Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của tập đoàn điện lực việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.68 KB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH </b>

<b>  </b>

<b>NGUYỄN THANH THỦY </b>

<b> GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG </b>

<b>KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA TẬP ĐOÀN </b>

<b>ĐIỆN LỰC VIỆT NAM </b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ </b>

<b>HÀ NỘI - 2017 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b> </b>

<b> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH </b>

<b>  </b>

<b>NGUYỄN THANH THỦY </b>

<b> GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HỆ THỐNG </b>

<b>KIỂM SỐT NỘI BỘ CỦA TẬP ĐOÀN </b>

<b>ĐIỆN LỰC VIỆT NAM </b>

<i><b>Chuyên ngành : Kế toán Mã số </b></i> <b>: 62.34.03.01 </b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ </b>

<i><b><small>Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. LÊ QUANG BÍNH </small></b></i>

<b><small>2. TS. TRẦN ĐÌNH CƯỜNG </small></b>

<b>HÀ NỘI - 2017 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

<i>Tôi xin cam đoan bản luận án là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. </i>

<b>TÁC GIẢ LUẬN ÁN </b>

<b>Nguyễn Thanh Thủy </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS Lê Quang Bính và TS Trần Đình Cường - giáo viên hướng dẫn khoa học, đã nhiệt tình hướng dẫn để Nghiên cứu sinh có thể hoàn thành luận án này.

Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp chân thành và quý báu của các nhà khoa học, sự hỗ trợ nhiệt tình của các nhà quản lý tại Công ty mẹ và các công ty thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong quá trình thu thập tài liệu khi thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Tài chính, các đồng nghiệp trong khoa Kế tốn và bộ mơn Lý thuyết Hạch tốn kế tốn Học viện Tài chính đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần, giúp Nghiên cứu sinh hoàn thành luận án.

Cuối cùng Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thành luận án của mình.

<b>NGHIÊN CỨU SINH </b>

<b>Nguyễn Thanh Thủy </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>LỜI CAM ĐOAN ... i </b>

<b>LỜI CẢM ƠN ... ii </b>

<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ... vii </b>

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ... viii </b>

<b>MỞ ĐẦU ... 1 </b>

<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC ... 15 </b>

<b>1.1. Khái quát chung về kiểm soát trong quản lý và kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ... 15 </b>

<b>1.1.1. Chức năng kiểm soát trong quản lý ... 15 </b>

<i><b>1.1.1.1.Khái niệm và vai trị của kiểm sốt trong quản lý ... 15 </b></i>

<i><b>1.1.1.2.Các loại kiểm soát ... 17 </b></i>

<b>1.1.2. Những vấn đề chung về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ... 19 </b>

<b>1.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ... 23 </b>

<b>1.2.1. Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ... 23 </b>

<b>1.2.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ... 25 </b>

<b>1.2.3. Mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro trong doanh nghiệp ... 29 </b>

<i><b>1.2.3.1.Khái quát về rủi ro và quản trị rủi ro doanh nghiệp... 29 </b></i>

<i>1.2.3.2.Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro doanh nghiệp và hệ thống kiểm <b>soát nội bộ ... 31 </b></i>

<b>1.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nước ... 32 </b>

<b>1.3.1. Tổng quan về Tập đoàn kinh tế Nhà nước ... 32 </b>

<i>1.3.1.1. Khái niệm Tập đoàn kinh tế ... 32 </i>

<i><b>1.3.1.2. Vai trị của Tập đồn kinh tế ... 35 </b></i>

<i>1.3.1.3. Các loại Tập đoàn kinh tế ... 38 </i>

<b>1.3.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nước ... 39 </b>

<i>1.3.2.1.Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế Nhà nước ảnh hưởng đến việc thiết kế và <b>vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn ... 39 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>1.3.2.2.Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ trong Tập đoàn kinh tế </i>

<i><b>Nhà nước ... 43 </b></i>

<b>1.4. Kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Tập đoàn kinh tế ở các nước trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam ... 59 </b>

<b>1.4.1. Khái quát chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của Tập đoàn kinh tế tại một số nước trên thế giới. ... 59 </b>

<b>1.4.2. Mô hình hệ thống kiểm sốt nội bộ áp dụng theo COSO của Tập đoàn năng lượng Úc và Tập đoàn Điện lực Tokyo ... 63 </b>

<b>1.4.3. Bài học kinh nghiệm khi xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho các Tập đoàn kinh tế tại Việt Nam ... 65 </b>

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM THỜI GIAN QUA ... 68 </b>

<b>2.1. Khái quát về quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm chính và các rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ... 68 </b>

<b>2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ... 68 </b>

<b>2.1.2. Các đặc điểm chính của Tập đồn ảnh hưởng đến việc xây dựng và thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ ... 71 </b>

<b>2.1.3. Các rủi ro trọng yếu có thể xảy ra trong q trình hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ... 78 </b>

<i>2.1.3.1. Các rủi ro ảnh hưởng chung đến hoạt động của cả Tập đoàn. ... 78 </i>

<i>2.1.3.2. Các rủi ro tại các đơn vị sản xuất điện ... 81 </i>

<i>2.1.3.3. Các rủi ro tại các đơn vị truyền tải điện ... 84 </i>

<i>2.1.3.4. Các rủi ro tại các đơn vị kinh doanh mua bán điện ... 85 </i>

<b>2.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam thời gian qua ... 87 </b>

<b>2.2.1. Thực trạng mơi trường kiểm sốt tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam... 87 </b>

<i>2.2.1.1. Đặc thù về quản lý ... 87 </i>

<i>2.2.1.2. Về cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ... 89 </i>

<i>2.2.1.3. Về chính sách nhân sự của Tập đồn Điện lực Việt Nam ... 96 </i>

<i>2.2.1.4. Về công tác kế hoạch tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam... 99 </i>

<i>2.2.1.5. Về Ban kiểm soát ... 101 </i>

<i>2.2.1.6. Về bộ phận kiểm toán nội bộ ... 106 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>2.2.2. Thực trạng đánh giá rủi ro tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ... 107 2.2.3. Thực trạng hệ thống thơng tin và truyền thơng tại Tập đồn Điện lực Việt Nam .... 109 </b>

<i>2.2.3.1. Thực trạng hệ thống thơng tin tồn doanh nghiệp ... 109 2.2.3.2. Thực trạng hệ thống thơng tin kế tốn ... 111 </i>

<b>2.2.4. Thực trạng hoạt động kiểm sốt tại Tập đồn Điện lực Việt Nam... 116 </b>

<i>2.2.4.1. Thực trạng áp dụng các nguyên tắc kiểm soát cơ bản trong việc thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam .... 116 2.2.4.2.Thực trạng áp dụng các thủ tục kiểm soát cơ bản tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ... 121 </i>

<b>2.2.5. Thực trạng hoạt động giám sát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ... 128 </b>

<b>2.3. Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam thời gian qua ... 130 </b>

<b>2.3.1. Ưu điểm của hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Tập đồn Điện lực Việt Nam ... 130 2.3.2. Một số tồn tại của hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Tập đồn Điện lực Việt Nam ... 133 </b>

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập

<b>đoàn Điện lực Việt Nam ... 139 </b>

<b>CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ... 143 3.1. Định hướng phát triển và phương hướng hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Tập đồn Điện lực Việt Nam ... 143 </b>

3.1.1. Thuận lợi và khó khăn trong q trình hình thành và phát triển của Tập đồn

<b>Điện lực Việt Nam. ... 143 3.1.2. Định hướng phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong thời gian tới ... 148 </b>

3.1.3. Phương hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện

<b>lực Việt Nam ... 150 </b>

<b>3.2. Nguyên tắc và mục tiêu hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Tập đồn Điện lực Việt Nam ... 152 </b>

3.2.1. Những nguyên tắc cơ bản khi hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại

<b>Tập đoàn Điện lực Việt Nam ... 152 </b>

3.2.2. Mục tiêu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực

<b>Việt Nam ... 154 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>3.3. Một số kiến nghị về giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn </b>

<b>Điện lực Việt Nam ... 155 </b>

3.3.1. Giải pháp hồn thiện các nhân tố cơ bản của mơi trường kiểm sốt tại Tập <b>đồn Điện lực Việt Nam ... 155 </b>

<i>3.3.1.1. Về đặc thù quản lý ... 156 </i>

<i>3.3.1.2. Về cơ cấu tổ chức ... 158 </i>

<i>3.3.1.3. Về chính sách nhân sự ... 158 </i>

<i>3.3.1.4. Về cơng tác kế hoạch ... 162 </i>

<i>3.3.1.5. Về Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ ... 164 </i>

<b>3.3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ... 167 </b>

3.3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thơng tại Tập đồn <b>Điện lực Việt Nam ... 174 </b>

<i>3.3.3.1. Về hệ thống thông tin chung toàn doanh nghiệp ... 174 </i>

<i>3.3.3.2. Về hệ thống thơng tin kế tốn ... 177 </i>

3.3.4. Giải pháp hồn thiện thủ tục kiểm sốt tại Tập đồn Điện lực Việt Nam ... 178

<i>3.3.4.1. Về các nguyên tắc kiểm sốt nói chung ... 179 </i>

<i>3.3.4.2. Hồn thiện kiểm sốt người đại diện tại Cơng ty mẹ Tập đồn ... 180 </i>

<i>3.3.4.3. Hồn thiện thủ tục kiểm sốt vốn của Cơng ty mẹ ... 182 </i>

<i><b>3.3.4.4. Hồn thiện thủ tục kiểm soát với một số rủi ro cụ thể ... 182 </b></i>

<b>3.3.5. Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ... 191 </b>

<b>3.4. Điều kiện cần thiết để hoàn thiện Hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Tập đồn Điện lực Việt Nam ... 195 </b>

<b>3.4.1.Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng ... 195 </b>

3.4.2. Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các doanh nghiệp thuộc Tập <b>đoàn ... 197 </b>

<b>KẾT LUẬN ... 200 </b>

<b>DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ... 202 </b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 203 </b>

<b>PHỤ LỤC ... 210 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT </b>

<b>Tiếng Việt </b>

EVN NPT TCT truyền tải điện Việt Nam

EVN HANOI TCT điện lực thành phố Hà Nội EVN HCMC TCT điện lực thành phố Hồ Chí Minh

CNH-HĐH Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

<b>Tiếng Anh </b>

Hội kế toán Anh quốc

AICPA <sup>American Institute of Certificated Public Accountant </sup> Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ

IFAC <sup>The International Federation of Accountant </sup> Liên đồn kế tốn quốc tế

COSO <sup>Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission </sup> Uỷ ban của các tổ chức tài trợ của Ủy ban Treadway

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

Bảng 1.1: Các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB theo báo cáo COSO ... 26

Bảng 2.1: Số lượng kiểm soát viên tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ... 102

Bảng 2.2: Số lượng các cuộc kiểm tra kiểm soát được tiến hành tại EVN các năm qua ... 103

Bảng 2.3: Hệ số địn bẩy tài chính tại thời điểm kết thúc năm tài chính ... 125

Bảng 2.4: Kết quả giảm tổn thất điện năng giai đoạn 2011-2015 ... 126

Bảng 3.1: Các tiêu chí để đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB ... 193

<b>DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kinh doanh điện năng ... 81 </b>

<b>Sơ đồ 2.2: Lộ trình và thực tế thực hiện thị trường điện cạnh tranh của EVN... 86 </b>

Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành cơng ty mẹ Tập đồn Điện lực <b>Việt Nam ... 90 </b>

<b>Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức của TCT Truyền tải điện quốc gia ... 92 </b>

<b>Sơ đồ 2.5: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần cơ điện miền Trung ... 93 </b>

<b>Sơ đồ 2.6: Hệ thống quy chế quản lý nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ... 108 </b>

<b>Sơ đồ 2.7: Quy trình lập BCTC hợp nhất tại EVN ... 114 </b>

<b>Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức đề xuất cho EVN ... 166 </b>

Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tại Công ty mẹ Tập đoàn và các đơn vị <b>thành viên ... 169 </b>

<b>Sơ đồ 3.3: Chu kỳ quản trị rủi ro ... 170 </b>

<b>Sơ đồ 3.4: Khung quản trị rủi ro áp dụng cho doanh nghiệp ... 173 </b>

<b>Sơ đồ 3.5: Quy trình quản trị rủi ro tài chính ... 183 </b>

<b>Sơ đồ 3.6: Quy trình quản trị rủi ro hoạt động ... 187 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu </b>

Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Việc định hướng Xã hội chủ nghĩa được thực hiện thơng qua vai trị chủ đạo của kinh tế Nhà nước và vai trị quản lý vĩ mơ của Nhà nước. Để kinh tế Nhà nước được giữ vai trị chủ đạo, hệ thống các Tập đồn và TCT Nhà nước đã được thành lập và đi vào hoạt động ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực trọng yếu và then chốt trong nền kinh tế, cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho xã hội như xi măng, sắt thép, dầu khí, cao su, cà phê… trong đó khơng thể khơng nhắc tới một Tập đồn lớn giữ vai trị chủ đạo trong nền kinh tế, đó là Tập đồn Điện lực Việt Nam.

Từ khi thống nhất đất nước cho tới năm 1995, ngành điện Việt Nam bao gồm Công ty điện lực 1, Công ty điện lực 2 và Công ty điện lực 3. Cả ba công ty được đặt dưới sự quản lý của Bộ Điện và Than, sau chuyển về Bộ Điện lực (1981 - 1987) và Bộ năng lượng (1987 - 1995). Các công ty Điện lực 1,2,3 quản lý toàn bộ các nhà máy điện, sở truyền tải điện và các sở phân phối điện theo khu vực địa lý phía Bắc, phía Trung và phía Nam. Trong thời kỳ này cơ chế quản lý ngành điện về cơ bản vẫn là cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Điện năng là tài sản xã hội chủ nghĩa, việc sản xuất, phân phối và sử dụng điện phải thực hiện theo các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Các khâu sản xuất, truyền tải và phân phối đều do Bộ chủ quản điều hành và quản lý.

TCT Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 theo chủ trương thí điểm xây dựng các TCT lớn của Chính phủ nhằm khắc phục những nhược điểm của cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung. Trong bối cảnh tồn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra như một xu thế tất yếu cùng với việc Việt Nam được gia nhập WTO, để đón nhận các vận hội mới của đất nước và đảm bảo sức cạnh tranh trong môi trường hội nhập với thế giới, ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đồn Điện lực Việt Nam. Với mục đích đa dạng hóa sở hữu, EVN hình thành và hoạt động theo mơ hình chủ đạo cơng ty mẹ - công ty con đều là các pháp nhân độc lập được sắp xếp lại từ TCT điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên. Theo đó Cơng ty mẹ - Tập đồn có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của TCT điện lực Việt Nam theo quy định của pháp luật. Tính đến cuối năm 2015, EVN là một trong số

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

các TĐKT Việt Nam có quy mô lớn nhất về Tổng tài sản và vốn. Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV thuộc sở hữu Nhà nước.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, cơng trình điện; thí nghiệm điện.

Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, EVN hiện có 3 TCT phát điện (GENCO 1, 2, 3) thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng, 5 TCT điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là TCT Điện lực miền Bắc (EVN NPC), TCT Điện lực miền Trung (EVN CPC), TCT Điện lực miền Nam (EVN SPC), TCT Điện lực TP. Hà Nội (EVN HANOI), TCT Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVN HCMC). Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là TCT Truyền tải điện quốc gia (EVN NPT), được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty truyền tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban quản lý dự án (Ban quản lý dự án các cơng trình điện miền Bắc, Trung, Nam).

Việc nghiên cứu hệ thống KSNB của Tập đồn Điện lực Việt Nam để từ đó tìm ra các giải pháp để hồn thiện hệ thống này là một yêu cầu cấp thiết xuất phát từ một số lý do sau:

<i><b>Thứ nhất: Xuất phát từ vai trò của ngành điện Việt Nam trong nền kinh tế. </b></i>

Trong lịch sử 60 năm của ngành điện, điện lực Việt Nam với vị trí là một ngành kinh tế trọng điểm của đất nước đã chứng tỏ được vai trò chủ đạo trong cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trong tất cả giai đoạn phát triển của đất nước, đặc biệt là thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, điện lực Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập kinh tế thế giới. Ngoài việc đảm bảo cung ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, với phương châm “điện đi trước một bước”, ngành điện đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, phục hồi và tăng trưởng kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh…

</div>

×