Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 102 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM </b>

<b>KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON & NGHỆ THUẬT </b>

------

<b>PHẠM THỊ THẢO UYÊN</b>

<b>BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG NGỒI TRỜI </b>

<i><b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b></i>

<i>Quảng Nam, tháng 6 năm 2020 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM </b>

<b>KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON & NGHỆ THUẬT </b>

------

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>

<i><b>Tên đề tài: </b></i>

<b>BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG NGỒI TRỜI </b>

Sinh viên thực hiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực, chưa từng được sử dụng và công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc.

<i>Quảng Nam, tháng 6 năm 2020 </i>

<b> Tác giả </b>

<b> Phạm Thị Thảo Uyên </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Lời đầu tiên em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Thầy, Cô Ban giám hiệu khoa Tiểu học - Mầm non - Nghệ thuật trường Đại học Quảng Nam đã tạo điều kiện cho em được làm khóa luận tốt nghiệp này. Đây là cơ hội tốt đối với em khi ra trường vận dụng đề tài nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy đem lại hiệu quả hơn.

Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cơ ThS. Lê Thị Bích Vân trong suốt thời gian qua đã khơng ngại khó khăn và nhiệt tình chỉ dạy, giúp đỡ em hồn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này. Em chúc cô luôn vui vẻ và thành cơng trên con đường sự nghiệp của mình.

Trong q trình hồn thành khóa luận này tơi cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, các cô giáo tại trường Mẫu giáo Điện An - Điện Bàn - Quảng Nam, các cô đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi điều tra, nghiên cứu thực trạng, khảo sát và thực nghiệm tại trường. Tôi xin gởi đến các cô lời cảm ơn chân thành nhất.

Trong quá trình nghiên cứu, cũng như trong q trình làm bài khóa luận, khó tránh khỏi sai sót, mong các quý thầy cơ bỏ qua. Đồng thời trình độ lí luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được đóng góp từ quý thầy, cô để em thêm được nhiều kinh nghiệm.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn đến tất cả q thầy cơ. Cuối cùng em kính chúc q thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trên sự nghiệp cao quý.

Em xin chân thành cảm ơn!

<i>Quảng Nam, tháng 6 năm 2020 </i>

<b>Sinh viên thực hiện </b>

<b>Phạm Thị Thảo Uyên </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

4

Bảng 2.4: Mức độ nhận thức của giáo viên về tính ưu thế của hoạt động ngoài trời đối với việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

26

5

Bảng 2.5: Mức độ các hình thức tổ chức hoạt động ngồi trời mà giáo viên đã sử dụng trời nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ 5- 6 tuổi

27

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ </b>

<b>2 </b>

Biểu đồ 3.2: So sánh mức độ nhận thức của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngồi trời của nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm

58

<b>3 </b>

Biểu đồ 3.3: So sánh mức độ nhận thức của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời của nhóm TN trước và sau thực nghiệm

60

<b>4 </b>

Biểu đồ 3.4: So sánh mức độ nhận thức của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài ở 2 nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm hình thành

61

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>MỤC LỤC </b>

PHẦN 1: MỞ ĐẦU ... 1

1. Lý do chọn đề tài ... 1

2. Mục đích nghiên cứu ... 2

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ... 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu... 2

3.2 Khách thể nghiên cứu ... 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 2

5. Phương pháp nghiên cứu ... 3

5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ... 3

5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn... 3

5.2.1. Phương pháp quan sát ... 3

5.2.2. Phương pháp đàm thoại ... 3

5.2.3. Phương pháp điều tra ... 3

5.2.4. Phương pháp toán thống kê ... 3

6. Lịch sử nghiên cứu ... 3

6.1. Lịch sử nghiên cứu trên Thế Giới ... 3

6.2. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam ... 4

7. Đóng góp đề tài ... 5

8. Phạm vi nghiên cứu ... 5

9. Cấu trúc của đề tài ... 5

PHẦN 2: NỘI DUNG ... 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO ... 6

1.1. Một số khái niệm liên quan đến tên đề tài ... 6

1.1.1. Biện pháp ... 6

1.1.2. Nâng cao ... 6

1.1.3. Nhận thức ... 6

1.1.4. Biện pháp nâng cao nhận thức ... 7

1.1.5. Hoạt động ngoài trời ... 7 1.1.6. Biện pháp nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

1.2. Một số vấn đề lý luận liên quan đến nhận thức của trẻ 5-6 tuổi ... 7

1.2.1. Các kỹ năng nhận thức của trẻ về các SV- HT xung quanh ... 7

1.2.1.1. Các kỹ năng cơ bản ... 7

1.2.1.2. Các kỹ năng nhận thức bậc trung ... 9

1.2.1.3. Các kỹ năng nhận thức bậc cao ... 10

1.2.2. Mức độ nhận thức của trẻ về môi trường xung quanh ... 10

1.2.3. Đặc điểm nhận thức của trẻ 5-6 tuổi về môi trường xung quanh ... 12

1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động ngoài trời ... 13

1.3.1. Ý nghĩa của hoạt động ngoài trời ... 13

1.3.2. Nội dung của hoạt động ngoài trời ... 14

1.3.3. Cách thức tổ chức hoạt động ngoài trời ... 15

Chương 2 : THỰC TRẠNG CỦA VIỆC NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜITẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO ĐIỆN AN – THỊ XÃ ĐIỆN BÀN ... 20

2.2. Thực trạng của việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại trường Mẫu giáo Điện An – Thị xã Điện Bàn – Tỉnh Quảng Nam 21 2.2.1. Khái quát quá trình điều tra ... 21

2.2.1.1. Mục đích điều tra ... 21

2.2.1.2. Địa bàn và đối tượng điều tra ... 22

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

2.2.1.4. Nội dung điều tra ... 22

2.2.1.5. Phương pháp điều tra ... 22

2.2.2. Kết quả điều tra thực trạng ... 23

2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời tại trường Mẫu giáo Điện An – Điện Bàn – Quảng Nam ... 23

2.2.2.2. Thực trạng của quá trình nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại trường Mẫu giáo Điện An – Thị xã Điện Bàn – Tỉnh Quảng Nam ... 26

2.2.2.3. Thực trạng về mức độ nhận thức của trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời tại trường Mẫu giáo Điện An- Thị xã Điện Bàn- Tỉnh Quảng Nam ... 32

2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động ngồi trời nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi ... 34

2.2.3.1. Những thuận lợi: ... 34

2.2.3.2. Những khó khăn: ... 34

2.2.4. Nguyên nhân thực trạng ... 35

2.2.4.1. Nguyên nhân chủ quan ... 35

2.2.4.2. Nguyên nhân khách quan ... 35

Tiểu kết chương 2... 36

Chương 3: ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO ĐIỆN AN ... 37

3.1. Đề xuất một số biện pháp nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời ... 37

3.1.1. Căn cứ để đề xuất biện pháp ... 37

3.1.1.1. Dựa vào mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non nói chung và mục đích nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng ... 37

3.1.1.2. Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5- 6 tuổi ... 38

3.1.1.3. Dựa vào cơ sở vật chất của trường lớp, địa phương ... 38

3.1.1.4. Dựa vào đặc điểm nhận thức của trẻ 5-6 tuổi ... 39

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

3.1.2.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm nâng cao

nhận thức cho trẻ ... 39

3.1.2.1. Biện pháp 2: Đa dạng hóa các hoạt động ngồi trời nhằm nâng cao nhận thức về môi trường xung quanh cho trẻ 5-6 tuổi ... 44

3.1.2.3. Biện pháp 3: Chuẩn bị cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi ... 48

3.1.2.4. Biện pháp 4: Có sự liên kết, phối hợp giữa các đoàn thể, nhà trường, giáo viên và phụ huynh ... 51

3.2. Thực nghiệm về việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời ... 53

3.2.1. Mục đích thực nghiệm ... 53

3.2.2. Đối tượng thực nghiệm ... 53

3.3.3. Nội dung thực nghiệm ... 53

3.3.4. Điều kiện thực nghiệm ... 54

3.3.5. Thời gian thực nghiệm: từ tháng 3/2020 đến 4/2020 ... 54

3.3.6. Tiêu chí và thang đánh giá ... 54

3.3.6.1. Tiêu chí ... 54

3.3.7. Tiến hành tổ chức thực nghiệm ... 54

3.3.7.1. Các bước tiến hành thực nghiệm ... 55

3.2.8.4. Kết quả mức độ nhận thức của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở 2 nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm ... 61

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

Ở mọi thời đại, mỗi quốc gia, dân tộc trẻ em luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu. Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước do đó trẻ em ln cần được hưởng sự giáo dục, dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội. Chính vì lẽ đó việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi cịn nhỏ là vơ cùng quan trọng.

<b>Giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. </b>

Vì giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển về thể chất,ngơn ngữ, tình cảm - xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm - sinh - lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Giáo dục mầm non đã và đang không ngừng tiếp tục và tìm ra phương pháp mới trong giảng dạy. Trong đó hoạt động vui chơi giữ vai trị chủ đạo trong suốt độ tuổi mẫu giáo. Thông qua “Chơi mà học” đặc biệt hoạt động ngoài trời cũng rất quan trọng và được phân bố như một hoạt động chính trong ngày.

Hoạt động ngoài trời là hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Nó làm thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, quyết định đến chất lượng giáo dục tồn diện của nhà trường. Khơng những họat động ngồi trời góp phần củng cố nâng cao hệ thống kiến thức về thế giới xung quanh trẻ, mà còn mang lại cho trẻ nhiều niềm vui, giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, thích tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm. Trẻ nhận thức, khám phá thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc trực tiếp các sự vật, hiện tượng bằng các giác quan. Trẻ tìm tịi, khám phá phát hiện nhiều điều mới lạ trong cuộc sống và quan tâm đến những trải nghiệm thú vị đang diễn ra trong cuộc sống xung quanh mình.

Bên cạnh đó để tạo hứng thú chơi của trẻ cần có sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Giáo viên cần phải biết khai thác và vận dụng tất cả những gì có trong thực tế để suy nghĩ, tìm tịi tạo thêm niềm vui mới cho trẻ bằng chính khả năng

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

sư phạm, lòng yêu trẻ, yêu nghề của mình. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay ở trường mầm non, việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời ít được chú trọng do nhiều nguyên nhân: giáo viên ít chú trọng đến việc tổ chức hoạt động ngồi trời, chưa có ý thức, khả năng sáng tạo còn hạn chế, chưa biết cách tận dụng hoạt động ngoài trời vào việc phát triển nhận thức cho trẻ. Chính vì thế, tôi đã nhận thức được tầm quan trọng từ việc tổ chức hoạt động

<i>ngoài trời để nghiên cứu đề tài “Biện pháp nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi </i>

<i>thơng qua hoạt động ngồi trời”. Nhằm tìm ra giải pháp cải tiến không ngừng </i>

nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.

<b>2. Mục đích nghiên cứu </b>

Trên cở sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời tại trường Mẫu giáo Điện An – Thị xã Điện Bàn – Tỉnh Quảng Nam.

<b>3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu </b>

<i><b>3.1 Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Biện pháp nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời trường Mẫu giáo Điện An – Thị xã Điện Bàn – Tỉnh Quảng Nam.

<i><b>3.2 Khách thể nghiên cứu </b></i>

Quá trình nâng cao nhận thức của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại trường Mẫu giáo Điện An – Thị xã Điện Bàn – Tỉnh Quảng Nam.

<b>4. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

- Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời.

- Khảo sát thực trạng về việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại trường Mẫu giáo Điện An – Thị xã Điện Bàn – Tỉnh Quảng Nam.

- Đề xuất và thực nghiệm những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời tại trường Mẫu giáo Điện An – Thị xã Điện Bàn – Tỉnh Quảng Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận </b></i>

Nghiên cứu đọc sách báo, phân tích, hệ thống hóa tài liệu có liên quan đến đề tài.

<i><b>5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn </b></i>

<i>5.2.1. Phương pháp quan sát </i>

Tiến hành quan sát các hoạt động trong trường, dự giờ một số tiết và cách tổ chức khi cho trẻ tham gia hoạt động ngồi trời để tìm hiểu được thực trạng của việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ của giáo viên, sau đó tiến hành ghi chép nội dung quan sát.

<i>5.2.2. Phương pháp đàm thoại </i>

Phỏng vấn, trao đổi với giáo viên cùng nghành và trẻ để tham khảo ý kiến về việc nâng cao nhận thức thơng qua hoạt động ngồi trời cho trẻ ở trường, từ đó đề xuất một số biện pháp.

<i>5.2.3. Phương pháp điều tra </i>

Sử dụng bằng phiếu hỏi thu thập thông tin, xử lý số liệu và lập bảng.

<i>5.2.4. Phương pháp toán thống kê </i>

Sử dụng một số công thức toán học để xử lý các số liệu thu thập được từ khảo sát thực trạng và thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu.

<b>6. Lịch sử nghiên cứu </b>

<i><b>6.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới </b></i>

Trẻ rất tị mị và có nhu cầu mong muốn hiểu biết về thế giới xung quanh của mình, những sự vật hiện tượng của môi trường vô sinh và môi trường hữu sinh. Nhưng làm sao để trẻ có thể nhận thức về môi trường xung quanh thông qua các hoạt động là điều quan trọng mà nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu từ nhiều nhà nghiên cứ khác nhau như: Triết học, tâm lý học, xã hội học, giáo dục học và đã có nhiều thành tựu lớn. Tiêu biểu như Đ.B Enconin, A.N Leonchipep, A.Vpetrovsky, V. Xukina, A.B Zaporojets.

Những nghiên cứu tuy khác nhau về phương pháp nhưng ln tìm hiểu chung một vấn đề đó là tâm lý và hoạt động vui chơi ngoài trời của trẻ, như:

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

- A.N Leochiep với đề tài nghiên cứu Hoạt động – Ý thức – Nhân cách, Đ.B Enconin với Tâm lý học trò chơi.

- A.Vpetrovsky với tâm lý học lứa tuổi và cơ sở tâm lý học và tâm lý học lứa tuổi.

- V.X.Mukhina với tâm lý học mẫu giáo. Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến nhận thức của trẻ, cách nhận thức về mơi trường xung quanh đó là “Học bằng chơi – Chơi mà học” qua hoạt động vui chơi như hoạt động ngoài trời.

- Nhà nghiên cứu Alicia F. Lieberman nói “Chơi là con đường chính để học cách tự chủ cảm xúc, nó cho trẻ khơng gian an tồn trải nghiệm theo ý muốn chơi cho trẻ chuyển từ bị động sang chủ động đối với những điều xảy ra xung quanh”. [17]

- Griffin đã liệt kê một loạt lý do vì sao các họat động ngoài trời gắn với sự phát triển của trẻ.

<i><b>6.2. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam </b></i>

Ở Việt Nam vấn đề tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ cũng đã qua rất nhiều các nhà giáo dục quan tâm và nghiên cứu, nhất là vấn đề vui chơi ngoài trời của trẻ với sự phát triển tâm lý, nhận thức, nhân cách và cho ra nhiều cuốn sách giáo trình giúp cho chúng ta hiểu hơn về trẻ như:

- Trần Thị Minh Đức (Khoa Tâm lý, Đại học khoa học xã hội và nhân văn. - Đại học quốc qua Hà Nội với: Hiểu biết của cha mẹ về vui chơi giải trí của trẻ” đã nêu ra sự cần thiết của hoạt động ngoài trời tới sự phát triển của trẻ.

- Lê Hồng Văn với “Tâm lý học lứa tuổi” và “Tâm lý học sư phạm”.

- Nguyễn Ánh Tuyết với “Tâm lý học trẻ em” đưa ra hoạt động chủ đạo, mức độ nhận thức của trẻ, từ đó rút ra cách tổ chức hoạt động cho trẻ.

- Nguyễn Thị Hòa với “Giáo dục học Mầm non” đưa ra phương pháp và biện pháp tổ chức hoạt động chủ đề cho trẻ mẫu giáo.

Các cơng trình nghiên cứu dựa vào đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ, những phương pháp và biện pháp phát triển nhận thức cho trẻ mầm non. Đó là những đóng góp quý báu trên các phương diện lý luận và thực tiễn, xong việc nghiên cứu về biện pháp nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

ngoài trời chưa được nghiên cứu sâu lắm. Các cơng trình nghiên cứu trên sẽ là cơ

<i>sở quan trọng để tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Biện pháp nâng cao nhận thức </i>

<i>cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời”. </i>

<b>7. Đóng góp đề tài </b>

- Đề tài nghiên cứu để làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mẫu giáo Điện An - Thị xã Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam thơng qua hoạt động ngồi trời.

- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi đề xuất được một số biện pháp nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mẫu giáo Điện An - Thị xã Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời.

<b>8. Phạm vi nghiên cứu </b>

- Nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi về môi trường xung quanh được thực hiện thông qua nhiều hoạt động tại trường mầm non. Do điều kiện thời gian có hạn nên chúng tôi tập trung nghiên cứu các biện pháp nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại trường Mẫu giáo Điện An - Thị xã Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam với chủ đề: Thực vật.

<b>9. Cấu trúc của đề tài </b>

Ngoài phần viết tắt, mục lục, phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung khóa luận bao gồm: Phần nội dung nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời.

Chương 2: Thực trạng của việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại trường Mẫu giáo Điện An - Thị xã Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam.

Chương 3: Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại trường Mẫu giáo Điện An - Thị xã Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>PHẦN 2: NỘI DUNG </b>

<b>Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1.1. Một số khái niệm liên quan đến tên đề tài </b>

<i><b>1.1.1. Biện pháp </b></i>

Biện pháp là đưa ra những cách làm, cách giải quyết một vấn đề nào đó để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của vấn đề đó đưa ra, nhưng để thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ đó thì cần phải có những biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề cần giải quyết một cách có hiệu quả.

<i><b>1.1.2. Nâng cao </b></i>

Là hình thức làm cho việc nào đó tốt hơn có hiệu quả hơn trước, làm cho nó có chiều hướng đi lên và phát triển hơn. Trao dồi và tiếp thu những kiến thức mới từ đó rút ra cho mình những kinh nghiệm cần thiết để áp dụng vào đối tượng nhằm góp phần tăng thêm hiệu quả cần đạt so với kết quả hiện tại.

<i><b>1.1.3. Nhận thức </b></i>

Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trọng ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và khơng ngừng tiến đến gần khách thể.

Theo quan điểm triết học Mac-Lenin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.

Theo cuốn “Giải thích thuật ngữ Tâm lý- Giáo dục học”, nhận thức là toàn bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào của cảm xúc được chuyển hóa, được lưu giữ và sử dụng. Hiểu nhận thức là một quy trình, nghĩa là nhờ có quy trình đó mà cảm xúc của con người khơng mất đi, nó được chuyển hóa vào đầu óc con người, được con người lưu giữ và mã hóa,…

I.M. Xetrenow - Nhà tâm lý học người Đức cho rằng: Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trọng ý thức của con người, nhận thức bao gồm: Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và cơ sở, mục đích và tiêu chuẩn của nhận thức là thực tiễn xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Tóm lại: Nhận thức là sự tiếp nhận các kiến thức được học hoặc kinh nghiệm cuộc sống hằng ngày, nhằm tăng sự hiểu biết về khoa học, xã hội, để phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội.

<i><b>1.1.4. Biện pháp nâng cao nhận thức </b></i>

Để thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụ thì cần phải có những biện pháp hữu hiệu, đề xuất tìm ra hướng đi đúng nhất, cách giải quyết cơng bằng từ đó những kiến thức, kỹ năng của người học được nâng cao hơn và nhận thức về hoạt động ngoài trời được mở rộng hơn.

<i><b>1.1.5. Hoạt động ngoài trời </b></i>

Hoạt động ngồi trời là hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh trong điều kiện tự nhiên. Khi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, giáo viên tận dụng mọi hoàn cảnh tự nhiên, xã hội đang diễn ra để cho trẻ trực tiếp tiếp xúc, khám phá.

Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời trẻ được nhận thức về thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Bên cạnh đó trẻ được tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên, hít thở khơng khí trong lành, được khám phá, thỏa mãn tính tị mị, thích thú của trẻ.

<i><b>1.1.6. Biện pháp nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời </b></i>

Từ những khái niệm trên chúng tơi có thể rút ra khái niệm biện pháp nâng

<i>cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngồi trời là thơng qua hoạt </i>

<i>động ngồi trời giáo viên đưa ra những giải pháp, những kế hoạch áp dụng để từ đó mở rộng thêm những kiến thức mới nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ về các sự vật - hiện tượng xung quanh thơng qua hoạt động ngồi trời. </i>

<b>1.2. Một số vấn đề lý luận liên quan đến nhận thức của trẻ 5-6 tuổi </b>

<i><b>1.2.1. Các kỹ năng nhận thức của trẻ về các SV- HT xung quanh </b></i>

<i>1.2.1.1. Các kỹ năng cơ bản </i>

- Kỹ năng quan sát: Là sử dụng các giác quan để thu thập thông tin về đối

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

tượng, nhờ nó có thể thu thập thông tin lớn về các SV- HT xung quanh. Các giác quan là phương tiện giúp cho não thu nhập thơng tin để có thể mơ tả sự vật, hiện tượng. Kỹ năng này phù hợp với tất cả các giai đoạn phát triển của cá thể. Khi trẻ sử dụng các giác quan cũng là lúc chúng làm quen với kỹ năng quan sát.

Để hình thành các kỹ năng quan sát cho trẻ trong quá trình hướng dẫn trẻ khám phá SV-HT xung quanh, cần chú ý một số vấn đề sau:

+ Cần giúp cho trẻ xem xét SV-HT một cách kĩ lưỡng để phát hiện ra các đặc điểm của nó.

+ Tạo cơ hội cho trẻ khám phá SV-HT theo chiều khác nhau, nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau để có thơng tin đầy đủ về màu sắc, hình dạng, kích thước, đặc điểm bên trong và đặc điểm bên ngoài của SV-HT và mối quan hệ giữa các SV-HT.

+ Sử dụng các biện pháp dùng lời như: đàm thoại, kể chuyện để gián tiếp khuyến khích trẻ quan sát (Khuyến khích tính tị mị, muốn kiểm chứng những thông tin vừa lĩnh hội).

- Kỹ năng so sánh: Là tìm ra những điểm khác nhau và giống nhau của một hay nhiều đối tượng, tạo điều kiện cho trẻ có thể đối chiếu các ý tưởng, khái niệm. Kỹ năng so sánh được hình thành trên cơ sở kỹ năng quan sát. Nó làm quan sát trở nên tinh tế hơn, biểu tượng được hình thành sâu sắc hơn.

Để hình thành các kỹ năng so sánh trong quá trình hướng dẫn trẻ khám phá về các SV-HT giáo viên cần chú ý:

+ Tận dụng các thời điểm trong ngày để rèn kỹ năng so sánh cho trẻ.

+ Sử dụng so sánh để cũng cố và mở rộng quan sát bên cạnh những đặc điểm nhận biết được nhờ quan sát, trẻ phát hiện thêm các đặc điểm SV-HT về đặc điểm giống nhau và khác nhau nhờ so sánh.

+ Sử dụng so sánh làm phương tiện để phân biệt được những đặc tính mới của đối tượng, làm giàu các liên tưởng.

- Kỹ năng phân loại: Phân loại là lựa chọn các vật có một hay một số điểm chung xếp vào. Đó là tập hợp các đối tượng có một hay một số điểm chung đặc trưng cho nhóm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Để hình thành kỹ năng phân loại cho trẻ trong quá trình hướng dẫn cho trẻ khám phá SV-HT giáo viên cần:

+ Khuyến khích trẻ phân loại các đối tượng bằng nhiều cách khác nhau. + Giúp trẻ thu thập nhiều thứ xung quanh để phân loại.

+ Luyện tập cho trẻ nhận biết những đặc điểm chung của nhóm và đặt tên cho nhóm được hình thành.

+ Luyện tập cho trẻ phân loại nhiều lần, mỗi lần dựa trên dấu hiệu nào đó hoặc vài dấu hiệu, gắn bó với cuộc sống hằng ngày.

+ Giáo viên sử dụng các câu hỏi để khuyến khích trẻ phân loại. (“Hãy sắp xếp các đồ vật có cùng…. (chất liệu) thành nhóm,” có thể nhóm theo cách khác”).

- Kỹ năng đo lường: Đo lường là mô tả định lượng qua quan sát bằng các đơn vị đo để nhận biết về số lượng (khoảng cách, thời gian, nhiệt độ…) Có thể sử dụng đơn vị chuẩn hoặc không chuẩn. Nên kết hợp đo lường với phân hạng: xếp đối tượng theo trật tự tăng dần, giảm dần (theo chiều dài, sắc thái, khối lượng).

- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là sự trao đổi, hướng dẫn mô tả bằng lời, bằng hình ảnh, sơ đồ, ký hiệu để người khác hiểu ý định của mình. Để giao tiếp, trẻ phải thu thập thông tin, sắp xếp và trình bày để người khác hiểu. Giáo viên cần đặt câu hỏi để khuyến khích trẻ quan sát và ghi nhớ. Ghi nhận kết quả quan sát và sử dụng để kể lại cho bạn nghe (sự thay đổi thời tiết, sự phát triển của cây, sự thay đổi trong trường, trong lớp, trên đường…)

<i>1.2.1.2. Các kỹ năng nhận thức bậc trung </i>

- Kỹ năng suy luận: Suy luận là đưa ra nhận xét dựa trên kết quả quan sát. Khi suy luận, trẻ nhận ra “mẫu” hay quy luật và hiểu rằng chúng sẽ lặp lại trong tình huống tương tự. Kỹ năng suy luận địi hỏi phải có vốn kiến thức nhất định, hợp lý, phải suy ra một điều vì chúng chưa nhìn thấy, vì chúng chưa xảy ra hoặc vì nó khơng thể quan sát trực tiếp. Đây là kỹ năng khó nên chỉ hướng dẫn trẻ làm quen với những dạng suy luận rất sơ đẳng, dựa trên kết quả quan sát trực tiếp và có thể kiểm nghiệm được.

- Kỹ năng dự đoán: Dự đoán là phát biểu những điều mà chúng ta nghĩ nó sẽ xảy ra trong tương lai.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Đây là những dự báo hợp lý hoặc những ước lượng dựa trên kết quả quan sát, kinh nghiệm, các kiến thức đã có. Dự đốn dựa trên các kết quả nhất định, trên các kiến thức đã tích lũy trong q trình quan sát dự đốn có ý nghĩa quan trọng trong q trình phát triển hiểu biết về nguyên nhân, kết quả. Sự hiểu biết về quan hệ nhân quả được phát triển hiểu và hồn thiện trong nhiều tình huống giúp trẻ có nhận biết quy luật, nhờ đó có thể dự đoán chính xác điều sẽ xảy ra và được sử dụng nhiều trong thí nghiệm (để dự đốn)

<i><b>1.2.1.3. Các kỹ năng nhận thức bậc cao </b></i>

- Kỹ năng đặt giả thuyết: Là đưa ra phát biểu dựa trên kết quả quan sát. Đây là thao tác nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học. Đối với trẻ có thể hiểu đó là các câu hỏi, nhiệm vụ mang tính tìm tịi. Một giả thuyết là một phát biểu về mối quan hệ có thể có giữa các điều kiện. Dạng câu hỏi thể hiện giả thuyết có thể là: “Điều gì có thể xảy ra nếu…?” hoặc dạng câu: “Nếu…thì”. Ví dụ: Nếu cô đặt cây này trong bóng tối thì điều gì sẽ xảy ra?

- Kỹ năng xác định và kiểm soát điều kiện tác động: Để tiến hành thí nghiệm, cần xác định những điều kiện cần thiết để kiểm sốt chúng. Ví dụ, xác định các điều kiện cần cho sự phát triển của cây xanh? Đây là kỹ năng khó, nhưng trẻ có thể tham gia dưới sự điều khiển của giáo viên trong quá trình đàm thoại về điều kiện thí nghiệm: Loại đối tượng, số lượng đối tượng, thời gian quan sát, các biểu hiện về sự thay đổi của đối tượng…trên cơ sở đó rút ra kết luận về kết quả thí nghiệm minh chứng cho giả thuyết đặt ra.

Các kỹ năng nhận thức chỉ là điều kiện, phương tiện cần thiết cho quá trình nhận thức. Muốn trẻ chủ động, tự giác, tích cực sử dụng các kỹ năng đó trong q trình nhận thức, cần hình thành động cơ nhận thức cho trẻ. Đó là hình thành thái độ nhận thức tích tực.

<i><b>1.2.2. Mức độ nhận thức của trẻ về môi trường xung quanh </b></i>

Thang đo Bloom được Benjamin Bloom, giáo sư của trường Đại học Chicago đưa ra vào năm 1956. Trong đó Bloom có nêu ra sáu cấp độ nhận thức (gọi là thang đo Bloom). Thang đo này được sử dụng trong hơn năm thập kỹ qua

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

đã khẳng định ưu điểm của phương pháp dạy học nhằm khuyến khích và phát triển các kỹ năng tư duy.

- Nhớ (Knwoledge)

Nhớ là khả năng ghi và nhận diện thông tin. Nhớ là cần thiết cho tất cả mức độ tư duy. Nhớ ở đây được hiểu là nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và nhắc lại.

- Hiểu (Comprehension)

Hiểu là khả năng hiểu, diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy diễn (dự đoán được kết quả hoặc hậu quả). Hiểu khơng đơn thuần là nhắc lại cái gì đó.

- Vận dụng (Application)

Vận dụng là khả năng vận dụng sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này dạng khác (sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới). Vận dụng là bắt đầu của mức tư duy sáng tạo. Tức là vận dụng những gì đã học vào đời sống hoặc một tình huống mới.

- Phân tích (Analysis)

Là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thơng tin hay tình huống. Ở mức độ này địi hỏi khả năng phân nhỏ đối tượng thành các hợp phần cấu thành để hiểu rõ hơn cấu trúc của nó.

- Tổng hợp (Synthesis)

Tổng hợp là khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể sự vật lớn. Ở mức độ này sinh viên phải sử dụng những gì đã học để tạo ra hoặc sáng tạo một cái gì đó hồn tồn mới.

- Đánh giá (Evaluation)

Đáng giá là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp (Hỗ trợ đánh giá bằng lý do lập luận). Để sử dụng đúng mức độ này, sinh viên phải có khả năng giải thích tại sao sử dụng những lập luận giá trị để bảo vệ quan điểm.

Những động từ sử dụng trong câu hỏi kiểm tra ở mức độ đánh giá là: phê bình, bào chữa thanh minh, tranh luận, hỗ trợ cho lý do lập luận, kết luận, định lượng, xếp loại, đánh giá, lựa chọn, ước tính, phán xét, bảo vệ, định giá,…

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Tuy nhiên ở lứa tuổi mẫu giáo, mức độ nhận thức của trẻ theo thang Bloom chỉ xét 3 cấp độ là nhớ, hiểu và vận dụng.

<i><b>1.2.3. Đặc điểm nhận thức của trẻ 5-6 tuổi về môi trường xung quanh </b></i>

Ở tuổi này trẻ đã biết tương đối nhiều về bản thân, biết điều kiển những cảm xúc và hành vi, điều đó tạo điều kiện chủ động của hành vi. Ở trẻ 5-6 tuổi ý thức bản ngã của trẻ được xác định, trẻ đã có khả năng so sánh mình với người khác, hiểu được giới tính của mình và biết thể hiện thế nào sao cho phù hợp với giới tính, có thể lĩnh hội các khái niệm sơ đẳng và có các lập luận, kết luận chính xác khi được dạy dỗ.

Chú ý của trẻ 5- 6 tuổi đã được tập trung hơn và bền vững hơn, ghi nhớ có tính chủ định hơn, có khả năng tổng hợp và khái quát hóa đơn giản những dấu hiệu bên ngoài tiêu biểu. Trẻ biết so sánh các đặc điểm giống và khác nhau của một vài đối tượng, biết phân nhóm các đối tượng theo một hay vài dấu hiệu rõ nét.

Ở trẻ 5 tuổi theo lời L.V.Vugotxki diễn ra “Sự trí tuệ hóa cảm xúc”. Trẻ trở nên có khả năng ý thức, hiểu và giải thích những tình cảm của riêng mình và trạng thái cảm xúc của bạn bè. Thay đổi một cách cơ bản quan hệ của trẻ với bạn bè, trẻ đã biết đánh giá nhóm bạn bè qua sự giúp đỡ, hợp tác trong học tập và vui chơi, chia sẽ suy nghĩ, tình cảm, xuất hiện tình bạn.

Ở lứa tuổi này kinh nghiệm xã hội ở trẻ rất nhiều trẻ biết thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình, hiểu được ý nghĩa của lao động đối với con người, có ý thức đối với hành động văn hóa và hành vi văn minh trong cuộc sống.

Trẻ đã có khả năng tổng hợp và khái quát hóa đơn giản những dấu hiệu bên ngoài giống nhau hay khác nhau của một số đối tượng, phân nhóm các đối tượng xung quanh những con vật hoang dã sống trong rừng.

Ví dụ: Cây xu hào, cây rau muống, xúp lơ đều là rau

Các động vật như: trâu, bị, lượn, chó, mèo… gọi là gia súc, vịt, ngang, ngỗng gọi là gia cầm.

Thông qua trí tưởng tượng trẻ có thể vẽ, nặn có thể chơi nhiều trò chơi phức tạp và trẻ có thể trả lời những câu hỏi: Vì sao, tại sao?

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Trẻ đã hiểu được lao động đối với cuộc sống của con người và biết thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình. Trẻ đã có những biểu hiện về quê hương đất nước và dân tộc, về lãnh tụ, chú bộ đội và biết được các nghành nghề, các nghề, các ngày lễ, trẻ hiểu được ý nghĩa quan trọng của một vài quy định trong giao thông và sinh hoạt nơi công cộng.

Từ những đặc điểm trên ta rút ra kết luận:

+ Tạo điều kiện cho trẻ được trực tiếp tiếp xúc với những SV-HT xung quanh nhằm giúp trẻ có những hình ảnh đầy đủ trực tiếp về SV- HT xung quanh. Đồng thời khơi dậy ở trẻ óc tị mị, thích tìm tịi khám phá thế giới xung quanh rộng lớn và tính ham hiểu về mơi trường xung quanh.

+ Trong xây dựng chương trình và sử dụng phương pháp phải phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ, để giúp trẻ nắm bắt kiến thức.

+ Lưu ý đến những yếu tố trực quan sinh động, hấp dẫn thu hút sực chú ý của trẻ. Tăng cường nhóm đồ vật trực quan, nhất là các vật thật về rau quả và các con vật,… gắn đối tượng trẻ làm quen với môi trường sống.

+ Phụ thuộc vào từng độ tuổi mà xây dựng nội dung chương trình và phương pháp cho phù hợp. Tuân theo các quy định từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, những kiến thức được mở rộng nâng cao dần. Việc hướng dẫn để trẻ nâng cao nhận thức về SV-HT xung quanh phải làm sao cho hiệu quả tránh máy móc, rập khuôn và áp đặt.

<b>1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động ngoài trời </b>

<i><b>1.3.1. Ý nghĩa của hoạt động ngoài trời </b></i>

Hoạt động ngoài trời là hình thức hướng dẫn trẻ làm quen với mơi trường xung quanh rất quan trọng. Với hình thức này, có thể hướng dẫn trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng tự nhiên, hoạt động của người lớn. Khi dạo chơi, trẻ có thể tham gia các trò chơi khác nhau như các trò chơi vận động, học tập, sáng tạo với các vật liệu tự nhiên là: nước, không khí, đất, cát, sỏi, các loại đá, cành khô, quả khô… Trẻ tích lũy được kinh nghiệm cảm tính, trực tiếp nhìn thấy hiện tượng tự nhiên trong môi trường sống thực với tất cả các mối quan hệ và sự phụ thuộc. Dạo chơi tạo ra sự sung sướng, thỏa mãn khi được tiếp xúc với môi trường xung

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

quanh và giao tiếp thoải mái giữa trẻ với nhau.

- Tạo cơ hội cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với môi trường tự nhiên, xã hội, với cuộc sống xung quanh, hình thành và phát triển xúc cảm thẩm mỹ trước vẻ đẹp của thiên nhiên và xã hội.

- Hình thành và phát triển năng lực và hứng thú nhận thức: tích cực, say mê, tìm tịi, khám phá, quan sát, so sánh, phán đốn, nhận biết, kết luận.

- Hình thành biểu tượng ban đầu về thế giới khách quan, tích lũy, vận dụng kiến thức trong hoàn cảnh thực tiễn.

- Giáo dục tình cảm gần gũi gắn bó thân thiện với thiên nhiên, sự vật xung quanh, ý thức giữ gìn, bảo vệ mơi trường.

- Rèn luyện thể lực, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

<i><b>1.3.2. Nội dung của hoạt động ngoài trời </b></i>

Trong hoạt động ngồi trời có thể hướng dẫn trẻ làm quen với các đối tượng sau đây:

- Làm quen với thực vật: các loại thực vật có trên sân trường, vườn trường; củng cố tri thức về đặc điểm cấu tạo và mối quan hệ của nó với mơi trường tự nhiên và con người; tìm hiểu, phát hiện trạng thái và sự thay đổi của nó trong quá trình phát triển ở các thời điểm khác nhau.

- Làm quen với động vật: các loại động vật nuôi trong trường, các loại côn trùng, các loại chim cá…; củng cố tri thức về đặc điểm cấu tạo và mối quan hệ của nó với mơi trường tự nhiên và con người; tìm kiếm, phát hiện trạng thái và sự thay đổi của nó trong q trình phát triển ở các thời điểm khác nhau.

- Làm quen với các yếu tố tự nhiên vô sinh như: nước, không khí, đất, cát, sỏi, đá… ở các vị trí khác nhau của sân trường, vườn trường; củng cố tri thức về đặc điểm cấu tạo và mối quan hệ của nó với mơi trường tự nhiên và con người; tìm kiếm, phát hiện trạng thái và sự thay đổi của nó trong thời điểm khác nhau với các thời tiết khác nhau.

- Làm quen với hiện tượng thiên nhiên: mặt trời, mặt trăng, các vì sao, các tia sáng, bầu trời; các hiện tượng thời tiết như mây, mưa, gió, sấm chớp…; tìm

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

kiếm, phát hiện ảnh hưởng của nó đối với động vật, thực vật, tự nhiên vơ sinh, con người, đồ vật xung quanh.

- Làm quen với môi trường xã hội: các phương tiện hoạt động của con người, hoạt động của người lớn trên sân trường và cạnh trường.

- Tham gia các hoạt động lao động đơn giản tên sân trường và vườn trường. - Tham gia các trò chơi học tập, vận động, trò chơi sáng tạo trên sân trường và ngoài vườn trường.

- Tìm kiếm, lựa chọn các vật liệu tự nhiên (lá, quả, hạt) và các yếu tố tự nhiên vô sinh để bổ sung cho góc tự nhiên.

<i><b>1.3.3. Cách thức tổ chức hoạt động ngồi trời </b></i>

<i>1.3.3.1. Xác định mục đích </i>

Việc xác định mục đích hoạt động ngoài trời cần hướng đến ưu thế của hoạt động này đối với q trình nhận thức của trẻ, đó là:

- Củng cố tri thức, kỹ năng nhận thức cho trẻ - Mở rộng tri thức về môi trường xung quanh

- Hình thành thái độ tích cực của trẻ đối với môi trường xung quanh

<i>1.3.3.2. Chuẩn bị </i>

- Khảo sát môi trường hoạt động ngoài trời: xác định các đối tượng, số lượng, vị trí các đối tượng; khu vực tổ chức hoạt động của trẻ; dự kiến những ảnh hưởng của thời tiết đến các đối tượng.

- Chuẩn bị phương tiện cho trẻ hoạt động ngoài trời. Ngoài các đối tượng đã có trên sân, vườn, cần chuẩn bị các dụng cụ cho trẻ hoạt động như: các đồ chơi cần thiết, các đồ dùng, tài liệu cho trẻ tham gia lao động, làm thí nghiệm, vui chơi và các hoạt động tích hợp khác.

- Chuẩn bị cho trẻ hoạt động ngoài trời: cần chú ý cho trẻ ăn mặt gọn gàng, thoải mái, phù hợp với thời tiết và vận động của trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.

<i>1.3.3.3. Cách tiến hành </i>

Việc tổ chức hoạt động ngoài trời được tiến hành một cách linh hoạt hơn so với tổ chức hoạt động học tập vì nó chịu ảnh hưởng của mơi trường xung quanh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Tùy theo lứa tuổi, thời gian tiến hành hoạt động, chủ điểm hoạt động và mức độ hứng thú của trẻ, giáo viên có thể tiến hành các hoạt động sau:

- Tổ chức cho trẻ quan sát. Đây là hoạt động cơ bản tạo ra hiệu quả nhận thức trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với mơi trường xung quanh. Có thể cho trẻ quan sát sự vật, hiện tượng diễn ra trên sân trường một cách tự nhiên hoặc tổ chức cho trẻ quan sát trong quá trình tham gia làm thí nghiệm, trải nghiệm và lao động.

Việc quan sát hiện tượng tự nhiên hằng ngày không nên diễn ra một cách tình cờ. Giáo viên cần chuẩn bị trước cho trẻ hoạt động. Có thể sử dụng các hình thức quan sát khác nhau: tập thể, nhóm, cá nhân. Tổ chức quan sát tập thể trong hoạt động ngoài trời được sử dụng khi hướng dẫn trẻ làm quen với sự thay đổi rõ nét của thiên nhiên diễn ra trong vùng, trong quá trình lao dộng của người lớn. Có thể tổ chức quan sát theo nhóm nhỏ như ngắm hoa, ngửi mùi thơm, xem cơn trùng… Phần lớn thời gian dạo chơi được tổ chức ở sân trường, vườn hoa, vườn quả. Trẻ tham gia vào việc tới nước, cho động vật ăn, xới đất. Cơng việc này có thể thực hiện vào buổi sáng hoặc chiều.

- Tổ chức cho trẻ lao động trên sân trường, ở vườn hoa, quả phải căn cứ vào mục đích của hoạt động: có nhiệm vụ cho cả lớp cùng tham gia (trồng cây, gieo hạt, thu hoạch, thu dọn trên sân…); có nhiệm vụ nên tổ chức cho trẻ thực hiện theo nhóm (chuẩn bị đất, tưới cây, nhặt lá vàng, nhặt hạt…). Với trẻ mẫu giáo lớn nên tổ chức cho trẻ trực nhật vườn trường.

- Tổ chức cho trẻ tham gia vào thí nghiệm và hoạt động trải nghiệm thường được tạo tính tích cực hoạt động nhận thức của trẻ. Dựa vào chủ điểm giáo dục, lứa tuổi, hứng thú của trẻ và điều kiện từng vườn trường, cần tăng cường các hoạt động này cho trẻ.

- Tổ chức trò chơi: Trong thời gian hoạt động ngồi trời cần tạo dựng mơi trường để củng cố tri thức cho trẻ về môi trường xung quanh bằng cách tổ chức các trò chơi hấp dẫn trẻ. Có thể tổ chức các trị chơi sau đây:

+ Trò chơi vận động: Các trò chơi vận động (trong đó bao gồm các trị chơi dân gian) thường rất hấp dẫn trẻ, tạo ra không khí sơi nổi, thoải mái cho trẻ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Tham gia tích cực vào các trò chơi này sẽ đảm bảo mật độ vận động tích cực cho trẻ đồng thời cũng góp phần cũng cố tri thức của trẻ về mơi trường xung quanh.

+ Trị chơi học tập: Cần tận dụng mơi trường hoat động ngồi trời để tổ chức các trò chơi hoạt động nhằm củng cố tri thức về môi tường xung quanh cho trẻ. Có thể sử dụng các trị chơi học tập đơn giản, khơng địi hỏi các điều kiện tổ chức phức tạp như các trò chơi học tập dùng lời nói, các trị chơi với các vật liệu tự nhiên có sẵn ngồi trời.

+ Chơi tự do: Tạo điều kiện cho trẻ được tự do với các dụng cụ cố định ngồi trời theo nhóm hoặc theo sở thích cá nhân.

- Giao tiếp: Trong hoạt động ngoài trời, giáo viên tăng cường giao tiếp với trẻ với các hình thức tập thể, nhóm hoặc cá nhân. Môi trường hoạt động ngoài trời dễ tạo ra cảm xúc tốt đẹp ở trẻ, làm trẻ muốn chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ với người khác. Đây là cơ hội mà giáo viên nên tận dụng để giao tiếp với trẻ nhằm tạo ra sự đồng cảm, hiểu biết lẫn nhau, làm cho trẻ gắn bó với cơ giáo, các bạn và trường lớp hơn.

<b>1.4. Vai trị của hoạt động ngồi trời đối với việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi </b>

Với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ hiện đại, chúng ta càng thấy rõ được vai trò của thế hệ trẻ trong tương lai, thể hiện đặc biệt trong công tác giáo dục thế hệ trẻ mầm non đang được chú trọng. Việc nâng cao nhận thức cho trẻ đóng vai trị quan trọng trong công tác giáo dục hiện nay. Khi trẻ nhận thức được đồng nghĩa với trẻ có cơ hội phát triển toàn diện bản thân. Ở lứa tuổi này, trẻ rất thích khám phá tìm hiểu về mơi trường xung quanh bởi với trẻ mọi thứ xung quanh hoàn toàn mới lạ và hấp dẫn. Và hoạt động ngoài trời là một hình thức hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh rất quan trọng. Với hình thức này, có thể hướng dẫn trẻ làm quen với các SV-HT tự nhiên: nước, khơng khí, đất, đá, sỏi, các loại lá, cành khô, quả khô… Trẻ tích lũy kinh nghiệm cảm tính, trực tiếp nhìn thấy SV-HT tự nhiên trong mơi trường sống thực với tất cả các mối quan hệ và sự phụ thuộc. Dạo chơi tạo ra sự sung sướng, thỏa mãn khi được tiếp xúc với môi trường xung quanh và giao tiếp thỏa mãn giữa trẻ với nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Khi tham gia hoạt động ngoài trời trẻ có thể tắm nắng, rèn luyện thể lực giúp cơ thể được khỏe mạnh bên cạnh có cịn giúp trẻ ơn luyện, củng cố những kiến thức đã học trong các hoạt động chủ đích khác cũng như cung cấp thêm những kiến thức mới.

Ngồi những trị chơi vận động khơng chỉ giúp trẻ phát triển thể chất, nâng cao tinh thần thể thao, tính đồn kết, giúp đỡ bạn bè mà nó cịn giúp trẻ củng cố kiến thức về mơi trường xung quanh khi được lồng ghép vào các trò chơi.

Với nội dung tự do, trẻ có thể cung cấp những kiến thức về môi trường xung quanh. Chẳng hạn như: Trò chơi nhặt lá, giáo viên lồng ghép trò chuyện cung cấp kiến thức cho trẻ: “Vì sao cây rụng lá?”, “Cây rụng lá vào mùa nào trong năm?”, “Lá rụng có thể dùng làm gì?”. Hay khi chơi vẽ phấn trên sân, giáo viên có thể trị chuyện gợi ý cho trẻ vẽ những gì xung quanh trẻ từ đó cung cấp kiến thức cho trẻ: Muốn vẽ cái cây phải vẽ thân cây và tán lá, hay khi vẽ người phải nhớ vẽ đầy dủ các bộ phận của cơ thể: đầu, tóc, tay, chân,…

Như vậy hoạt động ngoài trời và những kiến thức về môi trường xung quanh có quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông qua hoạt động ngoài trời giúp trẻ nâng cao nhận thức về môi trường xung quanh và ngược lại về môi trường xung quanh sẽ giúp cho việc tổ chức hoạt đơng ngồi trời đạt hiệu quả, gây hứng thú, tò mò khi cho trẻ tham gia hoạt động này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>Tiểu kết chương 1 </b>

Trong chương 1 chúng tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu được những cơ sở lí luận liên quan đến vấn đề nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời như sau:

- Các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài để làm rõ hơn về đề tài nghiên cứu như: khái niệm biện pháp, nâng cao, nhận thức, biện pháp nâng cao nhận thức, hoạt động ngoài trời, biện pháp nâng cao nhận thứ cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời.

- Các kỹ năng nhận thức về các SV-HT xung quanh: kỹ năng cơ bản, kỹ năng nhận thứ bậc trung, kỹ năng nhận thức bậc cao.

- Các mức độ nhận thức của trẻ về môi trường xung quanh: nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.

- Đặc điểm nhận thức của trẻ 5-6 tuổi nói riêng về mơi trường xung quanh. - Ý nghĩa, nội dung, cách tổ chức, vai trò của hoạt động ngoài trời đối với việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi.

Trên đây là cơ sở cho việc tìm hiểu thực trạng nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mẫu giáo Điện An và là cơ sở để đề xuất các biện pháp nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG NGỒI TRỜI TẠI TRƯỜNG </b>

<b>MẪU GIÁO ĐIỆN AN - THỊ XÃ ĐIỆN BÀN - TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Vài nét về trường </b>

<i><b>2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển </b></i>

Trường mẫu giáo Điện An được thành lập từ năm 1981, trường đóng trên địa chỉ phối phố Phong Nhị - Phường Điện An - Thị xã Điện Bàn - Tỉnh Quảng

Nhà trường được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam, Ủy ban nhân dân Thị xã Điện Bàn, Phòng GD&ĐT Thị xã Điện Bàn và Ủy ban nhân dân phường Điện An, trường được xây dựng với 9 phòng học, 3 phòng chức năng, nâng cấp bếp ăn và cổng. Nhà trường đầu tư trang thiết bị đáp ứng cho cơng tác quản lý, chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu.

Nhà trường nhiều năm liền đạt tập thể lao động xuất sắc.

Năm học 2013-2014 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, được Ủy ban nhân dân tỉnh khen tặng đơn vị xuất sắc dẫn đầu nghành học.

Về cá nhân: 1 cô đạt Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 5 cô đạt danh hiệu thi đua cấp cơ sở, 8 cô đạt lao động tiên tiến.

<i><b>2.1.2. Về cơ sở vật chất </b></i>

Trường gồm có 4 khu chính: khu làm việc, khu phịng chức năng, khu nhà bếp và khu phòng học.

Tổng số phòng học: 9 phịng học, mỗi phịng đều có cơng trình vệ sinh khép kín, ti vi, máy tính, loa phục vụ cho việc học, có máy điều hịa, có bàn ghế cho trẻ, có nhiều đồ dùng và đồ chơi phục vụ cho việc học tập cũng như vui chơi của trẻ.

Sân trường rộng rãi nhiều cây xanh, vườn hoa để trẻ dạo chơi, quan sát, khám phá. Có khu vui chơi dành riêng cho trẻ như bập bênh, cầu trượt, nhà banh, xích đu….

<i><b>2.1.3. Đội ngũ giáo viên </b></i>

Tồn trường gồm có 24 cán bộ, giáo viên, nhân viên bao gồm các trình độ sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>Tổng số Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp </b>

Ngồi ra cịn có cấp dưỡng, lao cơng, bảo vệ trường đã qua các lớp tập huấn về chuyên môn gồm: 4 cấp dưỡng, 2 lao công,1 bảo vệ.

Tất cả CB-GV-NV đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau, được tham gia đóng bảo hiểm y tế, bảm hiểm xã hội đầy đủ.

Trong nhiều năm qua CB-GV-NV đều nêu cao vai trò trách nhiệm cộng tác tích cực trong các hoạt động, xây dựng sự đoàn kết nhất trí nội bộ, nhiệt tình cơng tác, hỗ trợ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tận tâm, tận lực với cơng việc, hết lịng với sự nghiệp, giáo dục của nhà trường.

Hằng năm nhà trường đều tổ chức cho CB-GV-NV tự đánh giá và đánh giá giáo viên theo quyết định số 02/2008/TT- Bộ GD&ĐT của GDĐT ngày 21/1/2008, chuẩn HT theo TT 17 của Bộ GD&ĐT ngày 14/4/2011. Tỷ lệ giáo viên xếp loại tốt trên 80%.

<i><b>2.1.4. Số lượng trẻ </b></i>

Tổng số: 246 trẻ

Số học sinh chia theo các khối như sau:

<b>2.2. Thực trạng của việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại trường Mẫu giáo Điện An – Thị xã Điện Bàn – Tỉnh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngồi trời tơi đã tiến hành điều tra thực trạng của giáo viên và trẻ trong quá trình tổ chức hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của trẻ thơng qua hoạt động ngồi trời.

<i>2.2.1.2. Địa bàn và đối tượng điều tra </i>

* Địa bàn điều tra

Trường Mẫu giáo Điện An – Điện Bàn – Quảng Nam * Đối tượng điều tra

Tiến hành điều tra 6 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở 3 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi và trẻ đang học lớp lớn 1 tại trường mẫu giáo Điện An – Điện Bàn – Quảng Nam.

<i>2.2.1.3. Thời gian điều tra </i>

Từ tháng 12/2019 đến tháng 1/2020

<i><b>2.2.1.4. Nội dung điều tra </b></i>

- Điều tra nhận thức của giáo viên về việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời của giáo viên trường Mẫu giáo Điện An

- Điều tra thực trạng của quá trình nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời của trường Mẫu giáo Điện An

- Điều tra thực trạng mức độ nhận thức của trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời hiện nay ở trường mầm non, từ đó đề xuất những biện pháp giải quyết

<i>2.2.1.5. Phương pháp điều tra </i>

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi giáo viên

- Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động của trẻ trong hoạt động ngoài trời nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi. Quan sát quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi của giáo viên mầm non

- Phương pháp phỏng vấn với giáo viên để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngồi trời

- Phương pháp thống kê tốn học để xử lý số liệu

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i><b>2.2.2. Kết quả điều tra thực trạng </b></i>

<i>2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại trường Mẫu giáo Điện An – Điện Bàn – Quảng Nam </i>

Tôi đã dùng phiếu trưng cầu ý kiến cho 6 giáo viên dạy tại trường và nhận được những kết quả sau:

<i>* Tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm nâng cao nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại trường Mẫu giáo Điện An – Thị xã Điện Bàn – Tỉnh Quảng Nam </i>

Để tìm hiểu thực trạng này chúng tơi đã sử dụng câu hỏi với nội dung: Theo chị việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời quan trọng ở mức độ nào? Và chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.1

<i><b>Bảng 2.1: Mức độ nhận thức của giáo viên về việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời </b></i>

Việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời quan trọng ở

Ở bảng 2.1 số liệu trên có thể thấy rằng 100% giáo viên có nhận thức về việc cho trẻ 5-6 tuổi nhận thức thông qua hoạt động ngồi trời là rất quan trọng bởi các cơ biết được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở giai đoạn này là rất thích khám phá các sự vật- hiện tượng tự nhiên, phát triển thẩm mỹ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, xã hội. Và đó cũng là q trình ch̉n bị cho trẻ bước vào trường tiểu học.

<i>* Mức độ tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ </i>

<i><b>5-6 tuổi tại trường Mẫu giáo Điện An – Thị xã Điện Bàn – Tỉnh Quảng Nam </b></i>

Để tìm hiểu thực trạng này chúng tôi đã sử dụng câu hỏi với nội dung: Theo chị việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời được tổ chức ở mức độ nào? Và chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.2

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b> </b> <i><b>Bảng 2.2: Mức độ tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi </b></i>

Việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời được tổ chức

Ở bảng 2.2 Việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời được tổ chức ở mức độ nào? Các giáo viên cho rằng ở mức độ thường xuyên là cao nhất (chiếm 50%), ở mức thấy độ rất thường xuyên thì (chiếm 33.3%), mức độ không thường xuyên (chiếm 16.7%).

Với kết quả trên cho thấy rằng, nhận thức của mỗi giáo viên ở mức độ khác nhau. Thông qua việc trị chuyện tơi biết được giáo viên có nhận thức như thế vì mức độ nhận thức về việc nâng cao nhận thức cho trẻ bằng hoạt động gì của mỗi người khác nhau, kèm theo đó đặc điểm tâm sinh lý của các trẻ ở các lớp khác nhau, các giáo viên đã tổ chức hoạt động ngoài trời này với mục đích như thế nhưng kết quả ở mỗi lớp khác nhau.

<i>* Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của hoạt động ngoài trời đối với việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi </i>

Để tìm hiểu thực trạng này chúng tơi đã sử dụng câu hỏi với nội dung: Theo

<b>chị ý nghĩa của hoạt động ngồi trời là gì? Và chúng tơi thu được kết quả ở bảng 2.3 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i><b>Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của hoạt động ngoài trời đối với việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi </b></i>

Nhìn vào bảng 2.3, ta thấy các giáo viên cho rằng, hoạt động ngoài trời là khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ (chiếm 100% ).Hoạt động ngoài trời được hiểu đầy đủ là nơi mà trẻ được tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, đồng thời khám phá, thỏa mãn trí tò mò về thế giới xung quanh, những sự vật hiện tượng mới lạ mà trẻ chưa biết đến. Là nơi đa dạng các sự vật hiện tượng tự nhiên và đáp ứng như cầu của trẻ. Như vậy ta thấy đa số giáo viên chưa nhận thức đúng về hoạt động ngoài trời, điều này ảnh hưởng đến phần nào đến quá trình nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời.

<i>* Mức độ nhận thức của giáo viên về tính ưu thế của hoạt động ngoài trời đối với việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi </i>

Để tìm hiểu thực trạng này chúng tôi đã sử dụng câu hỏi với nội dung: Theo chị, mức độ về tính ưu thế của hoạt động ngoài trời đối với việc nâng cao

<b>nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi? Và chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.4 </b>

thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, đồng thời khám phá, thỏa mãn trí tò mò về thế giới xung quanh, những sự vật hiện tượng mới lạ mà trẻ chưa biết đến

tích cực của trẻ

nhiên và đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i><b>Bảng 2.4: Mức độ nhận thức của giáo viên về tính ưu thế của hoạt động ngoài trời đối với việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi </b></i>

Mức độ về tính ưu thế của hoạt động ngoài trời đối với việc nâng cao

Qua bảng 2.4 tôi nhận thấy hầu hết giáo viên nhận thức được đầy đủ về tính ưu thế của hoạt động ngoài trời đối với việc nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi. Cụ thể: Ở mức độ tốt là cao nhất chiếm 50%, mức độ khá chiếm 33.34%, mức độ trung bình chiếm 16.67% và khơng có giáo viên ở mức độ yếu. Vì vậy hoạt động ngồi trời sẽ là điều kiện thuận lợi là phương tiện hữu hiệu trong quá trình nâng cao nhận thức cho trẻ.

<i>2.2.2.2. Thực trạng của quá trình nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại trường Mẫu giáo Điện An – Thị xã Điện Bàn – Tỉnh </i>

<i><b>Quảng Nam </b></i>

<i>* Mức độ các hình thức tổ chức hoạt động ngoài trời mà giáo viên đã sử dụng nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi </i>

Để tìm hiểu thực trạng này chúng tôi đã sử dụng câu hỏi với nội dung: Theo chị mức độ hình thức tổ chức hoạt động ngoài trời thường được tổ chức cho

<b>trẻ 5-6 tuổi tại trường như thế nào? Và chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.5 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i><b>Bảng 2.5: Mức độ các hình thức tổ chức hoạt động ngoài trời mà giáo viên đã sử dụng trời nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ 5- 6 tuổi </b></i>

Kết quả điều tra ở bảng 2.5 cho thấy rằng, giáo viên sử dụng chưa đầy đủ các hình thức tổ chức trong hoạt động ngoài trời, đa số là giáo viên cho trẻ quan sát và chơi trò chơi là chủ yếu.

- Hoạt động động quan sát được giáo viên tổ chức rất thường xuyên chiếm 66.67%, quan sát ở mức độ thường xuyên và không thường xuyên đều chỉ chiếm 16.67%

- Hoạt động lao động thì khơng có giáo viên nào tổ chức ở mức độ rất thường xuyên, mức độ thường xuyên chỉ chiếm 33.34 % trong khi đó mức độ không thường xuyên chiếm 66.67%

- Hoạt động thí nghiệm thường xuyên cũng rất thấp chỉ chiếm 16.67%, khơng có giáo viên nào tổ chức ở mức độ rất thường xuyên và mức độ không thường xuyên chiếm cao nhất 83.34%

- Hoạt động trải nghiệm cũng chiếm mức độ thấp ở mức độ thường xuyên 33.34% và rất thường xuyên 0%, mức độ không thường xuyên chiếm tỉ lệ cao 66.67%

- Trị chơi vận động có mức độ tổ chức rất thường xuyên là 16.67% mức độ thường xuyên là 50% và mức độ không thường xuyên là 33.34%

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

- Hoạt động tự do được tổ chức với mức độ thường xuyên nhất cụ thể ở mức độ rất thường xuyên chiếm 56.67%, mức độ thường xuyên chiếm 16.67% và mức độ không thường xuyên chỉ chiếm 16.67%.

Nhìn chung ta thấy giáo viên chưa biết cách sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức hoạt động ngoài trời. Giáo viên chỉ cho trẻ tham gia trò chơi trong các hoạt động ngồi trời có lẻ bắt nguồn từ việc giáo viên có suy nghĩ hoạt động ngoài trời chỉ giúp trẻ chủ yếu phát triển thể chất mà quên đi rằng hoạt động ngoài trời còn giúp trẻ phát triển cả nhận thức. Do đó những tiết học ngồi trời khơng phong phú về hình thức tổ chức điều này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nâng cao nhận thức cho trẻ.

<i>* Mức độ lập kế hoạch hoạt động ngoài trời nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi </i>

Để tìm hiểu thực trạng này chúng tôi đã sử dụng câu hỏi với nội dung: Theo chị mức độ lập kế hoạch hoạt động ngoài trời nhằm nâng cao nhận thức cho

<i>trẻ 5-6 tuổi, được sử dụng như thế nào? Và chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.6 </i>

<i><b>Bảng 2.6: Mức độ lập kế hoạch hoạt động ngoài trời nhằm nâng cao </b></i>

Qua bảng 2.6 chúng tôi thấy được mức độ của giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động môi trường nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ về mơi trường xung quanh cịn thấp.

- Mức độ xây dựng kế hoạch tổng thể với mức độ rất thường xuyên chiếm 33.34%, mức độ thường xuyên là 50%, mức độ không thường xuyên là 16.67%

- Mức độ xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức họat động ngồi trời thì cịn thấp; khơng có giáo viên nào xây dựng kế hoạch chi tiết ở, mức độ rất thường

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

xuyên chiếm tỉ lệ cao 66.67 %.

Điều này cho thấy rằng giáo viên chỉ lập kế hoạch tổng thể hoạt động ngồi trời chứ khơng thường xun xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết. Vì vậy điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình nâng cao nhận thức cho trẻ.

<i>* Mức độ chuẩn bị các đồ dùng để tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi </i>

Để tìm hiểu thực trạng này chúng tôi đã sử dụng câu hỏi với nội dung: Theo chị việc chuẩn bị các đồ dùng để tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi, được chị sử dụng ở mức độ như thế nào? Và

<i>chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.7 </i>

<i><b>Bảng 2.7: Mức độ chuẩn bị các đồ dùng để tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi </b></i>

Qua bảng 2.7 ta thấy điều kiện để chuẩn bị cơ sở vật chất đa số các giáo viên không thường xuyên chiếm 50%, 50% còn lại ở mức độ thường xuyên. Điều kiện chuẩn bị là khâu đặc biệt quan trọng đối với việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. Tuy nhiên nhìn qua đây thì có thể thấy giáo viên chưa chuẩn bị tốt điều kiện cơ sở vật chất thật tốt cho trẻ khi tổ chức hoạt động ngồi trời này. Vì vậy điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình nâng cao nhận thức cho trẻ.

<i>* Mức độ việc sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời </i>

Để tìm hiểu thực trạng này chúng tôi đã sử dụng câu hỏi với nội dung: Theo chị việc sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngồi trời ở mức độ nào? Và chúng tơi thu được kết quả ở

<i>bảng 2.8 </i>

</div>

×