Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

sáng kiến kinh nghiệm '''' một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp ''''

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.89 KB, 17 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm GV: Kim Hoành Sơn

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1/Lý do chọn đề tài
Bác Hồ đã từng nói “ Vì lợi ích mười năm trồng cây , vì lợi ích trăm năm phải trồng người ”. Đầu tư
cho giáo dục chính là đầu tư cho tương lai.Trẻ em như búp trên cành , trẻ em chính là tương lai của đất
nước. Do đó ngành giáo dục có một vai trò , vị trí quan trọng trong sự nghiệp trồng người cao quý, mà mỗi
người giáo viên chính là một kỹ sư tâm hồn .
Trong nhà trường , công tác chủ nhiệm đặc biệt đóng một vai trò then chốt mà giáo viên chủ nhiệm giống
như một nhạc trưởng hay , một vị tướng tài ba. Họ chính là linh hồn của một tập thể lớp , với rất nhiều
thành viên .Tập thể lớp có đoàn kết ,thương yêu , giúp đỡ lẫn nhau hay không, tập thể lớp có hoàn thành
nhiệm vụ và có thành tích hay không là nhờ tài năng tổ chức của giáo viên chủ nhiệm . Bác Hồ cũng từng
nói “Có đức mà không có tài – làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức là người vô dụng”.Vì vậy cần
coi công tác chủ nhiệm là một mũi nhọn trong việc giúp hình thành nhân các hoc sinh và hỗ trợ cho mọi
hoạt động giáo dục trong nhà trường .
Hiện nay không ít gia đình còn quá mải mê kiếm tiền mà quên đi việc dạy bảo con em mình những khi ở
nhà , mà gần như phó mặc cho xã hội và nhà trường,dẫn đến các em có phần khó bảo , không hứng thú học
tâp, không nghe lời thầy cô. Ngoài ra cung còn một số giáo viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm
trong công tác chủ nhiệm , quản lý học sinh mình chủ nhiệm , và lớp học mình đứng giảng dạy
Do đó giáo viên chủ nhiệm cần biết cách tổ chức để xây dựng một tập thể lớp thành một tập thể đoàn kết ,
tích cực, chủ động trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự
giác của học sinh dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường.
Trong phạm vi bài viết này tôi xin tổng hợp các kinh nghiệm mang tính thiết thực đã tích lũy được qua
nhiều năm làm công tác chủ nhiệm và qua nhiều giáo viên làm công tác chủ nhiệm có kinh nghiệm trong
nhà trường. Rất mong được sự trao đổi, phản hồi và góp ý xây dựng của các cấp quản lý cùng với đội ngũ
giáo viên, những người làm công tác giáo dục.
2 / Mục tiêu nghiên cứu:
Sau khi áp dụng đề tài mục tiêu đạt được là:giáo viên có thêm những giải pháp nhằm nâng cao chất lương
trong công tác chủ nhiệm nói chung và các hoạt động giáo dục ngoại khóa của lớp chủ nhiệm nói riêng.


Trường THCS Thống Nhất - 1 -
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Kim Hoành Sơn
3/ Đối tượng nghiên cứu :
Tìm hiểu công tác chủ nhiệm khối THCS Trường THCS Thống Nhất
4/Phạm vi giới hạn đề tài
Tìm hiểu công tác chủ nhiệm khối THCS
II. NỘI DUNG : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
1/ Các căn cứ để thực hiện đề tài :
-Cơ sở lý luận :
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân tôi nhận thấy rằng: Sản phẩm giáo dục mà chúng ta tạo ra không
thể biết trước chính xác kết quả như bao sản phẩm của các ngành nghề khác. Đặc biệt là sự hình thành phẩm
chất đạo đức của học sinh không phải một ngày, một buổi là có được mà phải trải qua một thời gian dài rèn
luyện, cho nên để đảm nhận công việc này chúng ta phải thật sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và phải tốn
nhiều thời gian công sức để tìm hiểu; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng học sinh trong lớp.
Như vậy GVCN phải đề ra được kế hoạch, phương pháp giáo dục thích hợp cho từng trường hợp đặc biệt
bằng cả tấm lòng yêu thương, nhân ái của người Thầy
-Cơ sở thực tiễn :
Muốn cho chất lượng giáo dục được nâng cao, thì chất lượng trong công tác chủ nhiệm rất qua trọng, chất
lượng chủ nhiệm sẽ quyết định học sinh lớp đó có nhiều học sinh khá giỏi, hoặc ngược lại sẽ có nhiều học
sinh yếu kém ,các phong trào thi đua và các hoạt động tập thể cũng từ đó mà phát huy .
Như vậy GVCN phải đề ra được kế hoạch, phương pháp giáo dục thích hợp cho từng trường hợp đặc biệt
bằng cả tấm lòng yêu thương, nhân ái của người Thầy
2/Thực trạng :
Đầu năm học này, trong hoàn cảnh trường lớp mới tách cấp, cơ sở vật chất xây dựng mới, tôi nhận thấy
những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi
• Đa số học sinh nhà gần trường, thuộc địa phương.
• Hầu hết học sinh có ý thức kỷ luật cao, ngoan, lẽ phép với thầy cô, biết vâng lời cha mẹ. Tích cực
tham gia hoạt động phong trào do Đoàn, Đội, trường, lớp tổ chức.

• Cơ sở vật chất mới, khang trang, tạo không khí phấn khích trong học sinh và giáo viên. Phòng học
sạch, thoáng mát, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, trang thiết bị đèn, quạt, bàn ghế cho học sinh, kể
cả ghế ngồi của học sinh khi sinh hoạt dưới cờ.
• Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, bộ phận Giám thị, đội ngũ giáo viên bộ môn có
chuyên môn vững, nhiệt tình trong giảng dạy.
Trường THCS Thống Nhất - 2 -
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Kim Hoành Sơn
• Được sự nhiệt tình phối hợp chặt chẽ giữa các bậc phụ huynh với thầy cô giáo chủ nhiệm.
• Ngoài công tác chủ nhiệm, tất cả giáo viên đều đảm nhận giảng dạy bộ môn nên thời gian gần gũi
các em tương đối nhiều.
b. Khó khăn
• Vẫn còn một số học sinh cá biệt chưa có ý thức trong học tập và rèn luyện đạo đức chủ yếu do tác
động từ bạn bè hoàn cảnh gia đình hoặc xã hội, bạn bè.
• Một số học sinh thuộc thành phần dân nhập cư hoặc có hoàn cảnh gia đình không thuận lợi, không
ổn định, cha mẹ ly dị, lo kiếm sống không có thời gian chăm sóc con cái.
• Tình hình xã hội bên ngoài nhà trường ngày một phức tạp, đã tác động không tốt đến việc giáo dục
nhân cách của học sinh
• Học sinh người dân tộc chiếm tỉ lệ cao, kéo theo nhận thức đầu tư cho con cái học tập gần như bỏ
mặc theo hướng “ học được thì cho học tiếp, không học được thì ở nhà làm rẫy”
• Nhà ở của nhiều em xa trung tâm trường lớp , chưa có điện thắp sáng , giao thông đi lại khó khăn ,
tình hình dân trí thấp , con em các đồng bào dân tộc nhiều , …
Trên đây là một số thuận lợi và khó khăn mà giáo viên sẽ gặp phải khi làm công tác chủ nhiệm. Nên tôi đề
ra một số biện pháp cần thiết để thực hiện :
3/ Các giải pháp thực hiện :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
3.1. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc một số văn bản qui định
Giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm vững các văn bản qui định về nhiệm vụ của học sinh trong nhà trường;
về qui định khen thưởng và kỷ luật; về nội qui và cách xếp loại 2 mặt giáo dục; phổ biến đến từng đối tượng
học sinh. Ngoài ra, chúng ta cần nắm và hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ cơ bản của giáo viên chủ nhiệm để

thực hiện công tác một cách hiệu quả; tối ưu nhất, có tính thuyết phục dựa trên những luận cứ, luận chứng
rõ ràng. (Luật giáo dục, Điều lệ Nhà trường, Qui chế đánh giá xếp loại học sinh THCS, …)
3.2 :Các công việc đầu năm học :
-Giáo viên chủ nhiệm nắm chắc về đặc điểm tình hình của lớp để có cách tổ chức, quản lý, điều phối các
hoạt động
Giáo viên chủ nhiệm tiến hành cho học sinh làm lí lịch đầu năm (cần chính xác: Họ và tên; ngày, tháng, năm
sinh; nơi sinh… đúng theo khai sinh; địa chỉ cụ thể (khu – ấp – số nhà – xã thường trú hoặc tạm trú hay ở
trọ; họ tên cha, mẹ và nghề nghiệp). Có biện pháp lấy số điện thoại từng học sinh tiện việc liên hệ kịp thời
mỗi khi cần thiết , sẽ có những em không chịu cung cấp số điện thoại của cha mẹ mình cho thầy cô, khi ấy
giáo viên chủ nhiệm cần chủ động viết giấy mời phụ huynh lên trường làm việc , hoặc vào nhà học sinh để
gặp gỡ gia đình
Trường THCS Thống Nhất - 3 -
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Kim Hoành Sơn
Dựa trên cơ sở đó, giáo viên chủ nhiệm cần phải chú ý đến:
• Các học sinh diện học sinh nghèo hiếu học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Diện gia đình học sinh
không hạnh phúc: Cha, mẹ li dị, sống không hợp pháp, ly thân…
• Lập và phân chia học sinh theo địa bàn cư trú, phân theo từng khu vực.
• Thành phần bản thân:
• Tỉ lệ nam/ nữ,
Căn cứ vào sổ điểm lớp; căn cứ vào kết quả học tập và hạnh kiểm của học sinh ở năm học trước, kết hợp
cùng giáo viên chủ nhiệm cũ (nếu được) để hiểu rõ thêm về từng đối tượng của lớp kể cả: Năng khiếu, thành
tích tốt hoặc chưa tốt của học sinh.
+ Học tập: Giỏi – Khá – Trung bình – Yếu – Kém.
+ Hạnh kiểm: Tốt – Khá – Trung bình – Yếu.
+ Đặc điểm: Năng khiếu; thành tích đạt được; những điều chưa tốt.
• Qua tìm hiểu sơ lược, giáo viên chủ nhiệm tiến hành sắp xếp chổ ngồi cho học sinh (chú ý đến các
học sinh có bệnh khuyết tật về mắt, tai…). Sau đó chia thành 4 tổ. Lập sơ đồ chổ ngồi thành 3 bản:
tại lớp 1 bản, giao cho giám thị 1 bản, giáo viên lưu lại một bản để tiện lợi cho việc theo dõi học
sinh.
• Kẻ sơ đồ chỗ ngồi kèm theo chú thích lớp trưởn , lớp phó , sao đỏ, để giáo viên bộ môn tiện việc gọi

tên và ghi điểm , cung như nhắc nhở các em học sinh vi phạm .
3.3. Lập sổ chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm lập sổ chủ nhiệm theo mẫu qui định của nhà trường. Trong đó, giáo viên phải thật chú
ý đến việc ghi chép phải chi tiết, đầy đủ các phần các mục theo yêu cầu. Song cần đặc biệt lưu ý:
• Theo dõi học sinh mọi mặt theo định kì, có nhận xét cụ thể đối với từng em.
• Ghi rõ, cụ thể số điện thoại liên lạc của gia đình học sinh (nếu có).
• Lập – ghi danh sách học sinh chia theo tổ (địa chỉ ghi chính xác).
• Danh sách thầy cô bộ môn (họ tên, địa chỉ, những thay đổi nếu có).
• Căn cứ vào sự sắp xếp thời khóa biểu của nhà trường mà giáo viên ghi thời khóa biểu cho học sinh
và ghi vào sổ chủ nhiệm để thông báo đến quí phụ huynh: Ngày, giờ, môn học của các em để tiện
cho việc đưa rước. Cập nhật thường xuyên thời khóa biểu thay đổi theo yêu cầu chung của Nhà
trường.
• Việc dạy và tổ chức cho học sinh hoạt động học tập trong và ngoài giờ là vấn đề quan trọng, đòi hỏi
giáo viên phải lên kế hoạch thực hiện rành mạch, cụ thể theo tuần, tháng, ngày luôn có sự thay đổi
gây hứng thú cho các em.
• Bên cạnh đó, cần theo dõi học sinh vi phạm. Ghi rõ:
o Họ và tên học sinh vi phạm.
o Lỗi học sinh vi phạm, biện pháp xử lý.
o Số lần vi phạm. Hiệu quả sau mỗi lần xử lý.
o Mức độ vi phạm dẫn đến mức độ xử lý.
o Cam kết giữa học sinh – phụ huynh học sinh – thầy ,cô chủ nhiệm.
Trường THCS Thống Nhất - 4 -
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Kim Hoành Sơn
(Có ý kiến và chữ ký của phụ huynh học sinh).
• Kẻ thêm bảng danh sách học sinh ở phía sau sổ theo dõi hạnh kiểm hàng tuần ( Tốt , Khá, Trung
bình , Yếu)
3.4 Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu năm
Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành đơn vị tập thể gắn bó, có tinh thần đoàn
kết, giúp đỡ nhau, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh theo đúng tinh thần đổi mới phương pháp
giáo dục. Do đó, ngay tiết sinh hoạt đầu năm giáo viên cần vạch ra, định hướng nhằm giúp các em thể hiện

tinh thần trách nhiệm mạnh dạn phê và tự phê giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Do đó, cần phải ổn định nề nếp tổ
chức lớp ngay từ tiết sinh hoạt này như sau:
• Bầu ban cán sự – giao nhiệm vụ
o Lớp trưởng ,phải là người học đa số học sinh tin tưởng , và phải gương mẫu, vì tập thể
o Lớp phó học tập, học sinh này phải là học sinh giỏi toàn diện ,sôi nổi
o Lớp phó lao động, chọn học sinh có tinh thần tự giác , vì tập thể
o Lớp phó văn thể mỹ, chon học sinh có năng khiếu văn nghệ
o Cán sự bộ môn: Toán – Tiếng Anh – Văn – Hóa - Lý – Sinh – Sử – Địa – GDCD – Thể dục
(nhằm theo dõi về tình hình học tập của từng giờ để báo cáo kịp thời đến giáo viên chủ
nhiệm).
o Thủ quĩ, cần tìm học sinh ngoan , gương mẫu .Học sinh này sẽ thay giáo viên chủ nhiệm
mua một số vật dụng nhỏ còn thiếu hàng ngày như : khăn lau bảng , phấn … Tuy nhiên
giáo viên không nên để học sinh này cầm tiền nhiều ( chỉ nên khoảng 20.000đ  50.000 )
tránh trường hợp khi mất lại quy trách nhiệm rồi lại bắt đền số tiền lớn
o Đội sao đỏ ( chọn 2 em gương mẫu và chăm chỉ học ). Một em theo dõi thi đua do tổ chức
đoàn đội sắp xếp , còn một em ở lại lớp theo dõi cùng sao đỏ của lớp khác đến theo dõi chéo
o Các tổ trưởng và tổ phó, cần chọn học sinh ngoan và gương mẫu , cung cần có học lực từ
trung bình đến khá
o Đầu năm sẽ cần phải mua một số vật dụng cần thiết như :khăn bàn , bình bông , đồ trực vệ
sinh , phấn , khăn lau bảng , khoảng 10 quyển vở viết để phát cho ban cán sự lớp ghi chép lại
các công việc theo dõ trên lớp hằng ngày …… nên cần có khoảng 100.000đ  200.000đ
để giáo viên , cùng thủ quỹ đi mua những vật dụng cho lớp .Như vậy giáo viên có thể yêu
cầu học sinh đóng tạm khoảng 5000 đ 10.000đ để tam chi tiêu , giáo viên cần cho thủ quỹ
ghi lại chi tiết từng lần mua ,
o Sắp xếp chỗ ngồi: Trước hết hãy để cho các em quyền tự chọn chỗ ngồi theo ý thích, sau đó
điều chỉnh dần dần, phân bố học sinh nam – nữ; học sinh giỏi – khá – trung bình – yếu rải
đều ở các tổ. Tránh tình trạng xếp các em có cùng khuyết điểm (cá biệt) ngồi cạnh nhau.
o Học tập nội qui trường: Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh ghi cẩn thận nội qui của trường
vào sổ tự rèn và đem về nhà cùng phụ huynh trao đổi để thực hiện tốt.
o Dựa trên nội qui trường, giáo viên chủ nhiệm cho cả lớp thảo luận lập thành nội qui của lớp,

từ đó lập thành bảng điểm thi đua cá nhân trong tuần. Yêu cầu học sinh thực hiện việc tự
đánh giá xếp loại bản thân mình theo các loại Tốt (180 điểm – 200 điểm), Khá (160 điểm –
179 điểm), Trung bình (140 điểm – 159 điểm), Yếu (từ 139 điểm trở xuống). Tuy nhiên cần
hướng dẫn các tổ trưởng theo dõi khách quan ,không thiên vị bạn thân , và theo dõi theo
hướng tiến bộ cố gắng về sau của học sinh .
Trường THCS Thống Nhất - 5 -
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Kim Hồnh Sơn
BẢNG LƯNG HÓA THI ĐUA
STT Nội dung khen thưởng Điểm cộng
1 Điểm tốt (8,9,10 ) chỉ áp dụng cho điểm KT miệng trên lớp hàng ngày
+10,20,30/1 lần
2 Mỗi câu phát biểu trả lời , xây dựng bài đúng +5 điểm /1 lần
3 Ban cán sự lớp (lớp trưởng,lớp phó, sao đỏ, tổ trưởng ) +30đ/1tuần
4 Cá nhân được tập thể khen, nhà trường tuyên dương +50đ/1lần
STT
Nội dung vi phạm Điểm trừ
1 Không đồng phục, tác phong(bảng tên, khăn quàng,dép……) -20đ/1 lỗi
2 Không thuộc bài, không soạn bài, bò điểm KT miệng dưới 5 điểm -20đ/ lần
3 Vệ sinh bẩn khu vục được giao, bỏ không vệ sinh, -40đ/1 lần
4 Nói chuyện trong giờ học, làm việc riêng trong giờ học, tự ý đổi chỗ ngồi -30 đ/1 lần
5 Đánh trống chưa vào lớp -30 đ /lần
6 Bỏ tập thể dục, chào cờ, không nghiêm túc -20đ/lần
7 Không hát đầu giờ, không nghiêm túc trong 15 phút đầu giờ -20 đ/1 lần
8 Đi học muộn khi không có lý do chính đáng -30đ/1 lần
9 Vắng không phép một buổi học -40 đ/1lần
10 Vắng có phép một buổi học -10đ/1 lần
11 Bỏ tiết, cúp tiết,…… -50đ/1 tiết
12 Xả rác trong lớp học , trong sân trường, ngoài cổng trường -50đ/1 lần
13 Không tham gia các buổi hoạt động ngoại khoá ( lao động , mít tinh ….) -50đ/1 lần
14 Được phân công việc mà không làm -50 đ/1 lần

15 Chơi bida, điên tử, đánh nhau………. -50 đ/1lần
16 Cá nhân làm cho lớp bò giờ B,C,D sẽ bò trừ theo thứ tự sau
-30,50,100đ/1lần
17 Gian lận trong thi cử , kiểm tra hàng ngày… -100đ/1 lần
18 Ban cán sự lớp không hoàn thành nhiệm vụ trong tuần -30đ/1 tuần/1n
Khống chế:
-Nghỉ có phép 4 buổi trên 1 tháng sẽ bò hạ một bậc hạnh kiểm trong tháng.
-Nghỉ không phép 2 buổi/1 tháng thì sẽ bò hạ 1 bậc hạnh kiểm trong tháng đó
-Vô lễ , xúc phạm nhân phẩm , danh dự ,thân thể của giáo viên , công nhân viên trong nhà trường thì
sẽ hạ bậc hạnh kiểm trong năm học.
-n cắp đồ tư trang tiền bạc của người khác, thì hạ bậc hạnh kiểm trong 1 học kỳ.
-Hút thuốc , uống rượu bia,gây tai nan giao thông,để lại hậu quả thì hạ 1 bậc hạnh kiểm/1 kỳ.
Lưu ý:
Mỗi hoc sinh có 200 điểm mỗi 1 tuần.Trong tuần tuỳ theo thái độ của hoc sinh như ( khen thưởng, mắc
khuyết điểm ) thì số điểm còn lại tương ứng với hạnh kiểm của học sinh đó trong tuần, trong tháng và
trong năm như sau:
Tư ø :180điểm200 điểm: ứng với hạnh kiểm Tốt


Trường THCS Thống Nhất - 6 -
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Kim Hoành Sơn
o Phân công về trực nhật lớp và trực ban trường (2 em). Yêu cầu học sinh giữ vệ sinh (trong,
trước, sau lớp; kể cả chỗ ngồi và hộc bàn của mình). Yêu cầu học sinh giám sát và nhắc nhở
lẫn nhau trong việc giữ gìn vệ sinh chung, nhắm giáo dục tính cộng đồng cho các em.
o Thông báo các khoản thu đầu năm của học sinh có biên lai thu nhận và thời hạn nộp. Nêu lên
những trường hợp miễn, giảm để học sinh biết thêm chi tiết.
o Đề nghị với học sinh việc thu quĩ lớp. Học sinh bàn bạc thảo luận và quyết định. Quĩ lớp phải
do thủ quĩ giữ có sổ ghi chép các khoản thu – chi – tồn rõ ràng và công bố tài chính trước lớp
hàng tuần.
o Phân công một em tin tưởng giữ sổ đầu bài , hằng ngày phải chú ý bảo quản , xin đầy đủ chữ

ký của giáo viên bộ môn
3.5. Tổ chức họp phụ huynh học sinh
Với cơ chế thị trường hiện nay làm thay đổi bộ mặt của đất nước về kinh tế cũng có không ít sự tác động
tiêu cực làm sa sút về nhân cách đạo đức của con người mà trong đó có cả học sinh chúng ta. Vâng, trên
thực tế cho thấy các em ở lứa tuổi 12–16 có những thay đổi về tâm sinh lý, thích bắt chước, đua đòi, thích
chơi hơn là học và cũng dễ bị lôi kéo bởi những cám dỗ của bạn bè xấu,của những thú vui chơi vô bổ như
chơi điện tử …. Trước tình hình chung như vậy, nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm lo lắng cho con em
mình. Đây cũng là nỗi băn khoăn, trăn trở của mọi người Thầy từ các cấp trong nhà trường. Cho nên việc tổ
chức phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm là vấn đề cần thiết, đó là chìa khóa mở ra cánh cửa của mối
liên hệ giữa Gia đình – Nhà trường và Xã hội nhằm giáo dục cho con em mình ngày càng tốt hơn.
Để buổi họp được thành công tốt đẹp, giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành một số công việc sau:
- Viết thư mời vào sổ liên lạc và nhờ học sinh gởi về phụ huynh. Yêu cầu các em nhắc nhở phụ huynh
đi đầy đủ, đúng giờ và chỉ xét cho những trường họp vắng có lí do chính đáng rồi liên hệ trực tiếp với giáo
viên chủ nhiệm ngay ngày hôm sau tại trường (hoặc thông qua liên lạc bằng điện thoại).
- Tổ chức phiên họp: Trang trí phòng họp, ghi bảng chào mừng, chuẩn bị phiếu góp ý.
Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên được một số nội dung sau:
+ Điểm danh: Giáo viên chủ nhiệm thu lại sổ liên lạc hoặc thư mời từ phụ huynh.
+ Phổ biến bằng văn bản qui định về:
• Nội qui trường.
• Những thuận lợi và khó khăn của lớp.
• Thông báo các khoản thu đầu năm.
+ Phổ biến về nội qui lớp và bảng điểm thi khảo sát chất lượng ba môn (Toán , Văn , Anh ). Xin ý kiến đóng
góp của quí phụ huynh biểu quyết để thống nhất thực hiện.
Trường THCS Thống Nhất - 7 -
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Kim Hoành Sơn
TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT
NĂM HỌC 2011-2012
LỚP 9A 4

Hạnh

kiểm
GVCN: Kim Hoành Sơn
Toán Văn Anh văn
STT Họ và tên Ngày sinh miệng
2
tiết
(3) (1) 2 tiết (3) (4) (1)
1
tiết
(3)
1 Đàm Tuấn Anh 09/12/1996 1.5 5.5 4 yếu
2 Hứa Hoàng Anh 26/03/1997 5 6 2.5

4.5 TB
3 Trần Thị Vân Anh 15/10/1997 0;0 6 6 3.5 Tốt
4 Lục Đức Công 13/02/1996 2 3 4 TB
5 Lăng Văn Duy 14/04/1995 3 3 3.5 K
6 Nguyễn Khương Duy 10/03/1996 0 3.5 6 3.5 yếu
7 Hỷ Học Đạt 07/06/1997 9.5 6 5 TỐT
8
+ Thông qua các bậc phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu và thu lượm thêm một số thông tin về từng
đối tượng học sinh về tính cách, sở thích, các hoạt động ở nhà của các em nhằm có cách cư xử hợp lí đối với
từng cá nhân. Nếu được có thể thực hiện bảng điều tra cá nhân của học sinh.
Để có những kiến nghị thỏa đáng về tâm tư nguyện vọng của các bậc phụ huynh và ngược lại những thông
tin liên lạc cần thiết từ nhà trường gởi đến phụ huynh. Chúng ta cần đề cử 3 phụ huynh đứng vào ban đại
diện cha mẹ học sinh của nhà trường. Thư kí ghi rõ họ tên – chức vụ của phụ huynh vào biên bản, kể cả các
ý kiến đóng góp.
- Ngoài họp phụ huynh đầu năm giáo viên cần tiến hành thêm ít nhất 3 lần họp phụ huynh trong năm học
nữa , lần thứ 2 kết thúc học kỳ 1, lần thứ 3 giữa học kì 2 , lần cuối cùng tổng kết năm học .Trong các lần
họp phụ huynh đó , giáo viên chủ nhiệm cần điểm danh phụ huynh học sinh có mặt , đồng thời thông báo cụ

thể tình hình học lực và hạnh kiểm của từng học sinh , nếu có thể thì photo bảng điểm và phát cho mỗi
phụ huynh một bản để tiện theo dõi. Trong quá trình họp giáo viên có thể phải gặp riêng một số phụ huynh
có con chưa ngoan để trao đổi riêng tình hình đạo đức của học sinh đó , tránh trường hợp nêu tên trước
cuộc họp đông người , vì không phải ai cũng dám nhìn nhận thẳng vào vấn đề để cho moi người thấy con
mình chưa ngoan.
3.6. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần
Giáo viên chủ nhiệm cần phải xác định rõ mục tiêu của tiết sinh hoạt nhằm đề ra nội dung thực hiện thích
hợp.
• Dựa trên nội dung mà nhà trường, giám thị, Đoàn, TN đề ra trong tiết sinh hoạt dưới cờ.
• Dựa trên các báo cáo của từng tổ, lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mỹ, lớp phó lao động,
thủ quĩ.
• Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm thống nhất yêu cầu về nội dung, hình thức hoạt động với đội ngũ
cán bộ lớp và gợi thêm vài vấn đề để các em hoạt động.
+Cử thi kí nghi lại nội dung từng buổi sinh hoạt lớp hàng tuần .
Trường THCS Thống Nhất - 8 -
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Kim Hoành Sơn
+ Tổng kết những ưu, khuyết điểm tuần qua.
+ Hướng khắc phục những mặt yếu; phát huy những mặt mạnh đã đạt được.
+ Đề ra kế hoạch cho tuần sau.
a) Hoạt động 1: Tự kiểm điểm
• Người tốt – việc tốt: Tốt mặt nào? Mức độ và hình thức khen thưởng. Ví dụ :học sinh đạt điểm cao
(8,9,10 )tập thể khen và tuyên dương, có thể dùng tiền quỹ lớp mua vở viết hoặc bút ,tặng các em
có điểm tốt trong tuần và động viên khuyến khích phát huy trong các tuần khác .Đồng thời động
viên các em còn hoc lực yếu cần cố gắng hơn
• Người vi phạm khuyết điểm: hành vi sai trái như thế nào? Mức độ và hình thức kỷ luật. Cần phê
bình những em chưa ngoan , chưa chấp hành nội quy trường lớp , còn chưa chịu khó học bài ở nhà ,
làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua cho lớp .Tùy theo mức độ từ nhẹ đến nặng mà giáo viên sẽ
khuyên bảo  khiển trách kỉ luật , lời lẽ của giáo viên phải nhẹ nhàng mà rứt khoát . Tuyệt đối giáo
viên không thiên vị , ban cán sự lớp mà vi phạm cần phạt nghiêm khắc hơn .
• Cũng có nhiều trường hợp giáo viên cung nên ngồi tâm sự riêng với học sinh , để hiểu được một

phần khó khăn cũng như hoàn cảnh riêng của từng gia đình , ví dụ : có nhiều em do hoàn cảnh kinh
tế gia đình khó khăn , cũng có thể bố mẹ sống ly thân , hoặc bỏ nhau………….
b) Hoạt động 2 Theo dõi tình hình chung của Lớp
• Tổ trưởng thu sổ tự rèn nộp lại cho giáo viên chủ nhiệm (phải có chữ ký của phụ huynh học sinh
hàng ngày).
• Lớp trưởng tổng hợp các mặt nêu trước lớp: Về học tập (lớp phó học tập báo cáo), về chuyên cần
(lớp trưởng báo cáo), về nề nếp, việc thực hiện nội qui (đội sao đỏ báo cáo), vệ sinh (lớp phó lao
động báo cáo), công khai tài chính (thủ quĩ báo cáo), về văn – thể – mỹ (lớp phó văn – thể – mỹ báo
cáo). (nếu có nội dung)
• Cử thư kí lớp ghi biên bản họp hàng tuần trong sổ họp lớp
• Lớp trưởng thông qua bảng xếp loại thi đua giữa các tổ – cá nhân, thông báo trước lớp.
BẢNG ĐIỂM THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁC TỔ (Tham khảo)
Tổ Điểm trừ Điểm cộng Tổng điểm Hạng/tuần /tháng
1
2
3
4

STT Họ và tên học sinh Điểm trừ Điểm cộng Tổng điểm Xếp loại
Trường THCS Thống Nhất - 9 -
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Kim Hồnh Sơn
1
2
3


BẢNG THEO DÕI HẠNH KIỂM HỌC SINH THEO THÁNG

Hạnh kiểm theo
tháng

Stt Họ tên hs Tuần 1 tuần 2 tuần 3 Tuần 4
HK tháng
9
1 Nguyễn văn A
2
3




BẢNG THEO DÕI HẠNH KIỂM HỌC
SINH THEO KỲ

Hạnh kiểm kỳ I

Stt Họ tên hs Tháng 8 T 9 T10 T11 T 12 kỳ I
1 Nguyễn văn A
2
3

XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH LỚP … NĂM HỌC 200 -201
HỌ VÀ TÊN HS Th 8 T9 T10 T11 T12 KỲ I T1 T2 T3 T4 T5
KỲ
II CNĂM
Ma Kiên Phước An

Hứa Hoàng Anh

Phạm Thò Ngọc Anh


Bùi Văn Chí

* Chú ý: Hạng của tổ xếp theo hạng nhất – nhì – ba – tư.
Xếp loại cá nhân theo Tốt , Khá , Trung bình , Yếu
Trường THCS Thống Nhất - 10 -
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Kim Hoành Sơn
Qua đó nêu lên được tổ mạnh nhất về mặt nào? Mặt nào còn hạn chế cần khắc phục? Tương tự đối với tổ
yếu – chủ yếu ở những mặt nào? Hướng khắc phục? Đồng thời tuyên dương những cá nhân xuất sắc và phê
bình những cá nhân chưa tốt – nêu lên hình thức kỷ luật tương ứng.
c) Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá của giáo viên chủ nhiệm
- Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên được sự tiến bộ của các em cụ thể ở những mặt nào?
- Đồng thời động viên các em cố gắng tích cực trong việc phát huy các khả năng và năng lực sẵn có
của mình.
- Bên cạnh đó nhắc nhở những học sinh vi phạm, thi hành kỷ luật nghiêm khắc đối với các em đó tránh
tình trạng ‘Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Thực hiện đến nơi đến chốn để các em khác không bắt chước
bạn bị kỷ luật.
d) Hoạt động 4: Lập kế hoạch hoạt động tuần tới
• Lập kế hoạch hoạt động của lớp theo kế hoạch của nhà trường, Đoàn, Đội đề ra.
• Phân công thực hiện
e) Hoạt động 5: Giáo viên chủ nhiệm trả lời những thắc mắc của học sinh khi các em có nhu cầu. Sau đó
lớp phó văn – thể – mỹ tập bài hát tập thể cho lớp (hoặc cùng cả lớp hát).Cuối cùng kết thúc tiết sinh hoạt
cuối tuần
3.7. Tổ chức tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Để thay đổi tích cực về các hoạt động, tạo ra sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các em nhằm giúp các
em nhận thức được “Vui để học” sẽ tạo hứng thú và luôn nghĩ rằng “Một ngày đến trường là một ngày vui”.
Trên tin thần đó các em có ý thức thi đua lành mạnh, thoải mái, xác định đúng động cơ học tập cùng rèn
luyện và cùng giúp đỡ nhau tiến bộ. Nhằm mục đích giáo dục đạo đức của học sinh .Do vậy việc tổ chức
tiết sinh hoạt ngoài giờ có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành theo phương pháp tích cực. Để tổ chức
tiết sinh hoạt này đạt chất lượng và hiệu quả giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện tốt một số công việc sau
đây:

• Nắm chắc mục đích yêu cầu của từng hoạt động trong chủ điểm tháng.
• Đề ra nội dung và hình thức hoạt động.
• Chuẩn bị thật chu đáo trước khi tiến hành về các mặt như: phương tiện, tổ chức (chú ý về phía giáo
viên chủ nhiệm phải làm gì? Còn phía học sinh phải thực hiện được những yêu cầu nào mà giáo viên
giao).
• Bầu ra một thư ký ghi biên bản và tổng kết điểm cho từng hoạt động, chọn một em dẫn chương trình
giỏi của lớp.
- Tiến hành hoạt động:
a) Hoạt động 1: Khởi động
Dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu tham dự, giới thiệu các thành phần trong ban tổ chức,
ban giám khảo, mời đại diện các tổ tham gia hoạt động.
Trường THCS Thống Nhất - 11 -
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Kim Hoành Sơn
b) Hoạt động 2: Tiến hành hoạt động theo hình thức đã vạch ra, ví dụ như: thi “kể chuyện”, thi “tìm
hiểu…”, thi “văn nghệ”, thi “biểu diễn thời trang”, thi “đố vui để học” hoặc thi “hái hoa dân chủ”…
Dẫn chương trình nêu nội dung hoạt động theo chủ điểm mà ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn.
c) Hoạt động 3
Thư kí thông qua biên bản và tổng kết diểm cho từng tổ (hoặc từng đội).
d) Hoạt động 4
• Dẫn chương trình công bố kết quả chung cuộc và đội thắng, cá nhân xuất sắc…
• Mời đại diện (đại biểu) lên phát thưởng.
f) Hoạt động 5: Kết thúc
Dẫn chương trình mời đại biểu phát biểu ý kiến và giáo viên nhận xét buổi sinh hoạt về ưu – khuyết điểm để
có hướng khắc phục cho những lần sau.
3.8 Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác
a. Phối hợp cùng giám thị
Song song với hoạt động học tập, sinh hoạt; tham gia phong trào trong nhà trường. Sau những giờ học căng
thẳng là giờ nghỉ giải lao, các em được tự do vui chơi thoải mái, tinh nghịch. Bởi tính hiếu động mà học
sinh không nghĩ đến hậu quả có khi xảy ra tai nạn, có khi các em trốn học… Chính vì thế, giáo viên chủ
nhiệm cần phối hợp một cách chặt chẽ với giám thị để tiếp nhận thông tin của cá nhân; của lớp một cách kịp

thời nhằm hạn chế đến mức tối đa những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
b. Phối hợp cùng phụ huynh học sinh
- Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các
em trong nhà trường (qua số điện thoại, liên lạc trực tiếp…). Như ai cũng biết “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô
giáo” còn khi đến trường “Cô giáo như mẹ hiền” từ lời bài hát cũng đã thể hiện được sự ân cần chăm sóc
của cô và mẹ. Chúng ta cũng đã từng là học sinh và coi cô giáo như mẹ thứ hai.
- Vậy khi đặt mình vào vị trí của người phụ huynh, thì hãy suy nghĩ họ mong muốn điều gì ở người
giáo viên chủ nhiệm? Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm phải thật sự quan tâm phối hợp chặt chẽ với phụ
huynh để cùng nhau tìm ra phương pháp hiệu quả nhất nhằm hạn chế những tiêu cực làm sa sút về nhân
cách đạo đức con người mà trong đó có con em chúng ta.
- Hãy đến nhà của các em thường xuyên vi phạm để có thể nắm tình hình một cách chính xác nhất,
đừng ngồi chờ PHHS đến rồi mới phản ánh ý kiến, khi thấy sự việc là cần thiết!

Trường THCS Thống Nhất - 12 -
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Kim Hoành Sơn
c. Phối hợp với giáo viên bộ môn
- Trong nhà trường các em được học tốt tất cả các môn theo qui định. Ngoài công tác chủ nhiệm,
GVCN còn phải phụ trách các bộ môn chuyên môn vì thế viếc phối hợp với giáo viên bộ môn là hết sức
quan trọng và cần thiết.
- Bởi vì, các em có suy nghĩ học tốt các môn theo phân ban để có kiến thức vững khi thi đại học theo
phân ban đã chọn nên ít khi chú ý đến các môn như: Thể dục – Công nghệ – Giáo dục công dân… Cho nên,
nếu chúng ta không có sự liên hệ chặt chẽ với các giáo viên bộ môn thì không theo dõi, nắm thông tin của
các em về học tập, chuyên cần, trật tự, nế nếp, tác phong làm ảnh hưởng đến chất lượng hai mặt giáo dục,
khi đó giáo dục không đảm bảo được tính chất toàn diện. Ngược lại, giáo viên bộ môn cũng nắm, hiểu sâu
sắc hơn về đối tượng học sinh của mình để có cách cư xử khéo léo, có phương pháp giảng dạy thích hợp cho
lớp nhằm đạt hiệu quả cao của tiết dạy.
Ví dụ: Thông qua sổ ghi đầu bài, qua lời tâm sự của giáo viên bộ môn phát hiện những trường hợp có năng
khiếu đặc biệt, nhưng lười chép bài, học bài.
Kiểm tra tập ghi chép của học sinh, liên hệ với phụ huynh, gia đình theo dõi kỹ việc học tập ở nhà của học
sinh.

Còn ở lớp phân công Lớp phó học tập theo dõi và kiểm tra thường xuyên việc ghi chép bài của học sinh cá
biệt để báo cáo lại giáo viên chủ nhiệm.
Bản thân học sinh cá biệt phải tự làm cam đoan trước tập thể lớp hứa sửa đổi những sai lầm của mình. Tạo
điều kiện phát triển năng khiếu cúa học sinh này.
Ví dụ: Trong giờ học bộ môn, giáo viên bộ môn nhận xét, xếp loại tiết B, lớp ồn… Thật sự rất khó xử lý cá
nhân nào gây ra với lý do chung chung. Trong cuộc họp của Ban cán sự lớp về tổng kết hàng tuần, hãy yêu
cầu Ban điều hành chỉ ra cá nhân, tổ nào vi phạm để tiết sinh hoạt chủ nhiệm phê bình những học sinh đó
bằng hình thức cảnh cáo, nếu còn tái phạm nữa thì viết thư mời phụ huynh (thường các em rất sợ GVCN
chủ nhiệm mời phụ huynh; qua một số lần tâm sự cùng các em được biết điều đó). Giáo viên chủ nhiệm xử
phạt thật nghiêm khắc không vị nể cá nhân nào? Chắc chắn ở những tiết sau lớp học tốt, ngoan hơn.
Đồng thời, GVCN cũng nên gặp giáo viên bộ môn để hiểu rõ hơn về tình hình của lớp một cách chính xác
để có chứng cớ nói với các em thì mới có sức thuyết phục, xong yêu cầu (đề nghị) giáo viên bộ môn nhận
xét cụ thể từng tiết học về những học sinh nào vi phạm và nhất là không nên nhận xét chung chung như thế.
d. Phối hợp cùng Đoàn TN – Thư viện – Thiết bị
- Kết hợp cùng tổng phụ trách Đội , Bí Thư Chi đoàn lên kế hoạch hoạt động trong tuần, tháng, học kỳ
qua các văn bản cụ thể. Tổ chức cho học sinh tham quan nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn những bài học cô
động trên lớp mang tính chất thực tiễn; tham gia các cuộc thi do Đoàn TN tổ chức như thi Tìm hiểu Điều Lệ
Đoàn, Học tập theo tấm gương Bác Hồ, thi tìm hiểu Luật Giao Thông, thi đố vui, thi văn nghệ (20/11)….
- Phối hợp cùng Bí thư Đoàn lựa chọn những Đội viên ưu tú của lớp giới thiệu và kết nạp vào hàng ngũ
của Đoàn làm hạt nhân, nồng cốt thúc đẩy phong trào lớp đi lên cố gắng phấn đấu đạt lớp tập thể xã hội chủ
nghĩa.
Trường THCS Thống Nhất - 13 -
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Kim Hoành Sơn
e. Phối hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường – Ban cán sự lớp – Tập thể lớp
Căn cứ vào Qui chế 40 của Bộ trưởng Bộ giáo dục, căn cứ vào biểu quyết của tập thể lớp, giáo viên chủ
nhiệm họp và bình bầu xét thi đua – khen thưởng cho những học sinh có thành tích trong học tập và trong
hoạt động đảm bảo tính công bằng, dân chủ gây sức thuyết phục đối với học sinh. Đồng thời kỷ luật những
học sinh không tiến bộ, mắc những sai lầm.
- Khen trước lớp: Những học sinh có biểu hiện tốt về hành vi đạo đức, học tập, hoạt động văn – thể –
mỹ… trong giờ sinh hoạt.

- Khiển trách trước lớp: Những học sinh vi phạm ở mức độ nhẹ như nói tục, chửi thề, nghỉ học không
xin phép 2 lần trong một tháng. Có ý kiến tham khảo của cán bộ lớp; sau đó báo cáo lên Ban giám hiệu nhà
trường.
- Khen thưởng trước toàn trường: Do Hiệu trưởng (hoặc hiệu phó) nhà trường biểu dương và tặng giấy
khen.
- Khiển trách trước toàn trường: Những học sinh vi phạm nhiều lần, mắc thái độ sai như: Ăn cắp, đánh
nhau, đọc sách báo đồi trụy hoặc có sai phạm khác với mức độ tương đương. Do hiệu trưởng quyết định.
- Khen thưởng đặc biệt: Những học sinh có thành tích cao như: Học sinh giỏi cấp quận trở lên, học sinh
đạt giải cao cuộc thi Olympic, Thi học sinh giỏi; đạt huy chương trong Hội Khỏe Phù Đổng…
- Cảnh cáo trước toàn trường: Những học sinh mắc khuyết điểm sau: Ăn cắp hoặc đánh nhau trong và
ngoài nhà trường, có hành vi phá hoại tài sản công, vô lễ với Thầy Cô…
3.9 Các hoạt động khác của giáo viên chủ nhiệm
- Đầu năm học , rất cần sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm trong buổi đầu giờ nhặt rác vệ sinh , cũng
như 15 phút truy bài đầu giờ , cần quan tâm hơn nưa trong giai đoạn trước và sau tết Nguyên Đán vì đặc
thù hoc sinh trong giai đoạn này tinh thân học tập sẽ không chú ý , dư âm tiền lì xì vẫn còn.Mặt khác học
sinh trong địa bàn xã Thống Nhất nơi tôi đang công tác thời điểm đó lại là thời gian người dân bước vào
vụ thu hoạch nông sản nên sự quan tâm từ gia đình có phần giảm hơn .Vì vậy mà học sinh có thể bỏ học
khá nhiều trong giai đoạn này
-Thường xuyên quan tâm , tìm hiểu hoàn cảnh học sinh , qua đó kịp thời động viên những học sinh gặp
khó khăn trong cuộc sống , đặc biệt là những học sinh mồ côi cha mẹ , bố mẹ bỏ nhau ….Từ đó có biện
pháp giáo dục cho phù hợp
- Có thể phát động phong trào nuôi heo đất , khuyên góp tiền giúp đỡ những bạn khó khăn về sách vở ,
quần áo ……có thể món quà không nhiều về vật chất nhưng lại chứa đựng một tình cảm yêu thương của tập
thể lớp , và của thầy cô làm công tác chủ nhiệm
- Khi nhận thấy có dấu hiệu học sinh bỏ học , cần kịp thời vào nhà gặp gỡ phu huynh hoc sinh và hoc sinh
qua đó động viên em tiếp tục đến lớp .
- Vào những ngày lễ như 8-3 ,20 /10 ….giáo viên nên dành thời gian quan tâm đến học sinh có thể chỉ là
một lời chúc , hoặc có thể dùng tiền quỹ lớp một khoản nhỏ để mua bánh kẹo về liên hoan .
Trường THCS Thống Nhất - 14 -
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Kim Hoành Sơn

-Lứa tuổi học sinh THCS cũng là giai đoạn phát triển tuổi dậy thì của đa số các em nữ , vì vậy giáo viên
cung cần hiểu về tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh trong thời kì này để tiện trong công tác giáo dục , đồng
thời thường xuyên giáo duc hướng nghiệp cho học sinh khối lớp 9 , và giáo dục học sinh học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ những việc làm bình thường hằng ngày như trung thực trong học
tập , biết yêu thương quý trong bạn bè , người thân , ……
- Cần phát động phong trào thi đua học tốt giữa các tổ,các thành viên trong tổ , cần phát huy phong trào này
xuyên suốt năm học chứ không nên chỉ tập trung vào 20/11 hay 8/3. Sau mỗi tháng phải tổng kết các
nhân , tập thể có thành tích , dùng quỹ lớp trích một khoản nhỏ làm quà tặng cho học sinh như vở viết
hoặc bút
III.KẾT LUẬN –KIẾN NGHỊ
-Kết luận
Là học sinh trung học cơ sở , các em cần được tu dưỡng đạo đức tốt, tiếp thu kiến thức cần thiết để có cách
lựa chọn cho tương lai của mình đúng đắn và phù hợp. Bởi vậy, giáo viên cần hướng cho các em xác định
thái độ đúng đắn trong học tập, có hoài bảo trở thành nhân tài trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, luôn học tập và rèn luyện theo tấm gương Bác Hồ, có quyết tâm là con ngoan, trò giỏi xứng đáng
là Đoàn viên ưu tú, là công dân tốt sau này.
Bản thân tôi ngoài giảng dạy bộ môn thì được sự tin tưởng của lãnh đạo nhà trường gần 10 năm nay
luôn làm công tác chủ nhiệm , bốn năm trở lại đây đang làm công tác chủ nhiệm theo lên từ(2008-2012)
Lớp 6a6 ,7 a6 , 8a4 , 9a4 trường THCS Thống Nhất . Trong bốn năm gần đây chất lượng giáo dục học
sinh lớp chủ nhiệm luôn ở mức cao , cả về học lực và hạnh kiểm . Tổng kết thi đua toàn trường cuối năm
luôn dành được giải thưởng giáo viên có thành tích lớp chủ nhiệm đứng nhì , hoặc đứng nhất toàn trường
trong số hơn 20 lớp học của các khối lớp 6,7,8,9 .Năm học 2008-2009 lớp chủ nhiệm đạt nhất khối 6-7 buổi
sáng ,năm học 2009-2010 nhất khối 7-8 học buổi chiều , năm 2010-2011 nhất khối buổi sáng và đạt nhì
toàn trường trong tổng số 23 lớp học .Còn năm học 2011-2012 này qua sơ kết học kì 1 lớp chủ nhiệm do
tôi phụ trách cũng đứng thứ nhất trong khối buổi sáng ( khối 7- khối 9 )
.Chất lượng học lưc tăng : ví dụ lớp 6 lớp 7 chỉ có 1012 học sinh có học lực khá và giỏi , tuy nhiên lớp
8a4 năm học 2010-2011 do tôi phụ trách chủ nhiệm đã đạt được 19 học sinh có học lực khá và giỏi chiếm
trên 51 %, không có học sinh có học lực kém , tỉ lệ học sinh yếu giảm dần , hạn chế tình trạng học sinh bỏ
học .
- Bài học kinh nghiệm

Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm từ năm 2006 đến năm 2012 , đồng thời qua tìm hiểu về công tác
chủ nhiệm của những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
- Phải thương yêu, gần gũi, quan tâm lo lắng các em như những đứa con yêu quí của mình như học sinh đã
nói “Cô như mẹ hiền”. Thiết nghĩ, nếu con của mình đến trường mà không chịu học, không có đạo đức thì
hậu quả thật đáng sợ, tương lai các em đi về đâu? Bởi có đi học, mở mang tri thức thì dù ít hay nhiều chúng
ta cũng góp phần xây dựng xã hội phồn vinh. Vì thế hãy thể hiện hết khả năng và tinh thần trách nhiệm của
mình để việc giáo dục này đạt kết quả cao hơn.
Trường THCS Thống Nhất - 15 -
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Kim Hoành Sơn
- Một yếu tố không thể thiếu là: Người Thầy luôn trau dồi, tìm kiếm, trao đổi kinh nghiệm với các bạn
đồng nghiệp, xây dựng nên phương pháp giáo dục thích hợp, kịp thời uốn nắn, sửa chữa những sai lầm của
các em, giúp các em nhận ra lỗi và có hướng khắc phục. Bên cạnh đó phát huy những tài năng sẵn vốn có
“Cây nhà, lá vườn” của các em học sinh, nâng cao ý thức tự giác, tự quản.
- Nghiêm túc – liên tục thực hiện đúng qui định các kế hoạch đã đề ra của lớp. Tránh tình trạng “Đầu
voi, đuôi chuột”. Sẽ phản tác dụng nếu giáo viên chủ nhiệm không thực hiện đúng yêu cầu này. Đây cũng là
một yếu tố giúp giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt công tác “dạy người” trong nhà trường.
- Bản thân giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Muốn vậy, người thầy
phải gương mẫu chấp hành tốt mọi điều mình đã đề ra. Vì vốn các em thích học theo người lớn, thích bắt
chước nên trong tư duy các em cũng có những suy luận nhất định. Các em sẽ phân vân, nghi ngờ khi người
thầy nói lý thuyết suông mà không thực hành.
Ví du: Thầy nói “Phải tôn trọng kỷ luật” như: Đi học đúng giờ, ăn mặc đúng qui định…. Nhưng các em
chứng kiến thầy luôn đi trễ, nghỉ không lí do hoặc chạy xe quá tốc độ qui định hoặc nói năn thô lỗ thiếu tế
nhị… Những điều trên khiến tư cách phẩm chất của người thầy bị ảnh hưởng rất lớn, mất uy tín trong việc
hình thành “nhân cách” cho học sinh.
- Thường xuyên giáo dục tư tưởng cho các em, biết yêu thương, đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ. Mạnh dạn phê và tự phê để thấy rõ khuyết điểm hay khó khăn cần vượt qua thử thách để
làm chủ bản thân. Luôn hướng tới cuộc sống “Khỏe – đẹp, có ích cho gia đình và xã hội” đạt tới đỉnh “Chân
– thiện – mỹ”.
- Phải bao dung, tha thứ cho những học sinh mắc sai lầm, động viên, khuyên bảo, đặc biệt quan tâm
giúp đỡ các em cả vật chất lẫn tinh thần bởi “Nhân vô thập toàn”. Từ đó cảm hóa các em trở thành người

tốt.
- Không nên nói về bản thân Giáo viên trước tập thể lớp. học sinh dễ có ấn tượng là Thầy / Cô đang
khoe khoang cái gì đó!
- Hạn chế lấy giờ chuyên môn để làm công tác chủ nhiệm học sinh bị tâm lý nặng nề trong giờ học,
thiếu tập trung trong các giờ học sau đó.
- Kiến nghị .
- Công tác chủ nhiệm chỉ thành công khi có sự chung tay của giáo viên chủ nhiệm , giáo viên bộ môn ,
ban giám hiệu nhà trường , các cấp lãnh đạo , phụ huynh học sinh , và các tổ chức hoạt động giáo dục khác
Trên đây là những điều tôi đã tìm hiểu và mong muốn chia sẻ với quí Thầy Cô ,chắc chắn sẽ không khỏi có
những thiếu sót, và những nhận định chủ quan, rất mong quí Thầy Cô, Ban giám hiệu,… phản hồi tích cực
để mọi người có thể phát huy nhiều hơn nữa trong công tác Chủ nhiệm lớp hoàn chỉnh hơn, nhằm xây dựng
Trường THCS Thống Nhất ngày càng có nhiều tiếng thơm trong công tác đào tạo và quản lý học sinh nên
người
Người viết :Kim Hoành Sơn

Trường THCS Thống Nhất - 16 -
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Kim Hoành Sơn
GV:Trường THCS Thống Nhất – Bù Đăng – Bình Phước
-Phục lục Trang
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
1/Lý do chọn đề tài ……………………………………………………………………….1
2/Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………………………… 1
3/Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………1
4/ Phạm vi giới hạn đề tài ………………………………………………………………1
II.NỘI DUNG
1/Các căn cứ để thực hiện đề tài ……………………………………………………….2
2/Thực trạng…………………………………………………………………………….2.
3/Các giải pháp thực hiện ……………………………………………………………3-15.
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1/Kết luận ………………………………………………………………………………15

2/ Bài học kinh nghiệm khi sử dụng đề tài …………………………………………… 15
3/Kiến nghị ……………………………………………………………………………….16
Các tài liệu tham khảo :
-Luật giáo dục năm 2005
-Điều lệ nhà trường THCS
- Quy chế 40 về đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông
- Thông tư 58 - Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT
Trường THCS Thống Nhất - 17 -

×