Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Ước tính dịch tễ bệnh lao tại huyện Thăng Bình và Phú Ninh thông qua một số can thiệp chủ động tại cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.57 KB, 24 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH</b>

<small>------126 Nguyễn Thiện Thành, phường 5, Tp. Trà Vinh, tỉnh Trà VinhĐiện thoại: (0294) 653 43 44 - 3855246 (162); E-mail: </small>

<small>Website: </small>

<b><small>BÀI THU HOẠCH</small></b>

<b><small>BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆPY TẾ CÔNG CỘNG HẠNG III</small></b>

<b><small>TRÀ VINH, NĂM 2022</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>KÝ HIỆU VIẾT TẮTMỤC LỤC</b>

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ...1</b>

<b>CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...3</b>

<b>CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...15</b>

<b>CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...19</b>

<b>KẾT LUẬN...32</b>

<b>KIẾN NGHỊ...33TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b><small>ĐẶT VẤN ĐỀ</small></b>

Chiến lược xóa bỏ bệnh lao của Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các nước giảm 95% tỷ lệ chết vì bệnh lao trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2035. Để đạt được mục tiêu trung hạn của chiến lược vào năm 2020, tốc độ giảm bệnh lao ở khu vực Tây Thái Bình Dương phải được đẩy nhanh lên khoảng từ 4–5% một năm so với mức 2% hiện nay. Tại Việt Nam, Quyết định 374/QĐ-TTg ngày 17/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược Quốc gia phịng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 mục tiêu đến năm 2030 giảm số người chết do bệnh lao và giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20/100.000 dân. Hướng tới mục tiêu để người dân Việt Nam được sống trong môi trường khơng cịn bệnh lao [8].

Tại Việt Nam, việc phát hiện, quản lý, điều trị cho người bệnh lao như hiện nay thì bệnh lao mới chỉ giảm 3-4%/năm. Tại tỉnh Quảng Nam, bệnh nhân lao các thể thu nhận hàng năm từ 1500-1600 trường hợp nhưng tỷ lệ bệnh nhân lao giảm hàng năm là dưới 1%/năm, để đạt được mục tiêu vào năm 2030 và năm 2035 ở trên đòi hỏi giảm 13-14%/năm. Theo kết quả điều tra dịch tễ lao năm 2017-2018 cho biết dịch tễ lao toàn quốc là 289/100.000 dân, giới tính nam mắc cao hơn giới tính nữ 4,2 lần. Vì vậy, chúng tơi tiến hành

<b>nghiên cứu đề tài “Ước tính dịch tễ bệnh lao tại huyện Thăng Bình và Phú</b>

<b>Ninh thơng qua một số can thiệp chủ động tại cộng đồng” để tiến tới ước</b>

tính chính xác dịch tễ lao tại tỉnh Quảng Nam ở những người có nguy cơ cao

<b>mắc bệnh lao; với 02 mục tiêu:</b>

1. Mô tả hoạt động can thiệp chủ động tại cộng đồng để tăng cường phát hiện bệnh lao tại huyện Thăng Bình và Phú Ninh.

2. Ước tính dịch tễ bệnh lao tại huyện Thăng Bình và Phú Ninh thông qua một số can thiệp chủ động tại cộng đồng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Chương 1</b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Khái quát về bệnh lao</b>

<b>1.1.1. Lịch sử bệnh lao</b>

Thời kỳ Hypocrate, từ thế kỷ thứ V trước công nguyên (600 – 372 TrCN) người ta đã đề cập đến bệnh lao. Tuy nhiên, hiểu biết về bệnh lúc đó còn chưa rõ ràng, chưa khẳng định được là bệnh lây truyền hay bệnh di truyền. Lúc bấy giờ bệnh lao được gọi với nhiều tên gọi khác nhau vì chưa hiểu rõ bản chất của bệnh và được coi là “kẻ giết người”, tử thần, … vì mắc bệnh coi như là chết (cứ 7 người chết trong đó có 1 người chết do lao). Năm 1839 Johann Lukas Schönlein đã gọi lao là “tuberculosis” -  là tên gọi theo tiếng anh được dùng tới  hiện nay. 

Năm 1882 (ngày 24/3) Robert Koch (người Đức) bằng một phương pháp nhuộm đặc biệt (nhuộm Ziehl Neelsen) đã tìm được một loại trực khuẩn và gọi là trực khuẩn lao, viết tắt là BK (Bacillus de Koch), thuộc nhóm trực khuẩn kháng cồn kháng toan, là nguyên nhân gây bệnh lao. 

Năm 1895, Wilhelm Konrad von Rontgen đã chứng minh rằng tổn thương lao tiến triển có thể phát hiện được bằng chụp Xquang.

  Những năm cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 là thời kì "hồng kim" về những tiến bộ trong nghiên cứu nhằm chinh phục bệnh lao. Chất chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn lao (Tuberculin) được R. Kock đặt tên từ năm 1890, đến năm 1907 test trong da với tuberculin được Clemens von Pirquet phát triển và lấy tên gọi của bác sỹ Mantoux để đặt tên cho kỹ thuật này. Phản ứng Mantoux được áp dụng để chẩn đoán lao tiềm tàng khơng có triệu chứng bắt đầu từ năm 1910.

  Năm 1907 Calmette và Guerin đã tạo ra được một chủng vi khuẩn lao giảm độc lực, gọi là BCG (Bacilli de Calmette- Guerin). BCG được áp dụng để gây miễn dịch cho người lần đầu tiên vào năm 1921 tại Pháp, mục đích là đề phịng bệnh lao. 

Tuy nhiên, điều trị bệnh lao thì cả là một cuộc thập tự chinh. Cả một thời gian dài, các nhà bác học tìm tịi phương pháp điều trị như tiêm Tuberculin cho bệnh nhân (R. Kock), gây xẹp phổi bằng tràn khí màng phổi chủ động cũng không mang lại kết quả. 

  Năm 1943: Selman Waksman phát minh Streptomycin (giải thưởng Nobel năm 1952). Sau đó lần lượt các thuốc khác ra đời: 1949 PAS; 1952 -Isoniazid; 1954 - Pyrazinamide; 1955 - Cycloserine; 1962 - Ethambutol và 1963 - Rifampicin.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

  Giáo sư John Crofton là người đi đầu trên thế giới xây dựng nền tảng nghiên cứu lâm sàng bệnh lao và hóa trị liệu bệnh lao. Ơng đã kết luận “sự phối hợp SM, PAS và INH có thể chữa khỏi hồn tồn bệnh lao”.

  Về nghiên cứu dịch tễ và mơ hình quản lý bệnh lao hiệu quả phải kể đến sự đóng góp của Giáo sư Karel Styblo, người đã sang thăm Việt Nam và hướng dẫn triển khai thí điểm chiến lược điều trị có kiểm sốt (Directly Observed Treatment DOT) từ những năm cuối thập kỷ 80. Người được coi như cha đẻ của chiến lược DOTS được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo áp dụng trên toàn cầu từ đầu thập kỷ 90. Chiến lược DOTS đang được áp dụng một cách hiệu quả cho đến ngày nay [3] [4].

<b>1.1.2. Vi khuẩn lao</b>

Tác nhân gây bệnh lao, Mycobacterium tuberculosis (MTB), là vi khuẩn hiếu khí. Vi khuẩn này phân chia mỗi 16 đến 20 giờ, rất chậm so với thời gian phân chia tính bằng phút của các vi khuẩn khác (trong số các vi khuẩn phân chia nhanh nhất là một chủng E. coli, có thể phân chia mỗi 20 phút). MTB khơng được phân loại Gram dương hay Gram âm vì chúng khơng có đặc tính hố học này, mặc dù thành tế bào có chứa peptidoglycan. Trên mẫu nhuộm Gram, nó nhuộm Gram dương rất yếu hoặc là khơng biểu hiện gì cả. Trực khuẩn lao có hình dạng giống que nhỏ, có thể chịu đựng được chất sát khuẩn yếu và sống sót trong trạng thái khơ trong nhiều tuần nhưng, trong điều kiện tự nhiên, chỉ có thể phát triển trong sinh vật ký chủ (cấy M. tuberculosis in vitro cần thời gian dài để lấy có kết quả, nhưng ngày nay là cơng việc bình thường ở phòng xét nghiệm).

Trực khuẩn lao được xác định dưới kính hiển vi bằng đặc tính nhuộm của nó: nó vẫn giữ màu nhuộm sau khi bị xử lý với dung dịch acid, vì vậy nó được phân loại là "trực khuẩn kháng acid" (acid-fast bacillus, viết tắt là AFB). Với kỹ thuật nhuộm thông thường nhất là nhuộm Ziehl-Neelsen, AFB có màu đỏ tươi nổi bật trên nền xanh. Trực khuẩn kháng acid cũng có thể được xem bằng kính hiển vi huỳnh quang và phép nhuộm auramine-rhodamine.

Phức hợp M. tuberculosis gồm 3 lồi mycobacterium khác có khả năng gây lao: M. bovis, M. africanum và M. microti. Hai loài đầu rất hiếm gây bệnh và loài thứ 3 không gây bệnh ở người [3] [4].

<b>1.1.3. Lây truyền</b>

Lao lan truyền qua các giọt nước trong khơng khí từ chất tiết khi ho, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ của người nhiễm vi khuẩn hoạt động. Tiếp xúc gần gũi (kéo dài, thường xuyên, thân mật) là nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất (khoảng 22%, nhưng có thể đến 100%). Người mắc lao hoạt động không điều trị có thể lây sang 20 người khác mỗi năm. Các nguy cơ khác bao gồm ra đời ở vùng lao phổ biến, bệnh nhân rối loạn miễn dịch (như HIV/AIDS), cư dân hoặc làm việc ở nơi đông người nguy cơ cao, nhân viên

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

chăm sóc sức khoẻ phục vụ đối tượng có nguy cơ cao, nơi thu nhập kém, thiếu vắng dịch vụ y tế, dân thiểu số nguy cơ cao, trẻ em phơi nhiễm với người lớn thuộc nhóm nguy cơ cao, người tiêm chích ma tuý.

Lây truyền chỉ xảy ra ở người mắc bệnh lao hoạt động (không phải lao tiềm ẩn).

Khả năng lây truyền phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn của người mắc lao (số lượng tống xuất), môi trường phơi nhiễm, thời gian phơi nhiễm và độc lực của vi khuẩn.

Chuỗi lây truyền có thể được chấm dứt bằng cách cách ly người bệnh ở giai đoạn bệnh hoạt động và áp dụng biện pháp điều trị kháng lao hữu hiệu.

<b>1.1.4. Bệnh sinh</b>

Mặc dù chỉ 10% ca nhiễm vi khuẩn lao tiến triển đến bệnh lao, nhưng tỉ lệ tử vong là 51% nếu không điều trị.

Nhiễm lao bắt đầu khi trực khuẩn lao vào đến phế nang, xâm nhiễm vào đại thực bào phế nang và sinh sôi theo cấp số mũ. Vi khuẩn bị tế bào đuôi gai bắt giữ và mang đến hạch lympho vùng ở trung thất, sau đó theo dịng máu đến các mơ và cơ quan xa, nơi mà bệnh lao có khả năng phát triển: đỉnh phổi, hạch lympho ngoại biên, thận, não và xương.

Lao được phân loại là trình trạng viêm u hạt. Đại thực bào, lympho bào T, lympho bào B và nguyên bào sợi là các tế bào kết tập lại tạo u hạt, với các lympho bào vây quanh đại thực bào. Chức năng của u hạt không chỉ ngăn cản sự lan toả của mycobacteria, mà cịn tạo mơi trường tại chỗ cho các tế bào của hệ miễn dịch trao đổi thông tin. Bên trong u hạt, lympho bào T tiết cytokine, như interferon gamma, hoạt hoá đại thực bào và khiến chúng chống nhiễm khuẩn tốt hơn. Lympho T cũng giết trực tiếp các tế bào bị nhiễm.

Điều quan trọng là vi khuẩn không bị u hạt loại trừ hoàn toàn, mà trở nên bất hoạt, tạo dạng nhiễm khuẩn tiềm ẩn. Nhiễm khuẩn tiềm ẩn chỉ có thể được phát hiện với thử nghiệm da tuberculin - người nhiễm lao sẽ có đáp ứng quá mẫn muộn đối với dẫn xuất protein tinh khiết từ M. tuberculosis.

Một đặc điểm nữa của u hạt ở lao người là diễn tiến đến chết tế bào, còn gọi là hoại tử, ở trung tâm của củ lao. Nhìn bằng mắt thường, củ lao có dạng pho mát trắng mềm và được gọi là hoại tử bã đậu.

Nếu vi khuẩn lao xâm nhập vào dòng máu và lan toả khắp cơ thể, chúng tạo vô số ổ nhiễm, với biểu hiện là các củ lao màu trắng ở mô. Trường hợp này được gọi là lao kê và có tiên lượng nặng.

Ở nhiều bệnh nhân nhiễm khuẩn lúc tăng lúc giảm. Mô hoại tử xơ hoá, tạo sẹo và các khoang chứa chất hoại tử bã đậu. Trong giai đoạn bệnh hoạt động, một số khoang này thơng với phế quản và chất hoại tử có thể bị ho ra ngoài, chứa vi khuẩn sống và lây nhiễm sang người khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Điều trị với kháng sinh thích hợp có thể tiêu diệt được vi khuẩn và lành bệnh. Vùng bị ảnh hưởng được thay thế bằng mô sẹo [4] [5].

<b>1.1.5. Một số yếu tố thuận lợi dễ mắc bệnh lao </b>

<i><b>- Nguồn lây: những người tiếp xúc với nguồn lây nhất là nguồn lây</b></i>

chính dễ có nguy cơ bị bệnh. Trẻ em càng nhỏ tiếp xúc với nguồn lây càng dễ bị bệnh hơn. 

<i><b> - Trẻ em chưa tiêm phòng lao bằng vaccin BCG: Tuy còn có ý kiến</b></i>

khác nhau về khả năng bảo vệ của vaccin BCG, nhưng hầu như các cơng trình đều đánh giá là tiêm vaccin BCG giúp cho trẻ em tránh được các thể lao nặng như lao kê, lao màng não... Cần chú ý đến kỹ thuật tiêm và chất lượng của BCG mới đạt được hiệu quả mong muốn. 

<i><b> - Một số bệnh tạo điều kiện thuận lợi dễ mắc bệnh lao</b></i>

<i>Trẻ em: Suy dinh dưỡng, còi xương, giảm sức đề kháng của cơ thể (sau</i>

bệnh do virus) là điều kiện thuận lợi mắc bệnh lao. 

<i>Người lớn: Một số bệnh tạo điều kiện cho bệnh lao dễ phát sinh và phát</i>

triển là bệnh đái tháo đường, bệnh bụi phổi, bệnh loét dạ dày - tá tràng ... 

<i>Đại dịch HIV/AIDS là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh lao</i>

“quay trở lại”. HIV đã tấn công vào tế bào TCD<small>4</small>, là tế bào “Nhạc trưởng” chỉ huy đáp ứng miễn dịch của cơ thể chống lại vi khuẩn lao. 

<i>Phụ nữ ở thời kỳ thai nghén: Bệnh lao dễ phát sinh và phát triển trong 3</i>

tháng đầu của thời kỳ thai nghén và sau đẻ. Điều này được giải thích do thay đổi nội tiết của cơ thể mẹ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. 

<i><b>- Các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới bệnh lao </b></i>

Bệnh lao bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố xã hội. Các nước nghèo, mức sống thấp bệnh lao thường trầm trọng. Chỉ nhờ cuộc sống được nâng cao mà ở các nước phát triển nguy cơ nhiễm lao giảm mỗi năm 4 - 5% vào nửa sau của thế kỷ XX, trong khi các nước nghèo sự giảm tự nhiên này không xảy ra. Bệnh lao cũng đã tăng lên rõ rệt qua hai cuộc thế chiến ở thế kỷ XX, cả những nước thắng trận và bại trận. Ở nuớc ta cũng thấy rõ điều đó, trong thời gian chống Mỹ các tỉnh khu IV nơi cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ ác liệt nhất, bệnh lao tăng lên rõ rệt so với các tỉnh phía Bắc cùng thời gian đó. Cho tới gần đây (2005) nguy cơ nhiễm lao hàng năm ở miền Nam (trước đây chiến tranh kéo dài nhiều năm) là 2,2% cũng cao hơn các tỉnh phía Bắc (1,2%). Ngồi ra trình độ văn hố thấp, các phong tục tập quán lạc hậu, cũng ảnh hưởng đến việc khống chế, giải quyết bệnh lao ở một quốc gia. 

- Yếu tố cơ địa: Sự khác nhau về khả năng mắc bệnh lao giữa các dân tộc đã được y học nhận xét từ lâu. Sự khác nhau về kháng nguyên hoà hợp tổ chức HLA (Human Leucocyte Antigen), về di truyền haptoglobulin, về các gen cảm thụ giữa người bệnh và người không mắc bệnh đã được nêu lên. Tuy nhiên cần phải tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này [4] [5].

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>1.1.6. Đặc điểm miễn dịch, dị ứng trong bệnh lao </b>

Qua những thực nghiệm của mình Landsteiner – Chase và Lurie (1942) đã chứng minh các quần thể lympho T và đại thực bào có vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch của bệnh lao. Sau khi thôn thực vi khuẩn, đại thực bào phân huỷ vi khuẩn và trình diện kháng nguyên cho các tế bào lympho (chủ yếu là TCD<small>4</small>). Đây là các phản ứng xảy ra ở mức độ phân tử rất phức tạp có sự tham gia của phân tử MHC (Major Histocompability Complex) lớp I và II nằm trong gen. Các tế bào TCD<small>4</small> sau khi nhận được tín hiệu các kháng nguyên, chúng trở thành các tế bào hoạt hoá và tiết ra Interleukin II khởi động một loạt các phản ứng miễn dịch tiếp theo, giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn lao. Vì vai trị quan trọng của tế bào TCD<small>4</small> trong đáp ứng miễn dịch của bệnh lao, HIV cũng tấn công phá huỷ tế bào này, mà bệnh lao và HIV/AIDS thường đồng hành. 

<b>1.1.7. Vấn đề kiểm sốt bệnh lao</b>

 Kiểm sốt bệnh lao suy cho cùng đó là phát hiện bệnh lao, điều trị hiệu quả bệnh lao và dự phòng lây truyền vi khuẩn lao. Chỉ có phát hiện được nhiều nhất số người bệnh lao và điều trị khỏi cho họ thì nguồn lây sẽ giảm đi, dần dần bệnh lao sẽ được kiểm soát và thanh tốn. 

  Để có thể kiểm sốt bệnh lao, từ những năm 90, WHO đã đề ra chiến lược DOTS, đó là một Chương trình chống lao (CTCL) ở mỗi quốc gia, bao gồm sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, nhất là các nước có gánh nặng bệnh lao cao, phát hiện bằng phương pháp soi đờm trực tiếp, điều trị bằng phác đồ ngắn hạn thống nhất với sự cung ứng thuốc có chất lượng, đi cùng với hệ thống theo dõi, ghi chép, báo cáo và đánh giá hiệu quả.

  Tuy nhiên đến năm 2006, chúng ta đã nhận thấy tốc độ phát hiện và kết quả điều trị còn rất nhiều hạn chế so với mục tiêu thiên niên kỷ (MDG), hơn nữa vói thách thức mới đó là lao/HIV và lao đa kháng, lao siêu kháng. DOTS - mặc dù là một chiến lược hiệu quả nhưng chưa đủ mạnh. Do vậy, ngoài việc tiếp tục thực hiện chiến lược DOTS chất lượng cao thì CTCL cần thực hiện thêm 5 giải pháp nữa đó là: (1) Giải pháp cho lao/HIV, lao đa kháng; (2) Góp phần củng cố mạng lưới y tế chung, nhất là y tế cơ sở thông qua triển khai thực hành xử trí tốt các bệnh hơ hấp ngay từ tuyến cơ sở (Practical Approach to Lung health - PAL); (3) Thu hút tất cả mọi cơ sở y tế cả công và tư vào phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh lao theo chuẩn quốc tế; (4) Tăng cường vận động chính sách, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng và vận động sự tham gia của tồn xã hội cho cơng tác chống lao; và (5) thúc đẩy tiến trình các nghiên cứu vắc xin mới, kỹ thuật chẩn đoán mới, thuốc mới và phương pháp tiếp cận mới để tác động của CTCL đủ mạnh, kiểm soát hiệu quả bệnh lao.   Để thực hiện mục tiêu thiên niên kỉ, định hướng mới được WHO và Liên minh phịng chống lao tồn cầu (STP) đặt ra quyết liệt hơn, đó là giai

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

đoạn chuyển từ “ngăn chặn” sang “thanh toán bệnh lao”. Mục tiêu của kế hoạch toàn cầu là “những đứa trẻ sinh ra trong thế kỷ 21 sẽ chứng kiến một thế giới khơng cịn bệnh lao”. 

  Vậy điều đó có khả thi hay chỉ là khẩu hiệu? Câu trả lời còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên đó là một định hướng đúng dựa trên cơ sở khoa học và các bằng chứng.   

 Chúng ta có thể dự báo rằng bệnh lao có thể được thanh toán sớm hơn ở Việt Nam so với nhiều nước trên thế giới, nếu chúng ta đáp ứng được những yêu cầu cần thiết [3] [4] [5].

<b>1.1.8. Yêu cầu mới về kiểm soát bệnh lao ở Việt nam</b>

Định hướng của chúng ta là giảm nhanh số mắc và số chết do lao vào năm 2020, tiến tới thanh toán bệnh lao sớm hơn năm 2030. Khống chế tỷ lệ lao đa kháng dưới 3% trong số bệnh nhân mới bằng cách:

<b>- Phát hiện sớm và nhiều nhất tất cả các thể bệnh lao: Lao phổi AFB(+),</b>

AFB(-), lao ngoài phổi, lao trẻ em, lao/HIV và lao đa kháng hay siêu kháng.

<b>- Đồng thời duy trì tỷ lệ điều trị khỏi cao cho các bệnh nhân được phát</b>

Muốn như vậy, ta cần thực hiện thật tốt chiến lược DOTS, phối hợp kiểm sốt lao/HIV, giải quyết quản lý và dự phịng bệnh lao đa kháng và siêu kháng, củng cố hệ thống y tế nhất là y tế cơ sở, huy động sự tham gia của tất cả các cơ sở y tế ngồi CTCL, kể cả hệ thống cơng và tư nhân, vận động chính sách tăng cường sự chỉ đạo và hỗ trợ của các cấp chính quyền, tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho nhân dân và huy động nhiều nhất sự tham gia của các tổ chức xã hội cũng như đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu mới một cách có hiệu quả kinh tế nhất vào Việt Nam.  

 Rất nhiều khó khăn thách thức nhưng đồng thời cũng rất nhiều cơ hội. Hàng đầu phải kể đến tính ưu việt của hệ thống y tế Việt Nam và sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, là tiền đề hết sức quan trọng cho áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào thực tiễn chống lao ở nước ta. Về mặt kỹ thuật và công nghệ, từ thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21 chúng ta đã có sự đổi mới mang tính đột phá trong cơng tác chống lao. 

Dự kiến trong một vài năm tới sẽ có vắc xin mới dự phịng bệnh lao có hiệu quả hơn nhiều so với BCG hiện nay; những thuốc mới có thể rút ngắn thời gian điều trị bệnh dự kiến phác đồ 4 tháng hoặc 2 tháng và đặc biệt, hiện nay đã xuất hiện những kỹ thuật chẩn đốn mang tính đột phá, đáp ứng được điểm yếu nhất hiện nay đó là phát hiện sớm bệnh lao - kỹ thuật Gene Xpert . Với kỹ thuật này, chỉ trong vòng 2 giờ - có thể cho ta biết trong mẫu đờm có vi khuẩn lao hay khơng, có nhiều hay ít và vi khuẩn có kháng Rifampicin hay khơng. Kỹ thuật chủ yếu được máy thực hiện tự động với sự tham gia tối thiểu bằng tay cuả kỹ thuật viên, có thể làm ngay ở tuyến quận huyện. Khác

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

với phương pháp nhuộm soi trực tiếp tìm AFB, kỹ thuật này vừa đơn giản hơn mà lại có độ nhậy cao hơn hẳn, tới trên 90% .

Việt Nam là một trong các nước có thể áp dụng kỹ thuật này với giá ưu đãi và bắt đầu năm 2011 sẽ đánh dấu mốc đầu tiên sử dụng kỹ thuật này để phát hiện bệnh lao, lao đa kháng, lao/HIV.

Ngoài ra một loạt các kỹ thuật mới khác cũng đang và sẽ áp dụng ở nước ta như CellScope, iLED, LPA, MGIT BACTEC,… sẽ mang lại hiệu quả cộng hưởng rất lớn cho CTCL của chúng ta. 

Với hiệu quả triển khai CTCLQG và cam kết cuả Chính phủ, chúng ta có được sự ủng hộ mạnh mẽ của các đối tác quốc tế hỗ trợ cả về tài chính và kỹ thuật là một cơ hội rất tốt cần được phát huy và khai thác triệt để trong thời gian tới.  

Mặt khác, với sự ra đời và phát triển “Tổ chức các đối tác phòng chống lao Việt Nam - VSTP”, sự chung tay góp sức cho sự nghiệp chống lao cuả các các tổ chức trong và ngoài nước sẽ ngày càng mang lại hiệu quả to lớn cho việc kiểm soát bệnh lao ở nước ta. 

  Thách thức lớn nhất đối với CTCL ở nước ta hiện này là dịch tễ bệnh lao, lao đa kháng, lao/HIV còn ở mức cao. Mặc dù kết quả điều trị là tương đối tốt, nhưng tỷ lệ phát hiện còn chưa đủ, do vậy tác động chưa đủ mạnh vào dịch tễ bệnh lao.

  Đặc biệt, sự thiếu hụt về nguồn lực là một thách thức lớn. Nhất là yêu cầu mới là tiếp cận phổ cập, nghĩa là tất cả mọi người dân đều cần được phát hiện và điều trị lao miễn phí. Người bệnh vừa có quyền đồng thời vừa có nghĩa vụ chữa khỏi bệnh lao. Kinh phí thiếu hụt cho kế hoạch đến năm 2015 là rất lớn, cần có sự đầu tư của Chính phủ và chính quyền các cấp một cách thỏa đáng [4] [5].  

<b>2.1. Dịch tễ học bệnh lao tại Việt Nam</b>

Việt Nam là một trong những nước được đánh giá có nhiều nỗ lực và hiệu quả hàng đầu về cơng tác phịng chống lao, nhưng hằng năm vẫn có tới 120.000 người nhiễm lao mới, 12.000 người chết vì bệnh lao (gấp 1,5 số người chết vì tai nạn giao thông). Tỷ lệ phát hiện lao trên thế giới là 61% còn ở Việt Nam là 81%. Do đó, Việt Nam cần phải có những hành động mạnh mẽ, hiệu quả hơn để tiến tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.

Theo kết quả điều tra dịch tễ lao năm 2017-2018 cho biết dịch tễ lao toàn quốc là 289/100.000 dân, giới tính nam mắc cao hơn giới tính nữ 4,2 lần.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Chương 2</b>

<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU</b>

<b>2.1.1. Đối tượng nghiên cứu</b>

- Những người sống trong cộng đồng 22 xã của huyện Thăng Bình và 11 xã của huyện Phú Ninh có nguy cơ mắc lao cao.

- Tập trung và các nhóm đối tượng sau: 01. Người có dấu hiệu nghi lao như: Ho trên 2 tuần hoặc ho ra máu, Sốt nhẹ về chiều, Sụt cân, Ra mồ hôi trộm; 02. Người già trên 65 tuổi hay bị bệnh hô hấp; 03. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường; 04. Bệnh nhân mắc bệnh HIV.

- Đồng ý tham gia nghiên cứu.

<b>2.1.2. Địa điểm, thời gian và nhân lực thu thập số liệu</b>

Địa điểm: Huyện Thăng Bình và huyện Phú Ninh.

Thời gian thu thập số liệu: Từ ngày 01/5/2020 – 15/10/2020. Nhân lực:

- Cán bộ phòng Chỉ đạo tuyến, Khoa Xét nghiệm, Khoa Chẩn đốn hình ảnh Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam.

- Cán bộ chuyên trách lao và bệnh phổi tuyến huyện. - Cán bộ chuyên trách lao và bệnh phổi tuyến xã/phường - Nhân viên y tế thôn bản.

<b>2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.2.1. Thiết kế nghiên cứu</b>

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

- Có can thiệp bằng các vận động những người có nguy cơ mắc lao đi khám sàng lọc tại Trạm Y tế nơi đối tượng đang sinh sống.

<b>2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫuCỡ mẫu</b>

Chúng tôi chọn mẫu là tất cả người có nguy cơ cao trong đối tượng nghiên cứu đã nêu trên.

<b>Cách chọn mẫu</b>

Chúng tôi chọn mẫu là: Chọn mẫu có chủ đích là những người:

- 01. Người có dấu hiệu nghi lao như: Ho trên 2 tuần hoặc ho ra máu, Sốt nhẹ về chiều, Sụt cân, Ra mồ hôi trộm;

- 02. Người già trên 65 tuổi hay bị bệnh hô hấp; - 03. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường; - 04. Bệnh nhân mắc bệnh HIV.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>2.2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu </b>

- Sử dụng sổ sách dựa trên hệ thống sổ sách của chương trình chống lao Quốc gia.

- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn.

<b>2.2.4. Các biến nghiên cứu</b>

Ước tính dịch tễ bệnh lao tại tỉnh Quảng Nam theo giới tính.  Ước tính dịch tễ bệnh lao tại tỉnh Quảng Nam theo nhóm tuổi.  Ước tính dịch tễ bệnh lao tại tỉnh Quảng Nam theo khu vực.

 Ước tính dịch tễ bệnh lao tại tỉnh Quảng Nam theo triệu chứng lâm sàng.

Ước tính dịch tễ bệnh lao tại tỉnh Quảng Nam theo tiền sử điều trị lao.

</div>

×