Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

việt nam với việc gia nhập thỏa ước la - hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.63 KB, 8 trang )

Việt Nam với việc gia nhập thỏa ước La - Hay
về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp


Trần Đức Thắng


Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Luật: 60 38 60
Người hướng dẫn : TS. Lê Ngọc Lâm
Năm bảo vệ: 2013
112 tr .

Abstract. Hệ thống lại kiến thức có liên quan đến quy định pháp luật Việt Nam về đăng ký
kiểu dáng công nghiệp.Nghiên cứu các quy định của Thỏa ước La-Hay và Văn kiện Geneva
1999 về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp. Phân tích những khác biệt giữa hệ thống
đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong nước và hệ thống quốc tế. Đồng thời, tác giả nêu ra
những vấn đề thách thức trong việc Việt Nam gia nhập Thỏa ước La-Hay về đăng ký quốc tế
kiểu dáng công nghiệp. Bằng những lập luận, phân tích khoa học, tác giả đề xuất quan điểm,
phương hướng và kiến nghị cụ thể trong việc Việt Nam gia nhập Thỏa ước La-Hay về đăng ký
quốc tế kiểu dáng công nghiệp. Điểm mới: Đưa ra những đề xuất sửa đổi một số quy định hiện
hành về đăng ký kiểu dáng công nghiệp nhằm hài hòa hóa pháp luật của hệ thống đăng ký
kiểu dáng công nghiệp trong nước với hệ thống đăng ký quốc tế.Đưa ra những cách thức áp
dụng thực tế ở hệ thống đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong nước để tạo điều kiện thuận lợi
cho người nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Keywords.Luật Quốc tế; Thỏa ước La-Hay; Đăng ký quốc tế; Kiểu dáng công nghiệp
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ rất đa dạng, phong
phú và hoạt động trên phạm vi rộng không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia như:


sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại,
bí quyết kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bản quyền tác giả và có
thể nói quyền sở hữu trí tuệ luôn có yếu tố nước ngoài. Quyền sở hữu trí tuệ nói chung
cũng như quyền đối với kiểu dáng công nghiệp nói riêng muốn được bảo hộ ở nước
ngoài phải được thực hiện thông qua các điều ước quốc tế song phương hoặc đa
phương hoặc bảo hộ thông qua việc các quốc gia cùng chấp nhận nguyên tắc “có đi có
lại”, trong đó vai trò của các điều ước quốc tế đa phương rất quan trọng.
Kiểu dáng công nghiệp được đăng ký bảo hộ nhằm bảo vệ cho chủ sở hữu trong việc
tiến hành các hoạt động thương mại liên quan đến sản phẩm mang kiểu dáng công
nghiệp. Doanh nghiệp cần tiến hành bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại thị trường nước
ngoài nơi dự định xuất khẩu sản phẩm nhằm ngăn chặn các hoạt động khai thác thương
mại liên quan đến sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp từ phía các đối thủ cạnh
tranh. Kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm được nhìn nhận như một yếu tố tương
đồng với chất lượng và hình ảnh của doanh nghiệp kinh doanh, vì vậy việc bảo hộ kiểu
dáng công nghiệp ở nước ngoài là phương tiện hữu hiệu và là cách quảng bá hiệu quả
trong việc bảo vệ sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Thông thường, kiểu dáng công nghiệp chỉ có hiệu lực bảo hộ trên lãnh thổ quốc gia nơi
kiểu dáng công nghiệp đó đăng ký. Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở nước ngoài
theo hệ thống quốc gia bị giới hạn theo phạm vi lãnh thổ của hệ thống bảo hộ kiểu
dáng công nghiệp. Doanh nghiệp thường phải lựa chọn từng quốc gia riêng biệt và tiến
hành đăng ký theo thủ tục độc lập theo quy định của từng quốc gia. Các đơn đăng ký
kiểu dáng công nghiệp phải được làm bằng một ngôn ngữ nhất định; phải tuân thủ theo
hệ thống các quy định của nước sở tại và được nộp cho cơ quan sở hữu trí tuệ của nước
đó; phải nộp lệ phí bằng một loại tiền tệ nhất định.
Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở nước ngoài theo hệ thống đăng ký quốc tế của Thỏa
ước La-Hay là việc giành được sự bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở một số nước thông
qua việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp chỉ một lần duy nhất với văn phòng quốc tế
của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Với chỉ một đơn đăng ký quốc tế bằng
một ngôn ngữ, doanh nghiệp có thể đạt được cùng một kết quả bảo hộ kiểu dáng công
nghiệp ở một số nước và chỉ cần phải trả một lần các khoản phí bằng một loại tiền tệ

cho một cơ quan duy nhất. Việc quản lý độc quyền đạt được sau đó cũng được thực
hiện một cách dễ dàng hơn. Ví dụ như việc gia hạn hiệu lực đối với một kiểu dáng
công nghiệp đã đăng ký chỉ cần một thủ tục đơn giản duy nhất đối với mọi thay đổi
liên quan đến chủ sở hữu.
Việc Việt Nam tham gia Thỏa ước La-Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp
và lựa chọn tham gia văn kiện nào là một vấn đề đòi hỏi cần phải nghiên cứu một cách
khoa học và toàn diện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam cũng
như lợi ích quốc gia, đồng thời đáp ứng được xu hướng hội nhập hợp tác phát triển
quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp thông qua Thỏa ước La-Hay và
các văn kiện về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp là việc làm cần thiết và là một
sự chuẩn bị đầy đủ cho việc Việt Nam quyết định lựa chọn thời điểm thích hợp tham
gia Thỏa ước La-Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp và lựa chọn ký kết
văn kiện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian
tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý ở Việt Nam, hiện chưa có một công trình nghiên cứu chuyên
sâu về việc gia nhập Thỏa ước La-Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp. Vấn
đề trên hiện chỉ xuất hiện rải rác trong nội dung một số bài tham luận tại các cuộc hội
thảo về sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tham gia tổ chức và trong
một số bài viết trên một số tạp chí và trang báo chuyên ngành. Các bài viết trên mới
chỉ dừng lại ở các nội dung khái quát, hoặc chỉ đi vào tìm hiểu một số khía cạnh riêng
lẻ của vấn đề, chưa đi sâu vào phân tích tổng thể và so sánh tổng quan thực tiễn hoạt
động đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và các quy định trong Thỏa ước La-
Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp nhằm đề xuất thời điểm cũng như lựa
chọn văn kiện để Việt Nam tham gia Thỏa ước La-Hay trong tương lai gần.
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên đi sâu vào phân tích một cách toàn diện,
đầy đủ và có hệ thống việc Việt Nam có thể tham gia Thỏa ước La-Hay về Đăng ký
quốc tế kiểu dáng công nghiệp; so sánh một cách chi tiết quy định của pháp luật Việt
Nam về đăng ký kiểu dáng công nghiệp với các quy định của Thỏa ước La-Hay để tìm

ra những ưu nhược điểm nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về
đăng ký và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài "Việt Nam với việc gia nhập Thỏa ước La-Hay về đăng ký
quốc tế kiểu dáng công nghiệp" nhằm đạt các mục đích chủ yếu sau đây:
- Tìm hiểu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về đăng
ký kiểu dáng công nghiệp và các quy định của Thỏa ước La-Hay về đăng ký quốc tế
kiểu dáng công nghiệp.
- So sánh và tìm ra những điểm khác biệt cơ bản về đăng ký kiểu dáng công
nghiệp theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và Văn kiện Geneva 1999 của
Thỏa ước La-Hay.
- Nghiên cứu, phân tích và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn khi Việt Nam gia
nhập Thỏa ước La-Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng đổi mới đồng bộ thể chế kinh tế thị trường của Đảng và Nhà nước ta được trình
bày trong các văn kiện, nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, so sánh, tổng hợp thống kê
cũng sẽ được sử dụng ở mức độ phù hợp để hoàn thành mục tiêu của đề tài.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Quy định của pháp luật Việt Nam về đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Chương 2: Quy định của Thỏa ước La-Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công
nghiệp.
Chương 3: Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong việc gia nhập Thỏa ước La-
Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG VIỆT


1. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
2. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Quốc hội (2005), Luật ký kết, gia nhập và thực hiện các Điều ước quốc tế của
nước CHXHCN Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Chính phủ (2006), Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Chính phủ (2006), Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
7. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày
14/2/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày
22/9/2006, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Thông tư 13/2010/TT-BKHCN ngày
30/7/2010 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN
ngày 14/2/2007, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), Thông tư 18/2011/TT-BKHCN ngày
22/7/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN
ngày 14/2/2007, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày
30/7/2010, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Bộ Khoa học và Công nghệ (2013), Thông tư 05/2013/TT-BKHCN ngày 20/2/2013
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007,
được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và
18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Bộ Tài chính (2009), Thông tư 22/2009/TT-BTC ngày 4/2/2009 quy định mức thu,
chế độ thu,nộp và quản lý sử dụng phí,lệ phí sở hữu công nghiệp, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội.
12. Công ước Paris (1883), về bảo hộ Sở hữu công nghiệp được sửa đổi tại
Stockholm năm 1967, trang tin điện tử của Thư viện ĐHQG TP Hồ Chí Minh,

13. Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí
tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ngày 7/7/1999, trang tin điện tử của
Cục Bản quyền tác giả,
14. Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ -
TRIPS (1994), trang tin điện tử của Cục Bản quyền tác giả,

15. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (2005), Cẩm nang sở hữu trí tuệ, NXB Tư Pháp,
Hà Nội.
16. Cục Sở hữu trí tuệ (2013), “Báo cáo thường niên hoạt động Sở hữu trí tuệ 2012”,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
17. Nguyễn Bá Diến (2010), “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập
quốc tế: những vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
18. Nguyễn Bá Diến (2005), “Bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiện nay”, Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp số 4/2005.
19. Nguyễn Bá Diến (2005), “Cơ chế thực thi pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ ở
Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Khoa học số
4/2005.
20. Nguyễn Bá Bình (2005),“Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam: Pháp luật
và thực tiễn”, NXB Tư pháp, Hà Nội.
21. Đoàn Năng (2000), “Về thực trạng và phương hướng tiếp tục hoàn thiện pháp
luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật số 2/2000.
22. Lê Nết (2006), “Quyền Sở hữu trí tuệ”, NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh, thành phố
Hồ Chí Minh.

II. TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG ANH

23. Locarno Agreement Establishing an International Classification for Industrial
Designs signed at Locarno on October 8, 1968 as amended on September 28,
1979.
24. The Hague Agreement Concerning the International Deposit of Industrial Designs
signed on November 6, 1925.
25. The Hague Agreement Concerning the International Deposit of Industrial Designs
- London Act of June 2, 1934.
26. The Hague Agreement Concerning the International Deposit of Industrial Designs
- The Hague Act of November 28, 1960.
27. The Hague Agreement Concerning the International Deposit of Industrial Designs
- Additional Act of Monaco of November 18, 1961.
28. The Hague Agreement Concerning the International Deposit of Industrial Designs
- Complementary Act of Stockholm of July 14, 1967, as amended on September
28, 1979.
29. The Hague Agreement Concerning the International Deposit of Industrial Designs
- Geneva Act of July 2, 1999.
30. WIPO (2012), Common Regulations Under the 1999 Act and the 1960 Act of the
Hague Agreement, Geneva.
31. WIPO (2012), Guide to the International Registration of Industrial Designs
under the Hague Agreement, Publication No. 857(E), Geneva.
32. WIPO (2013), Hague system for the International Registration of Industrial
Designs - Report for 2012, Publication No. 930(E), Geneva.
33. ASEAN (1995), Asean Framework Agreement on Intellectual Property
Cooperation, signed at Bangkok, Thailand on December 15, 1995.
34. Thomson (2004), “Black's Law Dictionary” , USA
35. Jayashree Watal (2001), “Intellectual property rights in the WTO and developing
countries, Kluwer law international”, Hague.

III. TÀI LIỆU BẰNG TRANG WEB


36.

37.

38.
39.
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46.
47.


×