Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Luận văn thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của hộ kinh doanh - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.66 MB, 75 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

VŨ THỊ NGỌC ÁNH

Chuyén nganh: Luat Kinh té Mã số: 60 38 01 07

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HOC: PGS. TS. Trần Ngọc Dũng

HÀ NOI - 2014

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>CHUONG 1</small>

<small>NHUNG VAN DE LY LUAN VE DIA VI PHAP LY CUA HO KINH</small>

<small>DOANHH... 52c 1 E1 E121121121121211111121111 2111111 11211211111 111111111211 111 111111 1 Hee 5</small>

<small>0 -..:IááĂ 5</small>

<small>1.2 Khái niệm, đặc điểm của hộ kinh doanh. ... --..--cc¿-5ccccccxcsrcxererreed 141.3. Cơ chế tô chức và hoạt động của hộ kinh doanh. ...-- .-‹ + --«++++<<s+2 211.4. Hệ thơng văn bản pháp luật về hộ kinh doanh ...--2- 2 2 252x552 24</small>

<small>1.5. Nội dung địa vị pháp lý của hộ kinh doanh...- -- - s55 s55 s*s+++ssex++eesss 26</small>

<small>1.6 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thông văn bản pháp luật về hộ kinh</small>

<small>PHUONG HUONG VA GIAI PHAP HOAN THIEN PHAP LUAT VE DIAVỊ PHÁP LY CUA HỘ KINH DOANH ...ecsessssssssssssseesseesnecssneesnecenneesneeenneesnesenns 57</small>

<small>3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hộ kinh doanh wu... eee 573.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hộ kinh doanh... 593.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành các quy định pháp luật về</small>

<small>địa vị pháp lý của hộ kinh doanÌh... - - - c5 c1 333111833512 EEEEEEerreree 66</small>

<small>400000155 ... 69DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO...--:2+c+E+E+E+E+ESESEeEsEeEszezszessz 71</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Trước năm 1986, nền kinh tế nước ta được duy trì theo mơ hình kế hoạch hóa tập trung bao cấp, các thành phần kinh tế chủ yếu là quốc doanh và tập thể, kinh tế cá thể nói chung và hộ kinh doanh nói riêng khơng có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế. mơ hình kinh doanh cá thể, hộ kinh <small>doanh vân tôn tại.</small>

Nam 1986, với chủ trương đơi mới tồn diện đất nước, trong đó trọng tâm là đôi mới cơ chế quản lý kinh té, Dang va Nha nước ta đã công nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế khác bên cạnh hai loại hình quốc doanh và tập thé. Từ đó, kinh tế hộ được phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai <small>trị quan trọng trong tiên trình đôi mới của đât nước.</small>

Với đặc thù và ưu điểm của mình, hộ kinh doanh đã ngày càng phát triển rộng khắp từ nông thôn đến thành thị ở nước ta và đóng góp lớn vào

GDP của cả nước, tạo việc làm cho nhiều lao động, giup giải quyết được một

phan van dé thất nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên, quản lý nhà nước đối với loại hình hộ kinh doanh cịn đang gặp nhiều khó khăn bởi các quy định của pháp luật về hộ kinh doanh chưa đầy đủ và chưa được người dân quan tâm thực hiện. Theo thống kê thì số hộ kinh doanh có Giấy phép đăng ký hộ kinh doanh chiếm tỷ lệ rất thấp so với số hộ kinh doanh hoạt động trong thực té. Điều này một mặt gây khó khăn cho cơ quan quan lý, một mặt gây that thu ngân sách cho nhà nước. Ngoài ra, hệ thống các quy định của pháp luật về hộ kinh doanh hiện nay cịn nằm rải rác ở nhiều văn bản luật, khơng có tính tập trung, các quy định của pháp luật về hộ kinh doanh cịn khá chung chung, gây khó khăn khi áp dụng trên thực tế...

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

doanh — Những van dé lý luận và thực tiễn” làm dé tài luận văn tốt nghiệp <small>Cao học luật.</small>

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Mặc dù loại hình hộ kinh doanh ra đời và phát triển từ rất sớm, nhưng loại tổ chức kinh tế này chưa thực sự được giới học giả quan tâm nghiên cứu. Các cơng trình nghiên cứu về hộ kinh doanh chỉ tập trung vào vấn đề thuế -tài chính của hộ. Các bài viết nghiên cứu về hộ kinh doanh cũng rất ít, có thể kế đến bài viết của TS. Ngơ Huy Cương được đăng trên Tap chí Khoa học của Đại học quốc gia Hà Nội, Luật học số 25 (2009) với tựa đề “Phân tích pháp luật về hộ kinh doanh dé tìm ra các bất cập”. Với thực trạng nghiên cứu nêu trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Địa vị pháp lý của hộ kinh doanh — Những van dé lý luận và thực tiễn” sẽ mang đến cái nhìn tồn diện về hệ thống quy định pháp luật về hộ kinh doanh.

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Luận văn tập trung phân tích các quy định của pháp luật về hộ kinh <small>doanh, đánh giá các quy định và thực trạng áp dụng các quy định của pháp</small> luật về hộ kinh doanh ở nước ta.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

<small>Luận văn được thực hiện dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác — Lênin,</small> các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta. Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn được thực hiện trên nên tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy <small>vật lịch sử.</small>

<small>Ngồi ra luận văn cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phan...;

- Phương pháp tong hợp được sử dụng tai các chương của luận văn

<small>nhăm đưa ra các đánh giá của tác giả đôi với các quy định của pháp luật;</small>

<small>- Phương pháp phân tích được su dụng tại chương 1, chương 2 và</small> chương 3 nhăm chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của chế định hộ kinh doanh <small>trong pháp luật;</small>

- Phương pháp chứng minh được sử dụng tại chương 2 nhằm làm rõ <small>hơn các nhận định, đánh giá mà tác giả đã nêu ra trong bài nghiên cứu;</small>

- Phương pháp thống kê được sử dụng tại chương 1 và chương 2 nhằm <small>mang làm rõ hơn cho các phân tích có trong luận văn.</small>

<small>5. Mục đích, nhiệm vu của việc nghiên cứu dé tài</small>

Mục đích nghiên cứu của luận văn là đưa ra phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hộ kinh doanh, góp phần làm cho các quy định của pháp luật về hộ kinh doanh được áp dụng dễ dàng và thuận tiện trong thực tế.

Nhằm thực hiện được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm

<small>vu sau:</small>

+ Nghiên cứu những van dé ly luận cơ bản về hộ kinh doanh;

+ Phân tích những quy định pháp luật về địa vị pháp lý của hộ kinh doanh; Đánh giá các quy định của pháp luật về hộ kinh doanh: chỉ ra những thành công, những hạn chế của pháp luật khi quy định về hộ kinh doanh; thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về hộ kinh doanh;

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>6. Kêt cầu của luận văn</small>

<small>Ngoài lời mở đâu, kêt luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn</small>

được chia làm ba chương, bao gồm:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của hộ kinh doanh; Chương 2: Thực trạng pháp luật về địa vị pháp lý của hộ kinh doanh Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về địa vị <small>pháp lý của hộ kinh doanh.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>CUA HO KINH DOANH</small>

1.1. Vi tri, vai trò của hộ kinh doanh trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam

Qua 25 năm thực hiện công cuộc đơi mới tồn diện ở Việt Nam, chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phan theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã có nhiều thành tựu quan trọng. Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, Việt Nam đang dan đổi mới khoa học kỹ thuật, cơ cấu kinh tế tiễn tới trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Mức tăng trưởng kinh tế trung bình là 7%/ 1 năm là một dấu hiệu tự hào cho sự đi lên của dân tộc sau khi trải qua hai cuộc chiến tranh và khủng hoảng kinh tế tồn cầu. Mặc dù tình hình trong nước và quốc tế có rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng Đảng và toàn dân ta đã nỗ lực phan đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng lần thứ X đề ra và tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ Đại hội Đảng lần thứ XI dé tạo nền tảng đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước cơng <small>nghiệp hóa, theo hướng hiện đại.</small>

Từ những năm đầu cải cách kinh tế, thành phần kinh tế cá thể đang trở thành lực lượng hùng hậu khơng chỉ về số lượng mà cịn về tỉ lệ đóng góp cho GDP và ngân sách quốc gia hàng nghìn tỉ đồng. Là một phần của mơ hình kinh doanh cá thé, hộ kinh doanh đã và đang phát triển về quy mô và chất lượng, phù hợp với thời đại lịch su, là nhân tổ quan trọng trong viéc giải <small>quyết các vân dé kinh tê, xã hội của dat nước.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Do chế độ tự cung tự cấp đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam nên loại hình kinh doanh nhỏ lẻ ít biến động theo thị trường. Với cơng sức đầu tư nhỏ nhưng thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận lớn cùng với các điều kiện thành lập và hoạt động giản đơn, lực lượng lao động déi dao cũng như không cần công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại nên hộ kinh doanh là một mơ hình được nhiều cá nhân hoặc hộ gia đình kinh doanh lựa chon . Với sự phát triển nhanh chóng, hộ kinh doanh đã xuất hiện ở tất cả các tỉnh, thành phó trên cả nước, từ đồng băng đến miền núi và hải đảo, biên cương của Tổ quốc. Theo cuộc điều tra năm 2009 của Tổng Cục Thống kê, Việt Nam, có tới sap xi 4 triệu hộ kinh doanh trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Đến năm 2012, tổng số hộ kinh doanh đã tăng lên khoảng 4.6 triệu hộ, với lĩnh vực kinh doanh rất đa dạng như công nghiệp, xây dựng, chế biến, thương mại, dịch vụ, y tế, giáo dục đào tạo, thể thao... Trong khi kinh tế nước ta vẫn bị ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang bị phá sản và giải thể thì số lượng hộ kinh doanh vẫn không ngừng tăng lên, thu hút một lượng lớn những người đang độ tuôi lao động. Theo bảng đánh giá của Tổng cục Thống kê năm 2005, số lao động thuộc nhóm hộ kinh doanh có khoảng 5,6 triệu người. Từ năm 2005 đến nay, số lao động trong các hộ kinh doanh vẫn tiếp tục tăng theo từng năm: năm 2009 cả nước có trên 7 triệu lao động. Năm 2012 đánh giá sơ bộ là khoảng 7,7 triệu lao động, chiếm ty lệ 15% (tổng số lao động cả nước). Trong khi đó, số lượng người lao động trong doanh nghiệp <small>khoảng 8,2 triệu người, trong đó tập trung vào khu vực doanh nghiệp ngoài</small> nhà nước (khoảng là 6,7 triệu người) [24]. Như vậy, so sánh trên cho thấy dù kém hơn doanh nghiệp về môi trường thu hút lao động nhưng hộ kinh doanh vẫn đang giải quyết tốt các vấn đề nhạy cảm của xã hội. Tỷ lệ thất nghiệp trên

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

chiến tranh....Cho nên vấn đề tạo thêm việc làm khơng chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn ý nghĩa xã hội sâu sắc. Với sự phát triển về quy mô cũng như sỐ lượng, hộ kinh doanh đã tạo nên các điều kiện để các cá nhân có mơi trường lao động góp phần cải thiện đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo và <small>thực hiện tôt các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước ta đã đê ra.</small>

Hiện nay, khi tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao, các công việc ngày càng địi hỏi lực lượng lao động có điều kiện, trình độ chun mơn, kỹ thuật cao thì <small>hộ kinh doanh với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ hàng năm tạo ra hàng vạn việc</small> làm mới, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như giải quyết các nhu câu của thị trường lao động.

1.1.2. Hộ kinh doanh có khả năng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, góp phan giải phóng sức lao động, thúc day sản xuất phát triển

Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khởi xướng từ Đại hội Đảng lần thứ VI là một trong những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm mục đích giải phóng sức lao động, huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho sự phát triển kinh tế. Những chủ trương đó đã được tiếp tục khăng định qua các kỳ Đại hội Đảng, được cụ thê hóa bằng văn bản pháp luật của Nhà nước, tạo nên môi trường kinh doanh thơng thống, tạo điều kiện cho mọi người dân n tâm đầu tư sản xuất kinh doanh. Nhờ đó mà khơi dậy được những tiềm lực trong dân cư, phát huy sự sáng tạo trong nhân dân, huy động ngày càng nhiều nguồn lực xã hội như tài nguyên, lao động, vốn dau <small>tư...cho công cuộc đôi mới đât nước.</small>

Một trong những tiềm năng lớn của hộ kinh doanh là huy động nguồn von trong xã hội. Bởi, hộ kinh doanh là mơ hình hoạt động phù hop với tâm

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

trong dân cư vào sản xuất, kinh doanh. Năm 2012, tài sản và nguồn vốn mà hộ kinh doanh hiện có chiếm khoảng 18% GDP. Sau khi thu hút vốn, các hộ đầu tư vào kinh doanh có lãi, lợi nhuận sẽ quay trở lại q trình kinh doanh, trở thành động lực dé thúc day kinh tế phát triển.

Ngồi ra, hộ kinh doanh cịn là cơ sở huy động nguồn nhân lực lớn cho phát triển kinh tế xã hội. Ở nơng thơn, mơ hình hộ kinh doanh thu hút một lượng lớn lao động nông nhàn muốn tăng thu nhập hoặc những người dân muốn chuyên đổi cơ cau kinh tế nông nghiệp sang thủ công nghiệp. Ở thành thị, các cơ sở kinh doanh cá thé trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, thủ công nghiệp tạo điều kiện giải quyết việc làm cho những người lao động chưa có việc làm. Đây không chi là việc giải quyết van dé xã hội mà hình thức kinh doanh này đã góp phần phát huy khả năng sáng tạo, tính năng động trong sản xuất kinh doanh của người lao động. Trong thực tế, khơng ít các cá nhân kinh doanh đã trở thành điển hình cho những sáng kiến, phát minh, kinh nghiệm tạo ra những sản phẩm mới được xã hội công nhận, hay cải tiến phương pháp sản xuất, chế biến, tăng năng xuất lao động...đóng góp vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Chính những con người ấy là nguồn

<small>lực quan trọng, trong tương lại sẽ trở thành những ông chủ lớn, bứt phá khỏi</small> quy mô nhỏ và trở thành những doanh nhân làm chủ cơ sở sản xuất quy mơ lớn. Ngồi việc huy động lực lượng lớn người lao động nhàn rỗi, giải phóng sức lao động, hộ kinh doanh cịn trực tiếp khai thác các nguồn lực khác như: đất đai, tài ngun, cơng nghệ...góp phần vào việc sử dụng hiệu quả tư liệu <small>sản xuât của nên kinh tê.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Chính vì vậy, với lực lượng lớn, phát triển nhanh từ nông thôn đến thành thị, kinh doanh đơn giản, lĩnh vực hoạt động đa dạng và ứng phó tốt với thị trường biến động nên hộ kinh doanh tận dụng được các nguồn lực xã hội

1.1.3. Hộ kinh doanh góp phần gìn giữ những giá trị truyền thống, đặc thù của văn hóa làng nghề ở Việt Nam.

Tính trên cả nước có khoảng 400 làng nghề truyền thống, có lich sử hàng trăm năm nay, thu hút hàng triệu gia đình và số lượng lao động lớn. Nhiều địa phương có những làng nghề truyền thống mà sự phát triển của nó trong hộ gia đình và dịng họ theo hình thức cha truyền con nối thơng qua việc gìn giữ và phát huy các kinh nghiệm quý báu qua các thời kỳ lịch sử. Ở mỗi vùng miền, địa phương, các điều kiện về địa lý tự nhiên — con người khác nhau nên các làng nghề có những sản phẩm đặc trưng, nổi tiếng về chất lượng kỹ thuật như: gốm Bát Tràng, chạm khắc gỗ Đồng Ky, chiếu cói Nga Sơn, chế tác đá mỹ nghệ Non Nước... Đi cùng với vấn đề bảo tồn bản sắc dân tộc và phát triển trong thời kỳ mới, các hộ kinh doanh đang không ngừng cải tiễn kỹ thuật, tăng năng xuất sản phẩm nhưng vẫn phù hợp với những giá trị truyền thống của cha ông dé lại. Không như các doanh nghiệp đòi hỏi số vốn lớn, chịu nhiều thủ tục hành chính và các loại thuế cũng như cơ cấu tổ chức và hoạt động phức tạp, đa số các hộ gia đình làng nghề đều có quy mơ kinh doanh nhỏ (trong phạm vi hộ gia đình). Các thành viên trong hộ đều tham gia sản xuất, kinh doanh theo dựa vào năng lực, sở trường của mình nên việc lựa chọn mơ hình hộ kinh doanh một mặt để giữ gìn những kinh nghiệm đặc sắc trong phạm vi gia đình, dịng họ đồng thời dễ thích ứng với thị trường như lúc <small>mới đâu khai sinh ra nó.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>Như vậy, cùng với doanh nghiệp, hộ kinh doanh là một trong những</small> thành phan quan trọng trong việc phát triển kinh tế ngành nghé truyền thống của Việt Nam đã được tích lũy qua nhiều thế hệ. Hàng hóa được sản xuất ln ln đi cùng với cơng nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn được thị trường quốc tế ưa chuộng, qua đó thúc đấy nền kinh tế phát triển.

1.14. Hộ kinh doanh góp phan vào tf lệ gia tăng tổng sản phẩm <small>trong nước, đóng góp vào ngắn sách nhà nước.</small>

Sự phát triển của kinh tế những năm vừa qua đã khơi dậy những tiềm năng về trí tuệ, sức lao động, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác của đất nước. Với sự cần cù chăm chỉ của con người Việt Nam, trong 5 năm trở lại đây, các thành phan kinh tế đã tao ra một khối lượng sản phẩm có ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển của kinh tế, con người và xã hội. Qua đó tạo động lực dé đất nước đi lên trở thành một nước cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với khoảng 4,6 triệu cơ sở, hàng năm hộ kinh doanh đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng GDP và tăng nguồn thu của ngân sách nhà nước.

Bảng tổng giá trị sản phẩm đóng góp và tỷ trọng trong GDP của hộ <small>kinh doanh từ năm 2009 — 2012 [24].</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Qua số liệu bảng cho thấy, từ năm 2009 đến năm 2012, giá trị sản phẩm đóng góp của hộ kinh doanh đối với GDP hàng năm đều tăng, bình quân mỗi năm tong giá trị sản phẩm Hộ kinh doanh làm ra chiếm tỷ lệ 32 - 33% GDP <small>của cả nước - đây là một tỷ lệ khá cao so với các loại hình kinh doanh khác.Trong khi đó, loại hình doanh nghiệp đóng góp khoảng 43,7%, trong đó</small> doanh nghiệp nhà nước chiếm tới hơn 30%.

1.1.5. Hộ kinh doanh góp phan thúc day chuyển dịch cơ cau kinh tế <small>theo hướng công nghiệp hoa, hiện dai hố</small>

Trong bối cảnh trong nước và quốc tế có rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tồn Đảng, tồn dân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng. Từ năm 2005 đến 2010, cơ cau kinh tế đang có bước chun <small>dịch tích cực:</small>

Trong GDP: Tỷ trọng nông nghiệp từ 19,30% năm 2005, giảm xuống <small>cịn 18,89% năm 2010. Tỷ trọng cơng nghiệp từ 38,13% năm 2005, tăng lên</small>

<small>38,23% năm 2010. Tỷ trọng dịch vụ 42,57% năm 2005 và năm 2010 đạt42,88% [24].</small>

Từ thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước từ 2005 - 2010, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã rút ra được những khuyết điểm và hạn chế trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời dé phù hợp với tình hình mới, Đảng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội 5 năm tiếp theo. Trong đó, có một số chỉ tiêu quan trọng như: Mức tăng trưởng GDP bình quân phải đạt từ: 7,0 - 7,5%/năm; trong cơ cấu GDP thì nơng nghiệp chiếm 17 18%, công nghiệp và xây dựng chiếm 41 -42%, dịch vụ chiếm 41 - 42%. Nền kinh tế phải giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động mới và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 2%/năm. Thu nhập của người dân nông thôn phải tăng 1,8 - 2 lần so với năm 2010 và bình quân

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

2000USD/nam/1 người [26]. Như vậy dé hoàn thành các chỉ số trên thì một trong những giải pháp quan trọng là đây mạnh phát triển các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế cá thé, tiêu chủ. Thực tế đã cho thấy, hộ kinh doanh trong lĩnh vực phi nông nghiệp đang thúc đây chuyên dịch cơ cấu kinh tế, cơ cau lao động theo hướng Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, bởi: Các hộ gia đình <small>ở nơng thơn và những người nơng dân bên cạnh việc đảm bảo an ninh lương</small> thực thì hiện nay, một số bộ phận đang lao động trong các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ. Xu hướng này đang có chiều hướng gia tăng và tạo nên sự thay đổi to lớn bộ mặt của nhiều vùng nông thôn. Không những thế, với điều kiện của khu vực nông thôn, lao động nhàn rỗi theo mùa vụ hiện nay đang là các đối tượng được khuyến khích đảo tạo nghề để tham gia các hoạt động sản xuất tại các cơ sở kinh doanh phi nông nghiệp tại địa phương, góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc phát triển kinh tế nơng thơn mới.

<small>Ngồi ra, hộ kinh doanh đang cùng với loại hình doanh nghiệp và hợp</small> tác xã góp phan phát triển các ngành nghề, làng nghé truyền thống và các ngành nghề tiểu - thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Từ đó, hộ kinh doanh thúc đây sản xuất nơng phẩm hàng hố, mở rộng thị trường nội địa, thực hiện thuỷ lợi hoá và xây dựng đường giao thông nông thôn, phát triển thông tin liên lạc,

các khu thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí. Kết quả là hình thành nên ở

những tụ điểm dân cư các trung tâm dịch vụ kinh tẾ - kỹ thuật - thương mại, tạo điều kiện cho sự phát triển trên địa bàn nông thôn một nền nông nghiệp <small>sinh thái và bộ mặt nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại. Đó cũng là</small> yếu tố góp phan vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa — hiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>đại hóa nơng nghiệp, nông thôn của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện</small>

Như vậy, sự phát triển các hộ kinh doanh trong các ngành nghề công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ đã và đang thu hút ngày càng nhiều lao <small>động nông nghiệp vào các ngành phi nông nghiệp. Các hộ kinh doanh tronglĩnh vực phi nông nghiệp cùng với doanh nghiệp, hợp tác xã đang đóng vai trị</small> cơ bản trong quá trình chuyên đổi cơ cau kinh tế từng địa phương, góp phan thực hiện chuyền dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng CNH, HDH.

1.1.6. Hộ kinh doanh góp phan tạo ra nguén cung hàng hoá da dang cho thị trường trong nước và xuất khẩu

Với đặc điểm là sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, hoạt động trên nhiều lĩnh vực như loại hình doanh nghiệp (trừ những lĩnh vực có điều kiện), hộ kinh doanh cùng với doanh nghiệp đã và đang tỏ rõ là một bộ phận kinh tế quan trọng, cung cấp day đủ và kịp thời các sản phẩm và dịch vụ thiết yêu cho toàn xã hội. Tuy số lượng sản phẩm mỗi đơn vị sản xuất ra không nhiều do số vốn nhỏ, nhưng với số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, quy mô hoạt động trên toàn quốc nên số lượng sản phẩm được tạo ra rất lớn, đa dạng, phong phú về chủng loại và mẫu mã, từ các mặt hàng giản đơn đến các mặt hàng cao cấp đến những sản phẩm truyền thống được xuất khâu ra nước ngồi Với đóng góp khoảng hơn 30% GDP tồn quốc [24], có thé nói hộ kinh doanh khơng những góp phan tạo ra khối lượng lớn hàng hoá phục vụ nhu cầu thị trường và xuất khẩu mà cịn đóng vai trị trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng như: tạo sự cân đối quỹ hàng hoá, tiền tệ, bình 6n giá cả, cân đối phát triển kinh tế giữa các vùng, 6n định đời sống nhân dân, thực <small>hiện xố đói giảm nghèo.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

1.2 Khái niệm, đặc điểm của hộ kinh doanh. <small>1.2.1 Khai niệm hộ kinh doanh</small>

<small>Hiện nay chưa có văn bản quy phạm nào đưa ra khái niệm hộ kinh</small> doanh mà chỉ là sự mô tả tô chức kinh tế nào được coi là hộ kinh doanh. Khoản 1 Điều 49 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 4 năm 2010 quy định về đăng ký doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định SỐ 43/2010/NĐ-CP) đã nêu rõ “Hộ kinh doanh do một cả nhân là cơng dân <small>Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng</small> ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, khơng có con dau và chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động <small>kinh doanh ”</small>

Từ quy định nêu trên, ta có thể hiểu hộ kinh doanh là tên gọi để chỉ <small>những cá nhân, một nhóm người hoặc hộ gia đình kinh doanh hàng hóa, dịch</small>

<small>vụ có cùng chung ý chí, mục đích, lợi nhuận, có đăng ký kinh doanh với cơ</small>

<small>quan nhà nước có thâm quyên.</small>

<small>Trước đây, tại các văn bản luật, loại hình hộ kinh doanh được gọi với</small> cái tên khác là “hộ kinh doanh cá thể”. Tên gọi này được sử dụng từ Nghị định số 02/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 3 tháng 2 năm 2000 về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 02/2000/NĐ-CP) đề thay thế cho hai loại chủ thể là cá nhân kinh doanh và nhóm kinh doanh được nêu tại các văn bản luật trước Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ra đời. Thời điểm đó, “hộ kinh doanh cá thể” chỉ có thể do cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ. Tuy nhiên, kế từ Nghị định số 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 thang 8 năm 2006 về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 88/2006/NĐ-CP) cho đến Nghị định số 43/2010/NĐ-CP đang có hiệu lực hiện nay thì thuật ngữ “hộ kinh doanh cá thể” được thay thế bởi thuật ngữ “hộ kinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

doanh”. Về bản chất, chúng khơng có sự thay đổi. Tuy nhiên, về chủ thể được <small>phép thành lập và hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh đã được pháp luật</small> bổ sung thêm, đó là pháp luật cho phép “một nhóm người” đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định cũng được phép đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

Cũng tại khoản 1 Điều 49 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, pháp luật cũng thể hiện việc không coi các hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người ban hàng rong, quà vặt, làm dich vụ có thu nhập thấp là hộ kinh doanh. Mặc dù những đối tượng này có thê tiến hành một số hoạt động kinh doanh cụ thể như bán các sản phẩm minh tạo ra, mua di bán lại các mặt hàng nhỏ lẻ, hoặc sử dụng các dịch vụ có thu nhập thấp dé kiểm lời nhưng quy mô rất nhỏ và pháp luật không yêu cầu đăng ký kinh doanh.

Quy định này nhằm phân chia các đôi tượng thực hiện kinh doanh dựa trên

quy mô kinh doanh, ở tầm doanh nghiệp, có doanh nghiệp tư nhân, ở tầm thấp hơn có hộ kinh doanh, cuối cùng là quy mơ nhỏ lẻ là các đối tượng có tính chất giống như hộ kinh doanh nhưng không phải đăng ký kinh doanh.

Hiện nay, tại một số quốc gia trên thế giới có quy định về loại hình kinh doanh có một số điểm tương đồng với hộ kinh doanh ở nước ta. Cụ thể: <small>Pháp luật của Anh quan niệm: Thương nhân đơn lẻ (sole trader) là một</small> người tiễn hành kinh doanh với tài khoản của mình; tự lựa chọn nơi thích hợp dé hoạt động; có hoặc khơng có sự trợ giúp của người làm công trong kinh doanh; vốn góp ban đầu là nguồn vốn cá nhân do tiết kiệm hoặc vay mượn cá nhân. Pháp luật Hoa Kỳ quan niệm: Doanh nghiệp cá thể (sole <small>proprietorship) là một doanh thương (a business) được vận hành bởi mộtngười như một tài sản cá nhân của người đó; và doanh nghiệp</small> (enterprise) này là một sự mở rộng đơn thuần của chủ sở hữu cá nhân (individual owner). Thương nhân đơn lẻ hay doanh nghiệp cá thể theo

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

các quan niệm nay là một hình thức kinh doanh có kết cau khác với các <small>hình thức kinh doanh khác như hợp danh hay các công ti. Quan niệm nay</small> hoàn toàn trùng hợp với quan niệm của các luật gia Việt Nam ở các chế độ cũ. Họ xem thương nhân thé nhân là cá nhân (có hình hài, cốt nhục) kinh doanh khác biệt han với các thương nhân pháp nhân là các tổ chức hay đồn thé được tạo lập bởi sự góp vốn của các nhà đầu tư mong muốn tim kiếm lợi nhuận. Các t6 chức này được gọi là các công ti. Mỗi loại cơng ty có những khía cạnh pháp lý riêng về thành lập và vận hành. Những khía cạnh pháp lý này khơng có liên quan gì với thương nhân thể nhân. Quan niệm này phỏng theo quan niệm của Pháp về thương nhân thể nhân. Khi nói về thương nhân theo pháp luật của Pháp, người ta thường dẫn Điều 1, Bộ luật Thương mại của Pháp (1807). Tại đó, thương nhân có thể là thể nhân hoặc pháp nhân. Thương nhân thể nhân là một cá nhân chuyên thực hiện các hành vi thương mai và lấy chúng làm nghề nghiệp thường xuyên của mình. Theo hệ thống pháp luật này cá nhân trở thành thương nhân là một vấn đề thực tế được xác định bởi tòa án. Nếu tên một cá nhân xuất hiện trong Số đăng ký thương mại tại tòa án thương mại, thì người đó được xem <small>là thương nhân, trừ khi có chứng cứ ngược lại. Theo pháp luật Việt Nam hiện</small>

<small>nay hộ kinh doanh khơng hồn tồn là cá nhân kinh doanh. Đơi khi hộ kinh</small> doanh có sự hùn vốn của các cá nhân bởi pháp luật cũng đã mơ tả như vậy. Vì vậy, nếu quan niệm hộ kinh doanh hay hộ kinh doanh cá thể là cá nhân <small>kinh doanh hay thương nhân đơn lẻ là khơng hồn tồn đúng [12].</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

1.2.2. Đặc điểm của hộ kinh doanh

<small>1.2.2.1. Hộ kinh doanh do một ca nhân, một nhom người hoặc mộthộ gia đình làm chủ</small>

<small>Xét trên góc độ pháp lý, chủ hộ kinh doanh phải là các cá nhân, con</small> người cụ thé. Thành viên của hộ kinh doanh không thé là một tổ chức hoặc đại diện được các tô chức cử ra để tham gia hộ kinh doanh. Đối với hộ kinh <small>doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ thì các cá nhân sẽ</small> thỏa thuận với nhau cử ra một đại diện để tham gia vào các quan hệ pháp luật và mối quan hệ giữa các cá nhân đó là quan hệ đồng chủ sở hữu. Các cá nhân muốn tạo lập hộ kinh doanh thì phải đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi, năng lực pháp luật cũng như năng lực hành vi, ngành nghé đăng ký kinh doanh... Đối với hộ kinh doanh, chủ sở hữu sẽ có quyền quyết định các van đề về cơ cấu tô chức, hoạt động, von đầu tư, mục tiêu và kế hoạch kinh doanh hoặc chấm dứt sự tồn tại của nó. Chính vì vậy, điểm giống nhau giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ hộ kinh doanh đều là người duy nhất hưởng lợi nhuận phát sinh <small>và chịu toàn bộ rủi ro trong cơng việc kinh doanh của mình. Nhưng trong</small> trường hợp có chung đồng chủ sở hữu thì người đại diện của hộ kinh doanh chỉ là người thay mặt tat cả các thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Riêng lợi nhuận và nghĩa vụ tài sản phát sinh thì quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh sẽ được chia cho tất cả các thành viên dựa vào điều khoản thỏa thuận của các thành viên, căn cứ vào số <small>vơn góp hoặc cơng sức đóng góp của môi người.</small>

<small>Pháp luật quy định các thành viên của hộ gia đình khi tạo lập hộ kinh</small> doanh phải có mối quan hệ huyết thống, hơn nhân hoặc ni dưỡng như ông bà, bố mẹ, con cái trong gia đình, vợ với chồng hoặc bố mẹ với con ni. <small>Điêu này sẽ tạo nên sức mạnh về kinh tê và một khơi thơng nhât vê ý chí, mục</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

đích trong kinh doanh. Bởi vi, mỗi người trong hộ đều lao động theo kha năng, trách nhiệm gắn bó với vai trị của họ trong gia đình nên mơ hình này sẽ Ít xảy ra mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, các thành viên có trách nhiệm cao với số tài sản đóng góp của mình và hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, trong hộ gia đình mọi người đều biết năng lực, sở trường cùa từng thành viên nên việc bố trí việc làm sẽ phù hợp, linh động dẫn đến sự đồng thuận, nhất trí cao trong <small>hoạt động của hộ.</small>

<small>1.2.2.2. Hộ kinh doanh thường kinh doanh với quy mô nhỏ hẹp</small>

<small>Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh và doanh nghiệp được hoạt</small> động trong nhiều ngành, nghề nhưng các cá nhân khi lựa chọn mơ hình hộ kinh doanh theo hướng là kinh doanh với số vốn nhỏ, hoạt động đơn giản và dễ kiểm sốt. Hộ kinh doanh có quy mơ bé hon các doanh nghiệp về các tiêu chí như số lượng người lao động, địa điểm kinh doanh, đất đai, tư liệu sản

xuất... Nguyên nhân của sự khác biệt này xuất phát từ lĩnh vực hoạt động của

doanh nghiệp thường có phạm vi lớn và ồn định, chủ yếu trong những ngành quan trọng của quốc gia như cơng nghiệp nặng, dầu khí, xây dựng, giao thơng, tài chính... Những ngành này địi hỏi số vốn đầu tư lớn và trình độ lao động có chun mơn, nghiệp vụ cao. Cho nên, đối với doanh nghiệp, pháp luật cho phép được mở rộng quy mô sản xuất bằng việc tăng số vốn đầu tư, số lượng công nhân viên, nhà xưởng sản xuất hàng hóa hoặc thành lập các các chi nhánh, công ty con, được ưu đãi sử dụng đất đai và các ưu đãi khác.

Đối với hộ kinh doanh, theo Nghị định số 43/2010/ND — CP, số lượng lao động trong hộ kinh doanh không được vượt quá 10 người, nếu trên 10 người thì hộ kinh doanh phải chuyền sang các loại hình doanh nghiệp. Đồng thời, khi đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh phải xác định rõ địa điểm kinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

doanh tại một vị trí nhất định và khơng được mở chi nhánh hay địa điểm sản xuất kinh doanh khác.

<small>Mặc dù quy mô kinh doanh của hộ kinh doanh so với các loại hình</small>

<small>doanh nghiệp là nhỏ bé nhưng so với loại hình kinh doanh nhỏ, lẻ như hộnơng, lâm ngư nghiệp, bán hàng rong, quà vặt...thì hộ kinh doanh khơng phải</small> là loại hình kinh doanh có quy mô nhỏ nhất. Các đối tượng trên cũng tiến hành hoạt động kinh doanh nhưng không ôn định Hộ kinh doanh. Dau hiệu để <small>phân biệt giữa hộ kinh doanh với các hình thức kinh doanh trên dựa vào mức</small> thu nhập thấp. Mức thu nhập được coi là thấp dựa vào các quy định cụ thé của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Như vậy, với quy mô sản xuất nhỏ, địi hỏi vốn đầu tư ít, sử dụng khơng nhiều lao động, hộ kinh doanh có thể thay đổi linh hoạt phương thức hoạt động kinh doanh dé đối phó với những biến động của thị trường và trong cơng việc có thé dé dàng quản lý, kiểm sốt chặt chẽ. Nhưng hộ kinh doanh ít có điều kiện để trang bị máy móc hiện đại nên thường công nghệ lạc hậu hơn, nhất là trong các ngành công nghiệp và tiêu thủ công nghiệp.

Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh khơng có con dấu riêng. Điều này là một bat lợi khá lớn. Bởi, con dau gần như được đồng nhất hóa cho sự bảo chứng về tư cách pháp lý, tư cách pháp nhân của của các cơ quan, tổ chức. Nó xác định người đã ký tên, đóng dấu; xác nhận các giấy tờ giao dịch, hồ sơ, tài liệu. Khi đã đóng dấu, trách nhiệm pháp lý của cá nhân, tổ <small>chức đã được ghi nhận tùy theo hình thức và nội dung của các tài liệu đó.</small>

<small>1.2.2.3. Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt độngkinh doanh</small>

Chủ hộ kinh doanh cũng như tất cả các thành viên của hộ kinh doanh đều phải chịu mọi rủi ro trong hoạt động kinh doanh của hộ. Do tính chất độc

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

lập về tài sản của hộ kinh doanh khơng có nên chế độ trách nhiệm trên là vơ hạn. Điều đó có nghĩa là: Đối với hộ do một cá nhân làm chủ, chủ hộ không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của hộ trong phạm vi phần vốn và tài san dùng dé kinh doanh mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tai sản của mình, trong trường hợp vốn đầu tư đã đăng ký không đủ để trang trải các khoản nợ . Nếu hộ kinh doanh có chung chủ sở hữu thì tất cả các thành viên trong hộ phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản của mình. Cụ thé là số vốn chung khơng đủ dé trả nợ, thì mỗi thành viên sẽ đóng góp thêm bằng tài sản riêng hoặc tài sản dân sự chung của cả hộ để trả nợ. Việc góp thêm này sẽ chỉ chấm dứt khi số nợ của hộ kinh doanh được trả hết. Mức góp thêm của mỗi thành viên phụ thuộc vào thỏa thuận trong hộ kinh doanh. Nếu một số thành viên khơng có khả năng góp thêm để trả nợ như thỏa thuận thì các thành viên cịn lại có nghĩa vụ phải lấy tài sản của mình để tiếp tục trả nợ. Quan hệ nợ nan chỉ được chấm dứt khi hộ kinh doanh đã thanh tốn hết các khoản nợ. Chính vì vậy, đặc trưng pháp lý này tạo ra một số thuận lợi cơ bản <small>như:</small>

<small>- Lợi nhuận và khả năng kiêm sốt cơng việc kinh doanh đêu thuộc vêchủ hộ, vì quyên lực chỉ tập trung ở một hoặc một sơ nhỏ chủ sở hữu.</small>

<small>- Tồn bộ tài sản của chủ sở hữu kinh doanh là một bảo đảm cho việcthanh toán các khoản nợ của hộ, cho nên khi tham gia ký kêt hợp đông hoặc</small>

<small>huy động nguôn vôn từ ngoài xã hội, hộ kinh doanh tạo được niêm tin về việcthanh tốn các nghĩa vụ tài sản đơi với khách hàng và chủ nợ.</small>

<small>- Khi vay vôn, chủ hộ kinh doanh có thê dê dàng tiêp cận các khoản tíndụng của ngân hàng dê dàng. Do khi xem xét các điêu kiện, ngân hàng có thêcăn cứ vào tài sản của chủ hộ chứ không chỉ căn cứ vào tài sản của hộ kinh</small>

<small>doanh đê cho vay vôn.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Nhưng với đặc điểm này, chủ sở hữu chỉ được thành lập duy nhất một hộ kinh doanh cho đến khi hộ kinh doanh này chấm dứt sự tồn tại thì chủ sở hữu mới có quyền thành lập một hộ kinh doanh khác. Bên cạnh đó, Hộ kinh <small>doanh sẽ khơng có tư cách pháp nhân cũng như như không được phát hành</small> bất kỳ một loại chứng khoán nào để thu hút vốn đầu tư. Nếu các cá nhân muốn khắc phục vấn đề trên thì phải lựa chọn loại hình Doanh nghiệp, bởi chỉ có các thành viên của Cơng ty cơ phần, trách nhiệm hữu hạn và thành viên góp vốn của cơng ty hợp danh mới có chế độ trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn đã cam kết góp vào <small>doanh nghiệp.</small>

Đặc điểm này của hộ kinh doanh rất giống với loại hình doanh nghiệp <small>tư nhân. Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp tư nhân cũng khơng cótư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp cũng chịu trách nhiệm vô hạn với các</small> khoản nợ của doanh nghiệp và họ cũng chỉ được thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân. Điểm khác biệt giữa hộ kinh doanh với doanh nghiệp tư nhân chủ yếu dựa vào quy mô lao động mà pháp luật đã quy định giới hạn đối với hộ kinh doanh.

1.3. Cơ cau tổ chức và hoạt động của hộ kinh doanh

Đối với hộ kinh doanh, pháp luật không quy định ràng buộc về cơ cấu tổ chức quản ly. Vì vậy việc tổ chức, phân chia quyền lực và nghĩa vụ của hộ kinh doanh cho các bộ phận quản lý đều do chính chủ sở hữu quyết định, nhà nước khơng can thiệp. Đó là cơ chế tự quản và hộ kinh doanh là một lợi thế trong lĩnh vực tổ chức quản lý hoạt động của hộ. Theo đó, Hộ kinh doanh có cơ cau tơ chức rất nhỏ va đơn giản, khơng có Hội đồng thành viên hay Giám đốc và các phịng, ban, chun mơn hóa cao về công việc mà chủ yếu chỉ bao gồm chủ sở hữu trực tiếp quản ly và người lao động. Ngoài ra, chủ hộ kinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

doanh có thê thuê người làm quản lý phụ trách từng lĩnh vực kinh doanh của hộ và phân công từng công việc cụ thể cho người lao động hoặc tự mình vừa quản lý vừa là lao động tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, người chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật với các bên thứ ba vẫn <small>là chủ hộ kinh doanh.</small>

Như vậy, đối với cơ cau tổ chức của hộ kinh doanh, chủ sở hữu được pháp luật giao cho toàn quyên quyết định. Trong đó, chủ hộ là người có thâm quyền cao nhất. Cu thé: Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, chủ hộ là người có quyên quyết định tất cả về hoạt động kinh doanh như đăng ký tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, việc sử dụng lợi nhuận sau khi nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy

<small>định của pháp luật.</small>

Đối với hộ gia đình hoặc một nhóm người làm chủ sở hữu thì các thành viên có thê thỏa thuận phân cơng và đảm nhận từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh theo khả năng và sở trường của từng cá nhân. Mọi vấn đề chung của hộ kinh doanh sẽ được các thành viên bàn bạc và thống nhất dựa trên lợi ích chung của tất cả các thành viên. Đối với các quan hệ pháp luật, các chủ sở hữu sẽ lựa chọn một người làm đại diện dé thực hiện các quyền và nghĩa vụ <small>của mình trong hoạt động kinh doanh của hộ. Do hộ kinh doanh hoạt động</small> trong quy mơ rất nhỏ, khép kín nên việc quản trị trong hộ rất đễ dàng và thuận lợi. Dưới quyền của chủ sở hữu sẽ là người lao động được phân công đảm nhận các nhiệm vu cụ thé hoặc có thé chủ sở hữu đảm nhận nhiều cơng việc của hộ. Nếu số lượng người lao động trên 10 người thì hộ kinh doanh phải chuyền đổi sang đăng ký hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp, Khi đó cơ cầu quản lý của hộ kinh doanh sẽ phải thay đổi đề phù hợp với loại hình mới. Bởi vì: xuất phát từ số vốn đầu tư lớn và quy mơ sản xuất rộng nên địi hỏi <small>doanh nghiệp phải có sự chun mơn hóa cao vê phân công công việc. Thông</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

thường, doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu nên sẽ có hội đồng thành viên với chức năng quyết định các van dé quan trọng nhất của doanh nghiệp, như: bau Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, thảo luận và quyết định phương hướng, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp... Dưới Hội đồng thành viên là một cơ cau tổ chức chặt chẽ, đứng đầu là Tổng giám đốc hay hội đồng quan trị. Đây là bộ phận điều hành mọi hoạt động và thể chế hóa các chiếc lược của hội đồng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tiếp đó các cơng việc <small>được phân chia theo ban, ngành, phòng phụ trách từng mảng, lĩnh vực kinh</small> doanh cụ thé. Vì có tính chất quản trị tốt, các doanh nghiệp sẽ tạo có được sự sáng tạo, khả năng phát triển doanh nghiệp lớn hơn so với hộ kinh doanh. Nhưng trong các quyết định kinh doanh đòi hỏi sự tập trung nhất quán cao, không bị ảnh hưởng bởi các ý kiến trái chiều thì hộ kinh doanh mới là loại hình đáp ứng được yêu cau này.

Cũng giống như loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh được kinh doanh trong các lĩnh vực ngành nghề mà pháp luật khơng cấm hoặc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Các cá nhân là cơng dân Việt Nam, nhóm người hoặc hộ gia đình đủ điều kiện mà pháp luật quy định đều có quyên thành lập hộ kinh doanh và phải có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh đối với co quan nhà nước có thâm quyên. Sau khi hoàn tất các thủ tục, hộ kinh doanh sẽ đi vào hoạt động trong những ngành nghề mà chủ sở hữu đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh. Nhung do phạm vi tổ chức nhỏ dẫn đến mối quan hệ điều hành giữa chủ sở hữu và người lao động chủ yếu thơng qua lời nói trực tiếp nên các hoạt động, kế hoạch kinh doanh được triển khai nhanh và dé dàng thay đổi khi gặp các sự có. Đồng thời, trong q trình hoạt động, hộ kinh doanh có thé thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, tạm ngừng hoạt động kinh doanh và chấm dứt hoạt động kinh doanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

theo mục dich của chủ sở hữu. Tat cả sự thay đổi trên đều phải theo quy định <small>của pháp luật.</small>

1.4. Hệ thống văn bản pháp luật về hộ kinh doanh

Trong thành phần kinh tế cá thể, các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh quy mô nhỏ như cửa hàng, sạp chợ, quán ăn, dịch vụ sửa xe, cắt tóc, may mặc...chiếm số lượng nhiều, tạo cơng ăn việc làm, đóng góp đáng kể cho GDP của đất nước và giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân. Mô hình kinh doanh này rất đơn giản và được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Hién pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2013 quy định tại Điều 32 “ Moi người có quyên sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”; Điều 33 “Mọi người có quyên tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cam” và Điều 51 quy định “Nền kinh tế Việt Nam là nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phan kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác dau tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bên vững các ngành kinh tế, góp phan xây dựng đất nước. Tai sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức dau tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”. Như vậy, chúng ta có thê thấy chính sách chung của Nhà nước được thể hiện như sau:

- Thứ nhất, Nhà nước thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các thành phan kinh tế, trong đó có thành phan kinh tế cá thé. Do là sự tồn tại khách quan trong nên kinh tế thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

- Thứ hai, Nhà nước thừa nhận các cá nhân, tô chức có quyền thành lập các tơ chức kinh tế dé tiến hành kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

luật khơng cắm. Điều này góp phan đây nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo sự chuyển mình trong nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thi trường, nâng cao năng xuất lao động, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu <small>nhập và trực tiêp tác động đên các van đê an sinh xã hội.</small>

- Thứ ba, Nhà nước thừa nhận địa vị pháp lý của các tổ chức kinh tế, tạo điều kiện pháp lý dé họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của minh, có thể tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật và cạnh tranh, nộp thuế... Đồng thời, nhà nước bảo hộ quyền sở hữu cũng như quyền thừa kế tài sản và thu nhập hợp pháp của các thành phan kinh tế tư nhân, cá thể.

Như vậy, những quy định của Hiến pháp đã tạo nên nền tảng để Nhà nước cụ thê hóa thành các điều luật riêng biệt, phù hợp với vai trò phát triển kinh tế xã hội của hộ kinh doanh. Theo Điều 170 Luật Doanh Nghiệp (2005), Quốc hội đã giành cho Chỉnh phủ thẩm quyền quản lý hộ kinh doanh thông qua Nghị định số 43/2010/NĐ-CP - điều chỉnh các vấn đề về điều kiện về thành lập, đăng ký và hoạt động của hộ kinh doanh và được sửa đôi bô sung băng Nghị định số 05/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9 tháng 1 năm 2013 sửa đôi, bô sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định SỐ 43/2010/NĐ-CP. Đề hướng dẫn cụ thể hơn, ngày 21/1/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ra Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT quy định chi tiết một số van đề trong hoạt động đăng ký và thành lập hộ kinh doanh.

Bên cạnh đó, hộ kinh doanh là một thương nhân, có quyền tham gia <small>vào các quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại, nên khi thực hiện các hoạt</small> động của mình, loại hình này cũng được điều chỉnh bằng Bộ luật Dân sự, luật Thương mại, các luật thuế và các đạo luật khác giống như các cá nhân, tổ <small>chức thương nhân khác.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>1.5. Nội dung địa vị pháp lý của hộ kinh doanh</small>

Dia vị pháp lý của hộ kinh doanh là sự thé hiện vi trí, vai trị của hộ kinh doanh trong các quan hệ pháp luật và đi liền với nó là các quyền, nghĩa <small>vụ cũng như trách nhiệm pháp lý phát sinh. Như vậy, địa vị pháp lý của hộkinh doanh được biêu hiêu băng các tiêu chí như sau:</small>

Thứ nhất, khi tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính, thương mại, dân sự..., hộ kinh doanh đóng vai trị là một bên chủ thể có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như các đối tượng khác và được pháp luật Việt Nam bảo hộ (như quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quyền kinh doanh các ngành nghề đã đăng ký, quyền tuyển dụng lao động, quyền được yêu cầu đối tác thực hiện day đủ hợp đồng.... và các nghĩa vụ như thực hiện đúng hợp đồng...)...

Thứ hai, về trách nhiệm pháp ly của hộ kinh doanh: có thé khang định, hộ kinh doanh giống với doanh nghiệp tư nhân về bản chất. Đó là hai loại hình kinh doanh đều do cá nhân kinh doanh. Chính vì vậy, khơng có sự tách <small>bạch rõ ràng vé tài sản giữa chủ sỡ hữu của hộ và hộ kinh doanh.</small>

Đồng thời, quyền và nghĩa vụ giữa chủ hộ và hộ kinh doanh là một thê thống nhất, đặc biệt là nghĩa vụ tài sản. Mọi tài sản của hộ kinh doanh đều

xuất phát từ nguồn vốn của chủ sở hữu và từ hoạt động kinh doanh của hộ, <small>nên toàn bộ lợi nhuận (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính và</small> thanh tốn theo qui định của pháp luật) và các nghĩa vụ về tài sản khác (bồi thường, trả nợ...) đều thuộc về chủ sở hữu.. Trong trường hợp chủ sở hữu là một hộ gia đình hoặc một nhóm người cụ thể thì hộ kinh doanh thực chất chỉ là sự liên kết giản đơn giữa các cá nhân, con người trong phạm vi nhỏ, cùng chung mục đích kinh doanh nên quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh cũng <small>không tách biệt với các chủ sở hữu trên.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>Như vậy, hộ kinh doanh khơng có tư cách pháp nhân. Đây là một</small> nhược điểm khá lớn. Bởi, trên thực tế không phải nghiễm nhiên mà pháp luật lại trao tư cách pháp nhân cho một tô chức dé hoạt động. Vì, khi có tư cách pháp nhân, các tơ chức sẽ tạo được lịng tin trước khách hàn g khi giao dịch, ký kết hợp đồng và huy động vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh đồng thời <small>khả năng chịu trách nhiệm cao hơn khi có các rủi ro xảy ra.</small>

Thứ ba, về tư cách pháp lý trong tổ tụng, hiện nay, pháp luật quy định <small>chủ hộ kinh doanh cũng là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ án liên quan</small> tới hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Ví dụ: tại Bản án sỐ 87/2007/KDTM- PT ngày 10/9/2007, Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa số 01/MBND/2001 ngày 26/9/2001 giữa nguyên đơn là Công ty TNHH sản xuất và thương mai Gia Lợi và bi đơn là Co sở Thuận Lợi (sau khi có Bản án giám đốc thâm của Hội đồng thâm phán Tòa án Nhân dân tối cao quyết định hủy Bản án kinh tế phúc thâm số 12/KTPT ngày 24/02/2005 của Tòa phúc thâm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai đương sự này, và giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thâm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thâm lại theo quy định của pháp luật) [12].

1.6. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống văn bản pháp luật về hộ kinh doanh.

Qua các thời kỳ lịch sử, pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật về các hình thức tơ chức kinh doanh nói riêng được xây dựng trên nền tảng chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước. Sự phản ánh trên là phù hợp với quy luật phát triển nhà nước và pháp luật và có tính chất giải quyết tạm thời những vấn đề bức xúc do thực tiễn kinh doanh đặt ra. Từ những năm đầu đổi mới, kinh tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

nước ta chuyên từ cơ chế tập trung bao cấp sang nén kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước đã mở rộng các thành phan kinh tế và cho phép các cá nhân tham gia kinh doanh tự do, bình đăng trong khn khổ của pháp luật. Trong đó, kinh tế cá thé tiểu chủ được khuyến khích hơn trước nhằm mục đích giải phóng sức lao động, xóa đói giảm nghèo và hiện đại hóa đất nước. Là một trong những hình thức tổ chức kinh tế mới, hộ kinh doanh được điều chỉnh bởi Nghị định số 66/HDBT của Hội đồng Bộ trường ngày 2 tháng 3 năm 1992. Tên gọi ban đầu của hộ kinh doanh là người kinh doanh. Đây là các cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định được quy định tại Nghị định số 221-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 23 tháng 7 năm 1991 quy định về cụ thể hóa một số điều trong Luật Doanh nghiệp tư nhân. Nghị định số 66/HĐBT bước đầu đã quy định đối tượng bị điều chỉnh (Điều 1), chủ thé có quyền đăng ký kinh doanh (Điều 2), lĩnh vực kinh doanh và thủ tục đăng ký cũng như hoạt động của hộ kinh doanh. Đối với hộ gia

đình sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp, bán quà vặt và dịch vụ có thu nhập thấp,

Nghị định này cũng khơng coi đây là loại hình hộ kinh doanh mà các đối tượng này được điều chỉnh bằng các văn bản quy phạm pháp luật khác. Mặc dù vậy, Nghị định số 66/HDBT vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định khi co chế mang nặng tính xin cho, các điều luật vẫn còn chung chung chưa bao quát được nhiều van đề, Tuy nhiên, Nghị định số 66/HDBT là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh hộ kinh doanh, góp phần giải quyết kịp thời nhu cầu của xã hội. Sau 8 năm thi hành, đến năm 2000 Nghị định số 66/HDBT được thay thế bởi Nghị định số 02/2000/ND -CP ngày 3 tháng 2 năm 2000. Nghị định số 02/2000/ ND - -CP đã chuyển tên gọi các đối tượng trên là hộ kinh doanh cá thể và quy định rõ các tiêu chí về hộ kinh doanh như chủ sở hữu, lao động, địa điểm kinh doanh, vốn và trách nhiệm tài sản, trong đó, một cá nhân hoặc hộ gia đình là chủ thể duy nhất có

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

quyền đăng ký kinh doanh theo loại hình hộ kinh doanh Đây là đặc điểm quan trọng góp phan hình thành nên đặc điểm của hộ kinh doanh, là căn cứ dé phân biệt với các loại hình tổ chức kinh doanh khác. Ngồi ra, Nghị định số 02/2000/NĐ - CP cịn có một số điểm mới như việc pháp luật khang định quyền tự quyết trong đăng ký kinh doanh của mỗi chủ thé; co quan nhà nước có thâm quyền cấp phép là phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 7 ngày mà không phải do Chủ tịch huyện xem xét, cấp phép như Nghị định số 66/HDBT/1992.

Tiếp đó, Nghị định số 02/2000/ND — CP được thay thế bởi Nghị định số 109/2004/ND - CP ngày 02 tháng 04 năm 2004. Về cơ bản, các quy định trong Nghị định số 109/2004/ND — CP không sửa đổi nhiều so với trước mà pháp luật làm rõ hơn số nội dung quan trọng như hộ kinh doanh chỉ được sử <small>dụng không quá mười người lao động và chủ sở hữu chỉ được đăng ký một hộ</small> kinh doanh duy nhất. Với quy định này, pháp luật từng bước đã giới hạn quy mô kinh doanh của hộ kinh doanh, tách bạch hắn với loại hình doanh nghiép. Ngoài ra, dé bảo đảm tinh dân chủ, pháp chế xã hội chu nghĩa, pháp luật còn cho các cá nhân, hộ gia đình có quyền khiếu nại đến UBND hoặc Tịa hành chính cấp huyện khi đủ các điều kiện quy định mà không được cấp phép đăng <small>ký kinh doanh.</small>

Ngày 1/7/2006, khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, thì Nghị định sỐ 109/2004/ND - CP được thay thế bang Nghị định số 88/2006/ND - CP ngày 29/08/2006. Với tên gọi là “hộ kinh doanh”, Nghị định này đã khăng định rõ <small>“hộ kinh doanh do một cá nhân là cơng dân Việt Nam làm chủ”. Do đó, các</small> cá nhân khơng có quốc tịch Việt Nam sẽ khơng phải là đối tượng có quyền đăng ký kinh doanh dưới hình thức này. Ngồi ra, Nghị định số 88 cịn bổ sung một chủ thể mới có quyền thành lập hộ kinh doanh, đó là "một nhóm

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

người". Trước đó, pháp luật về hộ kinh doanh chỉ quy định cá nhân hoặc hộ gia đình mới có quyền đăng ký hộ kinh doanh nên với sự thay đổi này, pháp luật giành cho các cá nhân có thé thêm một lựa chọn mới dé hoạt động kinh doanh phù hợp với điều kiện của mình. Đây không chỉ là bước tiến mới của pháp luật mà là sự dự đoán xu hướng phát triển tương lai khơng xa của loại hình này. Ngồi ra, Nghị định số 88 còn bổ sung thêm quy định mới về địa điểm kinh doanh, tên gọi của hộ kinh doanh và giới hạn đăng ký kinh doanh của chủ hộ. Về thủ tục, Nghị định số 88 đã rút ngắn thời gian thủ tục hành chính hơn so với trước, các chủ thể sẽ được cấp giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng 5 ngày, sau khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định. Hiện nay, Nghị định số 88 được thay thé bởi Nghị định số 43/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định này.

<small>Như vậy, ngay từ khi thừa nhận loại hình kinh doanh này là hợp pháp,</small> Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật với các quy phạm điều <small>chỉnh quá trình thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh. Tuy nhiên, trong</small> bối cảnh hiện nay, các quy định của pháp luật bên cạnh những điểm tích cực đã bộc lộ nhiều hạn chế. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra đối với các nhà làm luật hiện nay là cần làm rõ các điểm hạn chế của pháp luật về hộ kinh doanh để có những định hướng và có sự sửa đổi, bố sung cho phù hợp với thực tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>Chương 2</small>

THỰC TRANG PHAP LUAT VE DIA VỊ PHÁP LÝ <small>CUA HO KINH DOANH</small>

2.1. Các quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động <small>của hộ kinh doanh</small>

2.1.1. Các quy định về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh 2.1.1.1. Điều kiện đăng ký kinh doanh

<small>Khi tham gia vào quan hệ kinh doanh, hộ kinh doanh là một loại hình</small> doanh nghiệp đặc biệt. Để được thực hiện các hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thấm quyền dé được bảo hộ các quyền cũng như hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, hộ kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện về chủ thé; tên gọi; ngành nghề kinh doanh; quy mô lao động được sử dụng về thu nhập của hộ kinh doanh. Có thé khang định, ba điều kiện đầu tiên (chủ thé, tên gọi, ngành nghề kinh doanh) là điều kiện bắt buộc đối với mọi cá nhân, hộ gia đình hay nhóm người muốn đăng ký thành lập hộ kinh doanh với cơ quan nha nước có thâm quyền. Đối với hai điều kiện về quy mô lao động sử dụng và thu nhập của hộ đăng ký thành lập chỉ là những điều kiện sẽ cần phải được cơ quan nhà nước có thâm quyền <small>đăng ký thành lập hộ kinh doanh xem xét trong trường hợp hộ kinh doanh này</small> trên thực tế đã hoạt động nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ đăng ký kinh doanh voi cơ quan nhà nước đến nay chủ hộ thực hiện nghĩa vụ này. Việc các cơ quan có thâm quyền cần xem xét đến hai điều kiện nêu trên là hoàn toàn phù hợp với thực tế ở nước ta. Bởi hiện nay, theo thống kê, số hộ kinh doanh chưa đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thâm quyền trên cả nước là rất <small>lớn.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Thứ nhất, điều kiện về chủ thể

Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP thì “cơng dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật va năng lực hành vi dân sự day đủ; các hộ gia đình” là những chủ thé có quyền thành lập va đăng <small>ký hộ kinh doanh.</small>

Quy định nêu trên khá phù hợp với định nghĩa về hộ kinh doanh được nêu tại khoản 1 Điều 49 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP. Bởi, như đã phân tích ở Chương 1 thì theo khoản 1 Điều 49 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP thì hộ <small>kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc</small>

một hộ gia đình làm chủ. Như vậy, có ba loại đối tượng được đề cập tại khoản

1 Điều 49.

Theo đó, đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì cá nhân này phải là công dân Việt Nam, đáp ứng điều kiện về độ tuổi (từ đủ 18 tuổi) và đáp ứng về điều kiện năng lực pháp luật (không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tịa án tước quyền hành nghé) và điều kiện về năng lực hành vi dân sự (không phải là người chưa thành niên, người bị mat khả năng điều khiến hành vi như tâm thần, không nhận thức được hành vi,...). Với quy định tại Điều 50 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP thì pháp luật về hộ kinh doanh hiện nay không cam

những đối tượng được quy định tại các điểm b, c, d, e, g khoan 2 Điều 13

Luật doanh nghiệp được phép thành lập hộ kinh doanh. Điều này có nghĩa là những người bị cấm thành lập doanh nghiệp tư nhân như cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, qn nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng; người đang bị cấp hành hình phạt tù hoặc bi Tịa án cấm hành nghề kinh doanh; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản vẫn có quyền đăng ký kinh doanh dưới <small>hình thức hộ kinh doanh.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì các cá nhân trong nhóm người này đều phải đáp ứng về điều kiện về độ tuổi và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự nêu trên. Nghị định SỐ 43/2010/NĐ-CP ra đời thay thế Nghị định số 88/2006/NĐ-CP đã giải quyết được vướng mắc trong vấn đề quy định về điều kiện chủ thể đối với nhóm người thành lập hộ kinh doanh. Trước đây, có một số ý kiến cho rằng quy định về điều kiện chủ thể được phép thành lập hộ kinh doanh của Nghị định 88/2006/NĐ-CP sẽ dẫn đến khó khăn áp dụng đối với nhóm người thành lập hộ kinh doanh. Bởi trong trường hợp các cá nhân góp vốn dé thành lập hộ kinh doanh, các cá nhân này đều không thuộc diện bị pháp luật cam kinh <small>doanh, người đại diện cho nhóm người này đăng ký kinh doanh tại cơ quan có</small> thâm qun là cơng dân Việt Nam thì có nhất thiết những người cịn lại phải bắt buộc là công dân Việt Nam không? Tuy nhiên, hiện nay, khi Nghị định số 43/2010/NĐ-CP và Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 21 thang 1 năm 2013 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2013, ta có thể khăng định các cá nhân trong nhóm người thuộc hộ kinh doanh đều bắt buộc là công dân Việt Nam. Bởi một trong những căn cứ dé cơ quan có thâm quyên thu hồi Giấy chứng <small>nhận đăng ký kinh doanh là “hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập</small> và một trong số cá nhân đó khơng được quyền thành lập hộ kinh doanh ” (điểm b khoản 5 Điều 43 Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT). Quy định này đương nhiên sẽ được hiểu là tất cả các cá nhân trong nhóm người thành lập hộ kinh doanh phải đáp ứng được điều kiện được quy định tại Điều 50 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.

Cũng theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP thì pháp luật khơng đặt ra điều kiện về chủ thể cho từng thành viên đối với trường hợp hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

nếu trong hộ gia đình có thể có thành viên chưa đủ 18 tuổi (chưa thành niên) thì hộ gia đình đó vẫn có quyền đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Sở đĩ pháp luật không đặt ra điều kiện chủ thé đối với từng thành viên trong hộ gia đình <small>khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh là bởi: bản thân hộ gia đình đã được</small> pháp luật Việt Nam công nhận là một chủ thể độc lập trong quan hệ dân sự <small>nói chung và các quan hệ kinh tê nói riêng.</small>

Nghị định số 43/2010/NĐ-CP tại khoản 2 Điều 50 cũng đặt ra điều kiện khác đối với các chủ thể được quyền đăng ký thành lập hộ kinh doanh, đó là các chủ thê nêu trên chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi tồn <small>qc.</small>

<small>Thứ hai, điêu kiện vê tên gọi của hộ kinh doanh</small>

<small>Việc đặt tên cho một hộ kinh doanh cũng phải tuân thủ những quy định</small> bắt buộc tại Điều 56 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP. Theo đó, tên gọi của hộ kinh doanh sẽ bao gồm hai thành tố bao gồm cụm từ bắt buộc “hộ kinh <small>doanh” và tên riêng của hộ kinh doanh. Việc sử dụng tên riêng của hộ kinh</small> doanh có thể có hoặc khơng. Trường hợp dùng tên riêng, thì tên này khơng <small>được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.</small> Ngoài ra, tên riêng phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ, số, ký hiệu và phát âm được và không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên <small>riêng cho hộ kinh doanh.</small>

Ngoài quy định về tên gọi của hộ kinh doanh tại Nghị định SỐ 43/2010/NĐ-CP thì Thơng tư số 01/2013/TT-BKHĐT có bổ sung thêm quy định cắm trong việc đặt tên hộ kinh doanh. Khoản 3 Điều 40 Thông tư nêu <small>trên có quy định “hộ kinh doanh khơng được sử dụng các cụm từ “công ty”,</small> “doanh nghiệp” dé đặt tên hộ kinh doanh”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Thứ ba, điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Mặc dù Nghị định số 43/2010/NĐ-CP khơng có điều khoản quy định riêng điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh đối với việc thành lập hộ kinh doanh, song về nguyên tắc thì các chủ thé khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh chỉ được đăng ký đối với những ngành nghề kinh doanh không bị pháp luật cắm. Với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì các chủ thé phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định. Cụ thể, cần căn cứ vào các quy định được ghi nhận tại Nghị định số 102/2010/ ND — CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn một số điều của Luật doanh nghiệp tại ....

Thứ tw, điều kiện về quy mô lao động được sử dụng trong hộ kinh <small>doanh</small>

Để được đăng ký thành lập hộ kinh doanh, các chủ thể đăng ký cần phải đáp ứng điều kiện về quy mô lao động. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP tại khoản 3 Điều 49 quy định “hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp”. Nhu vậy, có thé coi quy mơ lao động sử dụng trong hộ kinh doanh là một điều kiện bắt buộc cơ quan có thâm quyền xem xét khi tiến hành cấp giấy phép thành lập hộ kinh doanh. Có thể nhận thấy SỐ lượng lao động được sử dụng ở hộ kinh doanh mà pháp luật quy định cũng được xem là “ranh giới" để phân <small>biệt loại hình kinh doanh giữa hộ gia đình với các loại hình doanh nghiệp hiện</small> nay. Trường hợp hộ kinh doanh không đáp ứng được điều kiện về quy mô lao <small>động (tức là hộ kinh doanh đó sử dụng hơn 10 lao động) thì sẽ khơng tn</small> theo điều kiện đăng ký thành lập và không được cơ quan nhà nước có thâm quyền xem xét cấp giấy đăng ký kinh doanh.

<small>Tuy nhiên, vân đê đặt ra khi một nhóm có hơn mười ca nhân cùng tham</small> gia các hoạt động kinh doanh; trong nhóm có sự phân cơng cơng việc cụ thê

</div>

×