Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

buổi thảo luận thứ ba sáng chế và kiểu dáng công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT DÂN SỰ </b>

<b>MƠN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ </b>

<i><b>Nhóm thực hiện: Nhóm 2</b></i>

<i><b>Địa chỉ liên lạc:</b></i>

<b>BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA SÁNG CHẾ VÀ </b>

<b>KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i>Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 9 năm 2023</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>STTHọ và tênMSSVGhi chú</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>BLDS</b> Bộ luật dân sự

<b>Too long to read onyour phone? Save</b>

to read later on your computer

Save to a Studylist

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>PHẦN A. NỘI DUNG THẢO LUẬN TẠI LỚP...1I. LÝ THUYẾT:...1</b>

<i>1. Trình bày các trường hợp hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế (ngoại lệcủa hành vi xâm phạm sáng chế) theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Namhiện hành...12. Phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc về quyền ưu tiên. Cácnguyên tắc này được áp dụng cho những đối tượng nào?...2</i>

2.1. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên:...2 2.2. Nguyên tắc ưu tiên:...3

<i>3. Trình bày Quy trình đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ đối với Sáng chế. Ngườinộp đơn cần chuẩn bị những thông tin, tài liệu gì khi nộp đơn đăng ký sở hữu cơngnghiệp đối với Sáng chế?...5</i>

<b>II. BÀI TẬP:...8</b>

<i>1. Công ty cổ phần A&B nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đốivới sáng chế máy rửa xe tự động, được cấp Bằng độc quyền sáng chế năm 2018.Năm 2020, công ty cổ phần A&B ký kết thoả thuận chuyển quyền sử dụng độcquyền sáng chế trên cho công ty tách nhiệm hữu hạn Tôn Nam trong thời hạn mộtnăm (từ ngày 01/6/2020 đến 31/5/2021), hợp đồng đã được đăng ký tại cơ quan nhànước có thẩm quyền. Trong thời hạn hợp đồng trên, công ty cổ phần A&B tiếp tụcthoả thuận chuyển quyền sử dụng sáng chế máy rửa xe tự động cho cơ sở sản xuấtHùng Nam, thời hạn từ ngày 01/10/2020 đến ngày 15/8/2021. Công ty trách nhiệmhữu hạn Tôn Nam phát hiện cơ sở sản xuất Hùng Nam kinh doanh sản phẩm trên,cho rằng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình nên cơng ty Tơn Nam đã khởikiện cơ sở Hùng Nam tại Tồ án...8</i>

1.1. Tại Toà án, cơ sở Hùng Nam cho rằng mình khơng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty Tôn Nam; công ty Tôn Nam cần tiến hành khởi kiện cơng ty cổ phần A&B thay vì khởi kiện cơ sở Hùng Nam. Nhận xét về lập luận này...8 1.2. Công ty Tôn Nam đưa ra yêu cầu trong đơn khởi kiện buộc cơ sở Hùng Nam bồi thường chi phí thu hồi các sản phẩm máy rửa xe tự động mà cơ sở Hùng Nam đã bán trên thị trường trong tháng 10, 11, 12 năm 2020 tương đương 100.000.000 đồng. Nhận xét về yêu cầu này của công ty Tôn Nam...9

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>2. Nghiên cứu Bản án số 9 “Bảo vệ quyền đối với sáng chế” (Bản án số96/2010/KDTM-PT ngày 03/6/2010 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội) trongSách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời câu hỏi:...10</i>

2.1. Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” do ai tạo ra? Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp này đã được đăng ký bảo hộ chưa?...10 2.2. Việc Công ty Thành Đồng đã đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đối với “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” thì Cơ sở Ngọc Thanh có biết hay không? Đoạn nào trong bản án thể hiện điều này?...11 2.3. Cơ sở Ngọc Thanh khi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” có được Cơng ty Thành Đồng đồng ý hay không? Đoạn nào của bản án thể hiện điều này?...11 2.4. Cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” có thỏa mãn các điều kiện của quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hay không?...12 2.5. Hành vi của cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “bạt chắn nắng mưa tự cuốn” có vi phạm Luật SHTT khơng? Cơ sở pháp lý...12

<b>PHẦN B. KHÔNG THẢO LUẬN TRÊN LỚP...14</b>

<i>1. Ông Nam là tác giả ca khúc “Tình yêu tuổi trẻ”, đã đăng ký và được cấpGiấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả số 4390 năm 2014. Ngày 03/4/2019, ôngNam ký hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả đối với ca khúc trên cho ca sĩ Maivới số tiền 10.000.000 đồng.Ngày 10/9/2020, ông Nam ký hợp đồng chuyển quyềnsử dụng quyền tác giả ca khúc “Tình yêu tuổi trẻ” cho ca sĩ Lê trong thời gian từngày 01/10/2020 đến ngày 30/11/2020. Căn cứ theo hợp đồng, ca sĩ Lê thực hiệnbiểu diễn bài hát này trước công chúng. Ca sĩ Mai khơng đồng ý vì cho rằng mìnhlà chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm này, việc bà Lê biểu diễn tác phẩm là tráipháp luật. Bà Mai khởi kiện ơng Nam và bà Lê tại Tồ án...14</i>

1.1. Tại Tồ, ơng Nam cho rằng hợp đồng giữa ơng ký với bà Mai ngày 03/4/2019 là khơng có hiệu lực vì hợp đồng này chỉ là giấy viết tay của hai bên, chưa tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Lập luận này của ơng Nam có phù hợp với quy định pháp luật khơng?...14 1.2. Bà Lê có hành vi xâm phạm quyền tác giả của bà Mai không? Nêu cơ sở pháp lý...15

<i>2. Đại diện sở hữu cơng nghiệp là gì? Phân tích các điều kiện kinh doanh dịchvụ đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022...17</i>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Pháp luật về SHTT Việt Nam quy định về những ngoại lệ cho phép người khác sử dụng sáng chế mà không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu và không phải xin phép hay trả thù lao cho chủ sở hữu. Theo đó, các trường hợp hạn chế quyền của chủ

<b>sở hữu đối với sáng chế được quy định cụ thể tại điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 125</b>

<b>Luật SHTT:</b>

- Chủ sở hữu sáng chế khơng có quyền cấm người khác sử dụng sáng chế nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để

<b>thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm (CSPL: điểm a</b>

<b>khoản 2 Điều 125 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022)).</b>

- Chủ sở hữu sáng chế khơng có quyền cấm người khác lưu thơng, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm do chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật này đưa ra thị trường, kể

<b>cả thị trường nước ngoài (CSPL: điểm b khoản 2 Điều 125 Luật SHTT 2005 (sửa</b>

<b>đổi, bổ sung 2022)).</b>

- Chủ sở hữu sáng chế khơng có quyền cấm người khác sử dụng sáng chế chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh

<b>hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam (CSPL: điểm c khoản 2 Điều 125 Luật</b>

<b>SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022)).</b>

- Chủ sở hữu sáng chế khơng có quyền cấm người khác sử dụng sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp do người có quyền sử dụng trước thực hiện theo quy định tại Điều

<b>134 của Luật SHTT (CSPL: điểm d khoản 2 Điều 125 Luật SHTT 2005 (sửa đổi,</b>

<b>bổ sung 2022)).</b>

Theo đó, việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế. Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế đồng nhất với sáng chế trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế được bảo hộ.

1

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Chủ sở hữu sáng chế khơng có quyền cấm người khác sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện trong trường hợp bắt buộc

<b>chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế theo Điều 145, 146 Luật SHTT (CSPL:</b>

<b>điểm đ khoản 2 Điều 125 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022)).</b>

- Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước:

Căn cứ <b>khoản 1 Điều 133 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022)</b>, Bộ, cơ quan ngang bộ có quyền nhân danh Nhà nước sử dụng hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình nhằm mục đích cơng cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp giao quyền sử dụng đối với sáng chế.

<b>Việc sử dụng sáng chế quy định tại khoản 1 Điều 133 Luật SHTT (sửa đổi, bổ</b>

<b>sung 2022) chỉ được giới hạn trong phạm vi và điều kiện chuyển giao quyền sử dụng</b>

quy định tại <b>khoản 1 Điều 146 Luật SHTT (sửa đổi, bổ sung 2022)</b>, trừ trường hợp sáng chế được tạo ra bằng việc sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.

<i>- CSPL: Điều 90 Luật SHTT.</i>

- Đối tượng áp dụng: đơn đăng ký các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc tương đương với nhau, kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau.

Theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên hay còn gọi là “first to file”, pháp luật chỉ bảo hộ cho chủ thể nộp đơn đăng ký sớm nhất đối với cùng một đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp,… chứ không phải là người đầu tiên sáng tạo ra nó. Bản chất của việc bảo hộ sáng chế là thừa nhận và bảo hộ về mặt pháp lý các độc quyền của chủ sở hữu sáng chế trong suốt thời hạn bảo hộ sáng chế trong đó quan trọng nhất chính là độc quyền ngăn cấm người khác khai thác sáng chế khi không được sự cho phép của chủ sở hữu sáng chế. Do đó, mỗi giải pháp kỹ thuật chỉ có thể được cấp một bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích . <small>1</small>

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên nhằm bảo vê v quyền lợi của chủ thể nô vp đơn sớm hơn các chủ thể khác đối với cùng một sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

- Nội dung: Nguyên tắc này quy định 3 trường hợp cụ thể:

<small>1 Nguyễn Hồ Bích Hằng và Nguyễn Xuân Quang (đồng chủ biên), </small><i><small>Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ</small></i><small>, Nxb HồngĐức, tr.179.</small>

2

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

+ <i><b>Thứ nhất,</b></i> tại <b>khoản 1 Điều 90 Luật SHTT</b>, nếu như có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc khơng khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng cơng nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên nhằm bảo vê v quyền lợi của chủ thể nô vp đơn sớm hơn các chủ thể khác đối với cùng một sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Như vậy, để áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên phải dựa trên cơ sở là ai là người nộp đơn sớm hơn chứ không phải ai là người sáng tạo ra sáng chế trước.

<i><b>+ </b></i>

nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

<i><b>+ </b></i>

ký quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu khơng thỏa thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Nguyên tắc này thể hiện việc cấp Bằng bảo hộ chỉ cấp cho một sáng chế có nội dung trùng hoặc khơng khác biệt của nhiều chủ thể sáng tạo độc lập tạo ra giải pháp kỹ thuật.

Ưu điểm: việc áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên giúp xác định quyền đối với người thực hiện nộp đơn đăng ký trước. Do đó, tránh được việc đánh cắp ý tưởng, lợi dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp của người khác để cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh. Lợi ích của nguyên tắc nộp đơn đầu tiên “first to file” không chỉ thôi thúc người có quyền sở hữu trí tuệ sớm xác lập quyền mà còn giúp cơ quan nhà nước dễ dàng xác định chủ thể nào là chủ thể sẽ được cấp bằng bảo hộ và giảm bớt các tranh chấp quyền trong thực tế xã hội.

Hạn chế: một số chủ thể vì mục đích trục lợi mà đã lợi dụng điều này để đăng ký nhãn hiệu chiếm dụng, đầu cơ “nhãn hiệu” của các chủ thể khác, thậm chí là đăng ký ln nhãn hiệu của đối tác, bạn hàng.

CSPL: <i>Điều 91 Luật SHTT</i>.

Đối tượng áp dụng: đơn đăng ký sáng chế công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng đối tượng.

3

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Đa số các quốc gia trên thế giới đều yêu cầu sáng chế phải có tính mới thế giới. Nhưng nếu một giải pháp kỹ thuật đã được nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ ở một nước thì có nghĩa là giải pháp kỹ thuật đó đã bị bộc lộ tính mới. Do đó, nếu giải pháp kỹ thuật đó được đăng ký bảo hộ ở nước ngồi thì khơng cịn tính mới nữa, và không đáp ứng được tiêu chuẩn này thì sẽ khơng được bảo hộ ở quốc gia nước ngồi đó<small>2</small>. Việc cùng một thời gian đăng ký bảo hộ sáng chế ở nhiều nước là hết sức khó khăn do đó để đảm bảo tính mới thế giới cho sản phẩm sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp, tạo điều kiện cho các chủ đơn trong việc đăng ký bảo hộ sáng chế nói riêng, các đối tượng sở hữu cơng nghiệp nói chung ở các thị trường nước ngồi, tại Điều 4 Cơng ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Hiệp ước hợp tác quốc tế về sáng chế, Hiệp định Madrid đã ghi nhận ngun tắc hưởng quyền ưu tiên. Theo đó, thì người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên cho đối tượng đã được nộp trong đơn đầu tiên trong thời hạn nhất định (theo công ước Paris, thời hạn hưởng quyền ưu tiên đối với sáng chế là 12 tháng tính từ ngày nộp đơn đơn đầu tiên, và 6 tháng đối với quyền ưu tiên kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu).

Bản chất của nguyên tắc ưu tiên là khơng làm mất đi tính mới của các đơn nộp sau so với đơn nộp trước với cùng một đối tượng sở hữu công nghiệp nếu đơn được nộp trong thời hạn ưu tiên vì tình trạng kỹ thuật của sáng chế sẽ được tính từ ngày ưu tiên. Phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, pháp luật Việt Nam có ghi nhận nguyên tắc ưu tiên. Việc có quyền ưu tiên là một lợi thế cho chủ sở hữu khi muốn thực hiện quyền sở hữu trí tuệ của mình tại quốc gia khác do việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đăng ký. Nguyên tắc ưu tiên tạo điều kiện cho việc bảo vệ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu không chỉ ở trong phạm vi quốc gia đăng ký mà còn mở rộng ra các quốc gia khác. Từ đó, góp phần hạn chế các hành vi xâm phạm quyền đối với các đối tượng nói trên.

Trên tinh thần của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Luật SHTT Việt Nam cũng ghi nhận nguyên tắc ưu tiên tại Điều 91. Để được áp dụng nguyên tắc ưu tiên thì người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu có quyền u cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng được 4 điều kiện:

<i><b>- Thứ nhất, đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của</b></i>

điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam.

<i><b>- Thứ hai, người nộp đơn phải là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước khác</b></i>

quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này.

<i><b>- Thứ ba, trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao</b></i>

đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên.

<small>2 Nguyễn Hồ Bích Hằng và Nguyễn Xuân Quang (đồng chủ biên), </small><i><small>Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ</small></i><small>, Nxb HồngĐức, tr.180.</small>

4

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i><b>- Thứ tư, đơn phải được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng</b></i>

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.

Đơn đăng ký sở hữu cơng nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.

<i><b>- </b></i>

Đơn đăng ký sáng chế phải đảm bảo những yêu cầu chung theo quy định tại Điều 100 và những yêu cầu riêng theo Điều 102 Luật SHTT 2005.

<i><b>- </b></i>

Theo quy định tại <b>khoản 1 Điều 108 Luật SHTT 2005</b>, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu cơng nghiệp tiếp nhận nếu có ít nhất các thơng tin và tài liệu sau:

- Tờ khai đăng ký sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp đơn vào mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu.

- Bản mô tả, trong đó có phạm vi bảo hộ đối với đơn đăng ký sáng chế; bộ ảnh chụp, bản vẽ, bản mô tả đối với đơn đăng ký kiểu dáng cơng nghiệp; bản mơ tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý.

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

<i><b>- </b></i>

Đơn đăng ký sở hữu cơng nghiệp được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lý của đơn. Thời hạn thẩm định hình thức là 01 tháng, kể từ ngày nộp đơn.

Nếu đơn đăng ký sáng chế hợp lệ, Cục SHTT ban hành Quyết định thông báo chấp nhận đơn hợp lệ

Nếu đơn đăng ký sáng chế không hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều 109 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì Cục SHTT thực hiện các thủ tục sau:

- Thông báo dự định từ chối tiếp nhận đơn hợp lệ, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản hồi dự định từ chối.

5

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Nếu người nộp đơn khơng sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót khơng đạt u cầu hoặc khơng có ý kiến xác đáng phản hồi dự định từ chối thì cơ quan quản lý nhà nước thơng báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ.

- Nếu người nộp đơn sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản hồi dự định từ chối thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

<i><b>- </b></i>

Khoản 1 Điều 110 Luật SHTT quy định Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp

Đơn đăng ký sáng chế được cơng bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn <b>(Khoản 2 Điều 110 Luật sở hữu trí tuệ 2005)</b>.

Trước thời điểm đơn đăng ký được công bố, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp và cán bộ, cơng chức của cơ quan đó cần thực hiện các quy định về bảo mật đơn đăng ký trước khi công bố theo quy định tại <b>Điều 111 Luật SHTT</b> hiện hành.

Các quy định về Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ được thực hiện theo <b>Điều 112 Luật SHTT</b>.

<i><b>- </b></i>

Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế là 42 tháng kể từ ngày nộp đơn

<b>hoặc kể từ ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên (khoản 1</b>

<b>Điều 113 Luật SHTT 2005).</b>

Thẩm định nội dung đơn gồm: Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp; Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ. Đối với đơn đăng ký sáng chế, việc đánh giá được tiến hành lực lượng theo từng điểm nêu trong phạm vi yêu cầu bảo hộ; Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.

Chủ thể có quyền yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế: người nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc bất kỳ người thứ ba nào đều có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thẩm định nội dung đơn với điều kiện phải nộp phí thẩm định nội dung đơn.

Thời hạn thẩm định nội dung sáng chế là 18 tháng kể từ ngày yêu cầu thẩm định nội dung (điểm a, khoản 2, Điều 119). Việc thẩm định nội dung đơn nhằm kiểm tra trực tiếp các điều kiện bảo hộ của Sáng chế.

<i><b>- </b></i>

Từ chối cấp văn bằng bảo hộ <b>(Điều 117 Luật SHTT)</b>.

6

</div>

×