Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

nghiên cứu khoa học có những đặc trưng cơ bản nào lấy ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc trưng cơ bản của nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.1 KB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIẢNG VIÊN </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Câu 1. Nghiên cứu khoa học có những đặc trưng cơ bản nào? Lấy ví dụ cụ thể để </b>

làm sáng tỏ các đặc trưng cơ bản của nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm những điều mà khoa học chưa biết, chưa giải thích được. Tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới, có giá trị mới về nhận thức và phương pháp.

Nghiên cứu khoa học có ba đặc trưng chính như sau:

<i>- Tính khách quan, chính xác trong nghiên cứu là thể hiện sự trung thành với hiện </i>

thực khách quan trong khi phát hiện được cái mới. Yêu cầu đó trước hết đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn những đề tài nêu được những vấn đề thiết thực được đặt ra từ thực tiễn hay lí luận. u cầu khách quan, chính xác địi hỏi phải lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, kĩ thuật nghiên cứu một cách phù hợp để ghi nhận đúng đắn, đầy đủ nhất các sự kiện, hiện tượng và tài liệu.

<i>- Quan điểm vận động và phát triển thể hiện ở việc phát hiện càng đầy đủ càng tốt </i>

tính q trình, sự biến đổi và phát triển của đối tượng được nghiên cứu bởi hiện thực không ngừng vận động và phát triển. Trong sự vận động, sự vật và hiện tượng bộc lộ rõ hơn đặc điểm và quy luật của nó. Đặc điểm này cũng cần được quán triệt khi lựa chọn đề tài nghiên cứu, chọn đối tượng nghiên cứu, khi phân tích, xử lí tài liệu cũng như khi trình bày kết quả nghiên cứu.

<i>- Xu hướng đi sâu thể hiện ở sự cố gắng tìm ra bản chất của sự kiện, tìm ra những </i>

quy luật chi phối các sự kiện đó chứ khơng dừng lại ở bề mặt của sự kiện. Vì vậy,

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

một cơng trình NCKH dù chỉ địi hỏi ở mức phát hiện tình hình cũng cần sử dụng những phương pháp, biện pháp, kĩ thuật, những khái niệm, phạm trù khoa học để mô tả, ghi nhận hiện tượng, để đo đạc, đánh giá, phân tích sự kiện với mức đầy đủ, tỉ mỉ, chính xác, sâu sắc cao nhất. Yêu cầu đi sâu thường đòi hỏi chúng ta thu hẹp phạm vi đề tài bởi sẽ có khả năng phân tích nhiều mặt.

Ngồi ra, nghiên cứu khoa học cịn có một số đặc trưng khác như: tính mới, tính thực tiễn, tính logic, tính hệ thống, tính kế thừa, tính quốc tế, tính kinh tế,… Ví dụ về nghiên cứu về tác động của thuốc giảm đau mới:

Tính khách quan: Các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên nhóm đối tượng ngẫu nhiên, sử dụng phương pháp nghiên cứu mù đôi để đảm bảo tính khách quan của kết quả.

Tính chính xác: Dữ liệu thu thập được phân tích bằng phương pháp thống kê, kết quả được kiểm chứng nhiều lần để đảm bảo độ chính xác cao.

Tính mới: Thuốc giảm đau mới có cơ chế tác động khác biệt so với các loại thuốc giảm đau hiện có trên thị trường.

Tính thực tiễn: Nếu kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc giảm đau mới hiệu quả và an tồn, nó có thể được đưa ra thị trường để giúp ích cho bệnh nhân.

Tính logic: Q trình nghiên cứu được tiến hành theo các bước khoa học, logic, chặt chẽ.

<b>Câu 2. Nghiên cứu thực nghiệm là một trong những loại hình nghiên cứu có sức </b>

thuyết phục nhất mà nhà nghiên cứu có thể sử dụng. Đây là cách tốt nhất để thiết

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

lập mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các biến số. Anh/Chị hãy trình bày tổng quan về các loại hình nghiên cứu thực nghiệm.

Nghiên cứu thực nghiệm là một trong những loại hình nghiên cứu có sức thuyết phục nhất mà nhà nghiên cứu có thể sử dụng. Đây là cách tốt nhất để thiết lập mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các biến số.

(i) Đặc trưng của phương pháp thực nghiệm

Đặc trưng chính của nghiên cứu thực nghiệm là người nghiên cứu điều khiển biến số độc lập hay còn gọi là biến số thực nghiệm. Họ quyết định sẽ tác động đến khía cạnh nào, đối tượng nào và ở chừng mực nào. Trong nghiên cứu về khoa học giáo dục, các biến số độc lập có thể là các phương pháp giảng dạy; các loại hình kiểm tra, đánh gía; tài liệu học tập; các hình thức tổ chức họat động giáo dục; các loại hình câu hỏi giáo viên đặt ra trong giờ học; các hình thức tổ chức lớp học, các hình thức khen thưởng... Biến số phụ thuộc là kết quả của nghiên cứu. Đó thường là kết quả học tập, hứng thú đối với môn học, với hoạt động, động cơ, thái độ đối với nhà trường...

Những đặc trưng cơ bản của nghiên cứu thực nghiệm: Ý tưởng cơ bản của tất cả các nghiên cứu thực nghiệm rất đơn giản: thử nghiệm một cái gì đó và quan sát một cách có hệ thống xem cái gì xảy ra. Các thực nghiệm chính thức thường bao gồm hai điều kiện chính: (1) Thứ nhất, ít nhất phải có hai điều kiện hay phương pháp đem so sánh để đánh giá hiệu quả của một điều kiện đặc biệt hay còn gọi là biến số độc lập; (2) Thứ hai, biến số độc lập thường được vận hành trực tiếp bởi

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

nhà nghiên cứu ngay từ đầu. Ngồi ra sắp xếp các đối tượng vào các nhóm một cách ngẫu nhiên cũng là khía cạnh quan trọng của nghiên cứu thực nghiệm.

<i>- So sánh nhóm. Một thực nghiệm thường có 2 nhóm đối tượng - một nhóm thực </i>

nghiệm và một nhóm so sánh hay cịn gọi là nhóm đối chứng (đơi khi có thể chỉ có một nhóm, hoặc nhiều hơn 2 nhóm). Nhóm thực nghiệm được nhận sự tác động của nhà nghiên cứu hay được nhận cách thức tiến hành mới, trong khi nhóm đối chứng vẫn tiến hành theo cách thức bình thường, hoặc có thể một cách thức khác. Nhóm đối chứng rất quan trọng trong tất cả các thực nghiệm vì được sử dụng nhằm mục đích so sánh để tìm xem cách thức tiến hành mới có hiệu quả hơn trong nhiều cách đưa ra. Đôi khi trong thực tế chúng ta bắt gặp nhiều thực nghiệm, mà ở đó, nhóm đối chứng khơng nhận được bất kì một cách thức mới nào cả.

<i>- Điều khiển biến số độc lập. Đặc trưng cơ bản thứ hai của tất cả các thực nghiệm </i>

là người nghiên cứu điều khiển biến số độc lập một cách tích cực. Điều đó có nghĩa là người nghiên cứu xác định trực tiếp và có mục đích các hình thức của biến số độc lập, nhóm đối tượng nào sẽ nhận hình thức nào. Để điều khiển biến số độc lập, người nghiên cứu cần phải qui định ai sẽ nhận được cái gì; khi nào, ở đâu và bằng cách nào họ nhận được nó.

Biến số độc lập trong thực nghiệm có thể được thiết lập dưới nhiều cách khác nhau. Cụ thể là:

+ Hai cách thức tiến hành đối ngược nhau

+ Sự hiện diện và sự vắng mặt của một cách thức tiến hành nào đó

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

+ Các mức độ khác nhau của cùng một cách thức

- Tính ngẫu nhiên: Khía cạnh quan trọng của bất cứ một thực nghiệm nào là sự sắp xếp ngẫu nhiên các đối tượng vào các nhóm nghiên cứu. Trên thực tế, có nhiều thực nghiệm không thể sử dụng sự sắp xếp ngẫu nhiên được, nhưng người nghiên cứu cần cố gắng sử dụng nó bất cứ khi nào có thể. Sự sắp xếp ngẫu nhiên này tương tự như sự chọn mẫu ngẫu nhiên mà chúng ta sẽ thảo luận chi tiết ở phần sau. Tuy nhiên, chúng không phải giống nhau hồn tồn. Sự sắp xếp ngẫu nhiên có nghĩa là từng cá nhân - đối tượng nghiên cứu đều có cơ hội như nhau để được xếp đặt vào nhóm thực nghiệm hay nhóm đối chứng. Để có được sự sắp xếp ngẫu nhiên, từng đối tượng trong mẫu nghiên cứu được đánh số và sau đó dùng “Bảng số ngẫu nhiên” để lựa chọn đối tượng vào nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Việc xếp đặt một cách ngẫu nhiên vào nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là nhằm hạn chế đến mức tối đa những ảnh hưởng của các biến số khơng liên quan đến thực nghiệm nhưng có tác động đến kết quả nghiên cứu. Đây chính là một trong những lí do vì sao thực nghiệm thường được xem xét có hiệu quả hơn các loaị hình nghiên cứu khác trong việc đánh giá mối quan hệ nguyên nhân và hệ quả. Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu một thực tế là việc xếp đặt ngẫu nhiên chỉ đảm bảo các nhóm tương đương nhau ở một vài khía cạnh. Hơn nữa, việc xếp đặt ngẫu nhiên sẽ không bảo đảm các nhóm tương đương nếu cả hai nhóm khơng đủ về số lượng. Trong nghiên cứu thực nghiệm ít nhất mỗi nhóm phải có 30 đối tượng. (ii) Các loại hình thực nghiệm

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

▪ Loại hình tiền thực nghiệm:

Trong một số tài liệu người ta cịn gọi loại thực nghiệm này là loại hình thực nghiệm yếu, bởi vì chúng khơng kiểm sốt được bất cứ một sự tác động nào từ phía ngồi đến kết quả nghiên cứu. Bên cạnh biến số độc lập, cịn có nhiều sự giải thích cho kết quả nghiên cứu. Vì thế, nhà nghiên cứu khi sử dụng loại hình này sẽ khó khăn khi đánh giá hiệu quả của biến số độc lập. Có 4 loại hình nghiên cứu tiền thực nghiệm sau:

- Loại thứ nhất: Nghiên cứu thực nghiệm một trường hợp: Loại hình này chỉ thu hút một nhóm chịu sự điều khiển hay tác động của nhà nghiên cứu và sau đó tiến hành đo đạc để đánh giá hiệu quả của sự tác động. Điểm yếu nhất của loại hình này là khơng có bất kì sự kiểm sốt nào.

- Loại thứ hai: một nhóm có kiểm tra trước và sau thực nghiệm: Khi sử dụng loại hình này, người nghiên cứu cũng chỉ thu hút một nhóm đối tượng, nhưng việc kiểm tra, đo đạc sẽ được tiến hành trước và sau khi tác động: đo trước thực nghiệm (0)- tác động (X) - đo sau TN (0). Thành công của thực nghiệm được xác định bằng sự so sánh điểm số đo trước và đo sau. Loại hình này có tốt hơn loại hình trên, nhưng vẫn cịn yếu. Bởi vì cịn có nhiều yếu tố người nghiên cứu khơng thể kiểm sốt được như: thời gian, cách thức thu thập số liệu, khoảng cách đo trước và sau thực nghiệm, thái độ của đối tượng nghiên cứu...

- Loại thứ ba: so sánh nhóm tĩnh (cố định): Ở đây hai nhóm đối tượng có sẵn được sử dụng làm thực nghiệm, nghĩa là các đối tượng không được xếp đặt ngẫu nhiên thành hai nhóm. Một nhóm được nhận phương thức tiến hành mới, cịn nhóm kia

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

vẫn tiến hành bình thường, rồi cả hai nhóm đều được đo sau thực nghiệm. Nhóm thứ nhất gọi là nhóm thực nghiệm, nhóm thứ hai gọi là nhóm đối chứng.

Mặc dù loại hình này kiểm sốt được một vài biến số ngoại lai tác động đến kết quả thực nghiệm như yếu tố thời gian, kiểm tra..., nhưng cịn có một yếu tố quan trọng nhất có thể tạo ra kết quả khác nhau. Đó là sự khác nhau giữa các đối tượng trong hai nhóm.

- Loại thứ tư: so sánh nhóm tĩnh có kiểm tra trước và sau thực nghiệm. Loại hình này khác loại hình so sánh nhóm tĩnh chỉ ở một điểm là: có sự đo đạc, kiểm tra trước thực nghiệm ở cả hai nhóm. Khi phân tích số liệu, lấy điểm số đo được của mỗi nhóm đối tượng sau thực nghiệm trừ đi điểm số đo được trước thực nghiệm của chính nhóm đó. Sự chênh lệch sẽ cho phép kết luận về sự thay đổi. Ở đây nhiều biến số

ngoại lai đã được kiểm soat. Tuy nhiên, nhiều khi sự chênh lệch về điểm số giữa trước thực nghiệm và sau thực nghiệm chỉ đơn giản là do đối tượng đã quen với công cụ đo đạc.

▪ Loại hình thực nghiệm khoa học đích thực.

Đặc trưng cơ bản của loại hình thực nghiệm khoa học đích thực này là các đối tượng được xếp đặt ngẫu nhiên vào nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Như đã nói ở trên, việc xếp đặt ngẫu nhiên là cách tốt nhất để kiểm soát sự tác động của những khác biệt giữa các đối tượng nghiên cứu đến kết quả thực nghiệm. Có ba loại hình thực nghiệm khoa học đích thực.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Loại thứ nhất: nhóm ngẫu nhiên chỉ kiểm tra sau thực nghiệm. Loại hình này cũng gồm hai nhóm được xếp đặt ngẫu nhiên. Một nhóm được nhận sự tác động thực nghiệm, cịn nhóm kia khơng và sau đó cả hai nhóm được kiểm tra, đo đạc sau thực nghiệm. Điểm số đo đạc đó được so sánh với nhau để đánh giá hiệu quả của thực nghiệm.

Sự kết hợp giữa việc xếp đặt đối tượng một cách ngẫu nhiên và sự hiện diện của nhóm đối chứng cho phép nhà nghiên cứu kiểm soát được tất cả những biến số ngoại lai tác động đến kết quả thực nghiệm.

- Loại thứ hai: nhóm ngẫu nhiên có đo trước và đo sau thực nghiệm. Loại hình này chỉ khác loại hình trên ở một điểm duy nhất là đối tượng được đo trước thực

nghiệm. Hai nhóm đối tượng đều được đo hai lần. Sự đo đạc hai nhóm đối tượng cần phải tiến hành cùng thời gian. Kết quả đo trước thực nghiệm nhằm mục đích tìm hiểu xem liệu hai nhóm đối tượng có tương đương nhau hay khơng. Cịn để đánh giá hiệu quả của thực nghiệm, chúng ta chỉ cần so sánh điểm số đo đạc sau thực nghiệm của cả hai nhóm là đủ, bằng cách sử dụng một vài dạng test để kiểm định mức ý nghĩa của khác biệt trong thống kê tốn học.

Loại hình này có thể kiểm soát được tất cả các tác động của những ảnh hưởng khác đến kết quả thực nghiệm nhờ sự kết hợp giữa xếp đặt ngẫu nhiên và sự đo đạc trước thực nghiệm.

- Loại thứ ba: thực nghiệm bốn nhóm: Ở đây, đối tượng nghiên cứu được sắp xếp ngẫu nhiên thành bốn nhóm. Hai nhóm được đo đạc trước thực nghiệm, cịn hai

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nhóm kia thì khơng. Cả bốn nhóm sẽ được đo sau thực nghiệm. Một trong hai nhóm được đo trước thực nghiệm cịn một trong hai nhóm khơng được đo trước thực nghiệm sẽ được xếp vào các nhóm thực nghiệm, hai nhóm kia là nhóm đối chứng.

Mơ hình này hạn chế được sự ảnh hưởng của đo đạc trước thực nghiệm. Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình này là địi hỏi một mẫu nghiên cứu lớn để có thể đủ sắp xếp vào bốn nhóm. Đồng thời, việc tiến hành nghiên cứu bốn nhóm cùng một lúc địi hỏi sự chi phí về tài lực cũng như sự nỗ lực của người nghiên cứu là rất lớn. ▪ Loại hình thực nghiệm trong mơi trường tự nhiên

Đơi khi nhà nghiên cứu không thể sắp xếp đối tượng một cách ngẫu nhiên vào các nhóm nghiên cứu, bởi vì họ chỉ được phép sử dụng các lớp học như nó đang tồn tại trong thực tế mà khơng có bất kỳ một sự xáo trộn nào. Thuộc nhóm này cũng có nhiều loại hình khác nhau.

- Thực nghiệm nhóm đối chứng khơng tương đương: Loại hình này gần giống với loại hình thực nghiệm có kiểm tra trước và sau thực nghiệm. Điểm khác biệt duy nhất là khơng có sự sắp xếp ngẫu nhiên các đối tượng nghiên cứu vào các nhóm. Vì thế có nhiều ảnh hưởng khác đến kết quả thực nghiệm mà người nghiên cứu không kiểm sốt được.

- Loại hình thực nghiệm theo chuỗi thời gian: Loại hình này cũng gần giống như loại hình thực nghiệm một nhóm có kiểm tra trước và sau thực nghiệm. Điểm khác biệt là ở chỗ việc đo đạc, kiểm tra được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

trước, trong và sau thực nghiệm. Nếu như các điểm số đo được trước thực nghiệm đều như nhau và sau đó tăng dần lên trong q trình thực nghiệm và sau thực nghiệm thì người nghiên cứu có thể tin tưởng hơn trong việc khẳng định hiệu quả của thực nghiệm so với loại hình thực nghiệm chỉ gồm một lần đo trước và sau. - Loại hình thực nghiệm ngang bằng: Ở đây, tất cả các nhóm tham gia thực nghiệm đều nhận được sự tác động như nhau của người nghiên cứu nhưng theo trật tự khác nhau. Số nhóm tham gia có thể là hai hay nhiều hơn nhưng phải tương đương với số lượng tác động. Trật tự tác động mà các nhóm nhận được phải bố trí ngẫu nhiên. Loại hình thực nghiệm này được minh hoạ như sau:

Nhóm I: X1 O X2 O X3 O Nhóm II: X2 O X3 O X1 O Nhóm III: X3 O X1 O X2 O

Có 3 nhóm đối tượng tham gia. Nhóm 1 nhận được sư tác động 1 (X1) và đo ngay (O); sau đó nhận sự tác động 2 (X2) và đo (O); cuối cùng là sự tác động 3 (X3) - lại đo (O). Tương tự, nhóm II nhận sự tác động 2 trước – rồi đo; sau đó là tác động 3 – rồi lại đo; cuối cùng là tác động 1 - và đo; Nhóm III nhận sự tác động 3 trước - đo; tác động 1 - đo và cuối cùng là tác động 2 - đo. Điểm số trung bình đo được sau lần tác động 1 của tất cả 3 nhóm được đem so sánh với điểm số trung bình đo được sau lần tác động 2 và sau lần tác động 3 của tất cả các nhóm để xác định hiệu quả của từng tác động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Loại hình thực nghiệm này kiểm soát được rất tốt ảnh hưởng của sự khác biệt giữa các đối tượng đến kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, có thể có sự tác động qua lại giữa các tác động khi mà cùng một nhóm nhận được nhiều tác động khác nhau. Vì thế người nghiên cứu cần kiểm tra cẩn thận khi sử dụng loại hình này.

- Loại hình thực nghiệm nhiều yếu tố: Trong mơ hình này người nghiên cứu

thường quan tâm đến hai hay nhiều biến số độc lập (biến số tác động) và ít nhất có một biến số do người nghiên cứu điều khiển. Đây là sự chi tiết hố loại hình thực nghiệm khoa học đích thực và nó cho phép nghiên cứu hai hay nhiều biến số riêng rẽ hoặc trong mối tương tác lẫn nhau. Khái niệm "yếu tố" ở đây có nghĩa là mơ hình này thu hút hai hay nhiều biến số độc lập. Mỗi biến số có hai hay nhiều mức độ. Ví dụ, biến số "phương pháp giảng dạy" có hai hình thức giảng dạy - giảng dạy theo nhóm và giảng dạy truyền thống; biến số “năng khiếu” cũng có hai mức độ - cao và thấp. Như vậy mô hình 2 - 2 yếu tố có hai biến số và mỗi biến số có hai mức độ. Ta có thể có sơ đồ đơn giản sau:

<small>Loại hình giảng dạy: </small>

<i><b><small>Năng khiếu</small></b><small>Cao</small><b><small>Truyền thống Nhóm</small></b></i>

<small>Nhóm I Nhóm II</small>

<i><small>Thấp Nhóm III </small></i> <small>Nhóm IV</small>

Mơ hình 2 - 2 yếu tố này địi hỏi có bốn nhóm đối tượng. Mỗi nhóm thể hiện sự kết hợp giữa một mức độ của một yếu tố và một mức độ của yếu tố khác. Ở đây có một yếu tố được tác động - loại hình giảng dạy; cịn yếu tố kia - năng khiếu -

</div>

×