Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Lí luận văn học: Vận dụng lý thuyết chủ thể vào việc phân tích tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.85 KB, 3 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

Câu 1: Phân tích tác phẩm “Một đồng bạc” của Vũ Trọng Phụng ?

Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), quê Hưng Yên nhưng lớn lên và mất tại Hà Nội. Ông được biết đến khơng những là một nhà văn, mà ơng cịn là một nhà báo nổi tiếng của Việt Nam ở đầu thế kỷ XX. Những tác phẩm văn học của ơng đã góp phần cho văn học Việt Nam trước cách mạng tháng tám một diện mạo mới. Thể loại truyện ngắn chưa phải là lĩnh vực thành cơng nhất của ơng. Chính vì thế, những cơng trình nghiên cứu riêng về truyện ngắn Vũ Trọng Phụng khơng nhiều, tuy nhiên nó có nhiều khía cạnh để khám phá.

Ngịi bút Vũ Trọng Phụng đề cao tính hiện thực, văn chương của ông trở thành hiện tượng độc đáo, là một nhà văn được nhiều giới đánh giá, bình luận khác nhau, thậm chí cả trái chiều. Tác phẩm “Một đồng bạc” là một truyện ngắn hiện thực

<small>, </small>

một câu chuyện vô cùng đáng suy ngẫm về tình bạn và tiền bạc của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Gia đình nhân vật tơi và Ký Bích là ví dụ cụ thể của lối sống vật chất.

Câu chuyện được xây dựng dựa trên ký ức của nhân vật tôi. Vừa tự nhiên lại vừa sống động, người đọc có lẽ chẳng lạ với cái cảnh “của biếu là của lo, của cho là của nợ” nhưng Vũ Trọng Phụng đã đưa vấn đề này vào truyện hết sức thành công khi hiện thực cuộc sống, xã hội, con người được vạch ra, chỉ rõ không kiêng nể. Khi hai gia đình cịn êm đềm, của biếu của cho đã là gánh nặng nhưng họ vẫn vui vẻ và giả tạo. Rồi Vũ Trọng Phụng đã đặt vào một nút thắt sa cơ cho gia đình Ký Bích. Như một tấm kính mờ hơi nước được người ta lấy giẻ lau cho sạch, cho trong. Hành động của kẻ có tiền khác hẳn và làm cho cái kết truyện chìm trong hối hận… vì một đồng bạc.

Xưa có "có phước cùng hưởng, có họa cùng chia" nhưng trên thực tế không hẳn như vậy. Người với người, cùng hoạn nạn thì dễ nhưng cùng hưởng phước thì khó.

Đề cao vai trị năng động của chủ thể nhà văn trong sáng tác, L. Tônxtôi nhấn mạnh đến thái độ đạo đức độc đáo của tác giả như là yếu tố then chốt của chỉnh thể tác phẩm, quy định sự liên kết mọi yếu tố, chi tiết để tạo thành tác phẩm: “Chất xi măng kết dính tác phẩm nghệ thuật thành một khối và vì vậy mà sản sinh ra ảo giác về sự phản ánh đời sống... là sự thống nhất của một thái độ đạo đức độc đáo của tác giả đối với đối tượng” .

Câu 2:

Vấn đề “chủ thể”:

Hiện nay, có rất nhiều tranh luận về lý thuyết quan tâm đến vấn đề bản sắc và chức năng của chủ thể hay bản ngã. Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu những khái niệm ngắn gọn nhất về “bản sắc”, “bản ngã” và “cái tôi”. Bản sắc được định nghĩa như những cá

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

tính khác nhau của chủ thể, bản ngã và cái tôi đều là những thứ nội tại và độc nhất vơ nhị có trước hành động mà nó thực hiện và được bộc lộ bằng những từ ngữ và hành vi. Tuy nhiên bản ngã sẽ bị quyết định bởi nguồn gốc và các thuộc tính xã hội của nó, cịn cái tơi có thể có sẵn hay được tạo ra thể hiện sự tự nhận thức của con người về tư cách, hành động, nhân phẩm hay giá trị của mình, đặc biệt là để phân biệt mình với các chủ thể khác. Những vấn đề đó được đặt ra để giải quyết cho câu hỏi chủ thể là gì? Ý nghĩa của sự tồn tại chủ thể trong đời sống của chúng ta. Hai câu hỏi cơ bản nhấn mạnh tư duy hiện đại về chủ đề này. Thứ nhất, có phải cái tơi có sẵn hay cái gì đó được tạo ra? Thứ hai, nó nên được nhìn nhận về phương diện cá thể hay phương diện xã hội? Hai câu hỏi này tiếp tục sản sinh ra 4 chuỗi tư duy hiện đại căn bản. Chuỗi tư duy đầu tiên, kết hợp cái đã có và cái cá thể, ở quan niệm này cho rằng bản ngã và cái tơi là cái có trước làm nền tảng cho cái hoạt động sau.Ví dụ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi, khi Mị nhìn thấy giọt nước mắt và có được sự đồng cảm với số phận của A Phủ. Đây là nền tảng cho việc Mị cởi trói giải thốt cho cả A Phủ và Mị, bản ngã và cái tôi ở đây chính là sự đồng cảm của Mị, đây là nền tảng cho việc Mị nhìn nhận ra được số phận của mình và tiến tới hành động cởi trói để giải thốt cho mình và cả A Phủ.

Tư duy hiện đại thứ hai, kết hợp cái đã có và cái mang tính xã hội, nhấn mạnh rằng bản ngã bị quyết định bởi nguồn gốc và các thuộc tính xã hội của nó. Vậy thì việc kết hợp cái đã có và cái mang tính xã hội có nghĩa là bản thân mình chịu sự tác động của đời sống xã hội, bản thân có thể trưởng thành và chịu sự ảnh hưởng từ nơi mình ở hay chính là nguồn gốc, phong tục và hoàn cảnh bên ngoài. Như trong tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân, ông đã viết lên câu chuyện về số phận của người nơng nghèo trong nạn đói 1945, ơng đã nhìn và cảm nhận cuộc sống nghèo khó thiếu ăn thiếu mặc của người dân dưới tàn dư của chiến tranh. Chính cái hoàn cảnh như vậy Kim Lân đã bị tác động và khắc họa nên số phận bi thương ấy.

Lối tư duy hiện đại thứ 3, kết hợp cái cá thể và cái được tạo ra, nhấn mạnh bản chất thay đổi của một bản ngã, nó trở thành nó qua những hành động theo mơ tả. Cá thể và cái được tạo ra sẽ làm thay đổi bản ngã qua các hành động cụ thể.Ví dụ như trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao, Chí Phèo là một cá thể, bản ngã đầu tiên của Chí Phèo đó là một con người lương thiện, cái được tạo ra từ Chí Phèo là âm mưu của Bá Kiến và hành động làm thay đổi bản ngã chính là việc Bá Kiến tống Chí Phèo vào tù, cho tiền Chí mua rượu, dùng Chí để trị những người như Chí. Cuối cùng là sự thay đổi bản ngã của Chí Phèo là khi Chí khơng cịn bản tính lương thiện nữa mà đã bị tha hóa trở nên ác độc, trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Tiếp theo, cái cuối cùng là kết hợp tính xã hội và cái được tạo ra, nhấn mạnh là tơi trở thành tơi qua các vị trí chủ thể khác nhau mà tôi chiếm giữ. Dù trải qua bất kì vị trí nào trong xã hội thì chủ thể vẫn luôn giữ được bản chất của họ và chủ động trong hành động và suy nghĩ. Ví dụ như trong tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, ở trong một thân thể phàm tục như hàng thịt thì Trương Ba vẫn giữ được nhân cách tốt đẹp của mình. Trương Ba vẫn mang một nhân cách và bản chất tốt đẹp dù ông đã chết và ở trong thân thể phàm tục của hàng thịt vẫn không đánh mất đi bản chất của mình. Vì

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

vậy, mới là nền tảng để ông quyết định thốt hồn ra khỏi xác để bảo tồn được bản chất lương thiện của mình.

Về quan điểm của các nhà phân tâm học, ngôn ngữ học và nhân học về việc nghiên cứu chủ thể thì họ đã cách ly trung tâm chủ thể trong mối quan hệ với những quy luật khát vọng, những hình thức ngơn ngữ, các quy luật hành động hay sự vận hành diễn ngơn tưởng tượng và hoang đường của nó. Khái niệm cách ly trung tâm chủ thể là khi khả năng tư duy và hành động quyết định bởi một chuỗi các hệ thống và chủ thể không điều khiển hay thậm chí khơng hiểu thì chủ thể bị cách ly trung tâm. Tức là nó khơng phải nguồn gốc hay trung tâm mà mọi người có thể quy chiếu đến để giải thích sự kiện. Ví dụ trong tác phẩm Lão Hạc, khi mà nghe Lão Hạc xin Binh Tư – một kẻ trộm chó trong làng một ít bả chó, mọi người đều nghĩ rằng ơng có ý định đi trộm chó như Binh Tư. Nhưng khơng biết được ý nghĩa thực sự của việc đó chính là ơng muốn chết đi bằng cách đau đớn nhất để chuộc lại lỗi lầm khi mà ông đã bán đi Cậu Vàng người bạn thân thiết của mình, Như vậy, chính sự không hiểu hành động của Lão Hạc đã khiến ông bị cách ly trung tâm trong lối suy nghĩ của người khác.

Tổng kết lại thì tùy theo mỗi quan điểm thì chủ thể sẽ được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Như truyền thống kiểu mới chiếm ưu thế trong nghiên cứu văn học, xem tính cá thể của một cá thể như là thứ gì đó đã có những hạt nhân được bộc lộ qua ngơn từ hành vi, do đó có thể được dùng để giải thích hành động. Theo lối suy nghĩ của các nhà phân tâm học thì xem xét chủ thể không phải như một bản thể độc nhất vô nhị mà như một sản phẩm của cơ chế ngôn ngữ, giới tính, tâm lý giao thoa. Theo lý thuyết Marxist xem chủ thể là cái được quyết định bởi vị trí giai cấp: nó hoặc làm lợi từ sức lao động của người khác hoặc là lao động vì lợi nhuận của người khác. Nữ quyền luận nhấn mạnh ảnh hưởng của những vai trò về giới trong việc khiến cho chủ thể trở thành bản thân của nó như hiện tại. Đấu tranh vì nữ quyền, bình đẳng giới sẽ tạo ra những người phụ nữ mạnh mẽ và thành công như hiện tại. Về thuyết dị thường khẳng định chủ thể tình dục dị tính được thiết lập qua sự ức chế khả năng và tình dục đồng tính. Chung quy lại, chủ thể (subject) là một người hành động hay một chủ thể hành động, một chủ thể tự do làm điều gì đó. Nhưng chủ thể cũng là cái chịu phục tùng và bị chi phối. Về lý thuyết, có xu hướng lập luận rằng một chủ thể trước hết phải phục tùng những thiết chế khác nhau (thiết chế xã-hội-tâm-lí, thiết chế tình dục, thiết chế ngôn ngữ).

</div>

×