TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======
VƯƠNG MỸ LINH
GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
HÀ NỘI – 2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======
VƯƠNG MỸ LINH
GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Người hướng dẫn khoa học
ThS. VŨ KIỀU ANH
HÀ NỘI – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu và dữ liệu trong khóa luận là trung thực và chưa từng công bố
trong bất kỳ khóa luận nào.
Tác giả
Vương Mỹ Linh
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận “Giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ mẫu giáo qua
hoạt động khám phá khoa học” được hoàn thành tại Trường Đại Học Sư
Phạm Hà Nội 2.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, khoa
Giáo dục Mầm non, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Vũ Kiều Anh, người thầy
tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên, khích lệ, dành nhiều thời gian
trao đổi, định hướng cho tôi trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thành khóa
luận.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của CBQL, GVMN, các
cháu lớp mẫu giáo tại trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình của tôi đã
luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận.
Tác giả
Vương Mỹ Linh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐC: Đối chứng
TN: Thực nghiệm
GD: Giáo dục
GV: Giáo viên
MN: Mầm non
MG: Mẫu giáo
MGB: Mẫu giáo bé
MGN: Mẫu giáo nhỡ
MGL:Mẫu giáo lớn
KN: Kỹ năng
KNS: Kỹ năng sống
KNTPV: Kỹ năng tự phục vụ
GDKNTPV: Giáo dục kỹ năng tự phục vụ
HĐKPKH: Hoạt động khám phá Khoa Học
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
8. Cấu trúc ......................................................................................................... 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ
PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
KHOA HỌC...................................................................................................... 6
1.1. Một số khái niệm........................................................................................ 6
1.1.1. Kỹ năng ................................................................................................... 6
1.1.2. Kỹ năng tự phục vụ ................................................................................. 7
1.2. Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo ......................................... 9
1.2.1. Ý nghĩa giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo ......................... 9
1.2.2. Những kỹ năng tự phục vụ cần giáo dục cho trẻ mẫu giáo ở trường
mầm non.......................................................................................................... 10
1.3. Hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non...... 11
1.3.1. Mục tiêu khám phá khoa học ................................................................ 12
1.3.2. Nội dung khám phá khoa học ............................................................... 13
1.3.3. Phương pháp hướng dẫn trẻ khám phá khoa học.................................. 13
1.4. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo....................................................................... 20
1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lý............................................................................. 20
1.4.2. Đặc điểm nhận thức .............................................................................. 20
1.5. Lý luận về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt
động khám phá khoa học................................................................................. 21
1.5.1. Mục tiêu giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt
động khám phá khoa học................................................................................. 21
1.5.3. Phương pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo qua
hoạt động khám phá khoa học......................................................................... 23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG
TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM
PHÁ KHOA HỌC........................................................................................... 27
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng .............................................. 27
2.1.1. Mục tiêu, quy mô, địa bàn khảo sát ..................................................... 27
2.1.2. Nội dung khảo sát.................................................................................. 27
2.1.3. Phương pháp và kỹ thuật khảo sát ........................................................ 27
2.2. Kết quả khảo sát ....................................................................................... 29
2.2.1. Thực trạng hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo ................ 29
2.2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu
giáo ở trường mầm non ................................................................................... 30
2.2.3. Định hướng và điều kiện giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo qua
hoạt động khám phá khoa học......................................................................... 34
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO
TRẺ MẪU GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC ............. 35
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
mẫu giáo qua hoạt động khám phá khoa học. ................................................. 35
3.1.1. Đảm bảo tính mục đích giáo dục .......................................................... 35
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn .......................................................................... 36
3.1.3. Đảm bảo tính vừa sức và phù hợp với đặc trưng của trẻ mẫu giáo ...... 37
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực của trẻ............................................. 37
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính an toàn cho trẻ.............................................. 38
3.2. Quy trình thiết kế hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
mẫu giáo qua hoạt động khám phá khoa học. ................................................. 38
3.2.1. Yêu cầu của việc thiết kế hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ
bản thân cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động khám phá khoa học ....................... 38
3.2.2. Quy trình thiết kế hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
mầm non .......................................................................................................... 39
3.2.3 Ví dụ minh hoạ....................................................................................... 40
3.3. Thực nghiệm sư phạm.............................................................................. 46
3.3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 46
3.3.2. Đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm ....................................... 46
3.3.3. Nội dung và phạm vi thực nghiệm....................................................... 47
3.3.4. Xác định chuẩn và thang đánh giá thực nghiệm ................................... 47
3.3.5. Quy trình thực nghiệm và đánh giá...................................................... 49
3.3.6. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 49
3.3.7. Nhận xét chung về thực nghiệm ........................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 57
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả điều tra trẻ mẫu giáo được khám phá khoa học ở
trường mần non ............................................................................ 29
Bảng 2.2: Đánh giá của giáo viên về vai trò của hoạt động khám phá
khoa học trong việc giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo.............. 29
Bảng 2.3: Kết quả điều tra trẻ mẫu giáo được giáo dục kỹ năng tự phục
vụ ở trường mầm non.................................................................... 30
Bảng 2.4: Đánh giá về mức độ hứng thú của trẻ khi được GDKNTPV ......... 31
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động GD KNTPV của trẻ mẫu giáo.......................... 32
Bảng 2.6: Mức độ thực hiện nội dung giáo dục KNTPV cho trẻ (theo
GV)................................................................................................ 32
Bảng 3.1: Số trẻ thực nghiệm và đối chứng.................................................... 46
Bảng 3.2: Mức độ biểu hiện của cả 3 tiêu chí của 2 nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng trước thực nghiệm......................................... 49
Bảng 3.3: Mức độ biểu hiện của cả 3 tiêu chí của 2 nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng sau thực nghiệm ............................................ 50
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Mức độ cải thiện kết quả nhận thức GDKNTPV cho trẻ MG
qua HĐKPKH cho trẻ MG ......................................................... 51
Biểu đồ 3.2: Sự phát triển kỹ năng trong hoạt động GDKNTPV qua hoạt
động KPKH cho trẻ MG ............................................................. 52
Biểu đồ 3.3: Sự phát triển về thái độ học tập trong GDKNTPV qua
HĐKPKH cho trẻ MG ................................................................ 53
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, xã hội càng phát triển nhanh, sự bùng nổ của công nghệ
thông tin làm ảnh hưởng đến nhân cách của thế hệ trẻ. Và trong bối cảnh hội
nhập kinh tế, đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức từ yêu cầu thực
tiễn mang lại, đòi hỏi mỗi người đều phải trang bị cho bản thân mình những
kỹ năng cơ bản nhất trong cuộc sống, có những năng lực không thể làm chủ
cuộc sống mình.
Giáo dục kỹ năng sống giữ vai trò rất quan trọng đang được xã hội
quan tâm. Nó là một phần quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách của con
người trong xã hội hiện đại bởi vì muốn thành công trong cuộc sống thì đòi
hỏi con người cần phải có kỹ năng sống. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống vừa là
mục tiêu vừa là nhiệm vụ cho sự phát triển nhân cách trẻ.
Trong sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ, kỹ năng sống được
hình thành theo một quá trình, nó không chỉ hình thành theo một cách tự
nhiên, trải nghiệm trong cuộc sống mà nó còn qua quá trình giáo dục rèn
luyện mà có. Kỹ năng sống giúp cho trẻ thêm tự tin, thành công trong các
hoạt động vui chơi, lao động, rèn luyện; vượt qua các thử thách, ứng phó các
thay đổi và thực hiện tốt các nhiệm vụ, nghĩa vụ của mình. Chính vì vậy, giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng cần thiết.
Hiện nay, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nói chung thì
việc giáo dục kỹ năng sống đang được chú ý và đưa vào giảng dạy trong các
hoạt động trên lớp học nhằm trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết nhất.
Nhưng trên thực tế thì việc giáo dục kỹ năng sống chỉ được giảng dạy qua lý
thuyết hoặc khuôn mẫu, áp đặt, không logic, chưa được đào tạo chuyên sâu và
còn gò ép trẻ nên chưa đạt được kết quả cao.
Để nâng cao được hiệu quả chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ,
đòi hỏi cần phải có sự thay đổi toàn diện về mọi mặt như: điều kiện cơ sở vật
chất, trình độ giáo viên…và thông qua các hình thức như: thông qua các chủ
đề, thông qua hoạt động khám phá khoa học, các hoạt động (vui chơi, học tập,
lao động)…
1
Lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn mà trẻ đang học đòi làm người lớn. Mỗi
một hành động mà người lớn làm trẻ sẽ có thể nhìn và học theo. Vì vậy việc
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ mang lại hiệu quả cao trong việc cung cấp cho trẻ những kiến
thức, giúp trẻ có thể tự khám phá sự vật hiện tượng bằng những kỹ năng mà
trẻ đã học được.
Việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ là vô cùng cần thiết đặc biệt là ở lứa
tuổi mẫu giáo. Đó là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ năng lực, hội
nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin, vững vàng trước mọi thử thách.
Nhưng hiện nay, việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở trường mầm non
vẫn chưa tốt và chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc này.
Khám phá khoa học là một trong những chiến lược quan trọng giúp trẻ
có thể phát triển tư duy và năng lực của trẻ nhưng hiện nay ở các trường mầm
non thì vẫn chưa thực sự được tốt, trẻ không được áp dụng trên thực tế mà
chủ yếu chỉ được học dựa trên lý thuyết, khuôn mẫu. Nếu được áp dụng vào
thực tế, trẻ không chỉ học hỏi các kiến thức khoa học qua hình ảnh, lời kể mà
còn trực tiếp được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những gì mà trẻ quan tâm
và trẻ muốn tìm hiểu. Từ đó tạo được sự thích thú, tích cực chủ động ở trẻ.
Việc khám phá khoa học rất phù hợp với việc giáo dục kỹ năng tự phục
vụ cho trẻ mẫu giáo. Nó sẽ đem lại hiệu quả cao cho việc giảng dạy, giúp cho
trẻ đạt được những kỹ năng cần thiết nhất trong cuộc sống. Vì vậy, tôi đã
quyết định chọn đề tài “Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo qua
hoạt động khám phá khoa học” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp tổ chức và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu
giáo qua hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động
khám phá khoa học.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo.
4. Giả thuyết khoa học
Việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo đang được chú
trọng và quan tâm ở các trường mầm non nhưng chưa thật sự đạt được kết quả
cao như mong muốn vì có rất nhiều những nguyên nhân, ví dụ như: do trình
độ nhận thức của giáo viên, do chương trình đào tạo chưa được phù hợp, hạn
chế các hình thức tổ chức và sử dụng các phương pháp giảng dạy chưa thật sự
khoa học,…
Nếu đề xuất và áp dụng được các biện pháp tích cực giáo dục kỹ năng
sống qua hoạt động khám phá khoa học thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục
và từ đó góp phần cải thiện kỹ năng sống cho trẻ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lí luận giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân cho
trẻ mẫu giáo qua hoạt động khám phá khoa học.
5.2. Xác định cơ sở thực tiễn việc tổ chức giáo dục kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động khám phá khoa học.
5.3. Đề xuất đưa ra một số các biện pháp và một số kinh nghiệm giáo
dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫm giáo qua hoạt động khám phá khoa học.
5.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá giáo dục kỹ năng
tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo.
6. Phạm vi nghiên cứu
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động khám phá khoa
học được tiến hành khảo sát thực trạng và khảo sát thực nghiệm sư phạm tại
trường mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu; tiến hành đọc,
phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và hệ thống hóa nội dung để xây dựng
các luận điểm khoa học cho đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp quan sát
Quan sát về hoạt động tổ chức hoạt động tự phục vụ cho trẻ của giáo
viên ở một số trường mầm non.
- Quan sát những biểu hiện kỹ năng tự phục vụ của trẻ trong trường
mầm non.
- Quan sát các hoạt động của giáo viên khi tổ chức hoạt động tự phục
vụ để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo nhằm đề xuất những biện
pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách tốt nhất.
7.3. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn thông qua hình thức hỏi đáp để thu thập thông tin
về hoạt động tự phục vụ ở các trường mầm non để từ đó làm nền tảng đánh
giá về giáo dục kỹ năng tự phục vụ ở trẻ.
7.4.Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm tác động: Tiến hành thực nghiệm các biện pháp giáo dục
đã xây dựng đối với nhóm trẻ thực nghiệm.
8. Cấu trúc
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung:
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
mẫu giáo qua hoạt động khám phá khoa học.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho
trẻ mẫu giáo qua hoạt động khám phá khoa học.
Chương 3: Biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo
qua hoạt động khám phá khoa học.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ
PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
KHOA HỌC.
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Kỹ năng
Kỹ năng là một vấn đề phức tạp, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau
về thuật ngữ này, song nó xoay quanh hai hướng: hoặc nghiêng về mặt kỹ
thuật hành động, hoặc nghiêng về mặt năng lực hành động của con người.
Những người xem xét kỹ năng nghiêng về kỹ thuật hành động cho rằng
kỹ năng là kỹ thuật thực hiện hành động để đạt được mục đích phù hợp với
điều kiện mà con người đã nắm giữ. Chẳng hạn, theo Hà Nhật Thăng: “Kỹ
năng là mặt kỹ thuật của hành động thể hiện thao tác hành động” [11]; theo
Trần Trọng Thuỷ: “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm
được hành động tức là kỹ thuật hành động có kỹ năng” [12]; hay theo
V.A.Kruchetxki: “Kỹ năng là thực hiện một hành động hay một phương thức
nào đó nhờ sử dụng những kỹ thuật, những phương thức đúng đắn”. [9]
Những người nghiêng về mặt năng lực hành động cho rằng: “ Kỹ năng
là năng lực thực hiện một công việc nào đó”. Chăng hạn, H.D. Levitov cho
rằng “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một tác động nào đó hay một hành
động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng đúng đắn các hình thức
hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả” [10]; Vũ Dũng lại quan
niệm rằng: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về
phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm
vụ tương ứng” [6].
Như vậy, kỹ năng vừa là năng lực của mỗi cá nhân, nó vừa là kỹ thuật
thực hiện hành động dựa trên sự vận dụng kiến thức một cách linh hoạt vào
trong thực tiễn đời sống.
Từ đó ta có thể hiểu được rằng: “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết
quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh
nghiệm đã có để hành động phù hợp nhất với điều kiện cho phép”.
Người có kỹ năng về một hoạt động nào đó được thể hiện ở các dấu
hiệu sau:
- Có tri thức về hoạt động đó: Có nghĩa là nắm được mục đích, cách thức,
điều kiện để thực hiện các hoạt động.
- Tiến hành hoạt động theo đúng yêu cầu của nó.
- Đạt kết quả hoạt động không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà ở cả trong
những điều kiện khác.
1.1.2. Kỹ năng tự phục vụ
KNTPV là những kỹ năng liên quan lao động nhằm thỏa mãn những
nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của cá nhân để duy trì cuộc sống, thực hiện các
chức năng của cơ thể và thích nghi với nền văn hóa. Đó là những kỹ năng
mang tính chu trình nhằm duy trì sức khỏe và vệ sinh cá nhân, như: ăn, ngủ,
mặc, vệ sinh thân thể, chơi, học, ...
Từ đó ta có thể hiểu: KNTPV là khả năng thực hiện có kết quả những
hành động mang tính chu trình như: ăn, ngủ, mặc, vệ sinh thân thể, chơi,
học,... phù hợp với điều kiện cho phép nhằm duy trì sức khỏe bản thân và vệ
sinh cá nhân.
KNTPV được hình thành trong quá trình con người thực hành, trải
nghiệm những hành động mang tính chu trình như ăn, ngủ, mặc, vệ sinh cá
nhân, chơi, học,...trong cuộc sống hằng ngày.
Theo Nguyễn Thị Thu Hà [7], sự hình thành KNTPV được diễn ra theo
bốn giai đoạn:
- Giai đoạn nhận thức: “Là giai đoạn con người nhận thức đầy đủ mục đích,
cách thức, điều kiện hành động (mới nắm được lý thuyết nhưng chưa hành
động thực sự). Giai đoạn này rất quan trọng, bởi vì không xác định được mục
đích sẽ không có hướng hành động và để hành động có kết quả con người cần
phải hiểu được các điều kiện, cách thức cần thiết nhất đối với hành động đó”.
- Giai đoạn làm thử: “ Là giai đoạn bắt đầu hành động, có thể hành động theo
mẫu trên cơ sở đã nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hành
động, có thể tự hành động theo hiểu biết của mình. Ở giai đoạn này hành động
vẫn còn nhiều thiếu sót, các thao tác vẫn còn lúng túng, hành động có thể đạt
mức thấp nhất, hoặc chưa có kết quả”.
- Giai đoạn kỹ năng bắt đầu hình thành: “Ở giai đoạn này người ta có thể hành
động độc lập, ít sai sót, các thao tác bắt đầu có thể thành thục hơn, hành động
có kết quả trong những điều kiện quen thuộc”.
- Giai đoạn kỹ năng được hoàn thiện: “Là giai đoạn hành động được thực hiện
có kết quả ngay cả trong những điều kiện khác nhau, các thao tác thuần thục,
hành động thực hiện đã có tính sáng tạo”.
1.1.3. Giáo dục kỹ năng tự phục vụ
Giáo dục KNTPV cho trẻ MG là quá trình tác động sư phạm có mục
đích, có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ em nhằm hình thành cho trẻ những
kỹ năng trong những hành động mang tính chu trình như: ăn, ngủ, mặc, vệ
sinh thân thể, chơi, học, ... phù hợp với các điều kiện cho phép để nhằm duy
trì sức khỏe bản thân và vệ sinh cá nhân cho trẻ.
1.1.4. Khoa học
Khoa học là một thuật ngữ được sử dụng hết sức phổ biến trong cuộc
sống hàng ngày. Liên quan đến các thuật ngữ này còn rất nhiều những cụm từ
xuất hiện khá phổ biến như: “Kiến thức khoa học”, “Nghiên cứu khoa học”,
“Ngành khoa học”…
Ở lứa tuổi mầm non, theo Trần Thị Ngọc Trâm “Khoa học với trẻ nhỏ
là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên. Bên cạnh đó, khoa học còn
là những hiểu biết về thế giới khách quan mà trẻ phát hiện, tìm ra, tích lũy
được trong các hoạt động tìm kiếm, khám phá các sự vật hiện tượng xung
quanh trẻ. Bản thân khoa học không phải là một hoạt động, mà là cách thức
tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua việc khám phá, thử nghiệm, phát hiện,
giải thích, lập luận…Kết quả của các hoạt giáo dục khoa học giúp trẻ thu
được lượng kiến thức khoa học đơn giản và quan trọng hơn cả là trẻ phát triển
các năng lực cơ bản như quan sát, tư duy logic, giải quyết vấn đề, hợp
tác…”[13].
1.1.5. Khám phá khoa học
Theo Trần Thị Ngọc Trâm “Khám phá khoa học với trẻ nhỏ là quá trình
trẻ tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên. Đó là quá
trình quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luận, thảo luận,
giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định... Khám phá khoa học là một trong những
chiến lược rất quan trọng giúp phát triển được tư duy và năng lực của trẻ, trẻ
MG không chỉ là học hỏi những kiến thức khoa học qua những hình ảnh, lời
kể mà còn trực tiếp được tham gia trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những gì trẻ
đang quan tâm, trẻ tò mò, muốn tìm hiểu. Hoạt động khám phá khoa học diễn
ra đa dạng, như qua sách, ảnh, video, thí nghiệm hóa học, thí nghiệm sinh
học, ứng dụng khoa học thực tiễn, khoa học thường thức…” [13]
1.2. Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo
1.2.1. Ý nghĩa Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo
KNTPV là loại kỹ năng rất quan trọng và rất cần thiết cho mỗi con
người, từ người lớn cho đến trẻ em. KNTPV không phải là cái bẩm sinh mà
nó là sản phẩm của quá trình con người thực hành, trải nghiệm thường xuyên
trong cuộc sống thường ngày.
- Trẻ mẫu giáo, tính tự lập của trẻ được hình thành và bộc lộ. Trẻ có
nhu cầu được sống và muốn được làm việc như người lớn, có nhu cầu tự làm
lấy hết mọi việc, nhất là những việc quen thuộc phù hợp với khả năng bản
thân của trẻ như: tự xúc cơm ăn, tự đi ngủ, tự uống nước, tự rửa mặt tự mặc
quần áo, tự đi giầy dép,... không muốn người lớn can thiệp vào công việc của
mình. Có thể nói đây là giai đoạn thuận lợi nhất cho việc giáo dục những
KNTPV cho trẻ khi tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non. Giáo
dục các KNTPV cho trẻ ở giai đoạn này sẽ đáp ứng được những nhu cầu cá
nhân, góp phần phát triển tính tự quyết và nâng cao chất lượng cuộc sống của
trẻ MG, trẻ tự thực hiện được các kỹ năng ăn, ngủ, mặc, đi vệ sinh và tự biết
vệ sinh thân thể,...
- Giúp cho cơ thể trẻ được khỏe mạnh, sạch sẽ; trẻ tự tin hơn trong cuộc
sống, nó góp phần phát triển tích cực hoạt động và phát triển nhân cách của
mỗi một đứa trẻ.
- Là điều kiện cần thiết để một đứa trẻ được chấp nhận trong nhóm bạn
bè và hòa nhập vào môi trường cộng đồng. Một đứa trẻ có bề ngoài không
sạch sẽ thì sẽ khó có thể nhận được sự kết bạn từ phía mọi người. Do vậy, nếu
được hướng dẫn, trẻ có thể đạt được những tiến bộ trong các KNTPV và thể
hiện được tính độc lập đối với cha mẹ và người trợ giúp. Điều này sẽ làm
nâng cao được chất lượng cuộc sống, tăng khả năng tự quyết cho trẻ, tạo
nhiều cơ hội hơn để tương tác với bạn cùng lứa, hướng tới các quan hệ xã hội
một cách tích cực. Như vậy, việc giáo dục các KNTPV cho trẻ là một việc hết
sức cần thiết và mang ý nghĩa vô cùng lớn lao.
1.2.2. Những kỹ năng tự phục vụ cần giáo dục cho trẻ mẫu giáo ở trường
mầm non.
Dựa vào những đặc điểm phát triển của tâm lí, sinh lí, đặc trưng trẻ
mẫu giáo và các hoạt động trong cuộc sống thường ngày của trẻ ở trong
trường mầm non, chúng tôi đã xác định nội dung giáo dục các KNTPV cho
trẻ như sau:
- KNTPV trong ăn, mặc, bao gồm các kỹ năng thành phần:
+ Biết tự ăn uống: Biết tự chuẩn bị bàn ăn, ghế ngồi, bát, thìa, dĩa, khăn
lau; biết tự chia cơm, chia thức ăn; biết tự xúc ăn, tự lấy thêm cơm, thêm
canh; ăn uống không rơi vãi, không vừa nhai vừa nói chuyện; tự lau chùi, cất
dọn bàn ghế, lau miệng, uống nước,...
+ Biết tự mặc quần áo, đi giày dép: biết tự chọn trang phục phù hợp với
thời tiết, tự mặc quần áo, tự đi giày dép; biết giữ vệ sinh quần áo, biết gấp và
cất quần áo; biết tự chuẩn bị quần áo, đồ dùng cần thiết cho vào balo khi đi
học hoặc đi dã ngoại, đi chơi; biết tự cất, lấy balo, đồ dùng đồ chơi cá nhân
vào đúng nơi quy định;...
- KNTPV trong vệ sinh cá nhân, bao gồm các kỹ năng thành phần:
+ Biết tự rửa chân, tay, tự biết rửa mặt, chải đầu: tự biết rửa tay trước
khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi bẩn; biết tự rửa mặt sau khi ngủ dậy, sau khi
đi chơi về; tự chải đầu; biết giữ cho chân tay, mặt mũi, đầu tóc sạch sẽ, gọn
gàng;...
+ Biết tự vệ sinh răng miệng, mắt, tai, mũi, họng: biết tự súc miệng,
đánh răng hằng ngày; biết lau mặt và mắt bằng khăn riêng sạch sẽ, không dụi
tay vào mắt, không để nước vào mắt khi tắm gội, không ngồi gần tivi khi xem
tivi, không để sát mắt vào sách vở khi xem tranh; biết lau rửa tai, mũi đúng
cách, không dùng vật cứng, nhọn để ngoáy mũi, ngoáy tai; biết giữ ấm cho
tai, mũi, họng vào mùa đông, không ăn kem, uống nước quá lạnh;....
+ Biết tự đi vệ sinh đúng cách: Biết tự đi tiểu, tiện đúng nơi quy định;
biết xả nước sau khi tiểu, tiện; rửa tay sau khi tiểu, tiện; không để giây nước
ra quần áo, sàn nhà;...
- KNTPV khi ngủ: Biết tự chuẩn bị phòng ngủ, đồ dùng cá nhân (cởi
bớt quần áo nếu là mùa đông, chuẩn bị chăn, chiếu, gối, đệm,...); ngủ đúng
giờ, đúng tư thế, giữ im lặng trong giờ ngủ; thức dậy đúng giờ, mặc ngay
quần áo ấm (nếu là mùa đông); biết tự cất dọn đồ dùng cá nhân, vệ sinh phòng
ngủ (gấp chăn, chiếu, cất gối, đệm vào nơi quy định);...
- KNTPV khi học, khi chơi, bao gồm các kỹ năng thành phần:
+ Biết tự phục vụ khi đi học và khi học: biết tự chuẩn bị bàn ghế, đồ dùng học
tập phù hợp với giờ học; biết ngồi học đúng tư thế; biết cất dọn đồ dùng học
tập vào đúng nơi quy định;...
+ Biết tự phục vụ khi chơi: Biết tự chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phù hợp với trò
chơi; biết sử dụng đồ dùng đồ chơi chơi, giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong khi
chơi; biết hợp tác - chia sẻ cùng bạn khi chơi; biết tự cất dọn đồ dùng đồ chơi
vào đúng nơi quy định sau khi chơi;...
1.3. Hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
1.3.1. Mục tiêu khám phá khoa học
1/ Kiến thức
- Củng cố những kiến thức và những biểu tượng đã có của trẻ về các đối
tượng của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
- Cung cấp những kiến thức, hình thành những biểu tượng mới một cách
hệ thống, chính xác, khách quan, khoa học đầy đủ về tự nhiên và xã hội.
- Mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về các đặc điểm, về quá trình biến đổi,
sự phát triển của sự vật hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội.
2/ Kỹ năng
- Kỹ năng nhận thức chung: “Giáo dục khoa học cho trẻ nhằm rèn
luyện các kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy cho trẻ”.
- Kỹ năng tư duy: “Rèn luyện các kỹ năng như phân biệt, so sánh,
phân tích, tổng hợp, phân loại, phân nhóm, xếp nhóm, tạo nhóm, xếp tương
ứng, đo lường,…”.
- Kỹ năng ngôn ngữ: “Nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, góp phần vào
việc mở rộng, hệ thống hóa và tích cực hóa vốn từ cho trẻ, thêm chủ đề hoặc
loại từ để trẻ biết cách sắp xếp các từ, vốn từ theo logic và theo trật tự nhất
định. Đồng thời, rèn các kỹ năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, đủ ý, đúng ngữ
pháp với thái độ mạnh dạn, tự tin cho trẻ khi giao tiếp, ứng xử với mọi
người”.
- Kỹ năng nghiên cứu: “Thông qua việc giáo dục khoa học cho trẻ
mầm non, giáo viên hình thành cho trẻ các kỹ năng làm thí nghiệm, thực
nghiệm, sưu tầm tranh ảnh, làm tiêu bản”.
- Kỹ năng sống và kỹ năng xã hội: “Rèn luyện các kỹ năng thuyết
trình, lắng nghe, hợp tác nhóm, tự phục vụ, vượt qua các tình huống khó khăn
của lứa tuổi cho trẻ”.
- Ngoài ra, giáo viên còn có thể rèn luyện cho trẻ các kỹ năng tích hợp
như: toán, âm nhạc, tạo hình, văn học, vận động,…
3/ Thái độ
Giáo dục cho trẻ về đạo đức, thái độ, xúc cảm, tình cảm đúng đắn đối
với bản thân, với tự nhiên và xã hội và tạo điều kiện cho việc hình thành tính
tự tin vào chính bản thân.
1.3.2. Nội dung khám phá khoa học
Nội dung khám phá khoa học dựa trên các yếu tố về tự nhiên và yếu tố
về xã hội, được xây dựng thành 2 nội dung cơ bản sau:
- Nội dung khám phá xã hội: Đối với trẻ mẫu giáo, nội dung hoạt
động khám phá xã hội bao gồm các hoạt động tìm hiểu về “bản thân, gia
đình, họ hàng, cộng đồng; trường mầm non; một số nghề phổ biến trong xã
hội; danh lam, thắng cảnh và các ngày lễ hội ở địa phương” [2].
- Nội dung khám phá khoa học tự nhiên: “Bao gồm toàn bộ các sự vật
hiện tượng của giới vô sinh (không khí, ánh sáng, nước, đất, sỏi, đá…) và giới
hữu sinh (động vật, thực vật, con người). Thiên nhiên với sự đa dạng về loài,
thành phần, về cấu tạo, về môi trường sống…, với các mối quan hệ và liên hệ
có tính quy luật; với những thay đổi và phát triển liên tục, không ngừng là
nguồn cung cấp thông tin, kiến thức phong phú, là nguyên liệu cho tư duy và
là mục đích của những khám phá ở trẻ. Hơn nữa, đây còn là nguồn cảm hứng
vô tận kích thích sự sáng tạo, tìm tòi và phát triển óc thẩm mỹ của trẻ MG”
[2]
1.3.3. Phương pháp hướng dẫn trẻ khám phá khoa học.
1.3.3.1. Phương pháp quan sát
1/ Khái niệm
“Phương pháp quan sát là cách thức mà GV hướng dẫn trẻ sử dụng các
giác quan để tri giác các sự vật, hiện tượng mà không cần can thiệp hoặc
không làm thay đổi quá trình diễn biến của sự vật, hiện tượng đó”.
2/ Yêu cầu
* Yêu cầu đối với việc sử dụng phương tiện trực quan trong quan sát
- Phương tiện trực quan phải phù hợp với mục tiêu và phù hợp nội dung của
bài dạy.
- Phương tiện trực quan phải phù hợp với khả năng và trình độ nhận thức của
bản thân trẻ.
- Phương tiện trực quan phải phản ánh đúng đắn về bản chất của đối tượng,
phải mang tính thẩm mỹ, kích thước đủ lớn, đảm bảo sự quan sát của tất cả
các trẻ và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Phương tiện trực quan phải được sử dụng đúng thời điểm, địa điểm và phù
hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Nâng dần về mức độ trừu tượng của các phương tiện trực quan: vật thật - mô
hình - tranh ảnh - phim tư liệu.
- Cụ thể, rõ ràng, đa dạng về thành phần, tính chất và trạng thái.
* Yêu cầu đối với việc tổ chức cho trẻ quan sát
- Trẻ được trải nghiệm.
- Trẻ phải được sử dụng tối đa các giác quan để tri giác.
- Đảm bảo sự quan sát của mỗi cá nhân trẻ.
- Phối hợp các giác quan cùng với các hệ cơ quan của trẻ.
- Kết hợp việc quan sát, tri giác với việc đàm thoại, trao đổi, thảo luận.
3/ Quy trình dạy học
* Chuẩn bị
+ Xác định được mục tiêu, nội dung của việc quan sát.
+ Xác định về hình thức tổ chức việc quan sát.
+ Chuẩn bị đối tượng quan sát (loại, số lượng, tính chất của đối tượng) và các
phương tiện, đồ dùng khác nếu có liên quan.
+ Dự kiến về thời gian, thời điểm, địa điểm của việc quan sát.
+ Xây dựng hệ thống các câu hỏi đàm thoại.
+ Dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong quá trình quan sát.
* Tiến hành
B1: Ổn định tổ chức và gây hứng thú.
B2: Cho trẻ tự quan sát.
B3: Tổ chức hướng dẫn cho trẻ quan sát.
B4: Trao đổi, thảo luận và trình bày.
B5: Nhận xét và đánh giá.
1.3.3.2. Phương pháp đàm thoại
1/ Khái niệm
“Phương pháp đàm thoại là cách thức mà GV sử dụng hệ thống các câu
hỏi được sắp xếp theo một trình tự nhất định và hợp lý dựa trên vốn tri thức
và kinh nghiệm sẵn có của trẻ nhằm giúp trẻ tìm hiểu và khám phá về nội
dung của bài học”.
2/ Yêu cầu
* Yêu cầu về câu hỏi
+ Câu hỏi cần có nội dung ngắn gọn, rành mạch, rõ ràng, dễ hiểu.
+ Câu hỏi phải phù hợp với mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học.
+ Câu hỏi cần phải phù hợp với đặc điểm và trình độ nhận thức của trẻ MG.
+ Câu hỏi cần phải được sắp xếp phù hợp với logic nhận thức và logic nội
dung đàm thoại.
+ Câu hỏi cần kích thích được sự tò mò, tìm tòi, khám phá của trẻ MG.
+ Có sự kết hợp hợp lý giữa câu hỏi đóng và các câu hỏi mở.