Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tiểu luận cơ sở văn hoá việt nam tên đề tài văn hoá dân tộc tày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</small>

<b><small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNGKHOA CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT</small></b>

<i><b>BÀI TIỂU LUẬN CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM</b></i>

<b>TÊN ĐỀ TÀI</b>

<b>VĂN HOÁ DÂN TỘC TÀY</b>

<b>GVHD: Ths. Bùi Trung HiếuSVTH: Huỳnh Nguyễn Minh Đoàn</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

III. Kết luận chung:………...…13 - 14

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>I.GIỚI THIỆU 54 DÂN TỘC VIỆT NAM</b>

<i><b>Việt Nam có 54 thành phần dân tộc. Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các</b></i>

dân tộc Việt Nam đã gắn bó, đồn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành độc lập tự do và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam.

Bản sắc văn hóa của các dân tộc được thể hiện rõ trong các hoạt động kinh tế, văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng tộc người.

Một trong những đặc trưng chung tạo nên phẩm chất con người và văn hóa Việt Nam là lịng u nước, đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất, gắn bó, hịa đồng với thiên nhiên, cộng đồng làng xóm và đức tính nhân hậu, vị tha của mỗi con người.

<b>Các Nhóm Ngơn Ngữ Các Dân Tộc Việt Nam</b>

<b>54 dân tộc Việt Nam được xếp theo 3 ngữ hệ và 8 nhóm ngơn ngữ như:</b>

<i>Việt –Mường, Tày - Thái, Mông - Dao, Ka Đai, Tạng Miến, Nam Đảo,Hán.</i>

<b>Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc: Kinh, Mường, Thổ, Chứt. Đồng bào</b>

sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước và đánh cá. Trong đời sống tâm

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

linh có tục thờ cùng ơng bà tổ tiên và các nghề thủ công truyền thống phát triển ở trình độ cao.

<i><b>Nhóm ngơn ngữ Tày - Thái có 8 dân tộc: Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào,</b></i>

<i>Lự, Sán Chay, Bố Y. Đồng bào cư trú tập trung ở các tỉnh vùng Đông Bắc</i>

<i>và Tây Bắc Việt Nam như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn,</i>

<i>Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, n Bái....</i>

<b>Các tộc người nhóm ngơn ngữ Tày Thái nói ngơn ngữ Nam Á, ở nhà sàn,</b>

cấy lúa nước kết hợp với làm nương rẫy, biết lợi dụng địa hình thung lũng, sáng tạo ra chiếc cối giã gạo, con quay cùng hệ thống mương, phai, lái, lín đưa nước về ruộng. Các nghề thủ công khá phát triển như: Rèn, dệt với các sản phẩm đẹp và tinh tế. Họ có quan niệm chung về vũ trụ, con người và những vị thần. Bên cạnh đó, mỗi tộc người lại có những bản sắc riêng, được biểu hiện thông qua trang phục, nhà cửa, tập quán ăn uống, phong tục, lối sống và nếp sống tộc người.

<b>Nhóm ngơn ngữ Mơng - Dao có 3 dân tộc: Mơng, Dao, Pà Thẻn; nhóm</b>

ngơn ngữ Ka Đai có 4 dân tộc: La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo; nhóm ngơn ngữ Tạng Miến có 6 dân tộc: Lơ Lơ, Phù Lá, Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La.

<i><b>Các tộc người thuộc 3 nhóm này cư trú tập trung đông ở các tỉnh: Cao</b></i>

<i>Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Lào Cai,Lai Châu. Làng bản của họ được xây dựng trên các triền núi cao hay lưng</i>

chừng núi. Một số các tộc người như La Chí, Cống, Si La và một vài nhóm Dao dựng làng ven các con sông, con suối. Tuỳ theo thế đất, đồng bào dựng nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất.

<i><b>Nhóm ngơn ngữ Mơn Khơ Me có 21 dân tộc: Ba Na, Brâu, Bru - Vân</b></i>

<i>Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cơ Tu, Giẻ Triêng, H’rê, Kháng, Khơ Me, KhơMú, Mảng, Xinh Mun, M'nông, Ơ Đê, Mạ, Rơ Măm, Tà ôi, Xơ Đăng,Xtiêng. Đồng bào cư trú rải rác ở khu vực Tây Bắc, miền Trung - Tây</i>

Nguyên và Nam Bộ. Đời sống kinh tế chủ yếu canh tác nương rẫy theo phương pháp chọc lỗ tra hạt.

Kiến trúc nhà rông, nhà dài Tây Nguyên, chùa của dân tộc Khơ Me; nghề thủ công đan lát và lễ hội văn hoá cộng đồng là những nét văn hố độc đáo của cư dân Mơn - Khơ Me.

<i><b>Nhóm ngơn ngữ Nam Đảo có 5 dân tộc: Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Raglai,</b></i>

<i>Chu Ru. Đồng bào cư trú tập trung trên các cao nguyên đất đỏ Tây Nguyên</i>

và dải đất ven biển miền Trung; Văn hóa Nam Đảo mang đậm nét mẫu hệ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Nhóm ngơn ngữ Hán có 3 dân tộc: Hoa, Ngái, Sán Dìu. Đồng bào cư trú</b>

trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam, văn hố Hán mang đậm nét phụ hệ.

<b>Có thể nói văn hóa Việt Nam là sự tổng hịa các giá trị văn hóa của 54</b>

<b>dân tộc anh em, trong đó có những tộc người bản địa sống trên lãnh thổ</b>

Việt Nam, có những dân tộc di cư từ nơi khác đến; có những dân tộc chỉ có số lượng vài trăm người, có những dân tộc có hàng triệu người, nhưng các dân tộc luôn coi nhau như anh em một nhà, thương yêu đùm bọc lẫn nhau chung sức xây dựng bảo vệ Tổ quốc

<b>II.VĂN HOÁ DÂN TỘC TÀY</b>

<b>1. Nguồn gốc lịch sử, số lượng và địa bàn cư trú</b>

<b>- Nguồn gốc lịch sử và địa bàn cư trú: Dân tộc Tày có mặt ở Việt Nam từ</b>

rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Cơng Ngun.

<b>Ngồi ra họ cịn có các tên gọi khác như: Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao. Ở</b>

Việt Nam dân tộc Tày cư trú tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Thái Nguyên... Tại tỉnh Thái Nguyên dân tộc Tày cư trú ở tất cả các huyện, thành, thị.

<b>-Số lượng: Ở Thái Nguyên, năm 1999, dân tộc Tày có khoàng 106.238</b>

người, đứng thứ hai trong các dân tộc của tỉnh (chiếm 10,15%) hiện đang có mặt ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, tập trung đơng nhất ở huyện Định Hố (41,1%) tiếp đến là huyện Phú Lương (18,6%), Đại Từ (12,7%)... và ít nhất là thị xã Sông Công (0,39%)

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>- Phân bố địa lý: Dân tộc Tày tính đến năm 2009 tồn tỉnh có 123.197</b>

người phân bố ở tất cả các huyện, thành, thị xã toàn tỉnh. Tập trung đơng nhất ở huyện Định Hố là 46.004 người, chiếm 37,3% số lượng dân tộc Tày toàn tỉnh; tiếp đến là Phú Lương: 20.863 người, chiếm 16,9%; TP Thái Nguyên: 19.312 người chiếm 15,7%; huyện Đại Từ: 15.654 người chiếm 12,7%; huyện Võ Nhai: 14.583, chiếm 11,8%... ít nhất là thị xã Sông Công: 889 người, chiếm 0,7%.

<i><b>Đồng bào dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>2. Những đặc điểm chính</b>

<i><b>- Tơn giáo, tín ngưỡng: Người Tày có nhiều hình thức tín</b></i>

ngưỡng dân gian khác nhau như trong phạm vi gia đình có thờ tổ tiên, thờ Bà mụ, Phật Bà Quan Âm, Táo qn, ngồi bản thì thờ thổ thần, một số bản có thờ thành hồng, một số nơi cịn xây chùa để thờ Phật. Các nghi lễ vòng đời cũng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Tày.

<i><b>Một nghi lễ cúng của dân tộc Tày có sự tham gia của Thầy Then</b></i>

Ngồi ra, theo phong tục cổ truyền của người Tày, mỗi khi xây nhà mới chủ gia đình sẽ đến nhà thầy cúng xem tuổi, chọn ngày tốt để đục đẽo và rước chó đá về nhà. Những việc này được làm rất cẩn thận. Họ quan niệm đặt chó đá trước cửa nhà để cai quản cõi âm, mỗi khi có tiếng chó sủa ma quỷ khơng dám lại gần để làm hại con người.

Đặc biệt, với những nhà có phong thủy xấu thì sự xuất hiện của chó đá lại càng cần thiết. Sau khi đã chọn được ngày tốt, chính người thầy ấy sẽ ra bờ suối tìm đá để đục đẽo chó đá. Tùy vào năm sinh, hướng nhà gia chủ, thầy sẽ chọn trọng lượng bao nhiêu kilôgam, tư thế nằm hay ngồi của con chó đá.

Chính bởi niềm tin tuyệt đối vào vai trò giữ yên cửa nhà củachó đá, người Tày rất coi trọng chó đá Ma-hin. Vào các ngày rằm và mùng 1 hàng tháng hay ngày trọng đại của gia đình, cho đá cũng được chủ quan tâm đặc biệt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Chỉ một nén hương thơi nhưng trong đó đã chứa đựng biết bao tình cảm của người dân tộc Tày với chó đá.

Vào dịp Tết Nguyên đán chó đá cũng được thực hiện những những nghi lễ rất trang trọng, ngày Tất niên các gia đình sẽ đi lấy lá bưởi để tắm cho chó đá. Với ý nghĩa, sau một năm lao động vất vả chó đá sẽ được tắm rửa thơm tho để chào đón năm mới. Lá bưởi hái về được đun sôi để nguội rồi mới tắm cho chó đá Ma-hin.

<i><b>Tục thờ chó đá Ma-hin của người Tày</b></i>

<i><b>- Nhà ở: Nhà ở truyền thống của người Tày bao gồm ba dạng</b></i>

cơ bản: nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất và nhà phịng thủ. Trong đó, nhà sàn là dạng nhà truyền thống phổ biến nhất với cấu trúc chung là loại nhà sàn năm gian, ba gian hoặc một gian, hai chái, mái chéo hình lưỡi rìu, thấp so với mặt sàn. Chung quanh sàn nhà bưng kín bằng tre, phên nứa hoặc ván gỗ, ít cửa sổ. Mái được lợp bằng cỏ gianh, lá cọ, nứa hoặc ngói.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Nhà nửa sàn nửa đất là dạng nhà thích hợp với địa hình dốc, chỉ xuất hiện lẻ tẻ ở vài nơi, nhất là khu vực trung du gần rừng núi. Nhà phòng thủ là

dạng nhà đất có chức năng phịng, chống trộm cướp, thú dữ. Tại Lạng Sơn, dạng nhà này sau chuyển thành dạng nhà đất hai tầng, trình tường đất dày, tầng hai làm bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương.

<i><b>Nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i><b>- Trang phục: Chủ yếu được làm bằng vải chàm đen, ít trang</b></i>

trí hoa văn . Y phục của nam giới bao gồm áo cánh bốn thân, xẻ ngực, buộc

khuy nút vải, cổ trịn, ống tay áo nhỏ và dài, có hai túi ở hai bên vạt áo. Quần may theo kiểu chân què, cạp lá tọa. Bộ trang phục nữ thường có hai chiếc áo, một chiếc áo cánh ngắn và một chiếc áo dài; quần hoặc váy, thắt lưng; khăn vấn tóc và khăn vng đội trên đầu. Áo cánh là loại áo ngắn, mỏng, may bằng vải trắng hoặc màu sáng, mặc bên trong áo dài. Áo có bốn thân, xẻ ngực, cổ trịn, ống tay nhỏ, có hai túi nhỏ ở vạt áo. Áo dài là loại áo năm thân, có năm cúc bằng nút vải hoặc bằng đồng cài bên nách phải; thắt lưng dài quấn quanh bụng rồi buộc phía sau, bng dài xuống ngang kheo chân; cổ áo tròn; ống tay dài và hẹp.

<i><b>Trang phục nam nữ của dân tộc Tày</b></i>

<i><b>- Ẩm thực: Lương thực chính mà người Tày sử dụng để nấu</b></i>

ăn hằng ngày là gạo tẻ. Ngoài cơm tẻ ăn hằng ngày, người Tày còn sử dụng gạo tẻ và gạo nếp để nấu cháo, cơm lam, bún, cốm, rất nhiều món xơi và các loại bánh. Đặc biệt, ở người Tày món bánh trứng kiến được xem là một

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

đặc sản bởi nhân của nó được chế biến từ trứng của một loài kiến đen xây tổ trên cành cây đem xào với mỡ, muối, kiệu hay hành lá.

<i><b>Ẩm thực dân tộc Tày</b></i>

<i><b>- Nghệ thuật: Người Tày có rất nhiều các làn điệu dân ca như</b></i>

lượn, then, quan lang, hát ví, hát ru, hát đồng dao...

Lượn là làn điệu được sử dụng thường xuyên dưới hình thức hát giao duyên nam nữ, được hát trong nhà và những dịp lễ hội, đám cưới, mừng nhà mới, khi có khách lạ dừng chân qua đêm ở bản.

Then được coi là một làn điệu dân ca đặc biệt, trước kia hầu như chỉ sử dụng trong nghi lễ dưới hình thức hát xướng và khi hát có thể kết hợp với cả múa và nhạc.

Hát quan lang chỉ sử dụng trong đám cưới, là hình thức hát đối đáp giữa đại diện nhà trai và nhà gái.

Đàn tính là loại nhạc cụ có mặt trong tất cả những sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Tày, như linh hồn trong nghệ thuật dân ca dân vũ Tày.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i><b>Múa sư tử mèo trong dịp Tết</b></i>

<i><b>- Giáo dục: Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm</b></i>

2019, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 94,9%; tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp tiểu học: 100,4%; ở cấp trung học cơ sở là 97,5%; ở cấp trung học phổ thông: 79,5%.Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, viết chữ dân tộc mình là 20,5%. Tỷ lệ trẻ em dân tộc Tày trên 5 tuổi được đi học chiếm 99,63%.

<b>3. Điều kiện kinh tế</b>

Đồng bào Tày đã khai thác các thung lũng và đồi núi vùng cư trú của mình thành những cánh đồng, những triền ruộng bậc thang màu mỡ; thành những vườn rừng với cọ, hồi, cây ăn trái xanh tốt. Bà con dân tộc Tày ở nhiều nơi hiện nay đã biết đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, kết hợp kỹ thuật canh tác truyền thống như xen canh, luân canh, gối vụ, sử dụng phân bón vi sinh và hóa học... Chăn ni phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm. Người Tày có khá nhiều nghề thủ công như đan lát,

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Với vị trí địa lý thuận lợi, cận kề với đồng bằng Bắc Bộ và tiếp giáp với Trung Quốc, khu vực cư trú của người Tày ở Đông Bắc từ xưa đã diễn ra việc trao đổi buôn bán sầm uất với nhiều chợ phiên nổi tiếng như chợ Kỳ Lừa, chợ Đồng Đăng của tỉnh Lạng Sơn; chợ Quảng Uyên, chợ Trùng Khánh của tỉnh Cao Bằng hay chợ Chu, chợ Đu của tỉnh Thái Nguyên...

<b>III. KẾT LUẬN CHUNG</b>

<b>Dân tộc Tày là một trong những 54 dân tộc an hem Việt Nam, là một phần</b>

quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chúng và các dân tộc thiểu số nói riêng, đặc biệt là tại các tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt Nam như

<b>Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng,... Văn hoá của dân tộc</b>

Tày đã được thể hiện qua nhiều phương diện như:

<i><b>- Nghệ thuật: các làn điệu dân ca như lượn, then, quan lang, hát ví, hát</b></i>

ru, hát đồng dao... được sử dụng thường xuyên trong tất cả những sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Tày, có thể coi như là linh hồn trong nghệ thuật dân ca của người Tày.

<i><b>- Trang phục truyền thống: Cái độc đáo đáng quan tâm của trang</b></i>

phục Tày là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngoài màu chàm. Nếu như nhiều dân tộc dùng màu chàm nhưng cịn gia cơng trang trí các màu khác trên trang phục thì người Tày hầu như chỉ dùng các màu ngũ sắc để trang trí hoa văn mặt chăn hay các tấm thổ cẩm.

<i><b>- Ẩm thực: Về văn hóa ẩm thực, các món ăn trong bữa cơm gia đình</b></i>

của đồng bào Tày rất phong phú và đa dạng, với bề dày lịch sử truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú với nhiều các món ăn, thức uống độc đáo và thú vị tạo nên một bức tranh văn hóa ẩm thực đa sắc màu của từng dân tộc.

<b>- Có thể thấy rằng văn hố dân tộc Tày rất đa dạng và mn màu, vì</b>

vậy để có thể phát triển và phổ biến văn hoá của dân tộc Tày với

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

người dân trong nước cùng như khách du lịch quốc tế thì cần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Tày nói riêng, các dân tộc nói chung, cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Chú trọng nghiên cứu, sưu tầm, phát huy hiệu quả di sản văn hóa của dân tộc Tày có nguy cơ mai một, góp phần gìn giữ, khơi dậy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp gắn với phát triển du lịch tại địa phương.

</div>

×