Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGHỀ NUÔI CÁ ĐỒNG Ở TỈNH HẬU GIANG AN ASSESSMENT OF THE FARMING OF NATIVE FISH SPECIES IN HAU GIANG PROVINCE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.31 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGHỀ NUÔI CÁ ĐỒNG Ở TỈNH HẬU GIANG </b>

<i>AN ASSESSMENT OF THE FARMING OF NATIVE FISH SPECIES IN HAU GIANG PROVINCE</i>

<i>Nguyễn Khánh Huỳnh<sup>*</sup>, Lê Xuân Sinh và Từ Thanh Dung</i>

<i>Bộ môn Quản lý và Kinh tế Nghề cá, Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ Email: </i>

<b>ABSTRACT </b>

This paper provides an analysis of technical-financial results as well as environmental and fish health management in the farming of native fish species in Hau Giang province. Data were collected though the interviews of 125 fish farmers with 4 native fish species such as square-head anabas, clown knife fish, snakeskin gourami and swamp eel. Average pond areas of snakeskin gourami and square-head anabas are larger than those of clown knife fish and swamp eel (2.600 m<sup>2</sup> and 2.500 m<sup>2</sup> in comparison with 10 m<sup>2</sup> and 20 m<sup>2</sup>, respectively). About 65% of farmers stocked one crop of fish per year with an average duration of 183.6 days/crop. Fingerlings at the size of 66.5 grams/fish were stocked at 82.5 individuals/m<sup>2</sup> in average but 76.1% of farmers did not check the quality of fingerlings. Fish were fed mainly by both commercial feed and trash fish with the general Feed Conversion Ratio (FCR) was 2.8. Cultured fish were commonly infected by different fish diseases, especially black body, white tail and scabies. The fish health management was mainly based on simple observations and experiences of farmers but the effectiveness was quite high (72.4% of farmers). Average yield of fish was 88.4 tones/ha/crop which requested an average total production cost for fish culture was VND 106.0 million/ha/crop with 84.5% for variable costs. After selling the harvested fish, total revenue was VND 131.5 million/ha/crop which brought about a profit of VND 25.1 million/ha/crop and 64.7% of fish farmers received positive profit. Total production cost of the farms where had many fish infected was higher (2.32 times more that of uninfected fish farms and 1.06 times more than that of fewer infected fish farms. Most of farms with many fish infected received negative profit while the other two groups had positive profits. More supports and solutions were needed for the major problems such as: (1) stable markets for outputs, (2) better prevention and treatment of fish diseases in abnormal weather and increasing water pollution, and (3) better access to credit supply in order to cope with the increasing price of inputs.

<b>Keywords: costs, environment, farming, health management, native fish, profit, yield. GIỚI THIỆU </b>

Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) có tiềm năng to lớn cho sản xuất lương thực thủy sản. Cá tra và tôm sú là hai đối tượng nuôi thủy sản chủ lực của vùng. Tuy nhiên với nhu cầu xã hội và xu hướng thị trường thì đa dạng hố sản phẩm rất cần thiết. Do đó, một số lồi thuỷ sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng như cá rô, cá sặc rằn, lươn, cá thát lát,… được người dân quan tâm phát triển. Hậu Giang là tỉnh có tiềm năng về nuôi thuỷ sản nước ngọt và đây là thế mạnh thứ hai sau cây lúa. Các mơ hình ni cá đồng khác nhau đã và đang được áp dụng như nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến; nuôi trong ao, nuôi trên ruộng và ni lồng/vèo trên sơng rạch. Năm 2010, tỉnh đã có 500 ha thâm canh cá đồng, phát triển thương hiệu cá thát lát Hậu Giang và một số loại cá chủ lực khác như cá rô phi siêu thịt, cá rô đồng,…(Dự án CPRDS, 2012).

Nhưng trong thời gian vừa qua, việc nuôi cá đồng ở Hậu Giang gặp nhiều khó khăn như: thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, chi phí đầu vào tăng cao, bệnh cá đồng cũng thường xuyên xảy ra và khó kiểm soát nên ảnh hưởng xấu đến năng suất cá nuôi, các loại cá đồng chỉ tiêu thụ nội địa trong khi được nuôi theo phong trào nên cạnh tranh nhiều và thường xuyên bị thương lái ép giá làm cho rất nhiều người nuôi bị lỗ vốn, tác động tiêu cực đến kinh tế của các

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

hộ ni cá. Hồi Thu (2011) cho biết: cá rô đầu vuông bị tụt giá mạnh do cung vượt quá cầu

<i><b>và tin đồn thất thiệt là ăn cá rô đầu vuông bị ung thư. Nghiên cứu “Đánh giá thực trạng nghề </b></i>

<i><b>nuôi cá đồng ở tỉnh Hậu Giang” được thực hiện nhằm cung cấp thông tin về các mơ hình </b></i>

ni một số lồi cá đồng chủ lực để từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá đồng ở địa phương.

<b>PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 10/2012 tới tháng 04/2013 trên địa bàn 3 huyện: Phụng Hiệp, Vị Thuỷ và Long Mỹ của tỉnh Hậu Giang, tập trung nghiên cứu 4 mơ hình ni cá đồng chủ yếu là: cá rô đầu vuông, cá sặc rằn, cá thát lát cườm và lươn đồng theo quy mơ hộ gia đình. Thơng tin thứ cấp liên quan tới nuôi cá đồng được thu thập từ Sở NNvàPTNT Hậu Giang, các bài báo trên tạp chí chuyên ngành, luận văn tốt nghiệp của học viên cao học Khoa Thuỷ sản – Đại học Cần Thơ. Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn người nuôi cá đồng theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện có sự hỗ trợ của cán bộ địa phương sử dụng bảng phỏng vấn được soạn sẵn. Tổng cộng có 125 hộ nuôi cá đồng được phỏng vấn (cá rô đầu vuông: 31 hộ, cá sặc rằn: 31 hộ, cá thát lát cườm: 30 hộ, và lươn đồng: 33 hộ). Sau khi tính tốn các chỉ tiêu cần thiết, một số phương pháp phân tích số liệu sau đây được sử dụng:

- Phương pháp thống kê mô tả với các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn được sử dụng kết hợp tần suất và phần trăm để mô tả thông tin chung của hộ ni, thực trạng của mơ hình ni cá đồng và các chỉ tiêu kỹ thuật-tài chính. Vai trị của ni cá đồng cũng như tác động của dịch bệnh trên cá ni đối với kinh tế hộ cũng được trình bày theo cách này.

- Kiểm định thống kê được dùng để so sánh giá trị trung bình của một số chỉ tiêu chính theo lồi cá nuôi cũng như mức độ nhiễm bệnh.

- Thống kê nhiều lựa chọn và phân tích bảng chéo được dùng kết hợp cho phân tích nhận thức của người ni về các vấn đề có liên quan tới ni và quản lý sức khỏe cá đồng.

<b>KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thông tin chung về hộ nuôi cá đồng </b>

Người nuôi cá đồng ở Hậu Giang có độ tuổi trung bình 43,1 tuổi, trong đó nhóm tuổi từ 36-50 có tỷ lệ cao nhất (52,0%) và hầu hết những người nuôi cá đồng là nam (87,1%). Trình độ học vấn của người ni cá nói chung chưa cao với 27,1% số người nuôi ngưng học ở cấp 1. Đây là đặc điểm chung của nông dân, nhưng điều này ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của họ trong tiếp cận kỹ thuật, các thông tin về thị trường và chính sách-quy định. Đa số hộ ni cá đồng tự phát, theo kinh nghiệm bản thân tự tích lũy được trong q trình ni và trao đổi với những người nuôi khác. Kinh nghiệm nuôi cá trung bình là 5,7 năm, đồng thời 38,14% số hộ nuôi cá cũng tham gia hội thảo hoặc tập huấn về thủy sản. Tuy nhiên, họ rất ít đọc thêm tài liệu sách báo có liên quan và chưa quan tâm việc tham gia câu lạc bộ, tổ nhóm hay hiệp hội nuôi thuỷ sản.

Lao động gia đình được sử dụng là chính trong việc ni cá đồng, hầu hết dành cho các khâu nuôi và thu hoạch với 84% số hộ có từ 2 lao động tham gia, phần lớn là nam (1,26 người). Chỉ có 2,4% số hộ quy mơ ni lớn phải thuê lao động lao động thời vụ cho một số khâu như: cải tạo, chuẩn bị ao hoặc vèo và thu hoạch. Nuôi cá đồng chỉ là một trong nhiều hoạt động của các hộ được khảo sát vì họ cịn hiều ngành nghề khác như: làm ruộng, chăn nuôi gia súc, gia cầm (58,6%); buôn bán, kinh doanh (20,7%); làm thuê (10,3%); thợ sửa xe, thợ mộc (5,2%) còn lại hơn 5% là công nhân và cán bộ nhà nước. Việc nuôi cá đồng ở Hậu Giang chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thực phẩm hàng ngày và nhằm góp phần tăng thêm thu nhập cho gia

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

đình. Nghề ni cá đồng chưa được quan tâm nhiều trong việc phát triển thành nghề mũi nhọn trong ngành thuỷ sản của địa phương cũng như chưa có sự liên kết trong chuỗi sản xuất.

<b>Thực trạng kỹ thuật – tài chính – mơi trường và quản lý sức khoẻ trong nuôi cá đồng </b>

<i><b>Thực trạng kỹ thuật trong ni cá đồng </b></i>

Mơ hình ni thâm canh được người dân áp dụng nhiều nhất (63,7%), kế tiếp là nuôi bán thâm canh (33,3%) còn lại là nuôi kết hợp nhiều loài thuỷ sản khác nhau (khoảng 3%). Phương thức nuôi tương đối phong phú với các lồi thuỷ sản khác nhau. Ni ao được người dân biết đến sớm với 50% số hộ ni áp dụng, trong khi đó ni vèo sông và trên ruộng được áp dụng lần lượt là 19,2% và 2,5% số hộ. Mơ hình nuôi cá đồng ở Hậu Giang rất đa dạng tương tự như các mơ hình ni cá lóc ở ĐBSCL bao gồm ao đất, ao nổi, vèo sông, vèo ao hoặc lồng bè (Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2009). Có 25,8% hộ dân ni lươn trong bể bạt vì thấy thích hợp cho việc sinh trưởng của loài thuỷ sản này và dễ dàng thu hoạch.

Mơ hình ni cá sặc rằn có diện tích ni trung bình lớn nhất, khoảng 2.600 m<sup>2</sup>/hộ. Tiếp đến là mơ hình ni cá rơ với diện tích bình qn 2.500 m<sup>2</sup>/hộ, bể bạt nuôi lươn là 20 m<sup>2</sup>/hộ và ni cá thát lát có diện tích trung bình (10 m<sup>2</sup>/hộ). Kết quả nghiên cứu này cho thấy diện tích nuôi cá rô, cá sặc rằn, trong ao ở Hậu Giang cao hơn so với nghiên cứu về nuôi cá lóc trong ao của Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2009) theo đó cá lóc ni trong ao ở ĐBSCL có diện tích ni lớn nhất 1.500 m<sup>2</sup>/hộ. Đa số hộ nuôi cá đồng 1 vụ/năm (65% số hộ) với bình quân 183,6 ngày/vụ. Số vụ nuôi chênh lệch nhau không nhiều, cụ thể mơ hình ni cá rơ ni trung bình 2 vụ/năm, cá sặc rằn và lươn đồng 1vụ/năm. Riêng cá thát lát được ni trung bình 1,5 vụ/năm cao hơn 1 vụ/năm trong nghiên cứu chuỗi giá trị cá thát lát cườm của Nguyễn Văn Sánh (2009) ở cùng địa bàn.

Mực nước bình quân trong ao nuôi cá rô khoảng 2,9 m cao hơn so với cá sặc rằn và thát lát lần lượt là 2,0 m và 1,4 m. Riêng bể ni lươn có mực nước khá thấp, chỉ khoảng 0,4 m. Mực nước nuôi cá đồng ở Hậu Giang thấp hơn so với bình quân trong ao nuôi cá tra ở ĐBSCL (3,64 m) (theo Lâm Trường Ân và ctv, 2010). Sau mỗi vụ sản xuất hộ nuôi tiến hành cải tạo ao, bể nuôi để chuẩn bị cho vụ ni mới. Trung bình hộ ni cải tạo ao, bể ni khoảng 1,3 lần/năm. Có 44% hộ ni có khu chứa bùn sên vét và trên 95% hộ ni áp dụng hình thức sên cạn.

Mật độ thả nuôi cá đồng ở Hậu Giang trung bình khoảng 82,5 con/m<sup>2</sup> cao hơn gần 4 lần so với ni cá lóc trong ao theo nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2009) (21,5 con/m<sup>3</sup>). Cá thát lát được thả nuôi với mật độ dày nhất 138,5 con/m<sup>2</sup> cao hơn 21,5 lần so với nghiên cứu ở Hậu Giang của Nguyễn Văn Sánh (2009). Mật độ nuôi cá rô khoảng 92,9 con/m<sup>2</sup>, lươn đồng là 68,4 con/m<sup>2</sup> và cá sặc rằn là 39,2 con/m<sup>2</sup>. Kích cỡ cá giống thả nuôi không đều nhau trung bình 66,5 g/con. Cá sặc rằn được thả ni với kích cỡ lớn nhất trung bình là 288,4 g/con trong khi các lồi khác kích cỡ thả nuôi nhỏ hơn 35 g/con và nhỏ nhất là cá thát lát 0,68 g/con. Tuỳ theo kích cỡ cá giống thả nuôi mà giá cá giống có sự chênh lệch, trung bình 1.360,7 đồng/con, cao nhất là cá thát lát giống (2.137,9 đồng/con) và thấp nhất là cá rô giống (98,2 đồng/con). Giá mua cá đồng giống của hộ nuôi ở Hậu Giang cao hơn giá mua cá lóc giống ở ĐBSCL. Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2009) cho biết giá cá lóc giống dao động từ 370 – 1.100 đồng/con.

Các hộ nuôi cá đồng ở Hậu Giang sử dụng nguồn cá giống tại địa phương là chính (99,2% số hộ) trong đó khoảng 25,8% số hộ tự sản xuất cá giống và có 0,8% chọn giống tự nhiên từ khai thác. Người nuôi lươn thường phải mua giống trong khi các loại cá khác như cá rô, cá sặc rằn và thát lát đều được hộ nuôi tự sản xuất giống. Giống cá sặc rằn được hộ nuôi tự sản xuất nhiều nhất (82,8% so với 29,0% hộ sản xuất giống cá rô và 6,9% hộ sản xuất giống cá thát lát).

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Thời vụ thả cá giống nhiều nhất là từ tháng 2 tới tháng 6 (Âm lịch) cao nhất là tháng 4 với 24,0% số hộ. Hộ nuôi cá rô thường thả giống vào tháng 2 (33,3%), hộ ni cá sặc rằn thì thả giống vào tháng 3 (27,6%) cịn hộ ni cá thát lát và lươn đồng chủ yếu thả giống vào tháng 4, tháng 5. Lịch thả giống linh hoạt tuỳ theo địa bàn, phù hợp với công việc và sinh hoạt của hộ nuôi. Thông thường hộ nuôi cá đồng thu hoạch tập trung trong tháng 11, tháng 12 hoặc tháng 1 (Âm lịch) năm sau, cao nhất là tháng 12 với 15,3% số hộ. Tuy nhiên, hộ nuôi cá sặc rằn thu hoạch nhiều vào tháng 1 (34,6%), cá rô lại thu hoạch tập trung vào tháng 2 (13,3%), cá thát lát thu hoạch vào tháng 8 (24,1%) còn lươn được thu hoạch tập trung vào tháng 12 (33,3%). Nguyên nhân chính cho việc thu hoạch vào các thời điểm khác nhau là do các loại cá đồng có sự sinh trưởng, mùa vụ thả giống khác nhau. Ngoài ra ảnh hưởng của giá cả thị trường, thời tiết và tác động của dịch bệnh là nguyên nhân chính của việc thu hoạch không đồng loạt.

Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) trung bình là 2,8 với thức ăn (TA) công nghiệp kết hợp cá tạp nước ngọt là chủ yếu. Mơ hình ni cá thát lát và lươn chỉ dùng cá tạp nước ngọt. Những hộ nuôi dùng cá tạp nước ngọt chế biến thành TA phù hợp với cá thát lát và lươn. FCR của mơ hình ni cá thát lát thấp hơn FCR của lươn (4,2 so với 4,3). Tuy nhiên, FCR của cá thát lát và lươn cao hơn FCR của TA tự chế cho nuôi cá tra ở ĐBSCL. Lâm Trường Ân và ctv (2010) cho biết FCR của TA tự chế dùng cho cá tra chỉ là 3,0 còn theo nghiên cứu của Dung (2008) thì FCR trong ni cá tra đối với TA tự chế từ 2,8 – 3,2. Đối với mơ hình ni cá rơ và sặc rằn thì sử dụng TA cơng nghiệp kết hợp với TA cá tạp là chính. Sau thời gian thả cá rơ, cá sặc rằn giống từ 2 – 3 tháng hộ nuôi sử dụng TA cá tạp nước ngọt sau giai đoạn này hộ nuôi cho cá rô và cá sặc rằn ăn hồn tồn bằng TA cơng nghiệp. FCR của cá rô và cá sặc rằn thấp hơn so với FCR của lươn và cá thát lát (1,5 và 1,6 so với 4,3 và 4,2). FCR của mơ hình ni cá rơ và cá sặc rằn phù hợp với nghiên cứu FCR của TA công nghiệp trong nuôi cá tra của Dung (2008) (FCR từ 1,5 – 1,8 ) và cao hơn so với FCR của TA viên dành cho cá lóc trong nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền và ctv (2011) (FCR trung bình là 1,4). Mặc dù có sự khác nhau về số lần cho ăn và FCR nhưng phương pháp cho ăn của các hộ nuôi cá đồng tương đối giống nhau. Hơn 95% hộ nuôi rải TA đều trên mặt ao, TA được phân bố đều giúp cá có thể ăn đầy đủ.

<i><b>Thực trạng quản lý sức khỏe cá nuôi </b></i>

Để quản lý sức khoẻ cá ni thì người ni thường chú trọng các quy trình như chọn giống, quản lý nguồn nước, thức ăn, dịch bệnh và thu hoạch. Chất lượng giống hiện tại được hộ nuôi cho rằng khá tốt (61% số hộ). Tuy nhiên, hộ nuôi chỉ đánh giá thông qua việc quan sát và kinh nghiệm nuôi (23,1% số hộ) và có tới 76,1% số hộ khơng kiểm dịch cá giống.

Bệnh trên cá nuôi là mối quan tâm lớn cho sự phát triển của nghề nuôi cá đồng ở tỉnh Hậu Giang trong đó phổ biến nhất là bệnh đen thân (77,6%). Các triệu chứng thường gặp của bệnh này là xuất huyết, đường ruột, đen mình, đen đầu, sình bụng, lồi hoặc mù mắt. Bệnh trắng đuôi (50,9%) với một số triệu chứng như tuột nhớt, thối đuôi hoặc thối đầu. Bệnh ghẻ lở (27,6%) khi mắc bệnh này cá ni có triệu chứng lở lt. Ngồi các bệnh trên thì bệnh nấm nhớt, ký sinh trùng trên cá ni có tỷ lệ nhỏ hơn lần lượt là 10,3% và 6,9%. Đối với cá rơ bệnh đen thân có tỷ lệ cao nhất (25,0%). Bệnh trắng đi trên cá rơ có tỷ lệ thấp hơn trên lươn đồng (18,1% so với 25,0%). Cá thát lát hầu như không bị bệnh trắng đuôi nhưng bệnh đen thân trên loài thuỷ sản này là 29,3%. Bệnh ghẻ lở chủ yếu xuất hiện trên cá sặc rằn (12,9%) trong khi tỷ lệ bệnh này trên các đối tượng cá đồng khác đều dưới 8,7%. Có ba dấu hiệu chủ yếu mà hộ ni nhận biết về bệnh xuất hiện trên cá nuôi là bên ngồi cá trơng yếu ớt (43,3%), bỏ ăn (35,8%) và bơi lờ dờ (trên 18,0%). Khi dịch bệnh xảy ra hộ nuôi thường sử dụng thuốc dành cho người để điều trị (hộ nuôi gọi là thuốc tây bao gồm thuốc kháng sinh, một số vitamin tổng hợp,…) bằng cách trộn trực tiếp vào TA (khoảng 77,8%). Ngoài việc trộn các loại thuốc vào TA cho cá nuôi thì hộ ni cịn kết hợp việc thay nước ao ni để điều trị (62,4%). Có 0,9% hộ nuôi sử dụng các loại thuốc nam dân gian, muối ăn đổ trực tiếp xuống

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

ao khi cá bị nhiễm bệnh nhằm điều trị bệnh và sát trùng. Một số biện pháp phòng bệnh được cho là hữu hiệu như: (1) Theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh trên cá (37,8%), (2) Xác định đúng bệnh (31,8%) và (3) Chọn đúng thuốc để điều trị (30,4%). Nếu hộ ni có quan tâm phịng trị tốt thì hiệu quả phịng trị khá cao (72,4% số hộ ni).

Bên cạnh cá giống, TA, dịch bệnh thì chất lượng nước là một yếu tố khá quan trọng đối với sức khoẻ cá ni. Có 95,4% hộ ni không sử dụng ao lắng và lấy nước trực tiếp từ sông, khoảng 4,6% hộ nuôi lấy nguồn nước từ giếng khoan. Nguồn nước tại địa phương được hộ nuôi đánh giá là trung bình (42,7%), có 35,0% hộ ni cho rằng nguồn nước sử dụng là khá tốt và rất tốt. Tuy nhiên hơn 20,0% số hộ được hỏi cho thông tin là nguồn nước chưa tốt và có xu hướng xấu hơn. Lượng nước trong ao nuôi/vèo sông/bể nuôi được theo dõi thường xuyên và tuỳ theo loài mà lượng nước thay ra vào có sự khác biệt. Đối với lươn lượng nước thay trung bình khoảng 97,5%/lần, cá rô là 65,1%/lần còn cá sặc rằn và cá thát lát khoảng 12,7%/lần.

Trung bình 6-7 tháng ni thì cá đồng bắt đầu được thu hoạch. Đa số hộ ni thu hoạch cá tồn bộ một lần (95,7% số hộ). Chỉ có khoảng 4,3% hộ ni áp dụng biện pháp thu tỉa do có điều kiện kinh tế khó khăn. Họ thu hoạch cá lớn trước để bán hoặc làm thực phẩm. Sản lượng thu hoạch trung bình 3,5 tấn/hộ (±5,6). Cá rơ và cá sặc rằn có sản lượng cao hơn cá thát lát và lươn đồng (6,6 tấn/hộ và 6,2 tấn/hộ so với 0,6 tấn/hộ và 0,1 tấn/hộ). Năng suất cá đồng đạt bình quân 88,4 tấn/ha/vụ, năng suất này thấp hơn so với năng suất cá lóc được ni trong ao khảo sát bởi Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2009) (257,8 tấn/ha/vụ). Thông thường hộ nuôi dựa vào kích cỡ cá để thu hoạch khi cá đạt trung bình 216,5 g/con, nhỏ hơn so với cá lóc nuôi ở An Giang và Đồng Tháp (691,2 g/con) trong nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền và ctv (2011).

<i><b>Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu </b></i>

Tổng chi phí ni cá trung bình là 106,0 tr.đ/ha/vụ (±121,4) với 84,5% dùng cho chi phí biến đổi. Tổng chi phí ni cá đồng thấp hơn rất nhiều so với nuôi cá tra thương phẩm ở Đồng Tháp (4.448,1 tr.đ/ha/vụ, theo Nguyễn Văn Ngơ, 2009). Khi so sánh chi phí sản xuất giữa các mơ hình ni thì mơ hình ni cá rơ có chi phí cao nhất (235,8 tr.đ/ha/vụ) và thấp nhất là hộ nuôi lươn (5,1 tr.đ/ha/vụ), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa <i></i>=1%. Chi phí biến đổi trung bình của hộ ni cá rơ là 204,3 tr.đ/ha/vụ (gấp 1,6 lần so với nuôi cá sặc rằn, khoảng 7,8 lần so với uôi cá thát lát và hơn 52 lần so với nuôi lươn). Nguyên nhân chủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

yếu do hộ nuôi cá rơ có chi phí TA cao (trên 85,6% hộ ni cá rơ phụ thuộc vào TA) và diện tích ni lớn (trung bình 2.500 m<sup>2</sup>/hộ). Đối với hộ ni lươn thì chi phí biến đổi chủ yếu là con giống và TA (47,4% và 47,6%). Ni các đối tượng khác thì ngồi chi phí con giống và TA cịn chi phí nhiều cho cải tạo, thuốc/hoá chất,…

<b>Bảng 1: Các chỉ tiêu tài chính trong ni cá đồng </b>

<b><small>Diễn giải ĐVT Cá rơ Cá sặc rằn Cá thát lát Lươn đồng Tổng 1. Tổng chi phí n 31 31 30 33 125 </small></b>

<b><small>1.1 Cơ cấu chi phí % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 </small></b>

<i><small> Ghi chú: Những số cùng hàng có ký hiệu a, b, c, d là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. </small></i>

Doanh thu bán cá trung bình là 131,5 tr.đ/ha/vụ trong đó hộ ni cá sặc rằn và cá rơ có doanh thu cao hơn rất nhiều so với hộ nuôi cá thát lát và lươn (266,3 tr.đ/ha/vụ và 226,5 tr.đ/ha/vụ so với 31,5 tr.đ/ha/vụ và 7,8 tr.đ/ha/vụ. Với giá bán trung bình 57,8 nghìn đồng/kg thì 64,7% số hộ ni cá đồng có lời với lợi nhuận đạt 25,1 tr.đ/ha/vụ. Mức lời cao nhất là hộ nuôi cá sặc rằn với trung bình 112,0 tr.đ/ha/vụ, mức lời của hộ ni lươn, cá thát lát nhỏ hơn (trung bình 3,2 tr.đ/ha/vụ và 2,7 tr.đ/ha/vụ). Tuy nhiên, các hộ nuôi cá rô đều bị lỗ (mức lỗ trung bình 9,3 tr.đ/ha/vụ). Ngun nhân chính do giá bán cá rơ thấp (trung bình 21,4 nghìn đồng/kg), thấp hơn so với giá bán cá sặc rằn và cá thát lát từ 2,0 – 2,3 nghìn đồng/kg và thấp hơn giá bán của lươn đồng khoảng 5,12 lần. Theo Hồi Thu (2011) thì các hộ ni cá rơ bị lỗ là do phải hứng chịu tin đồn thất thiệt (gây bệnh ung thư) nên giá cá bị tụt dốc mạnh. Ngồi ra, việc ni cá rơ đầu vng từ vài năm trước đó đạt lợi nhuận khá cao nên mấy năm trở lại đây người dân nuôi ồ ạt theo phong trào làm sản lượng cá rơ tăng q nhanh trong khi lồi cá này chỉ tiêu thụ nội địa.

Tỷ suất lợi nhuận của mơ hình ni cá đồng ở Hậu Giang trung bình là 0,4 lần/vụ thấp hơn so với tỷ suất lợi nhuận nuôi cá lóc (0,8 lần/vụ) tại An Giang và Đồng Tháp trong nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền và ctv (2011).

<b>Nhận thức của người nuôi cá đồng về một số vấn đề có liên quan </b>

<i><b>Nhận thức về thời tiết và môi trường nước </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Hơn 55% ý kiến của hộ nuôi cho rằng thời tiết có xu hướng xấu hơn, đang tác động nhiều đến việc nuôi cá của họ và họ phải chấp nhận mà không thể thay đổi được. Những vẫn có 36,1% số ý kiến cho rằng thời tiết không tác động đến việc nuôi cá. Hầu hết các hộ nuôi cá đồng ở Hậu Giang không sử dụng ao lắng nên nước thải chủ yếu được xả trực tiếp ra sơng (74,5%). Vì vậy đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng nước sử dụng cho ni cá có xu hướng xấu đi (89,0%). Khoảng 75,2% hộ nuôi nhận định việc nguồn nước ơ nhiễm có ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng cá nuôi.

<i><b>Nhận thức về dịch bệnh trên cá nuôi </b></i>

Trong vụ ni cá thì bệnh xảy ra rất nhiều lần (42,9% số hộ cho rằng bệnh xuất hiện hơn 2 lần/vụ). Nguyên nhân chủ yếu do 3 yếu tố: (1) Môi trường thay đổi (61,9%), (2) TA dư thừa trong ao nuôi (15,5%), (3) Con giống nhiễm bệnh (8,2%). Đa số người ni có kiến thức về bệnh trên cá (70,2%) tuy nhiên họ đều chỉ dựa vào kinh nghiệm. Khi dịch bệnh xảy ra họ thường sử dụng thuốc dành cho người để điều trị (hộ nuôi gọi là thuốc tây bao gồm thuốc kháng sinh, một số vitamin tổng hợp,…). Bên cạnh đó, các loại thuốc nam dân gian và muối ăn cũng được sử dụng. Người nuôi thường trộn các loại thuốc này vào TA cho cá nuôi kết hợp việc thay nước ao nuôi để điều trị. Nếu cá không hết bệnh thì hộ ni khơng làm gì và chỉ chờ tới cuối vụ nuôi rồi thu hoạch. Cũng có 69,7% số hộ nuôi thường xuyên phòng bệnh bằng cách theo dõi ao nuôi, thay nước và trao đổi kinh nghiệm với hộ nuôi ở gần. Với tình hình như hiện nay thì 62,9% số hộ ni cá cho rằng dịch bệnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng xấu đến việc nuôi cá đồng trong thời gian tới.

<i><b>Tác động của dịch bệnh đối với hiệu quả về kỹ thuật và tài chính </b></i>

Giữa ba nhóm hộ ni: cá không bị nhiễm bệnh (KNB), cá nuôi nhiễm bệnh ít (NBI) và cá nuôi nhiễm bệnh nhiều (NBN) thì khi cá nhiễm bệnh sẽ có ảnh hưởng xấu về nhiều mặt như chi phí gia tăng (do chi phí phịng trị bệnh tăng lên), năng suất giảm (cá chậm lớn và hao hụt nhiều), giá bán giảm (thu không phân cỡ, không muốn để bệnh kéo dài nên thu hoạch sớm một lượt),… Điều này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Quyên và ctv (2012) về tác động của dịch bệnh trên tôm sú quảng canh cải tiến đối với kinh tế hộ nuôi tôm.

<b>Bảng 2: Hiệu quả của nuôi cá đồng và tác động về kinh tế của mức độ nhiễm bệnh trên cá đồng </b>

<b><small>Chỉ tiêu ĐVT </small></b>

<b><small>Cá đồng KNB Cá đồng NBI Cá đồng NBN TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC </small></b>

<i><small> Ghi chú: Những số cùng hàng có ký hiệu a, b, c là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Đồng thời những số cùng hàng có cùng ký hiệu cùng chữ là khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. </small></i>

Tổng chi phí bình qn ni cá đồng của hộ ni có cá NBN cao gấp 2,32 lần hộ ni có cá KNB và 1,06 lần nhóm có cá ni NBI. Hộ ni có cá KNB đạt doanh thu trung bình là 198,47 tr.đ/ha/vụ, thấp nhất là hộ nuôi có cá NBN (trung bình 87,19 tr.đ/ha/vụ). Bệnh cá cũng làm cho lợi nhuận bình qn/ha/vụ khi ni có cá NBI thấp hơn khi nuôi cá KNB 2,05 lần và hộ ni có cá NBN bị lỗ (bình quân 32,1 tr.đ/ha/vụ). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức <i></i>= 1%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>Ảnh hưởng của nuôi cá đồng và dịch bệnh đối với kinh tế hộ </b></i>

Tổng chi phí cho các hoạt động kinh tế (HĐKT) của hộ ni trung bình là 174,08 tr.đ/hộ/năm (±210,27), trong đó 97,02% dành cho ni cá đồng. Tổng chi phí ni cá khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa ba nhóm hộ nuôi theo mức độ nhiễm bệnh của cá: KNB, NBI và NBN. Hộ ni KNB có chi phí từ các HĐKT thấp hơn hộ nuôi NBI và NBN tương ứng là 2,89 lần và 3,67 lần.

Nguồn thu từ các HĐKT của hộ ni cá đồng trung bình là 197,33 tr.đ/hộ/năm (±278,34) và khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (<i></i>=1%) của tổng doanh thu giữa ba nhóm hộ KNB, NBI và NBN. Doanh thu cao nhất là các hộ nuôi KNB (311,09 tr.đ/hộ/năm) và thấp nhất là NBN (102,92 tr.đ/hộ/năm). Ni cá đồng đóng góp 89,45% tổng lợi nhuận từ các HĐKT. Bệnh trên cá ni làm tăng chi phí cho tất cả các HĐKT của ba nhóm hộ ni theo từ KNB đến NBN. Tổng lợi nhuận từ các HĐKT của hộ nuôi KNB cao hơn hộ nuôi NBI là 2,92 lần và hộ nuôi NBN bị lỗ.

Lợi nhuận từ nuôi cá đồng KNB tại Hậu Giang cũng cao hơn so với lợi nhuận từ việc nuôi tôm sú của hộ nuôi KNB tại Cà Mau (95,48 tr.đ/hộ/năm, theo Nguyễn Thị Kim Quyên và ctv, 2012). Khi so sánh theo lợi nhuận/người/năm thì lợi nhuận từ việc ni cá của hộ nuôi KNB và NBI lần lượt là 24,61 tr.đ và 7,62 tr.đ, trong khi hộ nuôi NBN bị lỗ (trung bình 16,31 tr.đ/người/năm) và khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê ở mức<i></i>=1%. Như vậy, nuôi cá đồng và mức độ nhiễm bệnh của cá ni có ảnh hưởng lớn đối với các HĐKT của hộ nuôi

<i><small> Ghi chú: Những số cùng hàng có ký hiệu a, b, c, d là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. </small></i>

Mức chi phí sinh hoạt bình qn/hộ/năm được tính đối với hộ nuôi KNB, NBI, NBN lần lượt là 48,95 tr.đ, 58,73 tr.đ và 57,35 tr.đ. Nếu tính chi phí sinh hoạt bình qn/người/năm thì hộ ni cá đồng ở Hậu Giang có mức chi phí sinh hoạt cao hơn mức chi chung của hộ dân ở ĐBSCL. Theo Lê Xuân Sinh và Nguyễn Thị Kim Quyên (2011) thì chi phí sinh hoạt trung bình bằng tiền mặt của người dân ở ĐBSCL theo tháng là 0,6 tr.đ/người (±0,4) hay 7,2

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

tr.đ/người/năm (chưa tính các khoản tự túc được) cịn hộ ni cá đồng ở Hậu Giang có mức chi phí sinh hoạt trung bình là 13,14 tr.đ/người/năm. Hộ ni KNB có khả năng tích luỹ (KNTL) dương (trung bình 51,75 tr.đ/hộ/năm) trong khi nhóm hộ NBI và NBN hầu như không có KNTL. Điều này xảy ra tương tự khi so sánh KNTL/người/năm giữa ba nhóm hộ. KNTL/nguời/năm của hộ ni KNB trung bình 11,55 tr.đ và đối với hộ ni có cá NBI và NBN có KNTL/người/năm âm. Khi tính KNTL tính theo hộ/năm và theo người/năm giữa ba nhóm hộ KNB, NBI và NBN có sự khác biệt về mặt thống kê (với mức ý nghĩa <i></i>=1%).

<i><b>Thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong ni và quản lý sức khỏe cá đồng </b></i>

Các hộ nuôi cá nhận thấy có nhiều thuận lợi khi nuôi cá đồng tại địa bàn, bao gồm: (1) Các loại cá đồng dễ ni, khơng địi hỏi nhiều về kỹ thuật (48,6%), (2) Điều kiện nuôi phù hợp với địa phương (22,7%), (3) Dễ dàng sử dụng lao động gia đình tham gia và ni có lời (28,7%). Nhiều người nuôi cá đồng ở địa bàn nghiên cứu thường gặp một số khó khăn cơ bản như: (1) Biến động về thị trường, giá cả không ổn định, bị thương lái ép giá (77,6%), (2) Cá ni dễ bị bệnh do thời tiết, khí hậu và không rõ lý do (55,1%), (3) Người nuôi khó tiếp cận được nguồn vốn vay khi họ thiếu vốn sản xuất do lãi suất ngân hàng cao (46,9%), (4) Các loại chi phí như thức ăn, cá giống tăng cao (36,7%), và (5) Nhiều người nuôi thiếu quy hoạch, môi trường nước ngày càng ô nhiễm (16,3%).

Để góp phần phát triển lâu dài nghề ni cá đồng ở Hậu Giang thì người ni cá mong muốn được vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp (37,7% số hộ) và có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý để bình ổn giá thị trường cho cả các đầu vào chủ yếu cũng như đối với tiêu thụ sản phẩm (19,6%). Ngoài ra, họ cần được tham gia chương trình khuyến nơng-khuyến ngư để được tập huấn kỹ thuật (2,2%). Đặc biệt, họ rất cần sự cải thiện về cơng tác kiểm dịch, cách thức phịng bệnh và sử dụng thuốc hợp lý khi cá nhiễm bệnh (40,6%).

<b>KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT </b>

Mơ hình nuôi cá đồng đa dạng phù hợp với điều kiện tự nhiên và canh tác nông nghiệp ở địa phương. Nuôi cá đồng để cung cấp thực phẩm và tăng thêm thu nhập cho người dân. Nuôi cá với quy mô hộ nên kỹ thuật khá đơn giản và việc quản lý sức khoẻ cá nuôi chú trọng các quy trình như chọn giống, quản lý nguồn nước, TA, dịch bệnh và thu hoạch. Tổng chi phí ni cá trung bình 106,0 tr.đ/ha/vụ với 84,5% là chi phí biến đổi và 64,7% số hộ ni cá đồng có lời, đạt lợi nhuận bình qn 25,1 tr.đ/ha/vụ. Mức độ nhiễm bệnh trên cá đồng có thể chia theo ba nhóm: KNB, NBI và NBN. Dịch bệnh trên cá nuôi tác động rất lớn đến kỹ thuật, tài chính và kinh tế hộ, nếu cá bị nhiễm bệnh thì năng suất giảm, chi phí gia tăng, thu nhập giảm và nguy cơ bị lỗ là rất cao. Người ni gặp nhiều khó khăn cơ bản như: (1) Biến động về thị trường, giá cả không ổn định, (2) Cá nuôi dễ bị bệnh do thời tiết, (3) Khó vay vốn, giá các loại đầu vào như thức ăn, con giống, thuốc tăng cao và (4) Môi trường nước ngày càng ô nhiễm. Để nghề nuôi cá đồng phát triển hiệu quả và bền vững cần có sự hợp tác của nhiều bên tham gia như hộ ni, cơ quan quản lý, doanh nghiệp và viện/trường có liên quan. Một số đề xuất cơ bản như sau: (1) Nuôi cá đồng phải theo quy hoạch và kết hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý, hộ nuôi lân cận về vấn đề kiểm dịch giống, phòng trị bệnh, (2) Cơ quan quản lý cần hỗ trợ về vốn cho hộ nuôi với lãi suất thấp và theo dõi hiệu quả sử dụng vốn trong ni cá, bình ổn giá thị trường để đảm bảo đầu ra cho hộ nuôi, (3) Doanh nghiệp cần nghiên cứu mở rộng thị trường, xây dựng nhà máy chế biến chuyên biệt các sản phẩm và chế biến TA thuỷ sản cho cá

<b>đồng, (4) Viện/trường có liên quan tiếp tục nghiên cứu về phát triển của nghề, hỗ trợ kỹ thuật </b>

cho hộ nuôi, đào tạo cán bộ có chất lượng phục vụ tại địa phương và (5) Các bên tham gia ngành hàng cần hợp tác nhiều hơn về kỹ thuật, đảm bảo đầu ra cho người ni,… và góp phần xây dựng thương hiệu cho các đối tượng cá đồng chủ lực tại đia phương.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

Dự án CPRDS - “Cải cách hành chính và Triển khai chiến lược tồn diện về tăng trưởng và giảm nghèo tại tỉnh Hậu Giang, 2012. Báo cáo tóm tắt: “Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn đến 2020”.

Hồi Thu, 2011. Cá rô đầu vuông: Thực trạng và thách thức. Báo Hậu Giang, ngày 5/9/2011.

Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Hoàng Huy và Nguyễn Thị Minh Thuý, 2011. So sánh hiệu quả

<i>kinh tế - kỹ thuật giữa sử dụng thức ăn cá tạp và thức ăn viên cho ni cá lóc (Channa striata) </i>

thương phẩm trong ao tại An Giang và Đồng Tháp. Kỷ yếu Hội thảo khoa học thủy sản, Đại học Nơng lâm, Tp. Hồ Chí Minh, tr.480-487.

Lâm Trường Ân, Trương Hoàng Minh và Nguyễn Thanh Phương, 2010. So sánh hiệu quả tài

<i>chính và kỹ thuật trong nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giữa vùng nước ngọt </i>

vùng nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, năm 2010, tr.347-359.

Lê Lệ Hiền, 2008. Phân tích tình hình cung cấp giống và sử dụng giống cá tra

<i>(Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp cao học </i>

ngành Nuôi trồng thuỷ sản, Đại học Cần Thơ.

<i>Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2009. Phân tích chuỗi giá trị cá lóc (Chana. sp) nuôi ở </i>

đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thuỷ sản lần 4, tr.512-523.

Lê Xuân Sinh và Nguyễn Thị Kim Quyên, 2011. Tiêu thụ thuỷ sản của hộ gia đình ở Đồng bằng sơng Cửu Long. Tạp chí Thương mại Thuỷ sản. Số 143, tháng 11/2011, tr.84-90.

Nguyễn Thị Kim Quyên, Lê Xuân Sinh và Đinh Thị Thuỷ, 2012. Tác động do dịch bệnh trên tôm sú quảng canh cải tiến đối với kinh tế hộ nuôi tôm ở Cà Mau. Hội nghị Khoa học trẻ ngành Thuỷ sản toàn quốc lần thứ III năm 2012, tr.413 – 419.

<i>Nguyễn Văn Ngơ, 2009. Phân tích ngành hàng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở tỉnh </i>

Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành nuôi trồng thủy sản, Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Sánh, 2009. Chuỗi giá trị ngành hàng cá thát lát cườm Hậu Giang. Tạp chí NN và PTNT số 5/2010, tr.18 – 24.

Sở NN và PTNT Hậu Giang, 2012. Báo cáo tổng kết năm 2011 và phương hướng năm 2012.

</div>

×