Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 23 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
Nguyễn Thị Thanh Tâm 26202731164 100% Trương Thị Thu Phương 26202137899 100%
<b> Đà Nẵng 2023</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b> </b>
<b>MỤC LỤCCHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU</b> <i><b><small>1.1. Lý do chọn đề tài...3</small></b></i>
<i><b><small>1.2. Mục tiêu nghiên cứu...4</small></b></i>
<i><b><small>1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...4</small></b></i>
<b><small>1.3.1.</small></b><i><b><small> Đối tượng</small></b></i><b><small>...4</small></b>
<i><b><small>1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...4</small></b></i>
<i><b><small>1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài nghiên cứu này là nghiên cứu định lượng và phương pháp định tính...4</small></b></i>
<i><b><small>1.5. Câu hỏi nghiên cứu...5</small></b></i>
<i><b><small>1.6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu...6</small></b></i>
<i><b><small>1.6.1. Nghiên cứu trong nước...6</small></b></i>
<i><b><small>1.6.2. Nghiên cứu ngoài nước...7</small></b></i>
<i><b><small>1.7. Kết cấu đề tài...9</small></b></i>
<b>CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU</b> <i><b><small>2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT...10</small></b></i>
<i><b><small>2.1.1. Khái niệm thức ăn nhanh...10</small></b></i>
<i><b><small>2.1.2. Thực trạng thị trường thức ăn nhanh...10</small></b></i>
<i><b><small>2.1.3. Khái niệm hành vi tiêu dùng...11</small></b></i>
<i><small>2.1.3.1. Phân loại hành vi của người tiêu dùng...12</small></i>
<i><small>2.1.3.2. Quyết định mua...12</small></i>
<i><b><small>2.2. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN...13</small></b></i>
<i><b><small>2.2.1. Mơ hình nghiên cứu lý thuyết...13</small></b></i>
<i><small>2.2.1.1. Mơ hình thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen và Fishbein, 1975)...13</small></i>
<i><small>2.2.1.2. Mơ hình thuyết hành vi dự định TPB (Ajzen, 1991)...15</small></i>
<i><b><small>2.2.2. Mơ hình nghiên cứu thực tiễn...16</small></b></i>
<i><small>2.2.2.1 Mơ hình của Ayesha Tabassum và Tasnuva Rahman (2012)...16</small></i>
<i><small>2.2.2.2 Mơ hình của Elif Akagun Ergin và cộng sự (2014)...17</small></i>
<i><small>2.2.2.3 Mơ hình của Nguyễn Thị Hồng Như (2014)...18</small></i>
<i><b><small>2.3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT...19</small></b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Lý do chọn đề tài</b>
Trong xã hội hiện đại, sinh viên thường có lịch trình bận rộn, nhiều hoạt động và cơng việc học tập đòi hỏi nhiều thời gian và năng lượng. Vì vậy, thức ăn nhanh là một sự lựa chọn phổ biến để tiết kiệm thời gian và sức lực. Thức ăn nhanh là một phần quan trọng trong khẩu phần ăn của sinh viên: Với nhịp sống hối hả, bận rộn của sinh viên, thức ăn nhanh đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của họ.Tuy nhiên, điều quan trọng là đảm bảo thức ăn vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng và giúp sinh viên duy trì sức khỏe.Thức ăn nhanh thường có chất lượng khơng được đảm bảo và có thể gây hại cho sức khỏe nếu được sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn thức ăn nhanh sẽ giúp hiểu rõ hơn về yêu cầu, sở thích và nhu cầu dinh dưỡng của sinh viên. Việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn thức ăn nhanh của sinh viên sẽ giúp các nhà quản lý quán ăn và nhà sản xuất thực phẩm hiểu rõ hơn về nhu cầu và yêu cầu của thị trường để đưa ra các sản phẩm phù hợp và đảm bảo chất lượng.Các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm và nhà hàng, quán ăn sẽ rút ra được nhiều lợi ích từ việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn thức ăn nhanh của sinh viên. Các doanh nghiệp sẽ có thể cải tiến sản phẩm, dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh xuất hiện với tốc độ nhanh chóng và có phân bố rộng rãi tại các thành phố lớn của Việt Nam. Tiêu biểu là thành phố Đà Nẵng, tại các trường Đại Học ; một lượng lớn sinh viên đã chọn và sử dụng các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này hàng tuần với nhiều mục đích khác nhau. Khi sử dụng các sản phẩm thức ăn nhanh các bạn không chỉ quan tâm đến sự tiện lợi mà còn phải đảm bảo được đầy đủ chất dinh dưỡng, hợp khẩu vị, giá cả và chất lượng đảm bảo sức khỏe. Với ưu điểm là sự đông đảo của số lượng sinh viên và vị trí thuận lợi tới các điểm bán thức ăn nhanh xung quanh các trường Đại Học. Thức ăn nhanh có thể gây hại đến sức khỏe nếu không được ăn đúng cách hoặc khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn thức ăn nhanh của sinh viên sẽ giúp tăng cường ý thức về dinh dưỡng và sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><i><b>Vì vậy, đề tài mà nhóm em chọn đó là: “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng</b></i>
<i><b>đến lựa chọn thức ăn nhanh của sinh viên Đà Nẵng”.</b></i>
<b>1.2. Mục tiêu nghiên cứu </b>
Xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thức ăn nhanh của sinh viên, bao gồm các yếu tố như: giá cả, độ tiện lợi, hương vị, thời gian, sự đa dạng của menu và các yếu tố khác.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến quyết định lựa chọn thức ăn nhanh của sinh viên.
Tìm hiểu thái độ và sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ thức ăn nhanh hiện có và đề xuất các cải tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ thức ăn nhanh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ăn uống của sinh viên, từ đó tăng cường sự hài lịng của sinh viên về dịch vụ thức ăn nhanh và giúp các cơ sở kinh doanh thức ăn nhanh tăng doanh thu và lợi nhuận.
<b>1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>
<i>1.3.1. Đối tượng</i>
- Đối tượng nghiên cứu : nghiên cứu các quyết định đến lựa chọn thức ăn nhanh của sinh viên Đà Nẵng
- Đối tượng khảo sát : sinh viên Đà Nẵng
<i>1.3.2. Phạm vi nghiên cứu </i>
Thời gian: từ ngày… tháng 5 năm 2023 đến ngày… tháng 6 năm 2023 Không gian : các trường đại học tại Đà Nẵng
<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu </b>
<b>Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài nghiên cứu này là nghiên cứu định lượng và phương pháp định tính </b>
<i><b>- Nghiên cứu định lượng : </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Phương pháp này bao gồm việc phỏng vấn định lượng các sinh viên để thu thập dữ liệu về thói quen ăn uống, sở thích, nhu cầu dinh dưỡng và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến lựa chọn thức ăn nhanh của sinh viên. Kết quả thu được từ phương pháp này có thể giúp phân tích tương quan giữa các nhân tố và lựa chọn thức ăn nhanh của sinh viên
Có 4 loại nghiên cứu định lượng:Nghiên cứu khảo sát, nghiên cứu mối tương quan, nghiên cứu nhân quả, nghiên cứu thực nghiệm.
Nghiên cứu định lượng xây dựng bảng câu hỏi cho khách hàng đang sử dụng thức ăn nhanh trên TP. Đà Nẵng và phương pháp phỏng vấn chuyên gia để thu thập số liệu. Nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm đánh giá thang đo lường, kiểm định mơ hình lý thuyết biểu diễn mối quan hệ giữa các thang đo nhân tố ra quyết định của khách hàng
<i><b>- Nghiên cứu định tính:</b></i>
Nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng ‘phi số’ để có được các thơng tin chi tiết về đối tượng nghiên cứu, khảo sát hoặc điều tra - gọi chung là "đối tượng nghiên cứu" nhằm phục vụ mục đích phân tích hoặc đánh giá chuyên sâu. Các thông tin này thường được thu thập thông qua phỏng vấn, quan sát trực tiếp hay thảo luận nhóm tập trung sử dụng câu hỏi mở, và thường được áp dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính tập trung.
Nghiên cứu định tính dựa trên các ngành khoa học xã hội như tâm lý học, xã hội học và nhân học. Do đó, các phương pháp nghiên cứu định tính cho phép khảo sát và đặt câu hỏi sâu hơn và sâu hơn đối với người trả lời dựa trên câu trả lời của họ, nơi người phỏng vấn, nhà nghiên cứu cũng cố gắng hiểu động cơ và cảm xúc của họ. Hiểu cách đối tượng của bạn đưa ra quyết định có thể giúp đưa ra kết luận trong nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu định tính nhằm mục đích thu thập một sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và lý do ảnh hưởng đến hành vi này. Các phương pháp định tính
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">điều tra lý do tại sao và làm thế nào trong việc ra quyết định, khơng chỉ trả lời các câu hỏi cái gì, ở đâu, khi nào
<b>1.5. Câu hỏi nghiên cứu</b>
Để thực hiện những mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên tại Đà Nẵng?
2. Mức độ ảnh hưởng các yếu tố trên đối với sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên tại Đà Nẵng?
3. Tìm hiểu thái độ và sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ thức ăn nhanh hiện có sinh viên tại Đà Nẵng
4. Đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ thức ăn nhanh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ăn uống của sinh viên
<b>1.6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu </b>
<i>1.6.1. Nghiên cứu trong nước</i>
<i><b>- Thói quen sử dụng thức ăn nhanh của người tiêu dùng thành phốLong Xuyên của Nguyễn Thị Minh Hải, Trần Quang Huy </b></i>
Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự nhận thức của người tiêu dùng về thức ăn nhanh và mơ tả thói quen sử dụng thức ăn nhanh của người tiêu dùng Long Xuyên. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp khảo sát trực tiếp và trực tuyến với cỡ mẫu 200. Bằng phương pháp phân tích thống kê mơ tả, nghiên cứu cho thấy lý do người tiêu dùng dùng thức ăn nhanh vì hợp khẩu vị và tiện lợi, người tiêu dùng có thói quen ăn thức ăn nhanh vào ngày nghỉ và lễ, trung bình dùng 2-4 lần/tháng, 18h-22h30 là giờ vàng dùng thức ăn nhanh, chủ yếu ăn tại nhà hàng cùng bạn bè/đồng nghiệp, gà rán và nước ngọt có ga là hai món phổ biến, mức chi tiêu phổ biến là từ 30.000 - 70.000 đồng
<i><b>- “Đông phương với Mái vịm vàng - Nhà hàng McDonald's ở Đơng Á”của James L. Watson do Phan Ngọc Chiến dịch.</b></i>
Về thực trạng tiêu thụ thức ăn nhanh, trước hết phải kể đến “Đông phương với Mái vòm vàng - Nhà hàng McDonald's ở Đông Á” của James L. Watson do
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Phan Ngọc Chiến dịch. Đây là bài viết nằm trong tuyển tập “Tồn cầu hóa văn hóa địa phương và phát triển - Cách tiếp cận nhân học” (Xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM) đã nghiên cứu về chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh hamburger để từ đó chỉ ra được quan điểm về tồn cầu hóa và địa phương hóa nghĩa là giả định về điểm quan nhất thể hóa về văn hóa mà cụ thể ở đây là phương Tây hóa. Bài viết đã đi sâu vào góc độ phổ biến xuyên quốc gia của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Mcdonald's cũng như sự đón nhận của người dân Đơng Á trong q trình hội nhập, tồn cầu hóa. Có thể nói, việc du nhập các chuỗi thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng vào thị trường Việt Nam trong 5 năm gần đây như: KFC, Lotteria, Papa’s chicken, Mcdonald's...vv.. đã tạo nên sức hút đối với mọi người đặc biệt là các bạn trẻ ưa thích những “đồ sính ngoại”.
<i><b>- Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Nhân học của Thạc sĩ Đào ThịPhương Thảo với đề tài “Đồ ăn nhanh trong đời sống đô thị” </b></i>
Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu về thực trạng tiêu thụ thức ăn nhanh. Tuy nhiên có thể kể đến các văn bản liên quan đã góp phần hỗ trợ thêm cho ta một số tri thức xung quanh vấn đề này. Tiêu biểu là Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Nhân học của Thạc sĩ Đào Thị Phương Thảo với đề tài “Đồ ăn nhanh trong đời sống đô thị: Nghiên cứu trường hợp nhà hàng Lotteria ở Hà nội”. Bài luận chỉ ra mối quan hệ giữa tồn cầu hóa và thực trạng về thức ăn nhanh, trong đó sự phát triển của ngành công nghiệp thức ăn nhanh ở Việt Nam những năm gần đây chính là hệ quả của tồn cầu hóa. Qua đó, tác giả cịn chỉ ra cụ thể tốc độ phát triển của thức ăn nhanh ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng
<i>1.6.2. Nghiên cứu ngồi nước </i>
<i><b>- SA French, M Story, D Neumark-Sztainer, JA Fulkerson & P</b></i>
<i><b>Hannan. (2001). Fast food restaurant use among adolescents:associations with nutrient intake, food choices and behavioral andpsychosocial variables</b></i>
Đề tài của nhóm các nhà nghiên cứu SA French, M Story, D Neumark-Sztainer và JA Fulkerson & P Hannan khảo sát sự tương quan giữa đồ ăn nhanh với hành vi và chế độ ăn uống của hơn 4000 thanh thiếu niên ở bang Minnesota, Hoa Kỳ. Kết quả chỉ ra rằng lượng đồ ăn nhanh tiêu thụ tỉ lệ thuận với phần trăm năng lượng hấp thu từ chất béo và chất béo bão hòa; đồng thời tỉ lệ nghịch với lượng vitamin A, vitamin C và carotene nạp vào cơ thể. Không những thế, người thích ăn đồ ăn nhanh có xu hướng sử dụng nhiều đồ uống có ga trong khi giảm tần suất uống sữa và ăn các thức ăn có chứa nhiều canxi, làm cho xương cốt yếu đi và có thể dẫn tới bệnh loãng xương khi về già. Như vậy, khẩu phần ăn của người thường xuyên tiêu thụ thức ăn nhanh nghèo nàn hơn những người ít hoặc
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">không ăn. Dựa vào những kết quả này, các nhà nghiên cứu có thể phác họa bức tranh tổng quan để tuyên truyền cho mọi người và những cửa hàng đồ ăn nhanh biết được tác hại của đồ ăn nhanh tới sức khỏe con người
<i><b>- Theo nghiên cứu của Haimanot B. Atinkut, Yan Ting Wu, BekeleGebisa, Shengze Qin và các đồng đội về Các yếu tố ảnh hưởng đến sựlựa chọn thức ăn đường phố và thức ăn nhanh của người tiêu dùng tạiTrung Quốc</b></i>
Mục đích bao quát của bài viết này là kiểm tra các phát hiện thực nghiệm về lĩnh vực hành vi và thái độ của người tiêu dùng đối với việc tiêu thụ thức ăn đường phố (SF) và tình trạng thức ăn nhanh (FF) cũng như các rủi ro tiêu dùng liên quan ở Trung Quốc. Hiện nay, tiêu thụ Thức ăn đường phố và Thức ăn nhanh đã trở thành một xu hướng phổ biến và được coi là biểu hiện của sự hiện đại ở hầu hết các quốc gia đang phát triển nhanh, chẳng hạn như Trung Quốc. Thức ăn đường phố và Thức ăn nhanh được cho là liều thuốc cho các vấn đề kinh tế xã hội lớn đối với các quốc gia có dân số đông. Hơn một phần tư thế kỷ Thức ăn nhanh và Thức ăn đường phố đã nhanh chóng được mở rộng ở Trung Quốc thông qua việc cung cấp dịch vụ nhanh chóng các loại thực phẩm đã chế biến sẵn với giá cả hợp lý và nguồn việc làm cho cư dân thành phố và quốc gia mở tràn ngập nguồn cung của nó. Thức ăn nhanh và thức ăn đường phố được người tiêu dùng ưa chuộng nhất vì vấn đề an tồn, giá cả hợp lý, tính chất làm sẵn, dễ tiếp cận, tính di động, v.v. Đồng thời, những lo ngại về dinh dưỡng và sức khỏe ở Trung Quốc cho thấy chính phủ rất cam kết kiểm dịch và chứng nhận Thức ăn nhanh và Thức ăn đường phố về an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt sau khi melamine được phát hiện trong sữa vào năm 2008. Điều này sau đó đã kích thích Chính quyền Trung Quốc đưa vào thực thi luật an toàn thực phẩm (FSL) vào năm 2009 bên cạnh luật vệ sinh thực phẩm (FHL). Người tiêu dùng Thức ăn nhanh và Thức ăn đường phố ở Trung Quốc rất ý thức về chất lượng thực phẩm và coi trọng sự an toàn hơn giá mua. Nói chung, hầu hết các bài báo được kiểm tra đều cho rằng sự lựa chọn của Thức ăn nhanh và Thức ăn đường phố dựa trên tiêu chí 'an tồn là trên hết' của người tiêu dùng ở Trung Quốc. Để duy trì nguồn hàng của các nhà cung cấp và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đối với Thức ăn đường phố và Thức ăn nhanh, tránh các rủi ro về sức khỏe, thay đổi nhận thức hiện tại và xây dựng niềm tin là vấn đề ưu tiên.
<i><b>- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sở Thích Thương Hiệu Thức Ăn NhanhTrong Nước Và Quốc Tế Của Người Tiêu Dùng Trẻ.Theo nghiên cứucủa Elif AKAGÜN ERGİN, Handan ÖZDEMİR AKBAY (2014)</b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Áp lực của cuộc sống công việc cùng với sự hạn chế về thời gian đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về các nhà hàng thức ăn nhanh. Trong bối cảnh các vấn đề kinh tế và những lo ngại về sức khỏe, ngành công nghiệp thức ăn nhanh ở Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển nhanh chóng, với 3.453 nhà hàng hiện đang phục vụ thị trường. Các chuỗi thức ăn nhanh dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng giá trị không đổi 68% vào năm 2014. Việc tiêu thụ thức ăn nhanh phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên khiến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một thị trường rất béo bở, vì gần một nửa trong số 73 triệu dân của quốc gia này dưới 25 tuổi.
Mục đích của nghiên cứu này là khám phá hành vi tổng thể của người tiêu dùng trẻ tuổi đối với chuỗi thức ăn nhanh. Cụ thể hơn, mục đích ở đây là xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến sở thích của những người tiêu dùng trẻ này đối với các thương hiệu nhà hàng thức ăn nhanh trong nước và quốc tế. Tổng cộng có 400 sinh viên được tuyển chọn từ hai trường đại học công lập và hai trường tư thục. Kết quả phân tích nhân tố đề xuất 5 nhân tố chi phối tác động đến sở thích của người tiêu dùng trẻ đối với các thương hiệu thức ăn nhanh khác nhau. Những yếu tố này bao gồm danh tiếng thương hiệu, chi phí, sự thuận tiện, tính nhất quán và chất lượng. Hơn nữa, theo quan sát, năm yếu tố này có liên quan đáng kể đến một số biến nhân khẩu học như tuổi, giới tính, mức thu nhập. Kết quả của nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố chi phối mà người tiêu dùng trẻ tuổi coi là quan trọng khi họ so sánh các thương hiệu thức ăn nhanh khác nhau và đưa ra quyết định mua hàng cuối cùng.
<b>1.7. Kết cấu đề tài</b>
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT</b>
<i><b>2.1.1. Khái niệm thức ăn nhanh</b></i>
<b>Thức ăn nhanh (fast food) là thuật ngữ dùng để chỉ những món ăn vừa được</b>
chế biến nhanh vừa được ăn trong thời gian ngắn, thậm chí được mang theo ăn trên đường đi. Thức ăn nhanh được chế biến từ những nguyên liệu đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho một ngày lao động. Bất kỳ bữa ăn với thời gian chuẩn bị ngắn cũng có thể được xem là thức ăn nhanh. Tuy nhiên, thông thường thuật ngữ này nói đến thực phẩm được bán tại một nhà hàng với các thành phần nguyên liệu được làm nóng trước hoặc được nấu sẵn và phục vụ cho khách hàng trong một hình thức đóng gói mang đi.
Các bạn trẻ cực kì u thích các món ăn nhanh. Theo thống kê của Viện thực phẩm, thanh thiếu niên đã chi 45% số tiền dành cho thực phẩm vào việc mua thức ăn nhanh. Các bạn trẻ lựa chọn Fastfood vì tiện lợi, có thể vừa ăn vừa nói chuyện hay làm việc. Hương vị của đồ ăn nhanh cũng vô cùng hấp dẫn với mùi vị béo ngậy, thơm lừng.
Theo Franchise Dired (2011): “Cửa hàng thức ăn nhanh” là nơi sản xuất thực phẩm đóng gói để phục vụ ngay lập tức. Các cửa hàng thức ăn nhanh sẽ sản xuất các món ăn theo một chuỗi cơng việc có thứ tự từ khâu chế biến đến phục vụ.
Thuật ngữ “Thức ăn nhanh” được định nghĩa trong từ điển Merrian – Webster (1952) như sau nhà hàng thức ăn nhanh là loại nhà hàng cung cấp thức ăn nhanh chóng và có số lượng thực đơn hạn chế Thực phẩm phục vụ trong nhà hàng thức
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">ăn nhanh được nấu với số lượng lớn trước và giữ nóng, được hồn thành và đóng gói để đặt hàng, thường có sẵn để lấy đi, hoặc được cung cấp chỗ ngồi.
<i><b>2.1.2. Thực trạng thị trường thức ăn nhanh</b></i>
Ngày nay, chúng ta dễ dàng tìm thấy những đồ ăn nhanh, đồ uống đóng chai trong các siêu thị, nhà hàng hay chợ truyền thống lẫn quán ăn vỉa hè. Mỗi buổi sáng, người đi đường chỉ cần ghé qua quán hàng rong là có ngay một chiếc bánh mỳ, bánh bao hay nắm xôi cho bữa sáng nhanh gọn lẹ. Hoặc với giới văn phịng, bữa trưa vơ cùng đơn giản, chỉ cần mở app như Grabfood, Now,… ở điện thoại hoặc gọi trực tiếp tới quán ăn ship đồ. Có thể thấy, tổng quan thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam đang vô cùng sôi động, trở thành xu thế trong nhịp sống bận rộn hiện đại. Ngồi ra, giới trẻ cịn u thích những thương hiệu ngoại như McDonald’s, KFC, Pizza Hut, Starbucks, Burger King,…
Thị trường thức ăn nhanh Việt Nam phát triển mạnh với sự gia tăng của các ứng dụng gọi và giao đồ ăn nhanh. Theo khảo sát của Q&Me, năm 2020, Now là ứng dụng được người tiêu dùng lựa chọn đặt đồ ăn nhiều nhất, chiếm 24%, tiếp đến là Grab Food chiếm 20%. KFC chiếm 52% lựa chọn đặt đồ ăn nhanh, Lotteria 30% và Pizza Hut 21%. Vào thời điểm đại dịch Covid bùng phát, tỷ lệ mua hàng trên các ứng dụng giao đồ ăn lại có xu hướng gia tăng vì người tiêu dùng muốn đảm bảo an tồn, khơng muốn tiếp xúc với nhiều người.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 5 chi nhánh cơng ty đầu tư nước ngồi trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ ăn uống thức ăn nhanh gồm KFC, Jollibee, Lotteria, Paris Baguette và bánh ngọt CJ. Các cửa hàng thức ăn nhanh này đều hoạt động gắn với các trung tâm thương mại, siêu thi, khu vui chơi giải trí hoặc có mặt ở các vị trí đắc địa trên địa bàn thành phố nên thu hút được lượng lớn khách hàng. Với sự phát triển chung thì thị trường thức ăn nhanh tại Đà Nẵng cũng đang tăng trưởng mạnh, người dân ngày càng chú ý đến các thương hiệu thức ăn nhanh. Đây là thị trường hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp kinh doanh thức ăn nhanh
<i><b>2.1.3. Khái niệm hành vi tiêu dùng </b></i>
Có rất nhiều định nghĩa hay khái niệm về hành vi người tiêu dùng nhưng chúng ta có thể hiểu:
<i><b>Hành vi người tiêu dùng là các hành động và quá trình quyết định của những</b></i>
người mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng cá nhân” - Theo Engel, Blackwell và Mansard 1995
</div>