Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

cơ sở lý luận nào để rút ra nguyên tắc khách quan nguyên tắc toàn diện phân tích các cơ sở đó chọn 1 trong 2 nguyên tắc vận dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.01 KB, 17 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂNVĂN </b>

<b>TIỂU LUẬN CUỐI KÌ</b>

<b>MƠN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN</b>

<b>HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN VŨ XUÂN</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023NỘI DUNG THỰC HIỆN</b>

<b>CÂU HỎI: </b>

<b>1. Cơ sở lý luận nào để rút ra ngun tắc Khách quan, ngun tắcTồn diện? Phân tích các cơ sở đó. Chọn 1 trong 2 nguyên tắc,vận dụng phân tích một hiện tượng xã hội ở Việt Nam hiện nay.2. Phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình</b>

<b>độ phát triển của lực lượng sản xuất? Tại sao nói: nguồn nhânlực có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự phát triển của xãhội? Nêu những thành tựu trong phát triển nguồn nhân lực ởViệt Nam hiện nay?</b>

<b>3. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội tác động như thế nàođến con người Việt Nam hiện nay. Chứng minh bằng thực tiễn.BÀI LÀM:</b>

<b>1. Cơ sở lý luận nào để rút ra ngun tắc Khách quan, nguntắc Tồn diện? Phân tích các cơ sở đó. Chọn 1 trong 2 nguyên tắc, vậndụng phân tích một hiện tượng xã hội ở Việt Nam hiện nay</b>

<b>1. 1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan</b>

- Để có được cơ sở lý luận mà rút ra nguyên tắc khách quan thì chúng ta phải đi từ mối quan hệ duy vật biện chứng giữa vật chất và ý thức: Vật chất tác động lên ý thức và ý thức ngược lại cũng tác động lên vật chất. Vậy như thế thì trước hết chúng ta cần phải hiểu vật chất và ý thức là gì?

<b>1. 1. 1. Vật chất</b>

- Vật chất là một phạm trù triết học ra đời trong triết học Hy Lạp vào thời kỳ cổ đại và xung quanh khái niệm này đã có khá nhiều cuộc tranh luận gay gắt nổ ra giữa hai đường lối là “ Democrit” và “ Platon” về nguyên bản của thế giới: “ Thế giới bắt đầu từ đâu và quay trở về đâu?”. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại hầu như đều đồng nhất vật chất với một dạng cụ thể như lửa, nước, khơng khí,… và tiêu biểu nhất là khái niệm hạt nhỏ nhất: Học thuyết nguyên tử của Democrit. Đến thời kì cận đại thì phát hiện ra thêm electron. Sau đó, cuối thế kỷ XIX-XX, diễn ra cuộc khủng hoảng vật lý học. Trước

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

bối cảnh đó thì V.I.Lênin đã bắt đầu nghiên cứu về vật lý cũng như những khó khăn của vật lý trong việc giải thích thế giới. Việc giải quyết khủng hoảng đã làm thay đổi quan niệm về vật chất. [4]

- Theo Lênin, ông cho rằng vật chất là một phạm trù triết học “ rộng đến cùng cực, rộng nhất, mà cho đến nay, nhận thức luận vẫn chưa vượt qua được” của hiện thực khách quan.

<i>“ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đượcđem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chéplại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.</i>

<i> V.I.Lênin khẳng định vật chất khơng có nghĩa gì khác hơn là “ thực tạikhách quan tồn tại độc lập đối với ý thức con người và được ý thức conngười phản ánh”. Có thể hiểu rằng những thứ có tính khách quan thì đều là</i>

<i>vật chất: “ Tính khách quan là tính độc lập, sự tồn tại không phụ thuộc vào</i>

<i>ý thức của con người”. Định nghĩa vật chất đó của V.I.Lênin bác bỏ được</i>

<i>quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, bác bỏ thuyết không thể biết, đã khắc</i>

phục được những hạn chế trong các quan điểm của chủ nghĩa duy vật về vật chất. Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cung cấp nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luận khoa học để đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, thuyết khơng thể biết, chủ nghĩa duy vật siêu hình và mọi biểu hiện của chúng trong triết học tư sản hiện đại về phạm trù này.

<i>Trong nhận thức và thực tiễn, đòi hỏi con người phải quán triệt nguyên tắc</i>

<i>khách quan - xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan,</i>

nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan...

<b>1. 1. 2. Ý thức</b>

<b>- Ý thức được hiểu theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin là một phạmtrù song song với phạm trù vật chất. Có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc</b>

xã hội.

- Ý thức là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực. Ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất cùng với sự xuất hiện con người. Ý thức là ý thức của con người, nằm trong con người và khơng thể tách rời con người. Theo đó, ý thức bắt nguồn từ một thuộc tính của vật chất - thuộc tính phản ánh - phát triển nên. Ý thức được ra đời là kết quả phát triển lâu dài của thuộc tính phản ánh của vật chất. Nội dung của ý thức là thông tin về thế giới bên ngoài, về vật được phản ánh. Ý thức

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Đây là phản ánh tích cực chủ động. Bộ óc người là cơ quan phản ánh, song chỉ có bộ óc thơi thì chưa thể có ý thức. Khơng có sự tác động của thế giới bên ngồi lên các giác quan và qua đó đến bộ óc thì hoạt động ý thức khơng thể xảy ra. Như vậy, bộ óc người (cơ quan phản ánh về thế giới vật chất xung quanh) cùng với thế giới bên ngồi tác động lên bộ óc - đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

- Điều kiện tiên quyết để ý thức được ra đời thì ngồi những điều kiện tiền đề là nguồn gốc tự nhiên của ý thức ra thì cịn phải kèm theo điều kiện nguồn gốc xã hội của ý thức. Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội và nhiều hình thức khác nhau trong đời sống tinh thần của con người. Nguồn gốc quan trọng nhất quyết định trực tiếp đến sự ra đời, hình thành và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn của xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội.

<i>- Chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên cơ sở lý luận phản ánh: về bản</i>

<i>chất, coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc conngười một cách năng động, sáng tạo; ý thức là hình ảnh chủ quan của thếgiới khách quan.</i>

- Ý thức là một điểm khiến cho sinh vật, đặc biệt là con người khác biệt so với mọi thứ xung quanh. Đây là sự hồn thiện về trí óc của nhân loại, cùng theo đó các hoạt động thực tiễn xã hội chính là cái nền cho đặc tính phản ánh- ý thức của con người từ đó mà phát triển theo.

<b>1. 1. 3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức </b>

- Các sự vật và hiện tượng trong thế giới cực kỳ đa dạng, gắn bó hết sức mật thiết với nhau, phụ thuộc vào nhau và hoàn toàn thống nhất với nhau. Bằng sự phát triển lâu dài của bản thân triết học cùng theo đó là sự phát

<i>triển của khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng bản chất</i>

<i>của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất.</i>

- Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó, khẳng định rằng trong mối quan hệ giữa vật chất

<i>và ý thức thì: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý</i>

<i>thức, quyết định ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông</i>

qua hoạt động thực tiễn của con người; vì vậy, con người phải tơn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình. Nếu ý

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

thức có thể tác động trở lại vật chất thơng qua hoạt động trở lại vật chất

<i>thông qua hoạt động thực tiễn thì con người phải phát huy tính năng động</i>

<i>chủ quan.</i>

 <b>Vật chất quyết định ý thức</b>

- Như đã nói, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức.

- Vật chất quyết định được nội dung của ý thức: Nội dung ý thức chính là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan trong não bộ của con người. Sự phát triển của các hoạt động thực tiễn tạo nên động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú và độ sâu sắc của nội dung ý thức con người qua các thế hệ.

- Vật chất quyết định bản chất của ý thức: Bản chất ý thức là phản ánh tích cực, sáng tạo của hiện thực khách quan. Thế giới vật chất được truyền tải vào bộ óc con người và được cải biên lại. Vật chất là cơ sở để hình thành bản chất của ý thức.

- Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức: Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều được gắn liền với sự biến đổi của vật chất. Vật chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi theo.Vật chất ln vận động và biến đổi nên con người cũng ngày càng phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Ý thức cũng từ đó phát triển cả về nội dung và hình thức phản ánh. Đời sống vật chất phải được đáp ứng thỏa mãn thì con người chúng ta mới hướng tới đời sống tinh thần. Điều này đã chứng minh cho quan

<i>niệm vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.</i>

 <b>Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất</b>

- Ý thức có tính độc lập tương đối: Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào bộ óc con người, nhưng ý thức vẫn có “sự sống” riêng của nó và khơng lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất mà cịn tác động ngược lại, trở lại với thế giới vật chất.

- Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ hoạt động thực tiễn mà ý thức có thể làm thay đổi những điều kiện, hồn cảnh vật chất. để phục vụ đời sống con người.

- Vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ định hướng hoạt động và hành động của con người, nó có thể quyết định hoạt động của con người là đúng hay sai, thành công hay không thành công, ý thức không trực tiếp sáng

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

tạo, cải tạo thế giới mà là cung cấp cho con người những tri thức về các sự vật hiện tượng khách quan từ điểm nhìn để cho phép con người xác định mục tiêu, kế hoạch và hành động.Ý thức tác động trở lại vật chất theo hai hướng:

• Tích cực: Nhờ phản ánh đúng hiện thực, ý thức sẽ là động lực thúc đẩy vật chất phát triển.

• Tiêu cực: Do phản ánh sai hiện tại, ý thức thực chất có thể kìm hãm sự phát triển của vật chất.

- Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của ý thức ngày càng tăng lên, nhất là trong thời đại tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất lớn nhưng không thể vượt quá tính quy định của những tiền đề vật chất đã xác định, nó phải được hỗ trợ bởi những điều kiện khách quan và khả năng chủ quan của chủ thể hoạt động, những điều này chứng tỏ ý thức phản ánh hiện thực và có mục tiêu, phương hướng giả định để tác động lại vật chất, tạo sự phát triển cho vật chất.

<b>1. 2. Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện</b>

- Để tìm hiểu sâu về bản chất của thế giới này, chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh hiện thực khách quan. Từ đó xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Ph.Ăng-ghen định nghĩa:

<i>“ Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ </i>

<i>biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội lồi người và của tư duy."</i>

Trong đó có hai ngun lý cơ bản, đóng vai trị cốt lõi trong phép biện chứng duy vật là nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển. Sau đây chúng ta sẽ chỉ đi sâu vào nguyên lí về mối liên hệ phổ biến.

<b>1. 2. 1 Mối liên hệ phổ biến là gì </b>

- Trước hết chúng ta có khái niệm mối liên hệ là dùng để chỉ sự quy định ràng buộc, sự tác động tương hỗ và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới.

- Còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các vật ( bao gồm đối tượng vật chất hữu hình lẫn đối tượng

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

tinh thần của thế giới), trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, khẳng định rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, không loại trừ sự vật hiện tượng nào hay lĩnh vực nào. Thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật.

- Nguyên lý này được dựa trên một khẳng định trước đó của triết học Mác-Lênin là khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo nên thế giới dù đa dạng, phong phú, khác nhau đến đâu thì đều giống nhau. Chúng chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới thống nhất, duy nhất: thế giới vật chất.

<i>“ Tính thống nhất của thế giới là ở tính vật chất của nó, và tính vật chất này được chứng minh không phải bằng ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảothuật, mà bằng sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên”_ Ăng-ghen</i>

<i>- Theo Bác Hồ thì: Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, là một nguyên tắc</i>

<i>căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. </i>

Nhờ sự thống nhất này mà chúng không thể tồn tại biệt lập với nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chúng chuyển hóa lẫn nhau theo những mối liên hệ xác định. Trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định

<i>mối liên hệ phổ biến là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, tácđộng và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sựvật, các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới quan.</i>

 <b>Khái niệm</b>

Gồm 3 khái niệm:

<b>- Tính quy định lẫn nhau: trong tự nhiên, trong xã hội và ngay cả trong tư</b>

duy, hai sự vật này quy định lẫn nhau (A thế nào thì B thế ấy và ngược lại). - Tương tác lẫn nhau: diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp (A tác động đến B và ngược lại).

- Tính chuyển hóa lẫn nhau: ( A biến đổi B và ngược lại).

Ví dụ: Thực vật, nước, khơng khí có mối quan hệ phổ biến. Bởi vì nước và khơng khí là điều kiện gắn liền với sự tồn tại của thực vật, thực vật có tác dụng thanh lọc nước và khơng khí => Chúng có tính quy định lẫn nhau trong tự nhiên. Có thực vật mới có được khí Oxi trong khơng khí thơng qua q trình quang hợp giúp con người thở, giảm tình trạng ơ nhiễm mơi trường khí,.. nhờ thực vật thì mới bảo vệ được nguồn nước thông hệ rễ

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

của cây giúp hình thành các khoảng trống trong đất, lượng nước mưa chảy theo chiều dài của rễ sẽ xuống bổ sung cho hệ thống nước ngầm, giúp dự trữ nguồn nước,… Ngược lại thì có nước và khơng khí mới cung cấp được chất cần thiết giúp cho thực vật phát triển => Có tính tương tác lẫn nhau. Và tùy vào nguồn nước, khơng khí như nào thì thực vật sẽ tồn tại và biến đổi ra sao => Tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, tạo nên quá trình vận động, phát triển sự sống khơng ngừng. Có tính quy định, tương tác và chuyển hóa lẫn nhau.

<b>1. 2. 2. Tính chất của nguyên lý mối liên hệ phổ biến</b>

Bao gồm 3 tính chất:

- Tính khách quan của mối liên hệ: Các mối liên hệ tác động cho cùng là sự phản ánh mối liên hệ và sự quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới tồn tại khách quan, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người, do đó mối liên hệ là tất yếu, là khách quan, vốn có của sự vật và hiện tượng. Phép biện chứng duy vật đã khẳng định tính khách quan của các mối liên hệ và tác động qua lại trong thế giới. Giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, giữa hiện tượng này với hiện tượng khác. Chúng tác động qua lại, chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau. Cái này là cái vốn có trong bản thân sự vật, nó tồn tại độc lập và khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay nhận thức của con người. Sở dĩ có tính khách quan là vì thế giới vật chất có tính khách quan. Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ vật chất trong các hoạt động thực tiễn của mình.

- Tính phổ biến của mối liên hệ: các mối liên hệ thể hiện ở chỗ dù ở bất kỳ đâu, bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ vai trị, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, ý thức con người, cũng như các mặt, các yếu tố, quá trình trong các sự vật, hiện tượng.

- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ: mối liên hệ của mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau trong mỗi lĩnh vực khác nhau thì đều có mối liên hệ cùng những đặc điểm, vị trí, vai trị khác nhau. Một sự vật có thể có nhiều mối liên hệ khác nhau và giữ vị trí, vai trị khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó. Điều kiện, hồn cảnh khác nhau thì tính chất, vai trị cũng khác. Ngun lý về mối liên hệ phổ biến khái quát được toàn cảnh thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vơ hạn của thế giới khách quan; tính có hạn của sự vật, hiện tượng

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến, được quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình thức, vai trị khác nhau.

Ví dụ như mỗi người khác nhau đều sẽ có các mối quan hệ khác nhau với cha mẹ, anh em, bạn bè khác nhau. Các mối quan hệ ấy có thể tệ hoặc tốt ở mỗi giai đoạn khác nhau và đều giữ một tính chất, vị trí vai trị đối với mỗi người.

<b>1. 3. Chọn 1 nguyên tắc và vận dụng, phân tích 1 hiện tượng xãhội ở Việt Nam hiện nay: </b>

- Nguyên tắc toàn diện:

<i>Theo Lênin: Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và</i>

<i>nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vậtđó</i>và ơng cũng cho rằng: Phép biện chứng địi hỏi người ta phải chú ý đên tất cả các mặt của mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó.

- Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các

sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiến con người phải

<i>tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện. </i>

<i>- Quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên</i>

hệ qua

lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp.

- Ngun tắc tồn diện địi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên và lưu ý đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật... để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân.

- Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc toàn diện chúng ta sẽ đi vào bàn luận, phân tích và vận dụng nó vào hiện tượng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể thì là về nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay.

<b>1. 3. 1. Bạo lực gia đình là gì</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>- Theo khoản 2 Điều 1 Luật phịng chống bạo lực gia đình năm 2007, bạo</b>

lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình [5]

- Các hành vi bạo lực gia đình được nêu trong điều 2 Luật phịng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định như hành hạ, ngược đãi, lăng mạ, áp lực tâm lý, cưỡng ép quan hệ tình dục,…

- Theo thống kê

<b>2. Phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất vớitrình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Tại sao nói: nguồn nhânlực có vai trị quan trọng hàng đầu trong sự phát triển của xã hội?Nêu những thành tựu trong phát triển nguồn nhân lực ở Việt Namhiện nay?</b>

<b>2. 1. Phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất vớitrình độ phát triển của lực lượng sản xuất</b>

<b>2. 1. 1. Quan hệ sản xuất là gì</b>

- Xét cho cùng, nền văn minh nhân loại được quyết định bởi sự phát triển đúng đắn của lực lượng sản xuất. Vì vậy, việc nghiên cứu các quy luật vận động và các hình thức phát triển của lực lượng sản xuất là một điều hết sức quan trọng. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để về mọi mặt, từ xã hội cũ sang xã hội mới. Cách mạng vô sản thành công vang dội và kết thúc khi những cơ sở kinh tế - chính trị và tư tưởng của xã hội mới được đặt ra, đây là thời kỳ xây dựng lực lượng sản xuất mới dẫn đến quan hệ sản xuất mới, hình thành quan hệ sản xuất mới, quan hệ sở hữu mới.

- Quan hệ sản xuất là phạm trù triết học chỉ quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất gồm quan hệ sở hữu các tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất và quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra. Quan hệ sản xuất do con người tạo ra nhưng sự hình thành và phát triển một cách khách quan khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. C.Mác viết: "Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên. Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động

</div>

×