Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ ĐAU Ở BỆNH NHÂN NỘI KHOA NHẬP KHOA CẤP CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.82 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ ĐAU Ở BỆNH NHÂN NỘI KHOA NHẬP KHOA CẤP CỨU </b>

<b>Phạm Lưu Nhất Hoàng<small>1</small>, Trần Thị Thanh Tuyền<small>2</small>, Hồ Thái Sơn<small>2</small>, Phạm Hồng Thiên<small>2</small>, Huỳnh Văn Ân<small>3</small>TĨM TẮT<small>34</small></b>

<b><small>Đặt vấn đề: Đau là một trong những than </small></b>

<small>phiền thường gặp nhất ở Cấp cứu (CC) và có thể gây ra nhiều tác động xấu. Trong khi đó, điều trị đau ở CC thường khơng thỏa đáng. </small>

<b><small>Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ bênh </small></b>

<small>nhân được điều trị giảm đau, thời gian chờ điều trị và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân (BN) đau do bệnh Nội khoa nhập khoa CC. </small>

<b><small>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </small></b>

<small>BN khám tại CC có đau cấp tính do bệnh Nội khoa. Cường độ đau được đo bằng NRS – 11 điểm lúc thăm khám lần đầu và sau 75 – 90 phút. Hiệu quả điều trị đánh giá dựa trên sự thay đổi của điểm đau lần 2 so với lần 1. </small>

<b><small>Kết quả: Có 223 TH được đưa vào phân </small></b>

<small>tích. Điểm đau lần 1 từ 2 đến 10, trung vị 6 (4; 8). Có 72,2% được điều trị giảm đau. Thời gian chờ điều trị từ 2 đến 85 phút, trung vị 17,2 (10; 21). Sau 75 – 90 phút, điểm đau dao động từ 0 đến 10, trung vị 4 (2; 6). Có 143 TH (64,1%) giảm đau (109 TH giảm đau có ý nghĩa), 9 TH (4%) đau nhiều hơn và 71 TH (31,8%) đau </small>

<i><small>1Khoa Cấp cứu – Tai nạn, bệnh viện FV 2Khoa Cấp cứu, bệnh viện Nhân dân Gia Định 3Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, bệnh viện Nhân dân Gia Định </small></i>

<small>Chịu trách nhiệm chính: Phạm Lưu Nhất Hồng Email: </small>

<small>Ngày nhận bài: 15.9.2022 </small>

<small>Ngày phản biện khoa học: 15.10.2022 Ngày duyệt bài: 10.11.2022 </small>

<small>không đổi. Sau 75 -90 phút, có 135 TH (60,5%) vẫn cịn đau từ trung bình trở lên. </small>

<b><small>Kết luận: Tỉ lệ BN được điều trị giảm đau </small></b>

<small>khá cao, thời gian chờ điều trị ngắn. Tuy nhiên, tỉ lệ phần trăm BN cải thiện có ý nghĩa cường độ </small>

<b><small>Background: Pain is one of the most </small></b>

<small>common complaints and can have many negative effects. Meanwhile, pain treatment at Emergency </small>

<b><small>Department (ED) is often inadequate. </small></b>

<b><small>Objectives: Determine the rate of patients </small></b>

<small>receiving treatment for pain relief, waiting time for treatment and the effectiveness of treatment in patients with pain due to internal medicine </small>

<b><small>diseases admitted to the ED. </small></b>

<b><small>Methods: Medical patients examined in the </small></b>

<small>ED with acute pain were involved in the research. Pain intensity was measured by NRS - 11 points at first visit and after 75 - 90 minutes. The effectiveness of pain treatment is evaluated based on the change in the intensity of pain at 2nd evaluation compared with the 1st</small><b><small> one. </small></b>

<b><small>Results: There were 223 cases included in </small></b>

<small>the analysis. First pain score ranged from 2 to 10, median 6 (4; 8). 72.2% received pain relief treatment. Waiting time for treatment ranged from 2 to 85 minutes, median 17.2 (10; 21). After </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>75 to 90 minutes, the pain score ranged from 0 to 10, median 4 (2; 6). There were 143 cases (64.1%) of pain relief (109 cases of significant pain relief), 9 cases (4%) of more pain, and 71 cases (31.8%) of unchanged pain. After 75-90 minutes, 135 patients (60.5%) still had moderate </small>

<b><small>or severe pain. </small></b>

<b><small>Conclusions: The rate of patients receiving </small></b>

<small>treatment for pain relief is high, with short waiting time for treatment. However, the percentage of patients with significant pain </small>

<b><small>improvement remains low. </small></b>

<small>emergency, pain severity, 11 – point NRS. </small>

<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Đau là một trong những than phiền thường gặp nhất ở những bệnh nhân (BN) đến khám tại Cấp cứu (CC) với tần suất thay đổi từ 52 – 79%. Đau có thể gây ra nhiều tác động xấu lên tinh thần và thể chất của BN như: 1- Thông qua hoạt hóa hệ thống thần kinh giao cảm dẫn tới tăng công cơ tim, giảm tưới máu mô, rối loạn chức năng dạ dày ruột; 2 - Phóng thích các nội tiết tố dị hóa như cortisol và glucagon có thể gây hủy cơ, tăng đường huyết và suy giảm miễn dịch; 3- Đau sau phẫu thuật ngực hoặc bụng trên có thể hạn chế hô hấp, làm ho không hiệu quả, xẹp phổi và viêm phổi. Đau cũng có thể dẫn tới việc bất động, từ đó gây ứ trệ tĩnh mạch và huyết khối; 4 - Rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn chức năng nhận thức về lâu về dài; 5- Đau cấp tính không được điều trị tốt có thể dẫn đến đau mạn tính [1]. Bên cạnh đó, đau cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nhân viên y tế như phải hứng chịu sự bực bội, giận dữ hoặc bất hợp tác của BN. Hơn nữa, khi BN đau đớn thì những thơng tin mà họ cung cấp có thể khơng chính xác, từ đó gây khó khăn cho việc đánh giá và điều trị. Do vậy, việc

nhận biết sớm và điều trị thích hợp triệu chứng đau là rất quan trọng.

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, điều trị đau tại các khoa CC thường khơng thỏa đáng, thậm chí bị bỏ qua. Tại Việt Nam, việc đánh giá cường độ đau chưa được thực hiện một cách thường quy ở tất cả các cơ sở y tế và hiện chúng tơi cũng chưa tìm thấy nghiên cứu nào đánh giá về vấn đề kiểm soát đau tại CC.

Chính vì những lý do đó mà chúng tơi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: Xác định tỉ lệ bênh nhân được điều trị giảm đau, thời gian chờ điều trị và đánh giá hiệu quả của việc điều trị đau ở BN đau do bệnh Nội khoa nhập khoa CC.

<b>II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi </b>

tiến hành nghiên cứu từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2020 tại khoa CC bệnh viện Nhân dân Gia Định. Hiện tại, khoa CC này chưa xây dựng phác đồ điều trị đau riêng. Các BN đến khám cũng chưa được đánh giá đau một

<b>cách hệ thống và thường quy. Tiêu chuẩn </b>

chọn bệnh là BN ≥18 tuổi khám tại CC có triệu chứng đau cấp tính <3 tháng vì bệnh Nội khoa. Bệnh Nội khoa là những bệnh lý mà các biện pháp chẩn đoán và điều trị chúng không cần đến phẫu thuật. Nguyên nhân gây đau được ghi nhận theo chẩn đoán của bác sĩ điều trị. Những BN đang nguy ngập đến tính mạng, người nước ngồi, có bệnh tâm thần hoặc những rối loạn về thần kinh – tâm lý, khiếm thính, BN được cho xuất khỏi khoa trước khi hoàn thành bảng câu hỏi hoặc BN không đồng ý tham gia sẽ được loại ra khỏi nghiên cứu.Trong quá trình theo dõi, nếu phát hiện BN đau không phải do nguyên nhân nội khoa thì những trường

<b>hợp (TH) này cũng sẽ được loại ra. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu: Đây là </b>

nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu. Cỡ mẫu tính được theo cơng thức ước lượng tỉ lệ là 207 người. Mẫu được chọn theo cách thuận tiện.

Mỗi BN được ghi nhận các đặc điểm cơ bản, các đặc điểm của triệu chứng đau và mong muốn điều trị đau. Cường độ đau lần 1 được ghi nhận vào thời điểm thăm khám lần đầu. Cường độ đau lần 2 ghi nhận sau lần 1 từ 75 – 90 phút. Thang điểm đánh giá bằng

số 11 điểm (NRS – 11 điểm: 11 – point numeric rating scale) được dùng để đánh giá cường độ đau (hình 1). BN được yêu cầu chọn con số giữa 0 và 10 mà họ thấy phù hợp nhất với cường độ đau của mình, trong đó 0 tương ứng với không hề đau và 10 tương ứng với cường độ đau tối đa mà BN có thể tưởng tượng được. Đau nhẹ được định nghĩa khi điểm đau từ 1 – 3, đau trung bình khi điểm đau từ 4 – 6 và đau nặng khi điểm đau từ 7 – 10.

<i><b>Hình 1. NRS – 11 điểm. (Nguồn: Haefeli M., 2006 [8]). </b></i>

Chúng tôi ghi nhận các biện pháp giảm đau (dùng thuốc và không thuốc), liều dùng (đối với thuốc), thời điểm chỉ định và thời điểm thật sự áp dụng kể từ lúc BN được thăm khám lần đầu. Thuốc giảm đau được định nghĩa là bất cứ thuốc nào được chỉ định nhằm giảm đau như acetaminophen, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và thuốc nhóm opiod (hình 2) [2]. Tương tự như trong các nghiên cứu khác, các thuốc hỗ trợ/ có tác động gián tiếp lên cường độ đau cũng được ghi nhận như là thuốc giảm đau, ví dụ như

nitroglycerin cho đau thắt ngực, thuốc ức chế bơm proton cho viêm loét dạ dày…Nếu BN có mong muốn được điều trị đau nhưng không được sử dụng bất cứ phương pháp giảm đau nào, chúng tơi sẽ tìm hiểu lý do. Hiệu quả điều trị đau được đánh giá dựa trên sự thay đổi của cường độ đau lần 2 so với lần 1. Nếu cường độ đau giảm đi 2 điểm trở lên thì xem như giảm đau có ý nghĩa. Nếu cường độ đau lần 2 ≤ 3 thì việc điều trị đau được đánh giá là đạt mục tiêu.

<i><b>Hình 2. Thang điều trị đau 3 bậc của WHO. (Nguồn: WHO, 2018 [9]). </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 20 (IBM Corporation, New York, USA). Giá trị p chỉ ra sự khác biệt giữa các nhóm. Cho tất cả các phép kiểm, p < 0,05 được xem như có ý nghĩa.

<b>III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>

<b>3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu và triệu chứng đau </b>

Có 223 TH được đưa vào phân tích. Tuổi dao động từ 19 – 92 tuổi, trung bình là 53,9 ± 18. BN >65 tuổi chiếm 25.1%. Nam giới chiếm 45,3%. Thời gian đau từ 0,2 đến 1440 giờ, trung vị là 14 (4; 71). 31,8% đã sử dụng thuốc giảm đau trong vịng 6 giờ trước đó và 45,1% trong số này không biết tên thuốc đã dùng. Vị trí đau thường gặp nhất là bụng (47,5%), kế đó là đầu mặt cổ (14,8%), chi (7,6%), ngực (6,3%), lưng (6,3%), sinh dục và vùng lân cận (0,9%). Đau nhiều vị trí chiếm 16,6%. Các chuyên khoa liên quan đến đau bao gồm Tiêu hóa (37,2%), Chấn thương chỉnh hình (14,3%), Thận niệu (12,6%), Thần kinh (10,8%), Cơ xương khớp (7,6%), Tim mạch (5,4%), Nhiễm (3,1%), Hô hấp (1,3%) và nhiều chuyên khoa (7,6%). Chẩn đoán ban đầu đã loại trừ được bệnh ngoại khoa chiếm 78,9% và chưa loại trừ được hẳn là 21,1%. Tính chất đau đa số là liên tục (56,5%). Đau từng cơn chiếm 25,1% và đau từng cơn trên nền âm ỉ chiếm 18,4%. Kiểu đau chủ yếu là rêm rêm (25,1%) hoặc

quặn thắt (23,3%). Ngồi ra, cịn có đau kiểu căng tức (13,5%), như dao đâm (9,9%), kiểu đè ép (8,5%), kiểu điện giật (8,1%) và đau kiểu khác (11,7%). Cường độ đau lần 1 thay đổi từ 2 đến 10, trung vị là 6 (4; 8), trong đó, đau nhẹ là 32 TH (14,3%), trung bình là 80 TH (35,9%) và nặng là 111 TH (49,8%). Có 165 TH (74%) muốn được điều trị giảm đau và 58 TH (26%) không muốn điều trị giảm thuốc giảm đau có tác động trực tiếp và 86 TH (53,4%) dùng các thuốc hỗ trợ/ gián tiếp. Có 1 TH (0,6%) được điều trị giảm đau không dùng thuốc (thơng tiểu do bí tiểu). Có 32 TH không được điều trị giảm đau mặc dù BN muốn được điều trị. Lý do chủ yếu là đau không nhiều (13 TH) và chờ chẩn đoán xác định (10 TH). Ngồi ra, cịn do BN đã dùng thuốc giảm đau trước đó (3 TH), đau đã lâu (2 TH), sẽ cho nhập viện sớm (2 TH), chờ khám chuyên khoa (1 TH) và chỉ cần điều trị nguyên nhân (1 TH). Khi phân tích hồi qui logistic đa biến, các yếu tố độc lập liên quan với việc bênh nhân có được điều trị giảm đau hay không bao gồm: Mong muốn điều trị đau (p = 0,019), tính chất đau (p = 0,037), kiểu đau (0,007) và chẩn đoán đã loại trừ bệnh lý ngoại khoa hay chưa (p < 0,001).

<i><b>Bảng 1. Số BN được điều trị giảm đau </b></i>

<b>Điều trị giảm đau <sup>Muốn điều trị </sup></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i><b>Bảng 2. Các loại thuốc giảm đau được sử dụng tại CC </b></i>

Giảm đau trực tiếp:

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để giảm đau. Paracetamol là thuốc được sử dụng nhiều nhất (bảng 2). 100% các loại thuốc giảm đau được dùng đúng liều. Đa số BN được sử dụng thuốc giảm đau theo bậc 1 (94,7%), chỉ có 5,3% BN được điều trị thuốc

giảm đau bậc 3 (bảng 3). Thời gian chờ điều trị giảm đau từ 2 đến 85 phút, trung vị là 17,2 (10; 21). Thời gian từ lúc ra y lệnh cho đến khi y lệnh được thực hiện từ 0 đến 35 phút, trung vị là 5 (3; 8).

<i><b>3.2.2. Hiệu quả điều trị: Bảng 4. Phân nhóm cường độ đau lần 2. </b></i>

Đã dùng thuốc giảm đau trước khi vào viện Mong muốn điều trị đau

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Tại thời điểm khảo sát lần 2, điểm đau dao động từ 0 đến 10 với trung vị là 4 (2; 6) (bảng 4). Có 143 TH giảm đau, chiếm 64,1%. Số TH giảm đau có ý nghĩa là 109 (48,9%). Có 9 TH (4%) đau nhiều hơn và 71 TH (31,8%) có cường độ đau khơng thay đổi so với lần 1. Điểm đau trung vị lần 2 giảm đi 2 so với lần 1, p < 0,001 (Wilcoxon). Phân tích hồi quy logistic đa biến ghi nhận kết cục giảm đau có ý nghĩa chỉ liên quan với 2 biến số là BN có được điều trị giảm đau hay không (p < 0.001) và BN đã dùng thuốc giảm đau trước khi vào viện chưa (p = 0,045) (bảng 5). Trong số 161 BN được điều trị giảm đau, có 124 TH (77,1%) giảm đau, 102 TH (63,4%) giảm đau có ý nghĩa, 8 TH (5%) đau nhiều hơn và 29 TH (18%) đau không đổi. Trong khi đó, ở nhóm khơng điều trị, chỉ có 19 TH (30,7%) giảm đau, 7 TH (11,3%) giảm đau có ý nghĩa, 1 TH (1,6%) đau nhiều hơn và 42 TH (67,7%) đau không đổi . Mức độ giảm đau ở nhóm được điều trị so với nhóm khơng điều trị khác biệt có ý nghĩa thống kê (trung vị 2 (1; 4) so với 0 (0; 1), p <0,001, Mann – Whitney U). Mức độ giảm đau giữa các bậc điều trị khơng có sự khác biệt có ý nghĩa với số điểm giảm đau trung vị đối với bậc 1: bậc 3 lần lượt là 2: 2, p = 0,865 (Mann – Whitney U). Tại thời điểm đánh giá lần 2, có 88 BN (39,5%) đạt mục tiêu điều trị (trong đó có 31 BN (35,2%) có điểm đau ≤ 3 ở thời điểm đánh giá lần 1). Có 135 BN (60,5%) vẫn còn đau ở cường độ trung bình trở lên.

<b>IV. BÀN LUẬN </b>

Ở tầm vĩ mô, rất nhiều nước đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc điều trị đau cũng như xây dựng các chiến lược nhằm cải tiến chất lượng điều trị. Tuy nhiên, ở cấp độ cơ sở, nhiều nơi vẫn xếp điều trị đau nằm

ngoài các vấn đề ưu tiên của khoa CC. Huấn luyện và giáo dục về quản lý đau cũng không phải là vấn đề ưu tiên, điều đó giải thích tại sao hiện tại, kiến thức và thực hành về quản lý đau cho BN ở khoa CC của các bác sĩ ở nhiều nơi còn kém, không chỉ ở các nước đang phát triển mà ở cả những nước phát triển [3]. Các quan niệm về đau của nhân viên y tế như “bạn không thể chết vì đau” hay định kiến rằng chất lượng điều trị đau không thể cải thiện được do các yếu tố môi trường làm việc cũng là yếu tố quan trọng khiến cho chất lượng quản lý đau còn kém và chậm cải thiện [3]. Theo các khuyến cáo về điều trị đau, cường độ đau phải được đánh giá một cách hệ thống ngay từ khi BN mới đến và tái đánh giá thường xuyên trong suốt q trình BN cịn nằm ở khoa CC, điều đó sẽ giúp bác sĩ định hướng và điều chỉnh điều trị cho phù hợp với BN, giúp cải thiện đáng kể hiệu quả điều trị đau tại CC. Trong nghiên cứu của chúng tôi, cường độ đau của BN không được đánh giá một cách thường quy và không được ghi nhận trong bệnh án. Đó là lý do chính làm cho đối tượng được chọn lựa để điều trị đau đơi khi khơng thích hợp, thể hiện ở việc có đến 56,2% BN đau nhẹ được điều trị, trong khi có 16,2% BN đau nặng khơng được điều trị. Tương tự, có đến 48,3% BN không muốn điều trị đau nhưng vẫn được điều trị, ngược lại, có 19,4% BN mặc dù muốn nhưng không được điều trị giảm đau. Tuy vậy, tỉ lệ BN được điều trị giảm đau trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao (72,2%). Tỉ lệ này cao hơn nhiều báo cáo thực hiện tại các nước phát triển trong những năm gần đây (bảng 6). Kết quả này trái ngược với dự đoán ban đầu của chúng tôi. Điều này cho thấy nhân viên khoa CC bệnh viện Nhân dân Gia Định cũng đang rất nỗ lực trong việc điều trị đau cho BN.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><b>Bảng 6. Tỉ lệ BN được điều trị giảm đau theo một số nghiên cứu </b></i>

<b>Tác giả của nghiên cứu Tỉ lệ BN được điều trị đau (%) </b> Lý do không điều trị giảm đau, trái với

mong muốn của BN, phổ biến nhất là đau không nhiều (13 TH). Tuy vậy, khi đối chiếu với NRS – 11 điểm thì có đến 12 TH (92,31%) trong số này có cường độ đau từ trung bình đến nặng. Như vậy, nhân viên y tế đã không đánh giá hoặc đánh giá khơng chính xác cường độ đau của BN. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc đánh giá cường độ đau bởi nhân viên y tế khơng hồn toàn tương xứng, và thường thấp hơn, so với cường độ đau do BN tự đánh giá. Trong khi đó, nhân viên y tế lại có xu hướng ít tin vào việc tự đánh giá của BN mà thường dựa vào đánh giá của bản thân họ, từ đó ra quyết định điều trị. Điều này càng được củng cố khi nhân viên y tế thiếu kiến thức về quản lý đau [3],[6]. Nghiên cứu của chúng tôi đã góp thêm bằng chứng ủng hộ cho khuyến cáo rằng trên những BN của khoa CC, nên sử dụng các thang điểm do BN tự đánh giá để định lượng cường độ đau khi có thể. Lý do phổ biến thứ hai tại sao BN không được điều trị đau là chờ chẩn đoán xác định (10 TH). Điều này cho thấy hiện nay, còn tồn tại khá phổ biến quan niệm cũ rằng cho thuốc giảm đau trước khi có một chẩn đốn rõ ràng có thể làm che mờ triệu chứng và gây khó khăn cho việc chẩn đoán mặc dù đã có nhiều nghiên cứu phủ nhận điều này. Ngày nay, các hướng dẫn khuyến cáo việc điều trị giảm đau nên được bắt đầu trước hoặc song song với việc thăm dị, chẩn đốn và xử trí ngun

nhân gây đau. Xuất phát từ cùng quan điểm điều trị đó, tương tự, chúng tơi cũng ghi nhận quyết định điều trị đau khác nhau rõ rệt giữa nhóm BN có chẩn đốn ban đầu đã rõ ràng là bệnh nội khoa so với nhóm BN mà chẩn đoán ban đầu chưa loại trừ được hẳn bệnh lý ngoại khoa (p < 0.001).

Tỉ lệ BN được điều trị giảm đau cũng khác nhau giữa các nhóm BN có mong muốn điều trị đau khác nhau, tính chất đau và kiểu đau khác nhau. Trong đó, nhóm BN mong muốn được điều trị đau nhận được điều trị nhiều hơn. Những BN có tính chất đau liên tục và kiểu đau như dao đâm, đau quặn thắt thường được điều trị hơn. BN đau liên tục phải chịu đựng sự khó chịu một cách thường trực so với BN đau từng cơn . Một số kiểu đau (ví dụ đau như dao đâm và quặn thắt) có thể sẽ làm BN khó chịu hơn . Có khả năng với suy nghĩ đó mà các bác sĩ đưa ra quyết định điều trị ưu tiên cho những BN này. Chúng tôi không ghi nhận sự khác biệt về tỉ lệ điều trị giảm đau giữa các nhóm BN có cường độ đau khác nhau. Điều này một lần nữa cho thấy thiếu sự đánh giá đầy đủ có thể dẫn đến quyết định điều trị khơng chính xác. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian chờ điều trị giảm đau trung vị là 17,2 phút. Thời gian này chủ yếu nằm ở giai đoạn chờ được khám, thời gian thăm khám và ra quyết định của bác sĩ. Thời gian này ngắn hơn rất nhiều so với những nghiên cứu khác (bảng 7).

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>Bảng 7. Thời gian chờ điều trị giảm đau </b></i>

<b>Nghiên cứu Thời gian chờ điều trị (phút) </b>

116,6 (trước) và 64 (sau can thiệp) 64 (trước) và 80 (sau can thiệp)

62 Đa số BN được điều trị giảm đau theo

bậc 1, chỉ có 5,3% BN được điều trị bậc 3. Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về bậc điều trị ở các cường độ đau khác nhau. Trong khi đó, theo khuyến cáo về điều trị đau của WHO cũng như đa số các đồng thuận hiện nay, BN đau nặng cần được cân nhắc sử

<b>dụng ngay các thuốc giảm đau bậc 3 [2]. Khi </b>

đối chiếu với khuyến cáo của WHO [2], chúng tơi quan sát thấy có 91,4% BN đau nặng và 100% BN đau trung bình được điều trị đau chưa đúng mức. Trong số các thuốc giảm đau, Paracetamol được sử dụng phổ biến nhất (29,6%). Trong khi hầu hết các nghiên cứu tại Mỹ cũng như các nước châu Âu cho thấy tỉ lệ sử dụng morphine nói riêng và opioid nói chung rất cao [8], thậm chí việc sử dụng morphine nhiều đến mức bị xem là lạm dụng và liên quan đến các tác dụng phụ gây tử vong, thì khơng có TH nào sử dụng morphine trong nghiên cứu của chúng tôi. Chỉ có 5 TH sử dụng thuốc nhóm opioid là pethidine. Lý do morphine nói riêng và các thuốc nhóm opioid nói chung khơng được sử dụng nhiều để điều trị đau cho những BN của chúng tơi có thể do thành kiến với opioid, chưa có thói quen dùng cũng như ám ảnh về tác dụng không mong muốn của thuốc, trong đó chủ yếu là suy hơ hấp và nguy cơ lệ thuộc thuốc.

Kết cục giảm đau có ý nghĩa chỉ liên quan với 2 biến số là BN có được điều trị giảm đau hay không (p < 0.001) và BN đã

dùng thuốc giảm đau trước khi vào viện hay chưa (p = 0,045). Thật ra, về bản chất, 2 yếu tố này cũng giống nhau, chỉ khác ở chỗ là biện pháp điều trị này được áp dụng trước khi tới bệnh viện hay sau khi tới bệnh viện mà thôi.

Mặc dù tỉ lệ BN được điều trị giảm đau cao, tuy nhiên, hiệu quả điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn nhiều nghiên cứu khác (bảng 8). Điều này có thể được lý giải bởi việc lựa chọn thuốc giảm đau như đã bàn luận phía trên. Việc lựa chọn thuốc giảm đau khơng phù hợp có thể do bác sĩ điều trị đánh giá không đúng cường độ đau của BN, ngồi ra, bác sĩ cũng khơng được hướng dẫn chọn lực thuốc tương xứng với cường độ đau do thiếu phác đồ. Tỉ lệ sử dụng thuốc giảm đau bậc 2 và 3 trong nghiên cứu của chúng tơi ít có thể giải thích tỉ lệ lớn BN không đạt được mục tiêu điều trị sau 75 – 90 phút. Thật vậy, ở thời điểm đánh giá lần 2, mặc dù điểm đau trung vị có giảm nhưng chỉ có 48,9% TH giảm đau có ý nghĩa và chỉ có 39,5% đạt mục tiêu điều trị, mà 35,2% trong số này vốn đã có cường độ đau ở mức nhẹ vào thời điểm ban đầu. Bên cạnh việc lựa chọn thuốc giảm đau ban đầu không phù hợp, việc BN không được tái đánh giá thường xuyên cũng là một yếu tố góp phần quan trọng làm thấp đi tỉ lệ BN được giảm đau đạt mục tiêu. Từ đó, chúng ta thấy nổi bật vai trò của việc lượng giá/ tái lượng giá đau cũng như xây dựng phác đồ điều trị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i><b>Bảng 8. Hiệu quả điều trị đau của một số nghiên cứu </b></i>

<b>Tác giả của nghiên cứu Tỉ lệ điều trị đau hiệu quả (%) </b>

48,9 (tính chung trên tồn bộ mẫu nghiên cứu) hay 63,4 (tính riêng trên nhóm được điều trị)

56 (tính chung trên tồn bộ mẫu nghiên cứu) 84 (tính riêng trên nhóm được điều trị)

38,3 (tính chung trên tồn bộ mẫu nghiên cứu) hay 66,7 (tính riêng trên nhóm được điều trị)

75,3 (lúc rời Khoa Cấp cứu, tính riêng trên nhóm được điều trị) Một điều thú vị cũng được quan sát thấy

là trong nhóm hồn tồn khơng được điều trị, mặc dù ít hơn có ý nghĩa so với nhóm điều trị, cũng có 30,7% TH triệu chứng đau giảm và 11,3% TH giảm đau có ý nghĩa. Do vậy cần lưu ý rằng không phải TH nào giảm đau sau điều trị cũng là nhờ vào hiệu quả của phương pháp điều trị đó.

“Điều trị đau khơng đầy đủ” được đặc trưng bởi việc phải chờ đợi lâu để nhận được thuốc giảm đau, ít sử dụng thuốc giảm đau và tỉ lệ lớn BN vẫn còn đau đáng kể khi được xuất ra khỏi khoa CC. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tại khoa CC bệnh viện Nhân dân Gia Định, 2 tiêu chí đầu tiên được đảm bảo khá tốt, tuy nhiên tiêu chí thứ 3 vẫn còn cần cải thiện nhiều. Các khuyến cáo nhằm cải thiện chất lương quản lý đau bao gồm cải thiện kiến thức, đánh giá và ghi nhận đau, giảm tải công việc, theo dõi các đo lường kết cục, chính thức hóa giáo dục và huấn luyện và áp dụng các phác đồ quản lý đau.

Có một vài hạn chế trong nghiên cứu của chúng tôi: Mẫu được lấy vào giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội tại Việt Nam do dịch COVID – 19 và số BN đến khám CC giảm đi đáng kể, do vậy hoạt động khám chữa bệnh trong giai đoạn này có thể khơng hồn tồn giống như hoạt động trong những giai đoạn

bình thường khác. Ngồi ra, sự có mặt của nghiên cứu viên có thể ít nhiều, như một lời nhắc nhở, làm ảnh hưởng đến quyết định điều trị đau của bác sĩ điều trị, do vậy kết quả nghiên cứu có thể phản ánh khơng hồn tồn chính xác tình hình thực tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh việc đánh giá cường độ đau còn chưa được thực hiện một cách hệ thống tại cơ sở nghiên cứu thì việc có mặt của nghiên cứu viên là bắt buộc để thu thập những dữ liệu cần thiết.

<b>V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>

Tỉ lệ BN được điều trị giảm đau là 72,2%. Có 19,4% BN có mong muốn nhưng khơng được điều trị giảm đau và 48,3% BN được điều trị đau ngoài ý muốn. Thời gian chờ điều trị giảm đau trung vị là 17,2 (10; 21) phút. Tỉ lệ phần trăm BN cải thiện có ý nghĩa cường độ đau chỉ chiếm 48,9% trên dân số toàn bộ và 63,4% riêng trên nhóm được điều trị. Sau 75 – 90 phút vẫn còn 60,5% BN đau từ trung bình đến nặng.

Chúng tôi kiến nghị thực hiện thường quy việc đánh giá đau khi thăm khám lần đầu cho BN đến khám tại khoa CC, ưu tiên sử dụng các thang điểm do BN tự đánh giá. Sử dụng thuốc điều trị đau tương xứng với cường độ đau và tái đánh giá thường xuyên cường độ đau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

<b><small>1. Crawford L., Kamdar B.B. (2019), “Pain </small></b>

<small>management in the Intensive Care Unit”, Critical care secrets, Elsevier, Philadelphia, 6, pp. 27-34. </small>

<b><small>2. WHO (2018), WHO Guidelines for the </small></b>

<small>Pharmacological and Radiotherapeutic Management of Cancer Pain in Adults and Adolescents, World Health Organization, Geneva, pp. 1-138. </small>

<b><small>3. Sampson F.C., O'Cathain A., Goodacre S. </small></b>

<small>(2020), “How can pain management in the emergency department be improved? Findings from multiple case study analysis of pain management in three UK emergency departments”. Emergency Medicine Journal, 37(2), pp. 85-94. </small>

<b><small>4. Boccard E., Adnet F., Gueugniaud P. et al. </small></b>

<small>(2011), “Prise en charge de la douleur chez l' adulte dans des services d' urgences en France en 2010”, Annales Franỗaise de Mộdecine d'Urgence, 1, pp. 312-319. </small>

<b><small>5. Brown T., Shetty A., Zhao D. F. et al. </small></b>

<small>(2018), “Association between pain control and patient satisfaction outcomes in the emergency department setting”, Emergency Medicine Australasia, 30(4), pp. 523-529. </small>

<b><small>6. Vuille M., Foerster M., Foucault E. et al. </small></b>

<small>(2018), “Pain assessment by emergency nurses at triage in the emergency department: A qualitative study”, Journal of Clinical Nursing, 27(3-4), pp. 669-676. </small>

<b><small>7. Chang H.L., Jung J.H., Kwak Y.H. et al. </small></b>

<small>(2018), “Quality improvement activity for improving pain management in acute extremity injuries in the emergency department”. Clinical and Experimental Emergency Medicine, 5(1), pp. 51-59. </small>

<b><small>8. Van Zanden, J.E., Wagenaar S., Ter Maaten J.M. et al. (2018), “Pain score, </small></b>

<small>desire for pain treatment and effect on pain satisfaction in the emergency department: a prospective, observational study”, BMC Emergency Medicine, 18(1), pp. 1-10. </small>

</div>

×