Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

báo cáo thực tập tăng cường giáo dục đạo đức nghề báo cho đội ngũ phóng viên đài phát thanh truyền hình vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.7 KB, 24 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÁO CÁO THỰC TẬP</b>

<b>TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO CHO ĐỘI NGŨPHÓNG VIÊN ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VĨNH PHÚC</b>

<b> HIỆN NAY.</b>

<b>Đơn vị thực tập </b>

<b>ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH VĨNH PHÚC</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Thực hiện kế hoạch chương trình đào tạo của nhà trường cho sinh viên đi thực tập tốt nghiệp. Sau khi kết thúc học kỳ, toàn bộ sinh viên lớp Quản lý văn hóa tư tưởng K36B Khoa Tuyên truyền bắt đầu một kỳ thực tập tốt nghiệp. Đây là khoảng thời gian mà các sinh viên được tác nghiệp với nghề, làm quen với môi trường thực tiễn. Trải qua những năm tháng gắn bó với mái trường, mỗi thế hệ sinh viên đều được thầy cô giáo truyền dạy những kiến thức cơ bản và ln mong muốn mình có một hành trang vững chắc khi bước vào nghề. Quá trình thực tập là một thử thách quan trọng quyết định để mỗi sinh viên tự khẳng định mình trên con đường sự nghiệp.

Trong gần 2 tháng thực tập tôi đã bắt đầu hiểu rõ hơn về đạo đức nghề báo. Hiểu rõ hơn tầm quan trọng của công tác đào tạo, giáo dục đạo đức nghề báo cho đội ngũ nhà báo nói chung và với đội ngũ phóng viên nói riêng. Mục đích tơi về Đài Phát thanh -Truyền hình Vĩnh Phúc thực tập, vừa để tìm kiếm cơ hội khẳng định mình, đồng thời cũng để học hỏi những kinh nghiêm thực tế trong một môi trường chuyên nghiệp.

Được sự quan tâm, dạy dỗ ân cần của các thầy cô giáo trong nhà trường đã cho tôi những kiến thức cơ bản, những kỹ năng làm cán bộ tuyên giáo để có thể tự tin bước vào một kỳ thực tập tốt nghiệp được tiếp xúc và trải nghiệm với nghề. Đồng thời, được sự tiếp nhận của Đài PT-TH Vĩnh Phúc cùng với đó là sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình tạo mọi điều kiện của Ban lãnh đạo Đài, tơi đã hồn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp. tôi xin báo cáo với Ban Giám hiệu nhà trường, khoa tuyên truyền, hội đồng chấm báo cáo thực tập tốt nghiệp lớp QLVHTT K36B về kết quả thực tập như sau:

<b>Nội dung báo cáo gồm 2 phần:</b>

<b>- Phần I: Giới thiệu tổng quan Đài PT - TH Vĩnh Phúc </b>

- Phần II: Công tác tăng cường giáo dục đạo đức nghề báo cho đội ngũ phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Phúc hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>PHẦN I</b>

<b>GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VĨNH PHÚC</b>

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh; Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Phúc chịu sự quản lý nhà nước về báo chí, về truyền dẫn và phát sóng của Bộ Thơng tin và Truyền thơng.

Cũng như những cơ quan báo chí khác, Đài PT-TH Vĩnh Phúc được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, hoạt động theo quy định của pháp luật. Đài PT-TH Vĩnh Phúc có nhiệm vụ thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của cấp ủy, chính quyền địa phương; tuyên truyền tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phịng, trật tự trị an trên địa bàn tỉnh. Góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn bằng các chương trình phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử. Đài xây dựng kế hoạch, sản xuất các chương trình thời sự, phóng sự, chun đề, văn nghệ, khai thác trao đổi các chương trình phim truyện, giải trí để phát sóng phục vụ nhân dân trong và ngồi tỉnh. Giới thiệu những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, phê phán cái xấu, cái tiêu cực, qua đó góp phần vào cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng trong nhân dân. Quản lý cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật theo phân cấp. Hướng dẫn các Đài cơ sở về nghiệp vụ và kỹ thuật phát thanh truyền hình. Xây dựng các kế hoạch, dự án phát triển của Đài, của ngành và tổ chức thực hiện theo quy định. Bên cạnh đó Đài cịn nghiên cứu, tham mưu để xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương và các Bộ, ngành Trung ương về những vấn đề có liên quan. Phối hợp sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình và cung cấp tin, bài cho Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Công tác tổ chức của Đài bao gồm:I. Ban Giám đốc: </b>

- Giám đốc - Tổng biên tập: Phạm Thị Thu Hằng

- Phó giám đốc - Phó Tổng biên tập: Hồng Thị Nhung - Phó giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thảo Ngun

<b>II. Các phịng chun mơn, nghiệp vụ: </b>

- Trưởng phịng: Nguyễn Thị Kiều Thanh - Phó trưởng phịng: Nguyễn Việt Khương - Phó trưởng phịng: Nguyễn Hồng Hà ĐT: (0211) 6250.530

4. Phòng Thời sự

- Trưởng phòng: Nguyễn Hải Thành DĐ: 0913312628 - Phó trưởng phịng: Đào Văn Hiếu

- Phó trưởng phịng: Lỗ Anh Hiếu - Phó trưởng phịng: Ngơ Thị Mơ ĐT: (0211) 3840.842

5. Phòng Chuyên đề - Trưởng phòng: Triệu Hồi Giang

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- Phó trưởng phịng: Nguyễn Lê Minh - Phó trưởng phịng: Vũ Mạnh Qn ĐT: (0211) 6250.580

6. Phòng Văn nghệ - Trưởng phòng: Nguyễn Quang Minh

- Phó trưởng phịng: Nguyễn Thị Thúy Chinh - Phó trưởng phịng: Lê Thị Ánh Tuyết ĐT: (0211) 6250.583

7. Phịng Sản xuất phim tài liệu, phóng sự và khai thác chương trình - Trưởng phịng: Bùi Đức Sơn

- Phó Trưởng phịng: Vũ Bích Hằng ĐT: (0211) 3861.919

8. Phịng Thơng tin điện tử - Trưởng phịng: Ngơ Đắc Trung - Phó trưởng phịng: Cao Việt Anh - Phó trưởng phịng: Dương Văn Hưng

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>PHẦN II</b>

<b>TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO CHO ĐỘI NGŨPHĨNG VIÊN ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VĨNH PHÚC</b>

<b> HIỆN NAY.</b>

<b>2.1. Khái niệm đạo đức</b>

Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức trong một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc, các quy tắc và chuẩn mực trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nghề nghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội.

Xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cơ bản. Phẩm chất đạo đức cá nhân trong xã hội có nét chung, nhưng phẩm chất đạo đức trong từng nghề nghiệp lại có những nét đặc thù và yêu cầu riêng biệt. Tuân theo các nguyên tắc, chuẩn mực trong đạo đức nghề nghiệp vừa góp phần vào tăng trưởng kinh tế, vừa tạo điều kiện nâng cao chất lượng lao động, hoàn thiện người lao động trong nghề nghiệp đó. Song, một số nghề có vị trí quan trọng đặc biệt và mối quan hệ rộng rãi tới nhiều người trong xã hội như nghề giáo, nghề báo, nghề y, nghề luật, an ninh, tịa án... thì đạo đức nghề nghiệp được đặc biệt coi trọng. Với những nghề này, bên cạnh những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chung cho tất cả các quốc gia như đạo đức người thầy giáo, đạo đức người thầy thuốc, đạo đức quan tịa, đạo đức nghề báo... thì mỗi nước, trong mỗi thời kỳ lịch sử lại đề ra những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng cho người hành nghề ở nước mình.

<b>2.2. Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo: </b>

<i>Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy địnhthái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp. Hiện</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

nay, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo còn được gọi là đạo đức nghề báo, đạo đức báo chí, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, đạo đức nhà báo. Trong luận án này, chúng tôi sử dụng ba cách gọi: Đạo đức nghề báo, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Cũng giống như đạo đức, bên cạnh những chuẩn mực đạo đức nghề báo chung cho tất cả nhà báo ở tất cả các quốc gia thì cịn có những ch̉n mực đạo đức nghề báo riêng của từng quốc gia, từng cơ quan báo chí phụ thuộc vào từng thời kỳ phát triển lịch sử của từng quốc gia, cơ quan báo chí đó. So với các quy ước về đạo đức nghề báo của các quốc gia và tổ chức báo chí

<i>quốc tế, thì Quy định đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam có những</i>

điểm tương đồng và một số nét mang tính đặc thù.

Tác giả E.P.Prơkhơrốp trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí cho rằng đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là “những quy định đạo đức không được ghi trong đạo luật, nhưng được chấp nhận trong giới báo chí và được duy trì bởi sức mạnh của dư luận xã hội, bởi các tổ chức sáng tạo nghề nghiệp, đó là những nguyên tắc, những quy định và những quy tắc về hành vi đạo đức của nhà báo” .

Trong cuốn Thuật ngữ Báo chỉ - Truyền thông, tác giả cho rằng đây là “khái niệm chỉ tư cách, lương tâm nghề nghiệp trong hoạt động báo chí, biểu hiện qua hành vi, nguyên tắc ứng xử của người làm báo” .

Theo PGS,TS Nguyễn Văn Dững thì khi nói đến đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là ‘‘nói đến các mối quan hệ ứng xử của nhà báo trong q trình tác nghiệp”, “nói đến thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong từng tình huống.cụ thế”.

Như vậy, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp.

Trên thực tế hiện nay, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau với ý nghĩa đồng nhất. Đó là đạo đức nghề báo, đạo đức báo chí, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, đạo đức nhà báo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Đạo đức báo chí là đạo đức của một ngành, một lĩnh vực. Đạo đức nhà báo bao gồm đạo đức con người và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Tuy đây là hai khía cạnh nhưng lại tồn tại chung trong một con người - nhà báo. Vì vậy, chúng có quan hệ mật thiết với nhau, khó tách rời.

Đạo đức nghề báo, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo có chung một ý nghĩa.

Theo tác giả G.V.Ladutina, gắn liền với khái niệm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo cịn có các khái niệm bốn phận nghề nghiệp, trách nhiệm nghề nghiệp và lương tâm nghề nghiệp. Đây là những khái niệm phản ánh các khía cạnh của các quan hệ đạo đức nghề báo, bắt nguồn từ bản chất công việc của nhà báo và thể hiện dưới dạng thúc dục các hành động cần thiết cho việc hoàn thành các nhiệm vụ nghề nghiệp. Bổn phận nghề nghiệp của nhà báo là quan niệm do cộng đồng các nhà báo thảo ra về các trách nhiệm trước xã hội mà nhà báo tự nguyện gánh vác, trên cơ sở phù họp với vị trí và vai trị của mình trong đời sống xã hội”.

Trách nhiệm nghề nghiệp của nhà báo là sự phụ thuộc trong thực tể giữa kết quả hoạt động nghề nghiệp của nhà bảo và những hậu quả mà nó có thể gây ra cho xã hội, cho những con người cụ thế. Bản thân những nhà báo có trách nhiệm nghề nghiệp là những người nhận thức được sự liên quan của mình tới các hậu quả của hoạt động nghề nghiệp.

Lương tâm nghề nghiệp của nhà báo là sự định hướng đặc biệt của cá nhân nhà báo về các hoạt động nghề nghiệp, có khả năng tạo ra trạng thái thanh thản về tâm hồn, một sự thoải mái bên trong. Lương tâm nghề nghiệp giống như cái máy chỉ báo đầy nhạy cảm về sự tương ứng giữa cách xử sự của nhà báo với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, Nó ngăn chặn hoặc xui khiến, thúc đấy nhà báo tiến hành những bước đi nghề nghiệp theo hướng tốt nhất.

Cũng giống như đạo đức, bên cạnh những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức nghề báo chung cho tất cả nhà báo ở tất cả các quốc gia thì cịn

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

có những ngun tắc, ch̉n mực đạo đức nghề báo riêng của từng quốc gia, từng cơ quan báo chí phụ thuộc vào từng thời kỳ phát triển lịch sử của từng quốc gia, cơ quan báo chí đó. Đương nhiên, những ngun tắc, ch̉n mực này vừa bảo đảm cho nhũng hoạt động của nhà báo hịa đồng với xã hội vừa khơng vượt q giới hạn của những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức chung, đạo đức nghề báo. Chính vì thế, những phẩm chất đạo đức nghề báo như chân thật, khách quan, lịng trung thành... có nội dung giống nhau nhưng lại có những yêu cầu cụ thể riêng của mỗi quốc gia, mỗi cơ quan báo chí trong từng thời kỳ lịch sử.

Từ cuối thế kỷ XIX, các nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Đức... đều bắt đầu xây dựng cho riêng mình những quy tắc về đạo đức nghề nghiệp. Đen nay, hầu hết các nền báo chí trên thế giới đều đã có quy ước bằng văn bản được thông qua bởi đại hội nghề nghiệp và mặc nhiên thừa nhận khi nhà báo hành nghề. Thậm chí, có những cơ quan báo chí cịn xây dựng riêng bộ quy ước nhằm định hướng đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo trong tòa soạn của mình như Bộ quy tắc đạo đức dành cho Phòng biên tập và thời sự của The NewYork Times (Mỹ), ban hành tháng 1-2003. Được biết nhiều nhất là bản Những nguyên tắc quốc tế và đạo đức nghề nghiệp báo chí ào Tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ) khởi thảo và được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận. Văn kiện này được nhiều tổ chức báo chí quốc tế đại diện cho 40 vạn nhà báo đang hành nghề trên khắp các châu lục thông qua.

Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam được xác lập trên cơ sở thống nhất với báo chí thế giới và dựa trên cơ sở thực tiễn hoạt động báo chí Việt Nam. Ở Việt Nam, những người làm báo Việt Nam đều là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên đạo đức nghề báo không thể tách rời những chuẩn mực đạo đức của mỗi con người Việt

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Nam trong thời kỳ này. Chính vì thế, những phẩm chất như yêu nước, thương dân, trung thành với chủ nghĩa xã hội, lòng nhân đạo xã hội chủ nghĩa... phải trở thành nền tảng của đạo đức nhà báo Việt Nam.

<b>2.3. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức nghề báo cho phóngviên.</b>

Báo chí Việt Nam với tư cách là cơng cụ của dư luận xã hội, đã trở thành phương tiện hữu hiệu để nhân dân trực tiếp tham gia quản lý Nhà nước. Giám sát xã hội bằng dư luận báo chí, thực chất là q trình giám sát của nhân dân đối với công tác của Đảng và Nhà nước. Muốn thực hiện được chức năng quản lý giám sát đó, đội ngũ những người làm báo phải nâng cao phẩm chất nghề nghiệp nói chung và nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nói riêng. Có như vậy, báo chí mới có thể hồn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước, và nhân dân giao phó.

Nhận thức rõ cơng tác chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới, đội ngũ những người làm báo Việt Nam đã đã phát huy phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của mình khi tác nghiệp để đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực một cách hiệu quả. Trong thời gian qua, công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được những kết quả tích cực, đa số nhà báo khi viết về đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đều phát huy được lương tâm, trách nhiệm của mình trong mỗi bài viết. Song bên cạnh đó cũng có một số nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp một cách nghiêm trọng khi viết về tham nhũng, tiêu cực.

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo khi viết về đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực có vai trị rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến tính chất và hiệu quả của cuộc đấu tranh này. Khi viết về tham nhũng tiêu cực, nếu khơng vững vàng và kiên định thì nhà báo rất dễ bị mua chuộc, bị lôi kéo vào vịng xốy của đồng tiền. Đã có một số tin, bài trên báo chí thể hiện sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức nghề nghiệp. Một số ít nhà báo trong quá trình điều tra, viết bài đấu tranh chống tiêu cực đã có những biểu hiện tiêu cực,

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

thông tin sai sự thật, lợi dụng danh nghĩa nhà báo để vụ lợi, thậm chí gây sức ép, hoặc dọa nạt, hoặc tống tiền cơ quan, đơn vị kinh tế đã có sai phạm trong quản lý kinh doanh...

Trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, việc thơng tin chân thật chính xác càng có tầm quan trọng đặc biệt, nó thể hiện phẩm chất, đạo đức của người làm báo. Thơng tin thiếu chính xác hoặc thơng tin bị bóp méo có thể biến một người từ chỗ có tội thành khơng có tội và ngược lại; có thể khiến cho bản chất sự việc bị đánh tráo, trắng đen lẫn lộn; thiện, ác bị xóa nhịa; phải trái khơng phân minh... dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng.

Mục đích của đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực không phải chỉ để phê phán, để xử lý kỷ luật người vi phạm mà điều quan trọng hơn là thông qua phát hiện, phê phán, xử lý tham nhũng, tiêu cực để xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, để tăng cường sức mạnh của Đảng, của chế độ ta. Do đó, trong quá trình tham gia đấu tranh chống tiêu cực, một nhà báo có đạo đức nghề nghiệp sẽ ln quan tâm đến sự nghiệp chung, lợi ích chung của đất nước; góp phần tăng cường khối đồn kết trong Đảng, sự đoàn kết của toàn dân, tránh để cho các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc...

Sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí còn xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về pháp luật và chính trị. Đã có những bài báo nêu ra những vấn đề có tính chất nội bộ của tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan Nhà nước; để lộ bí mật quốc gia, bí mật nghiệp vụ cơng tác.

Tại hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2020, đã thông qua Quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo. Quy định này gồm 10 điều cụ thể như sau:

Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật bản quyền và các quy định của pháp luật Thực hiện đúng tơn chỉ, mục đích; nội quy, quy chế của cơ quan báo chí nơi cơng tác.

Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đồn kết tồn dân tộc và tình đồn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.

Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác.

Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí một nguồn tin theo quy định của pháp luật.

Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chun nghiệp và hiện đại.

Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của người làm báo.

Việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ những người làm báo cũng chính là nâng cao tính tư tưởng, tính chân thật, tính chiến đấu của các sản phẩm báo chí, hướng nội dung thông tin vào nhiệm vụ trung tâm là phục vụ sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, xét cho cùng cũng chính là nhằm nâng cao trình độ tư duy, phẩm chất chính trị và nghiệp vụ của người phóng viên.

</div>

×