Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo vệ lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động Việt Nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.43 MB, 80 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THỊ LIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

<small>Hà Nội, 2023</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN THỊ LIÊN

Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 838010105

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Lê Thu

<small>Hà Nội, 2023</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

<small>Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa đượccông bố trong bat cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụngkết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nộidung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên cáctác phâm, tap chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.</small>

<small>Tác giả luận văn</small>

<small>Nguyễn Thị Liên</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>MỤC LỤC</small>

MỞ DAU ...-5- 5-25 222221221E21E212212112112112112111111 1111211211111 ceree |

CHUONG 1: MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN CUA PHÁP LUẬT VE

BAO VỆ LAO DONG CHUA THÀNH NIÊN...-- 2-5 secerxersee 8

1.1. Một số van đề lý luận về bảo vệ lao động chưa thành niên... 8

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm lao động chưa thành niên và bảo vệ lao động chưa <small>Thanh 0n 0...4... 8</small>

1.1.2. Quan niém vé bao vé lao động chưa thành niên ...- ---- -- 15

1.2. Điều chỉnh pháp luật đối với việc bảo vệ lao động chưa thành niên... 17

1.2.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ lao động chưa thành niên ... 17

1.2.2. Nguyên tắc pháp luật về bảo vệ lao động chưa thành niên ... 18

1.2.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ lao động chưa thành niên.... 19

1.2.4. Vai trò của pháp luật về bảo vệ lao động chưa thành niên... 29

Kết luận Chương I...--- 2-2-5 SESE2EE2E12E1EE1E71E7171121121111 1111 xe. 31 CHUONG 2: THUC TRANG PHAP LUAT VE BAO VE LAO DONG CHUA THÀNH NIÊN O VIỆT NAM HIEN NAY ...----5-- 32

2.1. Quy định về việc làm, đào tạo nghề cho lao động chưa thành niên ... 32

2.1.1. Quy định về loại công việc cho lao động chưa thành niên... 32

2.1.2. Quy định về nơi làm việc cho lao động chưa thành niên... 34

2.1.3. Về công việc và nơi làm việc cam sử dụng lao động chưa thành niên. 35

2.1.4. Quy định về dao tạo nghề cho lao động chưa thành niên... 36

2.2. Quy định về giao kết hợp đồng lao động đối với lao động chưa thành niên . 38 2.2.1. Quy định về hình thức của hợp đồng lao động đối với lao động chưa

<small>thành nIÊN...- --- 6 +11 191 919 1 101 1 Thọ TH nu HH HH re 38</small> 2.2.2. Quy định về điều kiện giao kết hợp đồng đối với lao động chưa thành niên .. 38 2.2.3. Quy định về hiệu lực của hợp đồng lao động đối với lao động chưa

<small>thành nIÊNn...-- -G c 1 1191990190191 HH tệ 39</small>

<small>ii</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.3. Quy định tiền lương đối với lao động chưa thành niên ...- 39 2.4. Quy định về điều kiện lao động đối với lao động chưa thành niên ... 41 2.4.1. Quy dinh vé an toan lao động, vệ sinh lao động đối với lao động chưa

<small>00200000115: 0... ... 41</small>

2.4.2. Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với lao động chưa

<small>02000 9 0... ... 42</small>

2.5. Quy định về xử lý vi phạm kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất đối với

<small>lao động chưa thành nIÊN... -- G5 E121 E 3113 1E E1 ESEkErkrskerrre 43</small>

2.5.1. Quy định về xử lý kỷ luật lao động đối với lao động chưa thành niên. 43 2.5.2. Quy định về trách nhiệm vật chất của lao động chưa thành niên trong

<small>quan hé 1a GONG 2TĐĐ... 45</small>

2.6. Quy định về giải quyết tranh chap lao động liên quan đến lao động chưa

<small>02000 9:0... ..d..1 .ố... 46</small>

2.7. Quy định về thanh tra lao động và xử lý vi phạm pháp luật về sử dụng lao

<small>dOng chura thanh 160 0T T1 ... 47</small>

2.7.1. Quy dinh vé thuc hién quyén khiếu nại của lao động chưa thành niên 47

2.7.2. Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong việc sử dụng lao động chưa

<small>thành niÊN... 2-22 ©2£+E+EEE+EEE£EEEEEEEE2E12221211211211211211211. 11.11. ..e 48</small>

Kết luận Chương 2... -- 2 25s E223 EEEEEEEEEEEE2121121111 11111 xe 51

CHUONG 3: MOT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE

BAO VỆ LAO DONG CHUA THÀNH NIÊN TẠI VIỆT NAM... 52 3.1. Những yêu cầu đặt ra để hoàn thiện pháp luật lao động về bảo vệ lao

<small>động chưa thành niên ở Việt Nam ... - .- - 1E Ỳ*kEskseeeseersee 52</small>

3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ lao động

<small>chưa thành niên ở Việt Nam ... -- ¿+ 22311111 111993531111 krrrrrrszz 56</small>

3.2.1. Hoàn thiện một số quy định nhăm bảo vệ lao động chưa thành niên... 56 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm đối với hành vi sử dụng lao động

<small>chưa thành niên trái pháp luật ...- --- <6 5 + + * + E#vEEsEEeeeeersereersexre 60</small>

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

3.3. Đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật bảo vệ lao động chưa

<small>thành niên ở Việt Nam ...- --- << 113111111 22311111 11111 90 3111 tren, 61</small>

3.3.1. Hoàn thiện và xây dựng lực lượng thanh tra, giám sát bảo vệ quyền lợi

<small>lao động chưa thành niên tai CƠ SỞ... ¿5 + 33+ * + EE+vEE+seseerreereeeree 61</small>

3.3.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, gia đình và xã

hội về sử dụng lao động chưa thành niên... - 2 2© 2252+++£+£x+zxecxeee 63

3.3.3. Lồng ghép việc bảo đảm quyên cho lao động chưa thành niên trong các

chương trình phát triển kinh tế, chương trình giáo dục, dao tạo... 64

Kết luận Chương 3...--- 2-2 SSSE E2 E12112112717171211211211211 1111 E1E xe. 67

KET LUAN 0 II... 68

TÀI LIEU THAM KHAO ...--- 2 2+ ©E+2EEt2EECEEEEEEEEErEkrrkrrrrreee 70

<small>iv</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

DANH MỤC VIET TAT

<small>BLLĐ Bộ luật lao động</small>

CRC Công ước của Liên hợp quốc về quyên trẻ em năm 1989

<small>(United Nation Convention on the Rights of the Child)</small>

HDLD Hợp đồng lao động

ILO Tổ chức Lao động Quốc tế

<small>(International Labour Organization)KLLD Kỷ luật lao động</small>

<small>NSDLĐ Người sử dụng lao độngNCTN Người chưa thành niên</small>

<small>LĐCTN Lao động chưa thành niên</small>

TCLD Tranh chấp lao động

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

MỞ DAU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Theo Báo cáo của Té chức lao động quốc tế (ILO) vào năm 2019, thé

giới có khoảng 152 triệu lao động dưới 18 tuổi. Việc sử dụng lao động chưa

thành niên (LDCTN) cũng có những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh

tế - xã hội khi nhìn góc độ chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai. Và

trong hầu hết mọi trường hợp, nó khiến trẻ em khơng được đi học và chăm

sóc sức khỏe, đe dọa đến sự phát triển trong tương lai của các em. Tại Việt

Nam, có hơn 1 triệu trẻ em trong độ tuổi 5 — 17 tham gia lao động, chiếm

5.45% tông số trẻ em trong độ tuổi này. Trong đó, trẻ em gái chiếm khoảng

42,6%, gần 86% LDCTN tham gia lao động sinh sống tại nơng thơn [38].

Nhìn thay rõ tam quan trong của việc bao vệ LDCTN, Việt Nam — quốc

gia đầu tiên tại châu A, là quốc gia thứ hai trên thế giới đã phê chuan Công

ước về quyền trẻ em năm 1989 (Việt Nam tham gia năm 1990). Việt Nam cũng là quốc gia phê chuẩn hai Công ước cơ bản của ILO liên quan trực tiếp đến vấn đề lao động trẻ em là Công ước số 138 năm 1973 về độ tuôi lao động tối thiêu và Công ước số 182 về cắm và hành động ngay lập tức dé xóa bỏ các

<small>hình thức bóc lột lao động là trẻ em. Vì vậy, các quy định của pháp luật được</small>

ban hành nhằm chăm sóc, bảo vệ LĐCTN luôn được Nhà nước quan tâm và chỉ đạo với nhiều chính sách được ưu tiên phù hợp với đặc điểm tâm lý, thê chất của LDCTN; ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật dành chương riêng để điều chỉnh các vấn đề về người chưa thành niên (NCTN) như Luật

<small>Thanh niên, Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Bộ luật hình</small>

sự, Luật Bình đăng giới, Luật Giáo dục, Luật Nuôi con nuôi... Trong đó Bộ luật lao động là văn bản trực tiếp quy định bảo vệ LĐCTN, với những quy định nhằm xây dựng khn khổ pháp lý, chính sách đối với LĐCTN tại Việt Nam

<small>đê vừa phù hợp với các tiêu chuân quôc tê vê LDCTN, vừa nhăm giảm thiêu</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

LĐCTN trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc sử dụng LĐCTN tại một số nơi,

đặc biệt tại khu vực phi chính thức vẫn chưa tuân thủ quy định pháp luật đã làm

ảnh hưởng đến cơ hội có việc làm bền vững của NCTN trong tương lai.

Đề bảo vệ và tạo điều kiện cho LĐCTN vừa có thê tham gia quan hệ lao

động, cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập cho gia đình, nhưng khơng làm ảnh

hưởng đến sự phát triển thể lực và trí lực của NCTN, pháp luật lao động đã

cho phép LĐCTN tham gia một số quan hệ lao động phù hợp với trình độ, sức khỏe va năng lực cá nhân, đồng thời nghiêm cắm một số việc làm không được tuyển dụng LDCTN cũng như có những quy định đặc thù nhằm bảo vệ và tạo điều kiện cho sự phát triển của họ trong tương lai. Tuy nhiên, việc bảo vệ LĐCTN hiện nay tại Việt Nam vẫn đang gặp một số vướng mắc như: vẫn còn nội dung trong các quy định của pháp luật cần hoàn thiện dé loại bỏ sự chồng

chép và đảm bảo tính tồn diện; việc tô chức thực hiện pháp luật bảo vệ

LĐCNT vẫn còn hạn chế do ý thức chấp hành pháp luật và công tác đảm bảo

quyền cho LĐCTN, bảo vệ LĐCTN chưa được chú trong và quan tâm đúng mức; việc sử dụng LĐCTN van đang phổ biến nhưng người sử dung lao động (NSDLĐ) chưa đảm bảo được các quyên và lợi ích của LDCTN ...

Từ những phân tích trên, tác giả lựa chọn đề tài “Bảo vệ lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động Việt Nam hiện hành” làm đề tài luận văn thạc sỹ. Dé tài có ý nghĩa quan trọng về việc tiếp tục củng có hệ thống lý luận và cập nhật quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ LĐCTN

<small>tại Việt Nam.</small>

2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

<small>Sau khi ban hành Bộ luật lao động (BLLĐ) năm 2012, sau đó được thay</small>

thế bằng BLLĐ năm 2019 có rất nhiều cơng trình ở cấp độ luận văn nghiên

cứu về đề tài bảo vệ lao động chưa thành niên tại Việt Nam, nhưng các cơng

<small>trình này nghiên cứu dựa trên quy định của Bộ luật lao động 2012 và các văn</small>

<small>bản hướng dẫn thi hành, ví dụ như:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Luận án “Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên trong điều kiện hội nhập quốc té” của tác giả Trần Thắng Lợi năm 2012, tại Khoa Luật,

Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn luận giải lý luận và sự điều chỉnh pháp luật lao động đối với người lao động chưa thành niên cũng như tác động của hội nhập quốc tế đối với pháp luật lao động về đối tượng này. Nghiên cứu,

đánh giá toàn diện thực trạng các quy định pháp luật lao động về người lao động chưa thành niên ở Việt Nam và việc thực hiện trên thực tế, chỉ ra những

ưu điểm và những mặt còn hạn chế, bất cập cần được khắc phục.

Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về bảo vệ lao động chưa thành niên ở Việt

<small>Nam” của Nguyễn Thị Thanh Thủy năm 2020 tại Trường Đại học Luật Hà</small>

Nội. Luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận về lao động chưa thành niên và pháp

luật về bảo vệ lao động chưa thành niên tại Việt nam, trong đó nêu quy định bảo vệ lao động chưa thành niên trong các Công ước quốc tế và một số quốc

gia trên thế giới để gợi mở cho Việt Nam. Luận văn đã phân tích thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ lao động chưa thành niên và thực tiễn thi hành

các biện pháp bảo vệ trong giai đoạn từ 2016-2020, tập trung về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em và lao động chưa thành niên. Từ đó kiến nghị

<small>giải pháp hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.</small>

<small>Luận van “Bao vệ người lao động chưa thành niên theo pháp luật lao</small>

động từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên ” của tác giả Lâm Hoàng Thuận Yến năm

2020 tại Học viện Khoa học xã Hội. Luận văn cũng đã nêu ra những vấn đề lý

luận về LĐCTN và bảo vệ LĐCTN. Từ thực trạng pháp luật và thực tiễn thực

hiện quy định pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về bảo vệ LĐCTN tại

tỉnh Thái Nguyên, luận văn đưa ra yêu cầu đặt ra và giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động về bảo vệ LĐCTN.

<small>Luận văn “Báo vệ người lao động chưa thành niên theo pháp luật lao</small>

động Việt Nam” của Ngô Thị Hong Nhi nam 2019 tai Truong Dai hoc Tra

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Vinh. Luận văn kết cấu gồm 2 chương, đã làm rõ những vấn đề cơ bản của

NCTN và pháp luật một số quốc gia về người lao động chưa thành niên. Luận văn đã khái quát sự hình thành pháp luật về bảo vệ LĐCTN từ giai đoạn năm 1975 đến trước năm 2019. Vừa phân tích thực trạng quy định pháp luật và

<small>thực tiễn áp dụng cho từng nội dung bảo vệ người lao động chưa thành niên,</small>

luận văn đưa một số kiến nghị và giải pháp nhăm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo vệ người lao động chưa thành niên. Nhưng luận

<small>văn phân tích dựa trên quy định của BLLĐ 2012.</small>

<small>Luận văn “Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động Việt Nam</small>

<small>hiện nay” của tac giả Nguyễn Thi Nhàn, tai Học viện Khoa học xã hội năm</small>

2016. Luận văn đã giải quyết các vấn đề lý luận về LĐCTN và phân tích thực

trạng pháp luật đồng thời với thực tiễn thực hiện ở Việt Nam các quy định pháp luật lao động về LĐCTN theo quy định tại BLLĐ 2012.

Một số bài báo khoa học của các tác giả Khúc Thị Trang Nhung, Phạm Thị Hương Giang như “Hoàn thiện pháp luật về sử dụng lao động trẻ em ở

Việt Nam” đăng trên Tạp chí Kiểm sát, Số 19/2021 (tr.41-45) và “Kinh nghiệm một số nước trên thể giới về xóa bỏ lao động trẻ em và bài học cho Việt Nam” đăng trên tạp chí Khoa học kiểm sát số 2/2022... các tác giả đã khảo sát một số nội dung pháp luật lao động hiện hành về độ tuôi tối thiểu về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi về danh mục ngành nghề và

về thanh tra và xử lý vi phạm về sử dụng lao động trẻ em từ đó đưa ra kiến

<small>nghị hồn thiện.</small>

Bài viết “Lao động trẻ em và vấn dé vi phạm pháp luật đối với lao động

trẻ em” của tác giả Đỗ Thị Dung đăng trên Tạp chí luật học số 2/2012 đã đưa ra khái quát quy định của pháp luật lao động về lao động trẻ em và thực trạng

vi phạm pháp luật đối với lao động trẻ em, nguyên nhân của tình trạng dé đưa

ra giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật đối với lao động trẻ em.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Đề tài lựa chọn có tính mới, đó là tiếp tục hệ thống và cập nhật các quy định hiện hành trong BLLĐ năm 2019, có hiệu lực từ 01/1/2021 về bảo vệ

LĐCTN. Các cơng trình nghiên cứu trên đều tiếp cận van đề LDCTN, nhưng

luận văn có cách tiếp cận khác về van đề bảo vệ LDCTN và cập nhật các quy định của BLLĐ năm 2019 về LĐCTN.

<small>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</small>

3.1. Mục đích của việc nghiên cứu dé tài

Đề tài nghiên cứu góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về LĐCTN và nội dung pháp luật lao động về bảo vệ LĐCTN; phân tích thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về bảo vệ LDCTN. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hiện hành và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật lao động về bảo vệ LĐCTN ở Việt Nam trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của dé tài

Đề đạt được mục tiêu đề ra, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ một số nội dung cơ bản về lý luận bảo vệ

<small>LDCTN từ các quy định trong pháp luật lao động.</small>

<small>- Thứ hai, nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng quy định của pháp</small>

luật lao động Việt Nam hiện hành về bảo vệ LDCTN, từ đó chỉ ra những điểm hạn chế cần sửa đổi, khắc phục nhằm bảo vệ tối ưu quyền và lợi ích của

- Thứ ba, đưa ra định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật lao động và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về

<small>bảo vệ LDCTN.</small>

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài luận văn nghiên cứu về lý luận và thực trạng pháp luật Việt Namvề bảo vệ LĐCTN.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>4.2. Phạm vi nghiên cứu</small>

- Phạm vi đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung phân tích quy định bảo

<small>vệ LDCTN theo quy định của Bộ luật lao động 2019.</small>

- Thời gian nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu về bảo vệ LĐCTN từ khi ban hành BLLĐ năm 2019 đến nay.

- Phạm vi nội dung pháp luật bảo vệ LDCTN nghiên cứu: đề tài giới hạn nhóm quy định về hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, xử lí vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp lao động (TCLĐ). Đây là những nội dung pháp lý mà quyền của LĐCTN dễ

<small>bị vi phạm khi thực hiện.</small>

<small>5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu</small>

<small>Luận văn xây dựng dựa trên cơ sở duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác —</small>

Lê Nin và lý luận chung về pháp luật lao động tại Việt Nam làm cơ sở phương

pháp luận dé đạt được mục đích và giải quyết các nhiệm vụ của luận văn.

Ngồi ra, dé triển khai nhiệm vụ, mục đích của luận văn, tác giả sử dụng

<small>các phương pháp sau:</small>

Phương pháp phân tích, diễn giải được sử dụng để trình bày các nội dung trong phan lý luận về bảo vệ LDCTN va phân tích quy phạm pháp luật trong Bộ luật lao động 2019 quy định liên quan đến bảo vệ LDCTN trong quan hệ

<small>lao động.</small>

Phương pháp phân tích, tong hợp được sử dụng dé phân tích thực tiễn áp

dụng quy định Bộ luật lao động 2019 về bảo vệ LĐCTN và đưa ra kiến nghị

<small>hoàn thiện pháp luật bảo vệ LDCTN.</small>

Phương pháp so sánh để từ quy định về người chưa thành niên trong cácđiều ước quốc tế tồn cầu như Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989,

công ước của ILO về bảo vệ lao động và xóa bỏ lao động trẻ em... Từ đó so sánh về tính tương thích của pháp luật Việt Nam về bảo vệ LĐCTN. Trên cơ sở đó hồn thiện pháp luật lao động Việt Nam về bảo vệ LĐCTN thời gian tới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

6. Tính mới và những đóng góp của đề tài

Luận văn tiếp cận các vấn đề về bảo vệ LĐCTN theo các nội dung mà quyền của LĐCTN dễ bị vi phạm khi thực hiện các quy định trong Bộ luật lao động 2019 về LĐCTN. Luận văn nghiên cứu không nhằm mục đích hướng tới xóa bỏ LĐCTN mà nhằm bảo vệ LĐCTN tốt hơn khi tham gia quan hệ lao động. Vì vậy, người nghiên cứu hi vọng kết quả nghiên cứu lý luận trong luận

văn góp phần hoàn thiện chế định pháp luật về bảo vệ LĐCTN trong BLLĐ,

<small>và được sử dụng cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở đảo tạo</small>

<small>luật tại Việt Nam.</small>

Từ việc phân tích thực trạng quy định pháp luật lao động về bảo vệ

LĐCTN và thực tiễn áp dụng pháp luật, luận văn kì vọng nhận được sự quan

tâm của các cá nhân, tô chức thực thi pháp luật tham khảo các giải pháp trong

luận văn, qua đó kiến nghị lên cơ quan có thâm quyền để hồn thiện pháp luật

<small>va nâng cao năng lực thực thi pháp luật bảo vệ LDCTN trong thời gian tới.</small>

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số van dé lý luận của pháp luật về bảo vệ lao động chưa

<small>thành niên.</small>

Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ lao động chưa thành niên ở

<small>Việt Nam hiện nay.</small>

Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ lao động

<small>chưa thành niên tại Việt Nam.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>CHƯƠNG 1</small>

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CUA PHÁP LUAT VE

BAO VE LAO DONG CHUA THANH NIEN

1.1. Một số van đề lý luận về bảo vệ lao động chưa thành niên

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm lao động chưa thành niên và bảo vệ lao động

<small>chưa thành niên</small>

<small>1.1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên, lao động chưa thành viên* Khái niệm người chưa thành niên</small>

Khi nói về LĐCTN có nhiều cách gọi khác nhau, trong các Công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) không sử dụng thuật ngữ LĐCTN mà sử

<small>dụng thuật ngữ “lao động trẻ em” (child labour) như các Công ước mà Việt</small>

Nam đều đã tham gia như: Công ước số 138 năm 1973 về độ tuổi lao động tối thiểu (Công ước số 138) và Công ước số 182 năm 1999 về cam và hành động ngay lập tức để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (Công ước 182). Các công ước trên cũng không đưa ra định nghĩa về lao động trẻ em, nhưng xác định phạm vi công ước áp dụng cho trẻ em là tất cả những người

dưới 18 tuổi [15, Điều 2]. Bên cạnh đó, Điều 3 Công ước 138 quy định độ tuổi tối thiểu quy định trong pháp luật quốc gia không được dưới 15 tuổi hay

không được thấp hơn độ tuôi giáo dục bắt buộc.

Đề làm rõ hơn khái niệm LĐCTN, ngoài cách tiếp cận dưới góc độ lao

động trẻ em, cần xác định NCTN có đồng nhất với cách hiểu trẻ em hay

không. Trẻ em theo Điều | Công ước quốc tế về các quyền của trẻ em (CRC)

được hiểu là người dưới 18 tuôi trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ emđó quy định dưới tuổi thành niên sớm hơn. Trong Quy tắc tối thiểu phổ biến

của Liên hợp quốc về bảo vệ NCTN bị tước quyền tự do được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 14/12/1990 nêu: "Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Giới hạn dưới tuổi này cần phải được pháp luật xác định

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

và không được tước quyên tự do của người chưa thành niên” [17]. Tại châu Au sử dụng thuật ngữ “trẻ em” và xác định là người dưới 18 tuổi, ngoại trừ đối với Scotland, trẻ em là người đưới 16 tuổi [12].

Như vậy, các Công ước quốc tế khi đưa ra khái niệm về trẻ em đều lẫy

tiêu chí về độ tuổi dé xác định độ tuổi. Khái niệm NCTN được trực tiếp hoặc

gián tiếp thông qua việc xác định độ tuổi, theo đó NCTN là người dưới 18

tuổi. Đồng thời, các quy định trên để mở cho các quốc gia có thể quy định thấp hoặc cao hơn mức tran là 18 tuổi đối với LĐCTN [20, tr.54-61].

Tại Việt Nam, trẻ em và NCTN là hai khái niệm không đồng nhất, theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em 2016 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi, nhưng khoản | Điều 20 Bộ luật dân sự 2015 lại cho răng người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Vì vậy, có thé hiểu NCTN là người chưa đủ 18 tuổi [30, Điều 21.1].

* Khái niệm về lao động chưa thành niên

Trong pháp luật quốc tế, lao động trẻ em được nhận diện thơng qua các tiêu chí về độ tuổi theo hai công ước của ILO là Công ước số 138 về tuôi lao động tối thiêu năm 1973, Công ước số 182 về nghiêm cắm và hành động khan

cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất năm 1999. Có cách hiểu về lao động trẻ em “là người làm công việc làm mất đi tuổi thơ, tiềm năng và nhân cách, và có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển về thé chat và tinh than của trẻ, bao gồm cả việc cản trở khả năng đến trường” [22, tr.8]. Tổ chức ILO đưa ra định nghĩa về lao động trẻ em “Lao động trẻ em được hiểu là trẻ em và

người chưa thành niên làm các công việc trái quy định pháp luật về lao động,

<small>tham gia lao động mà hoạt động lao động đó cản trở hoặc tác động tiêu cực</small>

đến sự phát triển thê chất, trí tuệ, nhân cách và sự phát triển toàn diện của các

em” [39]. Cách tiếp cận theo nghĩa hẹp của ILO khi nói về lao động trẻ em

băng việc đưa cụm từ “lao động” trước đối tượng “trẻ em” dé dé cap dén

<small>trang thái của một người dưới 18 tuôi phải làm một loại công việc trái với quy</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

định pháp luật, có tác động tiêu cực đối với bản thân trẻ em. Vì thế cách tiếp cận này sẽ gắn liền với cụm từ “xóa bỏ lao động trẻ em”. Vì vậy, khơng nên nhằm lẫn thuật ngữ “lao động trẻ em” với các thuật ngữ “việc làm cho NCTN” hay “lao động chưa thành niên” tiếp cận dưới góc độ người dưới 18

ti tham gia quan hệ lao động được pháp luật cho phép.

Pháp luật lao động Việt Nam không đưa ra khái niệm về lao động trẻ em

mà đưa ra cách hiểu là người lao động chưa thành niên. Cách hiểu về “người lao động chưa thành niên” được đưa ra lần đầu trong BLLD 1994 dé chi

những người chưa phat triển đây đủ về thé chat, tinh than tham gia lao động. Sau đó BLLĐ năm 2012 ấn định độ ti “người lao động chưa thành niên là người lao động đưới 18 tuổi” [26, Điều 161]. Đến BLLĐ 2019 cũng xác định LĐCTN dựa trên độ tuổi của người lao động (NLĐ) nhưng có quy định khác

nhau về thời điểm tính tuổi, và thay vì gọi là “người lao động chưa thành niên” bằng “lao động chưa thành niên”, theo đó “lao động chưa thành niên là người lao động cha đủ 18 tuôi”

BLLD năm 2019 khi so sánh với BLLD năm 2012 về xác định mốc thời gian

<small>của một người được coi là LĐCTN. Cách quy định của BLLD năm 2019</small>

[31, Điều 143]. Đây là cách tiếp cận mới của

thống nhất với quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 về người chưa thành niên là người cha du 18 tuổi [30, Điều 21]. Nhưng BLLĐ năm 2012 sử dụng cụm từ “đưới 18 tuổi” phù hợp hơn với quy định của Công ước về quyền trẻ em năm 1989 và Cơng ước số 182.

Cũng có tác giả đưa ra cách hiểu về LDCTN là người lao động có đặc

điểm riêng, gồm những người dưới 18 tuổi, có khả năng lao động và có giao

kết hợp đồng lao động [35, tr.10]. Khái niệm nay đã nhấn mạnh giới hạn tối

đa về độ tuổi của LĐCTN nhằm phân biệt với NLD thành niên; khả năng lao

động nhằm phân biệt với NLĐ khơng có khả năng lao động; và khả năng giao kết HDLD (phải tham gia vào quan hệ lao động thơng qua hình thức HĐLĐ) . Cách hiểu trên cũng được thé hiện qua nghiên cứu của tác giả

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Nguyễn Thị Thanh Thủy trong luận văn tại Trường Đại học Luật khi xác

định “Người lao động chưa thành viên là người lao động có đặc điểm riêng, gồm những người dưới 18 tuổi có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động” [32, tr.14].

Luận văn tiếp cận LDCTN chỉ nhóm người dưới 18 tuổi làm việc theo

các HDLD, nhưng do đặc điểm của LĐCTN nên họ chỉ có thé thực hiện được các công việc hoặc làm các nghề theo điều kiện lao động nhất định, nhằm đảm bao sự phát triển đầy đủ về thé chat và tinh thần của LDCTN. Vì vậy có

thê hiểu /zo động chưa thành niên là những người lao động dưới 18 tuổi tham gia quan hệ lao động để làm những công việc mà pháp luật quy định. Cách hiểu này bao quát cả nội hàm về: độ tuổi của NLD được gọi la LDCTN; việc được phép làm bao gồm trong đó năng lực chủ thé của LĐCTN và những

cơng việc trong danh mục LDCTN được làm va không bị cắm.

1.1.1.2. Đặc điểm của lao động chưa thành niên

<small>Lao động chưa thành niên là nhóm lao động có đặc thù, có những đặc</small>

điểm riêng mà pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia rất chú trọng trong việc bảo vệ LĐCTN, cụ thé:

Một là, LĐCTN là người dưới 18 tuổi chưa phát triển toàn diện về sinh lý. Người đủ 18 tuổi là người được coi là có sự phát triển toàn diện, đầy đủ về thể

chất và sinh lý. Người dưới 18 tuổi thì các hệ cơ, xương, bắp là những yếu tố

ảnh hưởng đến cường độ lao động, loại cơng việc có thể làm vẫn đang trong

giai đoạn định hình và chưa có sự ôn định. Nếu phải lao động với cường độ quá

sức, hoặc làm việc nhiều giờ rất dễ xảy ra tại nạn lao động, bệnh tật ... sẽ ảnh

hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển thê chất và trí tuệ của NCTN.

Hai la, LĐCTN chưa phát triển toàn diện về nhân cách, dé thay đổi và

chịu ảnh hưởng của môi trường sống, môi trường lao động [8, tr.10]. Với đặc điểm này thì việc tạo mơi trường lao động cho LĐCTN có vai trị quan trọng

<small>trong việc tác động tích cực đên sự phát triên vê nhân cách, tạo ra môi quan</small>

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

hệ xã hội lành mạnh, độc lập và biết bảo vệ bản thân trước những nguy cơ bị

<small>xâm hại, bị bóc lột sức lao động.... Cùng với đó là những lo ngại khi LĐCTNlàm việc tại môi trường nhạy cảm như tại quán Karaoke hay cơ sở dịch vụ</small>

matxa, chợ đầu mối... sẽ dé ảnh hưởng xấu đến tính cách và tư duy của LĐCTN, và thậm chí là cả sự hình thành sau này về hướng phát triển sự nghiệp và quan điểm sống.

Ba là, LĐCTN là người chưa có kinh nghiệm, chưa nhận thức rõ quyên

<small>và nghĩa vụ cua mình trong quan hệ lao động nên kha năng tự bảo vệ chưa</small>

cao. Do LĐCTN chưa phát triển đầy đủ về trí tuệ và tâm sinh lý, và do số tuổi cịn trẻ, kinh nghiệm tích lũy qua q trình lao động thiếu, nhóm lao động này chưa được đào tạo dé làm cơng việc có tính chun mơn cũng như tạo ra sản phẩm có giá trị cao. Vì vậy, NCTN khi có nhu cầu cần tìm việc làm sẽ dé trở

thành nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị xâm hại, bị lợi dụng, dụ dỗ, bóc lột lao động... Vì vậy, pháp luật lao động tại các quốc gia đều quy định chặt chẽ các van đề liên quan đến việc tuyển dụng và sử dụng LDCTN.

Bon là, LDCTN là người bị hạn chế một phan năng lực hành vi khi giao kết hợp đông. LĐCTN được xác định là những người có năng lực pháp luật

khơng day đủ. Vì vậy, khi tham gia quan hệ lao động, LĐCTN chỉ được ký kết HDLD với vị trí cơng việc nhẹ nhàng, đơn giản, liên quan đến năng khiếu, không ảnh hưởng đến việc học tập và sự phát triển về thể chất của LĐCTN. Theo Bộ luật dân sự năm 2015, NCTN từ đủ 06 tuôi đến chưa đủ 15 tuổi khi

<small>xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp</small>

luật đồng ý; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự như giao kết HDLD phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý [30, Điều 21]. Người chưa đủ 6 tuổi khơng có năng lực hành

vi dân sự [30, Điều 19] bởi khi người chưa đủ 6 tuôi khi tham gia giao dịch dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện [30, Điều 21.2]. Quy định này nhằm đảm bảo có sự giám sát, bảo hộ chặt chẽ hơn đối

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

với quyền và lợi ích của LĐCTN khi họ chưa hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình khi thiết lập các giao dịch dân sự, cụ thé là các HDLD. Vì vậy, pháp luật lao động thường quy định khi giao kết HDLD với LDCTN phải có sự đồng ý bằng văn bản hoặc chữ ký trong HĐLĐ của người đại diện theo pháp luật

[31, Điều 18.4]. Do hạn chế về nhận thức và đánh giá lợi ích và rủi ro khi làm việc, pháp luật yêu cầu cần có ý kiến của người đại diện theo pháp luật để bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của LDCTN ngay khi thiết lập quan hệ lao động.

Từ những đặc điểm trên mà pháp luật quốc tế hay pháp luật quốc gia quy định rõ về điều kiện khi sử dụng LĐCTN, quy định rõ trách nhiệm người sử

dụng LDCTN, quy định về độ tuổi tối thiểu, ngành nghề LDCTN được phép làm... Mỗi quốc gia căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội để có quy

định cho phù hợp về vẫn đề LĐCTN.

<small>1.1.1.3. Phân loại lao động chưa thành niên</small>

Việc phân loại LDCTN có thé dựa theo tiêu chí độ tuổi, giới tính, nơi làm việc... Pháp luật phân loại LDCTN căn cứ vao độ tuổi, theo đó LĐCTN được phân thành 03 nhóm: nhóm LĐCTN chưa đủ 13 tuổi; nhóm LĐCTN từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi; nhóm LĐCTN tir đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Mỗi nhóm ti sẽ được làm một số cơng việc khác nhau, cụ thể:

- Nhóm LĐCTN chưa đủ 13 tuổi. Người chưa đủ 13 tuôi được làm những

<small>công việc theo quy định của pháp luật cho phép sử dụng người chưa đủ 13</small>

tudi gồm các công việc về nghệ thuật, thé dục, thé thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của họ và phải có sự đồng ý

của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh [31, Điều 145.3]. Do đặc thù của các công việc trên, việc tuyên dụng người chưa đủ 13

tuổi bắt đầu học và thực hiện các công việc liên quan trong các lĩnh vực trên sẽ tốt hơn khi tuyên muộn. Quy định trên tương thích với Điều 8 Cơng ước số 138

của ILO khi cho phép các quốc gia cấp phép trong những “trường hợp cá biệt

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

dé được tham gia các hoạt động như việc biểu diễn nghệ thuật” là ngoại lệ đối với việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi thực hiện một số cơng viéc.

- Nhóm LĐCTN từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi. Đây là nhóm ti mà NCTN dang trong q trình phát triển về thé chất và tinh than, đang tudi đi học nên các em được phép tham gia một số công việc nhẹ nhàng, đơn giản

không ảnh hưởng đến sự phát triển của LĐCTN, không ảnh hưởng đến việc

<small>học tập hoặc khả năng giáo dục mà họ đã nhận được. Đây cũng là nội dung</small>

mà khoản 1 Điều 7 Công ước số 138 của ILO cho phép các quốc gia có thê

cho phép sử dụng lao động từ 13 đến 15 tuổi. Theo đó, pháp luật các quốc gia

<small>sẽ xác định hoạt động hay công việc (danh mục công việc nhẹ) được sử dụng</small>

LĐCTN từ 13 đến 15 tuổi (khoản 3 Điều 7 Công ước số 138). Tại Việt Nam, danh mục này do cơ quan quản lý về lao động tại Trung ương ban hành [31,

Điều 143.3]. Pháp luật sẽ quy định điều kiện ngặt nghèo hơn khi sử dụng LĐCTNở độ tuổi từ đủ 13 đến chưa đủ 15 tuổi so với việc sử dụng lao động từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi như: thời giờ làm việc (không quá 04 giờ/ngày

và 20 giờ/tuần); nơi làm việc; công việc được làm phải tuân theo danh mục

các công việc nhẹ như biểu diễn nghệ thuật, vận động viên thể thao, lập trình phần mềm, các nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ... [5, Phụ lục II];

về kí kết hợp đồng lao động phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật

của người đó [31, Điều 18.4, Điều 145.1.a]. Quy định trên vừa bảo vệ quyền và lợi ích và vừa bảo đảm các điều kiện tốt nhất cho người từ đủ 13 đến chưa đủ 15 tuổi tham gia lao động nhưng vẫn có thời gian dé phát triển thé chất và không ảnh hưởng đến việc học tập.

- Nhóm LĐCTN từ di 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Pháp luật quy định phương pháp loại trừ để xác định công việc hoặc nơi làm việc mà người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi được làm khi không thuộc danh mục công việc và nơi làm việc cam sử dụng LDCTN từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi [31, Điều

143.2, Điều 147]. Điều này khác với việc liệt kê các công việc được tuyển

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

dụng LDCTN là người từ đủ 13 tuổi đến dudi 15 tuổi. Điều này cho phép LĐCTN được làm các công việc không vi phạm điều cắm sử dụng LĐCTN, khi LDCTN đủ năng lực đề thực hiện cơng việc, qua đó đảm bảo nhu cau giải quyết việc làm của xã hội. Bởi pháp luật không thé dự liệu hết công việc mà LĐCTN trong nhóm từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được làm như cách trù liệu LĐCTN nhóm tuổi từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi. Tuy nhiên,

LĐCTN từ đủ 15 đến chưa đủ1§ tuổi cũng bị giới han nơi làm việc theo Danh mục các công việc va nơi lam việc cắm sử dụng lao động là NCTN là các

công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; giới hạn thời giờ làm việc không quá 08 giờ/ngày và 40 giờ/tuần [31, Điều 146.2]. Danh mục công việc mà LĐCTN từ đủ I5 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải thỏa mãn yêu cầu của Điều 3 Công ước 138 của ILO về loại công việc mà tính chất hoặc điều kiện tiến

hành có thé có hại cho sức khỏe, an tồn hoặc phẩm hạnh thì tuổi tối thiểu của NLD khơng được dưới 18 tuổi; và khơng thuộc danh mục cắm các hình thức lao động tồi tệ nhất theo Điều 3 Công ước 182 của ILO gồm: Tất cả những

hình thức nơ lệ hay những tập tục giống như nô lệ, như buôn bán trẻ em, giam

cầm thế nợ, lao động khổ sai, lao động cưỡng ép hay bắt buộc dé sử dụng

<small>trong các cuộc xung đột có vũ trang; Việc sử dụng, mua bán hay chào mời trẻ</small>

em cho mục đích mại dâm, cho việc sản xuất sách báo hay các chương trình khiêu dâm; việc sử dụng mua bán hay chào mời trẻ em cho các hoạt động bat hop phap, dac biét cho viéc san xuất và buôn lậu ma tuý như đã được định

nghĩa trong các hiệp ước quốc tế liên quan; những cơng việc có khả năng làm hại đến sức khoẻ, sự an toản hay đạo đức của trẻ em, do bản chất của cơng

việc hay do hồn cảnh, điều kiện tiến hành cơng việc. 1.1.2. Quan niệm về bảo vệ lao động chưa thành niên

Qua việc phân tích các đặc điểm của LĐCTN cho thấy pháp luật cần có

các quy định dé bảo vệ LDCTN ở mức độ cao hơn so với NLD thành niên.

Pháp luật thường bảo vệ LĐCTN theo hướng LĐCTN được hưởng một số

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

quyên, lợi ích ngang bằng hoặc hơn những quyên và lợi ích mà pháp luật quy định với NLĐTN, như: tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ... Mặt khác, việc bảo vệ LĐCTN còn thể hiện ở quy định hạn chế một số công

việc, ngành nghề mà LDCTN được phép làm.

<small>Việc bảo vệ LDCTN nói riêng va NLD nói chung trong pháp luật các</small>

quốc gia thé hiện nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế trong

quan hệ lao động. Nội dung pháp luật được quy định cụ thê, chỉ tiết không chỉ

quy định tiêu chuẩn tối thiểu (về quyền và lợi ích) và tối đa (về nghĩa vụ) để

vừa bảo vệ LDCTN, vừa khuyến khích sử dụng LDCTN tại khu vực, ngành

nghề đáp ứng điều kiện tuyển dụng, qua đó giúp LĐCTN và gia đình của họ

<small>có thêm khoản thu nhập.</small>

<small>Việc bảo vệ LĐCTN không chỉ thông qua các quy định pháp luật như</small>

“Nghiêm cam xâm hại, hành ha, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” [25, Điều 37.1] hay “LDCTN chi được làm công việc phù hợp với sức khỏe dé bảo đảm sự phát triển thé lực, trí lực, nhân cách” và “NSDLĐ khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc NLD về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động” ...[31, Điều 144.2,1 ]. Cùng với đó, Nha nước cần thiết lập cơ quan chuyên trách để bảo vệ quyền và lợi ích của LDCTN và thiết lập cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích đó khi bị xâm phạm. Bởi đây là nghĩa vụ và trách nhiệm của Nhà nước được hiến định [25, Điều 3, 14]

trong việc bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân trong đó có quyền của

LĐCTN trong quan hệ lao động. Việc có cơ quan chuyên trách về LĐCTN góp phan đảm bảo tốt hơn nữa quyên lợi cho LDCTN từ khâu xây dựng pháp

luật đến hướng dẫn thực hiện pháp luật và bảo vệ quyền của LDCTN khi bị

xâm phạm bên cạnh các thiết chế hiện nay như các quy định về xử phạt vi

<small>phạm hành chính, xử lý hình sự hay khởi kiện vụ án dân sự. Đây cũng là quan</small>

điểm nhận được sự ủng hộ nhăm đảm bảo quyền lợi của LDCTN thì các cơ

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

quan nhà nước, các tô chức, cá nhân cần quan tâm đến tất cả các khía cạnh từ kinh tế đến quan lý nhằm mục đích phịng ngừa, bảo vệ LĐCTN khỏi các

<small>nguy cơ xâm hại [9, tr.16].</small>

Theo cách tiếp cận của luận văn, bảo vệ LDCTN tập trung nghiên cứu việc

bảo vệ từ các quy định của pháp luật và việc thực hiện pháp luật về bảo vệ

<small>LDCTN. Theo đó, bao vệ LĐCTN là hoạt động ban hành pháp luật, thi hành</small>

pháp luật, áp dụng pháp luật nhằm đảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp của

1.2. Điều chỉnh pháp luật đối với việc bảo vệ lao động chưa thành niên

1.2.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ lao động chưa thành niên

Luận văn tiếp cận pháp luật về bảo vệ LĐCTN tập trung quy định pháp luật lao động. Pháp luật lao động không chỉ quy định các van đề về việc làm,

tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động (KLLĐ),

giải quyết TCLĐ... mà pháp luật lao động được ban hành cịn là cơng cụ dé bảo vệ quyền và lợi ích của ba bên trong mối quan hệ lao động, trong đó có những quy định đặc thù để bảo vệ NLĐ nói chung, LĐCTN nói riêng. Các quy định này sẽ điều chỉnh hành vi của NSDLĐ khi tuyên dụng hay sử dụng

LĐCTN, đồng thời đặt ra trách nhiệm của các cơ quan nhà nước như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Uy ban nhân dân, Tòa án, tổ chức bảo vệ NLD

tại cơ sở ... trong việc bảo vệ quyén và lợi ích hợp pháp của LDCTN... Nhóm LĐCTN vừa có các quyền của NLD nói chung, vừa có quyền dành riêng cho trẻ em theo CRC và các Công ước của ILO. Việc các quốc gia tham gia các điều ước quốc tế, đặc biệt là các Công ước của ILO đặt ra trách nhiệm

của quốc gia thành viên trong việc tuân thủ quy định của Công ước khi nội

<small>luật hóa.</small>

Từ những phân tích bên trên, có thé hiểu pháp luật về bảo vệ LDCNT là

hệ thống các quy định được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm xác

định các quyên và lợi ích hợp pháp dành cho NLĐCTN và cách thức thực thi nội dung pháp luật, về biện pháp bảo vệ quyên và lợi ích đó khi bị xâm phạm.

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

1.2.2. Nguyên tắc pháp luật về bảo vệ lao động chưa thành niên

Các nguyên tắc bảo vệ LDCTN xuất phát tự sự không tương xứng về vi

thế LĐCTN và người sử dụng lao động (NSDLĐ). LĐCTN ở vị trí yêu thế

<small>hơn do NSDLD có các cơng cụ quan ly NLD như KLLĐ. Nên việc tạo ra</small>

khung pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của LĐCTN cần dựa trên đặc điểm LĐCTN, và do NCTN bị hạn chế năng lực nên việc áp dụng nguyên tắc thỏa thuận rất khó thực hiện. Vì vậy, pháp luật đã có những ngun tắc điều chỉnh đặc thù dé tạo ra khung pháp lý nhằm bảo vệ LĐCTN, cu thể:

Một là, nguyên tắc bảo vệ LĐCTN qua các tiêu chuẩn lao động đặc thù.

Trong quan hệ lao động, LĐCTN là một bên yếu thế khi đàm phán, thỏa

thuận nội dung công việc, về các chính sách, quyên lợi khi thiết lập HĐLĐ...

Nên nếu áp dụng nguyên tắc tự do thỏa thuận sẽ làm cho LĐCTN có nguy cơ trở thành lao động trẻ em theo cách hiểu của ILO. Việc bảo vệ LĐCTN cần phải tính đến những đặc điểm sinh lý, tâm lý riêng để thiết lập các tiêu chuẩn

lao động đặc thù. LĐCTN được bảo vệ khỏi việc “bị bóc lột kinh tế và khơng phải thực hiện những cơng việc có thể gây nguy hiểm hoặc cản trở việc học hành của trẻ, hoặc có hại cho sức khỏe của trẻ, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thé lực, trí tuệ, tinh thần, nhân cách hay xã hội” [16, Điều 32].

Các tiêu chuân đó cần thiết cho việc bảo vệ quyền và lợi ích, tối đa về nghĩa vụ của LĐCTN trên cơ sở độ tudi, đồng thời ràng buộc trách nhiệm cho

NSDLD dé đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho LĐCTN trong phạm vi mà NSDLD cần thiết phải tuân thủ. Nguyên tắc này cũng không cản trở nguyên

tac tự do thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động mà nhằm cân đối hài

<small>hịa lợi ích các bên với nhau và giữa các bên với lợi ích của xã hội.</small>

Hai là, nguyên tắc NCTC có quyên được tham gia quan hệ lao động. Nhu cầu việc làm để có nguồn thu nhập cải thiện cuộc sơng và từ thực tiễn

một số ngành nghề như các môn nghệ thuật, năng khiếu cần tuyển NCTN ở

độ tuổi nhất định như từ 6 tuổi đến dưới 13 tuổi... hay tại các làng nghé thủ

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

công, mỹ nghệ cần sử dụng nguồn lao động là NCTN. Pháp luật các quốc gia cần cho phép NCTN được thực hiện một sé cơng việc, được tu mình khi có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật ký kết HĐLĐ... Bên cạnh đó, pháp

luật cần có những nội dung riêng để bảo vệ LĐCTN như ấn định những ngành

nghề không được tuyển dụng LDCTN, về thời gian làm việc, về chế độ đãi

ngộ... dé khuyén khích LDCTN tham gia lao động vừa đạt mục tiêu kinh tế

vừa đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Từ đó, LDCTN có quyền lựa chọn bất cứ cơng việc và nơi làm việc mà pháp luật không cắm tùy theo năng lực của mình.

Ba là, nguyên tắc cân xứng giữa quyên và lợi ích của LDCTN và quyền và lợi ích của NSDLD. Pháp luật néu tập trung bảo vệ quyền cho một nhóm đối tượng NLD (LDCTN) mà khơng tính đến nhóm cịn lại (NSDLD) cũng sẽ

dẫn đến những bat lợi là LĐCTN có thé phải gánh chịu như: NSDLD không

tuyển dụng LDCTN, mức độ bồi thường của LĐCTN khi gây thiệt hại về tài sản cho NSDLĐ... Chính vì vậy, trong mối tương quan giữa hai bên, pháp luật cần cân xứng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi bên dé cân bằng

<small>quan hệ lao động, giúp cho quan hệ lao động với LDCTN được duy trì.</small>

1.2.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ lao động chưa thành niên

1.2.3.1. Quy định về việc làm, đào tạo nghề cho lao động chưa thành niên

Theo Tuyên ngôn về quyền con người của Liên hợp quốc năm 1948

“moi người đều có quyền làm việc, tự do chọn nghề, được có những điều kiện

làm việc thuận lợi và được bảo vệ chống lại thất nghiệp”. Quyền có việc làm

là quyền con người. ILO không đưa ra khái niệm về việc làm mà coi việc làm

<small>là một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động của ILO. Các công</small>

ước số 47 về duy trì tuần làm việc 40 giờ, Cơng ước số 88 về dịch vụ việc làm và Công ước số 122 về chính sách việc làm cho thấy cách hiểu của ILO về

người có việc làm là người làm một việc được trả tiền cơng, lợi ích hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

khơng được nhận tiền cơng hoặc hiện vật. Theo Công ước số 122, giải quyết việc làm phải đảm bảo các cấp độ từ đầy đủ, có hiệu quả đến tự do lựa chọn

<small>việc làm phù hợp với khả năng cua bản thân NLD. Nhưng với LDCTN hướng</small>

tới việc làm nhằm tạo ra thu nhập cho gia đình, ni sống bản thân, từ đặc

điểm của LDCTN rat dễ dẫn đến đến họ phải làm những cơng việc nặng nhọc,

<small>bị bóc lột và lạm dụng sức lao động.</small>

Tại Việt Nam, cách hiểu về việc làm hay cơng việc là hoạt động mang tính nghề nghiệp của một người nhằm tạo ra thu nhập mà pháp luật không cam [31, Điều 9.1]. Và giải quyết việc làm, đảm bao cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội [31, Điều 9.2]. Như vậy, một hoạt động

<small>tạo ra thu nhập đó chỉ được coi là việc làm khi hoạt động đó khơng bị pháp</small>

luật cắm. LĐCTN cũng như NLD nói chung, có quyền tự do lựa chọn việc làm, làm cho bất cứ ai và nơi nào mà pháp luật khơng cắm. Ngồi ra pháp luật lao động sẽ ấn định NSDLĐ chỉ được sử dụng LĐCTN cho những công việc phù hợp với sức khỏe, đảm bảo cho sự phát triển thé lực, trí lực và nhân cách.

<small>Pháp luật Việt Nam cũng quy định loại cơng việc mà LDCTN được làm</small>

theo ba nhóm tuổi (đưới 13 tuổi, từ 13 đến dưới 15 tuổi; từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi), đồng thời thỏa mãn tiêu chí thời giờ làm việc được quy định trong Bộ luật lao động và các Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH về mục

các công việc và nơi làm việc cắm sử dụng lao động là người chưa thành niên

và Thông tư số 11/2013/TT-LDTBXH về danh mục những công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc. Các Thông tư này hết hiệu lực vào ngày 15/3/2021, và được thay thế bởi Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH

ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ vẻ LĐCTN (gọi tắt Thông tư số

09/2020/TT-BLĐTBXH). Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định cụ

<small>thê vê sử dụng người chưa đủ 15 tuôi làm việc; đưa ra danh mục nghê, công</small>

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

việc, nơi làm việc áp dụng đối với LĐCTN. Ngoài ra, pháp luật lao động quy định rõ về những nơi làm việc bị cắm sử dụng LDCTN như làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc ảnh hưởng xấu tới nhân

<small>cách của LDCTN.</small>

Bên cạnh việc làm, đào tạo nghề cũng là nội dung được pháp luật lao

động quan tâm. Bởi LĐCTN cần được đảo tạo nghề nhằm tích lũy kiến thức,

kỹ năng nhằm giúp LĐCTN đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. LĐCTN

cần có các quy định nhằm tạo điều kiện cho họ vừa được học nghề, vừa đảm

bảo cho việc tiếp tục tham gia học văn hóa. Các hợp đồng học nghề cho LĐCTN sẽ quy định rõ về thời gian dao tạo, nơi đào tạo, chi phí, cam kết về

việc làm sau đào tạo và trách nhiệm của các bên... Theo Khuyến nghị số 146

của ILO, để đảm bảo sự thành công của chính sách các quốc gia, cần ưu tiên

cho việc lập kế hoạch và đáp ứng nhu cầu của NCTN và mở rộng các cơ sở phù hợp cho giáo dục và định hướng nghề nghiệp cho NCTN. Vì vậy, pháp

luật các quốc gia sẽ quy định về các hình thức đào tạo nghề cho NCTN.

1.2.3.2. Quy định về giao kết hợp đồng lao động với lao động chưa thành niên

Đề thiết lập quan hệ lao động giữa LĐCTN với NSDLĐ, phải trên cơ sở hình thức hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động là sự thé hiện và thống nhất ý chí, là căn cứ pháp lý phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa chủ thê LĐCTN và NSDLD. Sự thỏa thuận va tự nguyện khi tham gia giao kết hợp đồng là cơ sở cho việc thực hiện hợp đồng và phát triển quan hệ hợp đồng sau này. Nội

dung của hợp đồng chính là kết quả của sự thỏa thuận và dung hòa quyền, nghĩa vụ của các bên nhằm đạt được mục đích giao kết.

<small>Theo quy định của pháp luật lao động thì NSDLD và LDCTN phải trực</small>

tiếp giao kết HDLD. Pháp luật lao động quy định độ tuổi dé trở thành NLD là

du 15 tuổi, với NLD từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, thì khi giao kết hop

đồng phải được sự đồng ý băng văn bản của người đại diện theo pháp luật;

việc giao kết HDLD với người chưa đủ 15 tuổi thì HDLD cần chữ ký của

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>LDCTN và người đại diện theo pháp luật của người đó. Quy định này trong</small>

pháp luật Việt Na tương tự với pháp luật Nhật Ban tại Điều 58 Luật Tiêu chuẩn lao động hay pháp luật Nga (Điều 63 Bộ luật lao động Liên bang Nga)...

Các quy định về độ tuổi giao kết HDLD của LDCTN phù hợp với tinh

thần của Công ước số 138. Nhưng Công ước của ILO không quy định cụ thé

về việc giao kết HDLD với LDCTN cần phải có sự đồng ý hay chữ ký của

<small>người đại diện theo pháp luật của người đó. Nhưng Cơng ước 138 cua ILO</small>

yêu cầu các quốc gia phải quy định các tài liệu mà NSDLĐ phải lập để làm rõ

thông tin việc sử dụng LĐCTN (Điều 9) và để nhằm xác định cơng việc khơng có tác hại đến sức khỏe hoặc sự phát triển của LĐCTN (Điều 7.1). Thì giấy xác nhận đủ sức khỏe dé thực hiện công việc nhằm xác định về thé chat của LĐCTN và nhằm bảo vệ họ không bị lạm dụng sức lao động là điều kiện

bắt buộc khi sử dụng LDCTN. Pháp luật các quốc gia như Việt Nam quy định

hình thức về HDLD đối với LĐCTN đều phải bằng văn bản, du là công việc giản đơn, mùa vụ hay ngắn hạn [31, Điều 14.1]. Điều này giúp cho quyền lợi

<small>của LDCTN được bảo dam.</small>

1.2.3.3. Quy định về tiên lương của lao động chưa thành niên

Trên cơ sở nguyên tắc không phân biệt đối xử và được trả công bình đăng được ghi nhận tại các Cơng ước của ILO như Công ước số 100 năm 1951 và Công ước số 111 năm 1958, ILO yêu cầu các quốc gia bảo đảm tiền lương công bằng, ngang nhau cho cơng việc có giá trị như nhau khi trả lương

cho LĐCTN. Theo Công ước số 95 (1949) về bảo vệ tiền lương, ILO xác định tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập bất kê tên gọi hay cách tính mà có thé biểu hiện bang tién va duoc 4n dinh bang sự thỏa thuận giữa người su dung lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật quốc gia, do NSDLĐ phải

trả cho người lao động theo một hợp đồng thuê mướn lao động bằng viết hoặc băng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm (Điều 1).

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Mặc dù ILO không quy định các quốc gia phải xây dựng mức lương tối thiểu riêng cho LĐCNT theo Công ước số 131 năm 1970 về ấn định lương tối thiểu. Nhưng cũng có quốc gia quy định riêng về tiền lương theo điều kiện kinh tế và cách xác định giá trị sức lao động của LĐCTN. Bản chất tiền lương

<small>là giá cả sức lao động, được xác định dựa trên cơ sở giá tri của sức lao động</small>

đã hao phí nhằm tạo ra giá trị của cải vật chất, được xác định theo sự thỏa

<small>thuận giữa hai bên trong quan hệ lao động và không trái với quy định củapháp luật. Việc trả lương cho LDCTN cũng phải tuân theo quy định của pháp</small>

luật và trong điều kiện nền kinh tế thị trường, dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên cơ sở NSDLĐ xác định giá tri sức lao động của LDCTN và cả yếu tổ lợi

nhuận hay thua lỗ của NSDLD vào thời điểm thỏa thuận.

Dé bảo vệ NLD nói chung và LĐCTN, pháp luật các quốc gia sẽ quy

định về lương tối thiểu [31, Điều 91], và nguyên tắc không phân biệt đối xử

trong lĩnh vực tiền lương khi LDCTN làm công việc tạo ra giá trị như NLD thành niên khác. Bởi việc áp dụng mức lương tối thiêu cho NLD có thé theo

căn cứ mức lương tối thiểu tháng, mức lương tối thiểu giờ và là mức thấp nhất trả cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình

thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiêu của người lao động va gia đình họ, trong đó có LĐCTN và chủ yếu là LĐCTN tham gia làm các công

<small>việc giản đơn khi làm đủ thời gian làm việc và hoàn thành định mức lao động</small>

(Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với

NLD làm việc theo HDLD). Như vậy, do đặc điểm của LĐCTN trong nhiều trường hợp năng suất lao động thấp hơn NLD thành niên và do thời gian làm việc ít hơn, nhưng họ sẽ được hưởng mức lương tối thiểu chung quy định đối với NLD. Mỗi quốc gia sẽ quy định mức lương tối thiểu riêng dé áp dụng đối

<small>với NLĐ nói chung hoặc quy định riêng dành cho LĐCTN như Đạo luật Tiêu</small>

chuẩn lao động công bằng (The Fair Labor Standards Act) của Hoa Kỳ năm

1938, sửa đổi năm 2011 quy định mức lương tối thiêu của NLD được trả theo

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

giờ. Nhung với đối tượng NLD người dưới 20 tuổi thì trong 90 ngày làm việc dau tiên họ sẽ nhận mức lương tối thiểu theo giờ thấp hơn lao động thành niên (Mục 213(c) Đạo luật Tiêu chuẩn lao động công bằng). Tuy nhiên, việc tính tiền lương tối thiểu riêng cho LDCTN hay áp dụng chung voi NLD phải đảm

bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức tối thiểu, cần thiết cho bản thân NLĐ và gia

đình ho; tiền lương tối thiểu được xác định theo giá sinh hoạt ở vùng có mức giá sinh hoạt trung bình và áp dụng thống nhất chung trên phạm vi cả nước. Thông thường có hai loại tiền lương tối thiểu là: tiền lương tối thiểu vùng được áp dụng cho NLD làm việc ở từng vùng lãnh thé nhất định; và tiền lương tối thiểu ngành là mức tiền lương tối thiểu được áp dụng cho NLD làm việc trong một hoặc một nhóm ngành nhất định. Nhưng một số quốc gia như

Ý, Đức, Thụy Điển, Na Uy thì khơng có mức lương tối thiểu do pháp luật quy

định, việc xác định lương tối thiểu ngành theo Hiệp định giữa NSDLĐ và phía NLĐ (cơng đồn) tại ngành đó xác định. Vì vậy, tại các quốc gia trên,

vai trị t6 chức bảo vệ NLD của ngành (cơng đồn ngành) rat quan trọng trong việc đàm phán, thương lượng tiền lương tối thiểu [19, tr.58-59]. Nhưng tại Việt Nam thì Nhà nước quy định mức lương tối thiêu tháng và mức lương tối

thiểu giờ theo vùng (được phân loại thành vùng I, IL, II, IV) tại Nghị định của Chính phủ như hiện nay là Nghị định số 138/2002/NĐ-CP.

1.2.3.4. Quy định về điều kiện làm việc đổi với lao động chưa thành niên

Các điều kiện làm việc của LĐCTN được quy định trên cơ sở điều kiện

sử dụng lao động thông thường, đồng thời đưa thêm các điều kiện đặc trưng nhằm bảo vệ an toàn, sức khỏe và nhân phẩm của LĐCTN.

- Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với LDCTN

Đề dam bảo quyền lợi của LDCTN trong quá trình lao động, LĐCTN

cần được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội gồm chế độ trợ cấp tai nạn lao động và chăm sóc sức khỏe y tế định kỳ. ILO yêu cầu các tiêu

<small>chuẩn thỏa đáng về an toàn và sức khỏe, đồng thời có các hướng dẫn và giám</small>

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

sát phù hợp với LĐCTN. Ngoài việc các quốc gia quy định cu thé về loại công việc theo khái quát chung tại Điều 3 Công ước số 182 của ILO dé cam sử dụng LĐCTN làm các cơng việc có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe và nhân phẩm, đồng thời pháp luật yêu cầu chặt chẽ việc kiểm tra sức khỏe đối với LĐCTN trong quá trình làm việc. NSDLĐ chỉ được sử dụng LĐCTN sau khi đã kiểm tra y tế và có chứng nhận đủ sức khỏe dé tiến hành

công việc phải làm và yêu cầu phải kiểm tra định kỳ ít nhất một lần/năm, chưa kể những lần kiểm tra y tế bố sung. Ngoài ra, NSDLĐ phải thông báo

kết quả kiểm tra y tế cho cơ quan quản lý lao động theo quy định.

Với tính cách là một chế định pháp luật, các quy định về an tồn lao động, vệ sinh lao động có tính chất bắt buộc chung đối NSDLĐ khi sử dụng LĐCTN, quy định các điều kiện về môi trường làm việc, các biện pháp phòng

ngừa, ngăn chặn hoặc khắc phục những yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi

trường làm việc nhằm bảo vệ sức khỏe LĐCTN, hạn chế đến mức thấp nhất

các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho LDCTN. Các tiêu chuẩn về an toàn lao động và vệ sinh lao động đối với LĐCTN sẽ do Nhà nước quy định,

thống nhất quản lý dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể theo các tiêu

chuẩn quốc tế nhằm xây dựng một nền kinh tế - xã hội phát trién vững mạnh. - Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với LĐCTN

Tổ chức lao động quốc tế trong Khuyến nghị số 146 về tuổi tối thiểu đưa ra giới hạn chặt chẽ về giờ làm việc trong ngày và trong tuần, cắm làm thêm

giờ đối với NLD từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi. Điều này nhằm đảm bảo LDCTN

<small>có thời gian cho việc giáo dục dao tạo như làm bài tập và nghỉ ngơi trong</small>

ngày với các hoạt động khác; đảm bảo nghỉ chuyên ca thì LĐCTN phải được

nghỉ liên tục trong 12 giờ... Ngoài ra, các tiêu chuẩn làm đêm đối với LĐCTN, tại các Công ước số 6,79,90 của ILO đều quy định cấm sử dụng LDCTN (dưới độ tudi quy định) lam các công việc ban đêm, trừ một SỐ ngoại

lệ như trong trường hợp khẩn cấp, vì lợi ích cơng cộng...

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Các quốc gia phải quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong pháp luật lao động nhăm đảm bảo NLD cần có mặt tại nơi làm việc dé thực hiện những nhiệm vụ được giao, đồng thời ấn định số giờ làm việc theo ngày, theo tuần làm cơ sở xác định tiền lương và tiền làm thêm giờ. Việc quy định thời giờ nghỉ ngơi cho NLD nói chung LDCTN nói riêng nhằm đảm bảo cho

<small>NLD đảm bảo sức khỏe sau một thời gian làm việc, tránh bị bóc lột sức lao</small>

động, có thời gian học tập và thực hiện nhiệm vụ học tập, đồng thời cho phép NLD có thời gian giải quyết các công việc cá nhân khi sử dụng ngày nghỉ

<small>phép hàng năm...</small>

1.2.3.5. Quy định về xử lý vi phạm kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đổi với lao động chưa thành niên

Người lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở có nghĩa vụ phải chấp hành KLLĐ được quy định cụ thể trong Nội quy lao động - văn bản mang

<small>tính nội bộ của doanh nghiệp và do doanh nghiệp ban hành trên cơ sở quyđịnh khung của pháp luật lao động. Trong đó, nội quy lao động được coi là cơ</small>

sở pháp lý quan trọng nhất để thiết lập KLLĐ trong đơn vị. LĐCTN coi

<small>thường KLLD, có hành vi vi phạm các quy định nêu trong Nội quy lao đơng</small>

thì NSDLD có qun xử lý vi phạm KLLD. NSDLD có quyền xử ly LDCTN vi phạm KLLĐ băng cách buộc họ phải chịu một trong các hình thức xử lý kỷ luật (dựa vào mức độ nguy hiểm của hành vi va mức độ lỗi) hoặc có thé tạm đình chỉ cơng việc trong trường hợp NSDLĐ chưa đủ căn cứ để xử lý kỷ luật.

Điểm giống nhau cơ bản trong pháp luật các quốc gia khi quy định về hình thức KLLĐ đều căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của hành vi vi phạm và hình thức kỷ luật cao nhất là sa thải (một trong những hình thức cham dứt HDLD). Ở mức độ nhẹ hơn, NSDLD có thé áp dụng hình thức khiến trách, kéo dài

thời hạn nâng lương, tạm đình chỉ cơng việc, cách chức... Riêng đối với hình thức xử lý kỷ luật sa thải thì pháp luật các quốc gia đều quy định điều khoản riêng về các trường hợp áp dụng cũng như trình tự, thủ tục. Và các quốc gia

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

cũng khơng có quy định riêng về hình thức xử lý KLLĐ giữa NLD hay

<small>LĐCTN, mà áp dụng chung.</small>

Mức bồi thường thiệt hại về tài sản/vật chất hoàn toàn do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, pháp luật lao động một số nước như Việt Nam, Trung Quốc vẫn quy định bồi thường thiệt hại vật chất theo trong luật lao động và tính

theo mức lương tối thiêu.

Dé dam bảo quyền lợi của LDCTN khi bị áp dụng các hình thức xử lý KLLĐ, pháp luật lao động đã quy định rõ trình tự, thủ tục tiến hành xử lý

KLLD, đặc biệt là có sự tham gia của tô chức đại diện NLD tai cơ sở (bao gồm cơng đồn cơ sở và tơ chức của người lao động tại doanh nghiệp), riêng đối với LDCTN là người chưa đủ 15 tuổi thì cần có thêm sự tham gia của người đại diện theo pháp luật trong phiên hop xử lý kỷ luật [31, Điều 122].

Đồng thời, pháp luật quy định rõ về việc chỉ được xử lý LĐCTN trong một

khoảng thời gian nhất định (thời hiệu xử lý KLLĐ) và không được xử lý kỷ

luật LĐCTN trong một số trường hợp mặc dù có đủ căn cứ pháp lý như

LDCTN nghỉ ốm đau, điều dưỡng, đang bi tạm giữ, tạm giam...

1.2.3.6. Quy định về giải quyết tranh chấp lao động liên quan đến lao động

<small>chưa thành niên</small>

Đề giải quyết tranh chấp giữa LDCTN và NSDLD, pháp luật lao động dự liệu và quy định về các biện pháp nhăm bảo vệ cho quyền và lợi ích của

các bên cũng như góp phần nhằm duy trì, củng cố quan hệ lao động. Các quy định về giải quyết TCLĐ, đặc biệt là việc áp dụng biện pháp hòa giải hay trọng tài khơng có sự khác biệt giữa NLĐ thành niên và LĐCTN. Đối với

biện pháp giải quyết TCLD bang Tòa án — phương thức giải quyết được dam bảo bằng quyền lực nhà nước và được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp

cưỡng chế, nên việc giải quyết tại Tòa án đối với các tranh chấp mà một bên là LĐCTN được áp dụng chung với thủ tục tố tụng dân dự có sự tham gia của NCTN nói chung. Do NCTN là người dưới 18 tuổi nên trong quá trình giải

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

quyết vụ việc tại Tịa án, cần có người đại diện của NCTN gồm cha mẹ, người giám hộ, người chăm sóc dé thay mat LDCTN thực hiện các hành vi trong

quá trình giải quyết TCLĐ. Quy định này nhằm bảo vệ LĐCTN và phù hợp với đặc điểm chưa phát triển đầy đủ về thê chất và tinh thần của NCTN. Trình

tự, thủ tục giải quyết vụ án lao động tại Tịa án có một bên là LĐCTN tương

tự như trình tự, thủ tục giải quyết vụ án lao động nói chung đó là áp dụng chung thủ tục tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự.

1.2.3.7. Quy định về thanh tra lao động và xử lý vi phạm pháp luật khi sử

<small>dụng lao động chưa thành niên</small>

Ngồi cơng cụ giải quyết TCLĐ giữa các bên, để bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của LDCTN, pháp luật lao động quy định về biện pháp thanh tra dé

góp phần hạn chế vi phạm trong q trình sử dụng LDCNT - chủ thé khó tự

bảo vệ mình trước sự xâm hại từ phía NSDLĐ. Pháp luật về tranh tra lao động

quy định về thâm quyền thanh tra ở cấp trung ương và cấp địa phương và các

<small>biện pháp mà thanh tra lao động được áp dụng khi phát hiện có sai phạm như</small>

xử phạt hành chính hoặc kiến nghị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thanh tra

lao động có quyền thanh tra trong việc tuyển dụng, giao kết hợp đồng, học

nghề, về điều kiện lao động...

Các biện pháp xử lý vi phạm các quy định về LĐCTN nham hạn chế và

tiễn tới xóa bỏ sự vi phạm pháp luật của NSDLĐ đối với LDCTN. Vì vậy, ngồi áp dụng biện pháp thanh tra, pháp luật trao cho các chủ thê làm công

tác quản lý nhà nước liên quan đến LĐCTN như Ủy ban nhân dân có thâm

quyền xử phạt vi phạm hành chính. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm khi

tuyển dụng và trong quá trình sử dụng LĐCTN sẽ cao gấp hai lần so với mức xử phạt áp dụng đối với những hành vi vi phạm với NLD thành niên. Điều

này cho thấy sự nghiêm khắc của quy định pháp luật nhằm bảo vệ LĐCTN.

Ngoài ra, với những hành vi vi phạm đối với LĐCTN có tính chất nguy hiểm

cho xã hội, pháp luật hình sự các quốc gia đều quy định về các loại tội phạm do sử dụng LĐCTN làm công việc nặng nhọc thuộc danh mục cắm.

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

1.2.4. Vai trò của pháp luật về bảo vệ lao động chưa thành niên

Đề bảo vệ LĐCTN thì pháp luật có vai trị quan trọng, tạo ra một hành lang pháp lý để bảo vệ NLĐ tương lai của đất nước, pháp luật được ban hành nhăm bảo vệ và định hướng cho sự phát triển của các quan hệ lao động có sử dụng LDCTN thơng qua ý chí chủ quan của Nhà nước và dé hạn chế những

ảnh hưởng tiêu cực đối với LĐCTN, cu thé:

Một là, pháp luật về bảo vệ LĐCTN giúp Nhà nước quản lý tốt LĐCTN

khi tham gia lao động. Các quy định trong pháp luật về bảo vệ LĐCTN vừa phản ánh cách tiếp cận của Nhà nước về bảo đảm quyền và lợi ích của LĐCNT, vừa đảm bảo sự phát triển toàn diện, phù hợp và tiến bộ của LDCTN tham gia lao động. Pháp luật là công cụ dé Nhà nước quan lý xã hội trong đó

<small>quản ly lực lượng LDCTN khi tham gia quan hệ lao động.</small>

Hai là, việc xây dựng chặt chẽ các quy định đối với việc sử dụng LDCTN và tuân thủ các yêu cầu theo các điều ước quốc tế nhằm phịng tránh tình trạng lợi dụng, áp bức, bóc lột sức lao động của NCTN. Xuất phát từ nguyên tắc “loi ích tốt nhất dành cho trẻ em” theo quy định về Công ước quyền trẻ em năm

1989. Việt Nam và các quốc gia thành viên Cơng ước có trách nhiệm ưu tiên,

xem xét bảo đảm quyên lợi tốt nhất cho trẻ em từ hoạch định chính sách, xây

dựng pháp luật về bảo vệ LDCTN nhằm quy định các công cụ với các biện pháp xử lý NSDLĐ sử dụng LĐCTN vi phạm pháp luật; thiết lập cơ quan chuyên trách về trẻ em nhằm bảo vệ LĐCTN tiếp cận góc độ quyền trẻ em

<small>tham gia lao động khơng bị bóc lột, xâm hại, cưỡng bức lao động.</small>

Ba là, pháp luật về bảo vệ LĐCTN tạo ra môi trường pháp lý dé NSDLD

<small>tuân thủ các quy định khi sử dụng LDCTN. Việc NSDLD sử dụng lao</small>

LĐCTN là lao động dưới 18 tuổi với những quy định ưu tiên như phải bồ trí

cơng việc phù hợp với khả năng của họ, nghiêm cam làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến nhân cách của họ; vấn đề thời giờ làm việc, an toản lao động và tiền lương... là những nội dung mà NSDLĐ

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

quan tâm việc có tuyển dụng LĐCTN và có trách nhiệm tuân thủ sau khi tuyển dụng.

Bon là, pháp luật về bảo vệ LDCTN nhăm đảm bảo đồng thời quyền lợi của cả LDCTN và NSDLD. Pháp luật về bảo vệ LĐCTN bên cạnh trách nhiệm bảo vệ LDCTN khi tham gia quan hệ lao động cần phải tạo điều kiện dé khuyến khích NSDLĐ tuyển dụng LĐCTN nhằm tao ra nguồn thu nhập cho cá nhân, hỗ trợ gia đình khi có cơng việc phù hợp. Pháp luận cần tránh

đến việc quy định ngặt nghèo dẫn đến tác động tiêu cực như không công

khai việc sử dụng LDCTN hoặc từ chối tuyên dụng LDCTN vào vi tri việc

làm mà họ có thé đáp ứng, làm nguy cơ tái nghèo hoặc không phát triển kinh tế tại địa phương.

Năm là, pháp luật về bảo vệ LĐCTN nham tạo động lực thúc đây an sinh

xã hội và công tác giảm nghèo. Cần thấy được lợi ích của việc ban hành pháp

luật cho phép sử dụng LDCTN tại một sỐ nganh nghé, lĩnh vực nhằm tạo điều

kiện dé các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng LDCTN vào lĩnh vực pha hợp qua đó thúc đây vấn đề an sinh xã hội, tạo việc làm và thu nhập cho NCTN và gia

đình họ, góp phần vào công tác giảm nghẻo.

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Kết luận Chương 1

Việc sử dụng LĐCTN là vấn đề toàn cầu và xuất hiện ở mọi khu vực và mọi quốc gia, chỉ khác nhau ở mức độ sử dụng. Đặt trong bối cảnh hiện nay

tại Việt Nam về yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sử dụng lao động phổ thông cho thấy việc sử dụng LĐCTN nham dam bảo yếu tổ kinh tế cho

các gia đình khi có thêm nguồn thu nhập và đáp ứng được một số vị trí việc

làm cần tuyển LĐCTN. Trên cơ sở mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của luận

văn, Chương | đã lam rõ khái niệm, đặc điểm LDCTN và việc bảo vệ LĐCTN. Trên cơ sở đó, Luận văn đã phân tích sự điều chỉnh của pháp luật đối với việc bảo vệ LDCTN gồm: khái niệm, nguyên tắc pháp luật, nội dung

<small>pháp luật va vai trò của pháp luật trong bảo vệ LDCTN.</small>

Trong phần nội dung pháp luật về bảo vệ LĐCTN, luận văn tập trung

nghiên cứu về các nội dung: quy định về việc làm, đảo tạo nghề đối với LDCTN; quy định về giao kết hợp đồng lao động với LDCTN; quy định tiền lương của LĐCTN; quy định về điều kiện làm việc; quy định về xử lý vi phạm

kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; quy định về giải quyết tranh chấp lao

động liên quan đến LDCTN; quy định về thanh tra lao động và xử lý vi phạm pháp luật khi sử dụng LDCTN. Từ kết quả nghiên cứu Chương 1, luận văn

<small>làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn sử dụng LĐCTN tại Chương 2 theo</small>

<small>khung nội dung pháp luật.</small>

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small>CHƯƠNG 2</small>

THUC TRẠNG PHÁP LUAT VE BAO VE LAO ĐỘNG

CHUA THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Quy định về việc làm, đào tạo nghề đối với lao động chưa thành niên Đề đảm bảo quyền và lợi ích cho LĐCTN về việc làm, pháp luật đã quy

định rõ về: loại công việc; nơi làm việc; và danh mục nghề, công việc cấm sử

dụng LĐCTN, cụ thể:

2.1.1. Quy định về loại công việc đối với lao động chưa thành niên

<small>Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành tại Việt Nam, LĐCTN</small>

được tự do lựa chọn việc làm, lựa chọn bất kỳ NSDLĐ và ở bất ky nơi nào mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội liệt kê công việc được tuyên dụng LDCTN là người dưới 15

tuôi; đối với LDCNT là người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi thì được làm các công việc mà pháp luật không cắm.

- Các công việc được tuyển dụng, sứ dụng người chưa du 13 tuổi. Theo

khoản 3 Điều 145 BLLĐ 2019, người sử dụng lao động chỉ được tuyên dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm các công việc sau đây: công việc nghệ thuật, thé duc, thé thao nhưng không lam tơn hại đến sự phát triển thé lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi. Các công việc sử dung LDCTN chưa đủ 13 tuổi mang tính đặc thù của ngành nghệ thuật, năng khiếu, thể thao

cho phép sử dụng người dưới 13 tuổi còn là điều kiện để các em rèn luyện,

không nhằm mục đích kinh tế và là đặc thù của ngành nghề này. Việc tuyên

dụng LDCTN là người dưới 13 tuổi phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cụ thể: Sở Lao động

<small>-Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi có địa chỉ được ghi trong</small>

giấy chứng nhận đăng ký hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc nơi đăng

ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của hộ gia đình, cá nhân, trong trường

<small>32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

hợp người sử dụng lao động là hộ gia đình hoặc cá nhân [31, Điều 145.3], [5, Điều 5]. Quy định này phù hợp với CRC nhằm bảo vệ trẻ em không bị bóc lột

về kinh tế và cho phép trẻ em làm công việc nhẹ nhàng, không ton hại đến sức khỏe và sự phát triển của các em, không phương hại đến việc học tập của các

em. Do đặc thù cua NLD là người chưa đủ 13 tuổi chưa có năng lực hành vi

đầy đủ, cần có người đại diện trong các giao dịch dân sự và bảo vệ quyên, lợi

ích cũng như sự phát triển bình thường của người chưa đủ 13 tuổi, nên

nguyên tắc bảo đảm quyền của LĐCTN được ưu tiên hơn và không đặt ra việc

áp dụng nguyên tắc tự do việc làm.

- Các công việc được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi. Người sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dudi 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ [31, Điều 143.3]. Nhưng BLLĐ năm 2019 không cụ thể về các công việc nhẹ mà danh

<small>mục 12 loại công việc nhẹ được Bộ Lao động — Thuong binh và Xã hội liệt kê</small>

tại Phụ lục 02, Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH gồm: cham men gốm;

cưa vỏ trai; làm giấy dó; làm nón lá; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ

câm; thêu thé câm; làm bún gạo; làm miễn; làm giá dé; làm bánh đa; dệt tơ

tằm; se sợi hoa sen; vẽ tranh son mai, se nhang, làm vàng mã (trừ các cơng đoạn có sử dụng hóa chất độc hại như sơn ta, hóa chất tây rửa, hóa chất dùng để ướp màu, hóa chất tạo mùi, tạo tàn nhang cong...)[5]. Theo đó, NSDLĐ chỉ có thé tuyên người từ đủ 13 đến chưa đủ 15 tuổi làm các công việc theo danh mục tại Phụ lục 02. Việc liệt kê các công việc mà người từ đủ 13 đến

chưa đủ 15 tuổi nhằm dam bảo Nhà nước quản lý được việc sử dụng LDCTN; đảm bảo nguyên tắc LĐCTN chỉ được làm cơng việc mà Nhà nước cho rằng

nó phù hợp với sự phát triển bình thường của thê lực, trí lực và nhân cách của LĐCTN trong nhóm tuổi từ đủ 13 đến chưa đủ 15 tuổi [31, Điều 144.1]. Bởi

đây là nguyên tắc ưu tiên so với việc thực hiện nguyên tắc tự do việc làm

được áp dụng đối với NLĐ thành niên.

<small>33</small>

</div>

×