Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Báo cáo Kết quả thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.17 KB, 11 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small>UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH</small>

<b><small>TRƯỜNG TH TRƯNG VƯƠNG</small></b>

<b><small>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</small>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>

<i><small> Xuân Tân, ngày 28 tháng 2 năm 2024</small></i>

<b>BÁO CÁO</b>

<b>Kết quả thực hiện biện pháp nâng cao chất lượngtrong công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp</b>

<b>I. SƠ YẾU LÍ LỊCH II. TÊN BIỆN PHÁP</b>

“Biện pháp nâng cao năng lực tự tin trong học tập cho học sinh lớp 4/2”

<b>III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NỘI DUNG</b>

<b>1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng biện pháp.</b>

Qua thực trạng ban đầu về công tác giảng dạy thực tế tơi nhận thấy có 35 em mặc dù rất tài năng, tuy nhiên các em vẫn không dám tin vào khả năng, năng lực của mình. Đó là biểu hiện của thiếu tự tin trong giao tiếp cũng như trong học tập.

+ Học sinh:

- Khơng dám nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói chuyện hay trả lời một câu hỏi lí nhí, rụt rè, e ngại, ít chia sẻ với thầy cô.

- Khơng dám nói ra những điều mình muốn nói vì lo sợ. Trong hoạt động không dám thể hiện khả năng của bản thân.

- Có em khi tham gia khơng dám chơi các trị chơi trong lần đầu tiên. - Không thể tiếp nhận những lời nhận xét chê từ người khác, không

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

dám công nhận lỗi sai và có xu hướng đổ lỗi cho người khác.

Vì vậy rèn luyện sự tự tin cho học sinh tiểu học là vấn đề được chú trọng nhằm giúp em phát huy tối đa năng lực, phát triển tiềm năng nói và hành động một cách chắc chắn và quyết đốn hơn. Tự tin giúp học sinh có thể phát triển từng ngày, sẵn sàng trải nghiệm, khám phá cái mới.

+ Phụ huynh học sinh: Rất nhiều cha mẹ lo lắng khi con em mình thiếu tự tin trong giao tiếp hàng ngày thì trong học tập càng lo lắng nhiều hơn trong học tập.Thường xuyên chơi điện thoại, cả nhà ít trao đổi thơng tin trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó học sinh thiếu tự tin mỗi ngày một nhiều hơn.

<b>2. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp.</b>

Sự tự tin cần thiết cho trẻ em và ngay cả người lớn để chủ động trong cuộc sống và gặt hái được thành công.

Nâng cao năng lực tự tin trách nhiệm là một bộ phận rất quan trọng của q trình góp phần hình thành nhân cách con người. Sự tự tin là đức tính tốt đẹp cần được nuôi dưỡng và phát huy để các em có thể nâng cao năng lực tự tin trong học tập cũng như giao tiếp.

Đó là mục đích của báo cáo mà tôi lựa chọn, đây cũng là một phần lớn đóng góp vào làm cho cơng tác chủ nhiệm lớp của tôi được tốt hơn.

<b>3. Nội dung biện pháp:</b>

Qua điều tra thực trạng ban đầu và để khắc phục được những nhược điểm đã có, tơi đã nghiên cứu để có những giáp pháp hiệu quả hơn cho học sinh lớp 4/2 như sau:

<b>Bước 1: Tạo mối quan hệ thân thiện với học sinh.</b>

Để thêm gần gũi đồng thời tạo mối quan hệ thân thiện với các em, tôi đã cùng học và cùng chơi với các em.Tôi sắp xếp nhiều thời gian cho học

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

sinh được giới thiệu về bản thân, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ, tâm tư, khó khăn khi các em đang gặp phải.

Vào những giờ nghỉ giải lao hay giờ ra về, tơi thường dành thời gian trị chuyện với học sinh, tơi nói với các em: “Cơ là giáo viên dạy kiến thức các môn học, cô khơng hiểu gì về những trị chơi mà các em đang chơi, hãy dạy cơ về những trị đó nhé!” Hay là cùng nhau chia sẻ nội dung bộ phim học sinh đang theo dõi,… trên za lo,

Hoạt động này khơng những xóa bỏ khoảng cách giữa cơ và trò mà còn giúp tăng cường sự tự tin trong giao tiếp của học sinh một hiệu quả.

Học sinh biết những điều mà giáo viên không biết, học sinh sẽ làm một cơng việc tuyệt vời là “giải thích” cho giáo viên. Mặc dù học sinh của chúng ta nhỏ tuổi nhưng các em có thể nói về những nơi bạn chưa từng đến hoặc những điều bạn chưa bao giờ làm.

Quan trọng nhất đó chính là “Tơn trọng sự khác biệt của học sinh”, tuyệt đối không so sánh từ sự khác biệt về hoàn cảnh, hay về học tập. Góc chia sẻ: Lớp tơi có 1 học sinh rất ít nói, hầu như đến lớp em chỉ ngồi một chỗ. Không muốn tham gia các hoạt động tập thể, mặc dù bài vở em vẫn hoàn thành. Qua tìm hiểu, tơi biết hồn cảnh gia đình em, khơng được như các bạn cùng lớp, nên có lẽ chính vì điều đó mà em cảm thấy tự ti. Khi đó, tơi cùng các bạn trong lớp trị chuyện, gần gũi, có lúc lại chia sẻ, khích lệ như một người bạn. Khoảng cách giữa cơ và trị xích lại gần hơn. Em đã mở lịng và nói chuyện tâm sự nhiều hơn với mọi người.

Chính điều này đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao sự tự tin trong giao tiếp của học sinh. Tạo tâm lí thật thoải mái để học sinh bộc lộ được cảm xúc, hành vi của mình trong học tập, rèn luyện cũng như trong cuộc sống hàng ngày

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Trong giờ học, thay vì “độc diễn” gần như từ đầu đến cuối, đưa ra những câu hỏi dồn dập, khiến học sinh lúng túng, bị áp lực khi trả lời; hay nhận xét cách trả lời của học sinh như: “Sai rồi, ngồi xuống, cô mời em khác nào”, “Em không nghe câu hỏi của cô à?”, “Khơng chú ý gì hết, mời bạn khác nào”… sẽ khiến học sinh cảm thấy thất vọng, xấu hổ trước bạn bè và lần sau sẽ ngại không dám phát biểu nữa, thiếu tự tin hơn.

Chúng ta nên ghi nhận thành quả của học sinh và đưa ra những nhận xét, hoặc sự chia sẻ tích cực như: “Câu trả lời của em gần đúng rồi, em có thể ngồi xuống suy nghĩ thêm nhé, em nào có thể giúp bạn nào?”, “Cô thấy ý kiến của em rất mới mẻ”, “Em có muốn giải thích thêm gì khơng?”… Với cách nói như vậy, học sinh sẽ ln cảm thấy câu trả lời của mình được thầy cơ giáo và các bạn tôn trọng, mong đợi, lắng nghe và thấu hiểu. Từ đó, vào những lần sau, các em sẽ mạnh dạn, tin tưởng và mong muốn chia sẻ ý kiến của mình trước cả lớp hơn. Thực hiện tốt việc lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, người giáo viên sẽ chiếm được cảm tình và sự tin yêu của học sinh.

Đây cũng là một điều kiện theo tôi là rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Với tôi “Gần gũi và tạo mối quan hệ thân thiện với học sinh” là biện pháp đầu tiên để tôi rèn kĩ năng cho học sinh nâng cao năng lực về tự tin cho học sinh.

<b>Bước 2. Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực thơng qua cáchoạt động dạy và học để rèn tính mạnh dạn tự tin cho học sinh.</b>

Trong tiết học tơi ln tạo một bầu khơng khí cởi mở thân thiện, cần tạo điều kiện cho HS được nói, được giao lưu, trình bày ý kiến trước nhóm, trước tập thể, động viên khuyến khích HS bày tỏ quan điểm cá nhân. Tôi thường tổ chức nhiều hình thức học tập dưới dạng trị chơi, đóng kịch, phỏng vấn ngày hội stem, v...v…tạo cho tiết học nhẹ nhàng thoải mái, tổ chức nhiều hình thức chơi mà học, học mà chơi đồng thời vận dụng thêm

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

các hình thức trị chơi dân gian, tổ chức cho các em được tự mình tham gia thảo luận, hay những buổi thuyết trình trước lớp, rèn cho các em sự tự tin trong giao tiếp từ chính những người bạn của mình. Thúc đẩy học sinh hoạt bát, dạn dĩ, thêm phần tự tin vào bản thân.

Các trị chơi đó có tác dụng thu hút tất cả học sinh vào hoạt động học tập, rèn luyện, từ đó học sinh sẽ rèn luyện được kĩ năng giao tiếp một cách tự tin, mạnh dạn thể hiện mình trước tập thể, các em nhút nhát học chậm cũng được lôi cuốn vào khơng khí vui tươi của tiết hoạt động tập thể.

Ví dụ: Học sinh được đóng vai làm phóng viên đi phỏng vấn các bạn trong lớp, các bạn giới thiệu về quê hương, gia đình của mình. Sau đó các em sẽ bình chọn phóng viên giỏi nhất.

Để các em phát huy được tính mạnh dạn, tự tin vào mỗi tuần trong tiết hoạt động trải nghiệm, tôi tổ chức cho các em lên báo cáo kết quả trong tuần học.

Dưới sự hướng dẫn của tơi khuyến khích các em tự nhận xét lẫn nhau về thái độ khi thực hiện nhiệm vụ, qua đó các em sẽ mạnh dạn, tự tin khi nhận xét bạn và tự hồn chỉnh mình thơng qua lời nhận xét của các bạn trong lớp. Tiếp nhận ý kiến để chịu trách nhiệm với tập thể khắc phục, không đổ lỗi, vui vẻ tiếp nhận ý kiến.

Bên cạnh đó để các em bộc lộ hết ưu điểm của mình tơi thường tổ chức các trị chơi thi đua giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa các tổ. Các trị chơi đó có tác dụng thu hút tất cả học sinh vào hoạt động học tập, rèn luyện, từ đó học sinh sẽ rèn luyện được kĩ năng giao tiếp một cách tự tin, mạnh dạn thể hiện mình trước tập thể, các em thiếu tự tin rụt rè, cũng được lơi cuốn vào khơng khí vui tươi của tiết hoạt động tập thể.

Biết cách đặt câu hỏi các thành viên sẽ được đưa ra câu hỏi khi không hiểu hay khơng rõ về nội dung nào đó. Khi có một vấn đề nào nhóm cần

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

thảo luận và mỗi thành viên sẽ đưa ra ý kiến, quan điểm của mình để có thể lắng nghe, tiếp thu ý kiến của mọi người. Tuyệt đối không nên xen ngang hay cắt lời các bạn khi nói.

Khi các em tham gia làm việc nhóm, đối với những câu nói hay câu trả lời chưa đạt yêu cầu, tơi hướng dẫn học sinh sửa sai và khuyến khích các em cố gắng hơn nữa trong các lần tiếp theo, khuyến khích học sinh tự tin nêu ra ý kiến của mình bằng các câu hỏi như: “Theo bạn, ...”, “Cả nhóm muốn nghe ý kiến chia sẻ của bạn về ...”, “Bạn nghĩ thế nào về ...”, “Cả nhóm rất thích nghe ý kiến của bạn”, ... tơi đã giúp các em tự tin trình bày ý kiến của mình trước lớp hay trước ai đó.

Khi các em được thực hiện nhiều, được làm nhiều, được nói nhiều thì các em sẽ mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều. Tạo cho con môi trường học tập tốt nhất, toàn diện nhất để phát triển xa trong tương lai.

<b>Bước 3. Nêu gương và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh trongngày, trong tuần</b>

Sự công nhận và khen thưởng sẽ là chất xúc tác mạnh mẽ giúp đẩy cao tinh thần của học sinh đi lên, giúp mọi người chăm chỉ làm việc hơn.

Học sinh Tiểu học rất thích được khen trước bạn bè. Nắm được điều này, tôi thường xuyên nêu gương và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh trong ngày, trong tuần thông qua nhiều hình thức khác nhau. Trong các tiết học có những học sinh chưa mạnh dạn, tự tin, tơi ln động viên, khuyến khích. Và tơi quan sát khích lệ và biểu dương các em kịp thời, khen ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tơi ln cố tìm ra những ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em đặc biệt học sinh khó khăn trong học tập.

Nhưng trong khi khen, cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hồn thiện hơn. Tơi ln khuyến khích học sinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

khám phá và tìm hiểu về những điều xung quanh liên quan đến bài học, nếu học sinh yêu thích hứng thú với cái gì đó thì giúp con có nhiều cơ hội trải nghiệm với cái đó hơn. Khi giỏi và biết nhiều về một lĩnh vực nào đó, học sinh sẽ tự tin hơn và mạnh dạn hơn khi giao tiếp hoặc trong đám đơng.

Chỉ có như vậy, học sinh mới tin tưởng và yêu quý bản thân hơn từ đó việc dạy học sinh mạnh dạn tự tin cũng sẽ dễ dàng hơn.

Để các em có tinh thần học tập tốt hơn tôi thường viết thư khen ngợi gửi tặng các em có kết quả học tập và rèn luyện tốt trong một tuần hay tháng.

Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất có giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn tự tin hơn trong cuộc sống. Để tránh trường hợp một em nhận được nhiều phần thưởng liên tục, tôi sẽ linh hoạt đưa ra các tiêu chí thi đua để tất cả các học sinh trong lớp đều có khả năng thực hiện tốt và ưu tiên cho những học sinh chậm tiến bộ trong học tập nhưng có nhiều tiến bộ trong quá trình rèn luyện.Tất cả học sinh đều xứng đáng được lắng nghe, được chia sẻ, được khen ngợi.

<b>Bước 4. Phối hợp với phụ huynh cùng nâng cao tính năng lực mạnhdạn, tự tin cho học sinh</b>

Phụ huynh cần dành những lời khen cho những nỗ lực và cố gắng của con, dù là nhỏ nhất.

Có khơng ít phụ huynh khi gửi con đến trường phó mặc trách nhiệm giáo dục học sinh cho nhà trường mà khơng nhớ rằng vai trị của cha mẹ là vô cùng quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con vì “Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của các em” sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho học sinh khi trưởng thành.

Nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt động của học sinh ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

triển của học sinh. Khơng ngại va chạm trong q trình luyện tập, vui chơi, tự mình vượt qua nỗi sợ hãi.

Xử lý các tình huống phát sinh sẽ giúp các em tích lũy kinh nghiệm, phát triển sự tự tin mỗi ngày. Từ đó giúp cha mẹ yên tâm hơn khi con bước ra xã hội mà khơng có cha mẹ đồng hành bên cạnh.

Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường khơng. Gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí hướng thì việc giáo dục học sinh mới hiệu quả.

Vì vậy cha mẹ, thầy cơ nên khuyến khích trẻ làm những việc mà con yêu thích hay chia sẻ ý kiến cá nhân của mình nâng cao năng lực sự tự tin cho các em.

Để rèn luyện sự tự tin cho trẻ tiểu học, cha mẹ không nên chê trách trẻ trước mặt nhiều người khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, bị xúc phạm, không thoải mái.

La mắng trước lớp là cách dẹp đi sự tự tin của học sinh nhanh nhất. Mang sai lầm của học sinh phơi bày trước đông người là việc không nên làm sẽ khiến con ngày càng khép mình, ngại giao tiếp.

Muốn rèn luyện sự tự tin cho con cha mẹ nên ủng hộ, động viên để trẻ tham gia vào những hoạt động xã hội phù hợp. Các hoạt động như vui chơi cùng bạn bè cho con tham gia các lớp học tiếng anh giao tiếp, văn nghệ….Tham gia nhiều hoạt động sẽ giúp trẻ tự tin, năng động.

Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với mơi trường học tập sinh hoạt của học sinh, có điều kiện gần gũi với các cơ giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa nhà trường và gia đình.

<b> IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: </b>

Qua một thời gian tơi thấy lớp tơi có chuyển biến rõ rệt về năng lực,

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

phẩm chất cũng như chất lượng học tập:

+ Học sinh có hứng thú hơn khi đến trường, đến lớp, luôn tự tin trong giao tiếp ứng xử với các bạn trong lớp

+ Biết chủ động, tự tin trong các tình huống học tập

+ Học sinh thể hiện được sự tự tin trong các cuộc thảo luận nhóm + Biết hợp tác trao đổi sửa sai cùng bạn như: đơi bạn học tập, nhóm học tập tích cực.

+ Biết mạnh dan, tự tin khi bày tỏ ý kiến của mình, trao đổi vướng mắc với giáo viên .

+ Hăng say tích cực học tập, mạnh dạn tham gia các phong trào. + Lời nói lưu lốt, mạch lạc, các em biết cách giao tiếp, biết sử dụng các từ ngữ rất hay trong khi giao tiếp.

* Sự tiến bộ đó thể hiện rõ qua từng giai đoạn: HS tự tin trong giao tiếp ứng xử với các bạn trong lớp

Đồng thời, khi các em mạnh dạn, tự tin, thì kết quả rèn luyện của các em sẽ có sự tiến bộ rõ rệt thông qua năng lực và phẩm chất trong Hợp tác; Tự tin, trách nhiệm

<b>V. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG</b>

<b>- Sáng kiến này được áp dụng tại đơn vị, trong tổ khối và trong nhà</b>

<b>- Sáng kiến này có thể áp dụng để giáo dục nề nếp cho học sinh ở các</b>

khối lớp của bậc Tiểu học.

<b>- Để áp dụng sáng kiến này cần phải đảm bảo điều kiện:</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Giáo viên rèn tính mạnh dạn tự tin cho học sinh thông qua các ngày lễ hội, hoạt động ngoại khóa sự tự tin sẽ ln là người bạn đồng hành cùng các em trong những trải nghiệm.

<b><small>- </small></b>Quan tâm tới từng cá nhân học sinh, đặc biệt là học sinh nhút nhát, thụ động.

<b>- Giáo viên luôn sát sao với mọi hoạt động, phong trào của lớp, phải</b>

chú trọng cho học sinh tự đánh giá, nhận xét hành vi, việc làm của bản thân mình, của bạn trước tập thể.

<small> - </small>Lắng nghe ý kiến của học sinh nhiều hơn và tạo điều kiện để các em được quyền nói lên suy nghĩ của mình để rèn luyện sự tự tin cho học sinh sẽ đạt được hiệu quả cao từ những điều đơn giản như thế.

<b>- Phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhà trường, Đội và các giáo viên bộ</b>

môn, đặc biệt là phụ huynh trong việc rèn tính mạnh dạn tự tin cho học sinh.

<b>VI. KẾT LUẬN</b>

Trên đây chỉ là một số ý kiến nhỏ của bản thân tôi về biện pháp nâng cao năng lực tự tin trong học tập cho học sinh lớp 4/2. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp để biện pháp giáo dục cho học sinh của tơi hồn thiện hơn.

Tơi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật./.

<b>Xác nhận của Hiệu trưởng Người báo cáo biện pháp</b>

</div>

×