Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

môn học kinh doanh quốc tế 1 đề tài nhật bản và những cơ hội đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 36 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING</b>

<i><b> Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Thị Thu Oanh Thành viên thực hiện: 1. Hồ Mai Anh</b></i>

<i> 2. Ngô Thị Thanh Hiền 3. Hoàng Hồng Thắm 4. Nguyễn Gia Quý Toàn 5. Trần Thị Huyền Trang</i>

<i> 6. Nguyễn Vũ Trình</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU</b>

<b>1. TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN...6</b>

<b>1.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội...6</b>

<b>1.2. Đặc điểm văn hóa trong kinh doanh...13</b>

<b>2. TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ...19</b>

<b>4. UBER THẤT BẠI TẠI NHẬT BẢN...36</b>

<b>NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO...38</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

<i>"Tại sao Nhật Bản là điểm đến đầu tư hấp dẫn?”</i>

Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới và hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam với kim ngạch thương mại trên 30 tỷ USD. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/10/2017, Nhật Bản đứng thứ 2 trong số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký 6,07 tỷ USD, chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, Nhật Bản trải qua giai đoạn suy thoái kinh tế, Chính phủ Nhật Bản đã có những chính sách cải thiện để phục hồi nhanh chóng nền kinh tế, một trong số đó là chương trình giảm thuế TNDN cho các DN nước ngoài. Cơ hội và tiềm năng cho các DN Việt Nam vào Nhật Bản còn rất lớn trong bối cảnh hội nhập và hợp tác ngày càng sâu và rộng giữa hai nước. Hiện tại số lượng người Việt Nam sang Nhật học tập, làm việc đang đạt con số lớn nhất từ trước đến nay. Ngoài ra, khoảng cách địa lý, cùng thuộc khu vực Đông Á cũng là một lợi thế nổi bật. Hơn nữa, môi trường đầu tư kinh doanh của Nhật Bản gần như đã hoàn thiện, rất thuận lợi cho các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra, Nhật Bản cũng thay đổi nhiều chính sách thu hút các DN FDI, hình thành đặc thu kinh tế cho DN nước ngoài với nhiều ưu đãi, đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ cho DN.So với giai đoạn trước, hiện Nhật Bản đã có rất nhiều ưu đãi chính sách hỗ trợ khơng chỉ riêng lĩnh vực sản xuất chế tạo, mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác trong danh mục đầu tư như nông nghiệp, vận tải, cơng nghệ thơng tin…

Điều đầu tiên có thể nhận thấy Việt Nam có thế mạnh về lĩnh vực CNTT, bản thân các DN Nhật cũng nhìn nhận nhân lực trong lĩnh vực CNTT của Việt Nam rất phát triển, chắc chắn sẽ có những thành cơng khi đầu tư sang Nhật. Khơng nên gói gọn trong lĩnh vực CNTT, mà chỉ nên coi là thế mạnh bước đầu, Việt Nam có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực khác như điều dưỡng, nông nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực khởi nghiệp của các bạn trẻ. Về cơ bản chỉ cần các DN Việt Nam tuân thủ các quy định pháp luật cũng như những văn bản hướng dẫn trên tinh thần pháp luật của Nhật Bản thì dường như khơng có bất cứ một rào cản nào trong đầu tư. Và đây được xem như là một thời điểm vàng để các DN Việt Nam đầu tư vào Nhật Bản. Do đó,

<b>nhóm chúng tơi đã chọn đề tài: “NHẬT BẢN VÀ NHỮNG CƠ HỘI ĐẦU TƯ” làm đề tài</b>

nghiên cứu của nhóm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>1.TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN</b>

<b>1.1.Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội </b>

<i><b>a) Vị trí địa lý</b></i>

Nhật Bản là một đảo quốc ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nước này nằm bên rìa phía đơng của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đơng và đảo Đài Loan ở phía nam. Chữ kanji trong quốc hiệu Nhật Bản nghĩa là "gốc của Mặt Trời", và người ta thường gọi Nhật Bản bằng biệt danh "Đất nước Mặt Trời mọc".

<i><b>b) Địa hình và khí hậu</b></i>

Nhật Bản là một quần đảo núi lửa với khoảng 6.852 đảo, chủ yếu nằm trong khu vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt, nhưng có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất nước. Bốn hòn đảo lớn nhất là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku chiếm khoảng 97% diện tích đất liền của nước này, nhưng phần nhiều chỉ là rừng và núi với nguồn tài nguyên khoáng sản rất hạn chế. Quần đảo được chia thành 47 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý.

<i><b>c) Tài nguyên thiên nhiên</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>- Nhật Bản có rất ít tài ngun thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm,</i>

chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nơng dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngồi.

<i>- Nhật Bản có chín vùng sinh thái rừng để phản ánh rõ khí hậu và địa lý của cả đảo.</i>

Chúng bao gồm từ rừng ẩm lá rộng cận nhiệt ở Ryūkyū và quần đảo Ogasawara đến các khu rừng hỗn hợp lá rộng ôn đới trong nền khí hậu nhẹ của các đảo chính, và đến với các rừng lá kim ôn đới ở những phần lãnh thổ lạnh lẽo thuộc những hòn đảo miền bắc. Nhật Bản có hơn 90.000 lồi động vật hoang dã, trong đó có gấu nâu, khỉ Nhật Bản, lửng chó Nhật Bản và kỳ giơng khổng lồ Nhật Bản. Nước này đã thành lập một mạng lưới lớn các vườn quốc gia nhằm bảo vệ các quần động vật và thực vật quan trọng cũng như 37 vùng đất ngập nước ngập Ramsar. Bốn địa điểm đã được UNESCO cơng nhận là di sản thế giới vì có giá trị nổi bật về mặt thiên nhiên.

<i><b>d) Dân số</b></i>

<i>Dân số Nhật Bản vào khoảng 127,2 triệu người, đứng thứ 11 thế giới, tập trung chủ yếu ở cácvùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Người Nhật chiếm khoảng 98,5% tổng dân số đất nước. Gần</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

9,1 triệu cư dân sống tại trung tâm Tokyo, (thủ đô không chính thức của đất nước), cũng là thành phố đơng dân thứ tám trong khối OECD và là thành phố toàn cầu đứng hàng thứ tư thế giới. Vùng thủ đô Tokyo, bao gồm thủ đô và một vài tỉnh xung quanh nó, là đại đơ thị lớn nhất thế giới với hơn 35 triệu dân và có nền kinh tế đô thị phát triển nhất hành tinh.

Phần lớn là đồng nhất về ngơn ngữ và văn hóa ngoại trừ thiểu số những cơng nhân nước ngồi, Zainichi Hàn Quốc, Zainichi Trung Quốc, người Philippines, người Nhật gốc Brasil. Tộc người chủ yếu là người Yamato cùng với các nhóm dân tộc thiểu số như người Ainu hay Ryūkyū.

<i><b>e) Văn hóa </b></i>

<i>Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa Nhật đã phát</i>

triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jōmon cho tới thời kỳ đương thời, mà trong đó chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản bao gồm các ngành nghề thủ công như ikebana, origami, ukiyo-e, đồ chơi, đồ gỗ sơn mài và gốm sứ; các môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, nhảy, kabuki, nō, rakugo, ngồi ra cịn phải kể đến những nét đặc sắc truyền thống khác như trà đạo, Budō, Kimono, kiến trúc, vườn Nhật và cả gươm Nhật. Ẩm thực Nhật Bản hiện nay là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới.

<i>- Tôn giáo: Nhật Bản là nước có nhiều tơn giáo. Thần đạo, tơn giáo lâu đời nhất ở Nhật</i>

Bản, là sự phức hợp của những tín ngưỡng sơ khai ở Đơng Á. Thần đạo có các vị thần được gọi là "kami" có thể ban phúc lành, chẳng hạn như một cuộc hôn nhân. Vào thế kỉ thứ VI, Phật giáo hệ phái Bắc Tông du nhập vào Nhật Bản qua Triều Tiên. Nghệ thuật và kiến trúc tinh tế của đạo Phật khiến cho tôn giáo này thu hút được sự quan tâm của triều đình lúc đó và Phật giáo trở thành quốc giáo của Nhật Bản. Đạo Phật nhanh chóng được truyền bá khắp Nhật Bản và nhiều tông phái Phật giáo đã ra đời và phát triển, trong đó nổi tiếng nhất ở phương Tây là Thiền tông (Zen). Thiên chúa giáo do người Bồ Đào Nha du nhập vào Nhật Bản năm 1549 và được khá nhiều người Nhật tin theo. Ngày nay ở Nhật khơng có một tơn giáo nào nổi trội và trên thực tế, có nhiều người Nhật cùng lúc tin theo nhiều tôn giáo khác nhau. Nhưng Phật giáo vẫn được xem là quốc giáo của Nhật Bản với khoảng 90 triệu tín đồ và ảnh hưởng của nó vơ cùng to lớn, sâu sắc vào mọi mặt trong văn hóa, xã hội và lối sống của người Nhật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>Các vị kami trong Thần đạo của Nhật Bản.</i>

<i>- Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học dân tộc lâu đời nhất và giàu có nhất</i>

thế giới nảy sinh trong mơi trường nhân dân rộng lớn từ thuở bình minh của các bộ tộc Nhật Bản, rất lâu trước khi quốc gia Nhật Bản được thành lập. Chúng ta không biết ngọn nguồn của văn học thành văn Nhật Bản khởi điểm chính xác từ khi nào, chỉ có thể ước định qua những tác phẩm khởi nguyên của văn học Nhật Bản vẫn được đánh giá là kiệt tác cổ điển như Vạn diệp tập thế kỷ thứ VIII, thi tuyển tập hợp 3 thế kỷ thi ca trước đó của Nhật Bản và các cuốn sử Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ văn bản hóa các truyền thuyết, huyền thoại lập quốc Nhật Bản.

<i>- Ẩm thực: Ẩm thực Nhật Bản rất phong phú và đặc biệt. Bao gồm sushi, trà đạo và các</i>

món khác như các loại bánh làm từ bột gạo.

Tuy nhiên, ẩm thực Nhật Bản cũng khá nguy hiểm với những món ăn như gỏi cá nóc và fugu, được chế biến từ cá xem sao của Nhật Bản. Phần bắp và bụng được coi là khá an tồn, nhưng phải có một con mắt thật tinh tường để loại đi những chất độc. Đã bao người phải bỏ mạng vì ăn phải chất độc của món fugu này. Thế nhưng đây được coi là đặc sản của Nhật Bản. Ở trung tâm Tokyo có rất nhiều nhà hàng chế biến món này. Thực khách sẽ tấm tắc khen ngon nếu họ còn sống sau khi ăn món này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Kẹo Nhật Bản truyền thống được biết đến như là wagashi. Các thành phần như đậu đỏ và mochi được sử dụng. Món ăn ngày nay hiện nay bao gồm kem trà xanh, một hương vị rất phổ biến. Hầu như tất cả các nhà sản xuất đều sản xuất một phiên bản của nó. Kakigori là một món tráng miệng đá cay có hương vị xi rơ hoặc sữa đặc. Nó thường được bán và ăn ở các lễ hội mùa hè. Các loại đồ uống phổ biến ở Nhật như sake, đó là đồ uống có gạo nâu mà thường chứa 15% ~ 17% cồn và được làm từ quá trình lên men gạo. Bia được sản xuất ở Nhật Bản từ cuối những năm 1800 và được sản xuất ở nhiều vùng bởi các công ty bao gồm Nhà máy bia Asahi, Nhà máy bia Kirin và Nhà máy bia Sapporo - nhãn hiệu bia lâu đời nhất ở Nhật Bản.

<i>Sushi, món ăn đặc trưng của Nhật Bản thường ăn kèm với wasabi.</i>

<i><b>f) Ngôn ngữ</b></i>

Tiếng Nhật được viết trong sự phối hợp ba kiểu chữ: chữ Hán hay Kanji và hai kiểu chữ đơn âm mềm Hiragana (Bình Giá Danh) và đơn âm cứng Katakana (Phiến Giá Danh). Kanji dùng để viết các từ Hán (mượn của Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa. Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, đi động từ, tính từ,… Katakana dùng để phiên âm từ vựng nước ngoài, trừ tiếng Trung và từ vựng của một số nước dùng chữ Hán khác. Bảng ký tự Latinh Rōmaji cũng được dùng trong tiếng Nhật hiện đại, đặc biệt là ở tên và biểu trưng của các công ty, quảng cáo, nhãn hiệu hàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

hóa, khi nhập tiếng Nhật vào máy tính và được dạy ở cấp tiểu học nhưng chỉ có tính thí điểm. Số Ả Rập theo kiểu phương Tây được dùng để ghi số, nhưng cách viết số theo ngữ hệ Hán-Nhật cũng rất phổ biến.

<i><b>g) Chính trị</b></i>

<i>- Nhật Bản là một nước theo hệ thống qn chủ lập hiến,</i>

quyền lực của Hồng đế vì vậy rất hạn chế. Theo hiến pháp, Thiên hoàng được quy định là một "biểu tượng của Quốc gia và của sự hịa hợp dân tộc." mang tính hình thức lễ nghi. Quyền điều hành đất nước chủ yếu được trao cho Thủ tướng và những nghị sĩ do dân bầu ra. Đương kim Thiên hoàng Akihito đứng đầu Hoàng gia Nhật Bản; con trai ơng, Hồng thái tử Naruhito, là người tiếp theo kế vị triều đại Ngai vàng Hoa cúc.

<i>- Cơ quan lập pháp dân cử của Nhật Bản là Quốc hội, đặt trụ sở tại Chiyoda, Tokyo. Quốc</i>

hội họat động theo cơ chế lưỡng viện, trong đó Hạ viện có 480 ghế, được cử tri bầu chọn sau mỗi bốn năm hoặc sau khi giải tán, và Thượng viện có 242 ghế, được cử tri bầu chọn cho nhiệm kỳ sáu năm và cứ mỗi ba năm được bầu lại một nửa số thành viên. Quyền bầu cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu thuộc về mọi công dân Nhật Bản

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

trên 18 tuổi khơng phân biệt nam-nữ, trong đó áp dụng phương thức bỏ phiếu kín tại tất cả đơn vị bầu cử. Các nghị sĩ quốc hội chủ yếu là người của Đảng Dân tiến có khuynh hướng tự do xã hội và Đảng Dân chủ Tự do có khuynh hướng bảo thủ. Đảng Dân chủ Tự do đã liên tiếp giành thắng lợi trong các cuộc tổng tuyển cử kể từ năm 1955, ngoại trừ hai giai đoạn từ năm 1993 đến 1994 và từ năm 2009 đến 2012. Đảng này chiếm 294 ghế trong Chúng Nghị viện và 83 ghế trong Tham Nghị viện.

<i>- Thủ tướng Nhật Bản là người đứng đầu chính phủ do</i>

Quốc hội chọn ra từ các nghị sĩ thành viên và được Thiên hoàng sắc phong. Thơng thường người đứng đầu một đảng chính trị chiếm đa số ghế trong Quốc hội sẽ được giới thiệu giữ chức Thủ tướng. Thủ tướng lãnh đạo nội các và có thể chỉ định hay bãi nhiệm Bộ trưởng Quốc vụ. Sau chiến thắng áp đảo của Đảng Dân chủ Tự do trong cuộc tổng tuyển cử năm 2012, Abe Shinzō thay thế Noda Yoshihiko giữ chức Thủ tướng từ ngày 26 tháng 12 năm 2012 và trở thành Thủ tướng Nhật Bản thứ sáu tuyên thệ nhậm chức trong vòng sáu năm của đất nước này. Mặc dù việc bổ nhiệm Thủ tướng được tiến hành một cách chính thức bởi Thiên hoàng, Hiến pháp Nhật Bản quy định những người được Thiên hồng bổ nhiệm vào vị trí này đều phải theo sự chỉ định của Quốc hội.

<i>- Luật thành văn do Quốc hội soạn và được sự phê chuẩn của Thiên hoàng. Hiến pháp quy</i>

định Thiên hoàng ban hành những điều luật đã được Quốc hội thông qua, mà không trao cho vị vua quyền hạn cụ thể nào để bác bỏ dự luật. Hệ thống cơ quan tư pháp Nhật Bản chia thành bốn cấp bậc: Tòa án Tối cao và ba cấp tòa án thấp hơn. Chánh Thẩm phán Tịa án Tối cao do Thiên hồng sắc phong theo chỉ định của Quốc hội, trong khi các Thẩm phán Tòa án Tối cao do nội các bổ nhiệm. Trụ cột của pháp luật Nhật Bản gọi là Lục pháp.

<i><b>h) Kinh tế</b></i>

<i>- Sau Thế Chiến 2, kinh tế Nhật bản bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các</i>

chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) và triển cao

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

độ (1955-1973) làm thế giới phải kinh ngạc. Người ta gọi đó là "Thần kì Nhật Bản". Tuy nhiên, từ năm 1974 tới 1989, kinh tế tăng trưởng chậm lại, và đến năm 1990 thì lâm vào khủng hoảng trong suốt 10 năm. Người Nhật gọi đây là Thập niên mất mát.

<i>- Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có</i>

nền kinh tế lớn đứng thứ ba trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc). Trong 20 năm (từ 1990 tới 2010), Nhật Bản luôn giành vị trí thứ hai về kinh tế nhưng đã bị Trung Quốc vượt qua từ đầu năm 2010. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tính đến năm 2016 là 4.730 tỷ USD, GDP trên đầu người là 40,090 USD (2017), đứng thứ 3 thế giới và đứng thứ hai châu Á (sau Trung Quốc). Cán cân thương mại thặng dư và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư của Nhật bản ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đồn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng yên Nhật.

<b>1.2.Đặc điểm văn hóa trong kinh doanh </b>

<b>Giao tiếp Người Nhật có truyền thống theo đuổi cái đẹp,</b>

sự hồn hảo, song thường sống kín đáo, khiêm nhường, giao tiếp theo chuẩn mực và ngầm

Người Nhật thường không từ chối

Người Nhật nói có trong khi thật ra họ lại khơng muốn điều đó. Thực tế là người Nhật thường hay có xu hướng từ chối, nhưng để tránh làm mất lòng đối phương hoặc giữ thể diện, họ sẽ nói ngược lại.

Họ rất nhạy cảm với từng lời nói, hành động cũng như cử chỉ của bạn. Trong giao tiếp xã hội, người Nhật thường lưu ý những cử chỉ, phong cách ứng xử để nhận định về của người đối diện hơn dựa vào lời họ nói. Người Nhật tin rằng những cử chỉ, sắc thái phi ngôn từ nói lên được nhiều điều hơn là những lời nói giao

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>thơng</b> hiện đại, dịch vụ tốt, tàu điện ngầm, tàu nổi và xe buýt rất phổ biến và thuận tiện. Ngoài ra, xứ sở này cịn có hệ thống thơng tin, chỉ dẫn tại các ga tàu rất rõ ràng, dễ hiểu; đặc biệt có cả chỉ dẫn bằng tiếng Anh kèm theo.

<b>quan hệ</b> <sup>Nhật Bản cũng nổi tiếng là một thị trường đặc</sup>trưng bởi văn hóa doanh nghiệp ngầm. Theo hãng tư vấn Global Business Culture, top 3 bí quyết để làm kinh doanh tại Nhật Bản là "mối quan hệ", "sự tôn trọng" và "tinh tế trong mọi trường hợp".

Tại Nhật Bản, các cơng ty thường tồn tại theo mơ hình Keiretsu, Economist cho biết. Trong đó, nhiều tổ chức sẽ gắn bó thành một khối, chủ yếu bằng cách nắm cổ phần của nhau. Cấu trúc này tương đối kín kẽ, gắn chặt các cơng ty có mối quan hệ kinh doanh với nhau. Công ty nọ thường là nhà cung cấp cho cơng ty kia. Vì thế, các thành viên trong một keiretsu sẽ hoạt động vì lợi ích của nhau.

Theo quan niệm của người Nhật, tin tưởng lẫn nhau là điều tối quan trọng dẫn đến thành công trong hợp tác kinh doanh. Các công ty phải nỗ lực củng cố mối quan hệ chứ không nên chỉ chăm chăm vào các điều khoản có lợi trong hợp đồng. Những người đầu tư kỹ lưỡng vào mối quan hệ sẽ có nhiều điều khoản có lợi từ đối tác và khi có tình huống bất lợi xảy ra, họ cũng sẽ được đối tác thông cảm và linh động.

Đối với tín ngưỡng, đa phần người Nhật theo Thần đạo (Shinto), tiếp đến là Phật giáo. Vì tâm niệm theo đạo Shinto mà phần cốt lõi chính là sự thanh khiết và sự dung hịa giữa con người và thiên nhiên, người Nhật có xu hướng sống giản dị, trong sạch, không làm nhiễm bẩn tâm hồn mình, và quan trọng là, hịa hợp với tự nhiên, mơi trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>Tinh thầnlàm việc</b>

Đồn kết, trung thành, kiên trì, chăm chỉ. Nhật Bản là một quốc gia có bề dày lịch sử. Trải qua thời kỳ lịch sử, biến cố và gặp phải những trắc trở thiên tai như động đất, sóng thần năm 2011, Nhật Bản vẫn mạnh mẽ đứng lên. Chính những trắc trở và biến cố đó đã tôi luyện nên một tinh thần dân tộc mạnh mẽ, kiên trì và bền bỉ. Đặc biệt, tinh thần võ sĩ đạo đã truyền từ

Sự coi trọng hình thức được xem là một đặc điểm thể hiện văn hoá Nhật Bản. Chú ý đến hình thức bên ngồi là phép lịch sự thể hiện việc giữ gìn phẩm chất con người và đương nhiên được coi trọng trong môi trường kinh doanh. Trang phục yêu cầu có phần khác nhau tuỳ theo từng ngành và từng loại cơng việc nhưng thường thì những người làm công việc giao dịch cần phải đặc biệt lưu ý. Việc gây ấn tượng gọn gàng và cảm giác sạch sẽ bằng trang phục phù hợp với hồn cảnh cơng việc được cho là có ảnh hưởng quan trọng đến uy tín của cá nhân và sau đó là uy tín của cơng ty. Trang phục cũng là một nét văn hóa người Nhật.

Đối với trang phục nam, doanh nhân Nhật Bản đều mặc comple màu tối vì nó thể hiện sự chuyên nghiệp. Ở Mỹ hay những nước khác, không cần thiết phải mặc comple đen, nhưng ở Nhật, đó lại là điều quan trọng. Thơng thường, com ple màu tối, áo sư mi và cà vạt cổ điển luôn tạo nên phong cách doanh nhân thành đạt. Đối với trang phục nữ, nữ doanh nhân đều khuyến khích mặc đồ màu tối nhưng phải sang trọng. Đối với qui định một số công ty, phụ nữ không nên mang nhiều trang sức, giày cao gót hay váy quá ngắn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>thơng tin việc rất máy móc. Cho dù là công ty thương</b>

mại đơn thuần, trong đại đa số trường hợp, khách hàng Nhật Bản vẫn yêu cầu đối tác làm ăn đưa đến tận nơi sản xuất để tận mắt chứng kiến tổ chức, năng lực sản xuất của bạn hay của đối tác sản xuất hàng cho bạn

Tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật. Nói chung, người Nhật rất thích tặng quà. Hay đúng hơn, việc tặng quà đã trở thành một thói quen, một lễ nghi không thể thiếu được trong đời sống thường ngày của họ. Tặng quà được xem như

<b> Những lưu ý khi làm việc với người Nhật Bản :</b>

1. Để tạo dựng và duy trì một mối quan hệ tốt với người Nhật, bạn phải chân thành, tôn trọng họ, có thái độ thực sự cầu thị.

2. Kiên nhẫn thực hiện mọi cam kết và lời hứa. Nói đi đơi với làm, giữ chữ tín là đặc biệt quan trọng với họ.

3. Họ có văn hóa trung thành với các mối quan hệ nên bạn cần

4. Danh thiếp (meishi) là một công cụ giao tiếp rất quan trọng trong xã hội Nhật Bản. Vì vậy, càn lưu ý hết sức coi trọng chúng như vật quý giá, quan trọng là nhớ nhìn vào danh thiếp của đối tác trước khi cất đi, không nhét vào trong túi quần.

5. Việc đầu tiên bạn phải chuẩn bị trước khi đi công tác tại Nhật Bản cũng là chuẩn bị danh thiếp. Ngoài ra, mở đầu câu chuyện này là một nghi lễ rất quan trọng: chào và trao danh thiếp (meishi). Vậy, bạn nên trao danh thiếp ngay lúc gặp người Nhật lần đầu, phải trao bằng cả hai tay, ngửa mặt chữ lên.

6. Khi đã có danh thiếp tránh gọi nhầm tên họ trong cuộc họp, cuộc trò chuyện nào.

7. Người Nhật rất coi trọng tự do cá nhân vì vậy bạn khơng nên cười nói lớn tiếng hoặc đùa giỡn nơi công cộng làm ảnh hưởng tới người khác. Xả rác, hút thuốc nơi có bảng cấm sẽ bị phạt vi cảnh. Khi xả rác, bạn phải để ý phân loại rác theo chỉ dẫn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

8. Hầu hết các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, cửa hiệu đều thanh tốn bằng tiền n, khơng thu tiền USD.

9. Khác với phong thái kinh doanh của người Mỹ, người Nhật cần thời gian để giao tiếp tương tác, thiếu điều này sẽ dễ dẫn đến hiểu lầm hay thậm chí là mâu thuẫn.

10. Thể hiện thiện chí tìm hiểu văn hóa địa phương

11. Những dấu hiệu cho thấy người Nhật đang không thật sự muốn đồng ý với điều được đề nghị: chỉ ra rằng điều đó có thể khó thực hiện, nghiêng đầu và rít khơng khí giữa hai hàm răng, xác nhận rằng họ đã hiểu, đề nghị một giải pháp không liên quan đến vấn đề, chuyển chủ đề trò chuyện, im lặng.

12. Đừng ngại cúi chào, vì cúi đầu khi chào là một trong những nguyên tắc hành xử truyền thống của người Nhật.

13. Việc bộc lộ thẳng tình cảm ra được coi là ấu trĩ, không phù hợp với cách ứng xử của người lớn và không được coi là thanh nhã lắm. Đặc biệt, người Nhật khơng thể hiện tình yêu trước mặt người khác. Cũng có xu hướng hết sức tránh va chạm, xung đột, gây mếch lòng.

14. Rất thích khi đối tác sử dụng được tiếng Nhật vì họ cảm thấy gần gũi hơn. Hơn nữa ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ, số người nói được tiếng Anh rất ít.

15. Người Nhật Bản rất coi trọng giờ hẹn. Vì vậy, khi đi làm việc với khách Nhật, ta phải chủ động lựa chọn phương tiện hợp lý và thời gian đảm bảo tránh bị muộn vì lý do tắc đường

16. Sau khi đàm phán hay thống nhất vấn đề gì đó dù là khơng quan trọng lắm cũng cần phải làm bản tóm tắt nội dung đã thống nhất gửi lại cho đối tác

17. Chú ý tặng quà khách vào một số dịp lễ của Nhật như dịp Ơ Bơn (tháng 7), dịp này nên gửi đồ ăn; dịp cuối năm dương lịch nên tặng đồ uống

18. Tránh không nên chỉ điểm hay dùng những cử chỉ, động tác tay quá mức. Ví dụ như trong văn hóa Nhật, dấu hiệu OK mang nghĩa là tiền. Do vậy, cách thức giao tiếp này cũng nên hạn chế. Đừng nên vỗ vai hay lưng người Nhật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

19. Hạn chế bắt tay. Bởi, người Nhật ít khi bắt tay cho nên, họ không thoải mái khi làm vậy. Nụ cười mang nhiều ý nghĩa trong cách thức giao tiếp, vì thế, hãy ln tươi cười, thoải mái, sẵn sàng học hỏi, và hãy đặt câu hỏi cho cơng ty khách hàng.

20. Chú ý hình thức, ăn mặc gọn gang, sạch sẽ. Nếu muốn thể hiện sự sang trọng, thành cơng thì nên mặc complet tối đen, thắt cà vạt nếu là nam.

21. Bên cạnh giá trị sử dụng của các món quà, quà tặng của người Nhật cịn mang tính biểu trưng rất cao, như: quà tặng là xôi đậu đỏ biểu trưng cho sự may mắn, tốt lành; hay người Nhật cũng rất thích tặng nhau đũa, vì trong nhận thức của họ, đũa lúc nào cũng có đơi có cặp, và với cơng dụng với đũa là “gắp lấy”, người Nhật hình tượng hóa lên với ý nghĩa rằng với đơi đũa họ sẽ “gắp lấy” được những điều tốt đẹp trong cuộc sống như sẽ được lấy một cơ hội tốt, lấy một nghề nghiệp tốt, lấy một người yêu tốt…

22. Người Nhật đặc biệt chú ý đến việc món quà đó được gói và trang trí như thế nào, điều đó rất quan trọng với người Nhật. Với người Nhật, việc chuẩn bị, trang trí một món q quan trọng hơn giá trị sử dụng của nó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>2.TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ</b>

- Với việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết biến Nhật Bản thành quốc gia dễ dàng nhất để kinh doanh trên thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài khác ở mọi quy mơ hiện có thể tham gia vào một loạt các ưu đãi để thiết lập cửa hàng trong nền kinh tế lớn thứ ba thế giới .

Dữ liệu mới nhất cho thấy sự thành cơng của chiến dịch của chính phủ, mặc dù đến từ một cơ sở ban đầu khá thấp. Được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư lớn từ châu Á và châu Âu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản đã đạt mức cao kỷ lục 3,8 nghìn tỷ Yên (34,3 tỷ USD) trong năm 2016, theo Báo cáo Invest Japan 2017, do Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản công bố ( JETRO). Trong số các khoản đầu tư lớn được xác định bởi cơ quan chính phủ là thỏa

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

thuận mua bán và sáp nhập (M & A) lớn nhất Nhật Bản năm 2016, trong đó một tập đoàn do Vinci Sân bay của Pháp dẫn đầu đã giành được quyền quản lý tại Sân bay Quốc tế Kansai, giúp đẩy dòng vốn châu Âu lên hơn 2 nghìn tỷ . Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất với khoảng 7 nghìn tỷ yên đầu tư vào Nhật Bản, chiếm tới 1/4 tổng số người theo sau là Hà Lan với 3,8 nghìn tỷ n và Pháp với ¥ 3,4 nghìn tỷ.

Các ngành cơng nghiệp chính cho các nhà đầu tư nước ngồi tại Nhật Bản bao gồm tài chính và bảo hiểm (35%), máy móc điện (14%) và thiết bị vận tải (13,6%). Với việc thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R & D), mở rộng đầu tư từ châu Á và tập trung vào du lịch trong bối cảnh du lịch nước ngoài của Nhật Bản bùng nổ. Trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ khác của cái gọi là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

- Vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản năm 2017 giảm 3,0% so với năm trước xuống cịn 168,6 tỷ USD (tính trên số dư của cơ sở thanh tốn, rịng, lưu lượng). Điều này cho thấy một sự giảm nhẹ so với mức đỉnh của nó vào năm 2016, nhưng nó vẫn là mức cao thứ hai trước tới giờ. Đây là dấu hiệu cho thấy sự mở rộng lại hoạt động kinh doanh từng trì trệ trước đây của các cơng ty Nhật Bản tại Trung Quốc.

Gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nhật Bản đã tăng 1009078 triệu JPY vào tháng 12 năm 2018. Đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Nhật Bản trung bình 612540 triệu JPY từ năm 1996 đến 2018, như vậy đạt mức cao nhất mọi thời đại là 4520200 triệu JPY (gần 40 tỷ USD) vào tháng 9 năm 2016

Kể từ tháng 8 năm 2018, Nhật Bản đã tham gia các hiệp ước đầu tư song phương sau đây (BITs, xem bảng), các hiệp định hợp tác kinh tế (EPA, có các phần về đầu tư) và các hiệp định thương mại tự do (FTA)

<b>PartyDate of signatureDate of entry into force</b>

</div>

×