Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3 6 tuổi theo mô hình lớp mgg ở các trường mầm non huyện điện biên tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.33 MB, 150 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>

<b>VŨ THỊ THANH TÂM </b>

<b>GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ 3-6 TUỔI THEO MÔ HÌNH LỚP MẪU GIÁO GHÉP Ở CÁC </b>

<b>TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC </b>

<b>THÁI NGUYÊN - 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>

<b>VŨ THỊ THANH TÂM </b>

<b>GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ 3-6 TUỔI THEO MƠ HÌNH LỚP MẪU GIÁO GHÉP Ở CÁC </b>

<b>TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN </b>

<b>Ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non) Mã số: 8.14.01.01 </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC </b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ MINH HUẾ </b>

<b>THÁI NGUYÊN - 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi cam đoan đã thực hiện kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turniti một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 16%. Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm.

<i>Thái Nguyên, tháng 8 năm 2023 </i>

<b>Tác giả luận văn </b>

<b> </b>

<i><b>Vũ Thị Thanh Tâm </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc; tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Nhà trường.

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Trần Thị Minh Huế người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ quản lý, giáo viên Trường Mầm non Núa Ngam, Trường Mầm non Thanh Xương, Trường Mầm non Hồng Cơng Chất, Trường Mầm non Thanh Luông, Huyện Điện Biên và bạn bè, người thân đã tạo điều kiện cả về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.

Trong quá trình nghiên cứu luận văn, mặc dù bản thân đã cố gắng nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả kính mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của Thầy cơ và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

<i> Ngày 10 tháng 8 năm 2023 </i>

<i><b>Người thực hiện </b></i>

<b>Vũ Thị Thanh Tâm </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ... 2

4. Giả thuyết khoa học ... 2

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 2

6. Phạm vi nghiên cứu ... 2

7. Phương pháp nghiên cứu ... 3

8. Kết cấu luận văn ... 4

<b>Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ 3-6 TUỔI THEO MƠ HÌNH LỚP MẪU GIÁO GHÉP Ở TRƯỜNG MẦM NON ... 5 </b>

1.1. Tổng quan nghiên cứu ... 5

1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng tự phục vụ của trẻ 3-6 tuổi và giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi ... 5

1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ... 9

1.2. Khái niệm công cụ ... 12

1.2.1. Giáo dục ... 12

1.2.2. Kĩ năng ... 12

1.2.3. Kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo ... 13

1.2.4. Mơ hình lớp MGG ... 14

1.2.5. Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non ... 14

1.2.6. Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở trường mầm non ... 15

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

1.3. Lý luận về giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non ... 15

1.3.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ 3-6 tuổi, tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non ... 15

1.3.2. Mục tiêu, nội dung giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non ... 16

1.3.3. Phương pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non ... 19

1.3.4. Các con đường giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non .... 20

1.3.5. Đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi ... 24

1.4. Lý luận về giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở trường mầm non ... 25

1.4.1. Đặc điểm của mơ hình lớp MGG trong giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non ... 25

1.4.2. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp

<b>Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ 3-6 TUỔI THEO MƠ HÌNH LỚP MẪU GIÁO GHÉP Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN ... 34 </b>

2.1. Khái quát về khảo sát ... 34

2.1.1. Khái quát về công tác giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở các trường mầm non khảo sát... 34

2.1.2. Khách thể khảo sát ... 36

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

2.1.3. Mục đích khảo sát ... 36 2.1.4. Nội dung khảo sát ... 36 2.1.5. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu ... 36 2.2. Thực trạng nhận thức về giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo mô

hình lớp MGG ở các trường mầm non Huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ... 37 2.2.1. Thực trạng nhận thức của GV về các khái niệm... 37 2.2.2. Thực trạng nhận thức của GV về tầm quan trọng, vai trò của giáo dục kĩ

năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp MGG ... 39 2.2.3. Thực trạng nhận thức của GV về mục tiêu giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho

trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ... 42 2.2.4. Thực trạng nhận thức của GV về nội dung giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho

trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ... 44 2.3. Thực trạng tổ chức giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình

lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ... 45 2.3.1. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ

hình lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ... 45 2.3.2. Thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ

hình lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ... 46 2.3.3. Thực trạng áp dụng các con đường giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6

tuổi theo mơ hình lớp MGG ... 49 2.3.4. Thực trạng quán triệt các nguyên tắc trong giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho

trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ... 51 2.3.5. Thực trạng thực hiện quy trình giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo

mơ hình lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ... 52 2.3.6. Thực trạng kết quả giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình

lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ... 53 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi

theo mơ hình lớp MGG ở các trường MN huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ... 55 2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng ... 58

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

2.5.1. Mặt mạnh ... 58

2.5.2. Những tồn tại và hạn chế ... 59

2.5.3. Nguyên nhân ... 59

Kết luận chương 2 ... 61

<b>Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ 3-6 TUỔI THEO MƠ HÌNH LỚP MẪU GIÁO GHÉP Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN ... 62 </b>

3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp ... 62

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục... 62

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi ... 62

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ... 62

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính cá biệt ... 62

3.2. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ... 63

3.2.1. Biện pháp 1. Phát triển môi trường giáo dục KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở trường mầm non theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm ... 63

3.2.2. Biện pháp 2. Nâng cao việc vận dụng phương pháp, hình thức và con đường giáo dục KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở trường mầm non ... 67

3.2.3. Biện pháp 3. Phối hợp với cha mẹ trong GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở trường mầm non ... 75

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ... 78

3.4. Khảo nghiệm và thực nghiệm sư phạm ... 78

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

Bảng 1.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng tự phục vụ trong giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe ... 17 Bảng 1.2. Mục tiêu giáo dục kĩ năng tự phục vụ trong lĩnh vực giáo dục phát

triển tình cảm và kĩ năng xã hội [5] ... 17 Bảng 2.1. Nhận thức của GV về các khái niệm ... 38 Bảng 2.2. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của giáo dục KNTPV cho trẻ

3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở các trường MN huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ... 40 Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của GV về vai trò của giáo dục KNTPV đối

với sự phát triển của trẻ 3-6 tuổi ... 41 Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của GV về mục tiêu giáo dục kĩ năng tự phục

vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ... 43 Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức của GV về nội dung giáo dục kĩ năng tự phục

vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ... 44 Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi

theo mơ hình lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ... 46 Bảng 2.7. Thực trạng mức độ sử dụng phương pháp giáo dục KNTPV cho trẻ 3-6

tuổi theo mơ hình lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ... 47 Bảng 2.8. Thực trạng hiệu quả thực hiện phương pháp giáo dục KNTPV cho trẻ

3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ... 48 Bảng 2.9. Thực trạng các con đường giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6

tuổi theo mơ hình lớp MGG ... 49 Bảng 2.10. Thực trạng hiệu quả thực hiện các con đường giáo dục KNTPV cho

trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ... 50 Bảng 2.11. Thực trạng quán triệt các nguyên tắc trong giáo dục KNTPV cho trẻ

3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ... 51

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Bảng 2.12. Thực trạng hiệu quả thực hiện quy trình giáo dục KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên,

tỉnh Điện Biên ... 52

Bảng 2.13a. Thực trạng kết quả giáo dục KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (so sánh tương quan với mục tiêu GD KNTPV cho trẻ) ... 53

Bảng 2.13b. Thực trạng kết quả giáo dục KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (so sánh tương quan với nội dung KNTPV đạt được ở trẻ) ... 54

Bảng 2.14. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ... 55

Bảng 3.1. Đánh giá tính cần thiết ... 79

Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi ... 80

Bảng 3.3. So sánh tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ... 81

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát đầu vào tần suất thực hiện, chất lượng thực hiện và thời gian thực hiện KNTPV ở trẻ 3-6 tuổi lớp MGG ở các trường MN huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên của nhóm TN và ĐC ... 84

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát đầu ra tần suất thực hiện, chất lượng thực hiện và thời gian cần để thực hiện ADL các KNTPV ở trẻ nhóm TN và ĐC... 86

Bảng 3.6. Các tham số thống kê ... 88

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC HÌNH </b>

Hình 2.1. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của giáo dục KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở các trường MN huyện Điện Biên,

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

Kĩ năng tự phục vụ có vai trò quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mĩ. Thiếu KNTPV, trẻ khó hình thành thói quen sống độc lập, tự chủ dẫn đến khó khăn khi tham gia hoạt động tập thể, các quan hệ xã hội và phát triển cá nhân. Vì vậy, GD KNTPV là vơ cùng cần thiết đối với công tác giáo dục trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo nói riêng.

Mặt khác, trẻ có kĩ năng TPV sẽ thấy quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: Thể chất, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần, từ đó sẽ xây dựng những kỹ năng sống hịa nhập với mơi trường xung quanh.

Mơ hình lớp MGG là mơ hình GD trong đó, đối tượng gồm trẻ em từ 3 đến 6 tuổi cùng vui chơi, học tập, sinh hoạt trong một thời gian và không gian lớp học chung, cùng thực hiện những nhiệm vụ, ND GD chung, đồng thời, đáp ứng nhiệm vụ, mục tiêu GD cá nhân trẻ. Đối với GDMN vùng dân tộc thiểu số, mơ hình lớp MGG cịn có đặc trưng hầu hết trẻ em là người dân tộc thiểu số với những hạn chế về tiếng Việt, môi trường lớp học đa văn hố nên khi vận dụng mơ hình lớp MGG trong GD trẻ, ngoài sự linh hoạt, mềm dẻo trong lựa chọn PP và hình thức GD, GV cần lựa chọn và sử dụng các PP, hình thức GD và khai thác được các điều kiện để đáp ứng yêu cầu vừa phù hợp với trẻ nhiều độ tuổi, vừa phải khai thác và phát huy được ưu thế của mơ hình này trong GD phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ theo mục tiêu của GDMN, đặc biệt cần khai thác và phát huy được yếu tố "tương tác giữa trẻ ở các độ tuổi" để thực hiện các mục tiêu giáo dục phát triển trẻ. Giáo dục cho trẻ ở các độ tuổi tại lớp MGG có KNTPV vừa là thực hiện mục tiêu GDDD vừa góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN ở lớp MGG.

Tỉnh Điện Biên do đặc điểm địa hình, số lượng trẻ đến lớp với mỗi bản, xã, nguồn lực GV nên lớp MGG là bài toán hợp lý phù hợp với điều kiện của địa phương. Trẻ em tham gia các chương trình mầm non chất lượng có kết quả về sức khỏe, tình cảm xã hội và giáo dục tốt hơn so với những trẻ khơng tham gia. Những lợi ích này đặc biệt mạnh mẽ đối với trẻ em từ các gia đình khơng có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trẻ em tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hơn nữa xuất phát từ bản thân vừa là giảng viên vừa là người quản lý phát triển chương trình đào tạo GVMN phục vụ cho các cơ sở GDMN triển khai chương trình giáo dục theo mơ hình lớp ghép ở vùng dân tộc thiểu số. Tôi nhận thấy trách nhiệm của bản thân trong vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo GVMN cho vùng dân tộc thiểu số để đảm bảo chất lượng GD trẻ em vùng dân tộc

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

thiểu số bắt đầu từ thực tiễn vị trí vai trị của GD KNTPV cho trẻ để trẻ có thể sống cuộc sống độc lập, tự chủ ở lứa tuổi mẫu giáo và chuẩn bị cho việc tham gia, thích ứng với mơi trường giáo dục ở trường Tiểu học và các nhiệm vụ của người học sinh lớp Một.

Nhận thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của những vấn đề đã nêu trên, nên tôi

<i>chọn thực hiện đề tài “Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”. </i>

<b>2. Mục đích nghiên cứu </b>

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở các trường MN huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, đề tài đề xuất một số biện pháp GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG nhằm góp phần phát triển kĩ năng tự phục vụ cho trẻ và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các

<i>trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. </i>

<b>3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Khách thể nghiên cứu </b></i>

<i>Quá trình GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở trường mầm non. </i>

<i><b>3.2. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Biện pháp GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở các trường

<i>mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. </i>

<b>4. Giả thuyết khoa học </b>

Nếu nghiên cứu đề xuất được các biện pháp GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn để áp dụng trong cơng tác GD trẻ tại cơ sở GDMN thì sẽ đảm bảo thực hiện được mục tiêu GD KNTPV cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả GD phát triển toàn diện trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Điện Biên,

<i>tỉnh Điện Biên. </i>

<b>5. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

<i><b>5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về GD KNTPPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp </b></i>

<i>MGG cho trẻ ở trường mầm non. </i>

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng GD KNTPVcho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp

<i>MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. </i>

5.3. Đề xuất một số biện pháp GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp

<i>MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. </i>

<b>6. Phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>6.1. Nội dung </b></i>

Nghiên cứu về GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Nghiên cứu về GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận kĩ năng sống, gắn với yếu tố bối cảnh văn hoá, trong mối quan hệ với thực hiện Chương trình GDMN tuổi mẫu giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

<i><b>6.2. Khách thể điều tra </b></i>

Đề tài khảo sát trên 60 trẻ 3-6 tuổi và 82 GV dạy lớp MGG 3-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

<i><b>6.3. Về địa bàn nghiên cứu </b></i>

- Đề tài được nghiên cứu ở 4 trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên: + Khu Tây: Trường Mầm non Núa Ngam, Huyện Điện Biên

+ Khu Trung tâm: Trường Thanh Xương, Huyện Điện Biên

+ Khu Nam: Trường Mầm non Hồng Cơng Chất, Huyện Điện Biên + Khu Bắc: Trường Mầm non Thanh Luông, Huyện Điện Biên

- Đề tài thực nghiệm trên 60 trẻ (2 lớp: 1 lớp thực nghiệm, 1 lớp đối chứng) MGG 3-6 tuổi tại trường Mầm non Thanh Luông, Huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

<b>7. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i>7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng phương pháp phân tích và </i>

tổng hợp tài liệu để phân tích tài liệu, nghiên cứu lịch sử vấn đề, xác định khái niệm công cụ, xây dựng cơ sở lý luận về GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG

<i>ở trường MN. </i>

<i>7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn </i>

<i><b> 7.2.1. Phương pháp quan sát: để thu thập thông tin biểu hiện KNTPV của trẻ </b></i>

3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG, quan sát q trình GV GD KNTPV cho trẻ qua mơ hình lớp MGG.

<i><b> 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng ankét: sử dụng kĩ thuật bảng hỏi với các </b></i>

GVMN nhằm đánh giá thực trạng GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG tại các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

<i> 7.2.3. Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến chuyên gia về các nội dung nghiên </i>

cứu, đánh giá thực trạng nghiên cứu, đánh giá về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi qua mơ hình MGG đề xuất tại các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

<i> 7.2.4. Phương pháp khảo nghiệm và thực nghiệm: tìm hiểu thực tế ở các trường </i>

mầm non để tổng kết kinh nghiệm GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG tại các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

<i>7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: nghiên cứu kế hoạch tổ </i>

chức HĐ GD của GVMN, nghiên cứu sản phẩm HĐ của trẻ 3 - 6 tuổi qua mơ hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

MGG tại các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên trên cơ sở đó đánh giá tính hiệu quả của những biện pháp GVMN thường sử dụng để GD KNTPV cho trẻ MGG tại các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

<i><b>7.3. Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng các phương pháp thống kê tốn học </b></i>

phân tích số liệu làm cơ sở đánh giá các kết quả nghiên cứu thực trạng, khảo nghiệm và thực ngiệm các biện pháp GD KNTPV tại các trường mầm non huyện Điện Biên,

<b>tỉnh Điện Biên. </b>

<b>8. Kết cấu luận văn </b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở trường mầm non.

Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Chương 3: Biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình

<b>lớp MGG ở các trường mầm non huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>Chương 1 </b>

<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ 3-6 TUỔI THEO MƠ HÌNH LỚP MẪU GIÁO GHÉP Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan nghiên cứu </b>

<i><b>1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng tự phục vụ của trẻ 3-6 tuổi và giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi </b></i>

Xuất phát từ vai trò, sự cần thiết của GD KN cho trẻ 3-6 tuổi mà vấn đề KNTPV của trẻ 3-6 tuổi và GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi đã thu hút sự quan tâm của nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước. Theo Koksalan, [37] “KNTPV là một trong những kĩ năng sống độc lập. Nền tảng của kĩ năng này được hình thành từ giai đoạn lứa tuổi MN và người học cần được hình thành ngay từ khi cịn nhỏ”.

Tác giả Stephens xác định “KNTPV của trẻ 3-6 tuổi gắn liền với các HĐ hàng ngày với 17 kĩ năng cụ thể gồm: (1) Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi ngoài trời; (2) Sử dụng nhà VS theo các bước gồm xả và lau; (3) Che miệng khi ho, hắt hơi, dùng khăn giấy; (4) Sử dụng các vật dụng như bàn chải đánh răng và lược, giúp tự tắm; (5) Ăn uống độc lập, sử dụng dụng cụ và cốc theo khả năng; (6) Dọn dẹp các vết đổ và đống lộn xộn của chính mình bằng khăn giấy, miếng bọt biển hoặc chổi quét thiết kế cho trẻ em; (7) Tự bỏ rác vào thùng rác; (8) Dọn giường; (9) Chọn quần áo từ hai lựa chọn; tự mặc quần áo, ít nhất là một phần; (10) Cho quần áo bẩn vào giỏ giặt, quần áo sạch cho vào ngăn kéo hoặc móc thấp; (11) Lấy đồ chơi và sách cá nhân từ các kệ có chiều cao bằng chiều cao của trẻ; (12) Chơi với đồ chơi, chẳng hạn như xếp hình và xếp hình và cất đi sau khi chơi; (13) Theo dõi chăn hoặc thú nhồi bơng u thích; (14) Giúp sửa chữa đồ chơi đơn giản, chẳng hạn như dán các trang sách bị rách; (15) Hợp tác ngồi vào ghế hoặc đeo dây đai an toàn; (16) Hợp tác với chăm sóc y tế, như đo nhiệt độ; (17) Giúp cất đồ vào ngăn giữ trẻ”. “Các KNTPV này giúp trẻ tự thực hiện các HĐ trong cuộc sống hàng ngày liên quan tới cá nhân, giữ gìn sức khoẻ và duy trì sự ngăn nắp trong gia đình. Stephens cũng khẳng định, trẻ khơng tự hình thành những KNTPV, trẻ chỉ biết và hình thành khi quan sát người lớn thực hiện và được tập luyện hằng ngày”. [33]

Trong bài viết “Ý kiến của trẻ MN về bản thân”, nhóm tác giả gồm Bahadir Koksalan, E. Hilal Yayan, Aysegul Ulutas, Oguz Emre sử dụng khái niệm “Kĩ năng tự chăm sóc bản thân” thay cho khái niệm KVTPV và nhấn mạnh: “Kĩ năng tự chăm sóc bản thân là một trong những kĩ năng sống độc lập, nền tảng của kĩ năng này được hình thành từ giai đoạn MN và trẻ cần có được ngay từ khi cịn nhỏ”.

Theo Саидкуловна, các KNTPV cho trẻ MG (5-7 tuổi) gồm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

(1) “Kĩ năng ăn uống: Khả năng sử dụng dao nĩa đúng cách, ăn đúng bàn, im lặng, giữ tư thế ăn, không nằm trên bàn, dọn dẹp bát đĩa sau khi ăn; kĩ năng ban đầu là ứng xử trên bàn ăn” [30];

(2) “Kĩ năng cởi và mặc quần áo: cởi và đi giày, buộc và tháo dây giày, cẩn thận thắt dây kéo, mặc và cởi quần áo (quần bó, quần đùi, quần tây, áo khốc, váy, mũ, găng tay)” [30];

(3) “Kĩ năng vệ sinh thân thể: rửa tay mặt, lau khô bằng khăn, sử dụng xà phòng, bàn chải đánh răng, chải đầu trước gương đúng cách, chăm sóc móng tay của trẻ với sự trợ giúp của bàn chải, sử dụng khăn tay” [30];

(4) “Kĩ năng giữ gìn VS và duy trì sự ngăn nắp trong gia đình: sử dụng nhà VS đúng cách, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp (gấp quần áo, treo móc áo), giữ đồ vật theo đúng vị trí sắp xếp trong tủ/kệ, giữ giày sạch sẽ, giữ đồ chơi và sách ngăn nắp”.[30]

Tác giả Jane Ciumwari Gatumu và Wilfred Njeru Kathuri trong bài báo “An Exploration of Life Skills Programme on Pre-School Children in Embu West, Kenya” đã nhấn mạnh: “Tự ăn là một NL định hướng độc lập và có trách nhiệm vì nó địi hỏi trẻ phải tự chủ trong tình huống ăn của mình, thể hiện sự trưởng thành, tự chủ và khả năng cân bằng thể chất. Trẻ em tự mặc quần áo là một NL khác đòi hỏi sự phối hợp của các kĩ năng vận động và đây là một NL quan trọng vì nó tiết kiệm thời gian của trẻ vào buổi sáng. Nghiên cứu cũng cho thấy trẻ có KNTPV tốt gắn với tự giữ cho cơ thể mình sạch sẽ và thậm chí muốn GV lưu ý rằng họ ăn mặc gọn gàng (Zigler & Stevenson 1993). Nhiều trẻ trong số những trẻ đã thành thạo kĩ năng này có niềm đam mê khi làm việc đó. Kĩ năng vệ sinh cá nhân là một NL khác được trích dẫn rộng rãi, trẻ MN dễ bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn, nhờ có kĩ năng tự vệ sinh cá nhân tốt mà có thể kiểm sốt được những việc mình làm. Đó là NL giúp trẻ quản lý và kiểm sốt mơi trường của mình vì lý do sức khỏe (Meggitt & Walker 2004).

Về GD kĩ năng cho trẻ, tác giả Dương Thị Kim Oanh, Phạm Thị Mỹ Nữ với cơng trình nghiên cứu “Phân tích tài liệu về GD KNTPV cho trẻ 5-6 tuổi và định hướng nghiên cứu” cho rằng “Thời điểm trẻ 5-6 tuổi là một bước ngoặt quan trọng để trẻ chuẩn bị vào lớp một. KNTPV giúp trẻ làm quen với những SHHN, biết cách xử lý vấn đề, trở nên tự tin và dễ dàng hoà đồng với bạn bè, xây dựng MQH tốt đẹp với những người xung quanh, vững vàng hơn trong cuộc sống”.[17]

Sattarova Dilfuza Aliqulovna với nghiên cứu “Hình thành KNTPV cho trẻ MN” cho rằng: “Việc sử dụng các phương tiện trực quan, tranh ảnh, phương tiện kỹ thuật DH (máy ghi âm, máy tính xách tay) có thể giúp hình thành các KNTPV tốt hơn ở trẻ em 3-6 tuổi. Quá trình GD được tổ chức bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến giúp

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

cải thiện kĩ năng TPV và khả năng thực hiện sáng tạo, độc lập các kĩ năng này ở trẻ em”.[34]

Nhóm tác giả gồm Emel Sezici và Deniz Done Akkaya đã nghiên cứu “ảnh hưởng của kĩ năng vận động đến kĩ năng tự chăm sóc của trẻ MG, nghiên cứu thực hiện với 126 trẻ 5-6 tuổi. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng Biểu mẫu dành cho GV theo thang điểm kĩ năng tự chăm sóc dành cho trẻ MG (36–72 tháng). Nghiên cứu cho thấy rằng các KN vận động và tự chăm sóc của trẻ MG bị ảnh hưởng bởi thời gian và những tác động GD ở trường MG. Ngồi ra, có một MQH tích cực có ý nghĩa giữa các KN vận động và KN tự chăm sóc của trẻ em (với p < 0,05) khi các KN vận động tăng thì KN tự chăm sóc của trẻ cũng tăng”. [38]

Cũng NC về vấn đề này, tác giả Van der Linde “không chỉ xác định các dạng KNTPV mà cịn xây dựng cơng cụ đo lường KNTPV trẻ rối loạn phát triển từ 5 - 8 tuổi, tác giả xây dựng bộ câu hỏi đo lường DCDDaily-Q (Developmental Coordination Disorder Daily – Question) giúp các bậc cha mẹ thực hiện đo lường và đánh giá trẻ trên ba lĩnh vực là tự chăm sóc bản thân, vận động tinh và vận động thô gắn kết với 23 HĐ thông qua quan sát hàng ngày. Bộ cơng cụ đo lường các khía cạnh gồm (1) Tần suất thực hiện các HĐ sống hàng ngày (ADL - Activities of Daily Living); (2) Chất lượng thực hiện và (3) Thời gian cần để hình thành được kĩ năng” [39].

Barrios-Fernandez đã PT công cụ đo lường KN thực hiện các HĐ cơ bản hàng ngày trẻ từ 3-6 tuổi tại các trường MN ở Tây Ban Nha: “Công cụ đo lường gồm 84 chỉ báo thuộc 4 lĩnh vực HĐ (ăn uống, vệ sinh cá nhân, mặc quần áo và HĐ hàng ngày) và các yếu tố (hành vi ứng xử tốt, khéo léo chân tay, ...)” [29] .

Tài liệu hướng dẫn học tập và PT sớm của Tổ chức Bắc Carolina [32] xác định KNTPV cho trẻ MG tuổi gồm:

(1) “Sử dụng thiết bị cảm ứng, yêu cầu trợ giúp về định vị và di chuyển, và/hoặc làm theo được các quy trình chăm sóc y tế khi cần thiết”;

(2) “Thường xuyên tự mặc quần áo mà không cần sự giúp đỡ”;

(3) “Tuân theo các thực hành VS cơ bản có nhắc nhở (đánh răng, rửa tay, đi VS, ho có che bằng khuỷu tay)”;

(4) “TPV thức ăn cho mình”;

(5) “Giúp chăm sóc mơi trường học tập trong nhà và ngoài trời thường xuyên (tái chế, chăm sóc vườn tược)”;

(6) “Kể tên những người chăm sóc trẻ”.

Các KNTPV được nêu trong tài liệu này không chỉ hướng tới sự TPV cá nhân mà còn xây đắp MQH với người khác và mơi trường trung quanh ngồi GĐ cũng như

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

hình thành KN tự thao tác an toàn và đúng cách với các thiết bị - sản phẩm gắn liền với nhiều HĐ học tập, vui chơi và giải trí của trẻ trong thế giới kết nối của thế kỷ 21.

Hiện nay, xu hướng GDMN trên thế giới đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản rất quan tâm đến GD KNTPV cho trẻ. Họ cho rằng nếu thiếu KNTPV trẻ sẽ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các HĐ tập thể, các nhà GD cho rằng cần GD KNTPV ngay khi trẻ được một tuổi rưỡi, việc nắm bắt các KNTPV giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công.

Tài liệu hướng dẫn học tập và phát triển sớm cho trẻ từ 3-6 tuổi của Trung Quốc đã xác định các KNTPV và tự chăm sóc bản thân của trẻ 3-6 tuổi gồm: [31];

(1) “Hình thành thói quen đi ngủ và thức dậy đều đặn hàng ngày” (2) “Tích cực tham gia nhiều HĐ ngoài trời”;

(3) “Nhai chậm khi ăn”;

(4) “Thích uống nước và khơng nghiện nước ngọt”;

(5) “Biết cách bảo vệ mắt: không đọc sách khi ánh sáng q chói hoặc mờ và khơng xem tivi quá 30 phút liên tục”;

(6) “Đánh răng hai lần mỗi ngày mà không cần nhắc nhở, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi VS một cách độc lập”;

(7) “Biết cần thêm hoặc cởi quần áo dựa trên sự thay đổi nhiệt độ ngồi trời”; (8) “Có thể buộc giày”;

(9) “Có thể phân loại đồ dùng theo các loại cụ thể như vớ”.

Các kỹ năng trong tài liệu hướng dẫn của Bộ GD Trung Quốc gắn liền với sự tự thực hiện các HĐ liên quan tới cuộc sống hàng ngày của cá nhân trẻ để trẻ sống khoẻ mạnh cả về thể chất và tinh thần.

Nhìn chung, trong nhiều nghiên cứu trên thế giới, KNTPV được xem xét như kĩ năng tự chăm sóc bản thân hoặc kĩ năng sức khoẻ và an toàn, hiểu như một kĩ năng thành phần của hệ kĩ năng sống. Việc xác định dạng KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi có thể khác nhau về từng dạng KNTPV cụ thể hoặc kĩ năng thành phần của KNTPV hay các nhóm KNTPV song KNTPV đều gắn với sự thực hiện những HĐ cơ bản, thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày giúp trẻ PT về thể chất, tinh thần, các MQH với người khác và môi trường xung quanh. Các dạng KNTPV trong các NC trên đã tập trung vào nhóm KNTPV liên quan tới đáp ứng nhu cầu cá nhân, giữ gìn VS chung và duy trì sự ngăn nắp ở trong GĐ, tại NT và ngoài XH, chăm sóc sức khoẻ hay thực hiện an tồn trong cuộc sống. Các nghiên cứu cũng khẳng định cần hình thành cho trẻ KNTPV ở lứa tuổi này [31]; [34].

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i><b>1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG </b></i>

GD trẻ 3-6 tuổi kĩ năng sống nói chung, KNTPV nói riêng mở đường cho các trách nhiệm học đường và XH của trẻ. Theo tiếp cận nghiên cứu và thực tiễn, để thực hiện được mục tiêu này, cách thức triển khai chương trình GD kĩ năng cho trẻ trở thành trọng tâm vì những lợi ích trong tương lai của chương trình đối với cuộc sống của trẻ em. Có nhiều con đường để thực hiện trong đó có con đường GD trẻ theo mơ hình lớp MGG.

Mơ hình lớp ghép trên thế giới và trong khu vực đang được tổ chức và được tiếp cận dưới hai góc độ: Lớp ghép nhiều trình độ khác nhau và lớp ghép có HS nhiều chủng tộc, màu da khác nhau. Những nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đề tổ chức dạy học, cách thức quản lý lớp học để đạt kết quả GD cao. Bên cạnh đó, một trong những vấn đề quan trọng mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong mơ hình lớp ghép đó là khai thác tính chất MQH giữa các trẻ của mơ hình, khai thác và phát triển quan hệ hợp tác và kĩ năng hợp tác, học hợp tác của trẻ trong môi trường lớp ghép để thực hiện các mục tiêu GD nói chung, GD kĩ năng sống và KNTPV cho trẻ nói riêng.

Theo Susanne Witt [35], “các lớp ghép - còn được gọi là "nhiều độ tuổi" hoặc "chia nhiều năm" - cũng rất phổ biến tại Úc. Những lớp này kết hợp HS ở các độ tuổi ở các lớp khác nhau thành một lớp, thường là hai độ tuổi liên tiếp. Cha mẹ có thể lo lắng khi biết con mình học trong một lớp ghép. Nghiên cứu cũng cho thấy cách HS được nhóm lại không phải là yếu tố quan trọng nhất. Thay vào đó là chất lượng giảng dạy, cách tiếp cận tổng thể của nhà trường và tư duy của cộng đồng nhà trường. Một số trường tạo ra các lớp ghép có chủ ý vì lợi ích XH và GD. Đây là một phần của PP tiếp cận GD “dựa trên giai đoạn” đối với sự tiến bộ của trẻ thông qua GD “dựa trên độ tuổi”. Nó cung cấp cho HS hai năm để đạt được các tiêu chuẩn học tập và học theo tốc độ của riêng họ. Cách tiếp cận tránh xa ý tưởng các lớp ghép dành cho những HS “còn sót lại” hoặc đang gặp khó khăn trong năm cuối cấp của chương trình kết hợp hai năm (ví dụ: kết hợp năm 2 và năm 3).

Nghiên cứu về hiệu quả GD trẻ theo mơ hình lớp ghép báo cáo kết quả khác nhau. Một đánh giá năm 2019 nghiên cứu về học tập nhiều lứa tuổi ở các trường cho thấy “có nhiều bất đồng liên quan đến kết quả học tập, “với một số nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt, những nghiên cứu khác cho thấy kết quả thấp hơn và vẫn còn những nghiên cứu khác cho thấy kết quả tăng lên đối với HS ở các mơi trường nhiều độ tuổi”[37].

Nhưng có một thỏa thuận chung rằng các lớp ghép có thể mang lại những lợi ích về mặt XH và cảm xúc cho HS. HS phát triển sự hợp tác và hiểu biết giữa các độ tuổi và HS lớn hơn có thể phát triển kĩ năng lãnh đạo. Các nghiên cứu cũng lưu ý rằng để GD lớp ghép thành cơng thì “GV cần được chú trọng rất nhiều” về kinh nghiệm của

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

họ đối với hình thức giảng dạy này. Nghiên cứu khảo sát GV suy nghĩ của họ về “sự thành công và thách thức của các lớp ghép”. Các câu trả lời rất đa dạng, với hơn 50% tích cực về các lớp ghép: “dạy trẻ em theo quy trình và khả năng kĩ năng của chúng, và các chủ đề đó có thể được điều chỉnh”, GV cũng lưu ý rằng lớp ghép cho phép “linh hoạt hơn và có cơ hội tăng tốc”. Một số ý kiến cho rằng có những thách thức và các lớp ghép, GV có thể sẽ phải làm nhiều việc hơn, dành nhiều thời gian hơn cho việc soạn giáo án, tổ chức HĐ GD. Nhìn chung, lớp ghép được coi là một cách tiếp cận hay, nhưng nó có thể tăng gấp đơi cơng việc nếu khơng có loại hỗ trợ phù hợp, đặc biệt nếu các nhóm trẻ ở các giai đoạn, độ tuổi khác nhau.[35]

Theo Katherine Bates: “Trong những năm qua, các lớp ghép đã trở thành nguồn tranh cãi, đôi khi cha mẹ tin rằng con mình sẽ bị thiệt thịi theo một cách nào đó nếu chúng được xếp vào một lớp ghép. Nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khơng có kết luận nào nói rằng một lớp đơn sẽ đáp ứng nhu cầu của trẻ tốt hơn một lớp ghép, con đường có thể khác nhưng đích đến là một. GV New Zealand nổi tiếng trên tồn thế giới vì đã mở rộng những người học nhanh hơn và hỗ trợ những người chậm hơn. Không giống như các quốc gia khác, GV New Zealand được ĐT để giảng dạy theo nhóm khả năng. Khơng có sự khác biệt về phạm vi các khả năng có trong một lớp đơn so với lớp ghép. Điểm hay của các lớp ghép là nó thu hút sự chú ý đến nhu cầu và sự phát triển của từng cá nhân, đồng thời tạo điều kiện cho việc học tập cá nhân hóa.” [36]

“Các lớp học ghép có thể mang lại lợi ích đáng kể cho cả HS nhỏ tuổi và lớn tuổi hơn trong lớp. HS lớn hơn có thể hưởng lợi từ việc giúp đỡ HS nhỏ hơn trong các tình huống học tập hợp tác. Các HS nhỏ tuổi có cơ hội nâng cao trải nghiệm học tập khi các em đã sẵn sàng. Có rất nhiều ví dụ mà những đứa trẻ nhỏ hơn có thể chỉ cho những đứa lớn hơn một hoặc hai điều. Các hình mẫu và nhà lãnh đạo có thể đến từ cả trẻ nhỏ và trẻ lớn hơn; những đứa trẻ vượt trội ở những đặc điểm này sẽ làm như vậy bất kể tuổi tác.” [36]

Nghiên cứu từ Vương quốc Anh đã chỉ ra rằng trẻ em trong các lớp ghép học tập “Không tốt hơn hoặc kém hơn” so với các bạn cùng độ tuổi trong một lớp bình thường, nhưng về mặt xã hội, sự phát triển của chúng được nâng cao. Họ tự tin hơn, có thể hoạt động tốt hơn khi là một phần của nhóm, quyết đoán hơn, trở thành người học độc lập hơn và giải quyết vấn đề tốt hơn. Họ cũng kết bạn ngoài độ tuổi tiêu chuẩn của họ.

Một nghiên cứu của Đại học Glasgow ở Châu Âu cho thấy, "khơng có bằng chứng nào về tổ chức GD trẻ theo lớp ghép ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của HS. HS có thể đạt được lợi ích XH từ trải nghiệm và cho thấy những lợi ích phi nhận thức

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

mà cho đến nay vẫn chưa được định lượng, thành tích học tập của HS trong các lớp ghép có thể 'chỉ đơn giản là khơng tệ hơn và đơn giản là không tốt hơn' so với HS trong các lớp học một độ tuổi. Một số bằng chứng từ các trường tiểu học ở Scotland dường như cho thấy rằng HS trong các lớp ghép thậm chí có thể thể hiện tốt hơn bất kỳ nhóm nào khác trong q trình đánh giá.”

Anderson & Parvan (1993) đã phân tích 64 nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Canada và thấy rằng các trường học có các lớp ghép có nhiều khả năng mang lại lợi ích cho HS trong mọi hồn cảnh và mọi khả năng. Họ lưu ý rằng các nghiên cứu theo chiều dọc cho thấy HS học chương trình lớp ghép càng lâu thì càng có nhiều khả năng chúng sẽ có thái độ tích cực và thành tích học tập cao. Trong số 64 nghiên cứu, 58% nhận thấy rằng HS học chương trình lớp ghép có điểm thành tích học tập cao hơn so với HS học chương trình đơn lẻ; 33% cho thấy mức độ đạt được là như nhau và chỉ 9% cho thấy HS ở các chương trình nhiều lứa tuổi học kém hơn.

Tại Úc, thảo luận vấn đề này trước quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD V. Chadwick đã nói: "Các lớp học ghép đã ln tồn tại trong GD công lập. Các nghiên cứu GD của các chuyên gia cho rằng các lớp học ghép mang lại nhiều ích lợi về mặt GD”.[36]

Nhìn chung, mơ hình lớp ghép trên thế giới và trong khu vực đang được tổ chức và được tiếp cận dưới hai góc độ: Lớp ghép nhiều độ tuổi khác nhau và lớp ghép có trẻ nhiều chủng tộc, màu da khác nhau. Những nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đề tổ chức dạy học, cách thức quản lý lớp học để đạt kết quả cao. Một trong những vấn đề quan trọng mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong mơ hình lớp ghép đó là quan hệ hợp tác và kĩ năng hợp tác, học hợp tác của trẻ trong môi trường lớp ghép.

Tác giả Phạm Vũ Kích nghiên cứu tổng kết hai năm triển khai dự án thực nghiệm tổ chức dạy học lớp ghép ở các vùng dân tộc thiểu số, đã chỉ rõ vai trò và ý nghĩa của việc phát triển loại hình này ở vùng dân tộc, tổng kết sự phát triển của mơ hình trên về quy mơ và chất lượng, chỉ rõ nguyên nhân, biện pháp nhằm phát triển loại hình này. Một số cơng trình khoa học, bài báo đã đề cập đến loại hình lớp ghép, xác định quan hệ thầy trị trong mơ hình dạy học lớp ghép.

Theo Phan Thị Lan Anh, Lý Thị Hằng cùng nhóm tác giả cuốn “Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN trong các lớp MGG”, NXB GD Việt Nam [1]: “Mục tiêu GD và yêu cầu của hoạt động học ở lớp MGG được xác định riêng cho từng độ tuổi có trong lớp. Nội dung học mang tính đồng tâm, phát triển, các PP được ưu tiên lựa chọn là những PP theo tiếp cận lấy trẻ là trung tâm”.

Tác giả Phan Thị Ca, với bài viết “Sử dụng trò chơi học tập củng cố biểu tượng gia đình cho trẻ lớp MGG 3-5 tuổi dân tộc Ê-đê”, tạp chí GD số 415, kì 1 tháng 10/2017 đã khẳng định “Việc lựa chọn trò chơi phù hợp với Nội dung GD về gia đình và điều

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

chỉnh cho phù hợp với trẻ các lứa tuổi trong cùng một lớp sẽ giúp GV dễ lập kế hoạch sử dụng trò chơi trong các hoạt động ở trường MN”.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả tìm nhiều nguồn thơng tin để có các cơng trình đã thực hiện về GD trẻ theo mơ hình lớp MGG, song chưa có nhiều nghiên cứu về GD KNTPV cho GDMN theo mơ hình lớp ghép mà thực tiễn GD vùng dân tộc miền núi, vùng khó khăn, mơ hình GD này đang được tổ chức rộng rãi để giúp trẻ đạt được các mục tiêu phát triển. Vì vậy nghiên cứu về GD KNTPV cho trẻ MGG 3-6 tuổi vẫn đang là khoảng trống để tác giả tiến hành nghiên cứu.

<b>1.2. Khái niệm công cụ </b>

<i><b>1.2.1. Giáo dục </b></i>

Theo Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, “Giáo dục” được hiểu như sau:

- Theo nghĩa rộng, “GD là một quá trình tồn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch thơng qua các HĐ và có quan hệ giữa người được GD và người GD, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người”.

- Theo nghĩa hẹp, “GD là quá trình nhà GD hình thành cho đối tượng GD niềm tin, lí tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội, thông qua việc tổ chức cho họ các HĐ và giao lưu” [5; tr14]. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1991).

<i><b>1.2.2. Kĩ năng </b></i>

Theo L.Đ.Lêvitôv: “Kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một HĐ phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”. Người có kĩ năng là người phải nắm và vận dụng một cách đúng đắn về những cách thức hành động giúp cho việc thực hiện hành động đạt được hiệu quả. Con người có kĩ năng khơng chỉ đơn thuần nắm lý thuyết và hành động mà còn phải được ứng dụng vào thực tế.

Theo Hà Nhật Thăng: “Kĩ năng là mặt kĩ thuật của hành động thể hiện thao tác hành động” [26; tr16].

Theo Trần Trọng Thuỷ: “KN là mặt kĩ thuật của hành động, con người nắm được hành động tức là có kĩ thuật hành động, là có KN” [27; tr65].

V.A.Kruchetxki: “Kĩ năng là NL thực hiện một hành động hay một phương thức nào đó nhờ sử dụng những kĩ thuật, những phương thức đúng đắn” [18; tr88]

Tác giả H.D. Levitov “Kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một tác động nào đó hay một hành động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng đúng đắn các hình thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả” [20; tr70];

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Theo Vũ Dũng: “Kĩ năng là NL vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”.[8; tr131].

Từ đó theo tác giả: “KN là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với điều kiện cho phép”.

<i><b>1.2.3. Kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo </b></i>

Trong một số nghiên cứu nước ngồi, chúng tơi nhận thấy thuật ngữ “TPV” rất ít được sử dụng. Thay vào đó, các nghiên cứu sử dụng khái niệm “tự chăm sóc” với hàm nghĩa “Tự chăm sóc là chăm sóc các nhu cầu cơ bản của chính mình mà khơng cần bất kỳ sự trợ giúp nào” (Cobuild). Kĩ năng tự chăm sóc là những thói quen cơ bản cần thiết để bảo trì sức khỏe và cuộc sống, do chính cá nhân khởi xướng và thực hiện (McFerran & Martin, 2017).

Theo [Hoàng Phê (1998). Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng], “TPV là tự mình làm lấy những việc phục vụ cho mình, khơng cần có người giúp đỡ hay phục vụ cho mình”.

Tác giả Đỗ Thị Bắc cho rằng: “KNTPV là sự thực hiện hành động của một cá nhân để giải quyết tình huống hay cơng việc phục vụ cho chính mình, như tự nấu ăn, tự giặt quần áo, tự xúc ăn, tự rửa mặt mà không cần sự giúp đỡ của người khác” [6].

Tác giả Nguyễn Hữu Long khẳng định: “Kĩ năng TPV là mỗi người có khả năng thực hiện hành động nhằm tổ chức cuộc sống của bản thân dựa trên hệ thống kiến thức, kinh nghiệm và bộc lộ hành vi một cách phù hợp với từng hoàn cảnh và từng mối quan hệ nhất định”. (Nguyễn Hữu Long, 2016).

KNTPV là KN của cá nhân nhằm thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cá nhân để duy trì cuộc sống, thực hiện các chức năng của cơ thể và thích nghi với nền văn hóa. Đó là những kĩ năng mang tính chu trình nhằm duy trì sức khỏe và vệ sinh cá nhân, như: ăn, mặc, vệ sinh thân thể, chơi, học.

Kế thừa các nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi cho rằng: “KNTPV là khả năng tự thực hiện có kết quả một tập hợp hành vi cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu sức khoẻ và vệ sinh, qua đó cho phép một cá nhân tương tác một cách thích hợp với người khác, với thế giới xung quanh. KNTPV được hình thành dựa trên cơ sở cá nhân hiểu rõ phương thức thực hiện và vận dụng được phù hợp với điều kiện hoàn cảnh”. Chúng tôi sử dụng cách hiểu này về khái niệm KNTPV trong nghiên cứu của mình.

KNTPV của trẻ MG là: “khả năng tự thực hiện có kết quả một tập hợp hành vi cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu sức khoẻ và vệ sinh, qua đó cho phép trẻ MG tương

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

tác một cách thích hợp với người khác, với thế giới xung quanh. KNTPV được hình thành trong quá trình trẻ MG thực hành, trải nghiệm những hành động mang tính chu trình như ăn, mặc, VS cá nhân, chơi, học trong cuộc sống và SHHN”.

KNTPV cần hình thành cho trẻ bao gồm các yếu tố thành phần: Nhận thức (tên kĩ năng, nội hàm, các thao tác cụ thể); Thao tác và trình tự thực hiện các thao tác giúp hình thành kĩ năng; Nhu cầu thể hiện kĩ năng và những yếu tố tâm lý thúc đẩy trẻ chuyển hóa kiến thức, các thao tác thành NL thực hiện.

<i><b>1.2.4. Mơ hình lớp MGG </b></i>

Khái niệm “lớp ghép” được tiếp cận theo nhiều quan điểm khác nhau, như: “mơ hình dạy học” hoặc “hình thức dạy học” song từ tính chất đặc thù của công tác GD, cách tiếp cận là “mô hình GD” được sử dụng phổ biến hơn cả.

“Trong một lớp MGG có sự đa dạng về đặc điểm trẻ trên bình diện độ tuổi, trình độ phát triển thể chất và tâm lý; tôn giáo; điều kiện sống của gia đình; dân tộc có sự đa dạng về mục tiêu GD trẻ ở cấp độ cá nhân và cấp độ nhóm trình độ khác nhau. Mơ hình lớp ghép tạo nên một mơi trường GD nhiều chiều, thúc đẩy sự PT chủ động và tích cực của từng trẻ, giúp trẻ ở từng độ tuổi thực hiện được MT GD đề ra” [14; tr4 TL bài giảng lớp ghép].

Từ đó, theo chúng tơi: Mơ hình lớp MGG là mơ hình GD trong đó GV tổ chức cho trẻ MN ở nhiều độ tuổi, nhiều nhóm trình độ khác nhau cùng sinh hoạt, vui chơi và học tập trong một thời gian, khơng gian xác định qua đó thực hiện MT GD chung của các độ tuổi và mục tiêu GD cho từng độ tuổi.

<i><b>1.2.5. Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non </b></i>

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã định nghĩa kĩ năng sống là “khả năng thích ứng và hành vi tích cực cho phép các cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức hàng ngày”. Ví dụ, giữ gìn vệ sinh cá nhân bao gồm các KNS như rửa tay đúng cách, – ăn uống đúng phép lịch sự, v.v. Kĩ năng sống giúp cho cá nhân có khả năng thích ứng, đối mặt và giải quyết những thách thức xảy ra hiệu quả. Trong định nghĩa này, WHO đã xếp kĩ năng TPV vào nhóm các kĩ năng sống của con người.

Theo tài liệu công bố của UNICEF, GD kĩ năng sống là một PP thay đổi hành vi hoặc phát triển hành vi nhằm giải quyết sự cân bằng của ba lĩnh vực: kiến thức, thái độ và kĩ năng [40].

GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi ở trường MN là q trình tác động sư phạm có mục đích, có KH của nhà GD nhằm hình thành cho trẻ 3-6 tuổi năng lực tự thực hiện có kết quả một tập hợp hành vi cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu sức khoẻ và vệ sinh, qua đó cho phép trẻ mẫu giáo tự lực trong sinh hoạt, tương tác một cách thích hợp với người khác, với thế giới xung quanh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi ở trường MN là GD các kĩ năng mà trẻ sử dụng trong việc tổ chức cuộc sống của bản thân dựa trên hệ thống KT, kinh nghiệm và hành vi phù hợp hồn cảnh nhằm TPV cho chính nhu cầu của mình như: tự VS, tự ăn, tự uống... GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi có thể được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc, với sự tham gia của nhiều chủ thể GD trong đó, lực lượng GD đặc biệt là GVMN và qua CĐSHHN cho trẻ.

<i><b>1.2.6. Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở trường mầm non </b></i>

GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở trường MN là: “q trình tác động sư phạm có mục đích, có KH của nhà GD thông qua việc sắp xếp, sử dụng các đặc điểm và ưu thế của mơ hình lớp ghép để hình thành cho trẻ NL tự thực hiện hành vi cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu sức khoẻ và vệ sinh, giúp trẻ tương tác một cách thích hợp với người khác, với thế giới xung quanh”.

<b>1.3. Lý luận về giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non </b>

<i><b>1.3.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ 3-6 tuổi, tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non </b></i>

<i>1.3.1.1. Đặc điểm của trẻ 3-6 tuổi </i>

<i>Về thể chất: Trẻ 3-6 tuổi có sự tăng trưởng nhanh về chiều cao và cân nặng. </i>

Chiều cao của bé trai có thể đạt tới 106.4cm đến 116,1cm và ở bé gái là 104,8cm đến 114,6cm; bé trai có thể đạt tới 16kg đến 20,7kg và ở bé gái là 15kg đến 19,5kg; hệ xương bắt đầu được cốt hóa, cơ bắp to ra, các cơ quan hơ hấp và tuần hồn phát triển, trọng lượng của não tăng từ 1.100g đến 1.350g làm tăng vai trò điều chỉnh và kiểm tra của vỏ bán cầu đại não đối với các vùng dưới vỏ. Tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện tăng nhanh, hệ thống tín hiệu thứ nhất phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển thể chất là điều kiện quan trọng để giúp trẻ chủ động, tích cực tự thực hiện các kĩ năng TPV đáp ứng nhu cầu sống độc lập, tự chủ gia nhập các mối quan hệ XH và HĐ để hình

Trẻ 3-6 tuổi đã có những nhận biết về các quan hệ XH. Trẻ mở rộng dần MQH XH, bắt đầu biết gắn kết với những gì xung quanh với bản thân mình. Biết vị trí của bản thân trong XH, thông qua các MQH với bố mẹ, anh chị em, ông, bà, thầy cô, bạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

bè. Biết cách xưng hô và giao tiếp với mọi người xung quanh, dần biết để ý đến những người quanh mình, hịa nhập cộng đồng XH.

<i>Đồng nhất hóa với bố-mẹ: </i>

Trẻ có xu hướng thích bắt chước hành động với những người xung quanh. MQH giữa cha mẹ con cái nếu thiếu gắn bó, xung đột hoặc quá áp đặt trẻ sẽ cản trở PT các chức năng gây nên sự sợ hãi cho trẻ dễ xuất hiện một số dạng bệnh lý lo âu, ám ảnh sợ, rối loạn sự thích ứng. Đặc điểm về đồng nhất hóa với bố mẹ là điều kiện để GD KNTPV cho trẻ gắn với những yêu cầu về sự gương mẫu, thể hiện thường xuyên thoại quen TPV tích cực của cha mẹ để con học tập và thực hiện theo.

PT từ HĐ với đồ vật ở tuổi nhà trẻ, HĐ vui chơi (mà trung tâm là trị chơi đóng vai theo chủ đề) đã làm PT đặc điểm tâm lí mới ở trẻ em trong suốt thời kì MG. Cũng từ đây, việc chơi với nhau trong các trò chơi tạo ra tính độc đáo trong sự phát triển tâm lí của trẻ. Trị chơi và HĐ vui chơi giúp trẻ chuyển hoá các hành động và điều kiện của HĐ vui chơi thành nhu cầu sống và tự đáp ứng bằng các kĩ năng một cách thích hợp theo u cầu của vai chơi, hồn cảnh và tính chất của HĐ vui chơi. Vui chơi là điều kiện và mơi trường để trẻ hình thành và phát triển các kĩ năng TPV một cách tự nhiên.

<i>1.3.1.2. Tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non </i>

KNTPV là những thói quen trong SHHN, trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với chính mình và mọi người. KNTPV là KN quan trọng, cần thiết cho mỗi con người. GD KNTPV cho trẻ là một trong những nhiệm vụ cần được đưa lên hàng đầu. Nếu trẻ không có KNTPV, trẻ sẽ khơng thể chủ động và tự lập được.

Giai đoạn trẻ 3-6 tuổi là thuận lợi nhất cho việc GD KNTPV. Nếu được GD KNTPV đúng cách, trẻ sẽ tự thực hiện được các KN ăn, mặc, đi VS và VS thân thể từ đó cơ thể khỏe mạnh, sạch sẽ; trẻ tự tin PT tích cực HĐ; có nhu cầu được sống và làm việc như người lớn, có nhu cầu tự làm lấy và thực hiện được mọi việc đáp ứng nhu cầu sống và PT của bản thân. Từ đó làm tăng khả năng tự quyết, tạo nhiều cơ hội hơn để tương tác với bạn, hướng tới các quan hệ XH tích cực nâng cao chất lượng cuộc sống. Khi khơng có người trợ giúp, trẻ được GD KNTPV tốt sẽ có NL giải quyết các khó khăn về hành vi dễ dàng hơn, trẻ chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng, tăng NL hội nhập trước mọi vướng mắc, khó khăn, thử thách.

Việc rèn luyện và phát triển KNTPV cho trẻ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với lứa tuổi MN. Đó là phương tiện không thể thiếu để

<i><b>1.3.2. Mục tiêu, nội dung giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non </b></i>

<i>1.3.2.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi ở trường MN </i>

MT của GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi ở trường MN là kết quả mong đợi về sự phát triển KNTPV của trẻ 3-6 tuổi trong quá trình GD. Chương trình GD MN xác định,

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

MT chung của GD trẻ 3-6 tuổi là giúp trẻ PT hài hòa về các mặt và chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1.

GD KNTPV nhằm tạo cho trẻ sự yêu thích, hứng thú trong thực hiện các HĐ SHHN; Giúp trẻ có được các KNTPV giản đơn phù hợp lứa tuổi trong SHHN của trẻ ở trường MN và ở GĐ trẻ; Giúp trẻ sống tự lập, thích nghi với hồn cảnh, mơi trường sống.

Trong chương trình GDMN, KNTPV rèn cho trẻ thể hiện ở mục tiêu và ND sau:

<i><b>Bảng 1.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng tự phục vụ trong giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe </b></i> đơn giản với sự giúp đỡ của người - “Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định”.

- “Đi vệ sinh đúng nơi quy định, đi xong dội/giật nước vụ ăn uống thành thạo” [5].

<i><b>Bảng 1.2. Mục tiêu giáo dục kĩ năng tự phục vụ trong lĩnh vực giáo dục phát triển </b></i> hiện công việc đơn giản được giao (chia

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i>1.3.2.2. Nội dung giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non </i>

Căn cứ đặc điểm PT trẻ 3-6 tuổi và các HĐ trong SHHN ở trường MN, mục tiêu GD trẻ 3-6 tuổi và các NC về GD trẻ MN, chúng tôi xác định ND GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi gồm:

<i>- “KNTPV trong ăn, mặc”gồm: </i>

+ “Tự ăn uống: Tự chuẩn bị bàn ăn, ghế ngồi, bát, thìa, dĩa, khăn lau; tự chia cơm, chia thức ăn; tự xúc ăn, tự lấy thêm cơm, thêm canh; ăn uống khơng rơi vãi, khơng vừa nhai vừa nói chuyện; tự lau chùi, cất dọn bàn ghế, lau miệng, uống nước”.

+ “Tự mặc quần áo, đi giày dép: tự chọn trang phục phù hợp với thời tiết, tự mặc quần áo, tự đi giày dép; biết giữ vệ sinh quần áo, biết gấp và cất quần áo; tự chuẩn bị quần áo, đồ dùng cần thiết cho vào balo khi đi học hoặc đi dã ngoại; tự cất, lấy balo, đồ dùng đồ chơi cá nhân ở nơi quy định”.

<i>- “KNTPV trong VS cá nhân”gồm: </i>

+ “Tự rửa chân, tay, tự rửa mặt, chải đầu: tự rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; tự rửa mặt sau khi ngủ dậy, sau khi đi chơi về; tự chải đầu; biết giữ cho chân tay, mặt mũi, đầu tóc sạch sẽ, gọn gàng”.

+ “Tự vệ sinh răng miệng, mắt, tai, mũi, họng: biết súc miệng, đánh răng hằng ngày; biết lau mắt bằng khăn riêng sạch sẽ, không để nước vào mắt khi tắm gội, không dụi tay vào mắt, không để sát mắt vào sách vở khi xem tranh, không ngồi gần tivi khi xem tivi; khơng dùng vật cứng, nhọn để ngốy mũi, ngốy tai, biết lau rửa tai, mũi đúng cách; uống nước quá lạnh, không ăn kem, biết giữ ấm cho tai, mũi, họng vào mùa đông,”.

+ “Tự đi vệ sinh đúng cách: Tự đi tiểu, tiện đúng nơi quy định; tự sả nước sau khi tiểu, tiện, rửa tay sau khi tiểu, tiện, không để giây nước ra quần áo, sàn nhà”.

<i>- “KNTPV khi ngủ”gồm: </i>

“Tự chuẩn bị phòng ngủ, đồ dùng cá nhân (cởi bớt quần áo nếu là mùa đông, chuẩn bị chăn, chiếu, gối, đệm); ngủ đúng giờ, giữ im lặng trong giờ ngủ, đúng tư thế; thức dậy đúng giờ, mặc ngay quần áo ấm (nếu là mùa đông); tự cất dọn đồ dùng cá nhân, vệ sinh phòng ngủ (gấp chăn, chiếu, cất gối vào nơi quy định)”.

<i>- “KNTPV khi học, khi chơi”gồm: </i>

+ “TPV khi học: tự chuẩn bị bàn ghế, đồ dùng học tập phù hợp với giờ học; tự ngồi học đúng tư thế; tự cất dọn đồ dùng học tập vào nơi quy định”.

+ “TPV khi chơi: Tự chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phù hợp với trò chơi; sử dụng, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong khi chơi; hợp tác - chia sẻ cùng bạn khi chơi; tự cất dọn đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định sau khi chơi”.

Ở mỗi độ tuổi thì ND GD KNTPV có các mức độ thực hiện và yêu cầu khác nhau. Do ND GD KNTPV rất phong phú và đa dạng và các hành động được lặp đi lặp

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

lại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tự thực hiện mà không cần sự giúp đỡ của người lớn góp phần cho các KNTPV được hình thành, ổn định và vững chắc.

NC về cấu trúc KNTPV của trẻ, S.A. Zvereva đã coi “KNTPV của trẻ là một đặc tính của phương thức HĐ. Từ quan điểm này, cấu trúc của KNTPV sẽ tương ứng với cấu trúc HĐ và bao gồm động cơ, mục đích, hành động cá nhân” [3]. Tác giả Nguyễn Thanh Huyền cho rằng, “KNTPV là một phẩm chất của nhân cách, mỗi phẩm chất nhân cách là tổng hợp phức tạp của kiến thức, thái độ và hành vi từ đó xác định cấu trúc của kĩ năng TPV bao gồm các thành phần: nhận thức về KNTPV, thái độ đối với KNTPV, hành vi TPV”.[4].

<i>Theo Child Care Extension & Technical Assistance and Training System, bên </i>

cạnh rèn luyện các kĩ năng nói chung, trẻ 3-4 tuổi có thể tập cài khuy quần áo, buộc dây giày, tự tắm và tự dọn giường với sự hỗ trợ, sử dụng bồn rửa mặt để rửa trái cây hoặc cốc, và sử dụng các kĩ năng nấu ăn đơn giản như đánh trứng, làm bánh mì, thái chuối,

<i>v.v. Trẻ từ 4-6 tuổi thực hiện tốt hơn các kĩ năng được thực hành ở lứa tuổi trước và có </i>

thể tự mặc quần áo, biết dùng chổi và giẻ lau, chải tóc, tự cất quần áo giỏ đựng đồ giặt, làm sạch vết bẩn, rửa hoa quả/bát/đũa và học thêm các kĩ năng nấu ăn, chẳng hạn như

<i>nhặt rau hoặc cắt nguyên liệu bằng dao an tồn. </i>

Trong q trình GD trẻ ở trường MN, GV lựa chọn những kĩ năng phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm trẻ để tổ chức rèn luyện, hình thành và phát triển KNTPV cho trẻ.

<i><b>1.3.3. Phương pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non </b></i>

Để GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi ở trường MN, GV có thể sử dụng nhiều PP khác

<i>nhau, trong luận văn này, chúng tơi tập trung vào những nhóm PP cơ bản sau đây: Nhóm PP thực hành trải nghiệm </i>

PP trò chơi: GV lựa chọn loại trò chơi phù hợp để kích thích trẻ tham gia từ đó GD KNTPV.

PP thực hành: GV tổ chức cho trẻ sử dụng và phối hợp các giác quan, hành động đối với các đồ vật, đồ chơi để PT giác quan qua đó GD để trẻ biết và rèn luyện KNTPV qua các HĐ.

PP luyện tập: Để GD KNTPV cho trẻ, GV định hướng, hướng dẫn để trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ nhằm củng cố, hình thành KNTPV đã thu nhận.

PP nêu tình huống có vấn đề: GV đưa các tình huống liên quan trong GD KNTPV để kích thích trẻ tìm tịi, suy nghĩ, giải quyết qua đó hình thành và PT các KNTPV.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i>Nhóm PP trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh họa) </i>

GV tổ chức cho trẻ quan sát (tranh ảnh, vật thật, đồ chơi); hình ảnh tự nhiên, phương tiện nghe nhìn (điện thoại, vi tính, phim, đài, máy ghi âm); hành động mẫu; thông qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm PT tư duy, ngơn ngữ, tăng cường vốn hiểu biết từ đó thúc đẩy q trình hình thành KNTPV cho trẻ.

<i>Nhóm PP dùng lời nói </i>

GV qua đàm thoại, trị chuyện, kể chuyện, giải thích để GD KNTPV giúp trẻ thu nhận thông tin, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, kích thích trẻ suy nghĩ, gợi nhớ những hình ảnh, sự kiện bằng lời nói để hình thành KNTPV cho trẻ một cách nhanh và hiệu quả nhất.

<i>Nhóm PP GD bằng tình cảm và khích lệ </i>

Trong GD KNTPV cho trẻ việc GV với cử chỉ, điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp khuyến khích, ủng hộ trẻ HĐ nhằm khơi gợi niềm vui, cổ vũ sự cố gắng, tạo niềm tin sẽ giúp trẻ có động lực phấn đấu để có được các KN đáp ứng yêu cầu GD KNTPV cho trẻ.

<i>Nhóm PP nêu gương - ĐG </i>

Đây là PP có hiệu quả cao khi GD KNTPV cho trẻ, GV khéo léo vận dụng trong tổ chức các HĐ sẽ tạo thi đua, giúp trẻ hăng hái thực hiện các HĐ để mong muốn được các bạn, GV ghi nhận, ĐG. Tuy nhiên khi sử dụng cần tránh không nên q lạm dụng, tùy hồn cảnh, từng tình huống, tuyệt đối khơng nên sử dụng hình phạt làm ảnh hưởng đến sự PT tâm - sinh lý của trẻ, gây nên sự cảnh giác, e de, sợ không dám mạnh dạn

<i>trong các lần HĐ tiếp theo. </i>

<i><b>1.3.4. Các con đường giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non </b></i>

Để GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi ở trường MN, GV có thể sử dụng rất nhiều con đường khác nhau nhưng trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tập trung vào những con đường cơ bản sau đây:

<i>1.3.4.1. Giáo dục KNTPV cho trẻ thông qua tổ chức hoạt động vui chơi </i>

HĐ chơi mang tính tự do, tự nguyện khơng mang tính bắt buộc, khơng nhằm tạo ra sản phẩm. Trong HĐ chơi không nhất thiết phải theo một phương thức nhất định mà có thể do trẻ tự nghĩ ra dự định chơi của mình, lên KH chơi, chọn góc chơi, bạn chơi, vai chơi. Do đó GV cần tạo cơ hội để trẻ cùng tham gia vào quá trình chuẩn bị về đồ dùng, đồ chơi, tạo môi trường để phục vụ cho HĐ vui chơi khi tổ chức chơi cho trẻ góp phần GD và hình thành KNTPV cho trẻ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i>1.3.4.2. Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua hoạt động học </i>

Căn cứ đặc điểm trẻ 3-6 tuổi GV cần biến nhiệm vụ học trở thành ND chơi để khuyến khích trẻ tích cực, chủ động tham gia vào các trị chơi, qua đó thực hiện được nhiệm vụ học tập. Như vậy thông qua chơi chính là cơ hội để trẻ được tham gia vào q trình học tập. Do đó, GV cần: từ ND lựa chọn cách tổ chức HĐ học để lồng ghép GD KNTPV cho trẻ sao cho phù hợp tránh ôm đồm, làm trẻ HĐ mệt mỏi và không đạt được MĐ yêu cầu chính.

Căn cứ vào ND chính của HĐ học và ND lồng ghép GD KNTPV, GV thiết kế HĐ học dưới dạng các trò chơi tương ứng với ND, vai chơi, nhiệm vụ chơi nhằm kích thích trẻ trong HĐ tìm kiếm, khám phá và thực hiện nhiệm vụ học. Từ đó thực hiện được MT cần đạt của HĐ học và GD được các KNTPV cần thiết cho trẻ.

<i>1.3.4.3. Giáo dục KNTPV cho trẻ thông qua các hoạt động khác trong chế độ sinh hoạt hàng ngày </i>

CĐSHHN của trẻ ở trường MN là môi trường GD KNTPV trực tiếp cho trẻ: Thơng qua giờ đón, trả trẻ: GV GD trẻ tự làm những công việc TPV cá nhân qua việc GV hướng dẫn, rèn cho trẻ tự cất và lấy đồ cá nhân vào đúng vị trí của mình.

Thơng qua HĐ ngồi trời: GV tạo điều kiện để trẻ được HĐ tự do, thoải mái theo nhu cầu, ý thích cá nhân như: tự chọn đối tượng khám phá, tự chọn trị chơi, tự chọn phương tiện chơi, tự tìm tòi, khám phá về thiên nhiên để trẻ được gần gũi với thiên nhiên.

Ví dụ: GV trao đổi, trò chuyện dưới dạng câu hỏi gợi ý: “Hơm nay chúng mình thích khám phá gì?”

“Các con có dự kiến gì cho HĐ khám phá ngồi thiên nhiên?”

“Các con cần chuẩn bị những gì để ra HĐ ngoài trời? Hãy cùng chuẩn bị và mang ra để sử dụng nhé!”

GV cần kết hợp với NT tạo môi trường phù hợp để trẻ thực hành, trải nghiệm những việc TPV như sắp xếp, bố trí góc thiên nhiên đầy đủ đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu, với mầu sắc, kiểu dáng, kích thước phong phú để thu hút trẻ vào tự khám phá, tìm tịi.

Tạo khu vực để trẻ được trải nghiệm như thí nghiệm với cát, nước, vật liệu chìm nổi, vật chất tan, không tan. Trong khi trẻ thực hiện GV chú ý quan sát, kịp thời động viên, khích lệ trẻ khi trẻ tự đưa ra ý tưởng, thực hiện HĐ, trị chơi và mức độ hồn thiện nhiệm vụ được giao giúp trẻ tự tin với bản thân mình và có ý thức tự lập trong khi thực hiện các HĐ khác.

Thông qua HĐ ăn, ngủ: GV tạo cơ hội dưới hình thức GD trẻ phát huy khả năng của mình trong các khâu như VS thân thể (tự rửa tay, rửa mặt, chải đầu), tự chuẩn bị dụng cụ ăn, biết lấy và cất chăn gối trước và sau khi ngủ dậy .

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Ví dụ: giờ ăn đến rồi, GV mời các tổ thi đua xem tổ nào hơm nay có đơi bàn tay đảm bảo an tồn VS nhất. Thơng qua đó trẻ có thể thi đua, nhìn nhau, tự làm để rèn luyện thói quen, nền nếp trong SHHN để phát triển KNTPV cho trẻ.

Tất cả các HĐ trong ngày, GV ghi lại đến cuối ngày tổ chức cho trẻ xem, tự nhận xét, ĐG qua đó trẻ rút kinh nghiệm và thể hiện sự tiến bộ trong các HĐ GD KNTPV sau.

Ngoài ra, GV phối kết hợp trao đổi với CMT về ND cần GD KNTPV cho trẻ dưới nhiều hình thức trực tiếp như buổi họp CMT; gián tiếp như thơng qua góc trao đổi với CMT để họ nắm bắt được ND GD hiện GV đang tiến hành GD trẻ, thông qua thư điện tử, trang mạng XH, các HĐ trải nghiệm của trẻ và mời CMT cùng tham gia để cùng thống nhất về ND GD KNTPV cho trẻ, kết hợp hài hịa giữa gia đình và nhà trường để hình thành, rèn luyện, phát triển KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi.

Như vậy, GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi có thể tiến hành trong các HĐ khác nhau thông qua CĐSHHN. Tuy nhiên, hiệu quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào sự khéo léo, linh hoạt và sáng tạo của GV trong việc lựa chọn ND để giao nhiệm vụ phù hợp trong từng HĐ với sự linh hoạt trong việc lựa chọn các tác động phù hợp thì sẽ nâng cao được hiệu quả quá trình chăm sóc - GD trẻ nói chung và GD KNTPV cho trẻ nói riêng.

<i>1.3.4.4. Giáo dục KNTPV cho trẻ thơng qua tổ chức ngày hội, ngày lễ </i>

Tổ chức ngày lễ, ngày hội cho trẻ trong chương trình GDMN được triển khai theo những thời điểm có ý nghĩa trong năm học, gắn với những ngày lễ, ngày hội lớn của dân tộc và của trẻ. Cụ thể: Ngày hội đến trường của bé; Ngày Tết Trung thu; Ngày 20/11; Ngày 20/10; Tết Nguyên đán; Tết Thiếu nhi; Ngày Sinh nhật Bác Hồ; Ngày 22.12. Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG là một trong số HĐ được quy định trong chương trình GDMN. Đây là hình thức giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống XH để GD truyền thống, mang niềm vui, tự hào cho trẻ.

Mỗi ngày lễ, ngày hội có ND riêng, do đó GV có thể tìm cách khai thác để ngày lễ, ngày hội trở thành một phương tiện GD KNTPV qua việc cho trẻ cùng tham gia vào HĐ chuẩn bị, cùng tổ chức và cất dọn sau khi HĐ. Hay tổ chức cuộc thi giữa các lớp như thi bày mâm cỗ trung thu trong ngày tổ chức tết Trung thu, thi làm bánh chưng dịp tết Nguyên đán. Trong cuộc thi, GV hướng dẫn trẻ bày mâm, trang trí mâm ngũ quả; trị chuyện với trẻ, kể cho trẻ nghe về sự tích bánh chưng xanh, tổ chức cho trẻ tự trải nghiệm mọi việc phù hợp gắn với các hành động, KNTPV như: sử dụng rổ để đựng đồ, lau rửa đồ, nhặt và di chuyển đồ từ lớp học ra khu trưng bày, cất dọn đồ vào nơi quy định… để GD KNTPV cho trẻ trong quá trình tổ chức lễ hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i><b>1.3.4.5. Giáo dục KNTPV cho trẻ thông qua tổ chức hoạt động lao động </b></i>

GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi thông qua tổ chức các HĐ lao động là hình thức để trẻ trực tiếp tham gia các HĐ lao động có ND tích hợp GD KNTPV phù hợp với thể chất, tâm lý của trẻ 3-6 tuổi.

Ở trường MN, trẻ 3-6 tuổi có nhiều hình thức lao động GV có thể GD KNTPV như: GD để trẻ tự rửa tay, lau mặt, lấy đồ dùng lao động, lấy nước uống, VS cá nhân sau lao động. Cách làm này khơng chỉ giúp trẻ rèn được tính tự giác, nề nếp, biết cách sử dụng dụng cụ đúng cách, mà còn biết trân trọng giá trị của lao động trong cuộc sống. Tương tự như ở các lớp MG đơn, HĐ lao động ở lớp MGG có thể được tổ chức ở trong lớp hay ở ngồi lớp với các hình thức khác nhau: tổ chức cả lớp, từng nhóm hay cá nhân.

GV cần chú ý đưa ra yêu cầu phù hợp với trẻ từng độ tuổi khi tổ chức HĐ lao động tại lớp MGG: Trẻ 3 tuổi, 4 tuổi biết tham gia cùng các anh chị chuẩn bị bàn ăn; tham gia VS đồ chơi, phòng lớp, tham gia chăm sóc cây cối, con vật trong góc thiên nhiên; đối với trẻ 5 tuổi cần yêu cầu có tính độc lập cao hơn: như hướng dẫn các em phụ giúp, biết thỏa thuận và hợp tác trong nhóm nhỏ để thực hiện cơng việc chung.

GV khi tổ chức HĐ lao động theo nhóm hoặc tập thể trong lớp MGG cần đảm bảo: phân nhiệm vụ theo độ tuổi của trẻ, phân nhóm có đủ độ tuổi, có trẻ khoẻ, nhanh nhẹn làm cùng với trẻ yếu, chậm, lưu ý đến nguyện vọng, ý thích, mong muốn được làm việc cùng nhau của trẻ. Trẻ làm xong giúp đỡ trẻ chưa làm xong. GV phải có BP để trẻ tự giác tham gia vào chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho HĐ lao động, phương tiện nhằm tăng cường tính tự lực của trẻ.

Ví dụ: HĐ lao động “Vệ sinh phòng học”: trẻ độ tuổi dưới bé chuyển đồ chơi cho trẻ độ tuổi trên rửa sạch, lau khô, sau đó trẻ độ tuổi dưới xếp đồ chơi vào rổ để trẻ độ tuổi trên khiêng vào xếp lên giá.

GV gợi ý cử một trẻ độ tuổi trên làm nhóm trưởng chịu trách nhiệm thỏa thuận nhiệm vụ với các thành viên một cách hợp lí: trẻ độ tuổi bé làm các việc đơn giản, nhẹ nhàng; trẻ độ tuổi trên làm các việc phức tạp, nặng nề hơn.

Với những trẻ mới đến trường, GV cần quan tâm cho trẻ HĐ vừa sức và làm quen dần. Không nên yêu cầu mọi trẻ làm xong cùng một lúc, cũng không chú trọng giải thích, so sánh kết quả làm việc của trẻ.

Khi kết thúc lao động, GV nên gợi ý cho trẻ lứa tuổi lớn nhận xét về kết quả công việc, về cảm nghĩ của bản thân sau khi hồn thành nhiệm vụ, sau đó khuyến khích trẻ lứa tuổi bé chia sẻ ý kiến của mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i><b>1.3.5. Đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi </b></i>

ĐG KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi ở trường MN góp phần hỗ trợ GV trong việc theo dõi, đánh giá kết quả. Thơng qua kết quả đó GV nắm bắt được các mức độ của trẻ và các nhà QL cũng xác định được kết quả của quá trình GD, nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn trong chăm sóc GD trẻ qua đó chất lượng GDMN được nâng lên.

ND đánh giá: GV phải xác định chất lượng, hiệu quả quá trình rèn luyện KNTPV qua quan sát trẻ thực hiện các HĐ TPV.

Ngoài ý kiến chủ đạo của GV cũng cần phải dựa trên sự tự ĐG của trẻ, đánh giá của trẻ lẫn nhau, chú ý ĐG với việc phối hợp các PP ĐG như quan sát, vấn đáp, xem xét các sản phẩm trong quá trình thực hành, luyện tập của trẻ để kết quả được khách quan nhất.

ĐG nhằm khích lệ, biểu dương những nỗ lực trẻ đạt được và phải chỉ ra những bước trẻ thực hiện chưa đảm bảo, chưa đủ và cần phải bổ sung như thế nào. Khen đúng lúc để trẻ kịp thời hoàn thiện các KN đó hơn ở những HĐ kế tiếp.

Dựa trên những nghiên cứu lí luận, chúng tơi xây dựng tiêu chí ĐG KNTPV của trẻ 3-6 tuổi như sau:

<i>Tiêu chí 1: Trẻ có nhận thức về HĐ TPV </i>

Nhận thức về HĐ TPV: Trẻ hiểu được ý nghĩa của HĐ; biết cách tiến hành HĐ và các điều kiện để thực hiện HĐ TPV.

<i>Tiêu chí 2: Trẻ thực hiện được HĐ TPV theo đúng yêu cầu, sử dụng các phương tiện đúng cách để thực hiện HĐ theo đúng yêu cầu của HĐ TPV. </i>

Ví dụ: Trẻ cầm vào quai cốc và đưa lên miệng uống nước như người lớn thường làm. Nghĩa là trẻ sử dụng phương tiện, đồ dùng, dụng cụ theo đúng chức năng và phương thức sử dụng nó khi thực hiện HĐ TPV.

Dựa trên hai tiêu chí trên chúng tôi xác định mức kĩ năng của từng HĐ TPV của trẻ. Cụ thể (Phụ lục 1.1. Bộ tiêu chí ĐG các mức độ KNTPV của trẻ theo mơ hình lớp MGG ): KNTPV trong ăn, mặc: với 2 chỉ số: chỉ số 1. Trẻ tự ăn uống; chỉ số 2. Trẻ tự mặc quần áo, đi giày dép.

KNTPV trong VS cá nhân: với 3 chỉ số: chỉ số 3. Trẻ tự rửa tay, chân, tự rửa mặt, chải đầu; chỉ số 4. Trẻ tự VS răng miệng, mắt, tai, mũi, họng; chỉ số 5: Trẻ tự đi

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i>b. Thang đánh giá </i>

Như vậy với 4 nhóm KNTPV (KNTPV trong ăn, mặc; KNTPV trong VS cá nhân; KNTPV khi ngủ; KNTPV khi học, khi chơi) gồm 8 chỉ số với thang đánh giá xây dựng theo 5 mức độ: rất tốt (ứng với 5 điểm); tốt (ứng với 4 điểm); khá (ứng với 3 điểm); Mức độ trung bình (2 điểm); Mức độ kém (1 điểm).

Thang đo của tác giả Theo Van der Linde, không chỉ xác định các dạng KNTPV, các NC cịn xây dựng cơng cụ đo lường KNTPV của trẻ về: Tần suất thực hiện các HĐ sống hàng ngày; Chất lượng thực hiện; thời gian cần thiết để thực hiện kĩ năng ADL. (Phụ lục 1.2. Bộ cơng cụ đo lường các khía cạnh)

<b>1.4. Lý luận về giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG ở trường mầm non </b>

<i><b>1.4.1. Đặc điểm của mơ hình lớp MGG trong giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non </b></i>

Mơ hình lớp MGG là mơ hình lớp mẫu giáo có trẻ ở các độ tuổi mẫu giáo không giống nhau được ghép vào một lớp, cùng thực hiện một chương trình GD trong năm học. Trong đó, chương trình GD trẻ mẫu giáo vừa đảm bảo quan tâm đến đáp ứng sự phát triển của trẻ ở các độ tuổi theo đặc điểm trẻ mẫu giáo, vừa quan tâm đến nhu cầu và khả năng PT cá nhân của trẻ ở từng độ tuổi. Mơ hình lớp MGG có nhiều ưu thế trong GD phát triển trẻ mẫu giáo nói chung, ưu thế trong GD KNTPV trẻ MN 3-6 tuổi nói riêng với những đặc trưng về sự hợp tác, giúp đỡ, học hỏi giữa cá nhân và các trẻ ở những độ tuổi trong ht và phát triển KNTPV. Cụ thể:

<i>Giúp đỡ: Trẻ độ tuổi dưới thực hiện nhiệm vụ, trẻ độ tuổi trên theo dõi, giúp đỡ trẻ bé nếu cần. Điều này thể hiện sự độc lập, tự lực tương đối của trẻ độ tuổi dưới, tinh </i>

thần tương trợ của trẻ độ tuỏi trên đối với trẻ độ tuổi dưới. Những kĩ năng còn yếu ở trẻ

<i>3-4 tuổi (hoặc trẻ chưa có sự vững chắc về kĩ năng)</i><small>1</small> sẽ được thực hiện với sự hỗ trợ,

<i>giúp đỡ của trẻ 4-5 tuổi và 5-6 tuổi (hoặc trẻ đã có sự vững chắc về kĩ năng) trong lớp. Hợp tác: Trẻ độ tuổi trên sử dụng kết quả của trẻ độ tuổi dưới để thực hiện tiếp </i>

nhiệm vụ của bản thân. Điều này khiến cho hoạt động của mỗi trẻ cần dựa vào kết quả của những trẻ khác. Kết quả của trẻ hoặc nhóm này ảnh hưởng tới hoạt động tiếp theo của trẻ hoặc nhóm khác. Do đó, mỗi trẻ cần phải hết sức mình trong chăm chú lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của bản thân, theo dõi kết quả của trẻ khác để hồn thiện chính mình.

<small>1 Hàm chỉ nội dung việc giúp đỡ được thực hiện bởi hành động giúp đỡ của trẻ có kinh nghiệm hơn, có KN đối với trẻ chưa có kinh nghiệm, chưa có KN. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i>Học hỏi: Trẻ độ tuổi trên hoặc trẻ thành thạo hơn thực hiện nhiệm vụ, hướng </i>

dẫn trẻ độ tuổi dưới hoặc trẻ chưa thành thạo bắt chước theo. Điều này khiến cho các trẻ và các nhóm trẻ sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kĩ năng, có thái độ chia sẻ với nhau.

GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi giúp trẻ nâng cao ý thức trách nhiệm với chính mình, với nhiệm vụ được giao; vì lứa tuổi 3-6 tuổi đã xuất hiện và phát triển khuynh hướng muốn tự khẳng định bản thân, muốn tự lập. Mơ hình lớp MGG với đặc điểm 2 đến 3 độ tuổi cùng sinh hoạt, học tập và vui chơi có ý nghĩa trong GD KNTPV cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được quan sát các anh, chị, các bạn, tự quyết định, tự cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề, tự làm các việc mình muốn theo ý thích của bản thân.

Mơ hình lớp MGG ở trường mầm non là mơ hình GV có thể vận dụng để GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi. Nếu tổ chức tốt, trẻ có nhiều cơ hội hoạt động trong thực tiễn, thực hành, trải nghiệm là cơ sở để hình thành, củng cố, rèn luyện nền nếp thói quen tốt, GD phát triển KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi.

<i><b>1.4.2. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG </b></i>

<i>1.4.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu của GDMN </i>

Mơi trường GD lớp MGG phải đáp ứng được chương trình GDMN và phù hợp với nội dung GD trẻ theo từng độ tuổi ở lớp; Đảm bảo mục tiêu chung của GDMN và mục tiêu GDKNTPV cụ thể cho trẻ của từng độ tuổi trong lớp MGG. Từ các mục tiêu này sẽ định hướng nội dung, PP, hình thức tổ chức GD KNTPV cho trẻ trong lớp MGG.

<i>1.4.2.2. Đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn </i>

Trong GD KNTPV cho trẻ theo mơ hình lớp ghép là GV cần hiểu rõ bản chất của KHGD, ND, những yêu cầu trong xây dựng KHGD, từ đó xây dựng và thực hiện KH.

KHGD KNTPV cho trẻ lớp ghép, GV và CBQL phải nắm vững chương trình GDMN, đặc điểm phát triển tâm - sinh lý, đặc điểm cá nhân của từng trẻ. Việc NC trẻ ở các độ tuổi và đặc điểm cá nhân trẻ trong lớp để xác định nội dung, lựa chọn và sử dụng biện pháp, hình thức tổ chức các hoạt động GD một cách hợp lí là bắt buộc với GV trong GD KNTPV cho trẻ trong lớp MGG.

Tính khoa học của cơng tác GD trẻ theo mơ hình lớp ghép cịn thể hiện ở sự chính xác của việc đưa nội dung GD KNTPV cho trẻ vào các hoạt động GD, vào chế độ sinh hoạt của trẻ cho phù hợp, qua đó hình thành hệ thống KNTPV cho trẻ.

GD KNTPV cho trẻ theo mơ hình lớp ghép cịn đảm bảo tính thực tiễn khi xây dựng và thực hiện KHGD, ĐG sự PT của trẻ phải căn cứ tình hình, điều kiện cụ thể của lớp học, của môi trường và chương trình GD, vào các điều kiện liên quan đến GD KNTPV cho trẻ lớp MGG. Mỗi lớp ghép cụ thể cần có kế hoạch/chương trình riêng phù hợp với đặc điểm của trẻ trong lớp ghép.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i>1.4.2.3. Đảm bảo tính tồn diện </i>

KHGD phải thể hiện được tính tồn vẹn, hệ thống của các lĩnh vực KNTPV trong mối quan hệ với GD phát triển tồn diện trẻ theo chương trình GD; thống nhất và tác động toàn diện đến trẻ từ kiến thức về KNTPV đến hành động và nhu cầu thể hiện KNTPV thường xuyên trong cuộc sống trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, cần tổ chức hiệu quả các HĐ và đánh giá sự PT tồn diện các KNTPV mà trẻ hình thành được theo MT và kết quả mong đợi đề ra, phát hiện các khó khăn, tồn tại giúp trẻ tiến bộ; điều chỉnh, nâng cao chất lượng GD KNTPV trẻ trong lớp MGG.

<i>1.4.2.4. Đảm bảo tính phát triển, tính khả thi </i>

Thiết kế các ND, các HĐ GD KNTPV cho trẻ hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày phải xuất phát từ trẻ, vì sự PT của trẻ. Vì vậy, việc lựa chọn nội dung, PP, HTGD thể hiện trong KH phải ở mức độ cao hơn so với khả năng hiện có của trẻ, hướng vào “vùng phát triển gần nhất” để khuyến khích trẻ có thái độ tích cực tìm tịi, khám phá và hình thành các KNTPV mới.

ND GD KNTPV cho trẻ trong các HĐ phải được kế thừa có chọn lọc, PT từ đơn giản đến phức tạp, đi từ gần đến xa; thực hiện nội dung cho tất cả trẻ ở các độ tuổi theo hướng đồng tâm.

PP và hình thức GD hướng vào sự tương tác giữa trẻ ở các độ tuổi, tích cực hố HĐ của trẻ; tận dụng tất cả phương tiện của lớp ghép trong các hoạt động GD KNTPV cho trẻ.

Đánh giá sự PT KNTPV của trẻ phải căn cứ vào thực tiễn quá trình hoạt động và sự tham gia của từng trẻ, kết quả đạt được ở từng trẻ và MTGD riêng của từng độ tuổi của trẻ có trong lớp ghép.

<i><b>1.4.2.5. Đảm bảo tính pháp lệnh </b></i>

GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi tại lớp MGG được xây dựng trên cơ sở chương trình GD trẻ do Bộ GD-ĐT ban hành, các văn bản chỉ đạo của các cơ quan quản lí cấp trên và nhà trường về cơng tác quản lí, hoạt động chun mơn, thực hiện chương trình GD KNTPV nói riêng, chương trình GD MG nói chung cho trẻ tại lớp MGG.

<i><b>1.4.2.6. Đảm bảo công bằng với tất cả trẻ trong lớp </b></i>

Đảm bảo để mọi trẻ trong lớp MGG đều được rèn luyện và GD KNTPV qua học, chơi, hoạt động sinh hoạt hàng ngày, đều được đảm bảo công bằng, thân thiện và hợp tác, được tham gia các hoạt động GD KNTPV, không phân biệt đối xử; Tơn trọng tính đa dạng, chấp nhận sự khác biệt của trẻ các dân tộc, các độ tuổi trong một lớp về mức độ rèn luyện và phát triển KNTPV.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i><b>1.4.3. Quy trình giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG Bước 1. Xây dựng KH </b></i>

Xây dựng KHGD KNTPV giúp GV chủ động trong việc tổ chức các hoạt động GD nhằm phát triển KNTPV cho trẻ theo đúng mục tiêu đề ra. Để xây dựng được bản kế hoạch GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi lớp MGG, GV cần thực hiện như sau:

- Xác định mục tiêu, nội dung GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi theo mơ hình lớp MGG trong năm học, trong từng chủ đề GD;

- Xác định PP, hình thức và các con đường tổ chức GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi lớp MGG trong năm học, trong từng chủ đề GD; Khung kế hoạch hoạt động GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi lớp MGG trong năm học, trong từng chủ đề GD.

- Xây dựng KH chi tiết tổ chức các hoạt động GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi lớp MGG tiếp cận ở các cấp độ: KHGD năm học, KHGD theo chủ đề, KH HĐ GD.

Ở cấp độ nào, kế hoạch GD KNTPV cũng cần đảm bảo những yêu cầu sau về

<i>mặt cấu trúc: Tên kế hoạch, đối tượng thực hiện, chủ thể, thời gian, địa điểm tổ chức, mục đích yêu cầu cần đạt, ND, hình thức, PP và phương tiện tổ chức, đánh giá kết quả và điều kiện thực hiện. </i>

Trong đó, khi xây dựng KHGD KNTPV theo năm học phải căn cứ vào Chương trình GDMN, bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi và các độ tuổi trong lớp để xác định MT, ND GD KNTPV chung cho các độ tuổi và mục tiêu GD riêng từng độ tuổi ở lớp

<i>ghép cho cả năm học. </i>

Khi xây dựng KHGD chủ đề, phải căn cứ vào mục tiêu GD KNTPV của năm học và vị trí của chủ đề GD trong tổng thể kế hoạch GD năm học, đặc điểm của trẻ để xác định mức độ của mục tiêu và ND GD KNTPV. Với lớp có trẻ dân tộc thiểu số, khi lập KH GD KNTPV năm học GV cần quan tâm đúng mức đến GD KNTPV với MT và ND chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ.

Từ mục tiêu, ND GD KNTPV với mỗi chủ đề GV cần lựa chọn, cụ thể hóa mục tiêu và ND GD KNTPV trong ngày, trong từng hoạt động GD. NDGD KNTPV ở tất cả các chủ đề cần phủ ND của chương trình GD KNTPV ở các độ tuổi của trẻ có trong lớp MGG. Các hoạt động GD KNTPV dự kiến tổ chức đảm bảo hướng tới MTGD KNTPV cho trẻ trong các tuần, hoạt động theo chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Căn cứ vào đặc trưng và ưu thế của từng dạng hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ để xây dựng KH chi tiết GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động học và các hoạt động hàng ngày, hoạt động ngày lễ, ngày hội. Lớp MGG có nhiều trẻ ở các độ tuổi không giống nhau nên việc tổ chức GD KNTPV cho trẻ 3-6 tuổi qua tổ chức hoạt động học được xác định gồm MT, ND đặc trưng của hoạt động học theo

</div>

×