Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tóm Tắt: TỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.73 KB, 29 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI</b>

<b>------ĐÀO THỊ HÀ</b>

<b>TỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG </b>

<b>MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HÀ NỘI</b>

<b>Chuyên ngành: LL&PP dạy học bộ môn Giáo dục chính trị</b>

<b>TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC</b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thị Ngọc Minh</b>

<b>HÀ NỘI - 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI</b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thị Ngọc Minh</b>

<b>Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc</b>

Trường Đại học Giáo dục - ĐHQG Hà Nội

<b>Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Dục Quang</b>

Trường ĐHSP Hà Nội 2

<b>Phản biện 3: PGS.TS Vũ Thị Lan Anh</b>

Trường ĐHSP Hà Nội

<b>Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trườnghọp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội</b>

<i>vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm…</i>

<i><b>Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: </b></i>

Thư viện Quốc Gia, Hà Nội

hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU</b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài</b>

Quan điểm giáo dục “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực tiễn” đã được các nhà giáo dục đề cập đến từ rất sớm để khẳng định vai trò của việc tổ chức hoạt động thực hành và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Khổng tử đã từng nói “Những gì tơi nghe, tơi sẽ qn. Những gì tơi thấy, tơi sẽ nhớ. Những gì tơi làm, tơi sẽ hiểu”[139]. Hay Xơcrat cũng đồng quan điểm đó khi cho rằng: “Người ta phải học bằng cách làm một việc gì đó, với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc chắn cho đến khi làm nó”[139]. Những tư tưởng đó chính là cơ sở cho triết lí giáo dục thơng qua trải nghiệm. Ngày nay, học qua trải nghiệm đang được áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới và trở thành xu hướng giáo dục toàn cầu trong thời gian tới.

Ở nước ta hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 và xu thế tồn cầu hóa đã tạo ra những thay đổi vượt bậc trên mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và giáo dục nói riêng. Nền giáo dục nước ta đang có sự chuyển biến căn bản và tồn diện từ việc chủ yếu tập trung vào trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực cho người học, nhấn mạnh đến việc vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn,

<i>tăng cường DHTN. Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI của BCHTW đã nêu “Tiếptục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụáp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tựhọc, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạtđộng xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học...” [4]. Trong Chương trình giáo dục phổ</i>

thông năm 2018 DHTN cũng được đề cập đến như một định hướng đổi mới giáo dục ở tất cả các mơn học nói chung và mơn Giáo dục cơng dân nói riêng. Điều đó chứng tỏ DHTN đang được nhấn mạnh trong giáo dục Việt Nam hiện nay.

Môn GDCD ở trường THCS là môn học bắt buộc, giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục đạo đức, phẩm chất, nhân cách cho học sinh. Mơn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và các năng lực đặc thù bao gồm: “năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế -xã hội” [19]. Chương trình mơn GDCD được xây dựng dựa trên 4 mạch nội dung: “giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục kinh tế và giáo dục pháp luật” [19]. Đây là những nội dung giáo dục rất gần gũi, gắn liền với đời sống thực tiễn của HS giúp HS có nhiều cơ hội để vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn cuộc sống cũng như liên hệ, học tập từ thực tiễn để bài học trở nên phong phú, có ý nghĩa hơn. Thực hiện mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực cho HS, việc dạy học môn học không dừng lại ở chỗ trang bị kiến thức lí thuyết cho người học mà quan trọng hơn là giúp người học điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực và phát triển bản thân phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, những quy định của pháp luật. Vì vậy, việc DH mơn học địi hỏi phải gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo cơ hội cho học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động học tập, có nghĩa là cần thiết phải tổ chức DHTN trong môn học. Đó cũng chính là u cầu được nhấn mạnh về định hướng

<i>đổi mới phương pháp trong Chương trình mơn GDCD 2018 với nội dung“chú trọng tổchức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh khám phá, phân tích, khai thác thơng tin, xửlý tình huống thực tiễn” và “coi trọng tổ chức các HĐTN để học sinh tự phát hiện, chiếmlĩnh kiến thức mới”[19, tr53].</i>

Hiện nay, việc dạy học môn GDCD theo chương trình GDPT mới đã triển khai được 3 năm học, GV đã tiếp cận với việc dạy học phát triển năng lực, phẩm chất, đã có những đổi mới trong dạy học môn học tuy nhiên GV vẫn ít chú trọng tới tổ chức HĐTN dẫn đến chất

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

lượng dạy học còn hạn chế, học sinh chưa thực sự hứng thú và yêu thích môn học. Ngay cả ở Hà Nội, nơi được xem là có điều kiện cơ sở vật chất tốt, trình độ của học sinh tương đối cao, phù hợp với việc vận dụng DHTN thì việc tổ chức DHTN trong môn học chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả chưa cao. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân song một trong số những nguyên nhân cơ bản đến từ phía giáo viên là do giáo viên chưa hiểu biết sâu sắc về bản chất, vai trò, đặc trưng của DHTN trong môn học, chưa nắm rõ quy trình tổ chức DHTN, thường tổ chức dạy học theo thói quen dẫn đến hiệu quả chưa cao.

<i>Xuất phát từ những lí do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Tổ chức DHTN trong mônGiáo dục công dân cấp trung học cơ sở ở Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sỹ với mong</i>

muốn nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân, đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay.

<b>2. Mục đích nghiên cứu</b>

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc tổ chức DHTN trong môn GDCD cấp THCS, luận án đề xuất các nguyên tắc và biện pháp tổ chức DHTN trong môn GDCD ở trường THCS tại Hà Nội góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn GDCD theo chương trình GDPT mới ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.

<b>3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

3.1. Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của luận án là: Quá trình dạy học mơn GDCD ở trường THCS tại Hà Nội.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là: Nguyên tắc và biện pháp tổ chức DHTN trong môn GDCD ở trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu việc tổ chức DHTN trong mơn GDCD cấp THCS theo Chương trình mơn GDCD mới ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018.

- Về địa bàn nghiên cứu: Luận án tiến hành khảo sát thực trạng tại 10 trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Về thời gian nghiên cứu: Luận án tiến hành khảo sát vào năm học 2020-2021 và thực nghiệm vào năm học 2021 -2022.

<b>4. Giả thuyết khoa học</b>

Luận án đặt ra giả thuyết khoa học: “Nếu việc tổ chức DHTN trong môn GDCD cấp THCS ở thành phố Hà Nội được thực hiện theo những nguyên tắc và biện pháp phù hợp với đặc thù môn GDCD và điều kiện dạy học ở Hà Nội thì sẽ nâng cao hiệu quả DHTN và góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học”.

<b>5. Nhiệm vụ nghiên cứu</b>

Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về tổ chức DHTN trong môn GDCD cấp THCS - Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức DHTN trong môn GDCD ở trường THCS.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng việc tổ chức DHTN trong môn GDCD ở trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Đề xuất các nguyên tắc và biện pháp tổ chức DHTN trong môn GDCD ở trường THCS trên địa bàn Hà Nội

- Tổ chức TNSP nhằm kiểm chứng tính khoa học, tính khả thi và hiệu quả của các nguyên tắc và biện pháp đã đề xuất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu</b>

6.1. Phương pháp luận

Luận án áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng (với quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử - cụ thể) và những nguyên tắc của lí luận dạy học hiện đại (tiếp cận hệ thống, tiếp cận thực tiễn, tiếp cận hoạt động, tiếp cận năng lực…) làm cơ sở cho việc tiếp cận nghiên cứu về tổ chức DHTN trong môn GDCD cấp THCS ở Hà Nội. Quán triệt phương pháp luận trên trong quá trình nghiên cứu luận án sẽ giúp cho việc tiếp cận nghiên cứu vấn đề đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính thực tiễn đồng thời đảm bảo cho quá trình nghiên cứu phù hợp với đặc thù của khoa học giáo dục.

6.2. Phương pháp nghiên cứu

<i><b>Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận</b></i>

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu trượng hóa, đối chiếu, so sánh, lịch sử - logic...để thu thập, xử lý thông tin từ các nguồn tài liệu nhằm mục đích làm rõ những khái niệm công cụ, xây dựng khung lý thuyết của luận án về tổ chức DHTN trong dạy học mơn GDCD ở trường THCS.

<i><b>Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn</b></i>

Nhằm thu được các kết quả nghiên cứu từ thực tiễn, đề tài sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sau:

<i>- Phương pháp điều tra- Phương pháp quan sát</i>

<i>- Phương pháp tham vấn chuyên gia- Phương pháp thực nghiệm sư phạm- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu</i>

<b>7. Những đóng góp mới của luận án</b>

7.1. Về lý luận

<i>- Luận án đã xác định và làm rõ hơn một số khái niệm như Trải nghiệm; Học tập trảinghiệm; Dạy học trải nghiệm; Tổ chức DHTN, đã phân tích đặc trưng, vai trị của DHTN</i>

trong mơn GDCD cấp THCS, chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức DHTN trong môn GDCD cấp THCS.

- Luận án cũng đã nêu ra các hình thức tổ chức DHTN và quy trình tổ chức DHTN có thể áp dụng trong q trình dạy học môn GDCD cấp THCS.

- Luận án đưa ra được một số gợi ý cho GV trong việc xác định nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức DHTN môn GDCD cấp THCS ở Hà Nội phù hợp với đặc trưng môn học và điều kiện dạy học cụ thể.

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về việc tổ chức DHTN trong môn GDCD ở trường THCS, có thể là tài liệu tham khảo cho SV, HV cao học và NCS chuyên ngành GDCD ở các cơ sở đào tạo GV GDCD.

7.2. Về thực tiễn

- Luận án đã phân tích và đưa ra những nhận định về việc tổ chức DHTN trong môn GDCD cấp THCS ở Hà Nội trên cơ sở khảo sát thực trạng về phía GV và HS ở một số trường THCS trên địa bàn Hà Nội.

- Luận án đề xuất các nguyên tắc và biện pháp tổ chức DHTN trong môn GDCD ở trường THCS giúp cho GV môn GDCD biết cách tổ chức hiệu quả DHTN trong môn học nhằm nâng cao chất lượng môn học.

<b>8. Kết cấu của luận án</b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu gồm 4 chương:

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về tổ chức DHTN trong mơn GDCD</b>

<b>TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN </b>

<b>Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ1.1. Tổng quan nghiên cứu về dạy học trải nghiệm</b>

<i><b>1.1.1. Nghiên cứu về DHTN ở trên thế giớiVề nguồn gốc tư tưởng và vai trị của DHTN</b></i>

Có thể thấy nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc tổ chức cho học sinh được thực hành, trải nghiệm, gắn lí thuyết với thực hành. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó chưa phân tích sâu về từng khía cạnh cụ thể để làm rõ vai trò của DHTN đối với hoạt động dạy và học của GV và HS, đặc biệt chưa chỉ rõ vai trò của DHTN trong việc phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. Đó là một trong những nội dung mà sẽ tiếp tục bàn đến trong luận án này.

<i><b>Về khái niệm và đặc điểm của DHTN</b></i>

Khái niệm “Dạy học trải nghiệm” chưa thực sự xuất hiện trong các nghiên cứu trước đó nhưng bàn đến “Trải nghiệm”, “HĐTN” và “Giáo dục trải nghiệm” thì đã được xem xét qua nhiều cơng trình nghiên cứu. Đó là căn cứ để luận án tiếp tục đi sâu, làm rõ về khái niệm và đặc điểm của DHTN nói chung và DHTN trong mơn GDCD cấp THCS nói riêng.

<i><b>Về các hình thức DHTN</b></i>

Có thể thấy các hình thức tổ chức DHTN rất đa dạng, có nhiều cách tiếp cận khác nhau để phân chia hình thức DHTN. Việc lựa chọn hình thức trải nghiệm nào để tổ chức DHTN cho đạt hiệu quả cao nhất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động khác. Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và bàn đến các hình thức DHTN dựa trên các cách tiếp cận để phân loại cụ thể và đặc biệt chỉ ra những hình thức tổ chức DHTN phù hợp với mơn học.

<i><b>Về chu trình học trải nghiệm </b></i>

<i>Học tập trải nghiệm diễn ra như thế nào? Trả lời cho câu hỏi đó, Kurt Lewin trong “Theconceptual representation and measurement of psychological forces” [131] đã xác định chu</i>

trình HTTN gồm các giai đoạn: “người học suy nghĩ về tình huống; lập kế hoạch giải quyết tình huống; tiến hành kế hoạch và quan sát các kết quả đạt được”. Đó là q trình mà ở đó các hành động được diễn ra liên tục bao gồm cả việc đánh giá hệ quả của các hành động đó.

Tiếp đó, John Dewey, Jean Piaget và D.Kolb đều thống nhất chu trình học tập dựa trên trải nghiệm gồm 4 giai đoạn và lí thuyết của Kolb được sử dụng phổ biến hiện nay gồm:

<i>“1-Kinh nghiệm cụ thể; 2- Quan sát, phản ánh; 3- Khái quát hóa; 4- Vận dụng” [128], [129].</i>

Joplin (1995) tiếp tục phân tích một cách hệ thống q trình DHTN diễn ra theo mơ hình “hành

<i>động – phản ánh” với 2 yếu tố cơ bản: “(1) cung cấp điều kiện, môi trường trải nghiệm và (2)cung cấp phương tiện phản hồi kinh nghiệm sau trải nghiệm đó” [90], tr. 23). Nghiên cứu của</i>

Kurt Lewin, Kolb là căn cứ lí thuyết rất quan trọng cho tác giả xây dựng quy trình tổ chức DHTN trong mơn GDCD cấp THCS.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><b>1.1.2. Nghiên cứu về DHTN ở Việt Nam</b></i>

<i>- Về nguồn gốc tư tưởng vai trò của DHTN- Về khái niệm DHTN</i>

<i>- Về hình thức DHTN- Về vận dụng DHTN </i>

Trên cơ sở khảo cứu một số nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam về HTTN, HĐTN và dạy học thơng qua tổ chức HĐTN cho HS, cịn nhiều nghiên cứu khác đặc biệt từ sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình GDPT mới 2018 thì rất nhiều nghiên cứu việc vận dụng DHTN trong từng môn học cụ thể mà trong phạm vi tổng quan của Luận án có thể chưa có điều kiện đi sâu.Tuy nhiên qua phân tích các bài viết, sách báo, đề tài, cơng trình nghiên cứu tiêu biểu trên chứng tỏ việc tổ chức HĐTN trong dạy học ở Việt Nam những năm gần đây đã được chú trọng đặc biệt và bước đầu mang lại hiệu quả nhất định trong việc thực hiện chương trình GDPT mới với mục tiêu phát triển PC và NL cho HS.

<b>1.2. Nghiên cứu về tổ chức DHTN trong môn Giáo dục công dân</b>

<i><b>1.2.1. Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức DHTN môn GDCD ở mộtsố nước trên thế giới</b></i>

Để có căn cứ trong việc nghiên cứu về tổ chức DHTN trong môn GDCD cấp THCS, tổng quan về kinh nghiệm trong dạy học môn GDCD ở một số quốc gia có nền giáo dục phát triển và một số quốc gia có nền giáo dục gần với Việt Nam. Q trình tổng quan cho thấy có những quốc gia sẽ gọi tên môn học là môn GDCD nhưng đa phần gọi với tên gọi khác tuy nhiên có mục tiêu và nội dung giáo dục gần giống GDCD ở Việt Nam. Vì vậy, tiến hành tổng quan kinh nghiệm dạy học của Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh và Australia.

<i><b>- Chương trình GDCD ở Singapore [137]- Chương trình Giáo dục đạo đức tại Nhật Bản- Giáo dục quyền công dân tại Anh</b></i>

<i><b>- Giáo dục công dân tại Australia [138]</b></i>

Như vậy, qua phân tích chương trình GDCD của một số quốc gia nêu trên cho thấy các nền giáo dục này rất chú trọng tới việc DHTN trong các môn học nói chung và GDCD nói riêng. Những kinh nghiệm đó là cơ sở để khẳng định vai trị và xu hướng vận dụng DHTN trong chương trình GDPT mới với mục tiêu phát triển PC và NL cho HS.

<i><b>1.2.2. Nghiên cứu tổ chức DHTN trong môn GDCD ở Việt Nam</b></i>

Khảo cứu các cơng trình nghiên cứu sâu về đổi mới dạy học trong mơn GDCD nói chung và mơn GDCD nói riêng, tác giả nhận thấy có một số nhà nghiên cứu đã công bố dưới dạng sách, báo, đề tài nghiên cứu, luận án…bàn về đổi mới dạy học trong môn GDCD theo hướng phát triển phẩm chất năng lực HS. Các nghiên cứu này đều khẳng định vai trò quan trọng của dạy học phát triển năng lực trong mơn GDCD trong đó nhấn mạnh tới việc dạy học gắn với thực tiễn. Tuy nhiên, những nghiên cứu trực tiếp bàn về tổ chức DHTN trong môn GDCD cịn khá khiêm tốn.

Có thể thấy, việc nghiên cứu về DHTN trong mơn GDCD cấp THCS đã có một số đề cập đến, đã đưa ra một số hình thức tổ chức HĐTN trong mơn học, đó là những tài liệu tham khảo quý để khẳng định trong cách tiếp cận của mình khi thực hiện đề tài. Tuy nhiên, các nghiên cứu về DHTN ở địa bàn Hà Nội để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả DHTN nói riêng và dạy học mơn học nói chung nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho HS

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

thì vẫn là một khoảng trống cần được đi sâu nghiên cứu.

<b>1.3. Đánh giá kết quả của các nghiên cứu đi trước và những vấn đề luận án tiếptục nghiên cứu</b>

<i><b>1.3.1. Đánh giá kết quả của các nghiên cứu đi trướcNhững kết quả đã đạt được</b></i>

- Những nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng và sự cần thiết của việc tổ chức HĐTN trong dạy học. Qua khảo cứu cho thấy, quan điểm dạy học thông qua trải nghiệm đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử giáo dục thế giới và ngày nay nó trở thành triết lí giáo dục của nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapor, Anh, Australia…. Các nhà giáo dục nổi tiếng thế giới rất quan tâm và xem dạy học thông qua trải nghiệm là đặc trưng quan trọng của một nền giáo dục hiện đại. Ở Việt Nam, vấn đề DHTN mới thực sự được quan tâm trong những năm gần đây.

- Các nghiên cứu chủ yếu bàn về việc tổ chức HĐTN cho học sinh. Với nội dung đó, các cơng trình nghiên cứu đã bàn đến một số vấn đề lí luận về tổ chức HĐTN trong dạy học như bản chất, đặc trưng của HĐTN; Nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức HĐTN; Các điều kiện cần thiết để thực hiện HĐTN.

- Các nghiên cứu cũng chỉ ra những minh chứng cụ thể cho việc thiết kế HĐTN ở một số môn học cụ thể. Một số đã đề xuất được quy trình thiết kế và tổ chức HĐTN trong lĩnh vực nghiên cứu riêng.

<i><b>Những khoảng trống chưa được làm rõ</b></i>

- Các công trình nghiên cứu hầu như tiếp cận HĐTN với vai trị là hoạt động giáo dục, rất ít nghiên cứu đề cập tới DHTN như một quan điểm dạy học để chỉ đạo việc lựa chọn các HT và PP tổ chức dạy học trong môn học.

- Một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến hình thức, phương pháp tổ chức HĐTN nói chung song rất ít nghiên cứu đi sâu vào môn học GDCD, chỉ ra được những nét đặc trưng khi tổ chức DHTN trong môn GDCD.

- Mặc dù đã có những nghiên cứu đưa ra các minh chứng cụ thể về chủ đề trải nghiệm trong mơn GDCD nhưng chưa có cơng trình nào đề cập cụ thể về cách thức thiết kế và tổ chức DHTN trong môn GDCD ở trường THCS.

<i><b>1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu</b></i>

- Nghiên cứu làm rõ lí luận về tổ chức DHTN trong mơn GDCD như khái niệm, vai trò, đặc điểm; làm rõ khái niệm DHTN với vai trò là quan điểm dạy học để định hướng lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học được vận dụng trong môn GDCD cấp THCS.

- Nghiên cứu, phân tích chương trình mơn GDCD năm 2018 ở trường THCS làm căn cứ để luận giải về sự phù hợp của việc tổ chức DHTN trong môn GDCD cấp THCS đồng thời làm rõ đặc trưng của việc tổ chức DHTN trong môn học

- Nghiên cứu đề xuất các nguyên tắc và biện pháp tổ chức DHTN trong môn GDCD cấp THCS ở Hà Nội nhằm phát triển PC và NL cho HS giúp GV có những định hướng rõ ràng trong việc lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức DHTN đạt hiệu quả cao.

<b>Tiểu kết chương 1</b>

Để có cái nhìn tổng quan về DHTN nói chung và tổ chức DHTN trong mơn GDCD cấp THCS nói riêng, tác giả luận án đã tổng hợp, phân tích tài liệu trong và ngồi nước nghiên cứu về DHTN trên các vấn đề như khái niệm, vai trị, chu trình và các hình thức DHTN cũng như việc vận dụng DHTN trên thực tế. Kết quả khảo cứu cho thấy:

- Những tư tưởng về DHTN đã được đặt vấn đề nghiên cứu từ rất sớm trong lịch sử giáo dục thế giới và trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Các cơng trình trong và ngoài nước đều khẳng định sự cần thiết của giáo dục thông qua trải nghiệm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Một số nghiên cứu đã bàn đến chu trình học tập trải nghiệm và các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm. Song có thể thấy những cơng trình này hầu như tiếp cận hoạt động trải nghiệm với vai trò là hoạt động giáo dục chứ chưa bàn luận sâu về tổ chức dạy học trải nghiệm trong các môn học.

Kết quả tổng quan cho thấy đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về việc tổ chức DHTN trong môn GDCD ở các trường THCS tại Hà Nội. Vì vậy, có thể khẳng định hướng nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những khoảng trống mà các nghiên cứu trước đó chưa bàn đến.

<b>Chương 2</b>

<b>CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN </b>

<b>Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC SƠ SỞ</b>

<b>2.1. Cơ sở lí luận của việc tổ chức DHTN trong môn GDCD ở trường THCS</b>

<i><b>2.1.1. Những vấn đề chung về DHTN </b></i>

<i>2.1.2.1. Các khái niệm cơ bản</i>

<i><b>* Trải nghiệm</b></i>

<i><b>Trong luận án này tác giả hiểu: “trải nghiệm là quá trình chủ thể trực tiếp tham gia</b></i>

<i>vào hoạt động thực tiễn, thực hành, phát hiện và chứng minh tri thức, từ đó hình thành</i>

<i><b>những kinh nghiệm, cảm xúc tích cực hướng tới phát triển năng lực của bản thân”.</b></i>

Cách hiểu trên nhấn mạnh tới khía cạnh trực tiếp tham gia của chủ thể vào các hoạt động thực tiễn ở những lĩnh vực khác nhau. Trong quá trình tham gia trực tiếp đó, chủ thể huy động kinh nghiệm vốn có, cảm xúc của cá nhân để hình thành kiến thức, kinh nghiệm mới. Những kinh nghiệm mới được hình thành từ quá trình trải nghiệm này sẽ tiếp tục được huy động trong quá trình trải nghiệm mới tiếp theo. Những trải nghiệm tự nhiên luôn bao gồm cả những trải nghiệm thành công và thất bại, vui và buồn, mang lại những kết quả mong muốn và không mong muốn.

<i><b>*Học tập trải nghiệm</b></i>

<i>Tác giả tiếp cận: “Học tập trải nghiệm là quá trình người học huy động tối đa cảm xúcvà kinh nghiệm sẵn có của mình để trực tiếp tham gia vào các hoạt động học tập gắn vớithực tiễn nhằm tạo ra những kinh nghiệm mới cho bản thân”. </i>

Với cách hiểu này luận án nhấn mạnh học tập trải nghiệm với nghĩa là hoạt động học tập trong môn học, nhấn mạnh tính trực tiếp tham gia của HS và gắn với bối cảnh thực tiễn. Bối cảnh thực ở đây hiểu là thực tiễn của quá trình học tập đang diễn ra chứ không chỉ hiểu thực tiễn là cuộc sống ngồi nhà trường. Vì vậy học tập trải nghiệm được hiểu với nghĩa rộng hơn bao gồm cả những trải nghiệm trên lớp học và ngoài lớp học. Cũng cần lưu ý rằng học tập trải nghiệm là những HĐTN có định hướng, trải nghiệm để rút ra kinh nghiệm, trải nghiệm mang tính chủ động chứ khơng mang tính thụ động.

<i><b>* Dạy học trải nghiệm</b></i>

<i><b>Luận án tiếp cận “DHTN là một quan điểm dạy học định hướng cách thức tổ chức dạyhọc trong đó người học được tham gia trải qua trạng thái tư duy, cảm xúc hoặc hànhđộng thực tế hoặc mô phỏng phù hợp với kinh nghiệm cá nhân và chiêm nghiệm, phản ánhđể tái cấu trúc kinh nghiệm còn người dạy thiết kế, hỗ trợ, tạo mơi trường học tập an tồnđể người học trải nghiệm và định hướng người học đúc kết kinh nghiệm cần thiết theo mục</b></i>

<i>tiêu dạy học xác định”. </i>

<i>Cách hiểu này muốn nhấn mạnh: Thứ nhất: DHTN không chỉ được xem là một</i>

phương pháp dạy học hay một hình thức dạy học cụ thể nào đó mà DHTN là quan điểm dạy

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

học để định hướng việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhấn mạnh tính

<i>trải nghiệm của HS. Thứ hai: trong DHTN, người dạy đóng vai trị là người thiết kế, tổ</i>

chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập dưới dạng trải nghiệm thực tiễn từ đó định hướng cho người học hình thành kiến thức, kĩ năng mới trên cơ sở kiến thức, kinh

<i>nghiệm đã có trước đó. Thứ ba: trong DHTN, người học phải được trực tiếp tham gia vào</i>

hoạt động học tập dưới các hình thức khác nhau như trải nghiệm cảm xúc qua nghe, nhìn, trải nghiệm tư duy qua suy ngẫm đưa ra ý tưởng, tranh biện, trải nghiệm hành động như làm, thao tác kĩ năng...trong bối cảnh thực tiễn hoặc mô phỏng phù hợp với kinh nghiệm các nhân của bản thân.

<i><b>Tổ chức DHTN</b></i>

Từ cách tiếp cận “Trải nghiệm”, “Học tập trải nghiệm”, “Dạy học trải nghiệm” đã nêu

<i><b>trên, tác giả đi đến khái niệm “Tổ chức DHTN” được hiểu là: “quá trình dạy học trong đó</b></i>

<i>GV căn cứ trên mục tiêu, nội dung môn học và điều kiện dạy học cụ thể để xây dựng kế</i>

<i><b>hoạch, thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm huy động sự tham gia trựctiếp của học sinh vào các hoạt động đó nhằm khai thác tối đa kinh nghiệm, cảm xúc, vốn</b></i>

<i>hiểu biết của học sinh trong học tập để nâng cao chất lượng dạy học”.</i>

Cần phân biệt giữa tổ chức DHTN trong môn học và tổ chức HĐTN trong HĐTN – hướng nghiệp. Sự khác biệt này thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau như nội dung hoạt động, cách thức tổ chức, không gian, thời gian nhưng quan trọng hơn đó là mục tiêu dạy học của mơn học. DHTN là cách thức GV lựa chọn HT, PP, KT để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Vì vậy, việc tổ chức này có thể diễn ra ở trong lớp học hay ngoài lớp học

<i>nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: Một là: HS được trực tiếp tham gia các hoạt động họctập. Hai là: Huy động sự tham gia tối đa của các HS trong lớp. Ba là: Gắn với thực tiễn</i>

cuộc sống, thực tiễn học tập của HS.

<i>2.1.1.2. Đặc điểm của dạy học trải nghiệm </i>

DHTN là quan điểm dạy học nhấn mạnh tới việc dạy học thông qua tổ chức các hoạt động để học sinh có cơ hội được trực tiếp trải nghiệm từ đó kết nối giữa kiến thức đã biết và kinh nghiệm đã có của HS với kiến thức, kinh nghiệm mới. Qua tổng hợp một số kết quả nghiên cứu của David Kolb [128], Dewey [63], AEE [120] và một số nghiên cứu lí luận và thực tiễn trong nước về DHTN, có thể chỉ ra một số đặc điểm của DHTN như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>2.1.1.3. Vai trò của DHTN </i>

<i>Thứ nhất: DHTN giúp HS hiểu và lưu giữ kiến thức tốt hơn dạy học truyền thống Thứ hai: DHTN giúp HS có cơ hội rèn luyện các kĩ năng, phát triển năng lực Thứ ba: DHTN giúp HS phát triển xúc cảm tích cực trong học tập. </i>

<i>2.1.1.4. Mơ hình học tập trải nghiệm và dạy học trải nghiệmMơ hình học tập trải nghiệm</i>

Từ lí thuyết mơ hình từ tập trải nghiệm của K. Lewin, J. Dewey, J. Piaget và đặc biệt là mơ hình lí thuyết của D. Kolb tác giả xây dựng mơ hình học tập trải nghiệm của học sinh theo 4 bước như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Mơ hình học tập trải nghiệm trên là sự cụ thể hóa các giai đoạn của một hoạt động học tập trải nghiệm trong môn học. Hoạt động học tập trải nghiệm sẽ được diễn ra qua 4 bước bao gồm: Trải nghiệm – Phân tích – Khái qt – Áp dụng

<i>Mơ hình dạy học trải nghiệm </i>

Xuất phát từ việc cụ thể hóa mơ hình học tập trải nghiệm, tác giả xây dựng mơ hình dạy học trải nghiệm. Mơ hình này được hiểu là các bước tổ chức một hoạt động học tập trải nghiệm cho học sinh trong môn học. Tác giả đề xuất mơ hình tổ chức một hoạt động dạy học trải nghiệm gồm 4 bước:

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i><b>2.1.2. Tổ chức DHTN trong môn Giáo dục công dân cấp Trunghọc cơ sở</b></i>

<i>2.1.2.1. Khái quát chung về mơn GDCD cấp THCS (theo Chương trình Giáo dục phổ thơng mớinăm 2018)</i>

<b>- Mục tiêu chương trình mơn GDCD cấp THCS</b>

Mục tiêu mơn học trong chương trình 2018 đã thể hiện rõ sự đổi mới theo định hướng chung đó là hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực cho người học. Mục tiêu này đã nhấn mạnh sự khác biệt của chương trình GDCD năm 2018 và chương trình GDCD năm 2006 đồng thời cũng khẳng định rõ vai trị trực tiếp của mơn học trong việc hình thành và phát triển phẩm chất cho HS.

<b>- Nội dung, đặc thù tri thức môn GDCD cấp THCS</b>

<i>* Thứ nhất, tri thức mơn học mang tính tổng hợp* Thứ hai, tri thức mơn học mang tính thực tiễn</i>

<i>* Thứ ba, tri thức môn học gắn với việc trực tiếp giáo dục đạo đức và phát triển nhâncách cho HS </i>

<i>* Thứ tư, tri thức môn học chú trọng việc rèn luyện kĩ năng sống cho HS </i>

<i>* Thứ năm, tri thức môn học gắn với việc giáo dục ý thức pháp luật, quyền và nghĩavụ công dân cho HS</i>

<i>* Thứ sáu, tri thức môn học gắn với việc giáo dục kinh tế, tài chính cho HS</i>

<i>2.1.2.2. Sự phù hợp của việc tổ chức DHTN trong môn Giáo dục công dân ở trường THCS</i>

Xuất phát từ mục tiêu, đặc thù tri thức của môn GDCD cấp THCS và từ đặc điểm, vai trị của DHTN (như đã trình bày ở phần 2.1.1) và những yêu cầu của đổi mới giáo dục hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực HS hiện nay cho thấy việc tổ chức DHTN là rất cần thiết và phù hợp đối với môn GDCD cấp THCS.

<i>- DHTN trong môn GDCD sẽ phát huy tính hứng thú học tập của HS, giúp HS uthích mơn học hơn. </i>

<i>- DHTN trong mơn GDCD phát huy được tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo cho HS. - DHTN giúp HS có cơ hội kết nối, tích hợp kiến thức mơn học với kiến thức của cáckhoa học liên ngành. </i>

<i>- DHTN tạo ra sự gắn kết giữa GV và HS, gắn kết giữa các lực lượng giáo dục trongvà ngoài nhà trường. </i>

<i>2.1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức DHTN trong môn GDCD cấp THCS</i>

Hiệu quả tổ chức DHTN trong nhà trường nói chung và trong mơn GDCD nói riêng sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có cả những yếu tố chủ quan như năng lực của GV, ý thức của HS, sự quan tâm tạo điều kiện từ phía nhà trường và cả những yếu tố khách quan như điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện văn hóa xã hội của địa phương, sự ủng hộ từ phía gia đình và xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i><b> </b>2.1.2.4. Một số hình thức tổ chức DHTN trong môn GDCD cấp THCS</i>

<i><b>- Căn cứ theo không gian tổ chức: Nếu căn cứ vào không gian để tổ chức DHTN có</b></i>

thể phân loại thành 2 hình thức tổ chức DHTN trong môn học bao gồm DHTN trong lớp học và DHTN bên ngoài lớp học.

<i><b>- Căn cứ theo tính chất hoạt động: Nếu dựa vào tính chất của hoạt động học tập trải</b></i>

nghiệm có thể phân loại các hình thức tổ chức DHTN trong mơn học dưới dạng các hình thức cụ thể.

<i>2.1.2.4. Quy trình tổ chức DHTN trong môn GDCD cấp THCS</i>

<b>- Giai đoạn chuẩn bị: thực hiện theo 4 bước</b>

+ Bước 1: Xác định nội dung DHTN

+ Bước 2: Lựa chọn hình thức và các PP, KT dạy học để học sinh trải nghiệm.

+ Bước 3: Thiết kế các HĐTN cho HS theo các bước: Trải nghiệm – Phân tích - Khái quát - Áp dụng.

+ Bước 4: Thiết kế công cụ đánh giá kết quả học tập trải nghiệm.

<b>- Giai đoạn tổ chức trải nghiệm: thực hiện theo 4 bước</b>

<i>Bước 1: Định hướng và chuyển giao nhiệm vụ học trải nghiệmBước 2: Tổ chức cho học sinh tham gia trải nghiệm</i>

<i>Bước 3: Tổ chức cho học sinh chia sẻ, thảo luận về kết quả trải nghiệm</i>

<i>Bước 4: Nhận xét, tổng kết và định hướng cho HS vận dụng trải nghiệmvào bối cảnh mới</i>

</div>

×