Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

Thuyết minh dự Án trang trại chăn nuôi và trồng dược liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.13 MB, 134 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC</b>

MỤC LỤC...2

1 - GIẤY PHÉP KINH DOANH...7

2 - GIẤY XÁC NHẬN THAY ĐỔI NỘI DUNG GIẤY PHÉP KINH DOANH.9 3 - THÔNG TIN ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG TY...11

4 - SỔ HỘ KHẨU...12

5 - GIẤY BỔ NHIỆM KẾ TỐN TRƯỞNG...21

6 - THƠNG TIN KẾ TỐN TRƯỞNG...22

12 - HÓA ĐƠN ĐIỆN LỰC...63

13 - THUYẾT MINH DỰ ÁN VÀ PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH...72

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU...72

I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ...72

II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN...72

III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ...73

IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ...76

V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN...77

5.1. Mục tiêu chung...77

5.2. Mục tiêu cụ thể...78

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN...79

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN...79

1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án...79

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án...80

II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG...81

2.1. Ngành thịt nói chung...81

2.2. Nhu cầu thị trường thịt...82

2.3. Nhu cầu thị trường thịt heo toàn cầu...84

2.4. Nhu cầu thị trường điện...86

2.5. Nhu cầu thị trường dược liệu...87

2.6. Tổng quan về ngành dược Việt Nam...90

III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...90

3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...90

3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư...92

IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG...96

4.1. Địa điểm xây dựng...96

4.2. Hình thức đầu tư...96

V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.96 5.1. Nhu cầu sử dụng đất...96

5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án...97

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ...98

I. PHÂN TÍCH QUI MƠ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH...98

II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CƠNG NGHỆ...99

2.1. Kỹ thuật chăn nuôi heo sinh sản...99

2.2. Kỹ thuật chăn nuôi heo thịt...103

2.3. Giải pháp kỹ thuật pin năng lượng măt trời áp mái...108

2.4. Kỹ thuật nuôi thủy sản...122

2.5. Kỹ thuật trồng trọt dược liệu...126

2.6. Kỹ thuật trồng cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO...128

2.7. Kỹ thuật trồng cây Sâm bố chính...134

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.8. Kỹ thuật trồng cây Đinh Lăng...137

2.9. Kỹ thuật trồng cà gai leo...139

2.10. Kỹ thuật trồng các loại cây dược liệu khác...140

CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN...151

I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG...151

1.1. Chuẩn bị mặt bằng...151

1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:...151

1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật...151

II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH...151

2.1. Các phương án xây dựng cơng trình...151

2.2. Các phương án kiến trúc...152

III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...153

3.1. Phương án tổ chức thực hiện...153

3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý...154

CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...155

I. GIỚI THIỆU CHUNG...155

II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG...155

III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN...156

IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MƠI TRƯỜNG...156

4.1. Giai đoạn thi cơng xây dựng cơng trình...156

4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng...158

V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT...160

VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG...160

6.1. Giai đoạn xây dựng dự án...160

6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng...162

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

VII. KẾT LUẬN...164

CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN...165

I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN...165

II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN...167

2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án...167

2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:...167

2.3. Các chi phí đầu vào của dự án:...168

2.4. Phương ánvay...168

2.5. Các thơng số tài chính của dự án...168

KẾT LUẬN...171

I. KẾT LUẬN...171

II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ...171

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH...172

Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án...172

Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm...173

Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dịng tiền hàng năm...174

Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm...175

Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án...176

Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hồn vốn giản đơn...177

Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hồn vốn có chiết khấu...178

Phụ lục 8: Bảng Tính tốn phân tích hiện giá thuần (NPV)...179

Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hồn vốn nội bộ (IRR)...180

13 - BÁO CÁO TÀI CHÍNH...181

I. TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG QUÝ IV – 2021...181

II. TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG QUÝ I - 2022...183

III. BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2021...185

14 - MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA DỰ ÁN...195

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>13 - THUYẾT MINH DỰ ÁN VÀ PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNHCHƯƠNG I. MỞ ĐẦU</b>

<b>I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ</b>

<b>Tên doanh nghiệp/tổ chức: CƠNG TY TNHH </b>

<i><b>Thơng tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng kýđầu tư, gồm:</b></i>

Họ tên: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án:

<i><b>“Trang trại chăn nuôi và trồng dược liệu”</b></i>

<b>Địa điểm thực hiện dự án:, Tỉnh Bình Phước.</b>

<b>Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 50.000,0 m<small>2</small> (5,00 ha).</b>

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: <b>280.015.096.000 đồng. </b>

<i>(Hai trăm tám mươi tỷ, không trăm mười lăm triệu, không trăm chín mươi sáunghìn đồng)</i>

Trong đó:

+ Vốn tự có (28,58%) : 80.015.096.000 đồng. + Vốn vay - huy động (71,42%) : 200.000.000.000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

<i>Chăn nuôi heo thịt4.180,0con/năm</i>

<i>Nuôi trồng cá thương phẩm102,0tấn/nămSản xuất điện mặt trời áp Trồng trọt dược liệu120,0tấn/năm</i>

<b>I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ</b>

<i><b>Về chăn nuôi</b></i>

Nước ta hiện là một nước nơng nghiệp, trong q trình xây dựng đất nước Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng cơng nghiệp, hiện đại hóa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Trong những năm gần đây nền kinh tế - xã hội nước ta đã phát triển một cách mạnh mẻ. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy nhiên đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó chăn ni đóng vai trị quan trọng thiết yếu. Đặc biệt những năm gần đây thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn nuôi bấp bênh. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm đặc biệt là thịt heo không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nơng nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng cao năng xuất. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển và từng bước đi vào hiện đại.

Các sản phẩm nuôi của Việt Nam chủ yếu vẫn để tiêu thụ ở thị trường nội địa. Với thị trường xuất khẩu, chúng ta thường hay không thành công là do chất lượng sản phẩm, an tồn thực phẩm khơng bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, mà cụ thể là thịt heo hiện đang đứng trước một thực tế khó khăn là giá bán khá cao so với một số nước khác, không cạnh tranh được mà nguyên nhân sâu xa cũng chính vì hình thức chăn ni ở nước ta vẫn là hình thức truyền thống và lạc hậu nên năng suất sản lượng thấp, chi phí cao.

Hiện nay các cơ sở chăn nuôi kỹ thuật tiên tiến hiện đại vẫn cịn ít. Quy mơ của các cơ sở vẫn cịn nhỏ hẹp, chưa thể cung cấp ra thị trường cùng một lúc một lượng sản phẩm lớn. Trong khi đó nhu cầu về nông sản thực phẩm cụ thể là thịt heo của thị trường là rất cao, nhất là heo được chăn ni từ quy trình kỹ thuật hiện đại, đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh thị trường trong nước còn rộng lớn thì thị trường xuất khẩu cịn bỡ ngỡ.

Mơ hình trang trại chăn nuôi là một trong những xu hướng phát triển mới trong nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với chiến lược phát triển nông nghiệp theo định hướng kinh tế thị trường, số lượng các mơ hình trang trại chăn ni tăng lên nhanh chóng với các hình thức tổ chức sản xuất và cơ cấu thành phần ngày đa dạng. Sự phát triển của các mơ hình này khơng những đem lại lợi

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

nhuận cao cho người nơng dân mà cịn góp phần vào sự phát triển bền vững của nơng, lâm, ngư nghiệp.

<i><b>Về nông nghiệp</b></i>

Nước ta hiện là một nước nơng nghiệp, trong q trình xây dựng đất nước Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa. Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy nhiên, đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó trồng trọt và chăn ni đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Đặc biệt những năm gần đây thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn nuôi bấp bênh. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng cao năng xuất. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển và từng bước đi vào hiện đại.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh được xây dựng tự phát, không đăng ký, nhân giống và sản xuất không theo hệ thống, khơng được kiểm tra, kiểm sốt. Các khâu trong sản xuất cịn thiếu tính liên kết, chưa gắn sản xuất với chế biến với thị trường. Thường xuyên mất cân đối giữa cung – cầu; giá cả phụ thuộc vào thương lái; hiệu quả trồng trọt chưa cao. Trang trại hộ gia đình cịn nhiều nên việc áp dụng cơng nghệ cao, tiên tiến cịn gặp khó khăn. Chưa có cơ chế, chính sách riêng cho việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết trồng trọt - tiêu thụ sản phẩm do đó đã gây ra trở ngại lớn đến các hoạt động cần kinh phí để triển khai xây dựng chuỗi liên kết. Vì vậy việc thành lập một hệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

thống nông nghiệp tập trung hiện nay là một nhu cầu thiết yếu, đảm bảo cho việc quản lý, kiểm soát cũng như phát triển môi trường trồng trọt chuyên nghiệp.

<i><b>Về sản xuất điện mặt trời</b></i>

Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng điện mặt trời không chỉ phổ biến trên thế giới mà còn lan rộng tại Việt Nam. Đặc biệt với cơ chế khuyến khích sử dụng điện mặt trời theo thông tư số 16/2017/TT-BCT do Bộ công thương quy định chính thức có hiệu lực vào ngày 26/10/2017 thực sự đã đưa điện năng lượng mặt trời trở thành một trong những nguồn năng lượng chính của Việt Nam trong tương lai gần. Có thể nói đây là giải pháp năng lượng được ưu tiên và khuyến khích lựa chọn vì ưu điểm tiết kiệm điện năng cũng như mang đến những ảnh hưởng tích cực đến mơi trường.

Theo nghiên cứu, Việt Nam là nước có tiềm năng phát triển điện mặt trời với tổng số giờ nắng trong năm là 1.400 đến 3.000 giờ, tổng lượng bức xạ trung bình khoảng 230 đến 250 kcal/cm2 theo hướng tăng dần về phía nam là những cơ hội thuận lợi để chúng ta phát triển nguồn năng lượng này. Hơn thế nữa, dự án điện mặt trời lại thi công lắp đặt đơn giản, tốn ít chi phí bảo dưỡng hơn, có thể chủ động lắp đặt ở những vùng núi, hải đảo xa xôi. Điều quan trọng hơn, nếu phát triển điện mặt trời trên quy mơ lớn thì chúng ta sẽ có thêm một ngành cơng nghiệp sản xuất pin năng lượng mặt trời mà hiện các nước tiên tiến sẵn sàng hợp tác và chuyển giao công nghệ.

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 (xét triển vọng đến năm 2030), đến năm 2020 tổng công suất nguồn điện quốc gia cần đạt 60.000 MW, tới năm 2025 là 96.000 MW và năm 2030 là 130.000 MW. Tuy nhiên, hiện nay tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống của nước ta mới đạt 45.000 MW.

Trong bối cảnh Việt Nam đang đối diện với thực trạng thiếu điện ngay năm 2020 và chắc chắn cho nhiều năm tiếp, các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt có nhiều hạn chế và không bền vững, nhất là ảnh hưởng lớn đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người, thì việc nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng mới, trong đó có điện mặt trời, là nhu cầu tất yếu cho tương lai.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, để sản xuất 1 MW điện năng lượng Mặt Trời, phải cần tới 1ha đất triển khai dự án. Vì vậy, điện Mặt Trời áp mái đang được nhiều doanh nghiệp triển khai rộng rãi và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía người dân và doanh nghiệp.

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án <i><b>“Trang</b></i>

tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhnơng nghiệpcủa

tỉnh Bình Phước.

<b>II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ</b>

 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;

 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;

 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;

 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;

 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường;

 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;

 Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng cơng trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu cơng trình năm 2020.

<b>III. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁNIII.1. Mục tiêu chung</b>

 <i><b>Phát triển dự án “Trang trại chăn nuôi và trồng dược liệu” theohướng</b></i>

chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm trồng trọt chăn ni chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngànhnông nghiệp, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  

 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Bình Phước.

 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hố - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Bình Phước.

 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hố mơi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.

<b>III.2. Mục tiêu cụ thể</b>

 Phát triển mơ hình chăn ni heo nái, heo thịt, nuôi trồng cá thương phẩm và trồng trọt thảo dược chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm nông sản chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

 Tổ chức Trang trại trồng trọt chăn nuôi theo phương châm "năng suất cao

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

 Nâng cao chất lượng nông sản cho người tiêu dùng, giá thành sản phẩm thấp. Xây dựng thương hiệu của chủ đầu tư lớn mạnh và có tầm cỡ trong nước và trong khu vực.

 Xây dựng mơ hình chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp, áp dụng công nghệ cao, tập trung giảm chi phí, tăng hiệu quả, xử lý môi trường tốt giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

 Đầu tư kết hợp hệ thống điện mặt trời áp mái phục vụ cho trang trại và cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.

 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:

<i>Chăn nuôi heo thịt4.180,0con/năm</i>

<i>Nuôi trồng cá thương phẩm102,0tấn/nămSản xuất điện mặt trời áp Trồng trọt dược liệu120,0tấn/năm</i>

 Mơ hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.

 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.

 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Bình Phướcnói chung.

<b>CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN</b>

<b>I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Bình Phước là một tỉnh nằm ở phía bắc của vùng Đơng Nam Bộ[7], có vị trí địa lý:

Phía đơng giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai

Phía tây giáp tỉnh Tbong Khmum của Campuchia và tỉnh Tây Ninh Phía nam giáp tỉnh Bình Dương

Phía bắc giáp các tỉnh Mondulkiri và Kratié của Campuchia và tỉnh Đắk Nơng.

<i><b>Địa hình</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Bình Phước là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ xuống đồng bằng Tây Nam bộ, nhìn chung địa hình Bình Phước tương đối bằng phẳng ở phía nam và tây nam, phía bắc và đơng bắc có địa hình dốc hơn. Bình Phước là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình khá thấp và khơng phức tạp khi so với các tỉnh trung du miền núi khác, phía nam và tây nam tỉnh là nền đất hình thành trên phù sa cổ với địa hình tương đối bằng phẳng, tiếp đến là vùng đồi thấp chủ yếu hình thành trên nền Bazan có địa hình lượn sóng nối tiếp nhau, phía bắc và tây bắc là vùng đất tiếp giáp Tây Nguyên có độ cao và dốc mạnh hơn. Núi cao nhất tỉnh Bình Phước và cũng là núi cao thứ 3 ở Nam Bộ là núi Bà Rá với độ cao 736m.

<i><b>Khí hậu</b></i>

Nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, Vào mùa mưa, thời tiết thường mát mẻ, lượng mưa lớn, ngược lại vào mùa khơ, lượng mưa ít, độ ẩm khơng khí giảm, thời tiết thường se lạnh vào đầu mùa khô đến giữa mùa khô đến cuối mùa khô thời tiết khơ nóng rất khó chịu, Nhiệt độ bình qn trong năm khá cao đều và ổn định từ 25,8⁰C -26,2°C. Và thấp kỷ lục là 10⁰C cao kỷ lục là 38⁰C

<b>I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án</b>

<i><b>Kinh tế</b></i>

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)trong 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 6,91% so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ 2 vùng Đông Nam Bộ và thứ 35 cả nước. Trong mức tăng chung của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,21% so với cùng kỳ; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 18,70% so với cùng kỳ trong đó ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của nền kinh tế - xã hội tỉnh nhà với mức tăng 23,72%; khu vực dịch vụ tăng 3,88%.

Về cơ cấu nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 24,05%; khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 42,96%; khu vực dịch vụ chiếm 29,22%; thuế sản phẩm từ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,77%.

<i><b>Dân cư</b></i>

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số tồn tỉnh Bình Phước đạt 994.679 người, mật độ dân số đạt 132 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 235.405 người, chiếm 23,7% dân số tồn tỉnh, dân số sống tại nơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

thôn đạt 759,274 người, chiếm 76,3% dân số. Dân số nam đạt 501.473 người, trong khi đó nữ đạt 493.206 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 1,3 ‰ Đây cũng là tỉnh ít dân nhất vùng Đông Nam Bộ với khoảng 1 triệu dân.

<b>II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNGI.1. Ngành thịt nói chung</b>

<i><b>Xuất khẩu sản phẩm chăn ni chưa xứng với tiềm năng</b></i>

Theo thống kê, xuất khẩu thịt, các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam quá thấp.Theo Cục Chăn nuôi, với tổng đàn lợn 28 triệu con, tổng đàn gia cầm khoảng 523 triệu con, tổng đàn bò gần 6,3 triệu con, đàn trâu đạt 2,34 triệu con, đàn dê: 2,65 triệu con, cừu: 115 nghìn con... Việt Nam đủ năng lực cung ứng thực phẩm cho thị trường nội địa và còn dư để xuất khẩu.

Các doanh nghiệp chăn nuôi lợn bày tỏ tiếc nuối khi ngành chăn nuôi "nắm trong tay" trên 28 triệu con lợn, nhưng gần như không xuất khẩu được mảnh thịt lợn nào.

Thực tế, 9 tháng năm 2021 Việt Nam xuất khẩu được 22,8 triệu USD thịt heo (lợn), nhưng gần như 100% là xuất khẩu heo sữa. Để xuất khẩu được thịt heo thì cần xây dựng tiêu chuẩn chăn ni, chế biến và xây dựng thương hiệu cho thịt heo, nhưng hồn tồn khơng làm.

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu thịt lợn đạt được 9 tháng qua, 99,7% là thịt lợn sữa đông lạnh và chỉ xuất khẩu duy nhất được sang thị trường Hongkong. Xuất khẩu các chế phẩm từ thịt động vật chỉ đạt 21,6 triệu USD; xuất khẩu thịt gia cầm đạt 15,2 triệu USD nhưng cũng chỉ xuất khẩu được sang các nước và vùng quốc gia tại Châu Á. Các mặt hàng thịt khác như thịt trâu bị, cừu dê, phụ phẩm sau giết mổ có kim ngạch không đáng kể.

Số liệu cho thấy, mặc dù xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi 9 tháng năm 2021 tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 294,4 triệu USD, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay. Trong các mặt hàng chăn ni, chỉ có sữa và các sản phẩm từ sữa có giá trị kim ngạch lớn nhất với 87 triệu USD. Xuất khẩu sản phẩm thịt chỉ đạt 76 triệu USD, trong đó xuất khẩu thịt lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng cũng chỉ đạt 22,8 triệu USD.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi chưa xứng với sản lượng sản xuất hàng năm là do công tác chế biến yếu và thiếu. Số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho biết, đến hết năm 2020, cả nước có 104 cơ sở, nhà máy quy mô công nghiệp của các doanh nghiệp chế biến thịt, trứng và sữa để xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước, số cịn lại có quy mơ nhỏ lẻ. Trong số các cơ sở quy mô công nghiệp, có, 64 nhà máy và sản phẩm thịt chế biến khoảng trên 1,1 triệu tấn, chiếm 19-20% tổng sản lượng thịt sản xuất trong nước; 5 nhà máy và sản lượng trứng chế biến khoảng trên 100 triệu quả trứng/năm, chiếm khoảng 0,7% tổng sản lượng trứng sản xuất trong nước.

Các sản phẩm trứng chế biến chủ yếu là trứng muối, bột trứng, trứng đóng hộp; 35 nhà máy chế biến sữa, trong đó phần lớn các nhà máy chế biến có cơng nghệ tiên tiến, tính tự động hóa cao...

Để xuất khẩu được sản phẩm chăn nuôi, cần xây dựng được 1 thương hiệu đủ lớn của doanh nghiệp Việt, trong đó phải chủ động trọn gói các khâu.

<b>II.1. Nhu cầu thị trường thịt</b>

<i><b>II.1.1. Nhu cầu thị trường nội địa</b></i>

Chăn nuôi heo tiếp tục đà hồi phục trên cả nước, dịch tả heo châu Phi được kiểm sốt, chỉ cịn phát sinh những ổ dịch nhỏ lẻ. Ước tính tổng số heo của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Ba năm 2021 tăng 11,6% so với cùng thời điểm năm 2020; sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng q I ước tính đạt 1.018,8 nghìn tấn, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước.

<i><b>II.1.2. Thị trường thức ăn chăn nuôi </b></i>

Báo cáo từ Tổng cục Hải quan cho biết trong tháng 2/2021, Việt Nam nhập khẩu hơn 321,2 triệu USD giá trị thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng 8,8% so với cùng kì năm 2020, dù trong giai đoạn này, thị trường nghỉ Tết Nguyên đán một tuần.

Về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 2 tăng hơn 27,1% so với năm ngoái lên 394.496 tấn, với giá trị nhập khẩu tăng 33,4% lên hơn 102,6 triệu USD. Nhập khẩu ngô tăng tới 77,6% về khối lượng lên 545.800 tấn, và tăng 130,3% về giá trị lên 146,7 triệu USD.

Nhập khẩu đậu nành cũng tăng mạnh 67,2% lên 216.369 tấn, và tăng 119,8% về giá trị lên hơn 117,85 triệu USD.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Giá trị nhập khẩu dầu mỡ động thực vật tăng hơn 38,5% so với cùng kì năm 2020 lên 77,3 triệu USD. Trên thị trường thế giới, giá hợp đồng ngô giao tháng 5 tăng 0,25 US cent lên 5,39.

Tình hình nhập khẩu một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

<i><b>II.1.3. Biến động về giá</b></i>

Biến động giá heo hơi trong nước tháng 2 (Nguồn: Tổng hợp thị trường. Đơn vị: đồng/kg)

Tháng 2, giá heo hơi tiếp tục giảm mạnh ở cả ba miền do nhu cầu tiêu thụ suy yếu. Giá đã giảm khoảng 5,5 – 8% so với đầu tháng và hiện dao động trong khoảng 74.000 – 78.000 đồng/kg.

<i><b>II.1.4. Tình hình tiêu thụ</b></i>

Bộ Cơng Thương dẫn số liệu tính tốn từ số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết trong tháng 2, Việt Nam nhập khẩu 10.250 tấn thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (mã HS 0203), trị giá 24,34 triệu USD, tăng 322,4% về lượng và tăng 401,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Trong đó, Nga, Canada, Brazil, Ba Lan và Mỹ là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt heo cho Việt Nam trong tháng 1/2021.

<i><b>II.1.5. Dự báo, triển vọng</b></i>

Năm 2021, Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành chăn nuôi đạt khoảng 5 - 6%. Sản lượng thịt các loại đạt khoảng 5,7 triệu tấn.

Trong đó thịt heo đạt khoảng 3,67 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm 2020; thịt gia cầm đạt khoảng 1,5 triệu tấn, tăng 5,8%; thịt bị đạt khoảng 395 nghìn tấn, tăng 6%; sản lượng trứng đạt khoảng 15,6 tỷ quả, tăng 7,5% và sản lượng sữa đạt khoảng 1,21 triệu tấn, tăng 11,5% so với năm 2020.

<b>II.2. Nhu cầu thị trường thịt heo toàn cầu</b>

Sản lượng thịt heo toàn cầu năm 2021 tăng gần 2% lên 103,8 triệu tấn do ngành chăn nuôi heo Trung Quốc đang tiếp tục phục hồi từ dịch tả châu phi ASF. Giá tăng tiếp tục khuyến khích các nhà sản xuất mở rộng quy mô nuôi, kéo theo dự báo sản lượng của Trung Quốc tăng hơn 5%.

Xuất khẩu thịt heo toàn cầu năm 2021 tăng gần 3% lên 11,1 triệu tấn do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc.

Nguồn cung dồi dào có thể xuất khẩu trên khắp thế giới dự kiến sẽ sang thị trường Trung Quốc do tiêu thụ tại thị trường chủ chốt này tiếp tục thấp hơn nhiều so với trước khi dịch tả diễn ra. Trong khi đó, đồng peso yếu và nền kinh tế trong nước chậm chạp dẫn đến kỳ vọng nhập khẩu của Mexico giảm.

<i>Sản lượng sản xuất thịt heo hơi trên thế giới – đơn vị: 1.000 tấn</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>II.3. Nhu cầu thị trường điện</b>

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm 2020, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống là 261,456 tỷ kWh, tăng 8,97%, trong đó, sản lượng điện sản xuất và mua của EVN là 251,6 tỷ kWh; công suất cực đại (Pmax) đạt 41.237MW, tăng 7,81% so với năm 2019. EVN cho biết trên cơ sở tính toán cung - cầu điện năm 2020 cho thấy nhiệm vụ bảo đảm cung ứng điện, bảo đảm cấp điện mùa khơ năm 2020 sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, nhất là trong hoàn cảnh thời tiết diễn biến bất lợi.

So với kế hoạch vận hành hệ thống điện đã được phê duyệt, có một số điểm đáng quan ngại, cụ thể như: sản lượng thủy điện dự kiến huy động thấp hơn 2,67 tỷ kWh do lưu lượng nước về các hồ thủy điện thấp hơn tần suất 65%; sản lượng khí cung cấp cho phát điện tiếp tục giảm; sản lượng điện huy động từ các nguồn khí dự kiến thấp hơn 408 triệu kWh so với kế hoạch. Trong khi đó, tổng cơng suất nguồn điện mới dự kiến đi vào vận hành trong năm 2020 chỉ đạt 4.329 MW bao gồm: nhiệt điện BOT Hải Dương 1.200 MW; thủy điện 1.138 MW; điện gió 118 MW, điện mặt trời 1.873 MW, các nguồn điện nhiêt than, khí sẽ phải huy động tối đa liên tục trong mùa khô cũng như cả năm 2020, khơng cịn dự phịng. Do vậy hệ thống điện sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ không bảo đảm cung ứng điện trong trường hợp xảy ra các rủi ro vê nguồn nguyên liệu.

Để đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho phát triển kinh tế - xã hội, ngoài các nguồn huy động từ thủy điện, nhiệt điện than… ngành điện dự kiến huy động tới 3,397 tỷ kWh từ nguồn điện chạy dầu có giá thành cao

Cơng suất năng lượng tái tạo đạt 17,4 GW, tăng gấp hơn 3 lần năm 2019. chiếm 25% tổng công suấtnguồn. Sản lượng 1H.2021 đạt 14,69 tỷ kWh (+171,5% yoy), chiếm 11,4% cơ cấu nguồnđiện, gần tương đương với nhiệt điện khí.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Điện mặt trời tuy năm 2020 đã đạt hơn 17 GW công suất nhưng quy hoạch đến2025 chỉ đạt 17,24 GW, 2030 đạt 18,64 GW là khá thấp. Tức là từ giờ tới 2030sẽ không phát triển thêm trong khi giá cả đang theo xu hướng giảm. Nhưng với các dự thảo lần sau, công suất ĐMT sẽ tăng lên và chính phủ sẽ thơngqua cơ chế đấu giá dành cho ĐMT để được mức giá phù hợp nhất.

<b>II.4. Nhu cầu thị trường dược liệu</b>

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến Y học cổ truyền hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh..

Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh ... ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ... ở Châu Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay ... Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới. Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức.

Về xuất khẩu, nước ta chủ yếu xuất dược liệu thơ, ước tính 10.000 tấn/năm bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn, Hịe,... và một số lồi cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt chất được chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Berberin, 16 Palmatin, Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác sang Đông Âu và Liên bang Nga. 2. Nhu cầu sử dụng dược liệu, thuốc từ dược liệu trên thế giới.

Năm 2019 xuất khẩu dược phẩm của nước ta đạt gần 200 triệu USD, chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ với 5,7 % so với giá trị nhập khẩu. Các mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu như: Panadol Extra; Thuốc tiêm tĩnh mạch dùng cho lọc máu Parsabiv 5mg đựng trong lọ vial dung tích 3ml; Cao dán Salonpas và các loại thuốc nhỏ mắt, nước muối sinh lý...

Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu Dược phẩm sang Nhật bản đang rất ổn định và thường chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu dược phẩm của cả

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

nước. Thị trường Nhật Bản là quốc gia tiêu thụ dược phẩm lớn thứ hai thế giới, mặc dù năng lực sản xuất lớn, song quốc gia này vẫn đang nhập khẩu hơn 30% tổng thị trường để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, hệ thống quản lý dược phẩm của Nhật Bản tương đối khắt khe. Bất cứ loại thuốc nào muốn vào Nhật Bản đều phải vượt qua hàng rào kỹ thuật của Cục Dược phẩm và Thiết bị Y tế (PMDA). Bên cạnh đó, nước ta còn xuất khẩu dược phẩm sang một số thị trường khác đạt kim ngạch cao như: Singapore; Sip, Campuchia, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc... vv.

Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khống chất) có xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại hơn và ít tác dụng phụ hơn. Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước Châu phi, ...Ở Trung Quốc chi phí cho sử dụng Y học cổ truyền khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí cho y tế, Nhật Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD. Theo thống kê của WHO, những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương liệu… Chính vì vậy, sản xuất dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ rất sớm, gắn liền với tên tuổi của nhiều danh y nổi tiếng như: Thiền sư Tuệ Tĩnh với bộ “Nam Dược Thần Hiệu” viết về 499 vị thuốc Nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ “Lĩnh Nam Bản Thảo” gồm 2 quyển: quyển thượng chép 496 kế thừa của Tuệ Tĩnh, quyển hạ ghi 305 vị bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm. Nền y dược đó có tiềm năng và vai trị to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên để kế thừa, bảo tồn và phát triển, không những chúng ta cần có một đội ngũ thầy thuốc giỏi mà cịn phải có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể.

Theo báo cáo của Cục Quản lý Dược-Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50-60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu. Theo đó, thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam là rất lớn. Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện có hơn 60 bệnh viện y học cổ truyền cơng lập; hơn 90% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh.

Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nơng thơn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ mơi trường.

Mặc dù có tiềm năng thế mạnh lớn, nhưng hiện nay Việt Nam mới chỉ tự cung cấp được 25% nguyên liệu để phục vụ việc sản xuất thuốc trong nước, còn lại 75% vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Việt Nam cũng chưa đưa được các bài thuốc quý trong cộng đồng ra sử dụng rộng rãi; thậm chí nhiều bài thuốc quý đã bị mai một, thất truyền hoặc bị đánh cắp, giả mạo. Đồng thời, sản phẩm từ dược liệu quý của nước ta chưa trở thành hàng hóa có giá trị cao và chưa được sử dụng rộng rãi.

Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ truyền và đảm bảo y dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động được nguồn dược liệu. Hơn bao giờ hết, lúc này phát triển dược liệu nên được coi là an ninh quốc gia.

Phát triển nuôi trồng dược liệu còn là giải pháp quan trọng hạn chế tối đa việc khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động, thực vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>II.5. Tổng quan về ngành dược Việt Nam</b>

Tại Việt Nam, hiện nay có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc nhưng đa phần tập trung ở dạng bào chế đơn giản, dạng generic, giá trị thấp và thiếu các loại thuốc đặc trị.

Ngành Dược Việt Nam sử dụng khoảng 60,000 tấn các loại dược liệu, trong đó có khoảng 80-90% dược liệu sử dụng có nguồn gốc nhập khẩu., Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu vào Việt Nam lớn nhất về dược liệu. Bên cạnh đó, việc áp dụng cơng nghệ tiên tiến vào sản xuất cịn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ đầu tư nghiên cứu thuốc mới của các Công ty trong nước chỉ chiếm khoảng 5% doanh thu trong khi đó các Cơng ty nước ngồi là 15%.

Năm 2015, theo ước tính của Cơng ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam, giá trị Ngành Dược ước đạt 4,2 tỷ USD, mức độ chi tiêu cho dược phẩm đạt khoảng 38USD/người. Trong thời gian tới, thị trường thuốc kê toa sẽ tăng trưởng vượt qua thị trường thuốc không kê toa (OTC) do sự xuất hiện của các dòng sản phẩm cấp bằng sáng chế đắt tiền từ nước ngoài và sự gia tăng nhu cầu về thuốc chất lượng cao và thuốc đặc trị.

Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dược phẩm 6 tháng đầu năm 2016 đạt mức 1,282.6 triệu USD, tăng 24.8% so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường nhập khẩu chính vẫn là Pháp và Mỹ (các loại thuốc biệt dược) và Trung Quốc, Ấn Độ (các loại thuốc giá rẻ, thuốc generic).Trong khi đó, Xuất khẩu dược phẩm tại Việt Nam chỉ đạt ở mức thấp với tỷ lệ chỉ 5% so với giá trị nhập khẩu và bằng 2.5% so với giá trị tiêu thụ tồn ngành. Các thị trường xuất khẩu chính là: Đức, Nga, các nước châu Phi và láng giềng như Myanma, Philippin, Campuchia…

Thời gian tới, ngành dược Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 2 con số nhưng xu hướng tăng chậm lại. Bên canh đó, với tiến trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam thông qua các hiệp định thương mại, các Công ty Dược phẩm trong nước sẽ đối diện với sức ép cạnh tranh lớn hơn từ các Cơng ty nước ngồi do việc cắt giảm các hàng rào bảo hộ, đặc biệt trong bối cảnh động lực phát triển chính của ngành vẫn là các chính sách bảo hộ của nhà nước như hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>I. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN</b>

<b>I.1. Các hạng mục xây dựng của dự án</b>

Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:

<i>Bảng tổng hợp danh mục các cơng trình xây dựng và thiết bị</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>I.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư</b>

<i><b>(ĐVT: 1000 đồng)</b></i>

<i>Ghi chú: Dự tốn sơ bộ tổng mức đầu tư được tính tốn theo Quyết định 65/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 20 tháng 01 năm2021 về Ban hành suất vốn đầu tư xây dựng cơng trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu cơng trình năm 2020,Thơng tưsố 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tưxây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i><b>Dự án“Trang trại chăn nuôi và trồng trọt dược liệu” được thực hiệntại</b></i>

Tỉnh Bình Phước.

<i>Vị trí thực hiện dự án</i>

<b>II.2. Hình thức đầu tư</b>

Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.

<b>III. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU</b>

<b>III.1. Nhu cầu sử dụng đất</b>

<i>Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất</i>

<b>III.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án</b>

Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho q trình thực hiện.

Vị trí thực hiện dự án

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MƠ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNGCƠNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CƠNG</b>

<b>I. PHÂN TÍCH QUI MƠ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH</b>

<i>Bảng tổng hợp quy mơ diện tích xây dựng cơng trình </i>

<b>II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CƠNG NGHỆ</b>

<b>II.6. Kỹ thuật chăn ni heo sinh sản</b>

<i><b>Giữ đàn lợn nuôi trong môi trường được bảo vệ: </b></i>

+ Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở;

+ Có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác; + Hạn chế tối đa người lạ đi vào khu vực chăn nuôi; + Trước cổng, trước mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng;

+ Phải thường xuyên định kỳ tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực chăn nuôi;

+ Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp.

<i><b>Chăm sóc ni dưỡng và quản lý tốt đàn lợn: </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

+ Cung cấp đầy đủ thức ăn chăn nuôi tự chế biến theo kỹ thuật chế biến thức ăn chăn nuôi hữu cơ.

+ Nước uống sạch cho gia lợn;

+ Chuồng nuôi đúng quy cách và đảm bảo mật độ nuôi hợp lý; + Định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho lợn.

<i><b> Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi: </b></i>

+ Phải biết rõ lai lịch nguồn gốc, tình trạng bệnh tật của đàn lợn mới nhập; + Lợn mới mang về phải nuôi cách ly theo quy định;

+ Kiểm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại;

+ Tránh để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó, mèo, chuột và người lạ vào khu vực chăn nuôi.

<i><b>Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn cho người sử dụng: </b></i>

+ Thời gian ngưng thuốc trước khi bán để giết mổ đúng quy định.

+ Có sổ sách ghi chép thời gian dùng vắc-xin và thuốc phòng trị bệnh cụ thể của từng đàn, cá thể.

<i><b> Mục tiêu nuôi dưỡng: </b></i>

- Tốn ít thức ăn, lợn khỏe mạnh, lớn nhanh.

- Chất lượng thịt tốt, tỷ lệ thịt nạc cao, tỷ lệ thịt móc hàm cao, an tồn với người tiêu dùng.

- Chi phí thức ăn thấp nhất bằng cách tự sản xuất thức ăn cho lợn bằng nguồn nguyên liệu sẵn có như ngơ, khoai, sắn,...vừa tiết kiệm chi phí và đem lại nguồn dinh dưỡng cao.

<i><b>Chọn lợn giống nái :</b></i>

Chọn nguồn gốc lợn cái được sinh ra từ những lợn mẹ có năng suất cao, đẻ sai con, ni con khéo, có lý lịch rõ ràng, xuất thân nơi khơng có dịch.

Chọn bản thân con cái đó cần các u cầu sau :

Mơng nở, thân dài, 4 chân chắc, dáng đi nhanh nhẹn, lông thưa, mắt sáng. Từ 12 vú trở lên, các vú nổi rõ cách đều nhau, khơng có vú kẹ, vú lép. Q trình trên lựa chọn từ 2,5 – 3 tháng tuổi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i><b>Nuôi dưỡng lợn nái :</b></i>

Nuôi dưỡng lợn nái có ngoại hình đạt mức tiêu chuẩn, khơng béo quá, gầy quá, 2 trường hợp béo quá, quá gầy đều dẫn đến hiệu quả xấu là năng suất sinh sản thấp, đẻ ít con.

– Phương pháp cho ăn : Dùng thức ăn tổng hợp của công ty lớn. – Phát hiện động dục, phối giống và nuôi dưỡng nái có chửa. – Thời gian mang thai : 114 ngày, được chia 2 giai đoạn : + Giai đoạn 1 : Từ 1 – 90 ngày : gọi là chửa kỳ I

+ Giai đoạn 2 : Từ 90 ngày – đẻ : gọi là chửa kỳ II

Chửa kỳ I : Là giai đoạn trứng được thụ tinh, phôi đang ở trong tử cung và trọng lượng bào thai phát triển chậm. Nuôi dưỡng giai đoạn này được gọi giai đoạn kinh tế với 2 ý nghĩa :

– Thời gian nuôi dưỡng giai đoạn này không tốt dẫn đến hậu quả xấu, tỷ lệ sống của phôi thai thấp, nái đẻ ít con.

+ Nái béo quá ảnh hưởng xấu đến giai đoạn tiết sữa như : nái ăn ít, tiết sữa kém, con còi cọc.

Nên dùng thức ăn sạch, không nấm mốc, không độc tố, không ôi thiu, nếu có thì dễ chết phơi xảy thai. Khẩu phần ăn có chất sơ hợp lý tránh táo bón; khi bị táo bón dẫn đến chết phơi, sẩy thai do nái phải rặn nhiều.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i><b>Chăm sóc, nhiệt độ môi trường :</b></i>

Chuồng nuôi cho lợn nái phải được xây dựng ở nơi đất cao ráo, tránh ngập lụt vào mùa mưa, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.

– Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sức sống lợn nái, thai chết nhiều.

– Nhiệt độ cao làm cho lợn kém ăn, mệt mỏi, thở nhiều, hay sẩy và chết phôi, chết thai, sẩy thai.

– Nhiệt độ phù hợp nái : 17 – 21<small>o</small>C

Thấy nóng : – Tạo thơng thống chuồng ni – Phun nước nền chuồng

– Làm nước nhỏ giọt

Giai đoạn mang thai cần được nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh kích thích va chạm mạnh. Tránh tiếng động làm lợn nái hoảng sợ, không nên để cắn nhau, nhảy phá chuồng.

Chửa kỳ II : 91 ngày đến đẻ :

Cần tăng dinh dưỡng để nuôi thai, lượng thức ăn cấp cho nái chửa trên 90 ngày cần tăng 45 – 55% so giai đoạn trước đó.

<i><b>Chăm sóc lợn nái đẻ ni con</b></i>

Giai đoạn này lợn nái cần được cung cấp dinh dưỡng cao để tiết sữa nuôi con, chất dinh dưỡng cung cấp tạo ra sữa như : đạm, năng lượng, can xi, phốt pho. Nếu bị hụt, bắt buộc huy động từ cơ thể ra để tạo sữa, nên làm cho cơ thể gầy sút, giảm thể trọng mỗi lứa đẻ 12%.

Mức huy động can xi, phốt pho làm xương mềm yếu, gây bại liệt.

Khẩu phần giai đoạn này không đủ cơ thể sẽ huy động đạm để làm sữa ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục như buồng trứng, các tuyến nội tiết. Hậu quả là : khả năng sinh sản thấp, các lứa đẻ kéo dài, chi phối kéo dài, số lợn con lứa

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Dự án thực hiện hình thức xử lý tốn phân ni khơ, phân thải từ chăn nuôi heo xử lý không quá 24 tiếng, và được quét dọn vệ sinh trong ngày làm sản phẩm đầu vào cho chăn nuôi trùn quế và trồng trọt.

Ưu điểm: ni khơ giúp tiết kiệm chi phí khi chỉ phải vệ sinh 1 lần/ ngày, trong khi chăn nuôi nước vệ sinh ngày 2 lần và cần phải xử lý vệ sinh trãi qua nhiều bước.

<b>II.7. Kỹ thuật chăn nuôi heo thịt</b>

<i><b>Giữ đàn lợn nuôi trong môi trường được bảo vệ: </b></i>

+ Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở;

+ Có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác; + Hạn chế tối đa người lạ đi vào khu vực chăn nuôi; + Trước cổng, trước mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng;

+ Phải thường xuyên định kỳ tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực chăn nuôi;

+ Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp.

<i>Trang trại ni lợn </i>

<i><b> Chăm sóc ni dưỡng và quản lý tốt đàn lợn: </b></i>

+ Cung cấp đầy đủ thức ăn chăn nuôi tự chế biến theo kỹ thuật chế biến thức ăn chăn nuôi hữu cơ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

+ Nước uống sạch cho gia lợn;

+ Chuồng nuôi đúng quy cách và đảm bảo mật độ nuôi hợp lý; + Định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho lợn.

<i><b> Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi: </b></i>

+ Phải biết rõ lai lịch nguồn gốc, tình trạng bệnh tật của đàn lợn mới nhập; + Lợn mới mang về phải nuôi cách ly theo quy định;

+ Kiểm sốt thức ăn chăn ni và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại;

+ Tránh để chim hoang dã, các lồi gặm nhấm, chó, mèo, chuột và người lạ vào khu vực chăn nuôi.

<i><b>Sản phẩm chăn ni đảm bảo an tồn cho người sử dụng: </b></i>

+ Thời gian ngưng thuốc trước khi bán để giết mổ đúng quy định.

+ Có sổ sách ghi chép thời gian dùng vắc-xin và thuốc phòng trị bệnh cụ thể của từng đàn, cá thể.

<i><b> Mục tiêu ni dưỡng: </b></i>

- Tốn ít thức ăn, lợn khỏe mạnh, lớn nhanh.

- Chất lượng thịt tốt, tỷ lệ thịt nạc cao, tỷ lệ thịt móc hàm cao, an toàn với người tiêu dùng.

- Chi phí thức ăn thấp nhất bằng cách tự sản xuất thức ăn cho lợn bằng nguồn nguyên liệu sẵn có như ngơ, khoai, sắn,...vừa tiết kiệm chi phí và đem lại nguồn dinh dưỡng cao.

<i><b>Chọn giống để nuôi lợn thịt: </b></i>

- Lợn lai F1 (giữa lợn đực ngoại và cái nội), có khả năng tăng trọng khá, tỷ lệ nạc cao hơn lợn nội thuần.

- Lợn lai 2 máu ngoại, lợn lai 3 và 4 máu ngoại thường thể hiện ưu thế lai cao (lớn nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn, khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn so với giống lợn ngoại nguyên chùng nuôi thịt).

+ Lợn lai 2 máu ngoại hiện nay là con lai F1 giữa giống lợn Landrace va giống lợn Yorkshire.

+ Lợn lai 3 máu ngoại hiện nay là con lai giữa lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực lợn Duroc. Lợn lai 3 máu ngoại giảm từ 0,1 – 0,3 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, rút ngắn thời gian nuôi từ 4 – 6 ngày, tăng tỷ lệ nạc từ 1 – 2% so với nuôi lợn thuần chủng.

Chọn lọc để nuôi thịt: Nên chọn những lợn con:

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

- Khỏe mạnh, khơng có khuyết tật (úng, chân yếu…), lông da mịn màng, hồng hào.

- Thân hình phát triển cân đối (trường mình, rộng lưng, nở ngực, mông to, 4 chân khỏe).

<i><b> Nhập giống lợn: </b></i>

- Lợn nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có). Tốt nhất nên nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Chỉ nên mua lợn mới từ 1 đến 2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ mang bệnh vào trại.

- Khi lợn về đến trại, phải chuyển lợn xuống ngay, đưa vào khu cách ly để ni thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn trong q trình ni thích nghi.

- Sau khi nhập lợn phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn lợn, quan tâm đến một số bệnh như; lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hơ hấp và sinh sản (PRRS),….

- Cử người thường trực để kịp thời cách ly lợn bị bệnh, nghi có bệnh và điều trị những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh.

- Tập cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài ngày đầu.

<i><b>Kỹ thuật nuôi dưỡng: </b></i>

Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần qua các giai đoạn của lợn thịt:

<b>Khối lượng cơ thể</b>

Cách cho ăn, uống:

- Có thể cho lợn ăn tự do hoặc theo bữa.

- Đối với lợn nhỏ dưới 30 kg cho ăn 3 bữa/ngày, lợn lớn hơn cho ăn 2 bữa/ngày.

- Lợn được cung cấp đầy đủ nước sạch bằng vòi uống tự động. - Cho lợn ăn đúng và đủ khẩu phần đối với từng giai đoạn lợn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

- Cách tính lượng thức ăn cho một lợn thịt/ngày

Tuy nhiên để chăn nuôi lợn thịt đạt tỷ lệ nạc cao có thể áp dụng khuyến cáo cho lợn ăn hạn chế từ ngoài 60 kg khối lượng cơ thể. Mức ăn hạn chế là cho ăn giảm hơn từ 15 – 20% so với mức ăn tự do ở trên.

<b>Hàm lượng Protein và Nănglượng trong 1 kg thức ăn</b>

<i><b>Kỹ thuật chăm sóc quản lý đàn lợn thịt: </b></i>

* Về chuồng nuôi và mật độ ni

- Chuồng ni thống mát về mùa Hè và ấm áp về mùa Đông.

- Nền chuồng cần chắc chắn khơng trơn trượt, có độ dốc 2-3% để thoát nước thải nhanh. Nên sử dụng cơng nghệ đệm lót sinh học.

- Chuồng có máng ăn và vòi uống tự động cho lợn; 1 vòi cho 10 lợn, độ cao của núm uống tự động phải phù hợp cho từng độ tuổi của lợn thịt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

- Không nên nuôi lợn với mật độ quá dày, tối đa là 1 con/m2, số lợn/1 ơ nên từ 10-15 con.

- Nhiệt độ thích hợp cho lợn thịt từ 10-30 kg là 20-22oC, cho lợn thịt từ 30-100 kg là 15-16oC.

* Vệ sinh thú y

- Tẩy giun sán cho lợn khi 18-22 kg

- Kết thúc nuôi 1 lứa lợn cần vệ sinh chuồng trại bằng nước vơi pha lỗng hoặc các chất sát trùng và để trống chuồng trong thời gian 1 tuần mới nuôi lứa khác.

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định Lịch tiêm phòng cho lợn con và lợn thịt

</div>

×