. Dưới góc độ nào đó, việc mở cửa thị trường cũng góp phan thúc day khả năng phát triển cho các doanh nghiệp nội địa của Việt Nam, mang lại động lực cải cách thé chế, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời tăng cường quan hệ ngoại giao. Các Hiệp định FTA tiếp tục là xu thế mạnh mẽ, đặc biệt ở khu vực châu A — Thái Bình Duong’. Đây là khu vực được dự báo sẽ phát triển năng động nhất trên thé giới trong thập kỷ tới. Là một thành viên tích cực của ASEAN, Việt Nam cũng khơng đứng ngồi xu thế này.

<small>? Phát biểu của ơng Lê Quốc Bảo — nguyên Giám đốc Văn phòng TBT Việt Nam trong</small>

<small>Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật”, phát sóng trên kênh VTV2 — Đài Truyên hìnhViệt Nam, tại địa chỉ: ngày truy cập02/07/2016.</small>

<small>> Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (2014), Hiệp định thương mại</small>

<small>tự do — Một số khải niệm cơ bản, Hà Nội, tr. 5.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

chúng ta bắt dau đàm phán BTA với mốc đáng nhớ là việc ký Hiệp định

<small>thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ năm 2000. Bước sang giai đoạn 2001 — 2007,</small>

Việt Nam hội nhập dần theo chiều rộng với mốc gia nhập WTO và ký Hiệp định khung Thương mại và Đầu tư (TIFA) với Hoa Kỳ. TIFA tạo dựng một nền tảng dé hai nước có thé phát triển quan hệ thương mại đầu tư sâu rộng hơn qua WTO và Hiệp định thương mại song phương (“BTA”), và giải quyết những tranh chấp thương mại song phương. TIFA trở thành một diễn đàn để hai nước đánh giá việc thi hành quy chế WTO và BTA, đặc biệt việc thực hiện những cam kết về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, mở rộng thị trường dịch vụ, minh bạch về hành chính và pháp luật. TIFA đã chứng minh một thực tế là hợp tác kinh tế sẽ ln là động lực chính thúc đây sự phát triển quan hệ đối tác giữa Việt Nam — Hoa Ky trong thời kỳ mới”. Đồng thời ở giai đoạn này Việt Nam cũng tích cực tham gia ký kết các FTA khu vực (ASEAN, ASEAN+). Tiếp đến giai đoạn từ 2007 đến nay, Việt Nam hội nhập theo chiều sâu rộng với hàng loạt các FTA song phương và các FTA thế hệ mới (TPP, EVFTA)”. Tính đến tháng 7 năm 2016, Việt Nam đã ký kết và dang đàm phán (hoặc đã kết thúc đàm phán) 16 FTA, trong đó có 9 FTA đã có hiệu lực, 2 FTA đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực, 1 FTA đã kết thúc đàm phán nhưng chưa ký kết chính thức, cịn lại 4 FTA đang trong q trình đàm phán”.

<small>* Uy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2007), “Việt Nam - Hoa Kỳ ký Hiệp định</small>

<small>khung Thương mại và Đâu tư”, tại địa chỉ: ngày truy cập02/07/2016.</small>

<small>° Trung tâm WTO — VCCI, Tài liệu hội thao (2016), “Khơng gian chính sách trong WTO</small>

<small>và các FTA đã ký của Việt Nam”, tại địa chỉ: truy cap 02/07/2016.</small>

<small>5 Xem thêm thông tin về 16 Hiệp định FTA tại phần Phụ lục.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Các Hiệp định FTA đã giúp Việt Nam thúc day hoạt động kinh tế, thương mai và đầu tư với các nước đối tác, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

<small>Tham gia các FTA là bước vào những cuộc chơi có hai mặt, ở đó, Việt</small>

Nam được lợi thì cũng phải có trả giá, chứ khơng thể hưởng lợi hồn tồn mà khơng phải đánh đổi”. Thế nhưng công cuộc hội nhập vẫn là con đường mà chúng ta cần phải đi, vẫn đề là trong cuộc chơi đó, chúng ta biết làm gì để tận dụng cơ hội và làm gì để có thể sẵn sàng đương đầu với thách thức. Thách thức giống như cơ hội để tạo động lực và nếu không theo cuộc chơi, nguy cơ tụt hậu của Việt Nam có lẽ là điều dễ hiểu. Hội nhập quốc tế, tham gia các ĐƯỢT tạo động lực dé chung ta cai cach dé phat trién. Boi vậy mới nói lợi ich của hội nhập là rất lớn, không thé bỏ qua nếu chúng ta muốn vượt lên.

Khái niệm về FTA hiện nay chưa được hiểu một cách thống nhất. Nhiều tổ chức, quốc gia đưa ra các khái niệm cho riêng mình. Theo cách hiểu chung nhất”, FTA là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thé nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm đối tượng thương mại nào đó bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên và có thể bao gồm một số nội dung khác như chuyển giao công nghệ, lao động, môi

Hiệp định FTA là một dạng DUQT. Theo khoản 2 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 có quy định: “Diéu ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên là điều ước quốc tế đang có hiệu lực đối với nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Từ đó, có thê hiểu các hiệp định

<small>7 Trung tâm WTO — VCCI (2015), “FTA - Dưới góc nhìn của Nhà nước, chun gia và</small>

<small>doanh nghiệp”, tại địa chỉ: ngày truy cập 02/07/2016.</small>

<small>8 Trung tâm WTO — VCCI (2015), “Hỏi dap về các Hiệp định thương mại tự do (FTA)”,</small>

<small>tại địa chỉ: ngày truy cập 02/07/2016.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên là các hiệp định thương mại tự</small>

do đang có hiệu lực đối với Việt Nam.

<small>Hiện nay, Việt Nam có 9 FTA đang có hiệu lực, đó là:- Hiệp định thương mại tự do ASEAN (“AFTA”);</small>

- Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (“ACFTA”); - Hiệp định thương mại tự do ASEAN — Hàn Quốc (“AKFTA”); - Hiệp định đối tác kinh tế toàn điện ASEAN — Nhật Bản (“AJCEP”); - Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam — Nhật Bản (“VJEPA”);

<small>- Hiệp định thương mai tự do ASEAN — Australia và New Zealand(““AANZFTA”);</small>

- Hiệp định thương mai tự do ASEAN — An Độ (“AIFTA”);

<small>- Hiệp định thương mai tự do Việt Nam — Chile (“VCFTA”);</small>

- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — Hàn Quốc (VKFTA”).

Xu thế FTA có quan hệ và tác động qua lại tương đối chặt chẽ đến hệ thống kinh tế - thương mại quốc tế. Một mặt, nhiều ý kiến cho răng xu thế FTA là sự bơ trợ đối với tiến trình dam phán thương mại đa phương, do tạo nên nên tảng và mở đường cho các thành viên WTO thảo luận và thống nhất ở cấp độ toàn cầu”. Mặt khác, néu các nước tập trung nhiều vào FTA sẽ giảm sự quan tâm đối với tiến trình đa phương, khiến thúc đây tự do hoá thương mại ở cấp độ tồn cầu gặp khó khăn”. Đối với các nước đang phát triển, việc tham gia các FTA tạo điều kiện mở rộng xuất khâu, đồng thời tạo sức ép để các nước này tăng cường hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh, cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp lý cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Ngồi ra, FTA

<small>cịn giúp các nước đang phát triên củng cơ quan hệ an ninh chính tri với các</small>

<small>? Vụ Hop tác Kinh tế Da phương - Bộ Ngoại giao (2009), “Xu thế và đặc điểm các thoả</small>

<small>thuận thương mại tự do (FTAs) khu vực và song phương và tiên trình tham gia FTA của</small>

<small>Việt Nam”, tại địa chỉ:</small>

<small>http:/www.mofahem.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/nr091019085342/nr091019084401/ns091029135559 ngày truy cập 02/07/2016.</small>

<small>'° Vu Hợp tác Kinh tế Đa phương - Bộ Ngoại giao, tldd chú thích 9.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

đối tác, đặc biệt là các nước lớn. Nếu đứng ngoài hoặc chậm chân với xu thế này, các nước sẽ phải chịu sự phân biệt đối xử và nguy co đối mặt với hiệu ứng “chệch hướng thương mại”'" khiến các ngành xuất khẩu có lợi thé cạnh tranh khơng phát huy được hiệu quả. Nhìn chung mục đích ký kết FTA của Việt Nam là mong muốn tăng cường xuất khẩu, tao sức hấp dan dé thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường vị thế và gây dựng hình ảnh đất nước trên trường quốc tế. Đồng thời, các FTA cịn có tác dụng gia tăng các sức ép để đôi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh”.

1.1.2. Đặc điểm của các Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên 1.1.2.1. Thứ nhất, về hình thức

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế năm 2016:

DUOT là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà

<small>nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên</small>

ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyên, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc

té, không phụ thuộc vào tên gọi la hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, cơng hàm trao đổi hoặc văn

<small>kiện có tên gọi khác.</small>

<small>Cac FTA là một dạng DUQT, do vậy hình thức của các FTA mà Việt</small> Nam là thành viên phải bằng văn bản. Xét dưới khía cạnh các bên tham gia FTA, có một số loại FTA mà Việt Nam tham gia như sau:

<small>- FTA song phương: được ký giữa 2 nước (ví dụ: VKFTA).</small>

- FTA khu vực: là FTA được ký giữa các nước trong cùng một tổ chức

<small>khu vực (ví dụ: AFTA).</small>

<small>' Vụ Hop tác Kinh tế Da phương - Bộ Ngoại giao, tldd chú thích 9.</small>

<small>“Tìm hiểu khái niệm “Hiệp định thương mại tự do”, tại địa chỉ:</small>

<small> ngay truy cap 02/07/2016.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

- FTA đa phương: được ký giữa nhiều đối tác khác nhau (ví dụ:

<small>AANZFTA, TPP).</small>

- FTA được ký giữa một tô chức với một nước (ví dụ: các FTA được ky giữa một bên là tơ chức ASEAN với bên cịn lai là Trung Quốc hoặc Ấn Độ hay Hàn Quốc...).

Trong đó, các FTA hình thành thời gian gần đây có sự nổi lên của các FTA song phương và khu vực ”. Các FTA mà Việt Nam là thành viên có thê ở các dạng: dạng thứ nhất, chỉ là một Hiệp định (quy định tất cả mọi lĩnh vực được đàm phán và thống nhất và có thé bao gồm các phụ lục); hoặc dạng thứ hai, trên cơ sở Hiệp định khung, các bên thỏa thuận ky tiếp các Hiệp định cụ thể vào các thời điểm khác nhau. Xu thế của các FTA thế hệ mới là dạng thứ nhất và có nâng cấp với phạm vi và mức độ cam kết sâu, rộng hơn. Ở dạng thứ nhất, các FTA bao gồm nhiều chương, nhiều cau phan: Thương mại hàng hóa, Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Lao động - Di chuyên thể nhân, Cơ chế giải quyết tranh chấp. Các FTA thé hệ mới có cơ cau rõ rệt một số van dé khác như Mua sắm Chính phủ, Mơi trường, Hàng rào kỹ thuật trong thương mại, các biện pháp vệ sinh - kiểm dịch động thực vật, Chính sách cạnh tranh. Ở dạng thứ hai, các FTA bao gồm Hiệp định khung và các Hiệp định theo từng lĩnh vực cụ thể (ví dụ Hiệp định về Thương mại hàng hóa, Hiệp định về Thương mại dịch vụ, Hiệp định về Đầu tư...).

Từ những năm đầu của thập niên 1990, song song với q trình tồn cầu hố, chủ nghĩa khu vực (regionalism) đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và về chất. Trước đó, chủ nghĩa khu vực thường mang hình thái khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area) nhưng kê từ thập niên 1990, hình thái FTA song phương hoặc đa phương trở nên phô biến hơn, với phạm vi hợp tác

<small>rộng hơn, không chỉ giới hạn trong việc thực hiện tự do hóa thương mại hànghóa, dịch vụ mà cịn cả xúc tiên và tự do hoá đâu tư, hợp tác chuyên giao công</small>

<small>'S Vu Hop tác Kinh tế Đa phương - Bộ Ngoại giao, tldd chú thích 9.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan, xây dựng năng lực và nhiều nội dung

<small>mới khác như lao động, môi trường. Hiện nay, sự gia tăng mạnh các FTA</small>

song phương và khu vực đang trở thành một xu thế quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế từ đầu thế kỷ 21. Tính đến đầu tháng 07/2016, đã có 635 thoả

<small>thuận thương mại khu vực, trong đó có 423 thỏa thuận có hiệu lực đã được</small>

thơng báo với WTO".

1.1.2.2. Thứ hai, về nội dung

Với đặc thù là sự thỏa thuận giữa các bên và mỗi FTA lại có các bên đối tác khác nhau nên khơng có khn mẫu nào thống nhất hoàn toàn về nội dung cho các FTA. Với 9 FTA mà Việt Nam là thành viên cho đến thời điểm hiện nay, có thé thấy một số nội dung chính như sau”:

<small>- Thương mại hàng hóa:</small>

<small>Thương mại hàng hóa ln là lĩnh vực quan tâm chính của các bên tham</small>

gia, tạo nên nền tảng của Hiệp định FTA. Các cam kết về thương mại hàng

<small>hóa sẽ giúp các bên hiện thực hóa mục tiêu chính là mở rộng thị trường, tạo</small>

thuận lợi cho hàng xuất khâu. Các nội dung chính về thương mại hàng hóa thường được thỏa thuận trong Hiệp định FTA gồm: thuế quan; thuận lợi hóa thương mại; hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) và vệ sinh dịch té (SPS); các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Trong thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ cũng là một nội dung quan trọng trong các Hiệp định FTA vì chỉ khi đáp ứng các quy tắc xuất xứ này thì hàng hóa mới được hưởng ưu đãi thuế quan quy định trong Hiệp định. Ngoài ra, quy tắc xuất xứ cũng giúp ngăn chặn việc chuyên hàng hóa nhập khâu vào lãnh thổ hải quan của thành viên có mức thuế quan thấp để xuất sang các thành viên khác. Bên cạnh quy tắc xuất xứ chung (thường là hàm lượng giá trị

<small>W Theo sỐ liệu thống kê của WTO, tại địa chỉ:</small>

<small> ngày truy cập 10/07/2016.</small>

<small>8 Dự án hỗ trợ chính sách thương mai và đầu tư của châu Âu, tlđd chú thích 3, tr. 15-17.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

khu vực), các thành viên cũng thường đàm phán các quy tắc về chuyên đổi nhóm, quy tắc xuất xứ theo mặt hàng cụ thé.

<small>- Thuong mai dich vu:</small>

<small>Bên cạnh thương mai hang hóa, thương mai dich vụ cũng là nội dung</small>

quan trọng của các Hiệp định FTA. Nội dung về dịch vụ trong các FTA thường tập trung vào: lời văn về thương mại dịch vụ, chủ yếu tuân thủ và tăng cường các nguyên tắc chính của WTO như nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, minh bạch hóa, quy định trong nước, thanh toán và chuyên khoản, tự vệ, trợ cấp, v.v. và phụ lục về một số ngành dịch vụ cụ thé (tai chinh, vién thong, di

chuyén của thé nhân, V.V.); và biéu cam kết mở cửa thị trường dịch vụ.

- Cơ chế giải quyết tranh chấp: Hầu hết các Hiệp định FTA đều có cơ chế giải quyết tranh chấp, trong đó dé ra quy trình, cơ chế xử lý các tranh chấp phát sinh trong qua trình thực hiện Hiệp định cũng như phạm vi áp dụng của cơ chế này.

<small>1.1.2.3. Thứ ba, các bên của Hiệp định FTA</small>

Tương ứng với mỗi loại FTA (song phương, khu vực, đa phương), các

<small>bên trong FTA cũng khác nhau. Các FTA song phương có một bên là Việt</small>

Nam, bên cịn lại là một quốc gia như Nhật Bản (VJEPA), Chile (VCFTA), Hàn Quốc (VKFTA). Một số FTA có một bên là tổ chức — ASEAN và bên còn lại là một hoặc một số quốc gia như Trung Quốc (ACFTA), Hàn Quốc (AKFTA), Nhật Bản (AJCEP), Ấn Độ (AIFTA), với Australia và New Zealand (AANZFTA). Cá biệt có AFTA có các bên là các quốc gia ASEAN. 1.1.2.4. Thứ tư, bản chất pháp lý

Khái niệm DUQT trong pháp luật Việt Nam (theo khoản 1 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 đã nêu ở trên) cũng tương đồng với quy định của luật DUQT hiện hành. Theo đó, có thé thấy bản chất của các DUQT là sự <small>thỏa thuận giữa các bên tham gia DUQT. Là một dạng ĐƯQT, các Hiệp định</small> FTA mà Việt Nam là thành viên cũng có bản chất pháp ly là “hỏa thuận”

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

quốc tế giữa các bên trong Hiệp định, không phụ thuộc vào tên gọi cũng như

việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc

nhiều văn kiện có quan hệ với nhau 'Š.

1.2. Các nội dung pháp lý cơ bản về đầu tư trong một số Hiệp định FTA

<small>mà Việt Nam là thành viên</small>

1.2.1. Khái quát về nội dung đầu tư trong một số Hiệp định FTA mà Việt

<small>Nam là thành viên</small>

Cho đến nay, các cam kết về đầu tư của Việt Nam trước tiên phải kê đến là các cam kết trong các hiệp định thương mại song phương (BIT), cam kết trong khn khơ WTO. Ngồi ra, Việt Nam cũng có một loạt các cam kết

song phương, đa phương khác với các đối tác về vấn đề đầu tư trong khuôn khô ASEAN, trong một sỐ hiệp định thương mại tự do (FTA)””.

Nội dung đầu tư trong các FTA mà Việt Nam là thành viên ton tại ở nhiều hình thức. Có FTA, phần đầu tư được quy định thành chương riêng, chăng hạn AJCEP, AANZFTA, VKFTA. Có FTA, phần đầu tư được quy định trong Hiệp định cụ thể (Hiệp định về Đầu tư) và là một bộ phận của FTA,

<small>được hình thành trên cơ sở Hiệp định khung, ví dụ AFTA, ACFTA, AKFTA,</small>

AIFTA. Cá biệt có VJEPA, nội dung về cam kết đầu tư hầu như không xuất hiện Ÿ, hai bên Việt — Nhật thống nhất áp dụng Hiệp định về tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư năm 2003 (BIT 2003) giữa Việt Nam và Nhật Bản. Theo đó, BIT 2003 này là một phan không tách rời của VJEPA. Van đề về đầu tư trong các Hiệp định FTA thường có mối liên hệ nhất định với các

<small>'© Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trinh Luật Quốc té, NXB Công an nhân dân,</small>

<small>Hà Nội, tr. 87-88.</small>

<small>' Trung tâm WTO — VCCI (2016), Bdo cdo Ra soát pháp luật Việt Nam với các cam kết</small>

<small>của Hiệp định thương mại tu do Việt Nam - EU về Dau tu, NXB Công Thương, tr. 5.</small>

<small>'# Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (2014), Những điều doanh</small>

<small>nghiệp can biệt về Hiệp định doi tác kinh tê Việt Nam — Nhật Ban, NXB Hong Duc, HaNội, tr. 71.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

phần khác của Hiệp định, điển hình là với phan/chuong Dịch vu, Giải quyết tranh chấp, Ngoại lệ. Khi bàn nội dung đầu tư, một số vấn đề thường được

<small>quan tâm đó là:</small>

- Tự do hóa đầu tư - Bảo hộ đầu tư

- Cơ chế giải quyết tranh chấp ISDS - Thuận lợi hóa và xúc tiễn đầu tư

1.2.2. Nội dung pháp lý về tự do hóa đầu tư 1.2.2.1. Khái niệm tự do hóa đâu tu

Đã có nhiều học giả đưa ra các cách hiểu liên quan đến van dé tự do hóa đầu tư. Có ý kiến nhận định “chế độ đầu tư tự do” là một chế độ đầu tư đáp ứng các yêu cầu không phân biệt đối xử, minh bạch và 6n định”. Có ý kiến khác nhận định, “tự do hóa về thương mại và đầu tư” được hiểu là không bị ràng buộc bởi các quy định của luật pháp, chính sách””. Cũng có ý kiến cho rằng “đầu tư và thương mại mở và tự do” được thực hiện bằng cách giảm dan các rào cản đối với thương mai va đầu tư va khuyến khích sự lưu chuyên tự do về hang hóa, dich vụ va đầu tu và khuyến khích sự lưu chuyển tự do về hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các nên kinh tế thành viên”. Có học giả cho rằng, “tự do hóa đầu tư” là không bị ràng buộc bởi hoặc đỡ bỏ dần các quy định và các hạn chế mà chính phủ các nước đặt ra cho các nhà đầu tư nước ngồi””. Qua đó cho thấy trên thế giới khơng có một khái niệm chung về tự do hóa dau tư. Theo cách hiểu phố biến hơn cả, tự do hóa dau tư được hiểu là q

<small>trình trong đó các rào cản đôi với hoạt động đâu tư, các phân biệt đôi xử trong</small>

<small>19 Nguyễn Thị Việt Hoa, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tẾ - Trường Đại học Ngoại</small>

<small>thương, tại địa chỉ: ngày truy cập 02/07/2016.</small>

<small>? Nguyễn Thị Việt Hoa, tldd chú thích 21.*! Nguyễn Thị Việt Hoa, tldd chú thích 21.?” Nguyễn Thị Việt Hoa, tldd chú thích 21.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

dau tu được từng bước dỡ bỏ, các tiêu chuẩn đối xử tiễn bộ dần dần được thiết lập và các yếu tố dé dam bảo sự hoạt động đúng đắn của thị trường được hình thành”.

Từ khái niệm trên có thể hiểu việc tự do hóa đầu tư cho phép các nhà đầu tư có thé đầu tư vào bat cứ ngành, lĩnh vực, dự án nào và họ sẽ được đối xử cơng bằng, bình dang. Tuy nhiên mức độ tự do hóa đến đâu cịn tùy thuộc vào các hiệp định thương mại, đầu tư mà quốc gia tham gia và cam kết.

1.2.2.2. Nội hàm khái niệm tự do hóa đầu tư

Với khái niệm tự do hóa dau tư, có thé thấy tự do hóa đầu tư bao gồm một số vẫn đề:

- Tăng cường các biện pháp giám sát thị trường để đảm bảo sự vận hành đúng đắn của thị trường. Đề thực hiện được điều này cần thiết lập các quy

định về cạnh tranh, chống độc quyên; công khai hóa thơng tin; giám sát, kiêm

sốt một cách chặt chẽ đối với thị trường trong đó chính sách cạnh tranh là

<small>trung tâm.</small>

- Hạn chế, xóa bỏ sự can thiệp của chính phủ đối với hoạt động đầu tư. Nước sở tại thường can thiệp băng cách đặt ra các quy định có tính chất là rào cản và những ưu đãi mang tính phân biệt đối xử trong hoạt động đầu tư, như:

+ Quy định tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp, quy định số lượng thành viên của các bên trong hội đồng quản trị, quy định về việc rút vốn... Đây được xem là các quy định hạn chế vốn và qun kiểm sốt của nhà đầu tư nước ngồi.

+ Quy định về tuyên dụng và sử dụng lao động, hạn chế về việc nhập

khâu máy móc thiết bị, yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm, hạn chế sản phẩm bán nội địa... Đây là một SỐ quy định hạn chế về hoạt động

<small>của nhà đâu tư nước ngoài.</small>

<small>3 Nguyễn Thị Việt Hoa, tldd chú thích 21.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

+ Các quy định về miễn thuế, giảm thuế, khấu trừ thuế, và các quy định về thuế khác có tính chất là các ưu đãi về thuế.

<small>+ Quy định về việc thành lập, chuyển nhượng, mua cô phan/phan vốn</small>

+ Các quy định về hành chính.

Đề tự do hóa đầu tư, các rào cản này cần được loại bỏ nhằm tạo nên sự công bằng và minh bạch cho hoạt động đầu tư. Thực tế trong thời gian vừa qua Việt Nam cũng cho thay sự nỗ lực trong việc giảm thiểu các biện pháp có tính chất hạn chế nêu trên.

- Thiết lập tiêu chuẩn đối xử tiến bộ, như: không phân biệt đối xử; đối xử cơng bằng và bình dang; sử dụng công cụ quốc tế dé giải quyết tranh chấp; chuyên tiền; tính minh bạch; bảo hộ khỏi việc tước đoạt quyền sở hữu.

1.2.2.3. Nguyên tắc áp dụng đối với tự do hóa đầu tư

Có một số nguyên tắc áp dụng đối với tự do hóa đầu tư trong các Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên, đó là”:

<small>+ Tiếp cận thị trường:</small>

Tiếp cận thị trường hay MA là một trong những khái niệm cơ bản trong thương mại quốc tế. Khái niệm này mô tả mức độ mà theo đó một hàng hóa

hoặc dịch vụ có thể cạnh tranh với các mặt hàng sản xuất trong nước tại thị <small>trường khác. Khung pháp lý trong WTO cũng như trong các Hiệp định FTA,</small>

đây là một thuật ngữ pháp lý mơ tả các điều kiện chính phủ áp dụng theo đó một mặt hàng hoặc một dịch vụ có thể thâm nhập vào một thị trường khác. Theo đó, khái niệm này chỉ mức độ mở cửa thị trường mà quốc gia cam kết

<small>trong Hiệp định.</small>

+ Đối xử quốc gia:

Đối xử quốc gia hay NT là một nguyên tắc theo đó nước tiếp nhận đầu tư

<small>dành cho nhà đâu tư nước ngồi sự đơi xử khơng kém thuận lợi hơn sự đơi xử</small>

<small>mA Dự án hỗ trợ chính sách thương mai và đầu tư của châu Âu, tlđd chú thích 3, tr. 49.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

dành cho nhà đầu tư nước mình trong hồn cảnh tương tự”. Mục đích hướng tới của chế độ NT là nhằm đảm bảo sự đối xử công bang giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước.

<small>+ Đối xử tối huệ quốc:</small>

Đối xử tối huệ quốc hay MEN là một trong những nguyên tắc nền tảng của thương mại quốc tế. Nguyên tắc này theo các FTA mà Việt Nam là thành viên được hiểu là một nước tiếp nhận đầu tư phải dành cho các nhà đầu tư của một nước khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư đến từ một nước thứ ba trong các trường hợp tương tự. Mục đích hướng tới của chế chế độ MEN là nhằm đảm bảo sự không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài khi cùng hoạt động tại nước tiếp nhận đầu tư”. Như vậy, đây là một nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập sự bình đăng về cơ hội cạnh tranh giữa các nhà đầu tư của các quốc gia

<small>khác nhau ở nước sở tại.</small>

+ Các yêu cầu về hoạt động đầu tư:

<small>Đây được coi là một nghĩa vụ mà ý tưởng cơ bản của nghĩa vu này là</small>

mỗi thành viên tham gia FTA không được duy trì các yêu cầu buộc nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện để được cấp phép đầu tư hay được hưởng các ưu đãi về đầu tư”. Có 2 nhóm yêu cầu: nhóm yêu cầu dé được cấp phép đầu tư và nhóm yêu cầu dé được hưởng ưu đãi đầu tư. Nhóm thir nhất, yêu cầu dé được cấp phép đầu tư thì nhà đầu tư phải: xuất khâu một tỷ lệ hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định; đảm bảo hàm lượng nội địa nhất định trong các sản phẩm do mình sản xuất ra; ưu tiên mua hay sử dụng hàng hóa được sản xuất tại

<small>nước sở tại hoặc mua hay sử dụng hàng hóa từ nhà cung câp của nước sở tại;</small>

<small>5 Xem Điều 3.1 Hiệp định về Đầu tư trong khuôn khô AIFTA.</small>

<small>*° Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trinh Luật Đầu tw, NXB Công an nhân dân,</small>

<small>Hà Nội, tr. 368.</small>

<small>*7 Trường Đại học Luật Hà Nội, tldd chú thích 26, tr. 364.</small>

<small>78 Dự án hỗ trợ chính sách thương mai và đầu tư của châu Âu, tlđd chú thích 3, tr. 54-55.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

chịu quy định ràng buộc số lượng hay giá trị hàng nhập khẩu tương ứng với số lượng hay giá trị hàng xuất khâu hoặc ràng buộc với nguồn ngoại tệ đi cùng với dự án đầu tư tại nước sở tại; chịu quy định ràng buộc giá trị hoặc số lượng hàng hóa hay dịch vụ do mình sản xuất ra với giá tri hoặc sỐ lượng hàng hóa hay dịch vụ do mình xuất khẩu hoặc gắn với các khoản thu ngoại tệ từ hoạt động đầu tư; chuyên giao công nghệ, quy trình sản xuất hoặc kiến thức độc quyền cho cá nhân hoặc tổ chức của nước sở tại; cung cấp hang hóa hoặc dịch vụ mà họ sản xuất cho một thị trường trong khu vực nhất định hoặc cho thị trường thé giới. Nhóm thir hai, yêu cầu dé được hưởng ưu đãi dau tư thì nhà đầu tư phải: đảm bảo hàm lượng nội địa nhất định trong các sản phâm do mình sản xuất ra; ưu tiên mua hay sử dụng hàng hóa được sản xuất tại nước sở tại hoặc mua hay sử dụng hàng hóa từ nhà cung cấp của nước sở tại; chịu quy định ràng buộc số lượng hay giá trị hàng nhập khẩu tương ứng với số lượng hay giá trị hàng xuất khẩu hoặc ràng buộc với nguồn ngoại tệ đi cùng với dự án đầu tư tại nước sở tại; chịu quy định ràng buộc giá trị hoặc SỐ lượng hàng hóa hay dịch vụ do mình sản xuất ra với giá tri hoặc SỐ lượng hàng hóa hay dịch vụ do mình xuất khâu hoặc gắn với các khoản thu ngoại tệ từ hoạt động đầu tư.

Ngoài một số hiệp định có quy định trực tiếp yêu cầu này thì bên cạnh đó, một số hiệp định như AANZFTA hay AKFTA lại ghi nhận một cách gián tiếp thông qua việc các bên khăng định lại nghĩa vụ của mình về các yêu câu hoạt động đầu tư theo Hiệp định về các biện pháp dau tư liên quan đến thương mại (“TRIMs”) của WTO và khơng có cam kết vượt quá TRIMs.

1.2.3. Nội dung pháp lý về bảo hộ đầu tư 1.2.3.1. Khái niệm bảo hộ đầu tư

Bảo hộ đầu tư về mặt pháp lý là một khái niệm phức tạp, liên quan chặt

<small>chẽ đên việc thực hiện sự cân băng lợi ích cho cả hai bên - bên đâu tư và bên</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

tiếp nhận đầu tư. Có học giả cho rằng theo nghĩa hẹp ””, bảo hộ đầu tư là sự

bảo đảm về vốn và những tài sản hợp pháp khác mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước sở tại. Điều này có nghĩa là nước sở tại thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với vốn và tài sản hợp pháp khác của họ. Thực tế, vẫn đề về vốn luôn được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Còn theo nghĩa rộng”, bảo hộ đầu tư bao đảm vốn và tài sản của nhà dau tu đưa vào nước tiếp nhận đầu tư (như nghĩa hẹp) và bao gồm cả việc tạo ra mơi trường đầu tư thuận lợi, thơng thống về mọi mặt, đặc biệt là môi trường pháp lý dé nhà đầu tư phát huy được hiệu quả của đồng vốn và những tài sản khác trong quá trình đầu tư. Thực tiễn cho thấy các nhà đầu tư không những quan tâm đến việc bảo vệ đồng vén mà còn vô cùng quan tâm đến hiệu qua dau tư. Một mơi trường đầu tư thuận lợi là mơi trường có sự ổn định, đồng bộ và thống nhất về mọi mặt: địa lý, chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư phát huy hiệu quả cao nhất, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư. Ngồi ra, bảo hộ dau tư cịn là việc thừa nhận về mặt pháp luật quyên của nhà nhà đầu tư đối với các khoản lợi nhuận hợp pháp sinh ra trong hoạt động đầu tư kinh doanh, cũng như việc chuyên lợi nhuận và tài sản của họ ra nước ngồi. Bên cạnh đó, bảo hộ đầu tư còn đòi hỏi nước sở tại phải tạo ra một cơ chế công băng, thuận lợi, thoả đáng cho các nhà đầu tư nước ngồi khi có tranh chấp xảy ra. Đây là một biện pháp khuyến khích đầu tư mang tính chất

<small>chính trị - pháp lý.</small>

Như vậy, có thé hiểu bảo hộ dau tư là chế độ pháp lý bao gồm tổng hop các quy phạm pháp luật do nước nhận đầu tư ban hành, nhằm tuyên bố sự cơng nhận các qun và lợi ích của các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tu

<small>vào nước sở tại.</small>

<small>2° Tham khảo tại địa chỉ: </small>

<small> ngày truy cập 19/06/2016.</small>

<small>3° Tham khảo tại địa chỉ: </small>

<small> ngày truy cập 19/06/2016.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

1.2.3.2. Nội hàm khái niệm bảo hộ dau tu

Trong thực té, tuỳ thuộc vào chính sách đầu tư cũng như tình hình kinh tế - xã hội cụ thé của từng quốc gia mà nội dung của khái niệm bảo hộ đầu tư có thê khơng hồn tồn giống nhau nhưng tập trung chủ yếu vào các vấn đề:

- Bảo đảm vốn đầu tư nước ngoài;

- Biện pháp bảo đảm cho nhà đầu tư chuyền vốn, lợi nhuận và các khoản

<small>vay ra nước ngoài thuận lợi;</small>

- Biện pháp bảo đảm chống cạnh tranh; - Giải quyết tranh chấp.

Chính phủ các nước và nhà đầu tư nước ngoài đều mong muốn nâng cao giá trị pháp lý của các biện pháp bảo hộ đầu tư, nên các hiệp định FTA thường được đưa vào nguyên tắc này.

1.2.3.3. Nguyên tac áp dung đối với bảo hộ dau tư

Về cơ bản, các FTA mà Việt Nam là thành viên có quy định bảo hộ nhà đầu tư và các khoản dau tư của họ, quy định các thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh. Đặc biệt, khi có tranh chấp với chính phủ nước sở tại, nhà đầu có quyền chọn khởi kiện tại tịa án trong nước hoặc trọng tài quốc tế. Nhà đầu tư và các khoản đầu tư sẽ được đối xử công băng và bình đẳng, bảo hộ an tồn va đầy đủ kế cả trong trường hợp thiệt hại do mat 6n định như đình cơng, bao loạn... Nhà đầu tư được chuyên tiền ra nước ngoài bao gồm vốn đầu tư, lợi nhuận và cô tức theo quy định. Các khoản dau tư sẽ khơng bị quốc hữu hóa trừ trường hợp vì mục đích cơng cộng, trong trường hợp đó sẽ được bồi

<small>thường theo giá thị trường.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

1.3. Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư theo một số Hiệp định FTA mà

<small>Việt Nam là thành viên</small>

1.3.1. Khái niệm cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học biên soạn và xuất bản năm 2000 thì “cơ chế là cách thức mà theo đó một qua trình được thực hiện”. Thực tế, trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế nói chung, đơi khi

<small>người ta sử dụng những khái niệm khác như “phương thức”, “biện pháp”,</small>

“hình thức” hay “cách thức” như cùng nghĩa với “cơ chế”. Các Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên thường quy định để giải quyết tranh chấp về đầu tư quốc tế, nhà đầu tư có thê chọn lựa một trong những hình thức sau” tồ án hoặc cơ quan hành chính có thâm quyền; Cơng ước ICSID va Quy tắc tố tụng trọng tài ICSID (nếu cả hai bên đều là thành viên Công ước ICSID);

Quy tắc phụ trợ ICSID; Quy tắc trọng tài của UNCITRAL; hoặc chon lựa bất

kỳ tổ chức trọng tài nào hay theo bất kỳ quy tắc trọng tài nào nếu các bên tranh chấp đều nhất trí. Nhìn chung, các điều khoản về giải quyết tranh chap đầu tư quốc tế trong các FTA này thường hướng việc giải quyết các mỗi quan hệ trên cơ sở tự nguyện, hồ giải, bình đăng và thực hiện thủ tục tham vẫn trước khi sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp tiếp theo như đề cập ở trên. Có thé hiểu cơ chế giải quyết tranh chap đầu tư quốc tế là cách thức giải quyết tranh chap ma theo đó, các bên tranh chấp sẽ thỏa thuận trao cho một tô chức/cơ quan/thiết chế có thầm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế liên quan theo hệ thống các quy tắc, thủ tục và tiến trình thong nhất.

Cùng với xu thé phát triển của đầu tư quốc tế là việc gia nhập các tổ chức quốc tế, ký kết, tham gia các DUQT của mỗi quốc gia. Điều đó, một mặt góp phần tạo nên khung pháp lý quốc tế về đầu tư, mặt khác cũng phát sinh

<small>31 Xem thém: Diéu 20.7 Hiép dinh về Dau tu trong khuôn khổ AIFTA; Điều 14.4 Hiệpđịnh về Đầu tư trong khuôn khổ ACFTA; Điều 18 Phần B Chương II AANZFTA; Điều</small>

<small>18.5 Hiệp định về Dau tư trong khuôn khổ AKFTA; Điều 9.19.1 Mục B VKFTA.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

khơng ít những tranh chap liên quan trong quá trình các chủ thé tham gia vào quan hệ đầu tư quốc tế. Theo Báo cáo thường niên năm 2015 của Tổ chức thương mại thé gidi, tinh đến cuối năm 2015, WTO đã tiếp nhận đến 500 vụ tranh chấp giữa các quốc gia thành viên trong nhiều lĩnh vực, trong đó có đầu tư” và đến nay con số này vẫn tiếp tục tăng ”. Ngoài ra, rất nhiều tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư quốc tế đã được giải quyết thông qua những cơ chế giải quyết tranh chấp khác của các FTA, hoặc thông qua các biện pháp thương lượng, trung gian, hòa giải...”. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đầu tư quốc tế, cơ chế ISDS đáng chú ý hơn cả. ISDS - cơ chế giải quyết tranh chấp Nhà nước — Nhà đầu tư trong khuôn khổ các FTA là cơ chế cho phép nha đầu tư nước ngồi kiện chính phủ nước sở tại theo quy định trong FTA đối với các tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngồi và chính phủ nước sở tại”

1.3.2. Các bên tranh chấp theo một số Hiệp định FTA mà Việt Nam là

<small>thành viên</small>

Trong lĩnh vực đầu tư quốc tế, căn cứ vào chủ thể tham gia tranh chấp, có thê chia thành ba loại tranh chấp: giữa các nhà đầu tư với nhau; giữa các chính phủ với nhau liên quan đến đầu tư; giữa nhà đầu tư nước ngồi và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư. Tranh chấp đầu tư quốc tế tại Việt Nam có thé

được giải quyết tại tòa án Việt Nam, trọng tài Việt Nam, trọng tài ad hoc

hoặc bằng trọng tài theo cơ chế của ICSID.

<small>3“ Theo Báo cáo thường niêm năm 2016 của WTO (WTO Annual Report 2016), tại dia chi:</small>

<small>https:/www.wto.org/english/res_e/booksp_e/anrep_e/anrepl6_ chap6_e.pdf ngày truy cập25/07/2016.</small>

<small>J3 508 vụ tranh chấp theo thống kê của WTO, tham khảo tại địa chỉ:</small>

<small> ngày truy cập2562016</small>

<small>`* Nguyễn Thu Thủy (2013), “Địa vị của quốc gia với tư cách là một bên tranh chấp trongthực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư quốc tế”, Nhà nước và Pháp luật,(04), tr. 61.</small>

<small>Sẽ Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Au, tlđd chú thích 3, tr. 47.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

1.3.2.1. Tranh chấp đâu tư quốc tế giữa các nhà dau tư

Đây là loại tranh chấp giữa các nhà đầu tư với nhau (hay còn gọi là tranh chấp tư nhân — tư nhân). Loại tranh chấp này được giải quyết theo quy tắc của tư pháp quốc tế”. Các phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thường có: Tịa án quốc gia (của nước tiếp nhận đầu tư hoặc của nhà đầu tư); Trọng tài quốc tế (bao gồm trọng tài vụ việc — ad hoc và trọng tài thường

1.3.2.2. Tranh chấp đâu tư quốc tế giữa nhà đầu tư với chỉnh phủ nước tiếp nhận đấu tư

Tranh chấp này còn được gọi là tranh chấp giữa chính phủ với các cá nhân, tổ chức hay tranh chấp giữa các chủ thé luật công với các chủ thé luật tư phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư quốc tế dưới các hình thức như hợp đồng đầu tư quốc tế,... Day là loại tranh chấp giữa nhà đầu tu nước ngoài và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, mang tính hỗn hợp (vừa có yếu tơ của tư pháp quốc tế, vừa có yếu tố cơng pháp quốc tế do tranh chấp có một bên là chủ thé của cơng pháp (chính phủ) và bên cịn lại là chủ thé của tư pháp (nhà đầu tư))Ÿ. Theo Báo cáo thường niên năm 2015 của Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), tính đến ngày 30/06/2015 đã có 525 vụ tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngồi với chính phủ nước tiếp nhận dau tư được giải quyết theo Công ước ICSID và Quy tắc phụ trợ”.

<small>s6 Nguyễn Minh Hang (2012), “Giai quyét tranh chap giữa nha dau tư nước ngồi và Chính</small>

phủ nước tiếp nhận đầu tư — Một vài suy nghĩ đối với Việt Nam”, Luật hoc, (10), tr. 87.

<small>3” Theo học giả Nguyễn Minh Hãng, “ ‘bao hộ ngoại giao” được xem như là một trong cácphương thức giải quyết tranh chap đầu tư quốc tế (tham khảo thêm: Nguyễn Minh Hang,tlđd chú thích 36, tr. 87).</small>

<small>* Nguyễn Minh Hang, tlđd chú thích 36, tr. 87.</small>

<small>3 Theo Báo cáo thường niêm năm 2015 của ICSID (ICSID Annual Report 2015), tại địa</small>

<small> ARIS ENG CRA-highres.pdf ngày truy cập 25/07/2016.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Hiện nay, trong các cơ chế giải quyết tranh chấp dau tư quốc tế việc áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của ICSID tương đối phổ biến”. Đây là tổ chức trọng tài thường trực bên cạnh Ngân hàng thế giới (WB). ICSID đưa ra hệ thống các quy định về thành lập, hoạt động của Trung tâm (gồm Ban điều hành va Ban thư ky) và các quy tắc tố tụng”. Các bên tranh chấp đầu tư quốc tế có thé dựa vào đó dé tiễn hành thủ tục trọng tai. Dù chưa là thành viên cua Cơng ước ICSID nhưng Việt Nam vẫn có thể khởi kiện hoặc bị kiện trong tranh chấp đo trọng tài ICSID giải quyết trên cơ sở các hiệp định thương mại đã ký kết hoặc theo hợp đồng ký kết giữa nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan nhà nước có tham quyền tại Việt Nam (nếu trong Hiệp định hoặc thỏa thuận có ghi rõ). Tất nhiên, việc áp dụng ICSID đối với quốc gia chưa là thành viên như Việt Nam cũng có khác biệt đối với trường hợp thông thường (là thành viên). Đối với Việt Nam, việc áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của ICSID được thực hiện thông qua cơ chế phụ trợ”. Về nguyên tắc, việc thực thi phán quyết của Công ước ICSID không được áp dụng đối với Việt Nam (theo Điều 54 Công ước) và như vậy các tranh chấp được giải quyết theo cơ chế này không được đảm bảo thực thi đầy đủ và mạnh mẽ như tranh chấp giải quyết theo cơ chế thông thường của ICSID. Tuy nhiên, khi các hiệp định thương mại có quy định rõ ràng về việc áp dụng cơ chế này, thì phán quyết trọng tài của cơ chế phụ trợ sẽ được hiệp định đó dam bảo thi hành, đặc biệt là với các quốc gia đã gia nhập Công ước về công nhận và thi hành phán quyết

<small>của trọng tài nước ngồi năm 1958 (Cơng ước New York 1958) như Việt</small>

<small>*° Xem thêm: Trịnh Hải Yến (2012), “Một SỐ vụ trọng tài giữa nhà đầu tư nước ngồi và</small>

<small>chính phủ nước tiép nhan dau tư liên quan dén các nước ASEAN”, Luật hoc, (10), tr. 100-107 và Nguyên Minh Hang, tldd chú thích 36, tr. 87.</small>

<small>*' Nguyễn Minh Hang, tldd chú thích 36, tr. 87.*# Nguyễn Minh Hang, tldd chú thích 36, tr. 87.* Nguyễn Minh Hang, tldd chú thích 36, tr. 87.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Nam”. Xuất phát từ nguyên tắc miễn trừ quốc gia, địa vị pháp lý của các bên trong tranh chấp dang này cho thấy sự bat bình đẳng giữa các bên. Trong đó, phía chính phủ nước tiếp nhận đầu tư thường có lợi thế hơn trong việc thực thi phán quyết giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

1.3.2.3. Tranh chấp dau tư quốc tế giữa các chính phủ liên quan đến dau tư Tranh chấp giữa chính phủ với chính phủ về dau tư là tranh chấp phát sinh giữa các chính phủ với nhau trong q trình thực hiện các cam kết, thỏa thuận đầu tư quốc tế. Loại tranh chấp này được giải quyết theo quy tắc của công pháp quốc tế”. Trong tranh chấp dau tư quốc tế, dia vị pháp lý của các bên (các chính phủ với nhau) là bình đăng trong việc lựa chọn các phương thức để giải quyết tranh chấp cũng như trong việc thực thi các phán quyết”. 1.3.3. Căn cứ pháp lý để đưa các tranh chấp đầu tư ra trước các cơ quan giải quyết

Mặc dù các tranh chấp đầu tư có thé xảy ra giữa các nhà đầu tư tại một quốc gia, giữa chính phủ - chính phủ, giữa nhà đầu tư nước ngồi — chính phủ nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, do giới hạn số trang và cơ cấu luận văn, dưới đây tác giả chỉ đề cập đến một dạng tranh chấp đầu tư quốc tế đáng quan tâm nhất được quy định trong các FTA mà Việt Nam là thành viên, đó là tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngồi với chính phủ nước tiếp nhận đầu tư

Cac FTA ma Việt Nam là thành viên quy định việc giải quyết tranh chap đầu tư giữa chính phủ nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư đến từ một quốc gia thành viên khác khi: (i) Nhà dau tu cho rang mình có thiệt hại hay tơn thất

<small>do hành vi của quôc gia tiêp nhận dau tu; (1) Quôc gia tiêp nhận đâu tư xâm</small>

<small>* Nguyễn Minh Hang, tlđd chú thích 36, tr. 87.*' Nguyễn Minh Hang, tlđd chú thích 36, tr. 87.“© Nguyễn Thu Thủy, tldd chú thích 34, tr. 61-62.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

phạm các quyền mà Hiệp định trao cho nhà dau tu như các tiêu chuẩn đối xử, bảo hộ nhà đầu tư và khoản đầu tư được quy định tại hiệp định.

Một ví dụ về quy định việc đưa tranh chấp ra trước các cơ quan giải quyết tại AANZFTA như sau”:

<small>“Nếu một tranh chấp dau tư khơng được giải quyết trong vịng 180ngày kế từ khi Bên kỷ kết tranh chấp nhận được yêu cau tham van, nhà</small>

dau tư tranh chấp có thé, theo quy định của Diéu này, nộp đơn yêu cau

<small>ra hoà giải hoặc trọng tài:</small>

a) rằng Bên ký kết tranh chấp đã vi phạm nghĩa vụ theo Diéu 4 (Đối xử Quốc gia), Điều 6 (Đối xử với đâu tư), Diéu 7 (Bồi thường thiệt hại), Điều 8 (Chuyển tiên) và Điều 9 (Tước quyên sở hữu và dén bù) của Phân A, liên quan đến quản lý, thực hiện, vận hành hoặc bán hoặc định đoạt khác khoản dau tư được bảo hộ; và

b) rằng nha dau tư tranh chấp hoặc khoản dau tư được bảo hộ bị

<small>thiệt hại do hoặc phát sinh từ vi phạm do.”</small>

Vai trò của việc thực thi các biện pháp khắc phục vi phạm pháp luật một cách hiệu quả bằng các thủ tục được thiết lập ở phạm vi quốc tế là một yêu tố đưa giải quyết tranh chấp trở thành đặc điểm quan trọng của thương mại đa phương và dau tư quốc tế. Trong xu thé các FTA thế hệ mới với van dé ISDS mở rộng, tất nhiên khả năng Việt Nam bị khởi kiện cũng nhiều hơn nhưng ngược lại, các nhà đầu tư Việt Nam ít nhiều cũng cảm thấy yên tâm

<small>hơn khi đâu tư ra nước ngoài.</small>

<small>“ Xem thêm: Điều 9.18.1 Mục B VKFTA.</small>

<small>“8 ' Nguyễn Thanh Tâm (2012), “Tong quan vé giai quyét tranh chap thuong mai da phuong</small>

<small>dau tư va sở hữu tri tuệ quốc tế”, Ludt hoc, (10), tr. 3.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

1.3.4. Trình tự thủ tục giải quyết

<small>Thơng thường, các FTA mà Việt Nam là thành viên có quy trình giải</small>

quyết tranh chấp đầu tư bao gồm 5 bước: thông báo ý định khởi kiện; thơng báo khởi kiện; đệ trình; cung cấp thông tin và xét xử.

Tuy nhiên, Nhà đầu tư chỉ có quyền khởi kiện trong khoảng thời gian nhất định” từ thời điểm nhà dau tư biết hoặc cần phải biết về việc vi phạm nghĩa vụ của quốc gia nơi tiếp nhận đầu tư, gây thiệt hại cho nhà đầu tư hoặc khoản đầu tư được bảo hộ. Trước khi gửi thơng báo khởi kiện chính thức, bên cạnh việc tiến hành thủ tục tham vấn””, nhà đầu tư có tranh chấp phải gửi ý định khởi kiện trước khi gửi thơng báo khởi kiện chính thức".

1.3.5. Giá trị pháp lý của các quyết định giải quyết tranh chấp

Các quy tắc thương mại quốc tế có hiệu quả khi chúng được áp dụng đúng cách. Do đó, cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định ở hầu hết các hiệp định thương mại dé đảm bảo các thỏa thuận thương mại có thé được thi hành cũng như những tranh chấp phát sinh có thể được giải quyết. Giá trị pháp lý của các quyết định giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào mỗi cơ chế giải quyết tranh chấp và cả các ĐƯQT mà bên liên quan có hay khơng có quy

<small>định ràng buộc hoặc mức độ ràng buộc.</small>

Chang hạn, cơ chế giải quyết tranh chấp của ICSID dam bảo cho việc công nhận và thực thi các phán quyết. Do Việt Nam đã tham gia Công ước New York nên khả năng cưỡng chế của phán quyết của trọng tài ad hoc là khá lớn. Nhưng thực tế, hiệu lực của phán quyết trọng tài ICSID cịn lớn hơn. Bởi,

<small>® Thường là 3 năm ( ví dụ theo Điều 22.1.a AANZFTA và Điều 18.7.a Hiệp định về Đầu</small>

<small>tư trong khuôn khô AKFTA).</small>

<small>*° Thường là 180 ngày (ví dụ theo Điều 20 AANZFTA và Điều 18.11 Hiệp định về Đầu tư</small>

<small>trong khuôn khô AKFTA).</small>

<small>*! Thường là 90 ngày ( vi dụ theo Điều 22.1.b AANZFTA và 18.7.b Hiệp định về Dau tư</small>

<small>trong khuôn khô AKFTA).</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

theo quy định của Công ước ICSID (Điều 53 và Điều 54)”, các bên tranh chấp bị ràng buộc và phải công nhận, thi hành phán quyết của trọng tài ICSID như phán quyết chung thâm của tòa án quốc gia, các quốc gia thành viên phải cho thi hành mà khơng có quyền từ chối khơng cơng nhận. Còn đối với các phán quyết trọng tài ad hoc được công nhận và thi hành theo Công ước New York thì các quốc gia thành viên có quyền xem xét từ chối không công nhận phán quyết của trọng tài nước ngoài.

1.4. Nội dung pháp lý khác về đầu tư trong một số Hiệp định FTA mà

<small>Việt Nam là thành viên</small>

Trong các FTA mà Việt Nam là thành viên, xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư cũng là một trong những nội dung cơ bản trong lĩnh vực đâu tư.

Xúc tiến đầu tư được tiến hành thông qua các hình thức như phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty xuyên quốc gia; bổ sung công nghiệp và mạng lưới sản xuất; t6 chức đoàn khảo sát đầu tư tập trung phát triển tổ hợp khu vực va mạng lưới sản xuất; tổ chức và hỗ trợ tổ chức hội thảo về cơ hội dau tư, quy định, chính sách dau tư và trao đổi những vấn đề có liên quan

Tạo thuận lợi cho nhà đầu tư thông qua các biện pháp chủ yếu như tạo môi trường cần thiết cho tất cả các hình thức đầu tư; đơn giản hóa thủ tục đăng ký và cấp phép dau tư; phổ biến thông tin liên quan đến đầu tư (bao gồm quy định, quy tắc, chính sách); thành lập cơ quan một cửa về đầu tư; củng có cơ sở dit liệu trong tất cả hình thức đầu tư nhằm hoạch định chính sách cải thiện môi trường đầu tư nội khối; tham vấn với cộng đồng doanh nghiệp về

<small>các vân đê đâu tư; cung câp dịch vụ tư vân cho cộng đông doanh nghiệp.</small>

<small>>? Nguyễn Minh Hang, tlđd chú thích 36, tr. 87.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

1.5. Mối quan hệ giữa pháp luật Việt Nam va các Hiệp định FTA mà Việt

<small>Nam là thành viên</small>

Theo Điều 12 Hiến pháp Việt Nam có ghi nhận: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam... tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và diéu ước quốc té mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

Về lý thuyết, pháp luật quốc tế quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật được áp dụng trên hai phạm vi khác nhau. Khi trở thành thành viên của DUQT, một quốc gia sẽ phải xem xét áp dụng những quy định của DUOQT đó như thế nào trong phạm vi quốc gia mình. Trên thế giới hiện có hai trường phái về mối quan hệ giữa DUQT và hệ thống pháp luật quốc gia. Trường phái nhất nguyên luận cho răng DUQT và pháp luật của một quốc gia là hai mặt thống nhất của một hệ thống pháp luật, khi đã ký kết hoặc tham gia DUOT thì có thé áp dụng trực tiếp quy định của DUQT trong nội bộ quốc gia. Trong khi đó, trường phái nhị nguyên luận cho rằng pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật độc lập, song song tồn tai; DUQT chỉ có thể có hiệu lực thi hành trong phạm vi quốc gia sau khi đã được “chuyển hóa” hoặc nói cách khác là “nội luật hóa” một cách thích hợp băng

<small>văn bản nội luật.</small>

Một van dé cơ bản có thé nảy sinh là nếu có xung đột giữa quy định của DUOQT và quy định của pháp luật quốc gia thì quy định của DUQT có được ưu tiên áp dụng hay khơng. Dé giải quyết vấn dé này, các quốc gia thường có quy định trong Hiến pháp hoặc trong văn bản luật cụ thể nhằm xác định vị trí của DUQT và hệ thống pháp luật quốc gia. Trên thế giới có ba xu hướng cơ bản quy định về vấn đề này:

+ Khăng định trong Hiến pháp rằng về nguyên tắc, quốc gia sẵn sàng tôn <small>trọng các quy định của DUQT;</small>

+ Quy định về việc phải chuyển hóa các quy định của ĐƯỢT vào văn bản pháp luật trong nước và yêu cầu các cơ quan lập pháp và tư pháp có trách

</div>

×