Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Bộ đề cương Luật tố tụng dân sự trọng tâm Vòng 2 - Ôn thi công chức Viện kiểm sát nhân dân 2024

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.52 KB, 78 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TỐ TỤNG DÂN SỰ</b>

MỤC LỤC

<small>TỐ TỤNG DÂN SỰ...1</small>

<small>CÂU TỔNG QUAN:...1</small>

<small>Câu 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. (30 điểm)...1</small>

<small>Câu 2: Phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự. Nêu những điểm mới về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự được quy định trong BLTTDS 2015...2</small>

<small>Câu 3. Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng VKS và của Kiểm sát viên trong tố tụng dân sự. (30 điểm)...4</small>

<small>CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TTDS...5</small>

<small>Câu 4. Nêu và phân tích đặc điểm, thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Cho ví dụ?...5</small>

<small>Câu 5. Phân tích ngun tắc quyền u cầu Tồ án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và so sánh nguyên tắc này được ghi nhận trong BL TTDS 2004 ( sửa đổi 2011) với BL TTDS 2015...6</small>

<small>Câu 6. Phân tích Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự và cho ví dụ minh họa...7</small>

<small>Câu 6b. Phân tích nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. (30 điểm)...11</small>

<small>Câu 7. Phân tích Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự...12</small>

<small>Câu 8. Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền tranh tụng trong xét xử quy định tại điều 24 Bộ luật LTTDS năm 2015. So sánh với điều 23a Bộ Luật TTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung 2011)...13</small>

<small>Câu 8b: Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong TTDS...14</small>

<small>Câu 9. Phân tích nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự theo Điều 21 Bộ luật TTDS năm 2015. So sánh với BLTTDS năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011...16</small>

<small>Câu 9b: Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS...17</small>

<small>Câu 9c. Phân tích nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự...19</small>

<small>Câu 10. Phân tích Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng...20</small>

<small>Câu 10b. Phân tích Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng...22</small>

<small>Câu 11. Phân tích nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự. (30 điểm)...23</small>

<small>CHƯƠNG 4: CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ...24</small>

<small>Câu 12. Khái niệm chứng cứ? Nguồn chứng cứ? Phân biệt chứng cứ và nguồn chứng cứ?...24</small>

<small>Câu 12b. Khái niệm chứng cứ? Nguồn chứng cứ? Phân biệt chứng cứ và nguồn chứng cứ?...25</small>

<small>Câu 13. Phân tích các biện pháp mà Toà án phải ra quyết định khi tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự?...26</small>

<small>Câu 13b. Phân tích các biện pháp Toà án mà Toà án phải ra quyết định khi tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự?...27</small>

<small>Câu 14. Viện kiểm sát thu thập chứng cứ trong các trường hợp nào? Các biện pháp thu thập chứng cứ của Viện kiểm sát?...31</small>

<small>Câu 15: Kỹ năng kiểm sát việc thu thập tài liệu, chứng cứ (CV)...31</small>

<small>CHƯƠNG 3: CƠ QUAN THTT, NGƯỜI THTT, NGƯỜI TGTT...33</small>

<small>Câu 16. Nêu khái niệm và phân tích thành phần các cơ quan tiến hành tố tụng?...33</small>

<small>Câu 16b. Nêu khái niệm và phân tích thành phần người tiến hành tố tụng?...35</small>

<small>Câu 16c. Trình bày các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự. (30 điểm)...36</small>

<small>Câu 17. Nêu khái niệm và phân biệt đương sự trong vụ việc dân sự. Cho ví dụ minh họa?...38</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>Câu 18. Phân biệt người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. (30 điểm)...38</small>

<small>CHƯƠNG 2: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ...39</small>

<small>Câu 19. Anh/chị hãy phân tích thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân trong giải quyết vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS 2015...39</small>

<small>Câu 19b. Anh/chị hãy phân tích thẩm quyền sơ thẩm của các cấp Tòa án trong giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của BLTTDS 2015. So sánh với quy định của BLTTDS năm 2004?...44</small>

<small>Câu 20: Anh/chị hãy phân tích thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân trong giải quyết việc dân sự theo quy định củaBLTTDS 2015...46</small>

<small>Câu 21. Phân tích những quy định về sự khác biêt cơ bản những giữa thủ tục giải quyết việc dân sự với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự?...48</small>

<b><small>CHƯƠNG: THỦ TỤC RÚT GỌN...48</small></b>

<small>Câu 22. Phân tích những quy định của BLTTDS về thủ tục rút gọn?...48</small>

<small>Câu 22b: Đồng chí hãy trình bày những vấn đề mới quy định về thủ tục rút gọn trong giải quyết vụ án dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015...51</small>

<small>Câu 23. Phân tích những quy định về phạm vi; điều kiện; thời hạn chuẩn bị xét xử và thời hạn mở phiên tòa của BLTTDS về giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn?...52</small>

<small>CHƯƠNG 5: BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI – THỜI HIỆU KHỞI KIỆN...53</small>

<small>Câu 24. Trình bày khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời; nêu các biện pháp khẩn cấp tạm thời và ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự. (30 điểm)...53</small>

<small>Câu 25. Phân tích quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và các trường hợp buộc thực hiện biện pháp bảođảm khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?...54</small>

<small>Câu 25b. Trong TTDS, những người nào có quyền u cầu Tịa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời? Tịa án cóquyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không cần phải có yêu cầu của những người có quyền u cầu hay khơng?...55</small>

<small>Câu 26. Phân tích các trường hợp Toà án phải ra ngay quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng? Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khơng đúng?...56</small>

<small>Câu 27. Phân tích quy định mới về thời hiệu khởi kiện của BLTTDS năm 2015? Cho ví dụ minh họa?...57</small>

<b><small>CHƯƠNG 7: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TOÀ ÁN CẤP SƠ THẨM...57</small></b>

<small>Câu 28: Kỹ năng kiểm sát việc xử lý đơn khởi kiện. So sánh Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện và thụ lý đơn khởi kiện. (CV)...57</small>

<small>Câu 29: Phân tích điều kiện thụ lý vụ án dân sự theo BLTTDS năm 2015?...61</small>

<small>Câu 30: Kiểm sát phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải (CV)...62</small>

<small>Câu 31: Quy trình, kỹ năng kiểm sát quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xétxử...63</small>

<small>Câu 32: Hoạt động của Kiểm sát viên trong việc kiểm sát các quyết định của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự...65</small>

<small>Câu 33. Trình bày các trường hợp VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm sát viên khi kiểm sát xét xử tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự...71</small>

<small>Câu 34: Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn và kỹ năng của KSV khi tham gia phiên tịa sơ thẩm (CV)...72</small>

<small>Câu 35: Trình bày vai trị của VKS tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự...77</small>

<small>Câu 36: Quy định về tạm ngừng phiên toà của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015...79</small>

<small>Câu 37. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì? Hãy phân tích các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của BLTDS? Cho ví dụ về trường hợp vụ án dân sự tạm đình chỉ sau đó được giải quyết tiếp tục?...80</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>Câu 38. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì? Hãy phân tích các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của BLTDS? Cho ví dụ về một trường hợp cụ thể?...82</small>

<b><small>CHƯƠNG 8: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỤ TẠI TOÀ ÁN CẤP PHÚC THẨM...83</small></b>

<small>Câu 39. Phân tích các điều kiện để Tịa án tiến hành giải quyết vụ án dân sự theo trình tự phúc thẩm. Trong trường hợp đương sự không kháng cáo bản án, quyết định của tòa án, nhưng VKS phát hiện vi phạm nghiêm trọng thì VKS có kháng nghị khơng? Vì sao?...83CHƯƠNG 9: THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PL...86</small>

<small>Câu 40. Giám đốc thẩm vụ án dân sự là gì? Hãy phân tích các thẩm quyền và căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm...86Câu 41. Tái thẩm vụ án dân sự là gì? Hãy phân tích các thẩm quyền và căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm?...87Câu 42. Phân tích quy định về thủ tục đặc biệt xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?. 88CHƯƠNG: KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ...91Câu 43: Các trường hợp VKS kiến nghị trong tố tụng dân sự...91Câu 44: Kháng nghị của VKS trong tố tụng dân sự...92</small>

<b>CÂU TỔNG QUAN:</b>

<b>KỸ NĂNG CỦA KSV TRONG KS VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ</b>

<small></small>Căn cứ pháp lý: Đ27 LTCVKSND; BLTTDS

<b>1. Trước phiên tòa</b>

<small></small>Xác định các trường hợp tham gia phiên tòa sơ thẩm (Đ21) <small></small>Nghiên cứu hồ sơ;

<small></small>Chuẩn bị các thủ tục cần thiết khác tham gia phiên tòa (đề cương hỏi, bài phát biểu của KSV, dự kiến tình huống phát sinh tại phiên tịa…)

<small></small>Lập hồ sơ kiểm sát

<small></small>Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ.

<b>2. Tại phiên tòa</b>

<small></small>KS việc TTPL của Thẩm phán, HĐXX, Thư ký TA và ng tham gia tố tụng: + Thành phần, tư cách ng tiến hành tt, ng tham gia tt,

+ Về việc thay đổi, bổ sung yêu cầu; + Về vấn đề cung cấp tl, cc;

<small></small>KS trình tự tại phiên tịa: Trình tự hỏi; Cơng bố tl, cc; Xem xét vật chứng; Nghe băng ghi âm, ghi hình; Hỗn, tạm ngừng phiên tịa; Tun án.

<small></small>KSV thực hiện các quyền: Hỏi; Yêu cầu; Kiến nghị; Phát biểu ý kiến của KSV; Ghi chép diễn biến pt.

<b>3.Sau phiên tòa</b>

<small></small>KS biên bản pt; <small></small>KS việc gửi BA, QĐ;

<small></small>KS việc sửa chũa, bổ sung BA, QĐ; <small></small>Báo cáo kết quả pt;

<small></small>KS BA, QĐ của TA.

<i><b>Câu 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. (30 điểm)</b></i>

<b>Đáp án:</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><b>1. Cơ sở và căn cứ pháp lý:</b></i>

<i><b>- Cơ sở: Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng dân sự xuất phát từ chức năng</b></i>

kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo việc giải quyết các vụ án đúng pháp luật, kịp

<b>thời. (3 điểm)</b>

<i>- Căn cứ pháp lý: Nhiệm vụ, quyền hạn chung của các Viện kiểm sát được quy định trong</i>

LTCVKSND 2014. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự do

<b>pháp luật tố tụng dân sự quy định. (5 điểm) cụ thể Đ 27 Luật TC 2014, Điều 21 BLTTDS 2015</b>

<i><b>2. Nhiệm vụ, quyền hạn</b></i>

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ việc dân sự của Tịa án như

<b>kiểm sát thơng báo thụ lý, kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án; (2điểm)</b>

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tham gia tố tụng của những người tham gia tố tụng như đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự, người làm chứng, người

<b>phiên dịch... trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; (2 điểm)</b>

- Tham gia các phiên tòa xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự thuộc thẩm

<b>quyền giải quyết của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật; (2 điểm)</b>

<b>- Kiểm sát các bản án, quyết định giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án. (2 điểm)</b>

- Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trên cơ sở khiếu nại của đương sự; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để đảm bảo cho việc thực hiện

<b>thẩm quyền kháng nghị. (2 điểm)</b>

- Yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc xem

<b>xét việc kháng nghị.(2 điểm)</b>

- Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định giải

<b>quyết vụ việc dân sự của Tòa án. (2 điểm)</b>

- Thực hiện quyền yêu cầu, quyền kiến nghị đối với các vi phạm của Tịa án trong q

<b>trình giải quyết vụ việc dân sự. (2 điểm)</b>

- Đối với khiếu nại: kiểm sát việc giải quyết khiếu nại của tòa án, cơ quan Thi hành án và những người có thẩm quyền trong việc giải quyết các khiếu nại phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự; giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của viện

<b>kiểm sát… (2 điểm)</b>

<i><b>3. Ý nghĩa: Việc thực hiện được nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát bảo đảm cho việc</b></i>

<b>giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật. (2 điểm)</b>

<i><b>Câu 2: Phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự. Nêu những điểm mới về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự được quy định trong BLTTDS 2015 </b></i>

<i><b>Đáp án khung:</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- Điều 27 Luật TC VKSND năm 2014 quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát trong quá trình kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự như sau:

<i>(Lưu ý: Thí sinh phải phân tích cụ thể từng nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát đối</i>

với khâu công tác này)

1. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. 2. Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án, vụ việc.

3. Thu thập tài liệu, chứng cứ trong trường hợp pháp luật quy định.

4. Tham gia phiên tòa, phiên họp, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật.

5. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.

6. Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

7. Kháng nghị, kiến nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng.

8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật.

<i>- Những điểm mới </i>

- Về sự tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự của Viện kiểm sát nhân dân

Ngoài các trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp như Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành; Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 bổ sung một số nội dung mới như sau:

- Bổ sung quy định Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với trường hợp Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng

- Quy định đối với trường hợp Kiểm sát viên được Viện trưởng phân cơng tham gia phiên tịa, phiên họp sơ thẩm hoặc phiên tòa, phiên họp phúc thẩm mà vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành việc xét xử, khơng hỗn phiên tịa, trừ trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm. Quy định này nhằm bảo đảm cho việc xét xử, giải quyết vụ án dân sự được nhanh chóng, kịp thời, đề cao trách nhiệm của Kiểm sát viên và của Viện kiểm sát.

- Đối với phiên tòa, phiên họp có đương sự là người chưa thành niên thì Viện kiểm sát vẫn phải tham gia phiên tòa, phiên họp

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

- KSV phải tham gia phiên họp xem xét giải quyết khiếu nại, kiến nghị về trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 194 BLTTDS.

- Về việc phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm giải quyết vụ việc dân sự

+ Kiểm sát viên không chỉ phát biểu về việc chấp hành pháp luật tố tụng của thẩm phán, hội đồng xét xử như trước đây mà còn phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.

<i><b>Câu 3. Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng VKS và của Kiểm sát viên trong tố tụng dân sự. (30 điểm)</b></i>

<b>Đáp án:</b>

<i><b>1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát:</b></i>

- Viện trưởng VKSND là người tiến hành tố tụng, được bổ nhiệm theo quy định của pháp

<b>luật. (1 điểm)</b>

<i>- Căn cứ pháp lý:Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân trong tố</i>

tụng dân sự chủ yếu được quy định trong BLTTDS cụ thể tại các điều 57, 58, 331, 354, 504 và

<b>trong Luật tổ chức VKSND tại các điều 63, 65, 66, 67. (2 điểm) </b>

<i>- Nhiệm vụ, quyền hạn: Theo quy định tại Đ57 BLTTDS 2015, khi thực hiện nhiệm vụ</i>

kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, Viện trưởng VKS có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

+ Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động

<b>tố tụng dân sự; (2 điểm)</b>

+ Quyết định phân công Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng, tham gia phiên toà xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự theo quy định của BLTTDS và thông báo cho TA; Quyết định phân công Kiểm tra viên THTT

<b>đối với VVDS đảm bảo đúng nguyên tắc quy định K2 Đ16. (2 điểm)</b>

+ Kiểm tra hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng của Kiểm

<b>sát viên; KTV (2 điểm)</b>

<b>+ Quyết định thay đổi Kiểm sát viên; KTV (2 điểm)</b>

+ Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Toà

<b>án theo quy định của BLTTDS; (2 điểm)</b>

+ Yêu cầu, kiến nghị

<b>+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của BLTTDS. (2 điểm)</b>

Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn trên, khi tham gia giải quyết các vụ việc cụ thể, Viện trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn như kiểm sát viên.

<i><b>2. Nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm sát viên trong TTDS:</b></i>

<b>- Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng được bổ nhiệm theo quy định của pháp (1 điểm)</b>

<i>- Căn cứ pháp lý: Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Kiểm sát viên được quy định trong</i>

Luật tổ chức VKSND. Các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cụ thể của KSV trong tố tụng dân sự được quy định tại các Điều 58- nhiệm vụ, quyền hạn của KSV, Điều 232 – sự có mặt của KSV,

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Điều 261- phát biểu của KSV, Điều 302 – trình bày của KSV tại phiên tịa và một số điều luật

<b>khác của BLTTDS. (2 điểm)</b>

<i>- Nhiệm vụ, quyền hạn:</i>

+ Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu + Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự

+ Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu TA xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết VVDS theo quy định của BLTTDS; thu thập tài liệu, chứng cứ theo qđ K6 Đ97.

+ Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết

<b>vụ việc dân sự. (2 điểm)</b>

<b>+ Kiểm sát các bản án, quyết định của Tòa án.(2 điểm)</b>

+ Kiến nghị, yêu cầu TA thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo qđ.

+ Đề nghị Viện trưởng có thẩm quyền kháng nghị BA, QĐ của TA có vi phạm pháp luật. + Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ

<b>chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người TGTT vi phạm pháp luật. (2 điểm)</b>

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn TTDS khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo

<b>sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.(2 điểm)</b>

<i><b>3. Ý nghĩa: Hoạt động kiểm sát của Kiểm sát viên có ý nghĩa bảo đảm việc giải quyết các</b></i>

<b>vụ việc dân sự có căn cứ, kịp thời và đúng pháp luật.(2 điểm)</b>

<b>CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TTDS </b>

<i><b>Câu 4. Nêu và phân tích đặc điểm, thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Cho vídụ?</b></i>

<b>1. Khái niệm </b>

Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là quan hệ giữa Toà án, VKS, ĐS, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, ngươi làm chứng, người giám định, người phiên dịch và những chủ thể khác phát sinh trong tố tụng dân sự, trong đó quyền và nghĩa vụ của các bên trong các quan hệ này được các quy phạm pháp tố tụng dân sự quy định.

<b>2. Đặc điểm:</b>

Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự mang đầy đủ các đặc điểm của một quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa:

- Là quan hệ có ý chí;

- Xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật;

- Nội dung được cấu thành bởi quyền và nghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiện được bảo đảm bằng sự cưỡng chế Nhà nước.

<i><b>Bên cạnh đó, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự cịn có các đặc điểm riêng:</b></i>

<i>- Chủ thể : rất rộng, tuy nhiên, TA và các đương sự là những chủ thể chính trong nhiều </i>

QHPL TTDS. Bởi vì, trong các QHPL TTDS thì chủ yếu là quan hệ phát sinh giữa TA với ĐS và quan hệ giữa TA hoặc ĐS với các chủ thể khác. Tòa án thường là một bên của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự vì là cơ quan tài phán NN duy nhất thực hiện quyền lực NN để gq VVDS.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

TA có quyền đưa ra u cầu, ra bản án, QĐ có tính chất bắt buộc các chủ thể khác phải tôn trọng và phải thi hành.

<i>- Về phạm vi phát sinh : Các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự chỉ phát sinh trong quá </i>

trình giải quyết vụ việc dân sự. Từ thời điểm vụ việc dân sự đc phát sinh tại TA khi TA thực hiện việc thụ lý vụ việc dân sự để giải quyết, xuất hiện rất nhiều các quan hệ giữa TA, VKS, ĐS và những chủ thể khác. Khi các quan hệ này được các QPPL TTDS điều chỉnh thì trở thành QHPL TTDS.

<i>- Về nội dung : Quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể trong QHPL TTDS phát sinh, </i>

tồn tại, thay đổi trong một thể thống nhất. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể tố tụng đều là cơ sở để phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ tố tụng của chủ thể khác.

<b>3. Thành phần của quan hệ pháp luật dân sự</b>

Cũng như quan hệ pháp lý khác, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự bao gồm ba thành phần: chủ thể, khách thể và nội dung.

<b>- Chủ thể của quan hệ tố tụng dân sự là những cá nhân, tổ chức tham gia vào các quan hệ</b>

pháp luật tố tụng dân sự

Căn cứ vào mục đích tham gia tố tụng và địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, có thể chia thành 3 nhóm:

<b>+ Nhóm thứ nhất bao gồm các chủ thể có nhiệm vụ quyền hạn giải quyết vụ việc dânsự, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng: Tòa án nhân dân, Viện kiểm</b>

sát nhân dân.

<b>+ Nhóm thứ hai bao gồm các chủ thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của mình hay của người khác như: đương sự; người đại diện của đương sự; người bảo</b>

vệ quyền và lợi ích hp của ĐS.

<b>+ Nhóm thứ ba bao gồm các chủ thể tham gia tố tụng để hỗ trợ Tòa án trong việc giảiquyết vụ việc dân sự như người làm chứng, người giám định, phiên dịch, định giá…</b>

<b>- Khách thể</b>

Khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, mỗi chủ thể có những nhiệm vụ, mục đích khác nhau: nguyên đơn mong muốn yêu cầu của mình được Tòa án chấp nhận, bị đơn mong muốn Tòa án bác yêu cầu của nguyên đơn, Tòa án mong muốn giải quyết nhanh chóng và đúng đắn được vụ việc dân sự…

Tuy vậy, mong muốn chung của các chủ thể là làm sao Tịa án có thể giải quyết được yêu cầu của đương sự hay vụ việc dân sự để chấm dứt tranh chấp giữa các đương sự. Đây chính là động lực thúc đẩy các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và là mục đích, mối quan tâm chung của các chủ thể.

<i>Khách thể quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là việc giải quyết quan hệ pháp luật nội dungtranh chấp giữa các đương sự hay việc công nhận hoặc không công nhận về một sự kiện pháplý hoặc quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong QHPL nội dung.</i>

<b>- Nội dung quan hệ pháp luật tố tụng dân sự bao gồm các quyền và nghĩa vụ của các chủ</b>

thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự đã được quy định trong các VBPL TTDS.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i><b>Câu 5. Phân tích nguyên tắc quyền u cầu Tồ án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và so sánh nguyên tắc này được ghi nhận trong BL TTDS 2004 ( sửa đổi 2011) với BL TTDS </b></i>

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tịa án có thẩm quyền để u cầu Tịa án bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

2. Tịa án khơng được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.

Việc giải quyết vụ việc dân sựquy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.

<b>2. Phân tích các nội dung sau đây (20 điểm)</b>

<b>+ Quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể vừa là mục đích, vừa là động cơ thúc đẩy các chủ</b>

thể tham gia các quan hệ dân sự.

+ Nhà nước công nhận và bảo hộ các quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể

+ Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng có quyền yêu cầu TA bảo vệ

<b>+ Quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng bị xâm</b>

phạm cần phải được bảo vệ

+ Trong các hoạt động tố tụng, Toà án, Viện kiểm sát và các chủ thể khác phải tôn trọng và không được hạn chế quyền yêu cầu Toà án giải quyết

<b>3. Ý nghĩa của nguyên tắc (3 điểm): về mặt chính trị, xã hội; về mặt pháp lý.</b>

<i><b>Câu 6. Phân tích nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. (30 điểm)</b></i>

<b>Đáp án: </b>

<i><b>1. Khái niệm, cơ sở của nguyên tắc:</b></i>

<i><b>- Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam: là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo, định</b></i>

hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự và được ghi nhận trong các văn

<b>bản pháp luật tố tụng dân sự. (2 điểm)</b>

<i>- Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự: là một nguyên tắc cơ bản</i>

của luật tố tụng dân sự Việt Nam, được quy định tại Điều 5 BLTTDS 2015. Đây là một vấn đề cơ bản của tố tụng dân sự, chi phối quá trình tố tụng dân sự nên quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định là một nguyên tắc cơ bản, cốt lõi, đặc trưng của tố tụng

<b>dân sự.(2 điểm)</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i> - Quyền tự định đoạt của đương sự: là quyền của đương sự trong việc tự quyết định về</i>

<b>quyền, lợi ích của họ và lựa chọn biện pháp pháp lý cần thiết bảo vệ quyền, lợi ích đó.(2 điểm)</b>

<i>- Cơ sở của ngun tắc: Ngun tắc này xuất phát từ các nguyên tắc trong giao lưu dân sự.</i>

Theo đó, các quan hệ dân sự được xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa

<b>thuận, tự chịu trách nhiệm và bình đẳng giữa các chủ thể. (3 điểm)</b>

<i><b>2. Nội dung nguyên tắc: </b></i>

Điều 5 BLTTDS 2015 quy định như sau:

- Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tồ án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu

<b>của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. (5 điểm)</b>

- Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo

<b>đức xã hội. (5 điểm)</b>

<i>Thể hiện ngun tắc:</i>

+ Tịa án khơng tự đưa các tranh chấp dân sự ra Tòa để giải quyết, việc khởi kiện hay không khởi kiện do các đương sự tự quyết định. Các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các u cầu của mình. Ngun đơn có thể rút đơn khởi kiện hoặc thay đổi, bổ sung u cầu khởi kiện của mình. Bị đơn có thể đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn, chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, thừa nhận hoặc khơng phản đối những tình tiết mà ngun đơn đưa ra. Các bên đương sự có quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp một cách tự nguyện, không trái pháp luật, trái đạo đức xã

<b>hội; tự mình quyết định việc kháng cáo hay khơng kháng cáo phúc thẩm…(5 điểm)</b>

+ Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự.

<b>Tòa án cũng chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. (4 điểm)</b>

<i><b>3. Ý nghĩa: Nguyên tắc này có ý nghĩa trong việc đảm bảo tốt hơn quyền của công dân trong tố</b></i>

tụng dân sự, các cơ quan nhà nước không can thiệp quyền quyết định và tự định đoạt của đương

<b>sự nếu quyền đó khơng vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội (2 điểm)</b>

<i><b>Câu 7. Phân tích Ngun tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự </b></i>

<b>Đáp án: Phân tích các nội dung sau đây</b>

- <i><b>1. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc (2 điểm)Đ 8. </b></i>

<small>-</small><b>Điều 8. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự</b>

<small>-</small>1. Trong tố tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, khơng phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hố, nghề nghiệp, địa vị xã hội.

<small>-</small>Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tịa án.

<small>-</small>2. Tịa án có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự.

Để bảo đảm giải quyết vụ việc dân sự được khách quan, đúng luật thì các đương sự phải được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự. Nguyên tắc này là tiền đề chủ yếu

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

để thực hiện tranh tụng tại phiên tịa.

<b>2. Phân tích các nội dung sau đây (20 điểm)</b>

- Mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Tồ án khơng phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo, trình độ văn hố, nghề nghiệp

- Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng khơng phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác;

- Các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi tham gia các hoạt động tố tụng;

- Tồ án có trách nhiệm tạo điều kiện để đương sự và các chủ thể khác tham gia vào quá trình giải quyết các vụ việc dân sự thực hiện tốt nhất các quyền, nghĩa vụ của mình.

<i><b>Câu 8. Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền tranh tụng trong xét xử quy định tại điều 24 Bộluật LTTDS năm 2015. So sánh với điều 23a Bộ Luật TTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung 2011) </b></i>

<b>Đáp án: Phân tích các nội dung sau đây</b>

<b>1. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc (2 điểm) Điều 24. Bảo đảm tranh tụng trong xét xử</b>

1. Tịa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này.

2. Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và cónghĩa vụ thơng báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Bộ luật này.

3. Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, tồn diện, cơng khai, trừ trường hợp khơng được cơng khai theo quy định tại khoản 2 Điều 109của Bộ luật này. Tòa án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định.

<b>2. Phân tích các nội dung (20 điểm)3. Ý nghĩa của nguyên tắc (3 điểm)</b>

- Đảm bảo quyền con người, quyền công dân;

- Đương sự được thực hiện đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp trong tố tụng dân sự.

<b>4. Nêu được những điểm mới của BL TTDS 2015 so với BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổsung 2011) (5 điểm)</b>

<i>Chi tiết ngun tắc này như sau:</i>

- Tịa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của BLTTDS 2015.

- Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý VADS và có nghĩa vụ thơng báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của BLTTDS 2015.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

- Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai, trừ trường hợp không được công khai do đó là nội dung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo u cầu chính đáng của đương sự nhưng phải thơng báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ khơng được cơng khai.

Tịa án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định.

<i><b>Câu 9. Phân tích nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.</b></i>

<b>1. Khái niệm, cơ sở của nguyên tắc:</b>

<i>- Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam: là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo, định</i>

hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự và được ghi nhận trong các văn

<b>bản pháp luật tố tụng dân sự. (2 điểm)</b>

<i>- Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật: là nguyên tắc thể hiện tính pháp chế xã</i>

hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự. Nguyên tắc này yêu cầu mọi hoạt động tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải tuân theo quy định của

<b>pháp luật tố tụng dân sự. (2 điểm) </b>

<i>- Cơ sở của nguyên tắc: Hoạt động tố tụng dân sự khá đa dạng, phức tạp lại dễ xâm phạm</i>

đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể nên ngoài việc pháp luật phải quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể thì cần phải có cơ chế thích hợp kiểm sát các hoạt động này. Chính vì vậy, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự đã được pháp luật quy

<b>định là nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự. (3 điểm)2. Nội dung nguyên tắc: </b>

Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trước đây được quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; Pháp lênh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Hiện nay, các quy định này được kế thừa quy định tại Điều 21 BLTTDS. Nội dung điều luật này đã quy định đầy đủ những nội dung cơ bản của nguyên tắc, có tác dụng bảo đảm hiệu quả của công tác kiểm sát.

Điều 21 BLTTDS quy định:

- Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc

<b>giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.(5 điểm)</b>

- Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên toà đối với những vụ án do Toà án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án,

<b>các vụ việc dân sự mà viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Toà án.(5 điểm)</b>

<i>Thể hiện của nguyên tắc:</i>

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự xác định Viện kiểm sát thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các chủ thể trong việc tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng. Cụ thể, đối tượng của công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự và các việc khác theo quy định của pháp luật là sự tuân thủ pháp luật Tòa án, của những người tiến

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

hành tố tụng (Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân), của những người tham gia tố tụng trong q trình Tịa án tiến hành giải quyết các vụ việc đó (Đương sự, người

<b>bảo vệ quyền lợi của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch…);(4điểm)</b>

- Khi thực hiện quyền hạn của mình Viện kiểm sát thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật. Ví dụ: u cầu Tịa án xác minh, thu thập chứng cứ trên cơ sở khiếu nại của đương sự; yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để đảm bảo cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị; yêu cầu chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để VKS tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc để xem xét, quyết định việc kháng nghị; Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm,

<b>giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án…(4 điểm)</b>

- VKSND tham gia các phiên tòa xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật. Cụ thể: Viện kiểm sát tham gia các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại; tham gia phiên tòa phúc thẩm khi VKS đã tham gia phiên tịa sơ thẩm mà có kháng cáo hoặc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; hoặc VKS khơng tham gia phiên tịa sơ thẩm nhưng có kháng nghị của VKS cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp; VKS tham gia tất cả các phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm giải quyết việc dân sự, tham gia phiên họp phúc thẩm đối quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có kháng cáo, kháng

<b>nghị; tham gia các phiên tòa, phiên họp giám đốc thẩm, tái thẩm. (3 điểm) </b>

<i><b>3. Ý nghĩa của nguyên tắc: kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự đảm bảo cho</b></i>

<b>việc giải quyết các vụ việc dân sự kịp thời và đúng pháp luật. (2 điểm)</b>

<i><b>Câu 10b. Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng</b></i>

<i><b>Đáp án khung:</b></i>

Phân tích các nội dung sau đây

1. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc K2 Điều 4, Điều 45 BLTTDS 2. Phân tích các nội dung sau đây

<i>1. Việc áp dụng tập quán được thực hiện như sau:</i>

Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận và pháp luật khơng quy định. Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.

Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng.

Tịa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự.

Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập qn có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>2. Việc áp dụng tương tự pháp luật được thực hiện như sau:</i>

Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận, pháp luật khơng có quy định và khơng có tập quán được áp dụng theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự và khoản 1 Điều này.

Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành khơng có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.

<i>3. Việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng đượcthực hiện như sau:</i>

Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Bộ luật dân sự, khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.

Án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tịa án nhân dân tối cao cơng bố.

Lẽ cơng bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, khơng thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.

4. Ý nghĩa của nguyên tắc

<i><b>Câu 11. Phân tích nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự. (30 điểm)</b></i>

<b>Đáp án:</b>

<i><b>1. Khái niệm, cơ sở của nguyên tắc:</b></i>

<i>- Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam: là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo, định</i>

hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự và được ghi nhận trong các văn

<b>bản pháp luật tố tụng dân sự. (2 điểm)</b>

<i>- Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh: là nguyên tắc đặc trưng trong tố tụng dân</i>

sự. Các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là có

<b>căn cứ và hợp pháp.(2 điểm)</b>

<i>- Cơ sở của nguyên tắc: Khác với tố tụng hình sự, trong tố tụng dân sự, các đương sự là</i>

người trong cuộc, biết được sự việc, đưa ra yêu cầu nên họ phải cung cấp cho tòa án các chứng cứ và chứng minh làm rõ sự việc. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đưa ra yêu cầu tòa án

<b>bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì họ cũng có nghĩa vụ như đương sự. (3 điểm)</b>

<i><b>2. Nội dung nguyên tắc: </b></i>

Nguyên tắc được quy định tại điều 6 BLTTDS như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

- Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho

<b>yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. (1 điểm)</b>

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

<b>người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự. (5 điểm)</b>

- Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật Tố

<b>tụng dân sự quy định. (5 điểm)</b>

<i>Thể hiện nguyên tắc:</i>

<i> - Khi đưa ra yêu cầu hay bác bỏ yêu cầu của người khác, đương sự có quyền, nghĩa vụ</i>

cung cấp chứng cứ và chứng minh để làm rõ căn cứ yêu cầu của mình hay căn cứ bác bỏ yêu cầu của người khác. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện u cầu tịa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì cũng có quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và

<b>chứng minh như đương sự. (5 điểm)</b>

- Tòa án chỉ thu thập chứng cứ khi đương sự khơng thể tự mình thu thập được chứng cứ và khi đương sự có u cầu. Tịa án cũng chỉ được tự mình thu thập chứng cứ trong những trường

<b>hợp do pháp luật quy định.(5 điểm)</b>

<i><b>3. Ý nghĩa của nguyên tắc: chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất</b></i>

lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ có thể giải quyết đúng vụ việc dân sự khi

<b>có đầy đủ các chứng cứ và các tình tiết của vụ việc dân sự đã được làm sáng tỏ. (2 điểm)CHƯƠNG 4: CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ</b>

<i><b>Câu 12. Khái niệm chứng cứ? Nguồn chứng cứ? Phân biệt chứng cứ và nguồn chứng cứ?Đáp án khung:</b></i>

<i><b>a) Khái niệm, thuộc tính của chứng cứ ()</b></i>

<i>- Điều 93 BLTTDS năm 2015: () Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật đượcđương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tồ án trong q trình tốtụng hoặc do Tồ án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa ánsử dụng làm căn cứ để xác địnhcác tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầuhay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.</i>

-Thuộc tính chứng cứ: ()

<i>+/ Tính khách quan của chứng cứ+/ Tính liên quan của chứng cứ+/ Tính hợp pháp của chứng cứ:</i>

<i><b>Thứ nhất về tính khách quan. Chứng cứ có tính khách quan bởi chứng cứ là cơ sở để</b></i>

nhận thức vụ việc dân sự. Theo lý luận về nhận thức thì người ta chỉ nhận thức đúng bản chất của sự vật, sự việc khi nó được phản ánh lại một cách khách quan. Những cái đó có được là do sự tưởng tượng, hư cấu khơng bao giờ nói lên được bản chất sự vật, sự việc và không thể làm cơ sở của nhận thức.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Tính khách quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ chứng cứ phải là cái có thật, tồn tại ngoài ý muốn của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng.Trong quá trình tố tụng, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng không thể tạo ra chúng theo ý muốn chủ quan của họ mà chỉ có thể thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chúng. Xác định được tính khách quan của chứng cứ, trong q trình giải quyết vụ việc dân sự tịa án loại bỏ được những cái khơng có thật, khơng sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, đúng đắn.

<i><b>Thứ hai về tính liên quan. Chứng cứ có tính liên quan bởi chứng cứ được tịa án dựa vào</b></i>

để giải quyết vụ việc dân sự. Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ giữa chứng cứ và vụ việc dân sự có mối quan hệ nhất định. Nhờ chứng cứ mà tịa án có thể cơng nhận hay phủ nhận được tình tiết, sự kiện này hay tình tiết, sự kiện khác của vụ việc dân sự hoặc đưa ra tin tức về nó. Thông thường, chứng cứ bao gồm những tin tức liên quan trực tiếp đến vụ việc dân sự. Thông qua nó tịa án có thể khẳng định ngay được có hay khơng tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự nhưng trong nhiều trường hợp, chứng cứ còn bao gồm cả những tin tức liên quan gián tiếp đến vụ việc dân sự. Tuy vậy, nhờ chúng tòa án vẫn có khả năng đưa ra những kết luận nhất định về vụ việc dân sự đang giải quyết. Căn cứ vào tính liên quan của chứng cứ, trong quá trình giải quyết vụ việc, tịa án có thể loại bỏ được những cái không liên quan đến vụ việc dân sự. Từ đó, khơng phải xác minh làm rõ chúng, bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng và đúng đắn.

<i><b>Thứ ba về tính hợp pháp. Chứng cứ có tính hợp pháp bởi việc giải quyết vụ việc dân sự</b></i>

không thể tách rời quá trình nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ. Quá trình này lại phức tạp vì thế pháp luật phải quy định cụ thể những vấn đề liên quan đến chúng thì mới có thể làm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng với bản chất của nó. Tính hợp pháp của chứng cứ u cầu chứng cứ phải được rút ra từ những nguồn nhất định do pháp luật quy định; quá trình thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng phải được tiến hành đúng theo quy định của pháp luật.Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các chủ thể chứng minh phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về chứng cứ. Đối với những gì khơng được rút ra từ các nguồn do pháp luật quy định, không được thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật thì khơng được coi là chứng cứ, không được sử dụng giải quyết vụ việc dân sự.

* Chứng cứ phải được xác định từ những nguồn chứng cứ hợp pháp mà pháp luật tố tụng

Theo quy định tại Điều 94 BLTTDS 2015

+ Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử. + Vật chứng.

+ Lời khai của đương sự.

+ Lời khai của người làm chứng. + Kết luận giám định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

+ Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

+ Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

+ Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập. + Văn bản công chứng, chứng thực.

+ Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

<i><b>c) Phân biệt chứng cứ và nguồn chứng cứ: ()</b></i>

Trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, việc phân biệt rõ đâu là chứng cứ, đâu là nguồn chứng cứ không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận mà cịn có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn.

- Nguồn chứng cứ là hình thức tồn tại của chứng cứ; nguồn chứng cứ là những dữ kiện thực tế có chứa đựng nội dung những sự thật khách quan có liên quan đến vụ việc mà Tịa án đang giải quyết. Như vậy, hiểu theo khái niệm này thì nguồn chứng cứ chính là hình thức chứa đựng những gì có thật liên quan đến đối tượng chứng minh trong vụ kiện dân sự.

- Chứng cứ chỉ có thể hình thành và thu thập từ những nguồn được pháp luật quy định; chứng cứ là những sự thật khách quan có liên quan đến vụ việc mà Tịa án đang giải quyết, được thu thập theo một trình tự do luật định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay khơng có các tình tiết là cơ sở của những yêu cầu hay phản đối yêu cầu của các bên đương sự và những cơ sở khác có ý nghĩa để giải quyết đúng đắn vụ việc,

Chứng cứ là các “dấu vết”, “thông tin” còn nguồn phản ánh chứng cứ là những cái chứa đựng các “dấu vết”, “thông tin” ấy. Chứng cứ là cái chi tiết, cụ thể còn nguồn chứng cứ là cái bao quát chung.

<i><b>Câu 13. Phân tích các biện pháp mà Toà án phải ra quyết định khi tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự? </b></i>

<i><b>Đáp án khung:</b></i>

<i><b>a) Vai trò của Tòa án trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ: ()</b></i>

Trong tố tụng dân sự, Toà án chỉ giữ vai trò giúp đỡ, hướng dẫn về mặt pháp luật để các đương sự tự chứng minh nhằm bảo vệ các yêu cầu liên quan đến quyền lợi của mình. Tịa án xem xét các chứng cứ do cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp trên cơ sở tính xác thực của các chứng cứ đó mà quyết định có sử dụng chúng vào q trình chứng minh hay khơng.

Tịa án chỉ có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập tài liệu, chứng cứ trong những trường hợp BLTTDS năm 2015 có quy định. Việc tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ phải tuân thủ quy định tại điều luật cụ thể của BLTTDS năm 2015 về biện pháp đó. Ngồi ra, BLTTDS năm 2015 xác định trách nhiệm của Tòa án phải hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ, tuy nhiên chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do BLTTDS quy định. Điểm này đã nhấn mạnh quyền tự quyết của đương sự.

<i><b>b) Phân tích các biện pháp sau đây: ()</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Điều 97 BLTTDS quy định nhiều biện pháp Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ, song chỉ những biện pháp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 97, Tịa án phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án, gồm :

- Trưng cầu giám định (Điều 102 BLTTDS năm 2015) - Định giá tài sản (Điều 104 BLTTDS năm 2015)

- Xem xét, thẩm định tại chỗ (Điều 101 BLTTDS năm 2015)

- Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ (Điều 105 BLTTDS năm 2015);

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự (Điều 106 BLTTDS năm 2015);

<i><b>c) Ý nghĩa ()</b></i>

<i><b>Câu 13b. Phân tích các biện pháp Toà án mà Toà án phải ra quyết định khi tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự? </b></i>

<b>Đáp án:</b>

<b>1. Khái niệm: (3 điểm)</b>

<b>2. Phân tích được các biện pháp sau đây: (25)</b>

<b>Trưng cầu giám định (Điều 102 BLTTDS năm 2015) Điều 102. Trưng cầu giám định, yêucầu giám định</b>

1. Đương sự có quyền u cầu Tịa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.

3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tịa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.

4. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.

5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu khơng chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp.

<b>-Định giá tài sản (Điều 104 BLTTDS năm 2015) Điều 104. -Định giá tài sản, thẩm định giá tàisản</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

1. Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.

2. Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.

Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản. 3. Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;

b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;

c) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.

4. Trình tự, thủ tục thành lập Hội đồng định giá, định giá tài sản:

a) Hội đồng định giá do Tòa án thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan chun mơn có liên quan. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại Điều 52 của Bộ luật này không được tham gia Hội đồng định giá.

Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá;

b) Cơ quan tài chính và các cơ quan chun mơn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá. Trường hợp cơ quan tài chính, các cơ quan chun mơn khơng cử người tham gia Hội đồng định giá thì Tịa án u cầu cơ quan quản lý có thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo cơ quan tài chính, cơ quan chun mơn thực hiện u cầu của Tịa án. Người được cử tham gia Hội đồng định giá không tham gia mà khơng có lý do chính đáng thì Tòa án yêu cầu lãnh đạo cơ quan đã cử người tham gia Hội đồng định giá xem xét trách nhiệm, cử người khác thay thế và thông báo cho Tòa án biết để tiếp tục tiến hành định giá;

c) Việc định giá phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản.

5. Việc định giá lại tài sản được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu khơng chính xác hoặc khơng phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giải quyết vụ án dân sự.

<b>-Xem xét, thẩm định tại chỗ (Điều 101 BLTTDS năm 2015) Điều 101. -Xem xét, thẩm định tạichỗ</b>

1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường,

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.

2. Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải được ghi thành biên bản. Biên bản phải ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự nếu họ có mặt, của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định và những người khác được mời tham gia việc xem xét, thẩm định. Sau khi lập xong biên bản, người xem xét, thẩm định phải yêu cầu đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định ký tên và đóng dấu xác nhận. 3. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ.

4. Thẩm phán có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định tại chỗ hỗ trợ trong trường hợp có hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ.

<b>-Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ (Điều 105 BLTTDS năm 2015); Điều 105. -Ủythác thu thập chứng cứ</b>

1. Trong q trình giải quyết vụ việc dân sự, Tịa án có thể ra quyết định ủy thác để Tịa án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, thẩm định tại chỗ, tiến hành định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự.

2. Trong quyết định ủy thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, quan hệ tranh chấp và những công việc cụ thể ủy thác để thu thập chứng cứ.

3. Tòa án nhận được quyết định ủy thác có trách nhiệm thực hiện cơng việc cụ thể được ủy thác trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác và thơng báo kết quả bằng văn bản cho Tịa án đã ra quyết định ủy thác; trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải thơng báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Tòa án đã ra quyết định ủy thác.

4. Trường hợp việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ở nước ngoài thì Tịa án làm thủ tục ủy thác thơng qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này.

5. Trường hợp không thực hiện được việc ủy thác theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này hoặc đã thực hiện việc ủy thác nhưng không nhận được kết quả trả lời thì Tịa án giải quyết vụ án trên cơ sở chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ việc dân sự.

-Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện

<b>vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự (Điều 106 BLTTDS năm 2015); Điều106. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ</b>

1. Đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ. Khi yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ, đương sự phải làm văn bản yêu cầu ghi rõ tài liệu, chứng cứ cần cung cấp; lý do cung cấp; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cần cung cấp.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đương sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp khơng cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người có yêu cầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

2. Trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp cho mình hoặc đề nghị Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.

Đương sự yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; tài liệu, chứng cứ cần thu thập; lý do mình khơng tự thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cần thu thập. 3. Trường hợp có yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn

15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; hết thời hạn này mà không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện u cầu của Tịa án mà khơng có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Việc xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là lý do miễn nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.

4. Trường hợp Viện kiểm sát có u cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

<b>-3. Ý nghĩa (2 điểm)</b>

<i><b>Câu 14. Viện kiểm sát thu thập chứng cứ trong các trường hợp nào? Các biện pháp thu thậpchứng cứ của Viện kiểm sát?</b></i>

Viện kiểm sát thu thập chứng cứ trong các trường hợp (Quy định tại Khoản 6 Điều 97 BLTTDS): để đảm bảo cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm:

- Các biện pháp thu thập chứng cứ của VKS: + Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng

+ Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng + Trưng cầu giám định

+ Định giá tài sản:

+ Xem xét thẩm định tại chỗ;

+ Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn đưuọc hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;

+ Xác minh sự có mặt, vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú; + Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i><b>Câu 15: Kỹ năng kiểm sát việc thu thập tài liệu, chứng cứ (CV)</b></i>

Đối với vụ án dân sự thuộc trường hợp PL quy định phải có VKS tham gia phiên tịa thì những vụ án đó sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp để VKS nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày VKS nhận đc hồ sơ vụ án. Hoặc những vụ án khác mà VKS có văn bản yêu cầu TA chuyển hồ sơ để tiến hành phục vụ công tác kiểm sát thì TA phải chuyển hồ sơ vụ án cho VKS nghiên cứu.

Qua công tác nghiên cứu hồ sơ vụ án, VKS tiến hành kiểm sát tổng thể việc tuân theo pháp luật các hoạt động của TA kể từ khi thụ lý vụ án cho đến khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong đó đáng kể đến là hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ. Đây là hoạt động quan trọng, mấu chốt để giải quyết vụ án. Khi kiểm sát hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ, Kiểm sát viên cần xác định được tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án:

<b>a) Kiểm sát việc Tòa án tiếp nhận các tài liệu, chứng cứ do các đương sự, cơ quan, tổchức, cá nhân có liên quan tự giao nộp</b>

Các tài liệu này thường là các tài liệu chứng cứ xuất hiện đầu tiên trong hồ sơ vụ án, các tài liệu chứng cứ này là các tài liệu chứng cứ do người KK nộp kèm theo đơn KK để chứng minh cho việc KK của mình là có căn cứ và đúng PL hoặc các tài liệu chứng cứ do người KK nộp bổ sung sau khi Tòa án yêu cầu, ngồi ra cịn có các tài liệu chứng cứ do bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cung cấp sau khi có thơng báo về việc đã thụ lý vụ án dân sự và ý kiến của bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan về việc bị nguyên đơn khởi kiện yêu cầu.

Khi xem xét các tài liệu, chứng cứ này, KSV và các cán bộ kiểm sát phải xem tính xác thực, tính có căn cứ pháp lý của các tài liệu chứng cứ đó. Ví dụ: vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại thì xem tính xác thực, tính có pháp lý của hợp đồng giữa các bên hoặc vụ án tranh chấp về thừa kế có di chúc thì xem tính hợp pháp của di chúc…Khi xem xét cần phải thận trọng kỹ càng, xem từng tài liệu, chứng cứ và xem do ai giao nộp, nộp vào giờ nào, ngày tháng năm nào. Xem xét xong phải có nhận định đánh giá tính có căn cứ và hợp pháp đối với từng tài liệu chứng cứ để phục vụ cho quan điểm giải quyết vụ án tại phiên tòa.

Kiểm sát viên phải kiểm tra xem các tài liệu chứng cứ này có biên bản giao nộp tài liệu chứng cứ không. Nội dung biên bản giao nộp tài liệu, chứng cứ có đảm bảo theo quy định tại khoản 2 Điều 96 BLTTDS khơng… Nếu có vi phạm về thủ tục giao nộp, Kiểm sát viên tiến hành tập hợp vi phạm phục vụ cho việc kiến nghị (bằng lời nói) tại phiên tịa sơ thẩm hoặc quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>b) Kiểm sát việc thu thập tài liệu, chứng cứ do Tòa án tự tiến hành hoặc do yêu cầucủa đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc do Viện kiểm sát yêu cầu</b>

Quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu thấy cần thiết thì TA có thể tự tiến hành một hoặc một vài biện pháp để thu thập tài liệu, chứng cứ hoặc tiến hành do yêu cầu của đương sự, cơ quan, tổ chức có liên quan yêu cầu hoặc tiến hành do yêu cầu của VKS. Các biện pháp để TA có thể tiến hành thu thập bao gồm:

+ Lấy lời khai của đương sự: Đối với biện pháp thu thập này, Kiểm sát viên cần xem xét điều kiện lấy lời khai ra sao. Về nguyên tắc, lời khai của đương sự do đương sự tự cung cấp, tự làm bản tự khai và ký tên. Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời hai khi đương sự chưa có bản tự khai hoặc nội dung bản tự khai chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc trường hợp đương sự khơng thể tự viết được. Ngồi ra cịn phải xem xét phương pháp lấy lời khai, địa điểm lấy lời khai, nội dung ghi biên bản lấy lời khai, đương sự ký nhận…. Tóm lại, kiểm tra xem Tịa án lấy lời khai của đương sự có bảo đảm Điều 98 BLTTDS hay không.

+ Lấy lời khai của người làm chứng: Về cơ bản kỹ năng kiểm sát biện pháp thu thập lấy lời khai của người làm chứng tương tự như kỹ năng kiểm sát việc lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của người làm chứng phải đảm bảo Điều 99 BLTTDS.

+ Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng: khi kiểm sát, Kiểm sát viên cần xem xét điều kiện để thực hiện biện pháp này? Thủ tục đối chất phải đảm bảo Điều 100 BLTTDS.

+ Trưng cầu giám định: khi kiểm sát, Kiểm sát viên lưu ý xem có u cầu Tịa án trưng cầu giám định của đương sự hay không. Khi trưng cầu giám định, Tịa án có ra quyết định trưng cầu giám định hay không? Việc trưng cầu giám định có đảm bảo Điều 102 BLTTDS hay khơng

+ Định giá tài sản: kỹ năng kiểm sát biện pháp thu thập này cơ bản tương tự như kỹ năng kiểm sát việc trưng cầu giám định. Tuy nhiên cần lưu ý về căn cứ định giá, quyết định thành phần Hội đồng định giá tài sản…Quy định về định giá tài sản phải bảo đảm Điều 104 BLTTDS.

+ Xem xét, thẩm định tại chỗ: biện pháp này được thực hiện phải theo quy định tại khoản 1, 2 của Điều 101 BLTTDS. Khi kiểm sát cần lưu ý đến quyết định xem xét tại chỗ, thẩm định tại chỗ của Tòa án có đảm bảo theo quy định hay khơng.

+ Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ: phải đảm bảo theo qđ tại Điều 105 BLTTDS.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự: phải đảm bảo theo qđ tại Điều 106 BLTTDS.

+ Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú: khi kiểm sát biện pháp này cần xem xét biên bản về việc xác minh sự có mặt, vắng mặt của bị đơn tại nơi cư trú.

Tóm lại, q trình kiểm sát, nếu phát hiện vi phạm pháp luật về thủ tục thu thập tài liệu, chứng cứ mà mức độ vi phạm nghiêm trọng thì đề xuất ngay với lãnh đạo VKS kiến nghị TA khắc phục hoặc yêu cầu Tòa án phải tiến hành thu thập lại, nếu mức độ vi phạm ít NT thì tập hợp những vi phạm ít NT đó để kiến nghị trong khi phát biểu về việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa sơ thẩm cũng như quan điểm vê việc giải quyết vụ án tại phiên tòa.

<b>CHƯƠNG 3: CƠ QUAN THTT, NGƯỜI THTT, NGƯỜI TGTT</b>

<i><b>Câu 16. Nêu khái niệm và phân tích thành phần các cơ quan tiến hành tố tụng? </b></i>

<b>Điều 46. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng</b>

1. Các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có: a) Tịa án;

b) Viện kiểm sát.

2. Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có:

a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

<b>Đáp án: Nêu khái niệm và phân tích những nội dung sau</b>

- <i><b>Khái niệm: (2 điểm) Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan thực hiện quyền lực nhà</b></i>

<i>nước trong việc giải quyết vụ việc dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụngdân sự. </i>

- <b>Các cơ quan tiến hành tố tụng: (3 điểm)</b>

- <b>Phân tích địa vị pháp lý: (25 điểm)</b>

<i><b>+ Cơ quan Tịa án: (12 điểm)</b></i>

<i>- Chức năng: là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam </i>

- Nhiệm vụ chung: (Điều 107 Hiến pháp 2013, (Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014).

<b>Điều 102 </b>

1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.

3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>Điều 103 </b>

<b>Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân</b>

1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bằng hoạt động của mình, Tịa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

- Nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực tố tụng dân sự,

<i>+ Cơ quan Viện Kiểm sát: (13 điểm) </i>

<i>- Chức năng: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp- Nhiệm vụ chung: (Điều 107 Hiến pháp 2013, Điều 1 Luật Tổ chức Viện kiểm sát năm 2014).</i>

<b>Điều 107 </b>

1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

2. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.

3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công

<i><b>dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp</b></i>

của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

<i>- Nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực tố tụng dân sự,</i>

<i><b>Câu 16b. Nêu khái niệm và phân tích thành phần người tiến hành tố tụng? </b></i>

<b>Điều 46. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng</b>

1. Các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có: a) Tịa án;

b) Viện kiểm sát.

2. Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có:

a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

- <i><b>Khái niệm: (2 điểm) Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan thực hiện quyền lực nhà</b></i>

<i>nước trong việc giải quyết vụ việc dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụngdân sự. </i>

<b>Đáp án: </b>

<i><b>- Khái niệm: (2 điểm) Người tiến hành tố tụng dân sự là người nhân danh Nhà nước, thực</b></i>

<i>hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i>luật trong quá trình tố tụng dân sự</i>

<b>- Các cơ quan tiến hành tố tụng: (3 điểm)- Phân tích địa vị pháp lý: (25 điểm)</b>

<i>-Chánh án Toà án là người lãnh đạo Tồ án, có quyền điều hành các cơng việc hành chính và tổ</i>

chức việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án

- Trong tố tụng dân sự, chánh án có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức việc giải quyết các vụ việc dân sự, tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự được pháp luật quy định

<i>- Thẩm phán là người tiến hành tố tụng có tính chun nghiệp, thuộc biên chế của Tồ án, được</i>

bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án (Điều 1 Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm nhân dân).

- Trong tố tụng dân sự, thẩm phán là người có quyền trực tiếp tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

- Hội thẩm nhân dân là người tiến hành tố tụng được bầu theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án

- Là người tiến hành tố tụng thuộc biên chế của Toà án, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc ghi các biên bản tố tụng và thực hiện những công việc khác theo sự phân công của chánh án Toà án và thẩm phán.

- Là người tiến hành tố tụng thuộc biên chế của Toà án, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc Thẩm tra hồ sơ vụ việc dân sự mà bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án giải quyết vụ việc dân sự với Chánh án Tòa án; Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; Hỗ trợ Thẩm phán thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này.

<i><b>6. Viện trưởng Viện kiểm sát (3 điểm)</b></i>

<i>- là người có quyền điều hành các cơng việc hành chính của Viện kiểm sát và tổ chức thực hiện</i>

nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát.

- Trong tố tụng dân sự, viện trưởng Viện kiểm sát là người tổ chức kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Ngoài ra, với tư cách là Kiểm sát viên thì Viện trưởng Viện kiểm sát cũng có thể trực tiếp tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.

<i><b>7. Kiểm sát viên (3 điểm)</b></i>

- Là người tiến hành tố tụng thuộc biên chế của Viện kiểm sát, được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (Điều 1 Pháp lệnh Kiểm sát viên).

<i><b>8. Kiểm tra viên (3 điểm)</b></i>

- Là người tiến hành tố tụng thuộc biên chế của Viện kiểm sát , Khi được phân công tiến hành hoạt động tố tụng, Kiểm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên; Lập hồ sơ kiểm sát vụ việc dân sự theo phân công của Kiểm

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát; Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

<i><b>Câu 16c. Trình bày các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự. (30 điểm)</b></i>

<b>Đáp án:</b>

<i><b>1. Cơ quan tiến hành tố tụng</b></i>

<i>- Khái niệm: Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự là cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ,</i>

quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố

<b>tụng dân sự. (2 điểm)</b>

<i>- Theo Điều 46 BLTTDS 2015 các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có: Tịa án nhân dân,</i>

Viện kiểm sát nhân dân .

+ TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN. Trong tố tụng dân sự Tịa án là cơ

<b>quan tiến hành tố tụng có nhiệm vụ giải quyết các vụ việc dân sự. (3 điểm)</b>

+ VKSND là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng dân sự. VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng,người tham gia tố tụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự để

<b>đảm bảo cho việc giải quyết các vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật. (3 điểm)</b>

<i><b>2. Người tiến hành tố tụng:</b></i>

<i>- Khái niệm: Người tiến hành tố tụng dân sự là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong</i>

<b>việc giải quyết vụ việc dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. (2điểm)</b>

- Theo Điều 46 BLTTDS 2015 những người tiến hành tố tụng gồm có: Chánh án Tịa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên,Thư ký tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát,

<b>Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. (2 điểm)</b>

<b>+ Chánh án tòa án là người đứng đầu Tòa án và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm</b>

vụ, quyền hạn của Tòa án. Trong tố tụng dân sự, Chánh án tịa án có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức việc giải quyết các vụ việc dân sự là chủ yếu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn này của Tòa án. Tuy vậy, Chánh án tịa án cũng có thể trực tiếp

<b>tiến hành giải quyết các vụ việc dân sự như các Thẩm phán khác. (3 điểm)</b>

<b>+ Thẩm phán là người tiến hành tố tụng được bổ nhiệm theo qui định của pháp luật để làm</b>

nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền của tòa án. Trong tố tụng dân sự, Thẩm phán là người tiến hành tố tụng chủ yếu, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong giải quyết vụ việc dân sự. Thẩm phán tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá

<b>trình giải quyết vụ việc dân sự. (3 điểm)</b>

+ Hội thẩm nhân dân là người tiến hành tố tụng được bầu theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Khác với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không phải là người thuộc biên chế của tòa án mà là người do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo nhiệm kỳ. Tuy cũng là người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ án dân sự nhưng Hội thẩm nhân dân không tham gia giải quyết tất cả các vụ việc dân sự và tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử vụ án dân sự ở phiên tòa sơ thẩm . Khi tham gia xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán, độc lập và phải tuân theo pháp luật trong việc

<b>giải quyết vụ án. (3 điểm)</b>

<b>+ Thẩm tra viên là cơng chức chun mơn của Tịa án được bổ nhiệm theo quy định của</b>

pháp luật thực hiện việc thẩm tra các hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực, các nvuj về thi hành án và các nhiệm vụ khác theo sự phân cơng của Tịa án.

<b>+ Thư ký tịa án là người tiến hành tố tụng thực hiên nhiệm vụ quyền hạn trong việc ghi</b>

các biên bản tố tụng. Thư ký tòa án thuộc biên chế của tòa án. Trong tố tụng dân sự, ngoài việc ghi các biên bản về tố tụng, Thư ký tịa án cịn có thể đựơc giao những việc khác. Thư ký tòa án

<b>tiến hành tố tụng theo sự phân công của Chánh án Tòa án và Thẩm phán. (3 điểm)</b>

<b>+ Viện trưởng Viện kiểm sát là người tiến hành tố tụng đứng đầu Viện kiểm sát, tổ chức</b>

và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát. Trong tố tụng dân sự, Viện trưởng Viện kiểm sát là người tổ chức kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát. Viện trưởng Viện kiểm sát cũng có thể trực tiếp tiến hành kiểm sát việc tuân

<b>theo pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự như các Kiểm sát viên khác. (3điểm)</b>

<b>+ Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng được bổ nhiệm theo quy đinh của pháp luật để</b>

làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Trong tố tụng dân sự, Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự theo sự phân công và dưới sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát.

<b>(3 điểm)</b>

<b>+ kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp ksv thực hành</b>

quyền công tố và ks hd tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Viện trường vks.

<i><b>Câu 17. Nêu khái niệm và phân biệt đương sự trong vụ việc dân sự. Cho ví dụ minh họa?</b></i>

<b>Đáp án: </b>

<i><b>Khái Niệm (5 điểm):cspl: Điều 68 BLDS 2015: Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự</b></i>

1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

<i><b>1. Đương sự trong vụ việc dân sự là chủ thể </b></i>

<i>của quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động thamgia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc cơ quan, tổ chức tham gia tố tụngđể bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách trong một sốtrường hợp được pháp luật quy định. </i>

<b>2. Phân biệt (25 điểm)</b>

<i><b>* Đương sự trong vụ án dân sự (13 điểm)</b></i>

<i>+ Nguyên đơn trong vụ án dân sự</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i>+ Bị đơn trong vụ án dân sự</i>

<i><b>+ Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự</b></i>

<i><b>* Đương sự trong việc dân sự (12 điểm)</b></i>

<i> + Người yêu cầu trong việc dân sự+ Người bị yêu cầu trong việc dân sự+ Người có liên quan trong việc dân sự</i>

<i><b>Câu 18. Phân biệt người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. (30 điểm)</b></i>

<b>Đáp án:</b>

<i><b>1. Khái niệm: </b></i>

- Người đại diện của đương sự:

<i>+ Khái niệm: Người đại diện của đương sự là người tham gia tố tụng thay mặt đương sự</i>

thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự trước

<b>Tòa án.(3 điểm)</b>

<i>+ Bao gồm: người đại diện theo pháp luật, người đại diện do Tòa án chỉ định và người đại</i>

<b>diện theo ủy quyền.(2 điểm)</b>

- Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự:

<i>+ Khái niệm: là người được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận để tham gia tố tụng</i>

<b>bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. (2 điểm)</b>

+ Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự có thể là những người sau: Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư; Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý; Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơng đồn; Cơng dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, khơng có án tích hoặc đã được xóa án tích, khơng thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; khơng phải là cán bộ, cơng chức trong các cơ quan

<b>Tịa án, Viện kiểm sát và cơng chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an. (3 điểm)</b>

<i><b>2. Sự khác nhau giữa người đại điện và người bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự</b></i>

- Về tư cách tố tụng: Người đại diện của đương sự là người thay mặt đương sự tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho họ. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự là người hỗ trợ đương

<b>sự tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của họ. (4 điểm)</b>

- Về thời điểm tham gia tố tụng: người đại diện tham gia tố tụng song song cùng với đương sự trong q trình Tịa án giải quyết vụ án dân sự. Người bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự tham gia tố tụng khi khi đương sự nhờ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp

<b>pháp của họ được Tòa án chấp nhận. (4 điểm)</b>

- Về quyền và nghĩa vụ: Người đại diện bị ràng buộc bởi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự. Người bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự có vị trí pháp lý độc lập với

<b>đương sự, không bị ràng buộc bởi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự. (5 điểm)</b>

- Sự tham gia tố tụng dân sự:

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

+ Người đại diện bao gồm: người đại diện theo pháp luật, người đại diện do Tòa án chỉ định, người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự theo quy định của pháp luật đương nhiên được tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự khi thấy cần thiết. Người đại diện do Tịa án chỉ định tham gia khi có sự chỉ định của Tòa án. Việc chỉ định đại diện cũng chỉ được tiến hành khi đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà khơng có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc trường hợp không được đại diện theo quy định của pháp luật. Đại diện theo ủy quyền chỉ được tham gia tố tụng khi được đương sự ủy quyền thay mặt họ trong tố tụng dân sự vì đương sự là người có năng lực hành vi tố tụng dân

<b>sự. (5 điểm)</b>

+ Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự tham gia tố tụng khi được đương sự nhờ (yêu cầu) tham gia. Những người này có thể là luật sư hoặc người khác là công dân Việt nam

<b>theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. (2 điểm)</b>

<b>CHƯƠNG 2: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ</b>

<i><b>Câu 19. Anh/chị hãy phân tích thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân trong giải quyết vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS 2015. </b></i>

<b>Đáp án:</b>

<b>1. Khái niệm thẩm quyền giải quyết sơ thẩm vụ án dân sự của Tòa án (2 điểm) Thẩm</b>

quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án là quyền của Tòa án trong việc xem xét giải quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm dân sự. Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án các cấp là thẩm quyền sơ thẩm của một cấp Tòa án nào đó (cấp huyện, cấp tỉnh) trong việc thụ lý giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự. Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ là thẩm quyền của một Tòa án trong việc thụ lý, giải quyết một vụ việc dân sự cụ thể

<b>2. Ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền (3 điểm) Việc phân định đúng thẩm quyền sơ thẩm</b>

dân sự của Tòa án sẽ là cơ sở để xác định đúng thẩm quyền phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Việc xây dựng các tiêu chí để xác định thẩm quyền của Tịa án có ý nghĩa tạo cơ sở pháp lý để phân định thẩm quyền sơ thẩm giữa các cấp Tòa án và giữa các Tòa án cùng cấp với nhau trong giải quyết vụ việc. Việc phân định đúng thẩm quyền sẽ không gây mất thời gian, vật chất, tránh được sự chồng chéo nhiệm vụ giữa các cấp Tòa án và giữa các Tòa án cùng cấp với nhau và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án dân sự.

<b>3. Nội dung: (25 điểm)</b>

<i>- Thẩm quyền giải quyết theo loại việc: tranh chấp dân sự (Điều 26)</i>

<b>Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án</b>

1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân. 2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. 3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính khơng đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.

8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.

9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.

11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh tốn phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

<i>- tranh chấp hơn nhân và gia đình (Điều 28)</i>

<b>Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịấn</b>

1. Ly hơn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn. 2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ. 5. Tranh chấp về cấp dưỡng.

6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. 7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.

8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

<i>- tranh chấp kinh doanh, thương mại (Điều 30), </i>

<b>Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết củaTòa án</b>

1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên cơng ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với cơng ty, thành viên công ty.

4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của cơng ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của cơng ty.

5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

<i><b>- tranh chấp lao động (Điều 32). (5 điểm) Điều 32. Những tranh chấp về lao động thuộc</b></i>

<b>thẩm quyền giải quyết của Tòa án</b>

1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thơng qua thủ tục hịa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hịa giải khơng thành hoặc khơng hịa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải: a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết.

3. Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm: a) Tranh chấp về học nghề, tập nghề;

b) Tranh chấp về cho thuê lại lao động;

c) Tranh chấp về quyền cơng đồn, kinh phí cơng đồn; d) Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

4. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình cơng bất hợp pháp.

5. Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

<i>- Thẩm quyền giải quyết theo cấp (Điều 35, 36, 37, 38) (5 điểm)</i>

<i><b>- Thẩm quyền theo lãnh thổ (Điều 39) (5 điểm) Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân</b></i>

<b>cấp huyện</b>

1. Tịa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này; c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

2. Tịa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này; b) Yêu cầu về hơn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngồi, cho Tịa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

<b>Điều 36. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện</b>

1. Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

2. Tịa gia đình và người chưa thành niên Tịa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hơn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

3. Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tịa chun trách thì Chánh án Tịa án có trách nhiệm tổ chức cơng tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

<b>Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh</b>

1. Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tịa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

<b>Điều 38. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh</b>

1. Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

b) Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tịa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

2. Tịa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tịa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;

b) Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định hơn nhân và gia đình chưa có hiệu lực pháp luật của Tịa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

3. Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;

b) Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định kinh doanh, thương mại chưa có hiệu lực pháp luật của Tịa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

4. Tòa lao động Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;

b) Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định lao động chưa có hiệu lực pháp luật của Tịa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

<i>- Thẩm quyền giải quyết theo lựa chọn của nguyên đơn (Điều 40) (5 điểm)Lưu ý: Nguyên tắc xác định thẩm quyền cụ thể của Tòa án: (5 điểm)</i>

- Áp dụng bắt buộc thẩm quyền theo việc và thẩm quyền theo cấp của tòa án, - Có thể áp dụng 1 trong hai thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn; - Nếu áp dụng cả thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo sự lựa chọn của ngun đơn dẫn đến có nhiều Tịa án cùng có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể thì phải hướng dẫn cho nguyên đơn nộp đơn đến Tịa án nào có điều kiện tốt nhất để giải quyết tranh chấp có hiệu quả, đảm bảo lợi ích cho các bên tranh chấp

<i><b>Câu 20: Anh/chị hãy phân tích thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân trong giải quyết việc dân sự theo quy định của BLTTDS 2015. </b></i>

<b>Đáp án:</b>

<b>1. Khái niệm thẩm quyền giải quyết sơ thẩm việc dân sự của Tòa án (2 điểm)2. Ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền (3 điểm)</b>

<b>3. Nội dung: (25 điểm)</b>

- Thẩm quyền giải quyết theo loại việc: yêu cầu dân sự (Điều 27),

<b>Điều 27. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án</b>

1. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

2. u cầu thơng báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó. 3. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.

4. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tịa án nước ngồi hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tịa án nước ngồi khơng có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. 6. Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

7. Yêu cầu cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi Tịa án.

8. u cầu cơng nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 470 của Bộ luật này.

9. Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự.

10. Các yêu cầu khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

<b> yêu cầu về hôn nhân và gia đình (Điều 29) Điều 29. Những u cầu về hơn nhân và gia đìnhthuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án</b>

1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

2. u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

3. Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

6. Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. 7. u cầu cơng nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.

8. Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình.

9. u cầu cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hơn nhân và gia đình của Tịa án nước ngồi hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngồi hoặc khơng cơng nhận bản án, quyết định về hơn nhân và gia đình của Tịa án nước ngồi hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngồi khơng có u cầu thi hành tại Việt Nam. 10. Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình.

11. Các u cầu khác về hơn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật

<b>, yêu cầu về kinh doanh, thương mại (Điều 31), Điều 31. Những yêu cầu về kinh doanh,thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án</b>

1. Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

2. Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

3. Yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàng hải Việt Nam, trừ trường hợp bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.

4. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tịa án nước ngồi hoặc khơng cơng nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngồi khơng có u cầu thi hành tại Việt Nam.

5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài.

6. Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

<b> yêu cầu lao động (Điều 33). Điều 33. Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giảiquyết của Tòa án</b>

1. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. 2. u cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng.

3. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tịa án nước ngồi hoặc khơng cơng nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngồi khơng có u cầu thi hành tại Việt Nam.

4. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài.

5. Các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luậ

<i> – (5 điểm)</i>

<i>- Thẩm quyền giải quyết theo cấp (Điều 35, 36, 37, 38) – (5 điểm)- Thẩm quyền theo lãnh thổ (Điều 39) – (5 điểm)</i>

<i>- Thẩm quyền giải quyết theo lựa chọn của người yêu cầu (Điều 40) – (5 điểm)Lưu ý Nguyên tắc xác định thẩm quyền cụ thể của Tòa án – (5 điểm)</i>

- Áp dụng bắt buộc thẩm quyền theo việc và thẩm quyền theo cấp của tịa án, - Có thể áp dụng 1 trong hai thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo sự lựa chọn của người yêu cầu; - Nếu áp dụng cả thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo sự lựa chọn của yêu cầu dẫn đến có nhiều Tịa án cùng có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể thì phải hướng dẫn cho yêu cầu nộp đơn đến Tịa án nào có điều kiện tốt nhất để giải quyết việc dân sự có hiệu quả.

<i><b>Câu 21. Phân tích những quy định về sự khác biêt cơ bản những giữa thủ tục giải quyết việcdân sự với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự?</b></i>

<b>Đáp án:</b>

<b>Những điểm khác cơ bản giữa thủ tục giải quyết việc dân sự với thủ tục giải quyết các vụán dân sự</b>

<b>1. Về khái niệm, đặc điểm (3 điểm)</b>

<b>2. Về chủ thể tham gia giải quyết (2 điểm) </b>

+ Về người tham gia tố tụng, + Về người tiến hành tố tụng

<b>3. Về nguyên tắc giải quyết (5 điểm)</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>4. Về áp dụng pháp luật để giải quyết (3 điểm)5. Trình tự giải quyết... (12 điểm)</b>

Theo quy định tại khoản 1 Điều 317 BLTTDS, Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:

[1] Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tịa án khơng phải thu thập tài liệu, chứng cứ;

[2] Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;

[3] Khơng có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngồi và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.

Đây là quy định hồn tịan mới của BLTTDS năm 2015. Các vụ án dân sự nếu có đủ điều kiện như trên này thì Tịa án có quyền áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thơng thường. Qua đó, việc giải quyết vụ án sẽ nhanh chóng hơn nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật.

<b>3. Thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục rút gọn</b>

Đối với vụ án dân sự giải quyết theo thủ tục thông thường, thời hạn chuẩn bị giải quyết là 04 tháng, kề từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án dân sự có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tịa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng (Xem khoản 1 Điều 203 BLTTDS năm 2015).

Theo quy định tại khoản 1 Điều 318 BLTTDS năm 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án theo thủ tục rút gọn. Điểm khác biệt so với việc giải quyết vụ án theo thủ tục thông thường là thủ tục rút gọn khơng có quy dịnh về gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Theo quy định tại khoản 3 Điều 317 của BLTTDS năm 2015, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới làm cho vụ án khơng cịn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tịa án phải ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường, cụ thể là:

[1] Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự khơng thống nhất do đó cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;

[2] Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất về giá;

[3] Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; [4] Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; [5] Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập;

[6] Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tịa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.

Trường hợp chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thơng thường thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.

<b> 4. Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn</b>

So với việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục thơng thường thì giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn cũng có nhiều điểm khác biệt. Nếu như theo thủ tục thông thường thời hạn mở phiên tịa là 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng thì đối với thủ tục rút gọn thời hạn mở phiên tòa là 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Việc giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn tại phiên tòa do 01 Thẩm phán giải quyết. Quy định này cũng khác so với giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục thông thường.

Nếu như theo thủ tục thông thường thì đương sự khơng có quyền khiếu nại, viện kiểm sát khơng có quyền kiến nghị đối với quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tịa án thì theo thủ tục rút gọn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tịa án đã ra quyết định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, Chánh án Tòa án phải ra một trong các quyết định sau đây: [1] Giữ nguyên quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn; [2] Hủy quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và chuyển vụ án

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và phải được gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp (Điều 319 BLTTDS năm 2015).

<b> 5. Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn</b>

Theo quy định tại Điều 320 của BLTTDS năm 2015 thì có sự khác biệt giữa thủ tục rút gọn và thủ tục thông thường. Đó là:

Thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn sẽ không tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải riêng mà Thẩm phán tiến hành hòa giải, công khai chứng cứ ngay sau khi khai mạc phiên tịa, trừ các trường hợp khơng được hịa giải hoặc khơng tiến hành hịa giải được theo quy định của BLTTDS năm 2015. Trường hợp đương sự thỏa thuận được với nhau về toàn bộ các vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán kết thúc phiên tòa, sau 7 ngày kể từ ngày phiên tòa kết thúc ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Trường hợp đương sự không thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử theo thủ tục chung.

Trường hợp tại phiên tịa mà phát sinh tình tiết mới như: [1] Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự khơng thống nhất do đó cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định; [2] Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất về giá; [3] Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; [4] Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;[5] Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập; [6] Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tịa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Thẩm phán xem xét, ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Trong trường hợp này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.

<b> 6. Tạm ứng án phí và án phí</b>

Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm thu nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tịa án (Nghị quyết 326) thì mức tạm ứng án phí trong vụ án dân sự giải quyết theo thủ tục rút gọn bằng 50% mức tạm ứng án phí theo thủ tục thơng thường quy định tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326, trừ các trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Về án phí trong vụ án dân sự, án phí giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn bằng 50% mức án phí theo thủ tục thơng thường quy định tại Danh mục án phí, lệ phí Tịa án ban hành kèm

</div>

×