Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Những vấn Đề cơ bản của TLH hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.32 KB, 6 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC HUẾ</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>

<b>TIỂU LUẬN</b>

<b>MÔN: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÂM LÍ HỌC HIỆN ĐẠI</b>

<b>Câu hỏi</b>

<b>: </b>

<b>Anh/chị hãy phân tích khái niệm và các loại giao tiếp, từ đó nêu các biện pháp để nâng cao hiệu quả giao tiếp.</b>

<small> </small>

<b>Thừa Thiên Huế - Năm 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>I. MỞ ĐẦU </b>

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội. Mỗi người khi sinh ra chúng ta đều phải tập nói những câu từ đầu tiên. Dần dần trong quá trình lớn lên chúng ta phải giao tiếp để truyền đạt thông tin đến người khác. Giao tiếp là cách thức giúp mọi người truyền thông tin một cách hiệu quả nhất. Giao tiếp có vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự thành công của mỗi người và sự phát triển của xã hội.

Trong tâm lí học, giao tiếp là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, bởi vì giao tiếp đóng vai trị rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Đồng thời giao tiếp còn là phương tiện thể hiện nhân cách. Tâm lí của con người được hình thành và phát triển trong giao tiếp với những người xung quanh.

<b>II. NỘI DUNG</b>

<b>1. Khái niệm giao tiếp</b>

Có rất nhiều quan điểm khác nhau bàn về giao tiếp:

- Nhà tâm lý học Mỹ Osgog cho rằng: Giao tiếp thực chất là chuyển giao thông tin và nhận thông tin.

- Nhà tâm lý học Cộng hồ Séc I.Anơsec lại cho rằng: Giao tiếp đó là liên lạc và tác động qua lại.

- Theo Vưgơtxky: Giao tiếp là q trình chuyển giao tư duy và cảm xúc. - Theo Nguyễn Khắc Viện: Giao tiếp là sự trao đổi giữa người và người thơng qua nói, viết, cử chỉ và điệu bộ...

<i>Từ các quan điểm trên ta có thể đi đến một định nghĩa chung nhất: Giao</i>

<i>tiếp là mối quan hệ qua lại giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp xúctâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thơngtin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau.</i>

<b>2. Các loại giao tiếp. Có nhiều cách phân loại giao tiếp:</b>

<i><b>* Theo khoảng cách, có 2 loại:</b></i>

- Giao tiếp trực tiếp: giao tiếp mặt đối mặt

- Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ, có khi qua ngoại cảm,...

<i><b>* Theo quy cách, có 2 loại:</b></i>

- Giao tiếp chính thức: nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế,... VD, Tổng bí thư của nước này đón tiếp Tổng bí thư của nước khác; Giáo viên với học sinh.

- Giao tiếp khơng chính thức: giữa những người hiểu biết rõ về nhau không câu nệ vào thể thức, nhằm mục đích chính là thơng cảm, đồng cảm với nhau. VD, bạn bè đến nhà chơi.

<i><b>* Theo phương tiện giao tiếp, có 3 loại:</b></i>

- Giao tiếp vật chất: Giao tiếp thông qua hành động với vật thể. Đây là kiểu giao tiếp sớm nhất của lồi người. Khi ngơn ngữ chưa phát triển, mọi người thường trao đổi với nhau thông qua đồ vật. VD, muốn nói điều gì thì chỉ vào vật đó; một ngày đi qua kí hiệu bằng thắt một nút dây;... Ngày nay, kiểu giao

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

tiếp này được biến đổi dưới hình thức tặng hoa, tặng quà. Đối với người bị khuyết tật câm, điếc, hình thức giao tiếp này rất quan trọng.

- Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, diện mạo,... Những tín hiệu phi ngơn ngữ này hỗ trợ rất lớn cho ngôn ngữ, không phải tự nhiên có mà phải qua tập luyện. Sử dụng nó một cách hiệu quả là một nghệ thuật. Khi tiến hành giao tiếp phi ngôn ngữ cần chú ý đến tâm lý lứa tuổi, văn hoá từng dân tộc,... VD, Đạo hồi nghiêm cấm việc bắt tay phụ nữ, không lấy thức ăn bằng tay trái, muốn chỉ vào vật nào hoặc hướng nào phải dùng ngón tay cái.

- Giao tiếp bằng ngơn ngữ (tiếng nói, chữ viết)

Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người bằng cách sử dụng tín hiệu chung là từ, ngữ, xác lập và vận hành mối quan hệ người - người trong xã hội. Những người có khả năng ngơn ngữ tốt thường giao tiếp rất có hiệu quả, bởi vì họ có thể chuyển tải được nội dung giao tiếp đến đối tượng giao tiếp.

Khoảng cách giữa 2 người trong giao tiếp cũng nói lên mức độ thân mật hay xa lạ:

x>= 4m: giao tiếp xã giao 1,2m<x<4m: giao tiếp thân mật 0,45m<x<1,2m: giao tiếp thân tình

0m<x<0,45m: giao tiếp rất thân mật đậm đà

<b>3. Vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành, phát triển tâm lí</b>

<i>- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội loài người.</i>

+ Với cá nhân: giao tiếp là điều kiện tồn tại, là một nhân tố phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách. Các mối quan hệ giao tiếp quyết định trực tiếp đến sự phát triển tâm lí của cá nhân.

+ Với con người: là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản xuất hiện sớm nhất.

<i>- Giao tiếp là con đường hình thành nhân cách</i>

+ Qua giáo tiếp con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực xã hội → hình thành bản chất con người.

+ Qua giao tiếp con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại, của xã hội

<i>- Giúp con người hình thành năng lực tự ý thức:</i>

+ Qua giao tiếp, con người nhận thức được người khác, nhận thức được các quan hệ xã hội.

+ Qua giao tiếp con người tự nhận thức được chính mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với các chuẩn mực xã hội → tự đánh giá, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với yêu cầu xã hội.

+ Nếu cá nhân khơng giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ khơng biết phải làm những gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cơ đơn, cơ lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ Người - Người, là nhân tố cơ bản của việc hình thành và phát triển tâm lý con người.

<b>4. Biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp trong cơng tác quản lí</b>

* Sử dụng linh hoạt các loại hình giao tiếp phù hợp với hồn cảnh, đối tượng giao tiếp, tính chất cơng việc…

* Khi đánh giá một người hãy tiếp cận với người đó góc độ khơng tốt, khơng xấu.

Khơng có ai là người hoàn toàn xấu cả. Khi đánh giá con người cụ thể chúng ta thường bị những cách nhìn tĩnh tại, xơ cứng, bị định kiến che lấp, ít khi tách ra được dù chỉ là tương đối đầy đủ những ưu điểm, nhược điểm của họ và lại càng không xác định được giới hạn, hồn cảnh, diễn biến có thể có của những ưu điểm và nhược điểm đó.

Con người cũng dễ bị chi phối bởi qui luật cảm xúc "yêu nên tốt, ghét nên xấu". Kết quả là dễ mắc sai lầm trong giao tiếp.

* Không ngừng học tập tích lũy kiến thức, vốn sống, tri thức, kinh nghiệm bằng nhiều hình thức khác nhau ngày càng nâng cao kĩ năng giao tiếp.

Trong giao tiếp quản lí, trình độ hiểu biết, vốn sống, kinh nghiệm của nhà quản lí sẽ góp phần quyết định hiệu quả giao tiếp quản lí.

Vì thế để nâng cao hiệu quả năng lực quản lí, chúng ta cần phải tiếp tục trau dồi rèn luyện về ngơn ngữ. Bởi vì ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp nói chung, giao tiếp quản lí nói riêng. Q trình rèn luyện ngơn ngữ là q trình lâu dài, cơng phu, gian khổ, liên tục phải có tích lũy.

Hiệu quả giao tiếp của nhà quản lí sẻ phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực ngơn ngữ của người đó. Ví dụ nếu một hiệu trưởng trường tiểu học có năng lực tốt truyền đạt quyết định một cách rõ ràng, có nhấn mạnh lưu ý các nội dung trọng tâm, sau đó phân cơng cụ thể cho từng bộ phận, giáo viên phụ trách, thời gian hoàn thành thì đảm bảo mọi người sẽ dễ hiểu, thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả cao, uy ín của người hiệu trưởng sẽ được nâng cao.

* Luôn giữ thái độ tôn trọng giáo viên, công nhân viên trong nhà trường cũng như các đối tượng khác trong quá trình giao tiếp.

-Trong giao tiếp không thể chấp nhận được thái độ mệnh lệnh, hách dịch, quan lieu, cửa quyền, nhũng nhiễu khi tiếp xúc với người dân.

- Khi tiếp xúc với cấp dưới phải tạo ra được sự thiện cảm, phải thể hiện là người có tấm lịng vị tha, trong sáng và ngay thẳng không thiên vị.

-Trong giao tiếp thể hiện được sự tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự có văn hố và những cử chỉ vui vẻ hồ đồng. Duy trì tinh thần phấn khởi của mình và của những người xung quanh.

- Khơng thành kiến, định kiến; khơng thiên vị; khơng vì lợi ích cá nhân mà làm lệch mục tiêu chung.

* Thường xuyên quan tâm đến tâm tư tình cảm, nguyện vọng và điều kiện hồn cảnh gia đình của giáo viên, cơng nhân viên trong nhà trường;tạo điều kiện thuận lợi cho cấp dưới n tâm hồn thành tốt nhiệm vụ; khuyến khích sự sáng tạo của họ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

* Cần giữ chữ tín trong giao tiếp.

* Duy trì, phát triển văn hóa giao tiếp cho tập thể nhà trường.

* Phải thể hiện sự điềm tĩnh, khơng nên nổi nóng hay tranh luận gay gắt hoặc tỏ ra khó chịu với bất kì ý kiến thẳng thắn nào trước tập thể. Không vội ngắt lời khi đối tượng giao tiếp đang tham gia phát biểu ý kiến mà phải để cho họ phát biểu xong ý kiến của mình. Ln ln bảo đảm được khơng khí vui tươi thoải mái, tự nhiên khi thực hiện q trình giao tiếp.

*Ln ln biết tự đặt mình vào đúng vị thế của đối tượng giao tiếp để thấu hiểu được việc làm của họ trong trạng thái có sai lầm từ đó có sự đánh giá hợp lý với thái độ ôn tồn, nhẹ nhàng, khách quan, nhưng hết sức nghiêm túc và không nên biểu hiện cá nhân chủ nghĩa trong động cơ góp ý.

* Phải tạo cho họ niềm tin, thấy được viễn cảnh tươi sáng trong cơng việc để có sự cố gắng tiếp tục cống hiến hết sức lực, trí tuệ của mình cho cơng việc chung của nhà trường. Luôn tin tưởng vào nhân viên, giáo viên. Sử dụng con người trước tiên phải tin tưởng, tôn trọng và trao quyền đầy đủ cho họ. Niềm tin chính là động lực tạo ra sự chân thành, hợp tác, khuyến khích sự tự tin và ý chi vươn lên đối với mỗi người.

*Phát hiện kịp thời những chuyển biến tâm lí của đối tượng giao tiếp để có tác động, điều chỉnh phù hợp. Hiểu được những nguyên nhân sâu kín dẫn đến suy nghĩ và hành động của họ.

* Khi phê bình nhắc nhở ai cần tế nhị, điều chủ yếu là để cho họ có cảm xúc ân hận và có ý thức khắc phục khuyết điểm.

* Cần hiểu rõ một số nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp:

-Nguyên tắc trọn vẹn: Có đầy đủ tất cả các thông tin mà ta muốn truyền đạt.

- Nguyên tắc xúc tích: Thơng tin truyền đạt cần ngắn gọn rõ ràng nêu bật được ý nghĩa quan trọng.

- Nguyên tắc thận trọng: Thông tin cần chú ý cách xưng hô và nhấn mạnh đến những sự kiện vui vẻ tích cực.

- Nguyên tắc cụ thể: Giao tiếp cụ thể là phải rõ ràng, dứt khoát, sinh động - Nguyên tắc rõ ràng: Thông tin giao tiếp cần sử dụng từ ngữ ngắn gọn, phổ biến, thông dụng để người nhận hiểu được điều ta muốn truyền đạt.

- Nguyên tắc lịch sự: Thông điệp lịch sử rất cùng cố thêm các mối quan hệ, nó xuất phát từ thái độ chân tình.

- Ngun tắc chính xác: Thơng tin cần được kiểm tra kĩ các con số, dữ kiện và từ ngữ ngắn gọn.

<b>III. KẾT LUẬN</b>

Như vậy, giao tiếp ln ln giữ vai trị quan trọng, có tác dụng quy định sự phát triển những phẩm chất tâm lí của nhân cách ở từng chủ thể và cũng là cách của sự tồn tại người. Giao tiếp luôn luôn được coi là một điều kiện tâm lí thiết yếu, có khả năng tạo ra được những tiền đề tâm lí thuận lợi cho việc hình thành và phát triển một cách vững chắc những phẩm chất của tâm lí, ý thức, nhân cách.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Đặc biệt là trong cơng tác quản lí nói chung, quản lígiáo dục nói riêng. Có nhiều người với khả năng giao tiếp tốt đã mang đến cho họ thành đạt trong công tác quản lí đó là các mối quan hệ hịa thuận trong gia đình, tình bằng hữu, đồng nghiệp trong cơ quan, giữa những người bạn, người cộng sự ngày càng gắn bó, bền chặt, được những đồng nghiệp và cấp trên yêu mến, được quần chúng nhân dân, phụ huynh học sinh đặt trọn niềm tin, được những người xung quanh thật sự nể trọng,…. Và tất cả những thành quả đó khơng phải ngẫu nhiên đến với mỗi người, mà chỉ có thể có được thơng qua một nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giao tiếp nói chung, giao tiếp quản lí nói riêng, ln tìm cách rèn luyện nâng cao kĩ năng của bản thân thông qua tự học hỏi từ những người tiếp xúc, rút kinh nghiệm từ chính bản thân mình, nghiên cứu sách, tiếp xúc các thông tin hàng ngày trên thông tin đại chúng, thực hiện đúng là “Tấm gương tự học và sáng tạo”.

<b>IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

1. Bài giảng của TS Nguyễn Thị Ngọc Bé – Đại học Sư phạm Huế.

2. Giáo trình tâm lí học đại cương - Học viện Hành chính Quốc gia - NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

3. Giáo trình tâm lí học đại cương: Trần Trọng Thủy chủ biên - NXB Giáo dục Gia Hà Nội.2000

4. Giáo trình tâm lí học đại cương: Nguyễn Quang Uẩn chủ biên - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 1999

5. Thư viện trực tuyến Violet.

</div>

×