Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

skkn công tác đoàn thể thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 29 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÁO CÁO SÁNG KIẾN </b>

<b> “Nâng cao hiệu quả truyền thông của Câu lạc bộ truyền thông trường THPT Xuân Trường trong thời đại 4.0 ” </b>

<b>I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN </b>

Đồn trường là một tổ chức chính trị rộng lớn, tập hợp được nhiều thành viên tiến bộ; là nơi thanh niên được sinh hoạt, bày tỏ tâm tư nguyện vọng, giao lưu học hỏi lẫn nhau; là tổ chức trực tiếp bênh vực cho quyền lợi chính đáng của thanh niên, theo dõi bồi dưỡng và rèn luyện họ thành những người sống có lý

<b>tưởng “có tâm và có tầm” phù hợp với xu thế và yêu cầu của xã hội. </b>

Hoạt động Đồn trong trường học khơng chỉ để tập hợp đoàn viên thanh niên (ĐVTN), bồi dưỡng và nâng cao lý tưởng sống của tuổi trẻ mà quan trọng hơn là góp phần cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình đó là nâng cao chất lượng dạy và học. Câu hỏi đặt ra là “ làm thế nào để hoạt động Đoàn đến với từng ĐVT trong trường một cách sâu sắc và triệt để nhất; ĐVTN đón nhận những hoạt động đó một cách nhẹ nhàng, hào hứng, đúng với tâm thế và ý nghĩa của tổ chức Đoàn “vui tươi, năng động, sáng tạo”.

Qua những năm ngồi trên ghế nhà trường và những năm công tác tôi nhận thấy một điều là: trong trường học, cơng tác Đồn đơi khi cịn bị động, ĐVTN đón nhận những phong trào do Đoàn trường phát động chưa thực sự hào hứng. Việc quản lý ĐVTN trong từng chi đoàn để ĐVTN không vi phạm nề nếp của nhà trường là nhiệm vụ của đội ngũ Bí thư, lớp trưởng – công việc này được triển khai khá tốt. Tuy nhiên để nói đội ngũ Bí thư, lớp trưởng đã tuyên truyền phong trào Đoàn một cách sâu sắc (ví dụ như phong trào thi đua làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tuyên truyền về các ngày lễ lớn …) tới các Đoàn viên trong Chi đồn thì chưa có. Nếu có chỉ là u cầu Đồn viên Chi đồn mình tham gia cuộc thi tìm hiểu về các phong trào đó thơng qua trả lời các câu hỏi trắc nghiệm – việc làm này chưa thực sự có tác dụng lớn, có những Đoàn viên trả lời cho xong, cho đủ số lượng bài, và kết quả là kiến thức đọng lại không nhiều.

Từ những hiện tượng thực tế trên, trong nhiều năm nay, Đoàn trường THPT Xuân Trường đã xây dựng đội ngũ phát thanh của riêng mình. Đội ngũ có

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>tên là Câu lạc bộ truyền thông trường THPT Xuân Trường tiền thân là Nhóm phát thanh Đồn trường. Nhóm phát thanh đã hoạt động và duy trì </b>

trong 20 năm với những hoạt động thiết thực và bổ ích dành cho ĐVTN trong trường. Đến năm 2020 Nhóm phát thanh đồn trường được đổi tên là Câu lạc bộ truyền thông trường THPT Xuân Trường. Với nhiệm vụ tuyên truyền các phong trào Đoàn, các ngày lễ lớn, tổ chức sân chơi vui học cho ĐVTN, kết nối ĐVTN, nâng cao hiểu biết, tinh thần đoàn kết cho ĐVTN trong trường. Trong những năm học tập dưới mái trường bản thân cũng đã từng tham gia Nhóm phát thanh– làm đội trưởng của Nhóm, sau đó vào năm 2011 trở về công tác trong cương vị là Phó bí thư Đồn trường – được giao nhiệm vụ phụ trách Nhóm phát thanh, tơi ln mong muốn xây dựng và nâng cao hơn nữa chất lượng của Nhóm. Và thực tế hai năm 2011-2013, dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, Đoàn trường, kết hợp với sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo của thành viên trong Nhóm tơi đã thực hiện được một số ý tưởng của mình để nâng cao hoạt động của Nhóm phát thanh và góp phần đưa phong trào Đồn đi lên. Và những ý tưởng này đã được tôi viết trong sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Nâng cao chất lượng của Nhóm phát thanh Đồn trường THPT Xuân Trường” trong năm học 2012-2013 và đạt giải khuyến khích của tỉnh. Tuy nhiên nhiều năm gần đây, dưới sự phát triển bùng nổ của thời đại công nghệ thông tin, kĩ thuật số, chuyển đổi số những ý tưởng trong sáng kiến cũ của tôi cần được bổ sung thêm rất nhiều. Và sau 9 năm nghỉ cơng tác Đồn, năm học 2022 tôi được nhà trường tin tưởng giao lại nhiệm vụ là Phó bí thư Đồn trường phụ trách mảng truyền thông của nhà trường, không những mong muốn nâng cao hoạt động của Nhóm phát thanh- nay là Câu lạc bộ truyền thông trường THPT Xuân Trường trong thời đại 4.0 mà tơi cịn mong muốn xây dựng được một thế hệ học sinh năng động, sáng tạo, nhiệt huyết với những kĩ năng mềm tốt theo đúng yêu cầu của về phẩm chất năng lực của chương trình giáo dục mới.

Với mong muốn làm rõ hơn các hoạt động của Câu lạc bộ trong những năm vừa qua và xây dựng rõ hơn lý thuyết về việc thành lập Câu lạc bộ truyền thông trong thời đại 4.0, tôi đã mạnh dạn quyết định viết và hoàn thành đề tài

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>sáng kiến “NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG CỦA CÂU LẠC BỘ TRUYỀN THÔNG TRƯỜNG THPT XUÂN TRƯỜNG TRONG THỜI ĐẠI 4.0”. Mong rằng đây là tài liệu tham khảo nhỏ để mô hình Câu lạc bộ </b>

truyền thơng có thể xây dựng và phát triển hơn nữa ở các trường THCS và THPT khác.

<b>II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT </b>

<b>II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến </b>

- Những năm 2000-2010, mô hình câu lạc bộ truyền thơng với tên là Nhóm phát thanh cũng đã hoạt động được trong một thời gian dài, tuy nhiên mọi hoạt động của Câu lạc bộ đều mang tính chất mày mị và tự sáng tạo. Từng thế hệ Đoàn viên trong trường tiếp nối nhau để duy trì cơng việc của Câu lạc bộ, các em tự chia sẻ kinh nghiệm, cách làm việc cho nhau mà chưa có một tài liệu cụ thể hướng dẫn các em hoạt động một cách bài bản . Điều này dẫn đến các ưu điểm và hạn chế sau:

<i><b>II.1.1. Ưu điểm </b></i>

Câu lạc bộ đã tạo được tiếng nói của riêng mình, tạo niềm tin cho ĐVTN trong trường thông qua việc tổ chức thành công các buổi phát thanh hàng tuần với các chuyên mục, tin tức, đố vui, ca nhạc theo u cầu. Có được sự thành cơng này là

+ Hoạt động của Câu lạc bộ được duy trì trong một thời gian dài, tích lũy được nhiều kinh nghiệm hoạt động.

<i><b>II.1.2. Hạn chế </b></i>

Một số hoạt động của Câu lạc bộ còn đơn điệu chưa có chiều sâu, chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của ĐVTN trong trường, hiệu quả tuyên truyền chưa cao. Nguyên nhân của hiện tượng này là:

+ Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Câu lạc bộ còn hạn chế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

+ Thành viên của Câu lạc bộ chưa được tuyển chọn và đào tạo một cách bài bản – chủ yếu là tự học, tự truyền kinh nghiệm cho nhau.

+ Do yêu cầu học tập nên thời gian ĐVTN dành cho các hoạt động còn hạn chế, nên các chương trình chưa thực sự được đầu tư một cách chu đáo.

+ Việc tuyển chọn thành viên cho Câu lạc bộ chưa được kĩ càng. + Chất lượng Đoàn viên đáp ứng được u cầu của Câu lạc bộ cịn ít.

+ Tư liệu tham khảo về hoạt động của câu lạc bộ cịn ít, mơ hình này chủ yếu là sự sáng tạo của các thế hệ đoàn viên trong trường.

- Năm 2013, sau khi sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng của Nhóm phát thanh Đoàn trường THPT Xuân Trường” ra đời và được Sở giáo dục và đào tạo Nam Định cơng nhận thì các em đã có nguồn tài liệu để tham khảo. Và khi mạng internet bùng nổ thì nguồn tài liệu trở nên phong phú hơn, tuy nhiên vì là học sinh nên các em cũng chưa thực sự kết nối được hết những ưu thế đó để áp dụng vào các hoạt động của Câu lạc bộ.

<b>II.2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến </b>

<i><b>II.2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi viết sáng kiến </b></i>

<b>1. Thuận lợi </b>

- Ban giám hiệu Nhà trường đã chủ động chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và định hướng thời gian viết các đề tài sáng kiến kinh nghiệm cũng như thời hạn nộp các đề tài để mỗi cán bộ giáo viên chủ động đăng kí và tiến hành viết sáng kiến kinh nghiệm ngay từ đầu năm học.

- Ban giám hiệu đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để Câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả, giúp cho tơi hồn thành sáng kiến kinh nghiệm này.

- Tơi đã được BCH đồn trường tín nhiệm giao trách nhiệm trực tiếp quản lý Câu lạc bộ truyền thông của nhà trường.

- Được sự ủng hộ nhiệt tình của BCH đồn trường trong việc triển khai, áp dụng sáng kiến vào thực tế trong hoạt động của Câu lạc bộ truyền thông.

- Bản thân đã có kinh nghiệm hoạt động Đồn và hoạt động trong Nhóm phát thanh ở thời kỳ cịn là học sinh của trường.

- Câu lạc bộ cũng đã hoạt động trong một thời gian dài, các thành viên trong Câu lạc bộ cũng đã ý thức được cơng việc của mình, ln tự giác học hỏi,

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho nhau để hoàn thành tốt nhất công việc đề ra.

- Thành viên trong Câu lạc bộ có sự đồn kết gắn bó, năng động, nhiệt tình sẵn sàng chia sẻ công việc cho nhau.

- Được sự hỗ trợ, động viên, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm của các thành viên đi trước- nay là các sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng…

- Được sự ủng hộ nhiệt tình của phần đa các Đoàn viên thanh niên trong trường.

- Mạng internet phát triển rộng rãi, thời kỳ chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ, nguồn thông tin dồi dào.

<b>2. Khó khăn </b>

- Trong trường học, nhiệm vụ chính của các em là học tập, tham gia công tác Đoàn các em cần phải ý thức sâu sắc được trách nhiệm của mình, phải sao cho hồn thành đồng thời hai công việc học tập và công việc của câu lạc bộ một cách tốt nhất. Nếu không ý thức được điều này việc hoạt động Đoàn sẽ ảnh hưởng tới việc học tập, và ngược lại. Như vậy sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc triển khai các công việc của Câu lạc bộ.

- Một bộ phận nhỏ ĐVTN trong trường chưa hiểu về ý nghĩa cũng như những hoạt động của Câu lạc bộ, khơng những khơng ủng hộ mà cịn có những hành động phá hoại như : bình luận không đúng trên trang page của câu lạc bộ, tuyên truyền không tốt về các hoạt động của Câu lạc bộ, về các thành viên trong Câu lạc bộ, không tham gia tương tác trong các hoạt động của Câu lạc bộ thực hiện.

- Trang thiết còn chưa thật sự đầy đủ, chưa thực sự đáp ứng hết được nhu cầu hoạt động của Câu lạc bộ.

- Tài liệu tham khảo về các hoạt động Đoàn dành cho các thành viên trong Câu lạc bộ cịn ít, các em chủ yếu tự học hỏi và tự truyền đạt kinh nghiệm cho nhau.

- Có thời kỳ, Câu lạc bộ khơng có người hướng dẫn, các em làm chương trình chủ yếu là tự làm, tự nghĩ, chưa có định hướng rõ rệt điều này dẫn tới các chương trình của Câu lạc bộ chưa thực sự sâu sắc, chưa thực sự thuyết phục

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

- Số lượng đồn viên có tố chất đảm bảo các yêu cầu là thành viên của Câu lạc bộ cịn ít.

- Việc phát hiện các nhân tố mới cịn gặp nhiều khó khăn.

- Ngồi ra cịn có một bộ phận nhỏ giáo viên bộ mơn cịn chưa thật sự hiểu và thông cảm với công việc của các thành viên của Câu lạc bộ, chưa thực sự tạo điều kiện tốt nhất cho các em hoàn thành nhiệm vụ của mình.

<i><b>II.2.2. Giải pháp </b></i>

<b> 1. Khái niệm </b>

Câu lạc bộ truyền thông trường THPT Xuân Trường là một nhóm nhỏ có khoảng 20 thành viên, tập hợp các Đoàn viên ưu tú nằm trong tổ chức của Đồn trường. Có nhiệm vụ tun truyền các hoạt động Đoàn tới ĐVTN trong trường một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

<b>2. Nhiệm vụ </b>

Nhiệm vụ cơ bản của câu lạc bộ truyền thông trường THPT Xuân Trường là tuyên truyền về các hoạt động của Đồn Trường (ví dụ : tun truyền về các ngày lễ lớn, tuyên truyền về các hoạt động đoàn thể trong trường, tuyên truyền về công tác thi đua, tuyên truyền về các vấn đề trong cuộc sống, tuyên truyền về mái trường, thầy cô, bạn bè…kết nối Đoàn viên thanh niên trong trường với nhau ), tuyên truyền về những hình ảnh của nhà trường ( thầy cơ, bạn bè, môi trường học tập…) thông qua các chương trình phát thanh hàng tuần, sân chơi vui học, trên trang page của câu lạc bộ…

<b>3. Cách tổ chức </b>

tồn tại thì cần phải giải quyết các vẫn đề sau

<b>a. Về nhân sự </b>

Để có được sự hiệu quả trong công việc vấn đề quan trọng và đặc biệt quan trọng đó là lựa chọn thành viên của Câu lạc bộ truyền thông. Trong thực tế các năm qua, việc làm này có được chú trọng nhưng chưa được định hướng một cách cụ thể. Việc tuyển chọn thành viên cho Câu lạc bộ mới dừng lại ở mức độ các em trong Câu lạc bộ tự tìm hiểu học sinh lớp 10 mới vào trường, học sinh nào đã từng hoạt động Đoàn đội ở lớp dưới thì đề nghị các em vào làm việc trong câu lạc bộ. Việc làm này đôi khi cịn nhiều hạn chế vì chưa kiểm tra hết

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

được năng lực cũng như tình thần của những thành viên mới đó dẫn đến trong q trình làm việc sẽ khơng đạt được hiệu quả như mong muốn, mặt khác nếu làm theo phương pháp này sẽ bỏ qua những nhân tố tiềm ẩn có khả năng thực sự. Để giải quyết vấn đề này, công tác tuyển chọn thành viên cho câu lạc bộ phải trở thành công tác trọng tâm trong thời kỳ đầu năm học.

<b>- Thành viên của Câu lạc bộ truyền thơng phải có những tố chất sau: </b>

+ Là đoàn viên ưu tú, gương mẫu.

+ Năng động sáng tạo, nhiệt tình, có trách nhiệm với cơng việc

+ Có một số năng khiếu: viết văn, khả năng thuyết trình, giọng nói tốt, khả năng dẫn chương trình trước đám đông, nhạy bén trong cơng việc, có ý tưởng, am hiểu về máy tính, mạng internet, khả năng tổ chức, khả năng quản lý nhân sự, có năng khiếu về mỹ thuật, có khả năng tư duy về hình ảnh, sắp xếp hình ảnh… + Lực học khá trở lên

+ Hạnh kiểm tốt

<b> Tại sao phải chọn lọc thành viên cho Câu lạc bộ truyền thơng trường ? </b>

+ Nhiệt tình, có trách nhiệm- đó là 2 yếu tố rất cần thiết để thành viên trong câu lạc bộ có thể hồn thành cơng việc được giao. Vì khối lượng cơng việc của câu lạc bộ tương đối nhiều và Câu lạc bộ truyền thông cũng là bộ mặt của Đoàn trường, của Nhà trường nếu khơng nhiệt tình khơng có trách nhiệm thì khơng thể hồn thành tốt công việc, dẫn đến mất lịng tin đối với Đồn viên thanh niên trong trường.

+ Nhiệt tình, có trách nhiệm mà lực học của các em khơng tốt thì cũng khơng đủ điều kiện để trở thành thành viên của câu lạc bộ. Bởi các em là tấm gương để ĐVTN trong trường noi theo, bởi các em phải đảm nhiệm trách nhiệm không nhỏ trong công tác Đồn, nếu các em học tập khơng tốt các em sẽ có rất nhiều bất lợi trong việc hoạt động Đồn (ví dụ: tâm lý thầy cơ, bố mẹ muốn các em tập trung vào học tập hơn và không muốn các em tham gia vào Câu lạc bộ nữa…). Và thực tế nhiều giai đoạn cho thấy khi các em trong nhóm thuộc các lớp chọn A1, A2, A3, A4 (khối tự nhiên), A8 (khối xã hội), các em hồn thành cơng việc tốt hơn, vì các em luôn ý thức được nhiệm vụ chính của mình là học tập nên luôn luôn cố gắng nỗ lực hết mình để làm tốt cả 2 công việc: học tập và hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

động Đoàn. Điều này làm cho tâm lý của phụ huynh cũng như của thầy cơ dạy các em hồn tồn yên tâm và cổ vũ, động viên các em nhiệt tình.

+ Chương trình của Câu lạc bộ truyền thơng có nhiều nội dung khác nhau nên rất cần những thành viên có năng khiếu, có khả năng sáng tạo tốt. Đây là yếu tố cần và đủ để trở thành thành viên xuất sắc của câu lạc bộ.

+ Khả năng quản lý nhân sự- thường là những thành viên có khả năng này được cử làm Chủ nhiệm của Câu lạc bộ. Thực tế cho thấy các em này có khả năng nhìn nhận và phân cơng cơng việc cho các thành viên rất tốt. Theo kinh nghiệm thì thành viên này có óc quan và khả năng giao tiếp, có khả năng phân phối cơng việc tốt sẽ trở thành “ đầu tàu” của Câu lạc bộ. Ví dụ trong các hoạt động lớn như tổ chức sân chơi vui học cho ĐVTN trong trường vào dịp 26-3, liên hệ tổ chức các buổi tình nguyện dành cho các em nhỏ có hồn cảnh khó khăn, để có những phần thưởng, phần quà có giá trị thì các em có ý tưởng xin tài trợ của thầy cô trong trường, của những công ty, cửa hàng có liên quan tới học tập trong địa bàn ( ví dụ: cửa hàng máy tính, trung tâm tin học, cửa hàng sách…). Khi đó khả năng giao tiếp của các em được phát huy tối đa.

Tóm lại các thành viên trong Câu lạc bộ truyền thơng, mỗi em có khả năng riêng nhưng đều cần bốn yếu tố : học tốt, có năng khiếu, có lịng nhiệt tình, có trách nhiệm trong cơng việc.

<b> Làm thế nào để tuyển chọn được những thành viên xuất sắc cho Câu lạc bộ truyền thông ? </b>

+ Dựa vào sự phát hiện và giới thiệu của các thầy cô, các ĐVTN trong trường. + Dựa vào hồ sơ học bạ của học sinh khi mới vào trường để biết được những học sinh đã từng tham gia cơng tác đồn thể ở các lớp dưới. Đây là những nhân tố rất quan trọng, vì các em này đã có kinh nghiệm tham gia các chương trình đồn thể.

+ Cho học sinh toàn trường đăng kí tham gia nhóm dựa trên hình thức tuyển chọn thành viên của câu lạc bộ .

+ Tổ chức phỏng vấn : sau khi đã có học sinh đăng kí tham gia Câu lạc bộ truyền thông, Câu lạc bộ phải tổ chức phỏng vấn trực tiếp. Trước khi diễn ra buổi phỏng vẫn trực tiếp, các thành viên cũ của câu lạc bộ phải họp bàn các câu hỏi cho buổi phỏng vấn. Các câu hỏi đó được thơng qua thầy cô phụ trách Câu lạc bộ. Các câu hỏi phải đảm bảo yêu cầu: khi học sinh trả lời phải thể hiện rõ

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

được khả năng, tinh thần của mình. Từ đó mới tuyển chọn chính xác được những thành viên tốt cho câu lạc bộ.

<b>Quá trình tuyển và chọn lọc thành viên </b>

Việc xây dựng đội ngũ của câu lạc bộ là vô cùng quan trọng. Việc này sẽ quyết định đến chất lượng công việc của câu lạc bộ trong suốt năm học. Để xây dựng được một đội ngũ có chất lượng, Câu lạc bộ đã thực hiện các bước như sau - Bước 1. Cuối năm học các thành viên cũ lên kế hoạch tuyển thành viên mới: số lượng người cho từng phân ban, lựa chọn câu hỏi phỏng vấn cho từng ban, tiêu chí chấm điểm…

- Bước 2. Khoảng đầu tháng 7 thông báo tuyển thành viên trên trang page bằng cách cho hs đăng ký online vào các ban trong câu lạc bộ

- Bước 3. Khoảng đầu tháng 8 diễn ra vòng phỏng vấn

- Bước 4. Những học sinh qua vòng phỏng vấn sẽ được thử việc trong vòng 1 tháng

+ Quá trình thử việc khá áp lực, hầu như ngày nào các bạn trong các bạn cũng được phân công nhiệm vụ theo từng ban: viết bài, edit video, edit ảnh, viết bài đăng page

+ Cô giáo phụ trách cùng các thành viên cũ nhận bài, chỉnh sửa nhận xét và theo dõi sự tiến bộ tiếp thu của từng bạn trong đội thử việc.

- Bước 5. Những học sinh đáp ứng được yêu cầu: đam mê, sáng tạo, nhiệt tình và có năng lực có sự cầu tiến sẽ là thành viên chính thức của câu lạc bộ

+ Việc lựa chọn thành viên của Câu lạc bộ truyền thông diễn ra theo từng năm học. Câu lạc bộ truyền thơng có khoảng từ 16 đến 20 thành viên trong đó mỗi khối có 4 em. Thường là học sinh khối 11 là những thành viên cốt cán. Nhiệm vụ của các thành viên khối 10 là thực tập, học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước. Do công việc học tập nên thành viên khối 12 tham gia hoạt ít hơn, chủ yếu có nhiệm vụ hướng dẫn truyền đạt kinh nghiệm lại cho thành viên khối 10, 11 và hỗ trợ Câu lạc bộ khi làm các chương trình lớn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

+ Sau khi chọn lựa được thành viên, thầy cô giáo hướng dẫn Câu lạc bộ truyền thông phải tổ chức một đến hai buổi nói chuyện giới thiệu về truyền thống của Đoàn trường, của Câu lạc bộ truyền thông, giới thiệu các thành viên, công việc của mỗi người, giới thiệu về các công việc cụ thể của Nhóm, sau đó dựa vào khả năng và phân công công việc rõ ràng cho thành viên mới, phân công người hướng dẫn các em (người hướng dẫn là các thành viên cũ của Câu lạc bộ)

<small>Hình 1. Ảnh chụp thành viên của Câu lạc bộ truyền thông với Ban giám hiệu nhà trường THPT Xuân Trường năm học 2021-2022 </small>

<small>Hình 2. Ảnh chụp cơ trị trong câu lạc bộ truyền thơng năm học 2022-2023 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>c. Về tổ chức </b>

Để cơng tác tun truyền trở nên có chất lượng, đến tai người nghe một cách hiệu quả nhất, câu lạc bộ đã xác định cụ thể các công việc cần làm như sau

<b>* Việc thứ nhất. Phân chia câu lạc bộ thành các ban nhỏ: + Ban nội dung: phụ trách viết bài tuyên truyền. </b>

<b>+ Ban edit: phụ trách chỉnh sửa ảnh, video. </b>

<b>+ Ban phát thanh: phụ trách phát thanh hàng tuần, phụ trách dẫn các chương </b>

trình trực tiếp, lên bài phỏng vấn.

<b>+ Ban mỹ thuật : phụ trách vẽ bảng tin </b>

<b>+ Ban quan lý trang page: nhiệm vụ viết caption và đưa bài lên page. </b>

<b>+ Ban âm nhạc: nhiệm vụ tổng hợp các bài hát theo yêu cầu, chọn các ca khúc </b>

cho các chương trình phát thanh, chọn nhạc nền cho các chương trình phát thanh và các chương trình trực tiếp trên sân khấu.

<b>+ Ban hậu cần: chuẩn bị quà và các công việc hậu trường. </b>

<b>* Việc thứ 2. Xác định cụ thể được khả năng của từng thành viên trong các ban </b>

<b>+ Ban nội dung: tập hợp thành viên của cả 3 khối, để lấy tin bài nhanh nhất từ </b>

ba khối 10, 11, 12. Các thành viên trong ban nội dung thường là 4 thành viên có khả năng viết bài tốt, có óc quan sát tốt, nhanh nhẹn, giao tiếp tốt.

<b>+ Ban edit: đây là đội tập hợp các thành viên có năng khiếu thẩm mĩ tốt, khả </b>

năng logic hình ảnh tốt, biết sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh, video.. Đội

<b>có khoảng 3 đến 4 thành viên. </b>

<b>+ Ban phát thanh: tập hợp các thành viên có giọng nói hay truyền cảm, nhận </b>

diện văn bản nhanh. Trong ban thường có 3 thành viên gồm cả nam lẫn nữ, công việc của các thành viên này là dẫn chương trình cho các buổi phát thanh , chương trình sân chơi vui học, chương trình trực tiếp, chương trình phỏng vấn…

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>+ Ban mỹ thuật: gồm các thành có năng khiếu vẽ bảng, nhiệt tình, sáng tạo. </b>

Ban thường có 3 thành viên

<b>+ Ban quản lý trang page: gồm các thành viên có khả năng viết, khả năng quan </b>

sát và cảm nhận tốt. Ban thường có 2 thành viên.

<b>+ Ban âm nhạc: tập hơn các thành viên yêu nhạc, cảm thụ nhạc tốt, có khả năng viết. Ban âm nhạc thường có 2 thành viên </b>

<b>+ Ban hậu cần: tập hợp các thành viên nhiệt tình, năng động và có trách nhiệm </b>

cao. Các thành viên trong ban có nhiệm vụ chính là chuẩn bị các phần quà dành tặng Đoàn viên trong trường mỗi khi có dịp phỏng vấn hay các chương trình tổ chức trị chơi trên sân trường, chuẩn bị những tư trang, vật dụng cần thiết cho mỗi lần tổ chức các chương trình sân chơi vui học, chương trình giao lưu, chương trình từ thiện…Thường thì trong ban có 2 thành viên.

Khi cần tất cả bảy ban hợp thành một để bàn luận lấy ý tưởng cho chương trình rồi lại phân chia cơng việc theo từng mảng để hiệu suất công việc đạt được cao nhất.

<b>Việc thứ 3. Xác định cụ thể các công việc cần làm. Phân chia công việc theo </b>

từng mảng và cách thực hiện

<b>- Mảng 1. Phát thanh hàng tuần: đây là một mảng rất quan trọng trong </b>

việc tuyên truyền của nhà trường, chính vì vậy nội dung của mỗi buổi phát thanh được kiểm duyệt kĩ lưỡng, các bài phát thanh cần phải đa dạng ,việc tuyên truyền cần đảm bảo kiến thức chính xác nhưng phải phù hợp với phong cách của giới trẻ hiện nay. Làm được điều này thì các buổi phát thanh mới thu hút được người nghe và có tác dụng thật sự. Cơng việc cụ thể của mảng Phát thanh hàng tuần như sau:

• Thời gian các buổi phát thanh: 1 tuần câu lạc bộ triển khai 4 buổi phát thanh vào các ngày thứ 3, thứ 4, thứ 6, thứ 7

• Nội dung các buổi phát thanh chia thành các chủ đề :

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

+ Thứ 3,7 phát thanh với các chủ đề tự do như: tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, tình cảm thầy trò, các mùa trong năm, An toàn giao thông, bạo lực học đường, ….các bài về các ngày lễ tết..., hướng nghiệp…..kèm theo phần tin tức xung quanh trường lớp.

+ Thứ 4 : Chuyên mục góp nhặt yêu thương: tuyên truyền các câu chuyện ý nghĩa trong cuộc sống từ đó rút ra bài học, ngoài ra tới những ngày kỉ niệm về Bác thì chuyên mục này được thay bằng chuyên mục “ Chuyện kể về Bác” với những câu chuyện xúc động về cuộc đời, tâm lòng của Bác.

+ Thứ 6: chuyên mục : ca nhạc theo yêu cầu

Các chuyên mục vào thứ 3, 4,7 đều đan xen các bài hát để chương trình được hấp dẫn hơn.

Nhờ có mạng internet mà việc triển khai cơng việc của câu lạc bộ dễ dàng hơn trước. Thay vì phải đi thu băng đĩa, copy nhạc vào USB như ngày trước thì bây giờ khi máy tính có sự kết nối mạng cơng việc này trở lên linh hoạt hơn rất nhiều.

Phụ trách: ban nội dung+ ban phát thanh. các thành viên trong ban nội dung chia nhau công việc của từng buổi, viết và gửi bài cho gv phụ trách, gv phụ trách chỉnh sửa bài trước khi gửi cho bên phát thanh. ban phát thanh sẽ làm việc vào các buổi sáng thứ 3,4,6,7 lúc 6h55.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small>Hình 4. Một trong số những chương trình phát thanh được u thích- Chun mục góp nhặt u thương </small>

<b>- Mảng 2. Đăng bài trên page câu lạc bộ truyền thông trường THPT Xuân Trường. </b>

* Các nội dung đăng page thường sẽ đăng các bài tuyên truyền về ngày lễ lớn, về các hình ảnh về hoạt động của trường, Đoàn trường, của câu lạc bộ, của học sinh trong trường, các thông tin quan trọng của trường như thông tin tuyển sinh, điểm trung tuyển vào 10 hay các bài vinh danh các thầy cơ giáo và các bạn học sinh có thành tích cao.

* Phụ trách: các thành viên của ban edit + ban nội dung. Các video, ảnh, cation trước khi được đăng phải thông qua giáo viên phụ trách, kiểm duyệt nội dung, hình ảnh mới chính thức được đăng bài.’

Để làm tốt mảng này, cô giáo phụ trách lên kế hoạch theo tháng, phổ biến cho các bạn trong các ban được phân công phụ trách, các bạn phân chia công việc và hồn thành cơng việc của mình đúng hoặc trước thời hạn để gửi về cho cô giáo phụ trách.

</div>

×