Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang tại chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 29 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG</b>

<b>BÀI TIỂU LUẬN</b>

<b>MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KINH TẾĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ</b>

<b>SẢN XUẤT CỦA TRANG TẠI CHĂN NUÔIGiảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị PhươngSinh viên thực hiện: Nhóm Double-H</b>

<b>A39082_Nguyễn Thị Hương Lan (NT)A37673_Nguyễn Thùy DươngA38196_Nguyễn Phương Liên</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài</b>

Cùng với sự phát triển theo xu hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, Việt Nam vẫn đang tiếp tục nỗ lực và phát triển hơn nữa để có thể trở thành một nước cơng nghiệp hóa. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì nền nơng nghiệp ở Việt Nam cũng là một bộ phận hết sức quan trọng trong việc góp phần đảm bảo an ninh về lương thực cho quốc gia, đảm bảo việc làm cho người dân ở những vùng nông thôn và ổn định nền kinh tế của đất nước.

Tầm quan trọng của ngành nông nghiệp ở Việt Nam là rất to lớn. Ta có thể lấy ví dụ điển hình là khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội làm ảnh hưởng đến hầu hết các ngành các lĩnh vực, trong đó có nơng nghiệp. Trước những khó khăn đó, ngành Nơng nghiệp đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch. Mặc dù vậy, trong thời kỳ của đại dịch covid thì nó cũng đã có ít nhiều những tác động đáng kể lên những trang trại chăn nuôi. Ngồi ra, ngành chăn ni tại Việt Nam cịn gặp phải nhiều khó khăn khác về vấn đề thời tiết cực đoan, hay các loại dịch bệnh trên vật nuôi luôn biến đổi không ngừng và làm bà con nông dân khó khăn trong việc kiểm sốt và chữa trị cho vật nuôi. Theo Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi Dương Tất Thắng, khó khăn đầu tiên là tình hình dịch bệnh trên đàn vật ni vẫn diễn biến khó lường. Dịch tả lợn châu Phi, dịch lở mồm long móng, viêm da nổi cục trên trâu, bị cịn xuất hiện ở nhiều địa phương. Tại một số tỉnh, thành phố đã phát hiện chủng virus cúm gia cầm A/H5N8.

Đơn cử ở Hà Nội, dịch cúm gia cầm A/H5N8 đã xuất hiện tại hai hộ chăn nuôi của huyện Ba Vì, số gia cầm phải tiêu hủy là hơn 2.500 con gà. Các ổ dịch này chưa qua 21 ngày, đang được theo dõi, giám sát và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Tiếp đến là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (nắng nóng kéo dài nhiều ngày qua, mưa to ở một số nơi), tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát, phần nào đã tác động đến hoạt động chăn nuôi. Theo ông Nguyễn Xuân Dương- Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) dự đốn thì đến năm 2030 tỷ trọng chăn ni trong nơng nghiệp đến có thể đạt trên 40%, trong đó, năm 2020 đạt khoảng 35 % và năm 2025 đạt khoảng 38%. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

ngành chăn nuôi ở Việt Nam hiện đang là ngành chiếm tỷ trọng khá cao và nó góp phần rất nhiều trong việc tạo ra thu nhập và nâng cao GDP, giúp phát triển nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, tình hình chăn ni ở Việt Nam hiện tại vẫn còn đang gặp phải rất nhiều khó khăn.

Từ thực tế nêu trên, nhóm Double-H nhận thấy rằng việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi là hết sức cấp thiết và cần phải được quan tâm hơn nữa. Bởi vậy, nhóm Double-H đã quyết định thực hiện bài nghiên cứu về việc “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của các trang trại chăn nuôi”.

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu</b>

Mục tiêu chung: Phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của các trang trại, đo lường mức độ ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp để giúp bà con tại các trang trại chăn ni gia tăng giá trị sản xuất có hiệu quả, năng suất cao hơn.

Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung phía trên, nhóm Double-H sẽ thực hiện giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau:

1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất tại các trang trại chăn nuôi. 2. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị sản xuất.

3. Đề xuất giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và gia tăng năng suất cho các trang trại chăn nuôi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>PHẦN NỘI DUNG</b>

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU1.1.Tổng quan về chăn nuôi trên thế giới</b>

Từ bao đời nay, ngay từ lúc con người mới bắt đầu tiến hóa ở giai đoạn săn bắt hái lượm sang giai đoạn sống theo bộ tộc và bộ lạc. Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của thế giới và cả ở Việt Nam. Những thập kỷ qua, nhân loại chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục của ngành hàng này cả về quy mô, phương thức sản xuất, năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngành chăn nuôi hiện nay đang là ngành giữ nhiều vai trị về mặt chính trị – xã hội. Nó chiếm đến 40% tổng sản phẩm nông nghiệp, cung cấp việc làm cho hơn 1,3 tỷ người, đồng thời là sinh kế của hơn 1 tỷ người dân sống tại các nước nghèo. Chính vì vậy, ngành chăn ni hiện đang có rất nhiều đóng góp to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, đối với đời sống và cũng như là toàn xã hội.

<b>Đối với nền kinh tế quốc dân:</b>

Giá trị sản phẩm của ngành chăn nuôi chiếm 1,4% tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP) của thế giới (2005). Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành chăn nuôi thế giới (1995 – 2005) là 2,2%.

<b>Đối với nền nông nghiệp</b>

Giá trị sản phẩm của ngành chăn nuôi chiếm 40% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Ở các nước công nghiệp phát triển, giá trị sản phẩm của ngành chăn nuôi chiếm 50 – 60% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm của ngành chăn ni đã đóng góp 17% giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp.

<b>Đối với đời sống</b>

Ngành chăn nuôi đã cung cấp các loại sản phẩm động vật có giá trị dinh dưỡng cao cho lồi người: 17% nhu cầu năng lượng cho loài người (477 Kcal/ người/ ngày), 33% nhu cầu protein cho loài người (25 g/người/ ngày). Và đồng thời còn nguồn bổ sung các chất dinh dưỡng cho 944 triệu người bị suy dinh dưỡng.

<b>Đối với xã hội</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Ngành chăn nuôi đã sử dụng lao động của 1,3 tỷ người (ngành chăn ni truyền thống khơng địi hỏi chăn ni có trình độ kỹ thuật cao). Bảo đảm đời sống cho 987 triệu người nghèo (tức 30% người nghèo trên thế giới. Tồn thế giới có tới khoảng 2735 triệu người nghèo, thu nhập dưới 3 USD/ ngày).

<b>Do nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi ngày một tăng và sự thay đổi về khẩu vị,</b>

Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) trong báo cáo về tình hình chăn ni thế giới năm 2011 cho biết, hiện thế giới chưa có giải pháp khả thi về cơng nghệ để có thể cung cấp một số lượng lớn các sản phẩm thực phẩm từ chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu đang tăng rất nhanh của các thành phố trong q trình đơ thị hóa. Các sản phẩm protein động vật hiện chiếm 12,9% tổng lượng calo tiêu dùng toàn cầu và 20,3% ở các nước đang phát triển. Vào năm 2050, mức tiêu dùng protein động vật sẽ tăng thêm 2/3, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Nhu cầu này có thể được đáp ứng một phần nhờ gia tăng chăn nuôi quy mô lớn. Tuy nhiên, chăn nuôi quy mô lớn đã trở thành mối đe dọa với môi trường, đặc biệt làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính; đồng thời gia tăng nguồn gây bệnh cho con người. FAO nhấn mạnh: các thách thức chủ yếu mà ngành chăn nuôi phải đối mặt là đảm bảo cho vật nuôi khỏe mạnh, bởi vì khi số lượng vật ni tăng lên thì nguy cơ các loại bệnh cũ và mới xuất hiện có nguồn gốc từ vật ni đe dọa cuộc sống con người cũng tăng lên.

<b>1.2.Tổng quan về chăn nuôi ở Việt Nam1.2.1. Tình hình chăn ni ở Việt Nam</b>

Thời gian qua, ngành chăn ni gặp nhiều khó khăn khi vừa phải phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, vừa bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi chững lại, giá cả sản phẩm chăn nuôi cũng chững lại. Doanh thu sụt giảm trong khi giá thức

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

ăn chăn nuôi liên tục tăng khiến người chăn nuôi lao đao. Đây là nguyên nhân chính khiến nơng dân khó ổn định sản xuất.

Ước tính đến tháng 10/2021, tổng đàn lợn hơi của cả nước giảm khoảng 1,5% so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù dịch tả lợn châu Phi về cơ bản đã được kiểm sốt nhưng chăn ni lợn hơi vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. , chỉ những ổ dịch nhỏ sẽ xảy ra, nhưng nếu khơng có biện pháp phịng ngừa chặt chẽ thì vẫn có nguy cơ bùng phát một đợt dịch khác.

Đồng thời, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao đã gây khó khăn hơn cho việc xây dựng lại đàn bò vốn đã chật vật. Giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, gấp 3-5 lần so với kỳ trước, có loại tăng 6-7 lần. Ngun nhân chính của việc tăng giá này là do giá nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao. Trong những tháng đầu năm nay, thời tiết xấu tại một số nước xuất khẩu lớn, giá cước vận tải cao do khan hiếm container, việc Trung Quốc rầm rộ thu mua và nhập khẩu ngũ cốc ... đã tác động lớn đến giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi và giá thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.

Giá thức ăn chăn nuôi đã tăng, nhưng giá lợn hơi tiếp tục giảm kể từ cuối tháng Tư. Đến tháng 10/2021, giá lợn hơi giảm mạnh so với tháng trước, có thời điểm chạm đáy khoảng 32.000 - 35.000 đồng / kg, chỉ bằng khoảng 70% - 80% so với tháng trước. Tuy nhiên, những ngày cuối tháng 10, giá lợn hơi tăng trở lại nhưng khơng ổn định. Vì vậy, các sở, ban, ngành liên quan cần có những biện pháp nhanh chóng, mạnh mẽ để kiểm sốt kịp thời vấn nạn này, đảm bảo môi trường sản xuất, yên tâm cho người chăn ni tái đàn.

Ước tính đến tháng 10/2021, tổng đàn trâu cả nước giảm khoảng 3,9%, tổng đàn bò sữa tăng khoảng 1,1% so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù chăn ni trâu, bị tương đối ổn định, các đợt bùng phát bệnh viêm da cơ đang dần được kiểm soát, nhưng nguy cơ bùng phát vẫn cao. Để kiểm soát dịch bệnh kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn ni, chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn cần triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh.

Theo ước tính, tính đến tháng 10/2021, tổng đàn gia cầm cả nước giảm khoảng 1,2% so với cùng kỳ năm 2020. Chăn ni gia cầm cũng gặp nhiều khó khăn. Chi phí sản xuất tăng, lưu thơng bị gián đoạn, nhu cầu thị trường giảm, vật nuôi tồn đọng nhiều, thua lỗ liên tục. Nhiều cơ sở chăn nuôi cũng đã giảm đàn hoặc tạm ngừng ni.

Ngồi ra, do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch Covid-19, nhiều chợ đầu mối, chợ truyền thống tạm thời đóng cửa kinh doanh, nhà hàng qn ăn đóng cửa, du lịch đình trệ…

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

sức tiêu thụ thịt giảm. Do bị ảnh hưởng, giá thịt gia súc, gia cầm giảm mạnh, việc tiêu thụ của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khó khăn, tồn đọng số lượng lớn gia súc nuôi trong chuồng, làm tăng nguy cơ thua lỗ. Trong tháng 10, mặc dù các biện pháp giãn cách xã hội tạm ngưng và nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng so với tháng trước nhưng giá bán vẫn không cải thiện và vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch Covid lần thứ tư trong khi giá thức ăn chăn nuôi vẫn đang tăng, gây thêm áp lực cho người chăn nuôi.

Như vậy, dù số lượng đầu con cuối tháng 10 giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng do nhu cầu thị trường chưa phục hồi, cung vượt cầu nên cả doanh nghiệp và hộ chăn nuôi đều bị thiệt hại dẫn đến thua lỗ. Sản xuất cầm chừng vẫn khơng muốn tái đàn. Trước tình hình ngày căng thay đổi, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tăng cường hỗ trợ thu mua sản phẩm chăn ni dư thừa, kích cầu tiêu dùng, kiểm sốt giá thức ăn chăn ni. Từng bước quy hoạch lại sản xuất, kiểm soát nguồn nguyên liệu nhập khẩu và các khâu trung gia từ sản xuất đến tiêu thụ.

<b>1.2.2. Khó khăn của ngành chăn ni ở Việt Nam</b>

Hệ thống sản xuất còn thiếu đồng bộ, hoạt động kém hiệu quả, từ khâu sản xuất đến tiêu thụ chưa có sự liên kết chặt chẽ. Giá thành sản phẩm vẫn cịn cao do chăn ni ở Việt Nam có năng suất lao động thấp, chăn nuôi nhỏ lẻ, chất lượng con giống thấp, công nghệ chăn nuôi lạc hậu, dịch bệnh đe dọa thường xuyên nên thức ăn chăn nuôi, con giống hay các loại thuốc thú y đều phải nhập khẩu khá nhiều với số lượng lớn từ nước ngồi, hơn nữa vẫn cịn chưa có thương hiệu và chưa được quảng bá rộng rãi khắp nơi. Chính vì vậy, có rất nhiều sản phẩm chất lượng tốt nhưng vẫn chưa được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng sử dụng.

Hơn nữa, quy mô sản xuất ở mức vừa và nhỏ vẫn chiếm tỷ lệ cao. Chăn nuôi nông hộ nhỏ thường chịu rủi ro cao về dịch bệnh do ít chủ động phịng dịch và hiệu quả kinh tế thấp. Chăn ni vẫn còn khiêm tốn về mức đầu tư và quy mơ nên chưa thể áp dụng các quy trình cơng nghệ hiện đại để tăng năng suất và chất lượng.

Tiếp đó, các trang trại và các doanh nghiệp chăn ni ở nước ta vẫn chưa biết cách đưa mặt hàng tiềm năng này đi xuất khẩu. Ngược lại, các sản phẩm từ nước ngoài lại dễ dàng nhập khẩu về Việt Nam với quy mô lớn. Vacxin trong chăn nuôi hầu hết đều được nhập

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

khẩu vì các thức ăn và vacxin trong chăn nuôi được sản xuất từ trong nước đều có giá thành rất cao.

Hiện nay tình trạng thực phẩm bẩn vẫn đang là vấn đề lo ngại do người sản xuất muốn giảm chi phí chăn ni và kiếm được nhiều lời hơn. Ngày càng nhiều chất cấm được sử dụng để tăng trọng lượng gia súc, gia cầm. Thậm chí những vật ni đã chết và bốc mùi vẫn có thể biến thành những miếng thịt tươi ngon, đẹp mắt. Điều này khiến người tiêu dùng e ngại khi sử dụng các sản phẩm trong nước. Ngoài ra, hiện nay số cơ sở giết mổ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rất ít dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm gặp càng nhiều khó khăn hơn.

Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng tồn cầu, khâu lưu thơng phân phối cịn bị ách tắc ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và hoạt động xuất khẩu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Nhưng khơng chỉ thế nhiều hộ dân vẫn cịn thờ ơ trong việc quản lí con giống và kiểm sốt dịch bệnh. Điều này kìm hãm sự phát triển của giống vật ni và khơng cung cấp được sản phẩm có chất lượng cao.

Ngành chăn ni nước ta vẫn cịn nhiều thách thức và cạnh tranh với những sản phẩm nhập khẩu cần phải vượt qua. Tuy nhiên ngành chăn nuôi vẫn cịn đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy nhà nước và các chủ trang trại luôn phải nỗ lực không ngừng để ngành sản xuất trang trại chăn ni có thể phát triển tốt nhất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN2.1.Khái niệm cơ bản về chăn nuôi</b>

Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động. Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Chăn nuôi xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa khác nhau kể từ khi loài người chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái lượm sang định canh định cư.

<b>2.2.Vai trị của ngành chăn ni</b>

- Chăn ni là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như giày da, mỹ nghệ và thuốc chữa bệnh cho con người.

+ Các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp tiêu dùng đều sử dụng nguyên liệu từ chăn nuôi. Thịt, sữa là sản phẩm đầu của các q trình cơng nghiệp chế biến thịt, sữa. Da, lông là nguyên liệu cho quá trình sản xuất da giày, chăn, đệm, sản phẩm thời trang. Các loại mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, vaccine phịng nhiều loại bệnh đều có nguồn gốc từ sữa và trứng, nhung (từ hươu). Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn cho gia súc...

- Chăn nuôi là nguồn cung cấp sức kéo.

+ Chăn nuôi cung cấp sức kéo cho canh tác, khai thác lâm sản, đi lại, vận chuyển hàng hóa trên các vùng núi cao, đặc biệt hiểm trở nhiều dốc. Ngày nay tuy nhu cầu sức kéo trong cày kéo có giảm đi, nhưng việc cung cấp sức kéo cho lĩnh vực khai thác lâm sản tăng lên. Vận chuyển lâm sản ở vùng sâu, vùng cao nhờ sức kéo của trâu bò, ngựa thồ, ngựa cưỡi phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng biên giới, du lịch...

- Chăn ni là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản. + Trong sản xuất nông nghiệp hướng tới canh tác bền vững khơng thể khơng kể đến vai trị của phân bón hữu cơ nhận được từ chăn ni. Phân chuồng với tỷ lệ N.P.K cao và cân đối, biết chế biến và sử dụng hợp lý có ý nghĩa lớn trong cải tạo đất trồng trọt, nâng cao năng suất cây trồng. Mỗi năm từ mỗi con bò cho 8-10 tấn phân hữu cơ, từ một con trâu 10-12 tấn (kể cả độn chuồng), trong đó 2-4 tấn phân nguyên chất. Phân trâu, bị, lợn sau khi xử lý có thể là thức ăn tốt cho cá và các đối tượng nuôi thủy sản khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Chăn ni là một mắc xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.

+ Từ nguồn phân bón hữu cơ cung cấp cho trồng trọt, nguồn phân bón này giúp hồi phục chất mùn và dinh dưỡng cho đất, góp phần cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng. + Chăn nuôi tạo công ăn việc làm cho những người già, cán bộ nghỉ hưu, các cháu nhỏ. + Trong nhiều năm qua thông qua các kênh vay vốn tín dụng như: Nơng dân – phụ nữ -thanh niên – cựu chiến binh... đã giúp hàng triệu người dân vay vốn để phát triển chăn nuôi. Nhờ nguồn vốn vay phát triển chăn nuôi này mà nhiều hộ gia đình đã thốt khỏi đói nghèo, vươn lên trung bình và khá.

<b>2.3.Giá trị sản xuất của trang trại chăn nuôi</b>

<i>*Đối với trang trại chuyên ngành:</i>

Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và đạt quy mô chăn nuôi trang trại theo quy định tại Điều 52 Luật Chăn nuôi và văn bản hướng dẫn.

<i>*Đối với trang trại tổng hợp:</i>

Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên.

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 02/TT-BNNPTNT: Giá trị sản xuất của trang trại/năm là giá trị sản xuất của ít nhất 1 năm trang trại đạt được trong 3 năm gần nhất với năm kê khai; được tính bằng tổng giá trị sản xuất các kỳ thu hoạch hoặc khai thác trong năm. Đối với trang trại mới thành lập chưa có sản phẩm thu hoạch, giá trị sản xuất được ước tính căn cứ vào phương án sản xuất, tình hình triển khai thực tế của trang trại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>

Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các chủ trang trại chăn ni phản ánh thực trạng tình hình chăn ni trong thời gian qua.

Phương pháp nguyên cứu định lượng: Phương pháp định lượng tiến hành đo lường sự tác động của các nhân tố thu được sau nghiên cứu định tính ảnh hưởng đến GTSX trong ngành chăn ni. Nghiên cứu thực hiện thống kê mô tả, sử dụng công cụ Cronbach's Anpha nhằm kiểm định thang đo phân tích nhân tố ảnh hưởng đến GTSX trang trại chăn nuôi, phân tích nhân tố khám phá EFA được dùng để đánh giá ảnh hưởng của khả năng áp dụng từng tiêu chí, đồng thời đối chiếu với các nghiên cứu trước để bàn luận về kết quả khảo sát và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy GTSX trong chăn ni.

Phân tích thống kê mơ tả: Các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp sẽ được thu thập, tổng hợp và phân tích để đạt được mục đích của nghiên cứu. Công cụ này được sử dụng để mô tả bức tranh tổng quan về địa bàn nghiên cứu, thực trạng GTSX trong chăn ni.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Nhóm tác giả phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm thực hiện các nội dung bao gồm kiểm định chất lượng thang đo, phân tích nhân tố khám phá. Kiểm định chất lượng thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbachs Alpha nhằm đánh giá sự phù hợp và đảm bảo chất lượng các biến quan sát và thang đo trong mơ hình nghiên cứu với các dữ liệu khảo sát thu thập được. Phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ được sử dụng để kiểm tra sự hội tụ của các biến quan sát nhằm xác định các nhân tố tác động.

Để sử dụng EFA, trước hết phải đánh giá độ tin cậy của thang đo.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. hệ số tương quan biến tổng từ 0.3 trở lên. Một số nhà nghiên cứu khác đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995, trích trong Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 2, tr.24). Nghiên cứu này sử dụng phương pháp rút trích nhân tố Principal components, với nguyên tắc dựa vào Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố (chỉ nhân tố nào có Eigenvalue > 1 mới được giữ lại), và phép xoay nhân tố Varimax.

Điều kiện cần để áp dụng EFA là các biến phải có tương quan với nhau (sig<0.05). Điều kiện phù hợp là hệ số KMO (Kaiser–Meyer–Olkin) phải đạt giá trị 0.5 trở lên

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

(0.5=<KMO<=1). Đồng thời, chỉ những biến có hệ số tải nhân tố (Factor loading) >=0.5 được giữ lại.

Phân tích hồi quy tuyến tính: Sau khi tìm được các biến mới từ EFA ở trên, các biến mới này sẽ được xem là biến độc lập trong mơ hình hồi quy. Biến phụ thuộc là “GTSX”. Mục đích của phương pháp hồi quy tuyến tính nhằm ước lượng mức độ tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc.

Phân tích phương sai (analysis of variance-ANOVA) là phương pháp thống kê để phân tích tổng quy mơ biến thiên của biến số phụ thuộc thành nhiều phần và mỗi phần được quy cho sự biến thiên của một biến giải thích cá biệt hay một nhóm các biến giải thích. Kết quả kiểm định cho chúng ta biết các mẫu thu được có tương quan với nhau hay khơng.

Phương pháp phân tích–tổng hợp và tham vấn ý kiến chuyên gia - các chủ trang trại chăn nuôi để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng sau đó đề xuất giải pháp. Phương pháp thống kê mơ tả tóm tắt những thơng tin cơ bản của dữ liệu, phục vụ quá trình thực nghiệm và phân tích những số liệu thống kê đó.

</div>

×