Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn giáo dục công dân cấp trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 19 trang )


1

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì
lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trồng người ở đây chính là phải tập trung giáo dục kỹ
năng sống trước khi giáo dục kiến thức cho học sinh. Thế nhưng, trong những năm vừa qua,
ngành giáo dục nước ta chưa làm được như lời Bác dạy.
Dù ở thời đại nào, xã hội nào, kỹ năng sống vẫn luôn là bí quyết giúp con người thích
ứng với môi trường sống, đặc biệt là trong xã hội đương đại, với nhịp sống quay cuồng cùng
với sự cạnh tranh khốc liệt. Nhằm giúp giới trẻ hình thành ý thức về sự cần thiết phải rèn
luyện kỹ năng sống, ngành Giáo dục đang dần dần chú trọng quan tâm nhiều hơn đến việc
giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường.
Tuy nhiên, theo kết quả Khảo sát của Viện Ngiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội
được tiến hành đối với hơn 1000 học sinh, sinh viên thuộc mười trường ĐH, CĐ và phổ
thông : “Có trên 95% các em chưa nhận thức đúng về kỹ năng sống (KNS), 77,7% chưa bao
giờ được đào tạo, tập huấn về KNS, 76,4% cho biết rất cần được tập huấn kiến thức về KNS
và hầu hết các em lúng túng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lý các tình huống thường gặp
trong cuộc sống”. Có thể với quy mô của cuộc khảo sát, kết quả trên đây chưa phải là bức
tranh toàn cảnh, nhưng những con số này cùng với hiện thực xã hội đã phản ánh được thực
trạng thiếu hụt trầm trọng về KNS của giới trẻ hiện nay.
Sự thiếu hụt kỹ năng sống của giới trẻ, trong đó có một bộ phận lớn vẫn đang được
tiếp nhận sự giáo dục của nhà trường, còn được phản ánh ở một khía cạnh khác. Tại một
cuộc hội thảo mới đây, TS Phùng Khắc Bình, vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên (Bộ
GD-ĐT), đánh giá từ chỗ “chưa có nhận thức và hành vi đúng đắn, lối sống ích kỷ, ham
hưởng thụ, đua đòi chạy theo giá trị vật chất, từ những biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống
dẫn đến một bộ phận HSSV sa đà vào tệ nạn xã hội và phạm tội”.


Từ năm 2005 đến 2008, có hơn 8.000 trường hợp học sinh sinh viên vi phạm pháp luật
hình sự với nhiều hành vi: đánh nhau gây rối trật tự công cộng, cướp tài sản, xâm hại sức
khỏe, tính mạng cho đến tội phạm ma túy, giết người Tình trạng học sinh phổ thông bỏ học

2

hoặc vẫn còn đang đi học kết thành băng nhóm sử dụng ma túy, gây ra các vụ đánh nhau, gây
rối xã hội, cướp tài sản có xu hướng tăng…
Dẫn đến thực trạng này, được nói đến lâu nay bao gồm nhiều nguyên nhân: từ xã hội,
gia đình, nhà trường cho đến bản thân giới trẻ. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, rõ
ràng ở góc độ “bản thân giới trẻ”, sự thiếu hụt kiến thức, hiểu biết để giải quyết những vấn đề
của cuộc sống, sự lệch lạc trong nhận thức và hành vi dẫn đến các sai phạm, sống thiếu trách
nhiệm với chính bản thân và cộng đồng… chính là hậu quả trực tiếp của việc thiếu những
KNS cần thiết. Do thiếu KNS nên
khi bước vào giai đoạn vị thành
niên, có những biến đổi về tâm
sinh lý, không ít bạn trẻ đã không
có đủ hiểu biết, không tự chủ,
không kiểm soát được hành vi…
dẫn đến những hậu quả đáng
tiếc.Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng
sống cho các em học sinh là một
việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì
nó là một bài học quan trọng, giúp các em học sinh tự tin khi bước vào cuộc sống tương lai,
giúp các em rèn hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép trong cuộc sống, biết lựa chọn
cách ứng xử phù hợp, ứng phó với thách thức trong cuộc sống. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã chỉ đạo Viện Khoa học giáo dục, tổ chức biên soạn bộ tài liệu về giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh qua một số môn học: địa lý, ngữ văn, giáo dục công dân, sinh học và hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đây là một chủ trương đúng nhằm cung cấp cho học sinh
những kỹ năng cơ bản để ứng phó với những thử thách, khó khăn trong cuộc sống.

Chính vì thế, tôi xin trình bày “Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh thông qua việc giảng dạy môn Giáo dục Công dân cấp trung học phổ
thông” của chính bản thân mình qua hơn 4 năm giảng dạy nội dung này. Trong khuôn khổ
của một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ và với khả năng còn hạn chế, tôi không thể chuyển tải
hết được những ý tưởng và kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, với trách nhiệm của người
thầy, với lòng yêu nghề, chúng tôi đã tìm tòi, áp dụng trong thực tế mà cụ thể là trong từng
tiết dạy, tôi hy vọng ít nhiều sẽ giúp cho quý đồng nghiệp giảng dạy môn Giáo dục công dân
sẽ định hướng rõ nét hơn trong việc “Giáo dục kỹ năng sống” cho học sinh trong nhà trường.

3


B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
PHỔ THÔNG.
1. Khái niệm kỹ năng sống
Kỹ năng sống là một tập hợp
các kỹ năng mà con người có được
thông qua giảng dạy hoặc kinh
nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý
những vấn đề, câu hỏi thường gặp
trong cuộc sống hàng ngày của con
người. Có nhiều khái niệm về kỹ năng
sống, trong đó hầu hết đều thống nhất
với khuynh hướng xem kỹ năng sống là
những kỹ năng tâm lý - xã hội cơ bản
giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng
trong cuộc sống. Ngoài ra nó còn giúp
cá nhân vững vàng trước cuộc sống có
nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ

hội trong thực tại.
Trước hết, kỹ năng sống được hiểu là năng lực tâm lý - xã hội giúp các cá nhân thỏa
mãn có hiệu quả những nhu cầu (sống, học tập, lao động, vui chơi…) và giải quyết các thách
thức (tệ nạn, căng thẳng, mâu thuẫn…) của cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều khuynh hướng đều
thống nhất rằng, kỹ năng sống có thể hiểu đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết,
những cách thức thể hiện hành vi cần có để con người thích ứng được với những thay đổi
diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Vì vậy, kỹ năng sống không chỉ là kỹ năng, năng lực tâm
lý - xã hội mà còn bao gồm nhiều kỹ năng khác để thích ứng. Bên cạnh những kỹ năng, tâm
lý - xã hội, con người cần biết cách khỏe mạnh và bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Cần biết
cách chống chọi với những biến đổi của thiên nhiên và biết cách tồn tại khi tính mạng bị đe
dọa hoặc đối phó với những bất trắc xảy ra.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là “khả năng thích nghi và hành
vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của
cuộc sống hàng ngày”. Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kỹ năng sống có thể là

4

một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống
hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh,
cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức. Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn, khác
biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp).
Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ
năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết
vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng
và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu
quả và cách thương thuyết.
Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi
hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi. Ngắn
gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm
xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào).

Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sống
gắn với 4 trụ cột của giáo dục:
• Học để biết (Learning to know): bao gồm các kỹ năng tư duy như: giải quyết vấn đề,
tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả
• Học làm người (Learning to be): bao gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng
thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin
• Học để sống với người khác (learning to live together): bao gồm các kỹ năng xã hội
như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự
cảm thông
• Học để làm: (Learning to do): kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kỹ
năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm
Như vậy, kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống
hàng ngày của con người. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ
năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả Nói
cách khác, kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi con người, khả năng ứng xử
phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống của
cuộc sống.
2. Tại sao cần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

5

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc hết sức quan trọng đòi hỏi sự tham gia của
cả gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, việc giáo dục kỹ năng này tại các trường học
mới chỉ dừng lại ở các tiết học về giáo dục công dân, văn, sử, địa Các buổi sinh hoạt ngoại
khoá vừa thiếu vừa chưa đáp ứng được nhu cầu rèn luyện kỹ năng cho các em. Chương trình
dạy và học ở nhà trường dường như chưa được các học sinh quan tâm nhiều. Cách truyền đạt
kiến thức cũng như chương trình nội dung còn quá nhiều bất cập, lý thuyết chưa gắn với thực
tế. Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ với tâm lý chỉ chú trọng tới việc học các môn chính khoá mà
lơ là với việc rèn luyện kỹ năng sống cho các em.
Sự gia tăng những biểu hiện thiếu kỹ năng sống như: không thể hiện được khả năng của

bản thân; khó hòa nhập; có thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với bè bạn, gia đình, thầy cô giáo;
lúng túng khi xử lý những tình huống phát sinh trong cuộc sống; cách học cách sống không
khoa học, hiệu quả; … là những biểu hiện của hầu hết học sinh phổ thông trong vài năm trở
lại. Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc mà nhà
trường và các bậc phụ huynh cần quan tâm tới ngay từ khi các em còn nhỏ.
Trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện nay, vấn đề các bạn trẻ thiếu kỹ năng
sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân
đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên khiến không ít các bậc cha
mẹ phải phiền lòng vì con, nhà trường phải đau đầu vì các vi phạm, các trò quậy phá, thậm
chí là các vi phạm pháp luật của các bạn trẻ.
Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè
khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các bạn trẻ không biết cách xử lý tình
huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, tìm đường, định hướng, đi
xe buýt, chưa nói gì đến việc tự các bạn giải quyết vấn đề. Đặc biệt, khi gặp các tình huống
khó khăn hay thất bại trong cuộc sống, nhất là thất bại trong tình yêu, các bạn trẻ thường nghĩ
đến cái chết hoặc sự trả thù. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm mà có rất nhiều bạn trẻ thiếu kỹ
năng sống đã lựa chọn dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc, thương tâm.
Tại nhiều nước Tây phương, thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng sống về
những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu với những khó
khăn, và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột,
bạo lực giữa người và người. Tại Hàn Quốc, học sinh được học cách đối phó thích ứng với
các tai nạn như cháy, động đất, thiên tai… tại Trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp
Seoul.

6

Tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng
ghép vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Kỹ năng sống góp phần thúc đẩy
sự phát triển cá nhân và xã hội vì mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà
trường phổ thông là nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng

phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích
cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ các tình huống và hoạt
động hàng ngày. Ngoài ra, kỹ năng sống sẽ tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt
quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

3. Giải pháp để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu qủa
Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, cần phải thay đổi tư duy, tiếp
đó là tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ. Giáo dục kỹ năng sống, theo cách hiểu hiện nay là
giáo dục những cách ứng phó với những thử thách như: Tai nạn, điện giật, bị ngộ độc, động
vật cắn, bị xâm hại tình dục, phòng, chống các tệ nạn xã hội… Tuy nhiên, đây mới chỉ là
mục đích trước mắt. Mục đích quan trọng nhất, lâu dài đó là hình thành nhân cách cho học
sinh, trong đó quan trọng nhất là giáo dục tình thân ái và các ứng xử văn hoá.
Đối với nhà trường, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thành công hay không,
phụ thuộc rất lớn vào tư chất, đạo đức và năng lực của thầy giáo, cô giáo. Muốn giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh tốt, trước hết, mỗi thầy giáo, cô giáo phải giáo dục cho học sinh
bằng sự nêu gương. Thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu trong ứng xử, trong giáo dục nhân
cách. Trước hết, phải chấm dứt những hành động bạo lực, những ứng xử thiếu văn hoá của
thầy giáo, cô giáo đối với học trò. Có như vậy, thầy giáo, cô giáo mới cung cấp cho học sinh
những kỹ năng sống mà mình đã trải qua. Việc giáo dục này có thể bằng những nội dung
trong giáo án, hoặc bằng những nội dung ngoài giáo án, bằng kinh nghệm trong cuộc sống
của bản thân . Để mục tiêu này đạt hiệu quả, thì giáo viên cần phải có nghiệp vụ sư phạm
giỏi. Có nghiệp vụ giỏi, thì ngay cả giờ dạy toán, vật lý,hay hóa học giáo viên cũng dạy cho
học sinh kỹ năng sống theo cách của mình. Giáo viên phải nhận thấy trách nhiệm của mình
đối với việc giáo dục học trò, không nên xem việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là vấn
đề tạo nên gánh nặng công việc (điều quan trọng là biết cách kết hợp, lồng ghép để truyền đạt
nội dung).

7

Bên cạnh nhà trường, gia đình và xã hội là hai môi trường thiết yếu quan trọng đối với

việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Gia đình là cái nôi hình thành nhân cách, ứng xử
cho học sinh. Một gia đình hạnh phúc, biết trân trọng các giá trị tinh thần sẽ giáo dục nên
những đứa con ngoan, những học trò lễ phép. Ngược lại, gia đình thiếu hạnh phúc, coi nhẹ
các giá trị tinh thần, coi trọng giá trị đồng tiền và vật chất, thậm chí thường xuyên xảy ra tình
trạng bạo lực sẽ tác động tiêu cực đến tính cách, cách ứng xử của các em học sinh. Ngoài gia
đình, xã hội phải thực sự vào cuộc để cùng phối hợp. Trước hết, xã hội giáo dục cho các em
bằng những ứng xử giữa con người với con người, bằng sự tuân thủ (của tất cả mọi người)
đối với pháp luật, bằng việc coi trọng các giá trị truyền thống… Xin nêu một vài ví dụ nhỏ,
đó là việc bảo vệ môi sinh môi trường nơi công cộng, hay ý thức chấp hành luật lệ giao
thông. Hầu hết ở nước ta, ý thức bảo vệ của công, môi trường công cộng và việc thực hiện
pháp luật về giao thông là rất kém. Chúng ta răn dạy học sinh về bảo vệ môi trường, nhưng
khi đến công viên, đến những địa điểm du lịch thì vứt rác bừa bãi. Chúng ta dạy các em
phải thực hiện tốt luật giao thông đường bộ, nhưng bản thân không đội mũ bảo hiểm khi đi
xe gắn máy, còn nghe điện thoại di động khi điều khiển phương tiện giao thông …
4. Một số kỹ năng cần thiết cho học sinh phổ thông.
Học sinh trung học phổ thông là độ tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu và
từ lúc dậy thì và kết thúc bắt đầu khi bước vào tuổi người lớn. Độ tuổi này thể hiện tính chất
phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng, nó được giới hạn bởi hai mặt là giới hạn về tâm lý và
sinh lý. Đây là khoảng thời gian mà việc hình thành kỹ năng sống trong các em có vai trò
quan trọng, những kỹ năng này sẽ góp phần hình thành nên phẩm chất đạo đức, nhân cách
sống của các em. Ngoài những kỹ năng đơn giản nhưng hết sức cần thiết như: kỹ năng nghe,
nói, đọc, viết; Kỹ năng biết nấu cơm nhanh ít tốn nhiên liệu; Kỹ năng cắm trại, leo núi; Kỹ
năng làm vườn và chăm sóc cây cảnh Kỹ năng cấp cứu khi có người gặp tai nạn hoặc bệnh
tật hiểm nghèo thì các kỹ năng được xem là hết sức cần thiết là:
- Kỹ năng tự nhận thức (ta là ai là điều cực kì quan trọng)
- Kỹ năng xác định giá trị
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
- Kỹ năng giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc sống,
- Kỹ năng giao tiếp và thương thuyết (bao hàm tính tự kiềm chế)
- Kỹ năng lựa chọn và quyết định (bao hàm phê phán và bác bỏ)

- Kỹ năng hợp tác và tìm kiếm sự giúp đỡ

8

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực
- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
- Kỹ năng quản lý thời gian.
- Kỹ năng kiên định
- ….
Ta có thể tạm chia những kỹ năng sống cần thiết dành cho học sinh phổ thông thành 3
nhóm:
- Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình: tự nhận thức, xác định giá trị,
kiểm soát cảm xúc, ứng phó với căng thẳng,…
- Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với người khác: giao tiếp có hiệu quả, giải
quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác…
- Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả: tìm kiếm và xử lí thông tin,
tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề
Với 3 nhóm kỹ năng trên thì trong việc giảng bộ môn Giáo dục công dân ta có thể
lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống cho các em.


II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH QUA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN:
1. Việc giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD:
Kỹ năng sống sẽ góp phần hình thành nên phẩm chất đạo đức, nhân cách sống của các
em, chính vì thế việc giáo dục kỹ năng sống thông việc tích hợp trong một số bộ môn học


9

trong nhà trường phổ thông nhất là là môn Giáo dục công dân. Môn GDCD là môn học có
nhiều khả năng giáo dục kỹ năng sống, thể hiện :
Nhiệm vụ và nội dung môn GDCD chứa đựng những yếu tố của giáo dục kỹ năng
sống, phù hợp với trọng tâm của giáo dục kỹ năng sống là quá trình đối thoại, tương tác lẫn
nhau, sử dụng vốn kinh nghiệm của người học để thực hành kĩ năng; phù hợp với cách tiếp
cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các vấn đề của cuộc sống.
Một trong những đặc điểm của môn GDCD là sự tích hợp nhiều nội dung giáo dục,
trong đó có các nội dung giáo dục về các vấn đề xã hội. Vì vậy, việc giáo dục KNS vào môn
GDCD là điều có thể thực hiện và phù hợp với xu thế hiện nay.
Việc giáo dục các chuẩn mực xã hội không thể chỉ xuất phát từ yêu cầu của nhà giáo
dục mà phải xuất phát từ quyền lợi và nhu cầu phát triển của HS. Giáo dục KNS giúp học
sinh có những kỹ năng thiết thực để sống an toàn, lành mạnh, có hiệu quả, do đó HS hứng
thú học tập và lĩnh hội các chuẩn mực một cách chủ động, tự giác.
2. Nội dung và địa chỉ giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD:
Môn GDCD có khả năng giáo dục nhiều kỹ năng sống cho học sinh, cụ thể là:
- Tự nhận thức
- Xác định giá trị
- Kiểm soát cảm xúc
- Ứng phó với căng thẳng
- Tìm kiếm sự hỗ trợ
- Thể hiện sự tự tin
- Giao tiếp
- Lắng nghe tích cực
- Thể hiện sự cảm thông
- Thương lượng
- Giải quyết mâu thuẫn
- Hợp tác
- Tư duy phê phán

- Tư duy sáng tạo
- Ra quyết định
- Giải quyết vấn đề
- Kiên định
- Quản lí thời gian

10

- Đảm nhận trách nhiệm
- Đặt mục tiêu
- Tìm kiếm và xử lí thông tin
Để hình thành kỹ năng sống cho học sinh, chúng ta đã lồng ghép các bài tập tình huống, trò
chơi…vào một số bài học giáo dục công dân trong các tiết học để các em giải quyết vấn đề
và từ đó các em hình thành được kỹ năng sống cho mình.
Sau đây là một số kỹ năng giáo dục cho học sinh trong quá trình soạn giảng môn
GDCD cấp trung học phổ thông:
Lớp 10
:
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng (rèn kỹ năng giải quyết vấn đề
trong một tình huống, kỹ năng quản lý thời gian…)
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối nhận thức (rèn kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý
tưởng khi thảo luận)
Bài 10 : Quan niệm về đạo đức (rèn kỹ năng xác định giá trị, đạo đức đối với cá nhân, gia
đình và xã hội)
Bài 11 : Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (liên quan đến nghĩa vụ, lương tâm và nhân
phẩm, danh dự của con người)
Bài 12 : Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (giao tiếp trong tình bạn và tình yêu,
cách nhìn đúng đắn về tình bạn và tình yêu ở lứa tuổi học đường. Để từ đó hình thành lối
sống đẹp, thẩm mỹ…)
Bài 13 : Công dân với cộng đồng (ở bài này sẽ giúp học sinh biết quan tâm, chia sẽ và làm

nhiều điều tốt lành với người khác)
Lớp 11
:
Bài 2: Hàng hóa, tiền tệ, thị trường (rèn kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phân tích)
Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ( rèn kỹ năng giải quyết vấn đề,
kỹ năng tư duy phê phán…)
Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (rèn kỹ năng giải quyết vấn đề)

11

Bài 6: Sản xuất và lưu thông hàng hóa (rèn kỹ năng quản lý thời gian khi trình bày suy nghĩ,
ý tưởng)
Bài 7: Nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa (rèn kỹ năng trình bày suy nghĩ, kỹ năng hợp tác)
Lớp 12
:
Bài 3 : Công dân bình đẳng trước pháp luật (bình đẵng về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm
pháp lí của công dân…)
Bài 4 : Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (bình đẳng
trong hôn nhân và gia đình, bình đẳng trong kinh doanh, bình đẳng trong lao động)
Bài 6 : Công dân với các quyền tự do cơ bản (giúp học sinh có ý thức tự bảo vệ và tôn trọng
quyền tự do cơ bản của mình và của người khác)
Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (rèn kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, ứng
phó, ứng xử giao tiếp…)
Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua môn GDCD ta cần áp dụng phương pháp
mới, kĩ thuật dạy học hiện đại như:
Phương pháp mới: Dạy học nhóm, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, giải quyết
vấn đề, đóng vai, trò chơi, dự án. Đây là những phương pháp thuận lợi để giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh: ví dụ như giúp các em thể hiện sự tự tin, giao tiếp và ứng xử, lắng nghe
tích cực, thương lượng, hợp tác, đảm nhận trách nhiệm, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tư
duy phê phán, tìm kiếm và xử lí thông tin, ứng phó với căng thẳng, ra quyết định đúng đắn,

quản lí thời gian hợp lí
Kĩ thuật dạy học hiện đại: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ
thuật “ khăn trải bàn”, kĩ thuật “phòng tranh”, kĩ thuật công đoạn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ
thuật tư duy, sáng tạo
Tăng cường tính tích cực chủ động cho học sinh thông qua từng tiết học, chuẩn bị bài ở nhà
như: cho học sinh tìm dữ liệu có liên quan bài học, xây dựng nội dung thuyết trình, tiểu phẩm
liên quan đến nội dung bài học ( môi trường, dân số, gương vượt khó học giỏi, )
Để tạo hứng thú cho học sinh, trong từng bài học, tiết dạy của mình người thấy cần phải đưa ra nhiều
tình huống thật gần gũi với cuộc sống để các học sinh nhận xét, xử lý, lựa chọn và sau mỗi tình

12

huống đó giáo viên sẽ chỉ ra cho các em thấy được vấn đề đúng ở đâu và sai ở đâu.Thông qua mỗi
tình huống người thầy phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Dạy theo cách này học sinh rất thích
vì được “phát ngôn” theo sự hiểu biết của mình.
Ngoài ra, người thầy cũng cần tổ chức cho học sinh học nhóm để các em tự nghiên cứu, hợp tác, tìm
tòi và đưa ra kết quả của riêng mình, từ đó học sinh sẽ dần làm quen và dễ xử lý tình huống gặp phải
trong thực tế cuộc sống. Giáo viên là người định hướng và chốt lại vấn đề cốt lỗi cho học sinh.
Ngoài ra, ta cũng có thể tham khảo nguyên tắc 5T để giáo dục kỹ năng sống, cụ thể:
Tương tác: kỹ năng sống không thể được hình thành qua việc nghe giảng và tự đọc tài
liệu. Cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động, tương tác với giáo viên và với nhau
trong quá trình giáo dục.
Trải nghiệm: Người học cần được đặt vào các tình huống để trải nghiệm và thực hành.
Tiến trình: Giáo dục kỹ năng sống không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai”
mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức, hình thành thái độ, thay đổi hành vi.
Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục kỹ năng sống là giúp người học
thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
Thời gian: Giáo dục kỹ năng sống cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng
sớm càng tốt đối với trẻ em.
3. Giới thiệu một số trò chơi phục vụ chương trình giáo dục kỹ năng sống trong

trường phổ thông
3.1 Bó đũa kỳ diệu
Dụng cụ: 1 bó đũa và ghế ngồi cho từng học viên.
Chuẩn bị: Mỗi bạn sẽ ngồi trên một ghế và ghế được xếp thành hình vòng tròn. Mỗi bạn
dùng 2 ngón trỏ của mình để giữ 2 đầu đũa (bên trái và bên phải), sao cho không rơi xuống.
Trong nhóm sẽ chọn ra 1 người làm mốc và chọn 1 hướng di chuyển nhất định (theo chiều
kim đồng hồ hoặc ngược chiều).
Bắt đầu chơi: Lần lượt cả nhóm đứng dậy và xoay theo chiều đã được chọn và bắt buộc phải
ngồi xuống ở mỗi ghế đi qua, cặp nào trong lúc di chuyển làm rớt đũa sẽ thua và bị phạt, dù
là do lỗi của chỉ một bạn mà thôi.
Xoay 3 vòng (Nhiều hay ít hơn tùy bạn). Khi bạn được chọn làm mốc trở lại vị trí cũ của
mình mới được tính là 1 vòng.
Ở vòng 2 và vòng 3 để tăng tính hồi hộp người quản trò có thể bắt nhómtăng tốc độ di
chuyển dần lên, vì lúc này mọi người đã dần quen với cách chơi.

13

Mẹo: Người làm mốc nên hô khẩu lệnh cho nhóm, như vậy cả nhóm sẽ di chuyền cùng nhau,
tránh người trước người sau rất dễ làm rớt đũa.
Ý nghĩa và bài học rút ra:
- Mỗi cá nhân trong nhóm cần phải tôn trọng tập thể, hành động vì lợi ích tập thể.
- Tiếng nói và quyết định của người trưởng nhóm rất quan trọng, nếu không nhất quán sẽ dẫn
đến việc nhầm lẫn, trì trệ trong việc hòan thành công việc đã đặt ra.
3.2. Tôi tin bạn.
Dụng cụ: Khẩu trang hay khăn để bịt mắt.
Chuẩn bị: Chia nhóm làm 2 nhóm ( nhóm sáng mắt và nhóm “khiếm thị” – tức là mù)
- Cho các bạn nhóm mù đứng vào 1 góc, bịt mắt lại. Người quản trò kéo nhóm sáng mắt sang
1 góc xa, rồi phổ biến luật chơi sao cho các bạn A không nghe thấy.
Bắt đầu chơi:
+ Các bạn nhóm sáng mắt lần lượt mỗi người chọn một bạn trong nhóm mù.

+ Đến nắm tay bạn ấy và dắt đi lung tung, càng làm bạn ấy mất phương hướng càng tốt.
+ TUYỆT ĐỐI GIỮ IM LẶNG, dù người bị dẫn đi có hỏi gì “Ai vậy ? Dắt đi đâu vậy trời ?”
thì người dẫn cũng không được nói 1 lời nào.
+ Sau 3 phút dẫn các bạn nhóm mù trở lại vị trí ban đầu và cho các bạn nhóm mù phát biểu
cảm xúc, sau đó đóan xem ai là người đã dẫn mình đi nãy giờ.
Ý nghĩa và bài học rút ra:
- Người bị dắt đi (Nhóm mù) sẽ rất sợ và lo lắng vì không ngờ đến việc này, việc duy nhất có
thể làm là đặt trọn niềm tin cho người dẫn đường –> Đôi khi những bạn đã ở lâu trong 1
nhóm không hiểu được sự thiếu lòng tin, cảm giác lạc lõngcủa người mới gia nhập, dẫn đến
việc xa cách, làm vịêc không “ăn rơ” với nhau, năng suất làm việc kém, dễ dẫn đến mâu
thuẫn và mất đòan kết.
- Trong suốt quá trình dẫn dắt cũng sẽ giúp bộc lộ tính cánh của người dẫn đường (Nhóm
sáng mắt):
 Một bạn cẩn thận thì dù đi đâu cũng không làm bạn mình bị va chạm, trượt té
 Một bạn lém lỉnh sẽ dẫn bạn đi lên cầu thang, vào thang máy và đến những nơi hiểm
hóc.
 Một bạn tính không chu đáo thì rất dễ để xảy ra tai nạn, va quẹt.
- Việc bạn nhóm mù có đóan đúng người “dắt” mình suốt 3 phút vừa qua cũng nói lên được
mức độ hiểu và thân quen với nhau giữa các bạn trong nhóm.
3.3 Qua cầu ôm ván.

14

a. Dụng cụ: 2 ghế dài không có tay vịn hay đồ tựa lưng
b. Chuẩn bị:
- Ghế đặt thẳng hàng, cách nhau 1 ô gạch (tùy bạn xếp, sao cho không quá xa không quá gần
là ok)
- Chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm đứng lên 1 ghế
c. Bắt đầu chơi:
- Mỗi bạn phải nhớ thứ tự đứng của mình, ví dụ như đứng thứ 3 tính từ khỏang cách của 2

chiếc ghế
- Làm sao thì làm, mỗi bạn phải di chuyển qua ghế bên kia và vẫn giữ thứ tự như lúc ở ghế
cũ. Ví dụ như đứng cuối cùng bên ghế bên này thì kết thúc sẽ đứng cuối cùng ở ghế bên kia
- Tuyệt đối KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ CHÂN CHẠM ĐẤT hay TÉ XUỐNG GHẾ
d.Mẹo:
- Cách rất hay đó là 2 người sẽ ôm nhau và từ từ xoay qua để đổi chỗ cho nhau, đó là cách rất
tốt để chiến thắng trò chơi này.
- Để căng thẳng hơn nên quy định thời gian, 1 hay 2 phút gì đó
- Khi chia nhóm nên chia nam nữ xen kẻ, sẽ có nhiều cái lợi không ngờ tới.
- Bỏ giày và dép ra cho đỡ vướng.
e. Ý nghĩa và bài học rút ra:
- Đứng trước khó khăn và thử thách thì sức mạnh tập thể luôn là giải pháp để khắc phục vấn
đề, hãy sẵn sàng giơ tay tiếp nhận những thành viên mới
- Dù bạn là người giỏi nhất nhóm nhưng cũng có lúc bạn cần sự giúp đỡ từ người khác (Đố
ai qua được bờ bên kia mà không nắm chân, ôm ít nhất 2,3 người).
3.4 Bạn là ai trên cõi đời này?
a. Dụng cụ:
- Mỗi bạn 1 tờ giấy A4, viết
- 1 cuộn băng keo 2 mặt
b. Chuẩn bị: Mỗi bạn giành ra 2 phút để suy nghĩ về 3 điều sau về bản thân mình
- Thế mạnh
- Điểm yếu
- Điều mà mình muốn người khác nghĩ hay muốn được người khác nghĩ về mình => Quan
trọng nhất, suy nghĩ kĩ nhé.
c. Bắt đầu chơi:
Vòng 1:

15

- Mỗi bạn có 1 phút để ghi 3 điều ấy vào tờ A4, phải ghi thật ngắn gọn, chỉ chọn 1 hay 2 điều

quan trọng nhất mà thôi.
- Dán tờ giấy đó vào lưng bằng băng keo 2 mặt
- Khi đã xong, mọi người đứng dậy và đi lòng vòng xem của nhau, nhớ là phải xem hết các
bạn khác.
Vòng 2:
- Ngồi xuống, 1 phút tổng hợp những gì nhìn thấy
- Sau đó cả nhóm đứng lên, mỗi người phải xin ít nhất là 5 hay 6 comment về những điều
mình viết về mình từ các bạn khác. Bản thân người cho ý kiến phải ghi vào tờ giấy ấy 1 cách
trung thực, thẳng thắn và thật lòng, không phải lúc nào ta cũng có cơ hội góp ý người khác
mà không bị “xạc” đâu nhé.
- Sau khi đã đủ ý kiến (tốt nhất là của cả nhóm) các bạn lần lượt gỡ tờ giấy ra, 1 phút để đọc
và “bàng hòang ngỡ ngàng” trước comment bà con cô bác về mình.
- Cuối cùng tất cả đưa lại cho người quản trò, “anh ấy” hay “cô ấy” sẽ lần lượt đọc nội dung
cho cả nhóm cùng nghe, cùng suy nghĩ và rút ra bài học cho bản thân mình.
d. Ý nghĩa và bài học rút ra:
- Đôi khi ta cứ vội vã làm, vội vã sống mà dần quên mất hình ảnh mình trong mắt người
khác: mình có tốt như mình nghĩ hay không? Mọi người đang nghĩ sao về mình ?
- Cơ hội hiếm gặp để mọi người có dịp thỏai mái góp ý hay khen ngợi bạn
- Sau trò chơi chắc chắn các bạn trong nhóm sẽ hiểu nhau hơn và có thể tự nhìn nhận lại về
mặt mạnh, mặt yếu của mình mà khắc phục.
3.5 Trò chơi Tìm vai
Số lượng: 8 bạn + "khán giả" (bao nhiêu cũng được).
Luật chơi: Mỗi bạn sẽ nhận được 1 tờ giấy, ghi rõ vai trò của từng bạn (ví dụ lãnh đạo,
người chống đối, ủng hộ ). Bạn không được "bật mí" cho các thành viên còn lại biết vai trò
của mình. Nhiệm vụ của các bạn là cùng nhau "diễn" (thảo luận về 1 chủ đề nào đó) để
"khán giả" nhận ra người nào đang giữ vai trò gì trong nhóm.
Ý nghĩa: Theo các nhà tâm lí, có 8 vai trò phổ biến trong nhóm (hình bên). Trò chơi giúp các
bạn nhận đúng vai trò của từng thành viên trong nhóm, qua đó sẽ giúp các bạn hiểu được
tâm lí, tính cách của mỗi người để có cách ứng xử đúng và làm việc nhóm hiệu quả hơn.


16

3.6 Trò chơi Lắng nghe
Số lượng: từ 5 trở lên, có thể chơi trong nhóm nhỏ trước và mở rộng cho cả lớp
Luật chơi: Mỗi bạn sẽ được phát 1 cây viết và 1 tờ giấy. Trong vòng 1 phút, các bạn sẽ ghi
lại tất cả những tiếng động xung quanh mình. Ai ghi nhiều hơn, người đó sẽ thắng.
Ý nghĩa: Đây là trò chơi nhằm rèn luyện kĩ năng lắng nghe, một trong những kĩ năng quan
trọng nhất để làm việc nhóm hiệu quả, phản ánh sự tôn trọng hay xây dựng ý kiến lẫn nhau
giữa các thành viên. Khi chịu lắng nghe, chắc chắn bạn sẽ có nhiều thông tin để giải quyết
vấn đề hiệu quả hơn.
3.7 Trò chơi 3. 180 độ xoay!
Số lượng: Lý tưởng nhất là 6 - 8 bạn
Luật chơi: Người chơi xếp thành hình tròn, quay mặt ra ngoài, tay nắm tay. Sau đó tìm cách
đổi chỗ cho nhau, sao cho tất cả thành viên đều quay mặt vào trong hình tròn mà không
được chéo tay nhau (trong quá trình đổi vị trí không được buông tay ra).
Ý nghĩa: Đây là trò chơi nhằm trang bị cho các teen kĩ năng "giải quyết vấn đề". Lúc đầu, có
thể những người tham gia trò chơi này sẽ "bó tay" và cho rằng đây là công việc không thể
thực hiện được. Nhưng khi được thảo luận, các bạn sẽ tìm ra giải pháp và thực hiện rất thành
công. "Khi gặp một vấn đề nào đó trong cuộc sống, nếu tham khảo ý kiến của nhiều người,
chắc chắn sẽ tìm ra được giải pháp tốt"- một bạn học sinh đã nói về "công dụng" của
trò chơi mà bạn học được.
3.8 Trò chơi: Chuyền bóng
Số lượng: 10 bạn là tốt nhất.
Luật chơi: Người chơi xếp thành hình tròn với yêu cầu là phải biết tên của nhau. Lần lượt
người chơi sẽ chuyền bóng cho người đối diện, rồi người tiếp theo (theo chiều kim đồng hồ)
cho đến hết vòng tròn. Khi chuyền bóng cho người nào, bạn phải gọi tên người đó. Lúc đầu,
chỉ cần 1 trái bóng, sau đó tăng thêm 2, thêm 3, thêm 4 để gia tăng độ khó cũng như tốc độ
chuyền. Trò chơi sẽ kết thúc khi bóng chạm đất. Trò chơi này có thể có 2 - 3 nhóm tham
gia, nhóm nào giữ bóng lâu chạm đất nhất sẽ giành phần thắng.


17

Ý nghĩa: Khi có 1 trái bóng, công việc của người chơi xem ra khá dễ dàng. Nhưng khi có
nhiều trái bóng thì tình hình sẽ khác. Điều này cho thấy, với những vấn đề đơn giản, bạn có
thể giải quyết một cách dễ dàng. Nhưng với vấn đề phức tạp, rắc rối hoặc cùng lúc xuất hiện
nhiều vấn đề thì bạn cần biết ưu tiên giải quyết vấn đề nào trước, vấn đề nào sau, tránh để
xảy ra tình trạng "ùn tắc", dễ dẫn bạn đến thất bại. Ngoài ra, sự bình tĩnh cũng là điều
quan trọng khi đối mặt với những tình huống như vậy. (Trích từ Báo Tuổi Trẻ và tài liệu tập
huấn kỹ năng sống của Unicef)
3.9 Trò chơi TRUYỀN TIN
Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng và ngoài trời, khoảng 08 người tham
dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác các cử điệu từ người khác.
Giáo dục: Tương trợ nhau,phải có sự nhanh nhẹn và hiểu ý nhau trong lời nói và hành động.
Luật chơi: Đứng thành từng đội và mỗi đội cử 01 người đến Qt nhận bản tin, rồi trở về đứng
cách những người của đội mình 1,5m và truyền laiï bản tin đó bằng cử điệu mà không được
nói, cũng như không được nhép miệng. Đội nào nhận được bản tin và thực hiện theo bản tin
trước là thắng.
Mục đích: Gây bầu khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó.
Vật dụng: Các vật dụng của các bản tin.
4.Giới thiệu một số trang web về giáo dục kỹ năng sống.
4.1. Http:// tlgd.hcmud.edu.vn

4.2. Http://www.kynang.edu.vn

18


4.3.Http://.kynangsong.org


44Http://Sharevv.Org/





19

C.KẾT LUẬN ĐỀ TÀI
Trên cơ sở trình bày nội dung chuyên đề trên ta thấy rằng Giáo dục kỹ năng sống khi học bộ
môn GDCD cho đối tượng học sinh của chúng ta là điều rất cần thiết. Nó trang bị cho các em những
kỹ năng khi nghiên cứu bài mới, vận dụng bài học và thực tiễn, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp
hơn, chủ động trong học tập để kết quả ngày càng cao hơn.
Để làm được điều đó, mỗi thầy cô giáo cần tích cực rèn luyện kỷ năng sống, đầu tư
thời gian nghiên cứu, sáng tạo, thật sự tâm huyết với nghề và thương yêu học sinh như chính
con em mình, để mỗi khi các em lúng túng thì các thầy cô cũng kịp thời hướng dẫn, giải đáp
trên tinh thần thân thiện.
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một vấn đề quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với
ngành giáo dục nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. Cho nên, để đạt được mục
tiêu giáo dục kỹ năng sống cần phải có sự kết hợp cả 3 môi trường giáo dục là: gia đình, nhà
trường và xã hội. Toàn xã hội cần phải quan tâm đến vấn đề này. Giáo dục cần phải tập trung
vào đào tạo các ngành xã hội - nhân văn,vì đây là gốc rễ của tình thân ái, của tinh thần nhân
văn dưới mọi thời đại.


×