Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

kết quả phẫu thuật cắt khối tá tụy điều trị ung thư vùng đầu tụy tại bệnh viện trung ương quân đội 108

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 113 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TĂNG VĂN HUY </b>

<b>KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT KHỐI TÁ TỤY ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÙNG ĐẦU TỤY </b>

<b>TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 </b>

<b>LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ </b>

THÁI NGUYÊN – NĂM 2022

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN </b>

<b> BỘ Y TẾ </b>

<b> TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TĂNG VĂN HUY </b>

<b>KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT KHỐI TÁ TỤY ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÙNG ĐẦU TỤY </b>

<b>TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 </b>

<b>Chuyên nghành: Ngoại khoa Mã số: NT 62.72.07.50 </b>

<b>LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ </b>

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÊ VĂN THÀNH 2. TS. VŨ THỊ HỒNG ANH

THÁI NGUYÊN – NĂM 2022

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN </b>

<b>BỘ Y TẾ </b>

<b> TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi là Tăng Văn Huy, học viên lớp bác sĩ nội trú khoá 13, chuyên ngành Ngoại khoa, khoá học 2019 – 2022, Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên, xin cam đoan:

1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Văn Thành và TS. Vũ Thị Hồng Anh.

2. Cơng trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam.

3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

<i> Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2022 </i>

Người viết cam đoan

<b>Tăng Văn Huy </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới: Đảng uỷ, Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Qn đội 108, Phịng kế hoạch tởng hợp, Khoa phẫu thuật Gan-Mật-Tuỵ (B3-B); Phòng Đào tạo và Bộ môn Ngoại trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.

Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Văn Thành và TS. Vũ Thị Hồng Anh là những người thầy đã tận tâm dạy bảo và trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu.

Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu tới các Thầy trong chuyên nghành và các chuyên nghành liên quan đã tận tình dạy bảo, đóng góp ý kiến q báu giúp tơi hồn thành luận văn.

Xin được bày tỏ lòng biết ơn đến bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đã hợp tác, giúp đỡ tơi thực hiện nghiên cứu và hồn thành luận văn.

Trân trọng biết ơn: những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.

<i>Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2022 </i>

<b>Tăng Văn Huy </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỤC LỤC </b>

<b><small>ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1 </small></b>

<b><small>Chương 1. TỔNG QUAN ... 3 </small></b>

<small>1.1. Giải phẫu vùng đầu tụy ... 3 </small>

<small>1.2. Đặc điểm lâm sàng của ung thư vùng đầu tuỵ ... 8 </small>

<small>1.3. Một số đặc điểm cận lâm sàng của ung thư vùng đầu tuỵ ... 9 </small>

<small>1.4. Chẩn đoán giai đoạn của ung thư vùng đầu tuỵ ... 17 </small>

<small>1.5. Điều trị ung thư vùng đầu tuỵ ... 17 </small>

<small>1.6. Kết quả phẫu thuật cắt khối tá tụy điều trị ung thư vùng đầu tụy ... 22 </small>

<b><small>Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 26 </small></b>

<small>2.1. Đối tượng nghiên cứu... 26 </small>

<small>2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ... 26 </small>

<small>2.3. Phương pháp nghiên cứu ... 26 </small>

<small>2.4. Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu... 28 </small>

<small>2.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ... 45 </small>

<small>2.6. Đạo đức nghiên cứu y học... 46 </small>

<b><small>Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 47 </small></b>

<small>4.2. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư vùng đầu tuỵ ... 64 </small>

<small>4.3. Kết quả phẫu thuật cắt khối tá tuỵ điều trị ung thư vùng đầu tuỵ ... 71 </small>

<b><small>KẾT LUẬN ... 82 </small></b>

<b><small>KHUYẾN NGHỊ ... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO </small></b>

<b><small>PHỤ LỤC </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT </b>

(Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ)

(Hội gây mê Hoa Kỳ)

(Chụp mật tụy ngược dòng nội soi)

(Hội nghiên cứu phẫu thuật tuỵ quốc tế)

(Mạng lưới ung thư toàn diện quốc gia)

Tomography (Chụp cắt lớp phát xạ Positron)

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH </b>

Hình 1.1. Hình thể và liên quan của tụy ... 3

Hình 1.2. Động mạch cấp máu cho tá tụy ... 5

Hình 1.3. Tĩnh mạch tá tụy ... 7

Hình 1.4. Hình ảnh u tụy trên cắt lớp vi tính ở bụng ... 11

Hình 1.5. Các kỹ thuật nối tụy – hỗng tràng ... 19

Hình 1.6. Sơ đồ vét hạch tiêu chuẩn trong cắt khối tá tụy theo ISGPS ... 21

Hình 2.1 Thủ thuật Kocher ... 37

Hình 2.2. Phẫu tích vào tĩnh mạch mạc treo tràng trên bờ dưới tụy ... 38

Hình 2.3. Phẫu tích động mạch gan và cuống gan ... 39

Hình 2.4. Cắt hang vị ... 40

Hình 2.5. Cắt quai hỗng tràng đầu tiên ... 40

Hình 2.6. Cắt ngang cở tụy ... 41

Hình 2.7. Thắt động mạch tá tụy dưới ... 42

Hình 2.8. Hình minh hoạ kỹ thuật tạo miệng nối tuỵ - hỗng tràng theo Blumgart cải biên ... 43

Hình 2.9. Miệng nối mật – hỗng tràng ... 44

Hình 2.10. Các miệng nối hồn thiện sau phẫu thuật cắt khối tá tuỵ ... 44

Hình 4.1. Hình ảnh u đầu tuỵ trên CLVT ... 67

Hình 4.2. Hình ảnh u bóng vater trên CLVT ... 68

Hình 4.3. Hình ảnh u đoạn cuối OMC trên CLVT ... 68

Hình 4.4. Miệng nối tuỵ - hỗng tràng kiểu Blumgart ... 71

Hình 4.5. Khối bệnh phẩm u bóng Vater ... 75

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

Bảng 1.1. Đánh giá khả năng cắt bỏ khối u trên phim cắt lớp vi tính ... 13

Bảng 2.1. Biến chứng sau phẫu thuật theo phân độ Dindo – Clavien ... 31

Bảng 2.2. Phân loại chảy máu sau phẫu thuật theo ISGPS ... 32

Bảng 2.3. Phân độ chảy máu theo ISGPS ... 32

Bảng 2.4. Phân độ rò tụy theo ISGPS ... 34

Bảng 2.5. Phân độ chậm lưu thông dạ dày – hỗng tràng theo ISGPS ... 34

Bảng 3.1. Tiền sử bệnh ... 48

Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng ... 49

Bảng 3.3.Kết quả một số xét nghiệm huyết học và sinh hóa trước phẫu thuật.49 Bảng 3.4. Vị trí khối u được xác định trên hình ảnh CLVT ... 50

Bảng 3.5. Mức độ xâm lấn tĩnh mạch của khối u trên hình ảnh CLVT... 50

Bảng 3.6. Tình trạng giãn ống tuỵ, giãn OMC và di căn hạch trên CLVT .... 51

Bảng 3.7. Phân loại khối u trên CLVT (AJCC 2018) ... 51

Bảng 3.8. Tính chất nhu mơ tuỵ, tình trạng ống tuỵ và OMC được ghi nhận trong phẫu thuật ... 53

Bảng 3.9. Kết quả một số xét nghiệm huyết học và sinh hóa ngày thứ nhất sau phẫu thuật ... 54

Bảng 3.10. Vị trí khối u theo kết quả GPB sau phẫu thuật ... 55

Bảng 3.11. Kích thước khối u, số lượng hạch phẫu tích được và số hạch di căn ... 56

Bảng 3.12. Phân loại giai đoạn của khối u theo kết quả GPB (AJCC 2018) .. 56

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Bảng 3.13. Đặc điểm hạch của bệnh nhân theo kết quả GPB (AJCC 2018) .. 56

Bảng 3.14. Biến chứng sau phẫu thuật ... 57

Bảng 3.15. Mức độ rò tụy của bệnh nhân theo ISGPS ... 58

Bảng 3.16. Mối liên quan của một số yếu tố với rò tụy ... 58

Bảng 3.17. Phân độ chảy máu sau phẫu thuật theo ISGPS ... 59

Bảng 3.18. Biến chứng chung theo Dindo ... 59

Bảng 3.19.Mối liên quan của một số yếu tố với biến chứng chung theo Dindo.60 Bảng 3.20. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật ... 60

Bảng 4.1. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp ... 64

<b>DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ </b> Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm t̉i của bệnh nhân ... 47

Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về giới của bệnh nhân ... 48

Biểu đồ 3.3. Phân loại giai đoạn bệnh trước phẫu thuật trên CLVT (AJCC 2018) ... 52

Biểu đồ 3.4. Độ biệt hóa tế bào ... 55

Biểu đồ 3.5. Phân loại giai đoạn bệnh theo GPB (AJCC 2018) ... 57

Biểu đồ 3.6. Đánh giá kết quả phẫu thuật ... 61

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

1

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Ung thư vùng đầu tụy chiếm khoảng 5% các tởn thương ác tính của đường tiêu hóa, bao gồm ung thư đầu tụy, ung thư bóng Vater, ung thư đoạn thấp ống mật chủ và ung thư tá tràng quanh bóng Vater. Theo nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, ung thư đầu tụy chiếm khoảng 50% - 70%, ung thư bóng Vater chiếm khoảng 15% - 25%, ung thư đoạn thấp ống mật chủ và ung thư tá tràng quanh bóng Vater chiếm khoảng 10% các trường hợp ung thư vùng đầu tuỵ được phẫu thuật cắt khối tá tuỵ [6], [25], [43].

Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng lâm sàng và đến khám thường bệnh đã ở giai đoạn tương đối muộn, chỉ khoảng 20% bệnh nhân ung thư vùng đầu tuỵ ở giai đoạn bệnh còn chỉ định phẫu thuật [13]. Nhờ sự phát triển của các phương tiện chẩn đốn hình ảnh, đặc biệt chụp cắt lớp vi tính đa dãy đã góp phần đáng kể trong chẩn đốn sớm và chính xác ung thư vùng đầu tụy, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp [12], [28].

Điều trị ung thư vùng đầu tụy theo đa mơ thức, trong đó phẫu thuật cắt khối tá tuỵ kinh điển (phẫu thuật Whipple) hay cắt khối tá tràng đầu tụy có bảo tồn môn vị (phẫu thuật Longmire) là cơ bản và hiệu quả nhất. Dù vậy, từ khi ra đời đến nay phẫu thuật cắt khối tá tuỵ vẫn được xem là phẫu thuật phức tạp, có nhiều tai biến, biến chứng và tỷ lệ tử vong khá cao [24]. Hiện nay, phẫu thuật này được xem là an toàn và thực hiện thường quy ở những trung tâm lớn với kết quả tốt, tỷ lệ tử vong giảm xuống thấp chỉ còn từ 1% - 6% [59]. Các biến chứng sau phẫu thuật cắt khối tá tuỵ có thể gặp như: chảy máu, rò tuỵ, rò mật, rò dưỡng chấp, chậm lưu thông dạ dày - ruột, áp xe tồn dư, viêm phởi…. đã được kiểm sốt và xử trí khá tốt, trong đó rị tụy khơng cịn là biến chứng đáng sợ sau phẫu thuật như

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

2

trước đây nhưng vẫn là biến chứng thường gặp với tỷ lệ thay đổi từ 3% - 45% tuỳ theo các nghiên cứu [1], [5], [6], [14].

Bên cạnh kỹ thuật phẫu thuật phức tạp, thời gian sống sau mổ của bệnh nhân ung thư vùng đầu tụy còn hạn chế. Trước đây, tỷ lệ sống sau mổ 5 năm khoảng 25% – 30% và thậm chí chỉ 10% khi đã di căn hạch. Gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống 5 năm sau mổ của ung thư vùng đầu tụy đạt khoảng 40% [24], [26], [33].

Những năm gần đây Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện phẫu thuật cắt khối tá tụy điều trị ung thư vùng đầu tuỵ thường quy và cho kết quả ngày càng tốt. Việc tiến hành một nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ung thư vùng đầu tuỵ cũng như đánh giá kết quả phẫu thuật cắt khối tá tuỵ, tỷ lệ các biến chứng sau phẫu thuật là cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả điều

<b>trị. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả phẫu thuật cắt khối tá tụy điều trị ung thư vùng đầu tụy tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108” với 2 mục tiêu sau: </b>

<i>1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân được phẫu thuật cắt khối tá tuỵ do ung thư vùng đầu tuỵ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 6 năm 2020 đến hết tháng 6 năm 2022. </i>

<i>2. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt khối tá tụy điều trị ung thư vùng đầu tụy tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

3

<b>Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu vùng đầu tụy </b>

<i><b>1.1.1. Hình thể, liên quan của tá tràng và tụy</b></i>

Tá tràng hình chữ C ơm lấy đầu tụy nằm sát thành bụng sau, trước cột sống, các mạch máu lớn và thận phải. Dựa vào hình thể có thể chia tá tràng thành 4 đoạn:

<b>Hình 1.1. Hình thể và liên quan của tụy </b>

<i>(Nguồn: Atlas Giải phẫu người, Frank H.Netter [3]) </i>

<i>Khúc I tá tràng (D1): Dài khoảng 5cm hơi chếch lên trên và ra sau sang </i>

phải, ngang mức đốt sống thắt lưng L1.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

4

<i>Phần xuống hay khúc II tá tràng (D2): Dài khoảng 7,5cm chạy dọc thẳng </i>

xuống ở phần trước trong thận phải, dọc bờ phải cột sống thắt lưng, từ đốt thắt lưng L1 đến ngang mức bờ dưới L3.

<i>Phần ngang hay khúc III tá tràng (D3): Dài 5 - 10cm, vắt ngang trước cột </i>

sống thắt lưng từ phải sang trái, ngang mức sụn gian đốt thắt lưng L3 - L4.

<i>Phần lên hay khúc IV tá tràng (D4): Dài khoảng 2,5cm chạy chếch lên </i>

trên và hơi sang trái, ở trước và bên trái động mạch (ĐM) chủ bụng [2].

Tụy là một tuyến tiêu hóa vừa có chức năng ngoại tiết vừa có chức năng nội tiết, có màu trắng hồng, chạy ngang qua thành sau ổ bụng từ tá tràng đến lách, dài 12 - 15cm, cao 6cm, dày 3cm, nặng 70 – 80g. Xét về hình thể có thể chia tuỵ thành các phần:

<i>Đầu tụy: dẹt từ trước ra sau, nằm trong khung tá tràng, mặt trước đầu tụy </i>

dính vào mơn vị và đại tràng ngang, mặt sau đầu tụy liên quan tới rốn thận phải, tĩnh mạch thận phải và tĩnh mạch chủ dưới.

<i>Mỏm móc tuỵ: hơi đi xuống dưới, sang trái, đi ra sau bó mạch mạc treo tràng, </i>

trước tĩnh mạch và ĐM chủ.

<i>Cở tụy: là vị trí đi qua của bó mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch cửa. </i>

Đoạn này có độ dài 1,5 đến 2cm và thường được môn vị che một phần ở mặt trước, phía sau cở tụy là vị trí hội lưu của tĩnh mạch mạc treo tràng trên và thân tỳ mạc treo tràng tạo thành thân tĩnh mạch cửa.

<i>Thân tụy: chếch sang trái và lên trên, hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ. </i>

Mặt trước hay trước trên ở trên của rễ mạc treo đại tràng ngang, hơi lõm được che phủ bở 2 lá phúc mạc.

<i>Đuôi tụy: là phần thu hẹp ở cuối thân tụy, nằm trong 2 lá của mạc nối tụy - </i>

lách, có các mạch lách đi qua.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

5

Ống tuyến của tụy: ống tụy chính chạy theo trục của tụy, lớn nhất ở đầu tụy (3 – 4 mm) và nhỏ dần về phía đi tụy. Ống tụy phụ: tách ra từ ống tụy chính, đi chếch lên trên đến nhú tá bé ở phần D2 tá tràng. Kích thước của ống tuỵ có liên quan trực tiếp đến kỹ thuật nối tuỵ-niêm mạc hỗng tràng trong phẫu thuật cắt khối tá tuỵ.

Bóng Vater: ống mật chủ sau khi đi qua nhu mô tụy và các lớp cơ của tá tràng kết hợp với ống tụy chính tạo thành kênh chung mật tụy, lồi vào trong lòng tá tràng gọi là bóng Vater [2].

<i><b>1.1.2. Động mạch cấp máu tá tràng và tụy </b></i>

<b>Hình 1.2. Động mạch cấp máu cho tá tụy </b>

<i>(Nguồn: Atlas Giải phẫu người, Frank H.Netter [3]) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

6

Tá tụy được cung cấp máu từ 2 nguồn: ĐM thân tạng và ĐM mạc treo tràng trên.

<b>Các nhánh từ động mạch thân tạng: </b>

<i>Các nhánh từ động mạch vị tá tràng: là nhánh của động mạch gan chung </i>

xuất phát từ động mạch thân tạng, chia ra 2 nhánh:

Động mạch tá tụy trên trước: xuất phát từ động mạch vị tá tràng (97,5%) và từ động mạch thân tạng (2,5%), ngay eo tụy, chạy ở mặt trước của đầu tụy, sang phải và đi xuống dưới đến ngang mức nhú tá lớn của tá tràng D2 thì nối với động mạch tá tụy dưới trước tạo nên cung mạch trước tá tụy.

Động mạch tá tụy trên sau: xuất phát từ động mạch vị tá tràng (92,5%), động mạch thân tạng (2,5%), động mạch gan riêng (2,5%) hoặc khơng có động mạch (2,5%), ngay phía sau dưới phần trên của tá tràng thì động mạch ở bên phải ống mật chủ, sau đó bắt chéo ống mật chủ đi sang bên trái nối với động mạch tá tụy sau dưới tạo nên cung mạch sau tá tụy.

Động mạch vị tá tràng có nhiều vị trí xuất phát bất thường khác nhau từ động mạch mạc treo tràng trên (2 – 2,5%), động mạch gan trái (11%), ĐM gan phải (8%), động mạch chủ bụng (0,33%), động mạch thân tạng (0,2 – 6,74%) [19]. Chính những biến đởi giải phẫu này là khó khăn trong q trình phẫu thuật cắt khối tá tuỵ, vét hạch.

<b>Các nhánh từ động mạch mạc treo tràng trên: </b>

<i>ĐM tá tụy dưới: nguyên ủy ở ngang mức khuyết tụy, cho hai nhánh tận: </i>

ĐM tá tụy sau dưới, ĐM tá tụy trước dưới.

<i>ĐM tụy dưới: phát sinh từ ĐM mạc treo tràng trên, ngay ở chỗ ĐM này </i>

thoát ra khỏi mặt sau tụy; đi sang trái, chạy dọc bờ dưới thân tụy, tiếp nối với các nhánh tụy của ĐM lách [2].

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

7

<i><b>1.1.3. Tĩnh mạch tá tụy </b></i>

Tĩnh mạch của tá tràng và tụy đều đổ trực tiếp hoặc gián tiếp vào tĩnh mạch cửa, gồm có:

Các tĩnh mạch tá tụy từ tá tràng và đầu tụy, đi theo các ĐM cùng tên đổ vào tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch mạc treo tràng trên.

Các tĩnh mạch tụy dẫn lưu máu từ thân và đuôi tụy, đở vào tĩnh mạch lách.

<b>Hình 1.3. Tĩnh mạch tá tụy </b>

<i>(Nguồn: Theo Kimura W và cộng sự [29]) </i>

Trong phẫu thuật cắt khối tá tuỵ, TM tá tụy trên trước và TM vị mạc nối phải có thể cắt bỏ mà vẫn bảo tồn được TM đại tràng phải trên nếu vùng này không bị ung thư xâm lấn. TM tá tụy trên trước và TM tá tụy dưới trước nối với nhau hình thành nên cung TM ở mặt trước đầu tụy. TM tá tụy trên sau và TM tá tụy dưới sau ìt khi nối với nhau để thành cung TM ở mặt sau đầu tụy [29].

<i><b> 1.1.4. Bạch huyết tá tụy </b></i>

Các tác giả Nhật Bản đã có những đóng góp lớn trong việc phân chia, đánh số các hạch bạch huyết của tá tụy. Theo đó có 2 nhóm bạch huyết lớn: một nhóm

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

8

là các bạch huyết quanh tụy, một nhóm là các hạch liên quan đến ĐM chủ và các

<i>nhánh của nó (Phụ lục 2) [36]. </i>

Vùng đầu tụy dính vào thành bụng phía sau bởi mạc dính tá tụy, bao gồm hạch bạch huyết và đám rối thần kinh còn gọi là mạc treo đầu tụy. Đám rối này có thể là nơi các tế bào ung thư đầu tụy di căn đến (tới 67% với ung thư tụy giai đoạn I, II và lên tới 88% ở giai đoạn III và IV). Trong phẫu thuật cắt khối tá tuỵ, bóc tách khối u và nạo vét hạch hệ thống thành một khối (enbloc) với tỷ lệ diện cắt hết u phụ thuộc một phần vào việc có lấy hết các tở chức mạc treo tụy quanh bó mạch mạc treo tràng trên hay không [38], [60].

<b>1.2. Đặc điểm lâm sàng của ung thư vùng đầu tuỵ </b>

Biểu hiện lâm sàng của nhóm bệnh ung thư vùng đầu tụy có nhiều điểm tương đồng và thường không đặc hiệu:

Triệu chứng của ung thư đầu tụy thường gặp đau bụng thượng vị, vàng da và gầy sút cân. Đau bụng là triệu chứng hay gặp nhất, dù kích thước u nhỏ (<2cm), đau âm ỉ vùng thượng vị, có thể lan ra sau lưng; người bệnh thường xuất hiện đau 1-2 tháng trước khi phát hiện bệnh. Vàng da do u chèn vào ống mật chủ, thường kèm theo ngứa, nước tiểu vàng đậm và phân bạc màu. Theo Đoàn Tiến Mỹ (2020), triệu chứng đau bụng và vàng da đều gặp 62,5%, sút cân gặp 43,8% các trường hợp [6]. [41].

Ung thư bóng Vater được định nghĩa là những khối u nằm trong phạm vi 2cm từ nhú tá lớn. Triệu chứng hay gặp nhất là vàng da (70%), sau đó là đau bụng và gầy sút cân (50% các trường hợp), ngồi ra cịn có thể gặp các triệu chứng khác như: buồn nôn, nôn, phù, thiếu máu. Triệu chứng lâm sàng của ung thư bóng Vater thường bao gồm: vàng da không kèm đau bụng, thiếu máu có thể kèm hoặc khơng kèm theo chảy máu tiêu hóa và sờ thấy túi mật to. Tuy nhiên, các triệu chứng này

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

9

ít được ghi nhận đầy đủ [35], [41]. Theo Đồn Tiến Mỹ (2020), trong nhóm ung thư bóng Vater, vàng da chiếm 78,2% các trường hợp [6]. Nghiên cứu của Hồ Văn Linh (2016) cho thấy vàng da chiếm 88,6% các trường hợp [5].

Trong ung thư đoạn thấp ống mật chủ, vàng da ở 100% các trường hợp, các triệu chứng đau bụng, chán ăn, gầy sút ít gặp hơn. Đây cũng là tởn thương có tiên lượng tốt hơn về khả năng cắt bỏ cũng như thời gian sống so với ung thư tụy [13], [35]. Theo Đồn Tiến Mỹ, trong nhóm ung thư đoạn thấp OMC, các triệu chứng vàng da, đau bụng, gầy sút chiếm lần lượt là 80%, 70% và 10% các trường hợp [6].

Triệu chứng hay gặp nhất của ung thư tá tràng là gầy sút cân, sau đó là buồn nơn, nơn, chán ăn, đại tiện phân đen, vàng da chỉ gặp khi khối u xâm lấn núm Vater [39].

<b>1.3. Một số đặc điểm cận lâm sàng của ung thư vùng đầu tuỵ </b>

<i><b>1.3.1. Xét nghiệm máu </b></i>

Các xét nghiệm sinh hóa máu không đặc hiệu, thường thấy tăng men gan kèm theo tăng Bilirubin biểu hiện của tình trạng tắc mật. Đôi khi xuất hiện giảm Prothrombin do tắc mật kéo dài làm giảm hấp thu vitamin K, có thể thiếu máu nhẹ đến trung bình do chảy máu tiêu hóa kết hợp với tình trạng thiếu vitamin. Khi người bệnh đến viện ở giai đoạn muộn có thể gặp tình trạng suy dinh dưỡng thể hiện ở xét nghiệm Protein, Albumin giảm [63].

Có nhiều marker được sử dụng trong chẩn đoán ung thư vùng đầu tụy, tuy nhiên CA 19-9 là xét nghiệm được sử dụng phở biến và tỏ ra có hiệu quả nhất. Các nghiên cứu cho thấy độ nhạy, độ đặc hiệu của CA 19-9 trong chẩn đoán ung thư tụy khoảng từ 70 - 92% và 68 - 92%. Tuy nhiên, độ nhạy liên quan mật thiết với kích thước u, với những u kích thước nhỏ độ nhậy của CA 19-9 giảm đáng kể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

10

Có nghiên cứu thấy rằng CA 19-9 chỉ tăng ở 50% các trường hợp khối u có kích thước nhỏ hơn 2cm [31], [46].

<i><b>1.3.2. Siêu âm </b></i>

Siêu âm ổ bụng thường là cận lâm sàng đầu tay và có giá trị cao trong khảo sát tìnhh trạng giãn của đường mật, ống tụy. Thơng thường ống tụy chính có đường kính khoảng 2mm, ống mật chủ khoảng 6mm, khi ống tụy, ống mật chủ giãn là dấu hiệu gián tiếp của một tổn thương chèn ép ở cuối dịng [55].

<i><b> Siêu âm nội soi có ưu điểm là tiếp cận tụy gần nhất qua thành dạ dày hoặc </b></i>

tá tràng nên cho hình ảnh rõ hơn siêu âm ổ bụng qua thành bụng đặc biệt trong chẩn đốn các tởn thương có kích thước nhỏ. Ngồi ra, siêu âm nội soi cịn giúp xác định sự di căn các hạch quanh tụy và xâm lấn mạch máu. Tuy nhiên, trong đánh giá di căn hạch xa hoặc di căn xa tỏ ra ít hiệu quả, đồng thời kết quả phụ thuộc nhiều vào kỹ năng nội soi và siêu âm của kỹ thuật viên. Trong thực tế siêu âm nội soi là một biện pháp bổ sung hiệu quả cho các chẩn đốn hình ảnh khác, nhất là hình ảnh khối u khơng rõ trên CLVT [32], [53].

<i><b>1.3.4. Chụp cắt lớp vi tính </b></i>

Với sự phát triển của CLVT đã cho phép khảo sát chính xác hơn hình ảnh khối phát triển quanh tụy. Hình ảnh ung thư vùng đầu tụy trên CLVT bao gồm u của đầu tụy, u bóng Vater, u đoạn thấp ống mật chủ và khối u của tá tràng. Hình ảnh phở biến là những khối phát triển trong nhu mơ tụy, đơi khi gặp hình ảnh tụy to.

<i>Hình ảnh ung thư đầu tụy trên CLVT thường là một khối giảm tỷ trọng so với </i>

nhu mơ tụy. Hình ảnh thứ hai của ung thư tụy trên CLVT là hình ảnh cắt cụt ống tụy, giãn ống tụy hoặc ống mật chủ, hình ảnh giãn cả ống mật chủ và ống tụy được gọi là dấu hiệu “Double duct”. Dấu hiệu này thấy ở 62% - 77% các trường hợp ung thư đầu tụy, tuy nhiên khơng phải là dấu hiệu chẩn đốn ung thư đầu tụy vì đơi khi dấu hiệu này gặp ở các tởn thương lành tính và viêm tụy tự miễn [11], [16], [47].

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

11

<i>Ung thư bóng Vater có hình ảnh thường gặp trên cắt lớp vi tính là giãn </i>

đường mật tới thành tá tràng, khơng có khối u ở đầu tụy. Hình ảnh giãn ống mật chủ đoạn trong đầu tụy là hình ảnh gợi ý đến u của bóng Vater hoặc u đoạn thấp

<i>ống mật chủ. Hình ảnh ung thư đoạn thấp ống mật chủ điển hình là những tởn </i>

thương hình nhẫn, tăng tỉ trọng so với đường mật gây giãn tồn bộ đường mật phía trên. Tuy nhiên, khi khối u xâm lấn thành tá tràng rất khó phân biệt với u bóng

<i>Vater. Ung thư tá tràng ít gặp hơn và thường chỉ được phát hiện trên CLVT khi </i>

khối u có kích thước lớn, là những tổn thương của thành tá tràng thường giảm ngấm thuốc so với thành tá tràng. Hơn một nửa các trường hợp u tá tràng đã có hình ảnh di căn xa trên CLVT tại thời điểm được chẩn đoán [25].

Ưu điểm của CLVT không những giúp đánh giá xâm lấn của khối u với mạch máu như tĩnh mạch chủ bụng, động mạch thân tạng, bó mạch mạch treo tràng trên mà cịn giúp đánh giá các biến đởi giải phẫu mạch máu liên quan đến phẫu thuật từ đó có tiên lượng và chuẩn bị tốt hơn cho phẫu thuật [32],[55].

<b>Hình 1.4. Hình ảnh u tụy trên cắt lớp vi tính ở bụng </b>

<i>(Nguồn: Theo Balachandran A và cộng sự [11]) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

12

<b>Đánh giá khối u nguyên phát (T): </b>

Cắt lớp vi tính đa dãy có thể phát hiện các khối u vùng đầu tụy với độ nhạy từ 75 - 100% và độ đặc hiệu từ 70 - 100%, tuy nhiên với những khối u kích thước nhỏ hơn 2 cm độ nhạy chỉ từ 68 - 77% và mức độ chẩn đoán phù hợp đạt 77%, với khối u kích thước trên 2cm độ nhạy có thể đạt cao hơn 98%. Hình ảnh CLVT khối u vùng đầu tụy thường là các tổn thương giảm tỷ trọng khu trú ở thì động mạch, mặc dù vậy vẫn có khoảng 11% các trường hợp khối u đồng tỷ trọng, hiếm khi tăng tỷ trọng và thường là u thần kinh nội tiết. Hình ảnh gián tiếp kèm theo là các dấu hiệu giãn ống tụy, giãn đường mật do chèn ép. Nhu mô tụy trên phim rõ nhất ở thì chụp nhu mơ (thì động mạch muộn) hoặc thì tĩnh mạch cửa, do đó nó giúp phát hiện khối u vùng đầu tụy tốt hơn là thì động mạch sớm. Tuy nhiên, để đánh giá xâm lấn mạch máu của khối u cần quan tâm tới thì tĩnh mạch cửa vì ở thì nhu mơ tụy hình ảnh tĩnh mạch mạc treo tràng trên khơng rõ bằng thì tĩnh mạch cửa [48], [53].

<b>Đánh giá di căn hạch (N): </b>

Di căn hạch được xem là một yếu tố tiên lượng xấu với thời gian sống sau mổ, trong nghiên cứu của Maithel S.K và cộng sự (2007), các tác giả nhận thấy di căn hạch là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thời gian sống sau mổ ở những bệnh nhân ung thư đầu tụy. Các tác giả cịn nhận thấy di căn hạch vị tá tràng có tiên lượng xấu tương tự như di căn gan hoặc di căn phúc mạc [34].

Cho đến nay, dù đã có rất nhiều tiến bộ trong kỹ thuật CLVT chẩn đoán, việc đánh giá, tiên lượng di căn hạch trước mổ vẫn là một thử thách. Roche và cộng sự (2003) nhận thấy những hình ảnh CLVT nghĩ tới hạch di căn như có hình ơ van, hạch dính với nhau tạo đám, và mất tở chức mỡ rốn hạch khơng có nhiều giá trị trong chẩn đoán di căn hạch. Các tác giả nhận thấy chỉ số kích thước hạch >10mm có độ nhạy 14%, độ đặc hiệu 85%, giá trị chẩn đoán dương

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

13

tính 17%. Một số trường hợp hạch tạo thành đám và một trường hợp mất tổ chức mỡ rốn hạch trong nghiên cứu đều có kết quả giải phẫu bệnh lành tính [42].

<b>Đánh giá di căn xa (M): </b>

CLVT tụy tiêm thuốc cản quang là biện pháp hiệu quả chẩn đoán di căn, với di căn gan CLVT có độ nhạy cao. Dấu hiệu di căn phúc mạc trên hình ảnh CLVT thường thấy là dày thành phúc mạc, các nốt nhỏ kèm cổ chướng, hình ảnh khác có thể thấy nhưng ít hơn là khối di căn phúc mạc hay mạc nối lớn. Trong một nghiên cứu của Satoi và cộng sự (2007), CLVT tụy có độ nhạy 88%, độ đặc hiệu 89%, giá trị tiên đốn dương tính 92% và tiên đốn âm tính 84% trong chẩn đốn di căn gan [45].

<b>Đánh giá xâm lấn mạch máu: </b>

Đánh giá mức độ xâm lấn của khối u với tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch mạc treo tràng trên trên hình ảnh CLVT hiện nay được áp dụng nhiều tại các trung tâm lớn gồm 4 độ [28]:

- Độ 0: khối u khơng dính mạch máu - Độ I: khối u tiếp xúc với mạch máu ≤ 90<small>o</small>

- Độ II: khối u tiếp xúc với mạch máu > 90<small>o</small> và ≤ 180<small>o</small>

- Độ III: khối u tiếp xúc với mạch máu > 180<sup>o </sup>

<b>Bảng 1.1. Đánh giá khả năng cắt bỏ khối u trên phim cắt lớp vi tính [37] </b>

U khơng dính vào TM cửa hay TM mạc treo tràng trên, hoặc dính vào TM ≤ 180<small>o</small> khơng làm thay đởi thành mạch.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

14

<b>Ranh giới cắt bỏ </b>

- U dính với ĐM gan chưa dính ĐM thân tạng và chưa tới chỗ phân chia ĐM gan (cho khối u ảnh hưởng tới kế hoạch phẫu thuật.

- Khối u dính TM cửa hoặc TM mạc treo tràng trên >180<sup>o</sup> , hoặc

Ở Việt Nam, CLVT đa dãy đã được áp dụng trong thực hành lâm sàng để đánh giá giai đoạn trước phẫu thuật các khối u vùng đầu tụy. Cũng có một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả của biện pháp này trong đánh giá giai đoạn trước mổ:

Theo Hồ Văn Linh (2016), chụp CLVT ổ bụng có tiêm thuốc cản quang phát hiện tình trạng ống mật chủ giãn (63,6%), ống tụy giãn (38,6%) và túi mật căng to (54,5%). Hình ảnh CLVT có giá trị lớn trong việc đánh giá hình thái mức độ xấm lấn các tổ chức xung quanh, chẩn đoán giai đoạn làm cơ sở tiên lượng về khả năng cắt bỏ triệt để khối u [5].

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

15

Nghiên cứu của Đoàn Tiến Mỹ (2020) nhận thấy CLVT phát hiện khối u vùng đầu tụy với tỷ lệ 61,7%. Trong số đó, hay gặp nhất là u bóng Vater (37%), sau đó là u đầu tụy (19,8%), u đoạn thấp ống mật chủ (4,9%), u tá tràng (1,2%). Tác giả nhận thấy, CLVT giúp phát hiện dấu hiệu gián tiếp của khối u là hình ảnh đường mật và ống tụy giãn với tỷ lệ 90%, tuy nhiên nó ít ý nghĩa trong chẩn đoán di căn hạch với độ nhạy 14,8%. Trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng tiêu chuẩn hình ảnh nghĩ tới di căn hạch khi có 1 trong 3 đặc điểm sau: đường kính trên phim cắt ngang của hạch bạch huyết ≥ 10 mm, hạch có hình ảnh hoại tử trung tâm bất kể kích thước hay hạch có đậm độ cản quang cao hơn nhu mô gan trong thì tĩnh mạch cửa. Hình ảnh CLVT ghi nhận 12/81 trường hợp (14,8%) có di căn hạch trước mổ, kết quả giải phẫu bệnh sau mổ lại cho thấy có đến 40/81 bệnh nhân (39,5%) có di căn hạch. Theo tác giả hình ảnh CLVT trước mở đánh giá di căn hạch chỉ mang tính chất tham khảo [6].

Theo Trần Quế Sơn (2021), nghiên cứu phẫu thuật nội soi hỗ trợ cắt khối tá tụy điều trị ung thư bóng Vater nhận thấy: CLVT phát hiện khối u với tỷ lệ 85,7%, hạch ổ bụng nghi ngờ di căn ở 19,04% các trường hợp. Cũng theo tác giả chụp cộng hưởng từ (1.5 Tesla trở lên) có thể dựng hình được đường mật và ống tụy, xâm lấn mạch máu, thậm chí có thể phát hiện được những khối u tụy nội tiết dù rất nhỏ, là sự bổ xung cho chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đốn [7].

Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước chỉ xem hình ảnh CLVT đa dãy là một xét nghiệm mang tính chất tham khảo cho phẫu thuật, chưa đi sâu vào phân tích giá trị của nó trong đánh giá giai đoạn và tiên lượng cuộc phẫu thuật.

<i><b>1.3.5. Chụp cộng hưởng từ </b></i>

Cộng hưởng từ (CHT) tốt hơn CLVT trong xác định giải phẫu đường mật, ống tụy, giúp khảo sát đường mật trên và dưới chỗ tắc. Với những phần mềm mới của CHT cũng có thể dựng hình hệ mạch máu tạng để đánh giá các biến đổi giải

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

16

phẫu cũng như sự xâm lấn của u với các mạch máu lớn. Chụp cộng hưởng từ rất có giá trị trong chẩn đoán những bất thường đường mật, ống tụy và mức độ xâm lấn của khối u, phát hiện được những khối u còn rất nhỏ với độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác trong chẩn đoán nguyên nhân tắc mật lần lượt là 94%, 82% và 90%. Trong chẩn đoán ung thư vùng đầu tụy, CHT mật tụy có độ nhạy 96% và độ đặc hiệu 99%. Hạn chế của CHT là thời gian chụp phim kéo dài và không thể tiến hành ở người bệnh có dị vật kim khí nên trong thực hành lâm sàng ít được dùng hơn CLVT [49].

<i><b>1.3.6. Chụp mật tụy ngược dòng (ERCP) </b></i>

Đây là biện pháp chẩn đốn hình ảnh có độ nhạy cao trong khảo sát đường mật và hệ thống ống tụy. ERCP có độ nhạy 92% và độ đặc hiệu 96% trong chẩn đoán ung thư vùng đầu tụy. Hình ảnh nghĩ tới khối u trên ERCP là chít hẹp, tắc của ống tụy, ống mật chủ gây giãn ống tụy và ống mật chủ (dấu hiệu “Double duct”). Trong thực hành lâm sàng, ERCP được áp dụng trong chẩn đoán trước can thiệp đặt stent đường mật hoặc ống tụy, ít được sử dụng như một biện pháp chẩn đốn hình ảnh trước phẫu thuật [44].

<i><b>1.3.7. PET/CT </b></i>

PET/CT là sự kết hợp giữa CLVT và xạ hình với chất phát xạ là phân tử 18-flourodeoxyglucose (FDG), những tởn thương ác tính thường tăng chuyển hóa FDG nên bắt giữ nhiều trong tở chức cịn tởn thương lành tính thì khơng (trừ trường hợp viêm cấp tính). Nhiều nghiên cứu cho thấy PET/CT khơng tỏ ra ưu việt hơn CLVT đa dãy trong chẩn đoán cũng như đánh giá giai đoạn bệnh với ung thư vùng đầu tụy. Có điều này là do PET/CT sử dụng CLVT liều thấp nên có độ phân giải kém, mơ tả hình ảnh kém hơn CLVT đa dãy. Ưu điểm của nó là nhờ hình ảnh ngấm 18-FDG nên đánh giá di căn xa, di căn hạch tốt hơn. Vì vậy, trong thực

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

17

hành lâm sàng hiện nay, PET/CT không được xem là xét nghiệm thường quy đánh giá giai đoạn ung thư vùng đầu tụy [50], [11].

<i><b>1.3.8. Chọc hút tế bào, sinh thiết trước mổ </b></i>

Với các khối u vùng đầu tụy có chỉ định phẫu thuật, khơng cần thiết phải chờ chẩn đốn xác định của mô bệnh học mới tiến hành phẫu thuật. Sinh thiết chỉ đặt ra khi chẩn đốn hình ảnh chưa rõ ràng, nghi ngờ viêm tụy mạn hoặc hoặc các bệnh lý lành tính khác. Giá trị tiên đốn dương tính của sinh thiết trước mở chỉ đạt khoảng 60% do đó dễ bỏ sót những trường hợp bệnh lý ung thư, hơn thế nữa sinh thiết có nguy cơ cấy tế bào ung thư trên đường kim đi (hiếm gặp trong thực hành lâm sàng) [35], [43].

<b>1.4. Chẩn đoán giai đoạn của ung thư vùng đầu tuỵ </b>

Chẩn đoán giai đoạn theo Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ (AJCC 2018) được chấp thuận và ứng dụng rộng trên toàn thế giới. Ở nhóm bệnh ung thư vùng đầu tụy có những sự khác nhau trong đánh giá giai đoạn của ung thư đầu tụy, ung thư bóng

<i>Vater, ung thư đoạn thấp ống mật chủ và ung thư tá tràng (Phụ lục 1) [8]. </i>

<b>1.5. Điều trị ung thư vùng đầu tuỵ </b>

<i><b>1.5.1. Cắt khối tá tụy </b></i>

Cắt khối tá tụy được chỉ định cho cho những tổn thương ung thư hay tiền ung

<i><b>thư vùng đầu tụy. Các chỉ định hay gặp bao gồm [18]: </b></i>

- Ung thư tụy: khối u khu trú ở đầu tụy. - Ung thư bóng Vater.

- Ung thư đường mật: u đoạn thấp ống mật chủ. - Ung thư tá tràng.

- U thần kinh nội tiết ở đầu tụy.

- U tuyến bóng Vater hoặc tá tràng kích thước lớn khơng thể cắt tại chỗ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

18

- U nhầy nhú nội ống tuyến vùng đầu tụy.

<b>Kỹ thuật phục hồi lưu thông tụy – tiêu hóa: </b>

Phẫu thuật Whipple bao gồm cắt đường mật ngoài gan, đầu tụy, khung tá tràng cùng hang vị và quai đầu hỗng tràng đã được chuẩn hóa ở tất cả các trung tâm ngoại khoa. Trong đó, kỹ thuật phục hồi lưu thơng tụy – tiêu hóa đang được nhiều tác giả quan tâm.

Miệng nối tụy – tiêu hóa được xem là “gót chân Achille” trong cắt khối tá tụy, do đó các kỹ thuật thực hiện miệng nối cũng được nhiều phẫu thuật viên nghiên cứu phát triển. Có thể thực hiện miệng nối tụy với dạ dày hoặc với hỗng tràng. Tuy nhiên, ở đa số các trung tâm, tụy được nối với hỗng tràng và miệng nối ống tụy với niêm mạc hỗng tràng (duct to mucosa anastomosis) được cho là giúp làm giảm nguy cơ rị tụy sau mở.

Trong y văn có khoảng 80 cách tiến hành miệng nối tụy – hỗng tràng được mơ tả, tởng hợp lại có thể chia thành 3 kỹ thuật sau: 1) Nối lồng tận – tận của Child (1941); 2) Nối lồng tận – bên của Cattell (1943); 3) Nối ống tụy – niêm mạc hỗng tràng tận bên được mô tả bởi Varco (1945) và Whipple (1946) [24]. Một số báo cáo tiêu biểu về kỹ thuật nối tụy – hỗng tràng có thể kể dưới đây:

Kakita và cộng sự (2001) đã vận dụng và cải tiến kỹ thuật khâu nối của Cattell, thực hiện miệng nối ống tụy - niêm mạc hỗng tràng tận - bên gồm 2 lớp với lớp ngoài là mối chỉ xuyên toàn bộ nhu mô tụy từ mặt sau ra mặt trước với mục đích lấy nhiều nhu mơ tụy nhất có thể giúp triệt tiêu khoang ảo giữa mỏm tụy và thành hỗng tràng [24].

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

19

<b>Hình 1.5. Các kỹ thuật nối tụy – hỗng tràng </b>

A. Miệng nối lồng tận - tận; B. Miệng nối lồng tận – bên; C. Miệng nối ống tụy – niêm mạc hỗng tràng tận – bên

<i>(Nguồn: Theo Kakita A và cộng sự [24]) </i>

Năm 2000, Giáo sư Blumgart đã đưa ra kỹ thuật khâu nối ống tụy – niêm mạc hỗng tràng với các mối khâu chữ U xuyên toàn bộ tụy nhằm lấy nhu mô tụy dày nhất kết hợp với ép mỏm cắt tụy vào thành hỗng tràng. Các phiên bản sửa đởi của nó đã được áp dụng khá phở biến gần đây và được nhiều tác giả ở cả Âu – Mỹ và Nhật Bản khuyến nghị sử dụng. Miệng nối Blumgart được báo cáo là có tỉ lệ rò tuỵ thấp hơn hẳn các miệng nối tụy cổ điển, miệng nối tụy dạ dày và một số miệng nối khác như Cattell-Warren anastomosis (CWA), Kakita anastomosis (KA) [30]. Năm 2011, Azumi và cộng sự thực hiện nối ống tụy – niêm mạc hỗng tràng sử dụng kính Loop phẫu thuật. Tác giả sử dụng chỉ tiêu chậm cỡ nhỏ để nối ống

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

20

tụy, lớp ngoài cố định mỏm tụy vào thanh mạc hỗng tràng (tương tự kỹ thuật mô tả bởi Cattell) [10].

Katsaragakis và cộng sự (2013) đề xuất miệng nối ống tụy niêm mạc hỗng tràng sử dụng 1 vạt thanh mạc hỗng tràng ép vào diện cắt tụy. Miệng nối gồm 3 lớp để tăng cường sự chắc chắn cho miệng nối [27].

<i><b>1.5.2. Vét hạch trong cắt khối tá tụy </b></i>

Năm 2014, Hội nghiên cứu phẫu thuật tụy quốc tế (ISGPS) đã vận dụng

<i>cách đặt tên hạch của Hội tụy học Nhật Bản (Phụ lục 2) và đưa ra định nghĩa “vét </i>

<i>hạch tiêu chuẩn” trong cắt khối tá tụy là lấy bỏ các nhóm hạch 5, 6, 8a, 12b1, 12b2, </i>

<i>12c, 13a, 13b, 14a và 14b ở bờ phải, 17a, 17b. “Vét hạch mở rộng” gồm vét hạch </i>

tiêu chuẩn cộng thêm vét tồn bộ nhóm 8, 9, 12, 14, 16a2, 16b1 (vét hạch vùng thêm vào đó vét hạch cạnh động mạch chủ bụng và tĩnh mạch chủ dưới cùng tổ chức mỡ quanh thận (cân Gerota)). Sau khi nghiên cứu y văn và lấy ý kiến đồng thuận của Hội nghị, ISGPS đã khuyến cáo không nên vét hạch mở rộng trong cắt khối tá tụy vì khơng đem lại lợi ích về thời gian sống sau mở. Thêm vào đó việc lấy hạch nhóm 8p và 16b1 cũng khơng được khuyến cáo tiến hành thường quy [56].

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

21

<b>Hình 1.6. Sơ đồ vét hạch tiêu chuẩn trong cắt khối tá tụy theo ISGPS </b>

Hạch được tơ đậm là những nhóm hạch cần lấy bỏ

<i>(Nguồn: Theo Tol T A và cộng sự [56]) </i>

Sperling và cộng sự (2016), so sánh lâm sàng ngẫu nhiên được thực hiện với 66 bệnh nhân (34 vét hạch tiêu chuẩn và 32 vét hạch mở rộng). Các tác giả nhận thấy nhóm bệnh nhân vét hạch mở rộng có số hạch lấy được nhiều hơn (25 ± 12 so với 14 ± 8; p < 0.001). Tỷ lệ sống sau 9 tháng và 18 tháng lần lượt ở nhóm vét hạch tiêu chuẩn là 76,5% và 55,6%; ở nhóm vét hạch mở rộng là 68,8% và 46,9% [52].

<i><b>1.5.3. Điều trị đa mô thức ung thư vùng đầu tụy </b></i>

Bên cạnh điều trị phẫu thuật triệt căn, hóa trị bở trợ trước hoặc sau mở có vai trị quan trọng trong điều trị ung thư vùng đầu tụy. Theo hướng dẫn của mạng lưới ung thư quốc gia Hoa Kỳ (NCCN 2019), tùy vào đánh giá giai đoạn trước phẫu

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

22

thuật mà có thể có lựa chọn phẫu thuật trước sau đó hóa trị bở trợ, hóa xạ trị tiền phẫu hay hóa xạ trị đơn thuần [37].

Đánh giá này dựa vào sự xâm lấn của khối u với các động mạch và tĩnh mạch lớn trên hình ảnh CLVT. Từ đó chia ra khối u có thể cắt bỏ, khối u giai đoạn

<i>ranh giới có thể cắt bỏ, hay khối u khơng thể cắt bỏ (Bảng 1.1): </i>

Với khối u ở giai đoạn có thể cắt bỏ có hai lựa chọn là: phẫu thuật triệt căn sau đó hóa trị bở trợ hoặc hóa trị bở trợ trước sau đó phẫu thuật rồi tiếp tục hóa trị bở trợ sau. Tuy nhiên, lựa chọn thứ hai không được khuyến cáo, chỉ nên áp dụng ở những trung tâm lớn hoặc trong các thử nghiệm lâm sàng.

Với trường hợp khối u giai đoạn ranh giới có thể cắt bỏ, tân hóa trị trước mở là chỉ định bắt buộc, có thể kết hợp xạ trị. Phẫu thuật chỉ nên tiến hành sau khi đánh giá đáp ứng sau 6 - 8 tuần điều trị mà khối u khơng tiến triển hơn. Nếu sau hóa xạ trị khối u tiếp tục tiến triển xâm lấn, di căn, bệnh nhân sẽ được điều trị hóa xạ trị giảm nhẹ (những trường hợp này phẫu thuật triệt căn không làm thay đổi thời gian sống thêm).

Trong trường hợp khối u không thể cắt bỏ (xâm lấn, di căn) lựa chọn duy nhất là điều trị, chăm sóc giảm nhẹ [37].

<b>1.6. Kết quả phẫu thuật cắt khối tá tụy điều trị ung thư vùng đầu tụy </b>

<i><b>1.6.1. Thế giới </b></i>

Cắt khối tá tụy là một phẫu thuật lớn với nhiều nguy cơ tai biến, biến chứng. Trong vài thập niên trở lại đây, kết quả phẫu thuật đã có nhiều bước tiến lớn, tỷ lệ tử vong phẫu thuật đã giảm từ 30% xuống dưới 5%, nhiều báo cáo khơng có tử vong trong thời gian hậu phẫu. Tuy nhiên, các biến chứng sau mở cịn cao, khoảng từ 25% đến 55% ở các trung tâm phẫu thuật lớn. Các biến chứng hay gặp nhất bao gồm: chảy máu, rò tụy và chậm lưu thơng dạ dày – ruột. Ngồi ra, còn phải kể đến

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

23

các biến chứng khác như áp xe tồn dư, rò dưỡng chấp và nhiễm khuẩn vết mổ. Các biến chứng này không chỉ làm tăng thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị mà cịn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [9].

Trong nghiên cứu của Pitchaimuthu M và cộng sự (2016), với 79 trường hợp cắt khối tá tụy tại Anh có độ t̉i trung bình là 66 (26 ÷86 t̉i) gồm 60 trường hợp phẫu thuật Whipple kinh điển và 19 trường hợp bảo tồn mơn vị. Ở nhóm phẫu thuật Whipple có thời gian nằm viện sau mở trung bình 11 ngày, tỷ lệ tử vong phẫu thuật 12%, biến chứng chung sau mổ theo Dindo là 55%. Tuy nhiên, đa số các trường hợp biến chứng nhẹ (35% biến chứng độ I, II), biến chứng độ III trở lên là 20%, rò miệng nối tụy gặp với tỷ lệ 33% [39].

Lubrano và cộng sự (2018), công bố một nghiên cứu đa trung tâm tại Pháp với 942 trường hợp cắt khối tá tụy từ năm 2004 đến 2009. Các tác giả nhận thấy, tỷ lệ tử vong phẫu thuật là 3,85%, biến chứng sau mổ xuất hiện với tỷ lệ 47%, trong đó biến chứng nặng (từ độ 3 trở lên) gặp với tỷ lệ 18,3%. Tác giả nhận thấy biến chứng sớm sau mổ mức độ nặng là yếu tố độc lập ảnh hưởng tới thời gian sống sau mổ của bệnh nhân [33].

Một nghiên cứu ở Trung Quốc được thực hiện trên 1056 bệnh nhân cắt khối tá tụy bởi Wei-Guo Wang và cộng sự (2018), kết quả nghiên cứu cho thấy tử vong phẫu thuật gặp 3,1%, biến chứng sau mổ theo Dindo là 45% trong đó 15,9% gặp các biến chứng từ độ 3 trở lên. Các tác giả nhận thấy yếu tố nguy cơ của biến chứng sau mở mức độ nặng gồm t̉i (≥ 75), tình trạng tắc mật nặng, phẫu thuật nội soi và truyền máu trong mổ [58].

Jian-Shu Chen và cộng sự (2019), nghiên cứu phẫu thuật cắt khối tá tụy qua 301 trường hợp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội Trung Quốc, từ năm 2011 đến năm 2017. Kết quả cho thấy, thời gian phẫu thuật trung bình 320 phút, tỷ lệ tử vong phẫu thuật là 2,33%, các biến chứng sớm sau mổ được mô tả gồm: rò tụy

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

24

(10,9%), chậm lưu thông dạ dày ruột (22,92%), chảy máu sau mổ (4,64%), áp xe tồn dư (6,98%), tỷ lệ phải phẫu thuật lại (4,98%). Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả, nhu mô tụy mềm, ống tụy <4mm và miệng nối lồng tận-tận là yếu tố nguy cơ của rò tụy sau mổ, đồng thời việc đặt stent trong và sử dụng somatostatin khơng có ý nghĩa cải thiện tình trạng rị tụy sau mở [17].

Ryan J Ellis và cộng sự (2019), tiến hành một nghiên cứu đa trung tâm ở Mỹ nhằm xác định các yếu tố nguy cơ của rị tụy sau mở cắt khối tá tụy. Kết quả nghiên cứu qua 15033 trường hợp thấy tỷ lệ rò tụy 16,7%. Kết quả kiểm định đa biến cho thấy, người bệnh là nam giới, thừa cân béo phì, ống tụy khơng giãn, khơng điều trị hóa chất trước mở là các yếu tố nguy cơ [21].

Snyder R A và cộng sự (2020), công bố một nghiên cứu về biến chứng chậm lưu thông dạ dày-ruột sau mổ cắt khối tá tụy. Kết quả cho thấy: với 10249 trường hợp cắt khối tá tụy tại Mỹ, tỷ lệ biến chứng chung 37,1%, chậm lưu thông dạ dày ruột 16,6%, hay gặp hơn ở bệnh nhân >65 tuổi, gặp ở nữ nhiều hơn nam, béo phì và hút thuốc cũng được xem là yếu tố nguy cơ. Các yếu tố trong mổ được xem là làm tăng chậm lưu thông dạ dày ruột gồm bảo tồn môn vị và thời gian phẫu thuật kéo dài [51].

<i><b>1.6.2. Việt Nam </b></i>

Trong nước cũng đã có nhiều nghiên cứu về phẫu thuật mở cắt khối tá tụy, phẫu thuật nội soi hỗ trợ hay nội soi hoàn toàn cắt khối tá tuỵ cho kết quả tốt, trong đó có thể kể đến một số nghiên cứu:

Hồ Văn Linh (2016), nghiên cứu phẫu thuật Whipple điều trị ung thư bóng Vater tại Bệnh viện Trung ương Huế qua 44 trường hợp. Tác giả nhận thấy, phẫu thuật an tồn, tỷ lệ biến chứng chung 31,8% trong đó chỉ gặp 1 trường hợp rị tụy [5].

Đồn Tiến Mỹ (2020), nghiên cứu kết quả cắt khối tá tụy ở Bệnh viện Chợ Rẫy với 81 bệnh nhân ung thư vùng đầu tụy, nhận thấy ung thư bóng Vater hay gặp

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

25

nhất (67,9%), thứ hai là ung thư đầu tụy (19,8%), ung thư đoạn thấp ống mật chủ gặp 12,3%, tỷ lệ di căn hạch là 39,5%. Thời gian phẫu thuật trung bình 410 phút, tỷ lệ biến chứng chung 48,1%, thời gian nằm viện sau mở trung bình 17 ngày, tử vong phẫu thuật 1,2%. Theo tác giả, các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian sống gồm mức độ xâm lấn của u, di căn hạch, xâm, lấn thần kinh vi thế và hóa trị bở trợ sau mổ [6].

Trần Quế Sơn (2021), nghiên cứu 30 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi hỗ trợ cắt khối tá tụy tại Bệnh viện Bạch Mai: thời gian nằm viện trung bình 19,5 ngày, ăn lại đường miệng sau 5,6 ngày, mổ lại (16,6%) và 2 trường hợp tử vong (8,3%); tỷ lệ biến chứng chung (50%), rò tụy 25%, rò mật (4,2%), chảy máu ổ bụng (4,2%), chảy máu miệng nối tụy – ruột (4,2%), chậm lưu thông dạ dày (8,3%). Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau mở được cải thiện đáng kể, tái hịa nhập cộng đồng với 81% tốt và khá [7].

Có thể thấy rằng nhờ sự tiến bộ vượt bậc của các phương tiện chẩn đốn hình ảnh giúp chẩn đoán sớm, trang thiết bị, gây mê hồi sức và trình độ kỹ thuật của phẫu thuật viên đã giúp cho kết quả phẫu thuật cắt khối tá tuỵ ngày càng tốt hơn, kiểm soát tối đa các tai biến, biến chứng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

26

<b>Chương 2 </b>

<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Nghiên cứu bệnh nhân ung thư vùng đầu tụy được phẫu thuật cắt khối tá tụy, vét hạch chuẩn.

<i><b>2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân </b></i>

<i>- Bệnh nhân có chỉ số ASA ≤ 3 và ở mọi độ tuổi (Phụ lục 3). </i>

- Được chụp CLVT trước phẫu thuật, kết quả hình ảnh khối u ở giai đoạn

<i>có thể cắt bỏ theo NCCN 2019 (Bảng 1.1). </i>

- Bệnh nhân được phẫu thuật mở cắt khối tá tụy, vét hạch tiêu chuẩn với quy trình phẫu thuật thống nhất.

- Kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật là ung thư vùng đầu tụy.

<i><b>2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ </b></i>

- Ung thư vùng đầu tụy thứ phát do xâm lấn, di căn từ cơ quan khác.

- Ung thư vùng đầu tụy vượt q giai đoạn có thể cắt bỏ được chẩn đốn trong phẫu thuật (khối u di căn gan, phúc mạc hay di căn xa; xâm lấn bó mạch MTTT hay các mạch máu lớn trong ổ bụng).

- Không đủ thông tin trong hồ sơ bệnh án phục vụ nghiên cứu. Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

<b>2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu </b>

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2022.

- Địa điểm nghiên cứu: khoa Phẫu thuật Gan-Mật-Tụy, Viện Phẫu thuật tiêu hoá, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

<b>2.3. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>2.3.1. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả </b></i>

<i><b>2.3.2. Thiết kế nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu cắt ngang </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

27

<i><b>2.3.3. Chọn mẫu nghiên cứu: phương pháp chọn mẫu thuận tiện (chọn tất cả </b></i>

những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn trong thời gian nghiên cứu).

<i><b>2.3.4. Sơ đồ nghiên cứu </b></i>

<small>Bệnh nhân đã được cắt khối tá tuỵ do ung thu vùng đầu tuỵ nằm trong </small>

<small>tiêu chuẩn nghiên cứu </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

28

<b>2.4. Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu </b>

<i><b>2.4.1. Đặc điểm chung </b></i>

- T̉i: tính bằng năm, chúng tơi chia thành các nhóm t̉i gồm: ≤ 50 tuổi; 51 - 60 tuổi; 61 - 70 tuổi và >70 tuổi [6].

- Giới: được phân loại dựa trên đặc điểm sinh học gồm nam và nữ.

- Tiền sử: nghiện rượu, đái tháo đường, viêm tụy mạn, phẫu thuật ổ bụng, đặt stent ống mật chủ, dẫn lưu mật qua da.

- Tiền sử gia đình: có người trong gia đình bị ung thư vùng đầu tụy hay không. - Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính dựa vào chiều cao và cân năng theo công thức: BMI = cân nặng (kg) / ((chiều cao (m) x chiều cao (m)). Theo Hiệp hội Đái tháo đường Châu Á chỉ số khối được chia ra các mức độ:

+ Đau bụng thượng vị: có đau, khơng đau. + Chán ăn: có chán ăn, khơng chán ăn + Gầy sút cân: có gầy sút, khơng gầy sút

+ Nước tiểu màu vàng đậm (có, khơng), phân bạc màu (có, khơng) + Da vàng: khám xét da, củng mạc mắt.

+ Ngứa ngồi da: có, khơng

<i>* Cận lâm sàng: </i>

- Huyết học: số lượng hồng cầu giảm (< 3,5 T/L), tiểu cầu giảm (<150 G/L), bạch cầu máu tăng (> 10 G/L), prothrombin máu giảm (< 70 %).

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

29

- Sinh hóa máu: đường máu tăng (> 7,0 mmol/l), bilirubin TP tăng (> 17,1 µmol/l), SGOT tăng (> 37 U/L), SGPT tăng (> 41 U/L), protein giảm (< 60 g/l), albumin giảm (< 35 g/l).

- Chất chỉ điểm CA 19-9 tăng (> 37 U/L).

Đặc điểm của CLVT trong chẩn doán ung thư vùng đầu tuỵ:

- Vị trí u: đầu tụy, bóng Vater, đoạn thấp ống mật chủ hay tá tràng.

- Ông mật chủ giãn (> 6 mm): có, khơng; ống tụy giãn (> 3mm): có, khơng - Đánh giá mức độ xâm lấn của khối u với tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch mạc treo tràng trên trên hình ảnh CLVT gồm 4 độ [28]:

+ Độ 0: khối u khơng dính mạch máu + Độ I: khối u tiếp xúc với mạch máu ≤ 90<small>o</small>

+ Độ II: khối u tiếp xúc với mạch máu > 90<small>o</small> và ≤ 180<small>o</small>

+ Độ III: khối u tiếp xúc với mạch máu > 180<small>o </small>

- Phân loại T dựa vào kích thước khối u và sự xâm lấn tổ chức lân cận được

<i>mô tả trên hình ảnh CLVT (Phục lục 1). </i>

- Chẩn đốn di căn hạch: Các hạch hình trịn hoặc bầu dục, hình nhiều thuỳ, múi, có cùng tỷ trọng với khối u vùng đầu tụy rất gợi ý tới hạch di căn [42].

<i>- Phân loại giai đoạn bệnh trên CLVT theo AJCC 2018 (Phục lục 1) [8]. </i>

<i><b>2.4.3. Kết quả phẫu thuật cắt khối tá tụy điều trị ung thư vùng đầu tuỵ </b></i>

<i>* Kết quả trong mở: </i>

- Tính chất nhu mơ tụy: mật độ mềm, chắc dựa vào đánh giá của phẫu thuật viên trong mổ kết hợp với giải phẫu bệnh sau mở.

- Ơng mật chủ giãn (> 6 mm): có, khơng; ống tụy giãn (> 3mm): có, khơng (đường kính ống mật chủ, ống tuỵ tại vị trí cắt ngang được đo bằng thước chuyên dụng dùng trong phẫu thuật).

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

30

- Thời gian phẫu thuật được tính từ khi bắt đầu rạch da cho tới khi kết thúc mũi khâu da cuối cùng (tính bằng phút).

- Lượng máu mất trong mở (ml): được tính bằng số dịch trong bình hút + lượng máu thấm trong gạc (tính bằng cân gạc sau mổ 1g tương đương 1ml) – (thể tích dịch rửa + dịch ở bụng hút ra khi mở bụng).

- Tai biến ghi nhận trong phẫu thuật (có, khơng): là những tởn thương các tạng hoặc mạch máu lớn lân cận như tĩnh mạch thận, tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch cửa, hội lưu tĩnh mạch, động mạch gan hay động mạch mạc treo tràng trên…

- Truyền máu trong mở: có (số lượng ml), khơng.

<i>* Kết quả sau phẫu thuật: </i>

- Xét nghiệm sau phẫu thuật: trong 24h đầu sau phẫu thuật

+ Huyết học: số lượng hồng cầu giảm (< 3,5 T/L), tiểu cầu giảm (<150 G/L), bạch cầu máu tăng (> 10 G/L), prothrombin máu giảm (< 70 %).

+ Sinh hóa máu: đường máu tăng (> 7,0 mmol/l), bilirubin TP tăng (> 17,1 µmol/l), SGOT tăng (> 37 U/L), SGPT tăng (> 41 U/L), amylase tăng (>300 U/L), protein giảm (< 60 g/l), albumin giảm (< 35 g/l).

Mơ bệnh học sau phẫu thuật (GPB): Tại phịng mở, phẫu thuật viên lấy các nhóm hạch nghi ngờ di căn bao gồm: hạch cạnh mơn vị nhóm 5,6; hạch cuống gan nhóm 12, hạch dọc động mạch gan nhóm 8, hạch trước đầu tụy nhóm 17, sau đầu tụy nhóm 13 và dọc bờ phải động mạch mạc treo tràng trên nhóm 14 và diện cắt nghi ngờ cho vào từng lọ riêng biệt. Tại trung tâm giải phẫu bệnh: khối tá tụy được phẫu tích theo một quy trình chuẩn, xác định:

- Vị trí u: đầu tụy, bóng Vater, đoạn thấp ống mật chủ hay u tá tràng. - Kích thước u: được đo bằng thước chuyên dụng (đường kính lớn nhất của khối u tính bằng mm).

- Xâm lấn khối u với tổ chức xung quanh (phân loại T) (Phục lục 1).

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

31

- Số hạch phẫu tích được. - Số hạch di căn (phân loại N):

+ N0: Khơng có hạch di căn trong số các hạch phẫu tích được. + N1: Di căn 1-3 hạch phẫu tích được.

+ N2: Di căn từ 4 hạch trở lên.

- Độ biệt hóa tế bào được chia làm 3 mức độ: kém biệt hóa, biệt hóa vừa, biệt hóa cao.

- Phân loại giai đoạn bệnh theo kết quả giải phẫu bệnh (Phục lục 1) [8].

<i>- Biến chứng chung theo Dindo: gồm 5 độ </i>

<i><b>Bảng 2.1. Biến chứng sau phẫu thuật theo phân độ Dindo – Clavien [20] </b></i>

<b>I </b>

Bất kỳ diễn biến sai lệch so với quá trình hậu phẫu bình thường mà khơng cần thuốc điều trị hoặc phẫu thuật, các biện pháp can thiệp. Cho phép phác đồ điều trị là thuốc như thuốc chống nôn, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu, điện giải, và vật lý trị liệu. Mức độ này cũng bao gồm nhiễm khuẩn vết mở.

<b>II </b>

Biến chứng địi hỏi phải được điều trị bằng các thuốc khác ngoài các thuốc được sử dụng trong biến chứng độ I. Cần thiết phải truyền máu và dinh dưỡng toàn phần đường tĩnh mạch.

<b> III </b>

<b> IIIa </b> Biến chứng đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật, nội soi hoặc X-quang can thiệp (không cần gây mê tồn thân)

<b> IIIb </b> Địi hỏi phải can thiệp phẫu thuật, nội soi hoặc X-quang can thiệp (cần gây mê toàn thân)

<b>IV </b>

Biến chứng có đe dọa tính mạng (bao gồm các biến chứng hệ thần kinh trung ương) đòi hỏi phải chăm sóc đặc biệt (tại khu hồi sức tích cực).

<b>IVa </b> Một tạng bị rối loạn chức năng (cần lọc máu).

</div>

×