Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.55 KB, 41 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA</b>
<b>ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">Trần Lê Trường
<i>Thành phố Hồ Chí Minh – 2024</i>
<b>BÁO CÁO PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢTHỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 19</b>
1 Trần Minh Hiếu 2113364 <sub>Phần 3.2 & Tổng hợp 100%</sub>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>Mục lục</b>
<b>I. PHẦN MỞ ĐẦU...1</b>
<b>1. Lý do chọn đề tài...1</b>
<b>2. Mục đích nghiên cứu...1</b>
<b>3.Nhiệm vụ nghiên cứu...2</b>
<b>4.Phương pháp nghiên cứu...2</b>
<b>5.Phạm vi nghiên cứu...2</b>
<b>II. PHẦN NỘI DUNG...3</b>
<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG CĂN CỨ XÁC ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNGTRONG TÌNH HÌNH MỚI SAU NĂM 1954...3</b>
<b>CHƯƠNG 2: CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ,CỨU NƯỚC CỦA ĐẢNG...6</b>
2.1. Quá trình hình thành đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1960)...6
2.2. Quá trình bở sung, hồn chỉnh đường lối (1961-1975)...11
2.2.1. Nghị quyết Hội nghị Bộ Chính trị tháng 1/1961 và tháng 2/1962...11
2.2.2. Hội nghị Trung ương lần thứ 21 (7-1973)...12
<b>III. THỰC HIỆN THẮNG LỢI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨUNƯỚC THEO CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG (1954-1975)...20</b>
3.1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc...20
3.1.1 Tởng qt q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975...20
3.1.2 Thách thức và khó khăn...22
3.1.3 Những thành tựu đạt được...23
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">3.2 Nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước...25
3.2.1 Tổng quát nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1954 đến năm 1975...25
3.2.2 Thách thức và khó khăn...27
3.2.3 Những thành tựu đạt được...28
3.3. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm...29
3.3.1 Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>I. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài</b>
Trang sử hào hùng của dân tộc ta – dân tộc Việt Nam đã được sang trang trang mới bởi cuộc chiến chống lại thực dân pháp trong 9 năm gian khổ trong giai đoạn 1945 – 1954. Tưởng chừng như tất cả đã ổn định sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, thực dân pháp buộc phải chấm dứt cuộc chiến xâm lược tại Việt Nam, rút toàn bộ quân đội về nước. Tuy nhiên, bên kia vĩ thuyến 17 vẫn do quân đội thực dân chiếm giữ. Thế chân Pháp là đế quốc Mỹ đang lâm le quốc tế hóa cuộc chiến tranh tại khu vực Đông Dương. Sau khi thất bại trong âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương, đế quốc Mỹ ra sức phá hoại hiệp định Giơnevơ, chúng âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta thành 2 miền. Mục đích của chúng là biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, một căn cứ quân sự làm bàn đạp tiến cơng miền Bắc, bên cạnh đó ngăn chặn làn sóng cách mạng giải phóng dân tộc và xã hội chủ nghĩa đang mở rộng ở Đông Nam Á thời bấy giờ. Để thực hiện âm mưu ấy, chúng đã thực hiện 4 chiến lược chiến tranh gồm: Chiến tranh đơn phương (1954 -1960), Chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-1965), Chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968), Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973) và âm mưu phá hoại hiệp định Paris. Đế quốc Mỹ dùng mọi thủ đoạn xảo quyệt nhằm chống lại cách mạng Việt Nam, vì thế cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước diễn ra vô cùng gian khổ và khốc liệt. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước ta đã một lần nữa đánh bại âm mưu xâm lược của chúng và đi đến nền độc lập mà Nhân dân ta hằng mong ước. Chủ trương và đường lối đúng đắn của Đảng trong giai đoạn này góp phần lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất hai miền Nam Bắc trong lịch sử dân tộc ta. Vì thế chúng em đã chọn nghiên cứu đề tài “Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ cứu nước” để hiểu thêm về đường lối của Đảng trong thời kỳ (1954 – 1975).
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>2. Mục đích nghiên cứu</b>
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu về những sáng kiến và những điểm nổi bật trong sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh giữ nước của cha ông ta trước một trong những đế quốc thời bấy giờ và hơn hết là làm rõ tầm quan trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc. Từ đó khơi gợi lịng u nước, lịng trung thành với Đảng và rút ra những kinh nghiệm quí báu từ nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
<b>3.Nhiệm vụ nghiên cứu</b>
Sự lãnh đạo của Đảng qua các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Phân tích nghệ thuật lãnh đạo của Đảng giai đoạn 1954 – 1975.
<b>4.Phương pháp nghiên cứu</b>
Nhóm đã quyết định thực hiện bài tiểu luận bằng phương pháp lịch sử toàn diện và phân tích tởng hợp, cùng với các tài liệu tham khảo tìm được.
<b>5.Phạm vi nghiên cứu </b>
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) và các yếu tố tác động đến cuộc kháng chiến chống Mỹ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><b>II. PHẦN NỘI DUNG</b>
<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG CĂN CỨ XÁC ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNGTRONG TÌNH HÌNH MỚI SAU NĂM 1954</b>
Hiệp định Giơnevơ được ký kết năm 1945 là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng chính trị của khu vực Đơng Dương và là một địn chí mạng giáng lên những âm mưu, tham vọng bành trướng lãnh địa của thực dân Pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên đây vẫn chưa được coi là một hiệp định triệt để vì đất nước ta đã bị chia cắt làm 2 miền. Vĩ tuyến 17 được chọn để làm ranh giới quân sự tạm thời cho 2 bên đình chiến và tập kết quân đội, miền Bắc đã hoàn toàn được giải phóng nhưng miền Nam vẫn cịn nằm trong tay thực dân. Tháng 5/1956 Pháp đã rút quân khỏi miền Nam, thay vào đó Mỹ đưa Ngơ Đình Diệm lên nắm chính quyền với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á. Từ đó hai miền có sự những nhiệm vụ cũng như những vai trò cách mạng khác nhau, từ đó nảy sinh những thuận lợi và bất lợi khác nhau.
<i><b>Tình hình thế giới</b></i>
Sau khi đánh đ̉i thực dân Pháp ra khỏi lãnh thở của mình, cách mạng Việt Nam đã trở thành một nhân tố tiềm năng cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc trên tồn thế giới. Giáng một địn mạnh mẽ vào chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, vào tham vọng xâm lược và nơ dịch của chủ nghĩa đế quốc. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng. Cùng với đó là sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa về kinh tế, quân sự và khoa học kĩ thuật, tiêu biểu là sự lớn mạnh của Liên Xơ. Bên cạnh đó, các phong trào hịa bình, dân chủ được đẩy lên cao ở các nước tư bản. Chứng minh chân lý thời đại “Trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc dù là nhỏ yếu, nhưng một khi đã đoàn kết đứng lên kiên quyết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của chính Đảng Mác-Lênin để giành độc lập và dân chủ, thì có đầy đủ lực lượng để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.”<small>1</small>
Bên cạnh sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa thì cịn có một đế quốc Mỹ có tiềm lực quân sự hùng mạnh, âm mưu làm bá chủ thế giới với các chiến lược
<small>1 Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">toàn cầu phản cách mạng đã gián tiếp đưa thế giới vào tình hình chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang. Bên cạnh đó còn xuất hiện sự bất đồng, chia rẽ trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc.
<i><b>Tình hình trong nước</b></i>
Miền Bắc đã hồn tồn được giải phóng, với ưu tiên khơi phục hậu quả của chiến tranh, nhanh chóng khơi phục và ởn định nền kinh tế, tập trung hết tiềm lực hỗ trợ cho miền Nam về lương thực cũng như lực lượng kháng chiến. Điểm đáng mừng là sau hơn 9 năm ròng rã kháng chiến chống thực dân Pháp, giờ đây thế trận cũng như lực lượng cách mạng đã lớn mạnh hơn cùng với ý chí độc lập thống nhất của Nhân dân cả nước. Sau khi trải qua nhiều hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, chủ trương chiến lược cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới của Đảng đã từng bước được hình thành rõ ràng hơn. Bằng cách đưa ra chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Bắc đã được bước sang giai đoạn mới với nhận thức được củng cố, sự kết thúc của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cxung là sự mở đầu cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa gián tiếp mà cương lĩnh của Đảng đã xác định. Qua các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đã đưa ra nhiều cải cách cũng như kiểm điểm những sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tở chức. Nhờ đó mà sau 3 năm nỗ lực phát triểnt kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958 – 1960) đã tạo nên những chuyển biến lớn trong nền kinh tế ở miền Bắc, từ đó mở ra một cánh cửa mới cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở phần còn lại của Tở quốc. Miền Nam đã khơng cịn đơn độc nữa vì giờ đây đã có một Hậu phương vững chải phía bên kia vĩ tuyến 17.
Dã tâm thơi thúc Pháp đánh chiếm Việt Nam thất bại, Mỹ đã nhảy vào trực tiếp thay chân Pháp thống trị miền Nam Việt Nam, âm mưu biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới, làm bàn đạp đánh chiếm miền Bắc. Mỹ đã áp dụng rất nhiều thủ đoạn về kinh tế, chính trị, văn hóa, qn sự và đặc biệt nhất là nhanh chóng thành lập một chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hịa do Ngơ Đình Diệm làm Tởng thống. Vì vậy, “nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đở tập đồn thống trị Ngơ Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hồ bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hồ bình ở Đơng Nam Á và trên thế giới”<small>1</small>. Đây cũng là một ngọn cờ giương cao tinh thần cách mạng cũng như lời kêu gọi toàn dân kháng chiến theo nhiều cách khác nhau của Đảng ta.
<small>1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần III</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>CHƯƠNG 2: CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ,CỨU NƯỚC CỦA ĐẢNG</b>
<b>2.1. Quá trình hình thành đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước(1954 - 1960)</b>
<b>2.1.1. Chủ trương củng cố miền Bắc </b>
<i>Ở miền Bắc: Sau ngày Hiệp định Giơnevơ (7-1954) được ký kết, cách mạng</i>
có những đặc điểm và thuận lợi, khó khăn mới.
Đặc điểm chưa có tiền lệ lịch sử là đất nước bị chia làm hai miền, có chế độ chính trị, xã hội khác nhau: miền Bắc được hồn tồn giải phóng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, miền Nam do chính quyền đối phương quản , trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ.
<i>Trên trường quốc tế, thuận lợi của cách mạng Việt Nam là hệ thống xã hội</i>
chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, nhất là sự lớn mạnh của Liên Xô. Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển. Phong trào hịa bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản. Bất lợi là: xuất hiện đế quốc Mỹ hùng mạnh có âm mưu làm bá chủ thế giới, với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng được các đời tổng thốngnối tiếp nhau xây dựng và thực hiện. Thế giới đi vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang. Xuất hiện sự bất đồng, chia rẽ trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc.
<i>Ở trong nước, thuận lợi là đã có miền Bắc được hồn tồn giải phóng, làm</i>
căn cứđịa hậu phương cho cả nước. Thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn trước sau 9 năm kháng chiến. Có ý chí độc lập thống nhất của nhân dân cả nước. Khó khăn là: đất nước chia làm hai miền, có chế độ chính trị khác nhau, miền Nam do đế quốc, tay sai kiểm sốt, khơng chịu thực hiện hịa bình thống nhất đất nước. Kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu. Đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt Nam. Tình hình phức tạp nêu trên đã đặt Đảng ta trước một yêu cầu bức thiết là phải vạch ra chiến lược chống lại thực dân Pháp.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><b>2.1.2. Chủ trương giữ vứng và đẩy mạnh cuộc đấu tranh ở miền Nam</b>
Cùng lúc với miền Bắc đang khôi phục và xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới, thiết lập hệ thống chính quyềntay sai Ngơ Đình Diệm. Vì khơng bị ràng buộc bởi hiệp định Genève nên Mỹ cùng bè lũ tay sai đã thực hiện hàng loạt các động thái bạo lực phản cách mạng, biến miền Nam nước ta thành căn cứ, mắt xích quân sự của Mỹ như xây dựng lực lượng quân đội, cảnh sát, công an người Việt nhưng được trang bị vũ khí và có cố vấn Mỹ ;ráo riết thi hành “tố cộng, diệt cộng”; đàn áp dã man các phong trào đấu tranh yêu cầu thi hành Hiệp định Genève, thảm sát đồng bào ta với con số tử vong chỉ trong 10 tháng là 108.835 người. Động thái hung hăng nhất và được coi như lời tuyên chiến ngạo mạn nhất của Mỹ và chính quyền tay sai là xé bỏ Hiệp định Geneve, cự tuyệt cuộc tổng tuyển cử toàn đất nước. Tuy nhiên trong lúc Mỹ tàn sát đồng bào ta thì chúng ta chỉ có thể đấu tranh dưới hình thức đấu tranh chính trị với lực lượng chính trị là chủ yếu vì phải tuân thủ Hiệp định dừng mọi hành động quân sự trong vịng 2 năm. Giai đoạn 1954-1958 có thể nói là thời kì đen tối nhất trong quá trình kháng chiến của nhân dân miền Nam khi ngày nào cũng có những cuộc truy quét, lùng giết các cán bộ chính trị cộng sản mà khơng thể dùng bạo lực qn sự để phản kháng.Chính vì vậy, vào tháng 1/1959, vì đã tuân thủ đúng thời hạn đình chiến theo Hiệp ước, Đảng đã tổ chức Hội nghị Trung ương lần thứ 15 nhằm khẳng định rõ kẻ thù, nhiệm vụ chính và phương thức tở chức cách mạng cho miền Nam trong giai đoạn mới. Đảng khẳng định lại chắc chắn kẻ thù trực tiếp của cách mạng miền Nam lúc bấy giờ là đế quốc Mỹ và bộ máy chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm vớinhiệm vụ chính yếu là kháng chiến và đánh đ̉i kẻ thù trực tiếp này. Sau những chính sách khủng bố dã man trong việc đàn áp, bắt giết các nhà yêu nước và nhân dân Việt Nam của đế quốc Mỹ, nghị quyết trong Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đã vạch rõ phương thức kháng chiến của miền Nam là bạo lực cách mạng mạng với hai lực lượng chính trị và vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">Sau nghị quyết 15 của Đảng, dưới sự chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, các đơn vị quân sự tập kết tại miền Bắc theo Hiệp định Genève được đưa trở về miền Nam trong bí mật, thành lập các đơn vị vũ trang tại chỗ và tăng cường các đơn vị chủ lực của miền Bắc cho miền Nam. Các con đường vận tải trên bộ, trên biển kéo dài dọc dãy Trường Sơn hiểm trở, xuôi theo biển nối liền hai miền Bắc Nam được mở ra với tốc độ nhanh chóng và quyết liệt như ý chí sục sơi của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu thống nhất đất Tổ quốc. Và như một dấu mốc son đỏ rực màu máu đánh dấu bước nhảy vọt mang ý nghĩa lịch sử của cách mạng miền Nam chính là chiến thắng của phong trào Đồng Khởi tháng 12/1960. Sau chiến thắng này, nhiều cơ cấu chính quyền của địch tại nông thôn đã tan rã, thúc đẩy phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ hơn tại các vùng đô thị, đồn điền, nhà máy, công xưởng. Đặc biệt vào ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập tại xã tân Lập (Tây Ninh) với chủ tịch là luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Đây là sẽ là tổ chức tập hợp đoàn kết nhân dân miền Nam đấu tranh, đồng thời là đại diện nói lên tiếng nói của nhân dân miền Nam trong thời kỳ đầu đàm phán Hiệp định Paris thay cho Bộ Ngoại giao chưa được thành lập
<b>2.1.3. Nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (Đại hội III năm1960 của Đảng).</b>
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã họp tại Hà Nội. Sau những ngày họp nội bộ, Đại hội đã họp công khai từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960. Dự Đại hội có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết thay mặt hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước, trong đó 50% số đại biểu là các đảng viên đã tham gia cách mạng từ khi Đảng cịn hoạt động bí mật. Tất cả các đại biểu đã trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Diễn văn khai mạc Đại hội, nêu rõ: “Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp vơ sản và của dân tộc; giữ gìn sự đồn kết nhất trí trong Đảng và sự đồn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản, giữa các nước trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa, đó là cái bảo đảm chắc chắn nhất cho cách mạng thắng lợi”.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Người nêu khái quát nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam và vạch rõ: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hịa bình thống nhất nước nhà”. Để bảo đảm thắng lợi của cách mạng, vấn đề có ý nghĩa quyết định là “phải nâng cao hơn nữa sức chiến đấu của toàn Đảng ta, phát huy hơn nữa tác dụng lãnh đạo của Đảng ta trên mọi mặt cơng tác.
Nhưng chúng ta cịn nhiều khuyết điểm như: bệnh chủ quan, chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa kinh nghiệm, tác phong quan liêu, chủ nghĩa cá nhân... Chúng ta phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tăng cường giáo dục tư tưởng trong Đảng, đấu tranh khắc phục những khuyết điểm... nâng cao hơn nữa tính giai cấp và tính tiên phong của Đảng, tăng cường không ngừng mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng, phải biết đoàn kết mọi người yêu nước và tiến bộ để xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà”.
Để thực hiện một bước cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa làm cho nền kinh tế miền Bắc nước ta thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, Đại hội xác định những nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất:
Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện một bước việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp tồn diện, cơng nghiệp thực phẩm, cơng nghiệp nhẹ...
Hồn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, mở rộng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Nâng cao trình độ học vấn của nhân dân, đẩy mạnh đào tạo cán bộ và công nhân lành nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế của cán bộ, xúc tiến công tác khoa học và kỹ thuật.
Cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, mở mang phúc lợi công cộng, xây dựng đời sống mới ở nông thôn và thành thị.
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">Ra sức củng cố quốc phòng, trật tự an ninh xã hội. Các nhiệm vụ đó liên hệ mật thiết với nhau.
Đại hội cũng quyết định các chủ trương tăng cường nhà nước dân chủ nhân dân, củng cố sự nhất trí về chính trị và tinh thần của nhân dân miền Bắc, đoàn kết quốc tế và đẩy mạnh xây dựng Đảng.
Tổng kết 30 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đại hội đã nêu lên những bài học kinh nghiệm lớn:
Xây dựng được một chính đảng Mác - Lênin, đồn kết nhất trí, liên hệ chặt chẽ với quần chúng, luôn luôn giữ vững quyền lãnh đạo cách mạng.
Vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác -Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, đề ra đường lối, phương châm cách mạng kết hợp đúng đắn nhiệm vụ phản đế và nhiệm vụ phản phong kiến, coi nhiệm vụ chống đế quốc và bè lũ tay sai của chúng là nhiệm vụ chủ yếu nhất và nhiệm vụ phản phong kiến phải tiến hành từng bước, kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ phản đế.
Giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân, thực hiện được khối liên minh công nông vững chắc.
Dựa trên cơ sở khối liên minh công nông vững mạnh, tập hợp mọi lực lượng dân tộc và dân chủ thành một mặt trận thống nhất rộng rãi dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Lấy việc xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng làm cơ bản, khéo phối hợp hoạt động không hợp pháp với hoạt động hợp pháp, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, kết hợp lực lượng vũ trang với lực lượng chính trị.
Xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang nhân dân.
Tăng cường nhà nước dân chủ nhân dân, củng cố nền tảng liên minh cơng nơng của nó, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
Khéo lợi dụng những mâu thuẫn cục bộ và tạm thời trong nội bộ kẻ thù. Tăng cường đoàn kết quốc tế.
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><b>2.2. Quá trình bổ sung, hoàn chỉnh đường lối (1961-1975) 2.2.1. Nghị quyết Hội nghị Bộ Chính trị tháng 1/1961 và tháng 2/1962</b>
<b>a) Bối cảnh lịch sử</b>
Trong bối cảnh đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (Special War Strategy) do thất bại trong thực hiện hình thức điển hình của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam từ năm 1961, một bộ phận trong chiến lược tồn cầu “Phản ứng linh hoạt”, với vai trị của Tổng thống Mỹ J. Kennơđy (John F. Kennedy). Với công thức “cố vấn, vũ khí Mỹ và quân chủ lực Việt Nam Cộng hịa”, Mỹ và ngụy quyền Ngơ Đình Diệm triển khai thực hiện kế hoạch bình định miền Nam trong vòng 18 tháng, dự định lập 17.000 ấp chiến lược là “quốc sách”. Chúng đã có hai kế hoạch quân sự - chính trị để thực hiện mục tiêu của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là kế hoạch Stalây – Taylor (1961 – 1963) và Giônxơn – Mắc Namara (1964 – 1965). Chiến thuật quân sự được chúng áp dụng là “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đã gây cho cách mạng miền Nam rất nhiều khó khăn, nhất là những năm 1961 – 1962. Từ ngày 10/8/1961, Mỹ bắt đầu rải chất độc dioxin xuống miền Nam Việt Nam.
<b>b) Hội nghị Bộ Chính trị tháng 1/1961 và tháng 2/1962</b>
Tháng 1/1961 và tháng 2/1962, các cuộc hội nghị của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã phân tích, đánh giá tình hình giữa ta và địch ở miền Nam
<i>kể từ sau ngày Đồng khởi và ra Chỉ thị về “Phương hướng và nhiệm vụ công táctrước mắt của cách mạng miền Nam”. Tinh thần của Chỉ thị là giữ vững thế chiếnlược tiến công của cách mạng miền Nam đã giành được từ sau phong trào Đồngkhởi, đưa đấu tranh vũ trang phát triển lên song song với đấu tranh chính trị, tiến</i>
cơng địch trên cả ba vùng chiến lược: đô thị, nông thôn đồng bằng và nông thôn rừng núi, bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị và binh vận. Trên thực tế, đây là
<i>quyết định chuyển cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam từ khởi nghĩa từng phầnsang chiến tranh cách mạng và chỉ rõ những nhiệm vụ cụ thể cho cách mạng miền</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">Nam là phải tiêu hao, tiêu diệt lực lượng quân ngụy Sài Gòn và làm phá sản quốc sách “ấp chiến lược” của địch.
Chỉ thị ngày 31-1-1961 và Nghị quyết đầu tháng 2-1961 của Bộ Chính trị về nhiệm vụ quân sự trong 5 năm 1961-1965 và phương hướng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam (sau đó được Nghị quyết của Hội nghị Bộ Chính trị tháng 12-1962 bở sung thêm) đã đề ra những biện pháp chiến lược hết sức quan trọng, bao gồm:
Thứ nhất, duy trì và đẩy mạnh đấu tranh chính trị cả ở nông thôn và thành thị, đẩy mạnh đấu tranh quân sự lên ngang tầm với đấu tranh chính trị để kịp thời giáng trả các cuộc phản kích của địch, giữ vững thế trận ở vùng nơng thôn.
Thứ hai, đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng vũ trang cả về số lượng và chất lượng, cả lực lượng tại chỗ và các khối cơ động; đồng thời củng cố một số căn cứ địa, xây dựng hậu phương tại chỗ tạo địa bàn đứng chân vững chắc cho các khối chủ lực.
Thứ ba, phát triển chiến tranh du kích, đánh phá những nơi xung yếu như kho tàng, sân bay, bến cảng, các trục giao thông huyết mạch; tăng cường hoạt động chiến đấu của lực lượng chủ lực, nâng cao trình độ tác chiến tập trung.
Thứ tư, Bộ Chính trị nhấn mạnh, do đặc điểm phát triển không đều của cách mạng miền Nam, tương quan lực lượng ở mỗi vùng khác nhau, địa hình hoạt động và tác chiến khác nhau, nên phương châm đấu tranh của ta phải linh hoạt, thích hợp với từng nơi, từng lúc cụ thể: Vùng rừng núi: Lấy đấu tranh vũ trang là chủ yếu; vùng nông thôn đồng bằng: Kết hợp hai hình thức đấu tranh vũ trang và chính trị; vùng đơ thị: Lấy đấu tranh chính trị là chủ yếu.
<b>2.2.2. Hội nghị Trung ương lần thứ 21 (7-1973)a) Bối cảnh lịch sử</b>
Mặc dù phải ký Hiệp định Pari, chấp nhận rút quân khỏi Việt Nam, nhưng đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố, âm mưu tiếp tục tiến hành chiến tranh để áp đặt chủ nghĩa thực dân mới và chia cắt lâu dài nước ta. Vì vậy, đế quốc Mỹ đã lén tuồn vũ khí, gài nhân viên và cố vấn ở lại làm nhiệm vụ chỉ huy, hỗ trợ cho chính quyền và quân đội Sài Gịn, đồng thời duy trì lực lượng “ngăn đe” ở các vùng phụ cận quanh Việt
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">Nam. Tiếp tục xúc tiến các hoạt động ngoại giao xảo quyệt hòng ngăn chặn sự phát triển sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Một trong những chiến tranh mà Mỹ - ngụy đề ra trong kế hoạch 3 năm (1973 – 1976) là chiếm lại tồn bộ vùng giải phóng của ta, xóa bỏ hình thái “da báo” ở miền Nam, loại Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam và Chính phủ lâm thời Cộng hịa miền nam Việt Nam ra khỏi đời sống chính trị ở miền Nam, nhằm biến miền Nam thành một quốc gia riêng biệt, lệ thuộc vào Mỹ.
Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, dưới sự chỉ đạo của Mỹ, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã ngang ngược phá hoại Hiệp định, liên tiếp mở các cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng của ta. Riêng năm 1973, chúng đã chiếm lại hầu hết các vùng giải phóng mới của ta. Trong vùng chúng kiểm soát, cũng đã diễn ra liên tiếp các cuộc hành quân càng quét và bình định nhằm khủng bố đàn áp, bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ, chống lại ngun vọng hịa bình, hịa hợp dân tộc của nhân dân miền Nam, gây thêm nhiều tội ác với đồng bài ta.
<b>b) Hội nghị Trung ương lần thứ 21 (7-1973)</b>
Trước tình hình nghiêm trọng nói trên, tháng 7/1973, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng ta đã họp Hội nghị lần thứ 21 và ra Nghị quyết Về thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền nam trong giai đoạn mới. Hội nghị phân tích thắng lợi to lớn của ta sau 18 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; chỉ ra một số nhược điểm, khuyết điểm của ta từ sau Hiệp định Paris. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III đã nêu rõ con đường cách mạng của nhân dân miền Nam là con đường bạo lực cách mạng và nhấn mạnh: bất kể trong tình huống nào cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối.
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới là phải: "Tiếp tục thực hiện chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống đế quốc Mỹ, giai cấp tư sản mại bản và bọn địa chủ phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân... đẩy lùi và thắng địch từng bước, đi tới xóa bỏ chính quyền tay sai của Mỹ, xóa bỏ chế độ thực dân mới, thiết lập một chính quyền dân tộc, dân chủ thực sự, thực hiện hòa hợp dân tộc, thoát ly
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">hẳn sự lệ thuộc vào Mỹ, thực hiện một miền nam Việt Nam hịa bình, độc lập, dân chủ, trung lập, phồn vinh, tiến tới hịa bình thống nhất nước nhà."
Hội nghị chỉ rõ phương châm tiếp tục giữ vững tư tưởng chiến lược tiến cơng, căn cứ tình hình cụ thể của từng thời kỳ, từng vùng, thậm chí từng cuộc đấu tranh mà vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh; giữ vững và phát triển lực lượng về mọi mặt, làm tan rã và suy yếu từng mảng lớn lực lượng quân sự, chính trị của địch, tạo ra những chuyển biến to lớn về so sánh lực lượng, về cục diện chiến trường có lợi cho ta...
Trước tình hình mới, nhiệm vụ của miền bắc là phải tranh thủ những điều kiện thuận lợi hiện có, ra sức đẩy mạnh chi viện miền nam, khôi phục và phát triển nền kinh tế quốc dân, làm cho miền bắc xã hội chủ nghĩa luôn luôn là chỗ dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh cách mạng nhằm hoàn thành độc lập, dân chủ ở miền nam, tiến tới hịa bình thống nhất Tở quốc...
Trung ương cịn xác định: Trong bất kỳ tình huống nào cũng phải nắm vững lực lượng vũ trang; phải kiên quyết phản công và tiến công địch, giữ vững và phát huy thế chủ động về mọi mặt của ta, đánh bại các cuộc hành quân của địch lấn chiếm các vùng giải phóng hoặc bình định vùng đồng bằng, vùng giáp ranh; trong đó, phải thực hiện được yêu cầu giành dân và giành quyền làm chủ nhằm giành lấy thế mạnh để thắng địch; phải đẩy mạnh công tác binh vận, đẩy mạnh mũi tiến cơng thành thị, ra sức củng cố vùng giải phóng, tăng cường công tác mặt trận, đẩy mạnh công tác ngoại giao, tăng cường công tác Ðảng...
Tháng 3/1974, cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 21 về mặt quân sự, Hội nghị Quân ủy Trung ương đã đề ra chủ trương kiên quyết phản công và tiến công địch, vận dụng linh hoạt phương châm và phương thức đấu tranh trên cả ba vùng chiến lược.
Nhiệm vụ giành dân, giành quyền làm chủ, phát triển thực lực của cách mạng là yêu cầu vừa bức thiết vừa cơ bản trong giai đoạn mới. Tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng là tích cực phản cơng, chuẩn bị tiến lên hồn tồn giải phóng miền Nam, thống nhất Tở quốc.
</div>