Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

skkn gvcn zalo tài liệu tiểu học tặng nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.59 KB, 7 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Tên biện pháp: “Quan tâm, giúp đỡ học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, ở lớp 4A2 trường Tiểu học Nguyễn Trãi”.</b>

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Mai Oanh

Chủ nhiệm lớp: 4A2 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi

<b>1. Đặt vấn đề</b>

Việc quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn là một việc làm thường niên, xun suốt của tồn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Thực tế cho thấy, trong bất kì một lớp học nào cũng có nhiều đối tượng học sinh có hồn cảnh khác nhau. Đối tượng học sinh có hồn cảnh gia đình hạnh phúc, bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện cho các em học tập thì kết quả học tập cũng như sự hình thành và phát triển nhân cách của các em sẽ thuận lợi hơn. Cịn đối với học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn thì việc học tập cũng như hình thành và phát triển nhân cách của các em cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.

Bản thân tơi làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm, mỗi năm nhận mỗi lớp có các đối tượng học sinh khác nhau. Trong q trình chủ nhiệm lớp, bản thân tơi được tiếp xúc và dạy dỗ các em hằng ngày, tôi nhận thấy đa số các em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn ít được bố mẹ quan tâm, khả năng tiếp thu kiến thức chậm, lại nhút nhát, ngại tiếp xúc với bạn hoặc hay nói chuyện, quậy phá, nói trống khơng…Điều đó gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến vấn đề học tập cũng như giao tiếp của các em.

Vậy làm thế nào để giúp đỡ các em học sinh có hồn cảnh khó khăn tiến bộ hơn trong học tập, trong việc phát triển các phẩm chất, năng lực tôi đã xây dựng và

<b>thực hiện biện pháp “Quan tâm, giúp đỡ học sinh có hồn cảnh đặc biệt khókhăn ở lớp 4A2, trường Tiểu học Nguyễn Trãi” nhằm cải thiện chất lượng lớp</b>

học do mình chủ nhiệm và cũng là để góp phần hồn thành sứ mệnh “trồng người”.

<b>2. Thực trạng</b>

<b>2.1. Thực tế tại đơn vị</b>

Năm học 2023-2024, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4A2. Với tổng số: 33 học sinh, trong đó có 16 học sinh nữ, 3 học sinh dân tộc thiểu số, 1 học sinh khó khăn.

<b>*Thuận lợi</b>

Trường Tiểu học Nguyễn Trãi nằm trên địa bàn xã Hồ Thuận – TP.BMT, có cơ sở vật chất, trường học khang trang, rộng rãi; đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình trong cơng tác giáo dục: 100% đạt chuẩn nên việc áp dụng phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tối ưu tính tích cực, sáng tạo của học sinh được khai thác, áp dụng một cách có hiệu quả.

Đối với việc quan tâm, chăm lo cho các em học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn ln được nhà trường quan tâm và triển khai, rà soát ngay từ đầu năm học để có các giải pháp kịp thời giúp đỡ đến các em.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Hàng năm, việc công tác xã hội hóa giáo dục tại trường Tiểu học Nguyễn Trãi luôn được quan tâm, thúc đẩy. Các tổ chức trong nhà trường vận động các mạnh thường quân, Ban đại diện CMHS, Hội Khuyến học…hỗ trợ giúp đỡ những học sinh có hồn cảnh đặc biệt, hồn cảnh khó khăn để các em n tâm đến trường.

<b>*Khó khăn</b>

Do hồn cảnh sống chủ yếu làm nông, đi làm thuê thời vụ là chính nên cuộc sống của nhiều phụ huynh gặp khó khăn. Dẫn đến việc quản lý con em của một số phụ huynh chưa được sâu sát, chưa quan tâm hỗ trợ con em mình một cách kịp thời, cịn phó mặc cho nhà trường và ơng bà dẫn dến các em thiếu hụt tình thương, vui chơi tự do, ít tập trung vào việc học, ngại giao tiếp, thiếu lễ phép, hay nói chuyện riêng trong giờ học,…gây nhiều khó khăn trong cơng tác chủ nhiệm của giáo viên.

Đặc biệt hơn, qua tìm hiểu và nắm bắt điều kiện hoàn cảnh, cuộc sống của từng em, lớp tơi có một em có hồn cảnh khá đặc biệt so với những em khác. Cụ thể là: Em Phan Tiên, sinh năm 2012, đi học muộn một năm và lưu ban một năm lớp 1; em xuất thân trong gia đình đơng anh em, kinh tế khó khăn, ba mẹ lo đi kiếm tiền nên không quan tâm, hướng dẫn em trong quá trình học tập.

<b>2.2. Vai trị của giải pháp, biện pháp trong cơng tác chủ nhiệm lớp</b>

Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong giáo tiếp thông qua việc xây dựng lớp học hạnh phúc.

Học sinh biết trao đổi, chia sẻ những thông tin, mong muốn của bản thân qua đó giúp giáo viên nắm được tâm tư, nguyện vọng của các em để đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp.

<b>3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp</b>

Để làm tốt vai trị cơng tác của người giáo viên chủ nhiệm với tất cả học sinh nói chung và học sinh thuộc diện có hồn cảnh đặc biệt nói riêng, ngay từ khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, tơi đã tìm hiểu và mạnh dạn xây dựng biện pháp

<b>“Quan tâm, giúp đỡ học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn” ở lớp 4A2,</b>

trường Tiểu học Nguyễn Trãi nhằm cải tiến chất lượng cũng như công tác chủ nhiệm lớp. Để làm tốt điều này tôi đã tiến hành thực hiện qua các bước sau:

<b>Bước 1: Thống kê những học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn vànắm bắt đặc điểm tâm lí của các em.</b>

Ngay từ ngày đầu nhận lớp, sau khi tiếp nhận học sinh, tôi đã gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với phụ huynh của từng học sinh để tìm hiểu về hồn cảnh gia đình, tâm lí của từng em, trong đó tơi đặc biệt chú trọng hơn những học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Cụ thể như sau:

<b>ThờiKết quả khảo sát về hồn cảnh gia đình</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Qua q trình khảo sát, bên cạnh những học sinh có hồn cảnh thuận lợi thì tơi phát hiện em có hồn cảnh mà giáo viên cần quan tâm là: Em Phan Tiên

<b>Bước 2: Xây dựng lớp học hạnh phúc.</b>

* Xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong lớp học

Ngay từ những ngày đầu năm học, tôi tổ chức các hoạt động cho học sinh giao lưu, tìm hiểu về nhau qua màn chào hỏi, giới thiệu về bản thân. Để giúp các em biết quan tâm, giúp đỡ nhau thì ban đầu trong mỗi ngày học, tơi dành ra khoảng 10 phút để trò chuyện cùng các em, hỏi các em có những gì vui, buồn, điều gì hay, ... chia sẻ với cô và các bạn. Dần dần sau đó, tơi cho các em tự đi tìm hiểu, chia sẻ với nhau, tạo mối gắn kết các em lại thành một tập thể đoàn kết, thương yêu, quý mến nhau. Từ hoạt động này tôi nhận thấy em Phan Tiên cũng đã cởi mở hơn, mạnh dạn chia sẻ với bạn bè và thầy cô về những suy nghĩ của mình.

* Xây dựng mối quan hệ bạn bè

Bên cạnh đó, tơi đã phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” và được cả lớp hưởng ứng nhiệt tình. Tơi cho các bạn tự lựa chọn đơi bạn mà mình muốn giúp đỡ. Những bạn có học lực tốt đã rất hăng hái và đã lựa chọn những bạn cần giúp đỡ để thực hiện phong trào này.

Ví dụ: Nắm bắt được tình hình, cụ thể của em Phan Tiên; tôi đã cho em lựa chọn đôi ban

Phong trào này cứ cuối tháng lại tổng kết 1 lần để xem sự tiến bộ của các bạn đến đâu để kịp thời tuyên dương, khen thưởng cho “Đôi bạn”. Phong trào này cứ lặp đi lặp lại và được duy trì đến cuối năm học.

Đến cuối kì I, trong lớp các đơi bạn cùng tiến đều hoạt động có hiệu quả. * Xây dựng mối quan hệ thầy - trị.

Với cá nhân học sinh có hồn cảnh đặc biệt như em Phan Tiên thì các em cần sự quan tâm hơn là giáo dục cứng nhắc. Tơi đã dành cho các em thái độ, tình cảm như của mẹ dành cho con, của một người bạn gần gũi, quan tâm các em để nắm bắt tâm tư tình cảm của các em dễ dàng hơn. Khi làm bài, nếu em làm sai tôi vẫn cho các em làm lại và hỗ trợ các em hoàn thành trong giờ học. Khi em mắc sai lầm, thiếu sót tơi ln tìm hiểu cặn kẽ, thấu đáo ngun nhân từ đó đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp. Tôi tránh to tiếng, nặng lời làm cho các em thêm tự ti, nhút nhát. Điều đó đã giúp tôi và các em gần gũi nhau hơn, các em đã mạnh dạn chia sẻ với tơi những gì các em yêu thích cả trong học tập lẫn cuộc sống. Tơi đã tìm cách tháo gỡ những vướng mắc từ phía các em cũng như gia đình đưa ra biện pháp hữu

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

hiệu để thay đổi sự phát triển nhân cách mới cho từng học sinh nhất là đối với học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.

<b>Bước 3: Làm phong phú tiết sinh hoạt lớp.</b>

Sinh hoạt lớp là một tiết học có thời lượng như bao mơn khác nhưng hiệu quả mà nó mang lại là vô cùng to lớn, sau một tuần học dài các em lại được tập làm người lớn, biết tự nhận xét bản thân mình, cũng biết góp ý cho bạn. Trong mỗi tiết sinh hoạt lớp, tôi cho các em tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: lớp nhận xét, tổ trưởng nhận xét, cá nhân tự nhận xét, tổ bình chọn bạn được tun dương. Bên cạnh đó, tơi cũng tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một tuần học: những điều em thích, những điều em chưa thích, mong muốn của các em. Cũng qua tiết sinh hoạt lớp mà tôi nhận thấy em học sinh có hồn cảnh khó khăn cũng đã mạnh dạn, tự tin trước đám đông nhận xét, chia sẻ ý kiến của bản thân và nhận xét về bạn một cách rõ ràng, mạnh dạn hơn. Qua đó, tôi nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục phù hợp.

Bên cạnh đó, các em thảo luận lập kế hoạch cụ thể cho tuần tới. Tôi nhận xét và chọn những kế hoạch thiết thực để các em thực hiện. Mỗi tiết sinh hoạt cần lồng ghép nội dung sinh hoạt theo chủ điểm tháng. Tôi dành thời gian cùng các em đọc, kể những câu chuyện, xem những video có nội dung ca ngợi sự nỗ lực bản thân của những em có hồn cảnh khó khăn, để các em thấy dù ở trong những điều kiện đặc biệt khó khăn, con người vẫn có thể vươn lên làm được điều tốt.

Ví dụ: Video về thầy Nguyễn Ngọc Ký, video về bạn Nguyễn Thị Như Linh bị cụt cả 2 tay.

* Phát động phong trào “Nuôi heo đất”

Trong lớp tôi đã phát động phong trào “Nuôi heo đất” để giúp đỡ những bạn có hồn cảnh đặc biệt khó khó khăn và được các em hưởng ứng rất nhiệt tình. Cuối kì I, tổng số tiền heo thu được là ……. Số tiền này sẽ dành tặng hai học sinh có hồn cảnh khó khăn vào dịp cuối năm. Số tiền tuy nhỏ nhưng đó là sự quan tâm của cả lớp dành cho bạn, giúp bạn có thêm động lực để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

<b>Bước 4: Phối hợp với các lực lượng xã hội.</b>

Phối hợp với phụ huynh: Trên lớp các em được tiếp xúc và lĩnh hội các kiến thức khác nhau nhưng để củng cố và biến nó thành kiến thức của bản thân lại diễn ra trong thời gian ở nhà và cuộc sống hằng ngày, nên phụ huynh là những thầy cơ giáo ngồi trường học tốt nhất cho các em. Mỗi tháng tơi đến tận nhà em khó khăn để gặp gỡ phụ huynh và trao đổi tìm biện pháp và phương pháp cho học tập ở nhà, nhắc nhở, kiểm tra kiến thức, chuẩn bị bài mới, học sinh tự kiểm tra đồ dùng, sách vở theo đúng thời khóa biểu hàng ngày.Vận động cha mẹ học sinh tạo điều kiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

cho con em mình tham gia các hoạt động ở trường, ở lớp để giúp hai em tự tin hơn trong giao tiếp.

Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường: Tôi đã phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn Đội cùng các tổ chức khác trong nhà trường, các mạnh thường quân và các nguồn lực khác hỗ trợ khác giúp học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn yên tâm học tập như: quà Trung thu, quà Tết Nguyên Đán, tặng sách giáo khoa, cặp sách, gạo mắm, quần áo… Những việc làm thiết thực đó tuy nhỏ nhưng thể hiện sự quan tâm của nhà trường, của các mạnh thường quân, phụ huynh, giáo viên và của các bạn dành cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.

<b>Bước 5: Xây dựng kế hoạch tư vấn hỗ trợ cụ thể cho những trường hợpđặc biệt</b>

Xây dựng kế hoạch hỗ trợ tư vấn cụ thể chính là giúp đỡ học sinh phát triển năng lực phẩm chất theo hướng tích cực bằng cách tư vấn một cách khoa học để các em tự chủ động đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề mà các em vấp phải trong đời sống đồng thời giáo viên cùng phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường nhằm giúp đỡ các em vượt qua khó khăn để tiến bộ. Tơi đã xây dựng kế hoạch tư vấn hỗ trợ cho nhóm đối tượng này như sau:

a. Xác định khó khăn của học sinh trên: đến lớp học thì uể oải, tiếp thu bài chậm, thường xun khơng hồn thành nhiệm vụ học tập; tính tình nhút nhát, ngại giao tiếp với bạn trong quá trình học.

b. Tìm hiểu nguyên nhân, thu thập thông tin về học sinh: do bố mẹ, ông bà mải lo làm kinh tế, ít quan tâm, chăm sóc.

c. Xây dựng Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ: giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, hoàn thành nhiệm vụ học tập.

d. Kết quả sau tư vấn, hỗ trợ.

<b>4. Kết quả đạt được</b>

Qua một thời gian áp dụng biện pháp này vào lớp 4A2 nói chung, trường hợp đặc biệt khó khăn của em Phan Tiên nói riêng tại trường Tiểu học Nguyễn Trãi cho đến hết học kì I, năm học 2023 – 2024, lớp tơi đã có sự thay đổi rõ rệt cả về năng lực và phẩm chất. Cụ thể như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Đa số các em học sinh chăm ngoan, kính trọng thầy cô, vâng lời ông bà, cha mẹ. Các em đã không ngừng nỗ lực trong học tập, chấp hành nề nếp tốt, tích cực tham gia trong các hoạt động phong trào.

Em học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn cũng đã có những tiến bộ rõ rệt về các mặt năng lực, phẩm chất. Trong giao tiếp, em đã mạnh dạn hơn, biết chia sẻ và đưa ra ý kiến của bản thân. Giải pháp đã đem lại hiệu quả trong việc phát triển kĩ năng, cũng như các hoạt động giáo dục khác nhất mà nhiệm vụ năm học đã đề ra.

<b>5. Kết luận và kiến nghị1. Kết luận</b>

Người thầy không chỉ thực hiện vai trò truyền thụ kiến thức mà thực sự là những “kĩ sư tâm hồn”, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

đức cho các thế hệ học trò. Việc quan tâm, giúp đỡ học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn là một trong những nhiệm vụ thiết yếu của những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là người giáo viên chủ nhiệm. Nó góp phần khơng nhỏ vào việc giúp các em tiến bộ hơn trong học tập, trong việc phát triển các phẩm chất. Từ đó góp phần vào chất lượng toàn diện của nhà trường.

<b>2. Kiến nghị</b>

Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng vào công tác chủ nhiệm về vấn đề quan tâm, giúp đỡ những học sinh có hồn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp và mong nhận được sự góp ý của các cấp để tơi hồn thiện tốt hơn nữa trong cơng tác chủ nhiệm lớp.

Xin chân thành cảm ơn!

<i>Hoà Thuận, ngày …. tháng 2 năm 2024</i>

<b>Xác nhận của nhà trường Người dự thi</b>

<b>THẦY CÔ CẦN SÁNG KIẾN- BIỆN PHÁP CHẤT LƯỢNG </b>

<b>ĐÚNG MẪU- ĐÚNG THÔNG TƯ 27- ĐÚNG CHƯƠNG TRÌNH MỚINHẮN E QTV NHÓM ZALO TÀI LIỆU TIỂU HỌC</b>

</div>

×