Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Thế chấp tài sản - So sánh pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam với pháp luật của nước CHDCND Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.12 MB, 75 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ANILATH VANHNABOBPHA

THE CHAP TÀI SAN - SO SÁNH PHAP LUẬT

CUA NUOC CHXHCN VIET NAM VOI

PHAP LUAT CUA NUOC CHDCND LAO Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

<small>Mã sô: 60.38.01.03</small>

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN: PGS.TS. TRAN THI HUE

HA NOI - 2015

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Để có được khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu

xắc nhất đến PGS — TS. Tran Thị Huệ — người thay đã tận tình hướng dẫn và

giúp đỡ em hồn thành khóa luận tốt nghiệp.

Em cũng xin cảm ơn sự chỉ bảo ân cần của các thầy cô trong chuyên

khoa Luật dân sự và tố tụng dân sự và toàn thể các thầy cô, bạn bè dưới mái

<small>trường Đại học Luật Hà Nội.</small>

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã động viên em trong suốt quá

<small>trình học tập ở Việt Nam.</small>

<small>Hà Nội,ngày tháng năm 2015Tác giả</small>

<small>ANILATH VANHNABOBPHA</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.</small>

<small>Cac sô liệu, vi dụ và trích dan trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác va</small>

<small>trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bô</small> trong bat kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

<small>ANILATH VANHNABOBPHA</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>LỜI CAM ĐOAN</small>

<small>DANH MỤC TU VIET TAT</small>

LỜI MỞ 2). 0 l CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VE THE CHAP TÀI SAN THEO PHÁP

<small>LUAT LAO VA PHAP LUẬT VIET NAM 0.0....c.ccccsccscscsccscsscssesessesesesestseeesnesees 71.1. Khái quát chung về thé chấp tai san theo pháp luật của nước CHDCND</small>

<small>LUÀO... Q00 HH n9 Cu 7</small>

<small>1.1.1. Khái niệm thế chấp tài sản trong pháp luật của nước CHDCND Lào...7</small>

<small>1.1.2. Đặc điểm thé chấp tài sản trong pháp luật của nước CHDCND Lao. ...8</small>

<small>1.2. Khái quát chung về thế chấp tài sản trong pháp luật của nước CHXHCNViệt Nam. ... C11111 1111111111111 v3. 91.2.1. Khái niệm thế chấp tài sản trong pháp luật của nước CHXHCN Việt01... ...--... 9</small>

<small>1.2.2. Đặc điểm thé chap tài sản trong pháp luật của nước CHXHCN ViệtRIED nan ggnL.HHh.26.108000801/086.380120101808,180.-0G.00080/015/5H6:38G1-1010100/008.18120080ã85.101/T80.330206.188288.31188/1163018318./80rgLE 101.3. Ý nghĩa thế chấp tài sản đối với pháp luật nước CHDCND Lào và ViệtTNam...-..- Q01 01 1001111 1n v34 12</small> CHUONG 2. SO SÁNH QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VE THE CHAP TÀI <small>SAN THEO PHAP LUẬT CUA LAO VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM... 15</small>

<small>2.1. Pháp luật của Lào quy định về chủ thé, đối tượng, phạm vi thé chấp tài san. ...15</small>

<small>2.1.1. Pháp luật của Lào về chủ thé của thế chấp tài sản...---- --- 15</small>

<small>2.1.2. Pháp luật của Lào quy định về đối tượng thé chấp tài sản ... 16</small>

<small>2.1.3. Pháp luật của Lào quy định về phạm vi thé chấp tài sản... 19</small>

<small>2.1.4. Về hình thức, hiệu lực của thế chấp tài sản...---- 2 55s: 202.1.5. Về hiệu lực của thé chấp TAL SẲI... HH Hs 5x. 212.1.6. Quyền và nghĩa vụ của các bên...---¿- tesestssesteststestsesesseeees 222.1.7. Xử lý tài sản thé chấp...-- ¿+ + ck2Et+kEE11E112111211111111 1111 1x 1x6 232.2. Quy định về thé chấp tài sản theo pháp luật Việt Nam... --- -- 24</small>

<small>2.2.1. Pháp luật Việt Nam quy định về chủ thé của thé chấp tài sản... 24</small>

<small>2.2.2. Pháp luật Việt Nam quy định về đối tượng của thé chấp tài sản... 25</small>

<small>2.2.3. Pháp luật Việt Nam quy định về phạm vi thé chấp tài sản... 28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>2.2.6. Quyền và nghĩa vụ của các bên...-- - + 2+52+E+EerEeEeErrrkerxee 332.2.7. Xử lý tài sản thế chấp...---:- 2 ©++22+ESEE2E2E12121211211121 1121 EEcyye, 382.3. So sánh quy định về chủ thê, đối tượng, phạm vi thế chấp tài sản của pháp</small>

<small>luật Lào và pháp luật Việt Nam. ...- - - (E2 1112 113111111111 11 re, 39</small>

2.3.1. Về chủ thé, đối tượng, phạm vi thế chấp. " 39

<small>2.3.2. So sánh quy định của pháp luật về hình thức, hiệu lực của thế chấp</small>

<small>trong pháp luật Lao và pháp luật Việt Nam...-..- 55+ sssccssveesee 40</small>

<small>2.3.3. So sánh quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cảu các bên thếchấp trong pháp luật Lào và pháp luật Việt Nam...--- - 2 2s se: 412.3.4. So sánh về xử ly tài sản thé chấp trong pháp luật Lao và pháp luật Việt</small>

<small>TT sa snassconsnas an sian oh tị nĩnngHk WA Tí 0885001068) Sa ARRAS TA HRA 5881668540. SARIS IR AAR SA ARERR SD 42</small>

<small>2.3.5. Các căn cứ châm dứt thé chap tài sản theo pháp luật của Lao và Việt</small>

<small>TENG sermons ans sense a ae. oS SU EON SE 43</small>

<small>CHUONG 3. THUC TIEN GIAI QUYET TRANH CHAP VE THE CHAPTAI SAN CUA HAI NƯỚC VA NHỮNG KIEN NGHỊ HOÀN THIEN QUYĐỊNH PHAP LUAT CUA CHDCND LAO VE THE CHAP TÀI SAN. ... 44</small>

<small>3.1. Một số nhận xét về thé chấp tài sản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam và pháp</small>

<small>luật Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. ...-- --- ¿55-2 ++++**++sves+eexeeerreeerrs 44</small>

<small>3.2. Những gợi mở nhằm hoàn thiện pháp luật thế chấp tài sản ở CHDCND</small>

<small>| tư yzgmâẳẳđầđaiẳầaiẳẳầaẳaẳiaẳaadaaaaỔÕẢÕÁ... 58</small>

<small>KẾT LUẬN ...---E- S1 ST 11121121 11111 1111 11111111111 11110111 11111111, 65DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO ...-- 2: 252+S2+E+£EeEEeEzEzrerxees 66</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>CHDCND Lao Nước Cộng hoa dân chu nhân dân Lao</small>

<small>CHXHCN Việt Nam Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.

Cùng với sự phát triển của nên kinh tế thi trường, các giao dịch kinh tẾ,

thương mại, dân sự ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên, bản thân các giao dịch này cũng hàm chứa những rủi ro nhất định cho

bên có quyền nếu bên có nghĩa vụ khơng tự giác thực hiện nghĩa vụ. Dé hạn

chế rủi ro, thúc đây, nâng cao trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện các

hợp đồng kinh tế, thương mại, dân sự, pháp luật về hợp đồng nói chung và chế

định về giao dịch bảo đảm nói riêng ngày càng được hồn thiện. Các biện pháp

<small>bảo đảm và các tài sản được đưa vào giao dịch bảo đảm ngày càng đa dạng</small> phong phú. Một trong những biện pháp bảo đảm diễn ra phố biến trên thực tế

và được pháp luật của các quốc gia trên thế giới điều chỉnh là thế chấp.

Mặc dù đã có quy định về thế chấp tài sản nhưng pháp luật CHDCND Lào về van dé này vẫn chưa rõ ràng và thống nhất. Hơn nữa, trên thực tế việc áp dụng quy định pháp luật của các cơ quan có thâm quyền vẫn chưa đồng bộ,

còn nhiều bất cập và vướng mắc. Vì vậy, với mong muốn hồn thiện pháp

luật về thé chấp tài sản ở Lào, tác giả đã chọn đề tài “Thế chấp tài sản — So

<small>sảnh pháp luật cua nước CHXHCNVN với pháp luật của nước CHDCND</small>

Lào ” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả sẽ có cơ hội so sánh pháp luật về thế chấp tài sản của Lào và Việt Nam để đánh giá

những điểm tương đồng và khác biệt cũng như đánh giá những ưu điểm và

nhược điểm của pháp luật từng quốc gia từ đó tìm ra được những bài học kinh

nghiệm góp phần hồn thiện pháp luật về thế chấp tài sản ở Lào hiện nay.

<small>2. Tình hình nghiên cứu luận văn</small>

Liên quan đến biện pháp thế chấp tài sản có khá nhiều cơng trình <small>nghiên cứu khoa học, bài việt vê vân đê này. Có thê liệt kê như sau:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

nghi về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dan sự Việt Nam”, năm 1999; Tiến sĩ Lê

Thị Thu Thủy “Các biện pháp bảo đảm tién vay bằng tài sản của các tổ chức

<small>tin dụng ”, nam 2006.</small>

Thứ hai, bài đăng trên tạp chí chuyên ngành: Tác giả Nguyễn Văn Hoạt

“Một số van dé về thé chấp quyên sử dụng đất”, tạp chi Nhà nước và pháp luật số 2/2004; tác giả Nguyễn Thuý Hiền “Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong dự thảo Bộ luật dan sự (sửa đổi) ”, tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 5/2000; tác giả Trần Dông Tùng “Kinh nghiệm khi ngân hàng nhận thé chấp tài sản là hàng hóa lưu kho”, tạp chí Dân chủ và Pháp luật số

chuyên đề 8/2012; tác giả - Võ Đình Tồn và Tuấn Đạo Thanh “Ludn bàn về

thé chap tài sản hình thành trong tương lai”, tạp chi Dân chủ và Pháp luật số

10/2009; tác giả Nguyễn Văn Phương “Lung tung về thé chấp một tài sản dé

bảo đảm cho nhiều khoản vay”, tạp chi Dân chủ và Pháp luật số 4/2004... Thứ ba, khóa luận tốt nghiệp và luận văn cao học của trường Đại học

Luật Hà Nội va Lào: tác giả Trần Văn Sơn “Một số vấn dé pháp lý về thé

chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp dong tín dụng ngân hàng giữa ngân hàng

<small>thương mại và doanh nghiệp ” luận văn thạc sĩ luật học, năm 1999; tac giả Bùi</small>

Thị Dinh “Chế định thế chấp tài sản vay vốn ở ngân hàng thương mại nhà nước thực trạng pháp luật và phương hướng hồn thiện”, khố luận tốt

nghiệp, năm 2002; tác giả Vũ Thị Thu Hằng “Mộ số vấn dé về thé chap tài

<small>sản tại ngân hàng thương mại”, luận văn thạc sĩ luật học, năm 2010; tác giả</small> Nông Thị Hợp “7: hé chap tai san - Mot bién phap bao dam thuc hién nghia vu dan sự”, khoá luận tốt nghiệp, năm 2012; tác giả Phan Thị Thu Phương “7/ hé chap tai san hình thành trong tương lai”, luận van thạc si luật học, nam 2013; Miss Anousone Phinkeo, Thế chấp tai sản bằng động sản, khoá luận tốt

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

bằng bat động sản, khoá luận tốt nghiệp, năm 2011; Mr Sulichan listhavong,

Đăng ký thế chấp tải sản, khoá luận tốt nghiệp, năm 2011; Mss sunita

somephien, Hop dong thé chấp tải sản, khoá luận tot nghiệp, năm 2013; Mr phonesit chanthavone, Cham dứt thé chấp tải sản, khoá luận tốt nghiệp, năm

2012; Mss Buavanh namvone, Quyển và nghĩa vụ của người thé chấp và nhận

thé chấp, khoá luận tốt nghiệp, năm 2011; Miss somdi pitthaya, Xử 1p tai sản

theo luật bảo đảm. khoá luận tốt nghiệp, năm 2010:...

Các cơng trình nghiên cứu như trên có nghiên cứu vấn đề về thế chấp tài sản ở Việt Nam cịn các cơng trình nghiên cứu về thế chấp tài sản theo quy

định của pháp luật CHDCND Lào rất ít, mà đặc biệt là trên phương diện so

sánh pháp luật của hai nước. Vì vậy, có thé nói rằng cho đến nay chưa có một

cơng trình nào chuyên nghiên cứu về biện pháp thé chấp tài sản — So sánh pháp

<small>luật của nước CHDCND Lào với pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam.</small>

<small>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.</small>

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ về mặt lý luận, cơ sở

pháp lý và thực trạng của các quy định pháp luật về thế chấp tài sản của Lào

và Việt Nam để trên cơ sở đó đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt

cũng như đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của pháp luật từng quốc gia

dé tìm ra được những bài học kinh nghiệm góp phan hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản ở Lào hiện nay.

Đề đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất pháp ly của thé

chấp tài sản ở Lào và Việt Nam.

<small>Thứ hai, phần tích và bình luận các quy định của pháp luật hiện hànhvê thé chap tài sản của Lào và Việt Nam.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nghị nhăm hoàn thiện các quy định pháp luật về thé chấp tài sản của Lao va <small>Việt Nam</small>

Là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu chun sâu, tồn diện và có hệ thống về những quy định của pháp luật về thế chấp tài sản của Lào và Việt

<small>Nam, đặc biệt là đặt nó trong phạm vi so sánh, luận văn có nhiệm vụ làm rõ</small>

bản chất pháp lý của biện pháp thế chấp tài sản, những khái niệm khoa học về thế chấp tài sản...Những vấn đề lý luận cơ bản nêu trên sẽ là cơ sở để luận văn đưa ra những nhận định, đánh giá về điểm tương đồng và khác biệt của pháp luật về thế chấp tài sản của hai nước, đánh giá những ưu, khuyết điểm

của pháp luật luật hiện hành về thé chấp tài sản của hai nước và đưa ra những giải pháp đồng bộ cũng như những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về thế chấp tài sản của hai quốc gia.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm các quy định của pháp luật dân

sự hiện hành về biện pháp thé chap tài san cua Lao và Việt Nam, đưa ra

những điểm tương đồng va khác biệt về quy định của hai nước, thực trang ap

dụng và hướng hồn thiện hệ thống pháp luật đó.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chế định pháp luật về thế chấp tài

sản trong mối tương quan với pháp luật về các biện pháp bảo đảm khác. Tuy

nhiên, luận văn đi sâu vào nghiên cứu quy định hiện hành về thế chấp tài sản

của Lào và Việt Nam. Đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt, đưa ra ưu điểm và nhược điểm của pháp luật từng quốc gia để tìm ra được những

bài học kinh nghiệm góp phần hồn thiện pháp luật về thế chấp tài sản ở Lào

<small>hiện nay.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Chủ nghĩa Mác — Lénin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.

Ngoài ra, dé giải quyết các van đề thuộc phạm vi nghiên cứu, trong khóa luận cũng có sử dụng thêm nhiều phương pháp khác như: Phương pháp phân tích

tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp lịch sử...đặc biệt trong đó là phương pháp so sánh, nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong

các quy định về thế chấp tài sản giữa hai nước, đưa ra những nhận xét tạo điều kiện cho sự phát triển của pháp luật về thế chấp tài sản.

<small>6. Đóng góp của luận văn.</small>

Luận văn là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ

thống pháp luật về thế chấp tài sản của Lào và Việt Nam trong tương quan so sánh. Những điểm mới của luận văn:

Thứ nhất, làm 16 cơ sở lý luận về thé chấp tài sản của Lào và Việt Nam <small>theo pháp luật hiện hành.</small>

Thứ hai, phân tích, đánh giá khái quát và tương đối hệ thống về thé chấp tài sản của Lào và Việt Nam, đưa ra những điểm tương đồng và khác

biệt, từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, các bài học kinh nghiệm cho pháp luật thế chấp tài sản của Lào.

Thứ ba, đề xuất và luận chứng các quan điểm, định hướng và hệ thống các giải pháp toàn diện nhằm tiếp tục đổi mới tơ hồn thiện pháp luật về thế chấp tài sản ở Lào nhằm đáp ứng yêu cầu mới về phát triển kinh tế xã hội của <small>Lào hiện nay.</small>

7. Kết cầu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

<small>luận văn gôm 3 chương:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Chương 2: So sánh quy định của pháp luật về thế chấp tài sản theo <small>pháp luật Lào và pháp luật Việt Nam</small>

Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thế chấp tài sản của hai

nước và những kiến nghị nhăm hoàn thiện quy định của pháp luật của CHDCND Lào về thé chap tai sản.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

VA PHAP LUAT VIET NAM

1.1. Khái quát chung về thế chấp tai sản theo pháp luật của nước <small>CHDCND Lào.</small>

1.1.1. Khái niệm thế chấp tài sản trong pháp luật của nước CHDCND

Không như Việt Nam, chế định thế chấp tài sản được quy định cụ thê

trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Ở CHDCND Lao vấn đề về thế chấp tài sản được quy định trong nhiều văn bản luật, như luật Giao dịch bảo đảm, luật

Ngân hàng, luật Hợp đồng...Dù được quy định trong nhiều văn bản luật, nhưng hiện nay pháp luật Lào vẫn chưa đưa ra một định nghĩa nào cụ thể về thế nào là thế chấp tài sản.

Theo Điều 12 Luật Giao dịch bảo đảm năm 1994 của Lào thì: Thế chấp tài sản là một hợp đồng, theo đó một con nợ đặt tài sản của mình dưới sự sở hữu của cá nhân được giao khác của chủ nợ hoặc để đảm bảo hoàn trả các <small>khoản nợ.</small>

Còn theo Điều 5 Luật Giao dịch bảo đảm được sửa d6i năm 2005, thì

“Bảo đảm theo hợp đồng là một thỏa thuận đảm bảo hoàn trả nợ giữa bên cho

vay và bên vay bằng tài sản hoặc một thỏa thuận bảo đảm một cá nhân hay tô

chức thay mặt bên vay trả nợ khi bên vay không thé thực hiện hợp đồng”.

Theo Điều 34 của Luật Hợp đồng Lào năm 2008 về các biện pháp để đảm bảo sự thực hiện hợp đồng, thì:

“Đề bảo đảm thực hiện hợp lý và để đáp ứng nhu cầu của các chủ nợ

hoặc để bù đắp những thiệt hại có thể phát sinh sau đó đến một bên khơng thực hiện hoặc thực hiện bat hợp lý hợp đồng, luật cho phép áp dụng các biện

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Từ quy định trên, có thể hiểu biện pháp thế chấp chấp tài sản tại

CHDCND Lào là một biện pháp bao đảm dé thực hiện nghĩa vu hop dong,

theo đó người vay tài sản đưa giấy tờ về tài sản thuộc sở hữu của mình cho

chủ nợ như một tài sản bảo dam dé thi hành một nghĩa vụ, nhưng không giao

<small>tài sản đó cho chủ nợ.</small>

1.1.2. Đặc điểm thé chấp tài sản trong pháp luật của nước CHDCND Lào.

Qua khái niệm thế chấp trên có thể nhận thấy thế chấp theo pháp luật

Lào có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, thé chap là một hop đồng, tức là có sự thỏa thuận và thống

nhất ý chí giữa các bên là bên có quyền và bên có nghĩa vụ.

Thứ hai, thé chap là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vu, vì thế

chấp có chức năng đảm bảo để thi hành một nghĩa vụ. Khi bên có nghĩa vụ

khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ thì bên có quyền có quyền cưỡng chế thi hành hợp đồng thé chấp dé đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Ti ba, thé chấp nói riêng và các biện pháp bảo đảm khác nói chung

chỉ được áp dung dé dam bảo cho nghĩa vụ trả nợ, có thé trong hợp đồng vay

hoặc các nghĩa vụ trả tiền trong các hợp đồng khác.

Thứ tw, đôi tượng của thé chấp là tất cả các loại tài sản không bị giới

hạn về phạm vi và điều kiện.

Thứ nam, tài sản là đối tượng của thé chấp van do bên bảo đảm giữ. Cu

thể theo Điều 14 của Luật Giao dịch bảo đảm Lào Quy định: “Quyền sở hữu

vật chất đã thế chấp vẫn thuộc về bên vay nhưng vật chất đó được bên cho vay hoặc một bên được chỉ định nắm giữ. Các bên cho vay khác khơng có

quyền nắm giữ vật thế chấp đó. Bên cho vay có bảo đảm hoặc bên được chỉ

định đang nắm giữ vật thế chấp đó khơng có quyền sử dụng chúng hoặc

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

về thiệt hại hoặc ton thất do mình gây ra. Trong trường hợp vật thé chấp bị

thất lạc hoặc mất cắp, bên cho vay hoặc bên được chỉ định đang nắm giữ vật

thế chấp có quyền khiếu nại và lấy lại vật thế chấp đó”.

1.2. Khái quát chung về thế chấp tài sản trong pháp luật của nước

<small>CHXHCN Việt Nam.</small>

1.2.1. Khái niệm thé chấp tai sản trong pháp luật của nước CHXHCN <small>Việt Nam</small>

Trong đời song sinh hoạt và hoạt động san xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn là một nhu cầu cần thiết. Do đó, quan hệ vay tài sản là một quan hệ không

thé thiếu và tương đối phd biến. Quan hệ vay tài sản là loại quan hệ chứa đựng rất nhiều rủi ro, ảnh hưởng lợi ích của các bên trong quan hệ. Vì vậy, khi xác lập quan hệ này, điều đầu tiên các bên quan tâm đó là lợi ích của mình

sẽ được bảo đảm như thế nào và trong trường hợp này, thế chấp tài sản được

coi là chiếc cầu nối khơng thể thiếu được, lợi ích của bên có quyền sẽ được bảo đảm bởi tài sản thế chấp của bên có nghĩa vụ.

Do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh mà việc giao tài sản bảo đảm cho bên có quyền nắm giữ không những ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất kinh doanh của bên có nghĩa vụ mà quyên lợi của bên có quyền cũng khơng được bảo dam một cách tốt nhất. Van đề đặt ra là lựa chọn biện pháp bảo đảm nào vừa bảo đảm lợi ích của bên có quyền và vừa duy trì được sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ được bảo đảm ở mức độ cao. Biện pháp thế chấp là

biện pháp có thé đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Bên thế chấp không phải

giao tài sản thé chap cho bên có quyền mà chỉ chuyển giao giấy tờ chứng

nhận quyền tài sản và giấy tờ khác là điều kiện chuyên nhượng tài sản cho

bên nhận thế chấp. Mặc dù bên thế chấp vẫn là người quản lý tài sản nhưng

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

khơng thê định đoạt tài sản vì giấy tờ pháp ly dé giao dịch, chứng minh quyền

sở hữu tài sản đó, bên có quyền đang nắm giữ.

Trong các quan hệ tín dụng, biện pháp thế chấp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì ngân hàng sẽ chỉ cấp tín dụng cho khách hàng nếu họ có tài

sản thế chấp.

Từ sự phân tích ở trên có thể hiểu, thế chấp tài sản là sự thoả thuận của

<small>các bên hoặc theo qui định pháp luật. Theo đó bên có nghĩa vụ dùng tài sản</small> của mình hoặc của người thứ ba dé bảo đảm nghĩa vụ nhưng khơng chuyển giao tài sản cho bên có quyền.

Pháp luật dân sự hiện hành qui định “Thé chấp tài sản là việc bên thé chấp dung tài sản thuộc sở hữu cua mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân

sự đối với bên nhận thế chấp và không chuyển giao tài sản cho bên nhận thể

chap” (Điều 342 BLDS 2005 ).

Cụ thể, trong quan hệ vay tài sản, thế chấp tài sản bảo đảm nghĩa vụ trả

nợ, có thê hiểu là việc bên vay đem tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm

cho khoản vay và khơng chuyền giao tài sản đó cho bên vay. Theo pháp luật Việt Nam, thế chấp tài sản không chỉ đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ trong hợp

đồng vay mà là đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nói chung mặc dù trên thực té

quy định nay chủ yéu được áp dụng cho hop đồng vay.

1.2.2. Đặc điểm thế chấp tài sản trong pháp luật của nước CHXHCN

<small>Việt Nam</small>

Ngoài những đặc điểm của thế chấp giống của Lào như: thế chấp tài sản cũng là một hợp đồng, là biện pháp bảo đảm, nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung và tài sản bảo đảm phải thỏa mãn điều kiện nhất định như thuộc sở hữu của bên bảo đảm, khơng có tranh chấp, được xác định... Thì thế <small>châp tài sản ở Việt Nam cịn có những đặc điêm:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Thứ nhất: khơng có sự chuyển giao tài sản.

Đây là một đặc trưng riêng biệt của biện pháp thế chấp. Trong thế chấp tài sản, bên thế chấp không phải chuyển giao tai sản cho bên nhận thé chấp

mà vẫn trực tiếp nắm giữ tài sản đó, bên thế chấp chỉ phải chuyển giao các

giấy tờ pháp lý (như giấy tờ chứng nhận quyên sở hữu tai sản). Trong một số trường hợp nếu các bên có thoả thuận thì tài sản thế chấp có thé giao cho

người thứ ba quản lý. Đây là điểm khác biệt với cầm cơ. Trong quan hệ cầm

có, tài sản bảo đảm phải được chuyên giao cho bên nhận cầm cô quản lý và

nam giữ.

Sự không chuyển giao tài sản không hề ảnh hưởng tới quyền lợi của

bên nhận thé chấp hay nói cách khác quyền định đoạt đối với tài san thế chấp của bên nhận thé chấp không bi mắt hay giảm sút từ việc không trực tiếp nắm

giữ tài sản thế chấp. Bên thế chấp là người trực tiếp nắm giữ tài sản thế chấp

nhưng không thé định đoạt tài sản thé chấp, do giấy tờ pháp lý liên quan đến

tài sản đang do bên nhận thế chấp giữ.

Thứ hai: trong quan hệ thé chấp một tài sản có thể bảo dam cho nhiễu <small>nghĩa vu.</small>

Điều này xuất phat từ ban chất của thé chấp, đó là khơng có sự chuyển

giao tài sản thế chấp. Điều 324 BLDS 2005 qui định “Một tài sản có thể dùng

dé bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu tài sản đó có giá tri tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo <small>đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác”.</small> Như vậy, một tài sản có thé ding dé bao dam cho nhiéu nghia vu nếu như tai

thời điểm xác lập các giao dịch, tổng giá trị các nghĩa vụ không vượt quá giá

<small>trị tài sản bảo đảm.</small>

Tuy nhiên, trong quan hệ dân sự quyền thoả thuận của các bên ln <small>được coi trọng, chính vì vậy các bên có thê thoả thuận dùng một tài sản có giá</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

trị bằng hoặc nhỏ hơn tông giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm để bảo đảm cho

nghĩa vụ đó. Điều 5 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 19/12/2006 về giao <small>dịch bao dam (ND 163/2006/NĐ-CP) qui định “Truong hợp bên bảo dam</small>

dùng một tài sản dé bao đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự thì các bên có

thé thoả thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tong giá trị

<small>các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật qui định khác”.</small>

1.3. Ý nghĩa thế chấp tài sản đối với pháp luật nước CHDCND Lào và <small>pháp luật Việt Nam.</small>

Đối với các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự:

Đối với bên có nghĩa vụ: Ý nghĩa lớn nhất của biện pháp thế chấp tài sản đối với bên có nghĩa vụ là họ có thể sử dụng mọi tài sản của mình vào quá

trình huy động vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Họ vận dụng mọi tiềm năng của mình: đất đai, nhà ở, cơng trình xây dựng gan với đất... dé đạt được mục <small>đích của mình.</small>

Hơn nữa, bang tài sản thế chấp — thường là những tài sản có giá trị lớn — bên có nghĩa vụ đã tạo được niềm tin cho bên có quyền, do đó việc

tiếp cận và ký kết hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng tin dụng được dễ dang

<small>hơn, hiệu quả hơn,</small>

Đối với bên có quyền: thé chấp tài sản tỏ rõ ưu điểm của mình trong việc tạo thế chủ động bảo vệ lợi ích của bên có qun. Việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự trước hết dựa vào sự tự nguyện của các bên, Nhưng

trong thực tế, không phải bat cứ ai khi tham gia quan hệ đều có thiện chí thực hiện đúng nghĩa vu của mình. Mặc dù bên có quyền có thé chủ động yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của họ nhưng về cách thức, biện

<small>pháp thực hiện nghĩa vụ dân sự và việc thực hiện hay không thực hiện lại phụ</small>

thuộc vào hành vi của người có nghĩa vụ. Do đó quyền chủ động của người có quyên rơi vào thé bi động, phụ thuộc vào hành vi của người khác. Tuy có thé

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

yêu cầu các cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi của mình song họ sẽ phải trãi qua những thủ tục tố tụng vừa mất nhiều thời gian, tiền vừa không chắc chắn sẽ thỏa mãn yêu cầu của mình nếu bên có nghĩa vụ khơng có tài sản.

Với biện pháp thế chấp tài sản, người có quyền hoàn toàn chủ động trong việc bảo vệ quyên lợi của mình. Bởi trong thỏa thuận về thế chấp bên có

nghĩa vụ đã dùng tài sản dé đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ nên nếu họ vi phạm thì bên có quyền sẽ chủ động xử lý tài sản theo phương thức đã thỏa

thuận hoặc bán đấu giá để bù đắp lợi ích cho mình.

Tài sản khi thế chấp sẽ được đặt vào một tình trạng pháp lý đặc biệt mà người có nghĩa vụ phải chịu sự hạn chế về quyền năng sở hữu (khi bán, tặng, cho... tài sản) đồng thời luôn phải đứng trước nguy cơ tài sản của mình bị xử

lý nếu khơng thực hiện đúng nghĩa vụ. Vì thế, nó sẽ làm tăng trách nhiệm và tính tự giác của người thế chấp trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, bảo vệ

tốt hơn quyền lợi của bên có quyền.

Đối với các bên trong quan hệ dân sự:

Thế chấp tài sản khơng chỉ có ý nghĩa đối với các bên trong quan hệ

nghĩa vụ có bảo đảm bằng tài sản thế chấp mà cịn có ý nghĩa đối với các bên trong quan hệ dân sự nói chung. Nó góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp

luật của các chủ thê.

Quan hệ pháp luật dân sự là mối liên hệ pháp lý giữa các chủ thể tham

gia vào các quan hệ đó, được thé hiện dưới dạng quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Thơng thường các bên vừa có quyền vừa có nghĩa vụ với nhau mang tính chất tương ứng và đối lập, quyền lợi của bên này chỉ đạt được khi <small>bên kia thực hiện các hành vi mang tính nghĩa vụ đã được hai bên thỏa thuận</small>

<small>hoặc pháp luật quy định.</small>

Trong quan hệ thế chấp, bên có nghĩa vụ có nguy cơ mất tài sản thế

chấp nếu khơng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Do đó, nó vừa là “chế tài”

<small>đơi với bên có nghĩa vụ, vừa có tính chât răn đe, ngăn ngừa chung đơi với các</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

bên trong quan hệ dân sự vi phạm nghĩa vụ, khuyến khích các bên thực hiện

nghĩa vụ đúng cam kết, trung thực, theo tinh thần các bên cùng hợp tác lẫn nhau. Vì vậy, nó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ thể trong <small>việc đảm bảo lợi ích của người khác và của chính mình.</small>

Đối với nên kinh tế, chính trị, xã hội:

Trong nền kinh tế thi trường, một nhu cầu bức xúc, cấp thiết đặt ra cho

hoạt động lập pháp của cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao là sớm tạo ra

không gian, môi trường, hành lang pháp lý thúc đây giao lưu dân sự, đưa lại cho mỗi cam kết, thỏa thuận, sự an toàn và độ tin cậy pháp lý cao.

Bang chế định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và thế chấp tài sản nói riêng, với phương pháp điều chỉnh đặc thù, Bộ

luật dân sự trực tiếp tạo cơ chế pháp lý thơng thống, an tồn cho giao lưu dân

sự, dé mọi cá nhân, tô chức an tâm tin cậy khi thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Đây chính là cơ sở thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và trong nước nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, day mạnh mức tăng trưởng kinh tế.

Về phương diện chính trị, pháp luật thế chấp xây dựng những chuẩn

mực pháp lý cho cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ nghĩa vụ dân sự nhằm tăng cường sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước. Qua đó, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đất đai, về thu hút vốn đầu tư nước

ngoài, về phát triển nền kinh tế nhiều thành phan... được thực hiện, đảm bảo

đất nước phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

<small>Trong giao lưu dân sự thì mơi trường, hành lang pháp lý dù có lành</small> mạnh van không thé tránh khỏi những tranh chấp phát sinh. Pháp luật về thế chấp là cơ sở để các chủ thê tự thiết lập nên cơ chế giải quyết các bất đồng trong giao lưu dân sự. Từ đó góp phần ồn định các quan hệ dân sự, giải quyết

nhanh chóng các mâu thuẫn phát sinh, hạn chế các tranh chấp dân sự phải yêu

cầu tòa án giải quyết, khôi phục trạng thái ban đầu khi các tranh chấp đó chưa <small>phát sinh, bình thường hóa quan hệ, tạo khơng khí ơn hịa trong nhân dân.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small>CHƯƠNG 2</small>

SO SÁNH QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT VE THE CHAP TÀI SAN

THEO PHAP LUAT CUA LAO VA PHAP LUAT VIET NAM

2.1. Pháp luật của Lao quy định về chủ thé, đối tượng, phạm vi thé chap <small>tài sản.</small>

2.1.1. Pháp luật của Lào về chủ thé của thé chấp tài sản

Theo Điều 34 của Luật Hợp đồng Lào sửa đổi năm 2008 quy định về

Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, thì: Để bảo đảm thực hiện hợp

đồng va dé đáp ứng nhu cầu của các chủ nợ hoặc dé bù đắp những thiệt hại có

thể phát sinh sau đó khi khơng thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng nội dung của hợp đồng, luật cho phép áp dụng các biện pháp khác nhau,

chăng hạn như cầm cố, bảo đảm bang tài sản thế chấp, người hoặc tổ chức <small>pháp lý, và hình phạt.</small>

Và Theo Điều 5 của Luật Giao dịch bảo đảm Lào năm 2005 về tài sản bao đảm theo Hợp dong, thì: “Tài sản bảo đảm theo hợp đồng là một thỏa <small>thuận đảm bảo hoàn trả nợ giữa bên cho vay và bên vay hoặc một thỏa thuận</small> bảo đảm một cá nhân hay tô chức thay mặt bên vay trả nợ khi bên vay không

thé thực hiện hợp đồng...”

Vậy có thé hiểu, trong quan hệ thế chấp, chủ thé của thé chấp bao gồm: bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Nếu các bên có thỏa thuận thì có thể có

thêm người thứ ba giữ tài sản thé chấp.

Bên thế chấp khơng chỉ là bên có nghĩa vụ mà có thê là người thứ ba

<small>dùng tai sản thuộc sở hữu cua mình bảo dam cho việc thực hiện nghĩa vụ của</small> người có nghĩa vụ. Đây là trường hợp thế chấp tài sản của người thứ ba.

Theo Luật Hợp đồng sửa đổi năm 2008 của Lào thì chủ thể của Hợp

đồng là: Cá nhân, pháp nhân, tô chức. Như vậy, thế chấp tài sản cũng là một

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

hợp đồng nên chủ thể của hợp đồng thé chấp tài sản có thé là Cá nhân, pháp

nhân, tô chức...

Thế chap tài sản là quan hệ dân sự vì vậy chủ thé của quan hệ thé chap

phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định đối với người tham gia

quan hệ dân sự. Cụ thể theo Điều 12 của Luật Hợp đồng Lào thì đối với cá

nhân: đủ 18 tuổi trở lên, có kha năng nhận thức và làm chủ được hành vi của

mình, có quyền tham gia các giao dịch hợp đồng. Khi đáp ứng các điều kiện

trên, cá nhân có quyền lựa chọn áp dụng biện pháp thé chấp tài sản dé bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (nếu cần). Đối với pháp nhân: phải đáp ứng

các điều kiện trở thành pháp nhân, tham gia giao dịch hợp đồng thông qua người đại diện theo pháp luật. Việc tham gia quan hệ thế chấp tài sản bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ dân sự phải phù hợp với pháp luật nói chung và điều lệ của

pháp nhân đó. Ngồi điều kiện về năng lực chủ thê thì đối với bên thế chấp

cịn phải có quyền định đoạt tài sản. Tài sản thé chấp thuộc quyên sở hữu của

bên thế chấp thì đương nhiên người này có quyền định đoạt. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, cá nhân, tơ chức được Nhà

nước giao khơng có quyền sở hữu song vẫn có quyền định đoạt, những chủ

thé này cũng được quyền thế chấp tài sản.

2.1.2. Pháp luật của Lào quy định về đối tượng thế chấp tài sản

Theo quy định tại Điều 8 Luật Giao dịch bảo đảm của Lào năm 2005 thì đối tượng của thé chấp bao gồm cả bat động san và động sản, tài sản hình

thành trong tương lai, quyền tài sản... Trong hợp đồng thế chấp các bên phải chỉ rõ tài sản thế chấp.

Đối với tài sản bảo đảm là bất động sản thì theo quy định tại Điều 20

của Luật Giao dịch bảo đảm Lào quy định: Bảo đảm bằng bắt động sản là cam

kết hoàn trả nợ hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác đối với bên cho vay được bảo đảm bằng bất động sản hoặc bằng quyền sử dụng bất động sản của bên

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

vay, ví dụ, một mảnh đất, một cái nhà, hoặc một nhà máy, hoặc bằng cách đặt

giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản nói trên dang được bên cho vay hoặc một bên được chỉ định nam giữ. Việc bao dam bang

quyền sử dụng bat động san phải có sự chấp thuận trước của chủ sở hữu. Một hợp đồng bảo đảm bằng bất động sản phải được lập thành văn bản

<small>theo các hình thức sau đây:</small>

<small>* Với sự có mặt của cơng chứng viên hoặc trưởng thôn và ba người làmchứng;</small>

<small>° Hoặc với sự có mặt của ba người làm chứng.</small>

Một hợp đồng bảo đảm băng bất động sản có vị trí tại Lào có thê được

<small>ký tại một nước khác theo luật này.</small>

Ngoại trừ luật pháp quy định khác, một hợp đồng bảo đảm băng bất

<small>động sản có vi trí tại nước ngồi sẽ khơng có hiệu lực tai Lào.</small> Đối với tài sản bảo đảm là động sản:

Đối tượng của thế chấp có thể là động sản, quyền địi nợ hoặc tài sản vơ hình. Một tài sản bảo đảm là động sản là một tài sản thế chấp là một cam kết hoàn trả nợ bằng động sản ké cả tài sản vơ hình.

Theo Điều 11 Luật Giao dịch bảo đảm về loại tài sản bảo đảm là động sản, thì đối tượng thế chấp tài sản là động sản gồm những loại chính như sau:

Tứ nhất, thê chap bang vật chất (ý nói là vật chất hữu hình);

Một tài sản thế chấp bằng vật chất là một hợp đồng bảo đảm mà bên vay thế chấp tài sản với bên cho vay hoặc một bên được chỉ định để bảo đảm hoàn trả nợ, hoặc bên vay nêu rõ tài sản thế chấp bằng vật chất đó trong hợp đồng bảo đảm dé thực hiện hoàn trả nợ hoặc bao đảm thực hiện hợp đồng

nhưng vẫn giữ quyên sở hữu tài sản. Một tài sản thé chap băng vật chất có các

<small>điêu kiện sau:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

1. Một thỏa thuận trả nợ được bảo đảm bang vat chat;

2. Vật thé chap đó phải được sở hữu bởi bên vay hoặc người nào khác đã ủy quyền thé chấp bằng văn ban;

3. Vật thế chấp đó phải được nắm giữ bởi bên cho vay hoặc bất kỳ bên <small>thứ ba nào khác do hai bên thỏa thuận.</small>

Thứ hai, thé chấp bằng văn bản tài liệu, ví dụ, tài liệu chứng minh quyên sở hữu, giấy chứng nhận cô phan, trái phiếu;

Thế chấp băng giấy tờ là một hợp đồng mà bên vay giao giấy tờ sở hữu động sản cho bên cho vay để bảo đảm hoàn trả nợ nhưng bên vay vẫn có quyền sở hữu và quyên sử dụng tai sản đó.

Khi thế chấp giấy tờ, bên vay vẫn có quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản đó nhưng bên vay khơng có quyền bán, chun nhượng.

Thứ ba, tài sản thé chấp là hàng hóa trong kho;

Thế chấp hàng hóa trong kho là khi bên vay giao hàng hóa trong kho

cho bên cho vay để bảo đảm hồn trả nợ. Hàng hóa trong kho có thể chuyên nhượng được. Các quy định cụ thé về hàng hóa trong kho sẽ được chính phủ

<small>ban hành.</small>

Thur tur, tài sản thé chấp là tài sản vơ hình, bao gồm cổ phan trong một

cơng ty, quyền sở hữu trí tuệ, tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng, quyền theo

hợp đồng, các khoản phải thu, (hoặc quyền lợi theo bất kỳ) sự chấp thuận, cho

phép hoặc quyền tiến hành hoạt động kinh doanh;

Thứ năm, tài sản thé chap là tài sản hoặc các khoản thu được từ bat kỳ <small>dự án hay hoạt động nao trong tương lai.</small>

Điều 19 Luật Giao dịch bảo đảm của Lào gọi trường hợp này là thế

chấp bằng tài sản vơ hình. Theo đó, có thé dùng dé thé chấp tài sản vơ hình va

các khoản thu từ bất kỳ dự án hay hoạt động nào có thể có trong tương lai. Có thé bán, trao đôi hoặc ký quỹ với một bên khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

2.1.3. Pháp luật của Lào quy định về phạm vi thế chấp tài sản.

Pháp luật Lào chưa có quy định cụ thé về phạm vi thế chấp tài san. Tuy nhiên, ta có thể hiểu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, các bên có thê thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cũng như có thể thỏa thuận bảo đảm một phân hay tồn bộ nghĩa vụ dân sự đó. Như vậy, có

thê thấy sự thỏa thuận bảo đảm một phần hay toàn bộ nghĩa vụ dân sự bằng

thế chấp của hai bên trong một quan hệ nghĩa vụ luôn được pháp luật tôn

trọng và bảo vệ, thể hiện nguyên tắc tự do ý chí, tự do thỏa thuận trong giao <small>lưu dân sự.</small>

Theo quy định thì một nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc

toàn bộ nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu các

<small>bên khơng có thỏa thuận và pháp luật khơng quy định phạm vi bảo đảm thì</small> nghĩa vu coi như được bảo đảm toàn bộ, kê cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường

<small>thiệt hại.</small>

Hợp đồng thé chấp bao hàm tat cả những vật có liên quan đến tài sản

thế chấp, tuy nhiên phụ thuộc vào ba hạn chế sau:

Thứ nhất, hợp đồng thé chấp đất đai không bao gồm nhà cửa mà người thế chấp xây trên đất đó sau khi ký kết hợp đồng thế chấp, trừ phi trong hợp

đồng có quy định một điều khoản đặc biệt về vẫn đề đó.

Tuy nhiên, trong bất kế trường hợp nào, người nhận thế chấp có thé

đem bán những nhà cửa đó cùng với đất đai, nhưng người đó chỉ có thể thực

hiện quyên ưu tiên đối với số tiền thu được do bán dat.

Thứ hai, hợp đồng thé chấp nhà cửa được xây hoặc những cơng trình

được làm trên hoặc dưới mặt đất của một người khác thì khơng bao gồm đất

<small>đó, và ngược lại.</small>

Thứ ba, hợp đồng thế chấp không bao gồm những hoa lợi của tài sản thế

chấp, trừ khi người nhận thế chấp đã thông báo cho người thế chấp hoặc người

được chuyên nhượng biết về ý định của mình thi hành hợp đồng thế chấp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

2.1.4. Về hình thức, hiệu lực của thế chấp tài sản.

Theo Điều 6 Luật Giao dich bảo đảm sửa đổi năm 2005 quy định về

hình thức, nội dung và iđều kiện của ợp đồng bảo đảm, thì:

“Hình thức, nội dung và diéu kiện của một hợp đồng bảo đảm dựa trên

hình thức, nội dung và điều kiện của các hợp đồng nói chung quy định trong Luật Hợp đồng. Một hợp đơng bảo đảm có thể được lập cùng thời điểm với

hợp dong vay hoặc sau đó. Một hop đồng bảo đảm có thé được lập cùng hop

dong vay hoặc lập thành một hợp dong riêng.”

Cụ thể, Theo Điều 10 về hình thức hợp đồng của Luật Hợp đồng thì:

Hợp đồng phải được bằng văn bản. Hợp đồng có thể được thực hiện băng

miệng nếu giá trị của hợp đồng là năm ngàn kip hoặc ít hơn, trừ các hợp đồng trong đó một tài sản được vay mượn để sử dụng. Hợp đồng giữa tô chức Nhà

nước, tập thé và hợp đồng giữa tô chức, cá nhân phải được lập thành văn bản.

Một hợp đồng bang văn bản phải có ngày tháng và chữ ký của các bên

ký kết hợp đồng. Một hợp đồng có thê là được viết bởi tay hoặc đánh máy, và

phải làm bat kỳ một trong ba hình thức sau đây:

- Hợp đồng được thực hiện trong sự hiện diện của một công chứng nhà

<small>nước, hay một trưởng thôn cùng với ba người làm chứng;</small>

- Hợp đồng được thực hiện giữa các bên ký kết hợp đồng và có xác

<small>nhận của cơng chứng nhà nước hoặc một trưởng thôn;</small>

- Hợp đồng được thực hiện trong sự tự nguyện của các bên.

Ngoài những quy định chung về hình thức của hợp đồng quy định trong

Luật Hợp đồng, thì theo Điều 31 của Luật Giao dịch bảo đảm Lào, quy định:

Hợp đồng bảo đảm phải được đăng ký tại văn phòng đăng ký của cơ

quan chính phủ chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính. Hợp đồng bảo đảm đối với bất động sản phải được đăng ký tại phòng quản lý đất đai nơi có bất động

sản này. Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực pháp lý ké từ ngày đăng ký.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Hợp đồng bảo dam chưa đăng ky sẽ được áp dụng giữa các bên, nhưng

khơng có các quyền ưu tiên trước bảo đảm đã đăng ký.

Việc đăng ký các hợp đồng bảo đảm với văn phịng thuộc cơ quan

chính phủ chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính hoặc văn phịng quản lý đất

đai phải được cơng khai, và văn phịng này phải đảm bảo rang cơng chúng

được qun tiếp cận thông tin này mà không vấp phải bat kỳ yêu cầu nào. Như vậy, pháp luật Lào quy định các hợp đồng bảo đảm ở Lào nói

chung và hợp dong thé chấp tai sản nói riêng phải được lập thành văn bản, và ngoài Hợp đồng bảo đảm đối với bất động sản phải được đăng ký tại phịng quản lý đất đai nơi có bất động sản này thì tất cả các hợp đồng bảo đảm nói chung hay hợp đồng thé chấp tài sản nói riêng đều phải được đăng ký tại văn

phòng đăng ký của cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm vé van đề tài chính thì

<small>mới cơ hiệu lực.</small>

Hợp đồng thế chấp có thé được lập cùng thời điểm với hợp đồng vay

hoặc sau đó. Một hợp đồng bảo đảm có thê được lập cùng hợp đồng vay hoặc

lập thành một hợp đồng riêng.

2.1.5. Về hiệu lực của thế chấp tài sản.

Thế chấp tài sản là một giao dịch dân sự, do đó thế chấp có hiệu lực khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực theo quy định tại Điều 5 của Luật hợp đồng 2005 Lào về chủ thể, nội dung và mục đích khơng trái pháp luật và đạo đức xã hội, cơ sở cho việc thực hiện hợp đồng phải hợp pháp và hình thức

hợp đồng phải đúng theo quy định của pháp luật.

Thế chấp tài sản là biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ

trong hợp đồng chính, vì vậy hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Khi hợp

đồng chính vơ hiệu thì hợp đồng thế chấp cũng vơ hiệu.

Việc thé chấp tài sản bắt buộc phải lập thành văn bản va Hợp đồng bao

đảm đối với bất động sản phải được đăng ký tại phịng quản lý đất đai nơi có

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

bat động san, còn tất cả các hợp đồng thé chap tài sản khác đều phải được

đăng ký tại văn phịng đăng ký của cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về

vẫn đề tài chính thì mới cơ hiệu lực. Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực pháp lý

kế từ ngày đăng ky. Đây được coi là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Nếu

các bên khơng tn thủ thì hợp đồng thế chấp sẽ vơ hiệu. 2.1.6. Quyền và nghĩa vụ của các bên.

*Quyén và nghĩa vụ của bên thé chấp tài sản

- Quyền yêu cầu người khác mắc nợ thanh toán. Một người thé chấp đã

thé chấp tài sản của mình như sự bảo đảm dé một người khác thi hành nghĩa vụ

và đã thi hành nghĩa vụ thay cho người mắc nợ, dé tránh việc cưỡng chế thi hành hợp đồng thế chấp, có quyền địi người mắc nợ hồn lại số tiền đã thi hành.

- Có nghĩa vụ phải bảo đảm thi hành nghĩa vụ cho người mắc nợ. Khi

một hoặc nhiều người thế chấp các tài sản của họ một các riêng rẽ, như sự bảo

đảm dé một người khác thi hành nghĩa vụ đó va cũng một nghĩa vụ và khơng

quy định rõ thứ tự thì người thế chấp đã thi hành nghĩa vụ đó hoặc người có hợp đồng thế chấp tài sản bị cưỡng chế thi hành thì khơng có quyền khiếu nại

lại những người thế chấp khác.

- Quyền được miễn trách nhiệm. Khi nhiều người thế chấp các tài sản của mình một cách riêng rẽ như sự bảo đảm dé một người khác thi hành một

và cùng một nghĩa vụ, có xác định thứ tự, thì việc người nhận thế chấp miễn trách nhiệm có một trong số những người thế chấp, sẽ miễn cả trách nhiệm

cho những người thế chấp sau đó, trong phạm vi thiệt hại mà vì đó họ phải

<small>gánh chịu.</small>

*Qun và nghĩa vu của bên nhận thé chấp tài sản

Bên nhận thé chấp có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Có quyền ưu tiên nếu tài sản thế chấp được chuyền dịch cho chủ thể

khác. Khi một tài sản đã được thế chấp và một sự chuyển dịch, hoặc một

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

quyền cụ thé nào khác được đăng ky sau khi đăng ký thé chap mà khơng có sự đồng ý của người nhận thế chấp thì hợp đồng thế chấp đó được ưu tiên trước quyền chuyên dịch hoặc quyên cụ thé nào khác nói trên; và quyền này

bị xóa bỏ trong đăng ký, một khi sự ton tại của nó là phương hại đến những

quyền của người nhận thế chấp trong việc thi hành hợp đồng thế chấp.

- Có quyền yêu cầu sửa chữa tài sản thé chấp hoặc bồi thường thiệt hai. Nếu tài sản thé chấp bị ton thất, hoặc néu một trong những tài sản thế chấp bị mat, hoặc bị thiệt hại mà vì thế, sự bảo dam trở nên thiếu hữu hiệu, thì người

nhận thé chap có thé thi hành hợp đồng thế chấp ngay lập tức, trừ phi người

thế chấp không phạm lỗi và đề nghị hoặc thế chấp một tài sản khác có đủ giá trị dé đảm bảo, hoặc sửa chữa ton that trong vòng một thời gian hợp lý.

Bên cho vay có bảo dam được quyền ưu tiên nhận khoản trả nợ trước

<small>các bên cho vay khơng có bảo đảm hoặc các bên cho vay có bảo đảm khác đã</small>

ký hợp đồng bảo đảm đối với cùng tài sản tại thời điểm sau đó, ngoại trừ các

quy định khác tại Điều 7 Luật giao dịch bảo đảm.

Quyên sở hữu vật chat đã thé chap vẫn thuộc về bên vay nhưng vật chat

đó được bên cho vay hoặc một bên được chỉ định nắm giữ. Các bên cho vay

khác khơng có quyền nam giữ vật thế chấp đó. Bên cho vay có bảo đảm hoặc

bên được chỉ định đang nắm giữ vật thế chấp đó khơng có quyền sử dụng

chúng hoặc hưởng hoa lợi, ngoại trừ được bên vay ủy quyền bằng văn bản. Bên cho vay hoặc bên được chỉ định đang nắm giữ vật thế chấp đó phải chịu

trách nhiệm về thiệt hại hoặc tốn that do mình gây ra. Trong trường hợp vật

thé chap bị thất lạc hoặc mat cắp, bên cho vay hoặc bên được chỉ định đang

năm giữ vat thế chấp có quyên khiếu nai va lay lại vật thế chấp đó.

2.1.7. Xử lý tài sản thế chấp.

Pháp luật Lào không quy định cụ thể về xử lý tài sản thế chấp mà chỉ

quy định rất chung chung trong Luật Giao dich bảo đảm, cụ thé theo quy định

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

tại Điều 14 của Luật Giao dịch bảo đảm Lao thì việc xử lý tai sản thé chấp <small>như sau:</small>

Khi bên vay đã hoàn trả đầy đủ nợ, hợp đồng thế chấp sẽ chấm dứt hiệu lực. Vật thế chấp phải được trả lại cho bên vay. Nếu bên vay khơng hồn trả nợ trong khoảng thời gian thỏa thuận, vật thé chap sẽ thuộc sở hữu cua bên cho vay. Nếu giá trị vật thế chấp cao hơn khoản nợ, bên cho vay có thể trả phần chênh lệch hoặc bán vật thế chấp đã thỏa thuận với bên vay hoặc đưa ra dau giá. Sau khi khấu trừ khoản nợ và lãi, phần còn lại phải được trả lại cho bên vay. Nếu số tiền thu được từ việc bán vật thế chấp khơng đủ dé hồn trả nợ, bên vay phải bù đầy đủ số tiền còn thiếu (theo quy định tại Điều 14 của

<small>Luật Giao dịch bảo dam Lao năm 2005).</small>

2.2. Quy định về thế chấp tài sản theo pháp luật Việt Nam.

2.2.1. Pháp luật Việt Nam quy định về chủ thể của thế chấp tài sản.

Chủ thể trong quan hệ thế chấp bao gồm bên thế chấp và bên nhận thế

Bên thế chấp là bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để

bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. Bên thế chấp cũng có thể là người thứ

ba trong trường hợp thế chấp bằng tài sản của người thứ ba. Trước đây, Điều 346 Bộ luật dân sự 1995 qui định bên thế chấp chỉ có thể là người có nghĩa vụ. Theo qui định Bộ Luật Dân Su 2005, bên thé chap có thé là người thứ ba <small>dùng tài sản thuộc sở hữu của mình bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của</small>

<small>người có nghĩa vụ.</small>

Bên nhận thế chấp là bên có quyên, là chủ nợ có bảo đảm và được quyên ưu tiên đối với tài sản bảo đảm.

Khi tham gia vào quan hệ thé chấp, các chủ thé của thé chấp tài sản phải đáp ứng đầy đủ qui định của pháp luật về điều kiện chủ thể và có tài sản <small>bao dam ...</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Pháp luật dân sự hiện hành qui định chu thé của các giao dich dân sự là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Vậy chủ thể của biện pháp thế

chấp tài sản có thé là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Các chủ thé

này khi tham gia vào các giao dịch dân sự nói chung và thế chấp nói riêng đều

phải thoả mãn các điều kiện của pháp luật đối với chủ thé của giao dịch. Nếu

chủ thé là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự vì, chỉ khi cá nhân nhận thức, làm chủ hành vi của mình họ mới có thể thực hiện được

quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh từ quan hệ thế chấp. Trường hợp chủ

thê của quan hệ thế chấp là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thì họ phải có

người đại điện theo pháp luật và việc tham gia quan hệ thế chấp phải phù hợp với các qui định của pháp luật cũng như điều lệ của pháp nhân đó.

Tài sản thế chấp thơng thường là những tài sản có giá trị lớn và do bên

thế chấp giữ. Trong một số trường hợp, nếu các bên có thỏa thuận tài sản thế chấp sẽ được giao cho người thứ ba giữ.

2.2.2. Pháp luật Việt Nam quy định về đối tượng của thế chấp tài sản. Khơng phải bat cứ tài sản nào cũng có thé đem thé chấp, một tài sản là

đối tượng của biện pháp thế chấp phải đáp ứng những yêu cầu của pháp luật

đối với tài sản bảo đảm. Trước tiên tài sản đó phải thuộc sở hữu của bên thế chấp hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba nhưng được người thứ ba đồng ý. Tài sản đó khơng thuộc đối tượng bị kê biên, niêm phong, phong toả và được phép giao dịch. Bên thế chấp phải mua bảo hiểm đối với tài sản nếu pháp luật có quy định. Như vậy, đối tượng của thế chấp phải là những tài sản không bị cam lưu thông và bên thé chấp có đầy đủ ba quyền năng của chủ sở hữu: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt tài sản thế chấp đó.

Trước đây, Bộ Luật Dân Sự 1995 qui định, đối tượng thế chấp chỉ có thé là bat động sản và một số tài sản nhất định như tàu bay, tàu biển. Theo quy định Bộ Luật Dân Sự 2005 đối tượng thế chấp được mở rộng, khơng chỉ

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

bó hẹp trong qui định tài sản thế chấp là bất động sản nữa mà bao gồm cả

động sản, quyền tài sản, vật hiện có và vật hình thành trong tương lai. Tài sản đó có thé thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc của người thứ ba trong

trường hợp thế chấp bằng tài sản của người thứ ba, với điều kiện phải có sự

đồng ý bằng văn bản của người thứ ba cho người có nghĩa vụ sử dụng tài sản

<small>đó làm vật bảo đảm.</small>

Đối với tài sản thế chấp là bất động sản thì bất động sản đó phải thuộc

sở hữu của bên thé chấp. Điều 174 Bộ Luật Dân Sự 2005 qui định “Bat động sản bao gôm đất dai, nhà, cơng trình xây dựng gan liên với đất đai, kể cả tài san gắn liền với nhà, cơng trình xây dựng đó, các tài sản khác gắn lién với đất dai và các tài sản do pháp luật qui định”. Bên thé chấp khi thé chap

những bất động sản trên họ phải có trách nhiệm chứng minh mình là chủ sở

hữu hợp pháp của những tài sản đó, qua giấy tờ pháp lý như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyên sở hữu.

Đối tượng thế chấp là động sản. Đây là qui định hoàn toàn mới của Bộ

Luật Dân Sự 2005. Qui định động sản là đối tượng của thế chấp đã tạo ra rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các chủ thé của thé chấp, đặc biệt

trong trường hợp bên thế chấp là doanh nghiệp. Trước đây, Bộ Luật Dân Sự 1995 qui định những tài sản là động sản có giá trị lớn như dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị... khơng thuộc đối tượng thế chấp, khi có nhu cầu về vốn các bên chỉ có thé lựa chọn biện pháp cầm có, điều này sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì, khi lựa chọn biện pháp cầm cố, doanh nghiệp sẽ phải chuyển giao tai sản đó cho bên nhận cầm có, như vậy bên cầm cô không được tiếp tục khai thác công dụng của tài sản đó nữa, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ngưng trệ. Bộ Luật dân sự 2005, qui định động san là đối tượng của biện pháp thé chấp đã khắc <small>phục được những hạn chê trên, giúp cho bên thê châp vừa có vơn đê sản xuât</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

kinh doanh mà vẫn có thé sử dung tài sản đó. Qui định nay mở rộng đối tượng của biện pháp thế chấp.

Các bên chủ thể có quyền thoả thuận về việc thế chấp một phần hoặc toàn bộ động sản, bất động sản. Bên có nghĩa vụ cũng có thê dùng một tài sản thế chấp bảo đảm cho nhiều khoản vay nếu tài sản đó có giá trị lớn hơn tổng <small>gia tri các khoản vay.</small>

Đối tượng thé chấp là quyên tài sản. Quyền tài sản là quyền trị giá được

băng tiền và có thể chuyên giao trong giao dịch dân sự. Điều 322 Bộ Luật

Dân Sự 2005 qui định “Quyên tai sản bao gom quyên phát sinh từ quyên tác giả, quyền sở hữu cơng nghiệp, qun địi no ...”

Pháp luật dân sự Việt Namhiện hành qui định, đối tượng thế chấp có

thể là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai. Qui định tài sản hình thành trong tương lai là đối tượng thế chấp cũng là một qui định mới. Tài sản hình thành trong tương lai có thể là hoa lợi, lợi tức, cơng trình đang xây dựng,

tài sản hình thành từ vốn vay ...và các tài sản khác mà bên bảo đảm có quyền

nhận, nhưng vào thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm

được giao kết tài sản đó chưa tồn tại hoặc đã tồn tại nhưng đang trong thời

gian hình thành. Ví dụ: di sản thừa kế chưa chia, ngơi nhà đang xây dựng.

Đối tượng thé chấp có thé là hàng hố ln chuyền trong q trình sản

xuất kinh doanh, tài sản đang cho thuê. Điều 345 Bộ Luật Dân Sự 2005 qui

định “tai sản dang cho thuê cũng có thé dùng dé thé chấp ”. Tuy nhiên khi thé chấp tài sản đang cho thuê, bên thế chấp phải có trách nhiệm thơng báo về việc tài san thế chấp đang được dùng dé cho thuê. Điều 24 ND 163/2006/NĐ-CP

quy định “#ường hop thé chấp tài sản dang cho th thì bên thé chấp phải có

trách nhiệm thơng bao về việc cho thuê tai sản cho bên nhận thé chấp “

Đối tượng thé chấp có thé là tài sản được bảo hiểm “Trong rường hop tài sản thé chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chap” (Điều 346 BLDS 2005)

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

So với qui định về đối tượng thế chấp trong Bộ Luật Dân Sự 1995, đối

tượng thế chấp theo qui định Bộ Luật Dân Sự 2005 được mở rộng hơn rất nhiều. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho bên nhận thé chấp có thé duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất.

2.2.3. Pháp luật Việt Nam quy định về phạm vi thế chấp tài sản.

Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, các bên có thể thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cũng như có thể thỏa thuận bảo đảm một

phần hay toàn bộ nghĩa vụ dân sự đó (theo Điều 319 Bộ luật Dân sự 2005). Như vậy, có thê thấy sự thỏa thuận bảo đảm một phần hay toàn bộ nghĩa vụ

dân sự bằng thế chấp của hai bên trong một quan hệ nghĩa vụ luôn được pháp

luật tôn trọng và bảo vệ, thể hiện nguyên tắc tự do ý chí, tự do thỏa thuận <small>trong giao lưu dân sự.</small>

Theo quy định thì một nghĩa vụ có thé được bao đảm một phan hoặc

toàn bộ nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu các

<small>bên khơng có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bao đảm thì</small>

nghĩa vụ coi như được bảo đảm tồn bộ, kế cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường

<small>thiệt hại.</small>

Đồng thời, pháp luật cũng quy định nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện. Nghị định 11/2012/NĐ-CP bổ sung Điều 8a về bao đảm thực hiện nghĩa vụ phát

<small>sinh trong giao dịch tương lai. Theo đó, trong trường hợp bảo đảm thực hiện</small>

nghĩa vụ phát sinh trong giao dịch, các bên không bắt buộc phải thỏa thuận cụ

thê về phạm vi của nghĩa vụ bao đảm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo dam,

<small>trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Khi nghĩa</small> vụ được hình thành, các bên không phải đăng ký thay đối nội dung giao dịch

<small>bảo đảm đã đăng ký.</small>

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì nghĩa vụ được bảo đảm bằng

thế chấp có thé là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

diéu kién. Va nghĩa vụ được bảo dam phải được mô tả cụ thê trong hợp đồng

thế chấp.

2.2.4. Hình thức của thế chấp tài sản.

Điều 343 Bộ Luật Dân Sự 2005 qui định “Việc thé chấp tài sản phải

được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp dong chính ”.

Như vậy, hình thức văn bản là hình thức bắt buộc của thé chấp tài sản.

Việc thế chấp tài sản bằng lời nói, hành vi khơng thể hiện bằng văn bản không

<small>được pháp luật công nhận.</small>

Những thoả thuận về thé chấp tai sản có thé được ghi thành một điều

khoản trong hợp đồng chính hoặc có thé được lập thành một văn bản riêng, nội dung của văn bản đó phải gắn liền với hợp đồng chính, chủ thé của hop

đồng thế chấp cũng là chủ thể trong hợp đồng chính. Điều 343 BLDS 2005 quy định “trong trường hợp pháp luật có qui định thì văn bản thé chấp phải <small>được công chứng, chứng thực hoặc đăng kỷ”.</small>

Việc thé chấp tài sản bắt buộc phải lập thành văn bản và nếu pháp luật

có qui định cơng chứng, chứng thực hợp đồng thì phải cơng chứng, chứng

thực. Đây được coi là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Nếu các bên khơng

tn thủ thì hợp đồng thé chấp sẽ vơ hiệu. © Đăng ký thé chấp:

Yêu cầu đặt ra khi áp dụng biện pháp thế chấp tài sản bảo đảm thực

hiện nghĩa vụ dân sự là việc thế chấp đó phải được xác lập một cách hợp

pháp, hợp lệ và việc đăng ký thế chấp khơng năm ngồi mục dích hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên, ngăn ngừa từ xa các hành vi vi

phạm có thể xây ra trong quá trình xác lập giao dịch thế chấp. Vì vậy, quy

định về đăng ký giao dịch bảo đảm trong BLDS 2005 và các văn bản liên <small>quan là rât cân thiệt.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Khoản 2 Điều 323 BLDS 2005 quy định: “Việc đăng ký giao dịch bảo

đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong

<small>trường hợp pháp luật có quy định”. Như vậy, ngồi những trường hợp đăng</small>

ky thé chấp bắt buộc thì các bên có thé tự nguyện đăng ky giao dich thé chấp.

Tuy nhiên, việc đăng ký giao dịch thế chấp theo quy định của pháp luật hay tự nguyên đều phải tuân theo các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch

bảo đảm cụ thể là Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 về đăng kí giao

<small>dịch bảo đảm.</small>

Chủ thé yêu cau đăng ký giao dich thé chấp: Có thé là bên thé chấp,

bên nhận thế chấp hoặc người được một trong các chủ thể này ủy quyên. Trong trường hợp thay đổi bên thế chấp, bên nhận thế chấp thì bên thế chấp, bên nhận thé chấp mới cũng có thé là chủ thé yêu cầu đăng ký thay đổi đó.

Người u cau đăng ký phải kê khai chính xác, đúng sự thật, phù hop với nội dung của giao dịch thế chấp đã ký kết và kê khai đầy đủ các mục

thuộc diện phải kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký, lập hồ sơ đăng ký đầy đủ và không được giả mạo giấy tờ.

Các trường hợp đăng kỷ giao dịch thế chấp:

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29

tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, thì các trường hợp phải đăng ký thé chấp bao gồm: Thế chấp quyên sử dụng đất; Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng: Thế chấp tàu bay, tàu biển; Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ; Các

trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.

Ngày 23/7/2010, Chính phủ ban hành Nghị định 83/2010/NĐ-CP về

đăng kí giao dịch bảo đảm, thì tại Điều 3 của Nghị định có quy định về các

trường hợp phải đăng ký thé chấp bao gồm: Thế chấp quyền sử dụng dat, thé

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

chấp rừng sản xuất là rừng trồng; cầm cé tàu bay, thé chấp tàu bay; thé chấp

tàu biển. Ngoài ra, các bên có thé yêu cầu đăng ký thé chấp tự nguyện đối với

+ Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng

trong; Thế chấp tàu bay, tàu biển;

+ Thế chấp một tài sản dé bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ; + Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định

Thời điểm đăng ký giao dịch thé chấp:

Thời điểm đăng ký giao dịch thế chấp được xác định như sau: Trường hợp tài sản thé chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gan liền với đất thì thời

điểm đăng ký giao dịch thế chấp là thời điểm cơ quan đăng ký nhận hồ sơ

<small>đăng ký hợp lệ.</small>

Trường hop tài sản thé chấp là tàu bay, tàu bién thi thời điểm đăng ký

giao dịch thế chấp là thời điểm thông tin về giao dịch được ghi vào số đăng bạ

tàu bay, số đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

Trường hợp tài sản thế chấp là các tài sản khác thì thời điểm đăng ký giao dịch thế chấp là thời điểm nội dung của đơn yêu cầu đăng ký được nhập vào cơ sở dit liệu về giao dịch bảo đảm.

Về trình tự, thủ tục đăng ký giao dich thế chấp: Nộp hồ so đăng ký —

tiếp nhận hồ sơ đăng ký và giải quyết hồ so đăng ký — trả kết quả đăng ký.

Thứ nhất, nộp hồ sơ đăng ký: Người yêu cầu đăng ký có thé nộp hồ sơ đăng ký thế chấp theo một trong các phương thức, đó là nộp trực tiếp tại trụ

<small>so của cơ quan dang ký; gửi qua đường bưu điện; gửi qua fax hoặc gửi qua</small>

</div>

×