Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.96 KB, 11 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

129 <small>This paper is available online at </small>

<b>THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM </b>

Đặng Thị Ngọc Phượng

<small>*</small>

, Lê Thị Nhung và Trần Viết Nhi

<i>Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế </i>

<b><small>Tóm tắt. Phát triển ngơn ngữ mạch lạc là một nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục trẻ mẫu </small></b>

<small>giáo 5-6 tuổi. Bài báo trình bày quá trình và kết quả thực nghiệm các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho 46 trẻ 5-6 tuổi tại hai trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thiết kế nghiên cứu bán thực nghiệm khơng có nhóm đối chứng đã được sử dụng. Kết quả thực nghiệm cho thấy có sự chuyển biến tích cực về ngơn ngữ mạch lạc của trẻ cả về mặt định lượng và định tính theo tiêu chí, giới tính, địa bàn trường. Kết quả này hàm ý rằng, có thể mở rộng việc áp dụng các biện phát phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua trải nghiệm tại các điểm trường, địa bàn khác nhau. </small>

<i><b><small>Từ khóa: ngơn ngữ mạch lạc, mẫu giáo, 5-6 tuổi, trải nghiệm. </small></b></i>

<b>1. Mở đầu </b>

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Hai chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là làm công cụ giao tiếp và công cụ tư duy. Đối với trẻ em, ngôn ngữ là cơng cụ quan trọng để trẻ giao tiếp, hình thành những biểu tượng đầu tiên về thế giới tự nhiên, về xã hội loài người và là điều kiện để phát triển tư duy, giúp trẻ học tập, vui chơi, và phát triển hài hòa, toàn diện về mọi mặt. Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, phát triển ngôn ngữ mạch lạc (NNML) là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm hình thành cho trẻ khả năng diễn đạt lời nói một cách rõ ràng, trơi chảy, chính xác, đúng ngữ pháp một nội dung nhất định khi thể hiện nhu cầu, ý nghĩ và quan điểm của bản thân. NNML của trẻ thể hiện trong ngôn ngữ độc thoại và ngơn ngữ đối thoại. Sự phát triển NNML góp phần tích cực vào sự phát triển tư duy, nâng cao hiệu quả giao tiếp của trẻ và làm tiền đề cho sự phát triển của trẻ ở các bậc học tiếp theo.

Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có thể diễn ra dưới các hình thức hoạt động đa dạng ở trường mầm non, trong đó các hoạt động trải nghiệm có nhiều ưu thế. Trải nghiệm chú trọng học thông qua làm (learning by doing), hướng đến dạy trẻ cách học có sự phản hồi từ những trải nghiệm của mình để hình thành khái niệm trong kinh nghiệm mới và cách thức áp dụng những gì trẻ vừa làm được vào những tình huống mới [1]. Điều này cho phép giáo viên (GV) cung cấp nhiều cơ hội cho trẻ sử dụng ngôn ngữ trong quá trình trình bày – chia sẻ ý tưởng, thực hành tác động lên đối tượng, tương tác với bạn và GV; kể lại những trải nghiệm của bản thân. Từ đó, góp phần phát triển NNML cho trẻ. Tuy vậy, thực tế cho thấy GV vẫn cịn gặp nhiều khó khăn và chưa có định hướng rõ ràng trong việc áp dụng các biện pháp phát triển NNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trải nghiệm [2-3].

Trên bình diện nghiên cứu, vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm và phát triền NNML, lời nói mạch lạc cho trẻ đã được một số tác giả như Bùi <small>Ngày nhận bài: 2/7/2022. Ngày sửa bài: 22/7/2022. Ngày nhận đăng: 4/8/2022. </small>

<small>Tác giả liên hệ: Đặng Thị Ngọc Phượng. Địa chỉ e-mail: </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Thị Lâm và Lã Thị Bắc Lí (2016) [1], Lã Thị Bắc Lí (2017) [4], Trương Thị Thùy Anh (2017) [5], Vũ Thị Ánh Ngọc (2017) [6], Yaroslavl (2018) [7], Cao Thị Hồng Nhung (2019) [2], Đặng Thị Ngọc Phượng và cộng sự (2020) [3], Malinovska N. V. (2020) [8] nhấn mạnh. Các nghiên cứu trên tập trung đề xuất biện pháp phát triển NNML cho trẻ [3] [4] [5] [6] [8] và phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trải nghiệm [1] [2] [7]. Các nghiên cứu thực nghiệm đã được công bố lên quan đến chủ đề này vẫn còn khiêm tốn. Chỉ có tác giả Cao Thị Hồng Nhung (2019) [6] tiến hành thực nghiệm các biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời trên địa bàn thành phố Hà Nội với thiết kế nghiên cứu thực nghiệm có nhóm đối chứng. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu kể trên, nghiên cứu này tiếp cận thiết kế bán thực nghiệm khơng có nhóm đối chứng để kiểm chứng hiệu quả của các biện phát phát triển NNML cho trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn Thừa Thiên Huế thông qua hoạt động trải nghiệm. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ các câu hỏi khoa học có liên quan đến hiệu quả của các biện pháp phát triển NNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm đã được đề xuất và ảnh hưởng của các yếu tố địa bàn, giới tính đến sự phát triển NNML của trẻ.

<b>2. Nội dung nghiên cứu </b>

<b>2.1. Khái niệm phát triển ngôn ngữ mạch lạch thông qua hoạt động trải nghiệm </b>

Theo nhóm tác giả Hồng Thị Oanh - Phạm Thị Việt - Nguyễn Kim Đức: “Ngôn ngữ mạch lạc là ngơn ngữ được trình bày có logic, trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh” [9]. Mặc dù sự mạch lạc trong ngôn ngữ thể hiện qua ngơn ngữ nói và ngôn ngữ viết, đối với trẻ mẫu giáo, hầu hết các nghiên cứu về ngôn ngữ mạch lạc của trẻ tập trung vào lời nói mạch lạc của trẻ. Ngơn ngữ viết ở trẻ chủ yếu tồn tại ở dạng tiềm năng, ngôn ngữ mạch lạc chủ yếu thể hiện qua lời nói. Vì vậy, đối với trẻ mẫu giáo, phát triển “ngơn ngữ mạch lạc” và phát triển “lời nói mạch lạc” có thể được xem là một. Đây cũng là cách tiếp cận của nhóm tác giả trong nghiên cứu này. Theo đó, “lời nói mạch lạc (lời nói liên kết) là sự trình bày chi tiết có logic, có trình tự chính xác ý nghĩ của mình, nói đúng ngữ pháp và có hình ảnh về một nội dung định tính”. (Cao Đức Tiến (dẫn theo [10]).

Như vậy, ngôn ngữ mạch lạc của trẻ MN thể hiện qua: (1) Lời nói phải có chủ đề và thể hiện tập trung chủ đề đó; (2) Chủ đề phải được triển khai logic; (3) Lời nói phải có bố cục rõ ràng; (4) Có dùng các phép liên kết một cách hợp lí; (4) Các câu phải đúng ngữ pháp và có ý nghĩa [2-3].

Dưới góc độ hoạt động, trải nghiệm được hiểu là quá trình hoạt động năng động để thu thập

<i>kinh nghiệm, bình luận, nhận định… Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo </i>

dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho trẻ tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thơng qua đó, chuyển hố những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, mơi trường và nghề nghiệp tương lai.

<i>Từ đó, có thể hiểu: “Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua trải nghiệm là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục thơng qua việc tổ chức các hoạt động phù hợp với khả năng của trẻ để trẻ được trực tiếp tham gia, tương tác tích cực, nhằm giúp trẻ có khả năng diễn đạt ngơn ngữ một cách rõ ràng, lưu lốt, có sự kết nối hợp lí về ý nghĩ, cảm xúc theo một chủ đề nhất định” [7]. </i>

<b>2.2. Tổ chức thực nghiệm </b>

<b>2.2.1. Mục đích thực nghiệm </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

131 Thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của các biện pháp tổ chức HĐTN nhằm phát

<i><b>triển NNML cho trẻ 5 - 6 tuổi đã được xây dựng. </b></i>

<b>2.2.2. Phương pháp và mẫu thực nghiệm </b>

Thiết kế nghiên cứu bán thực nghiệm khơng có nhóm đối chứng đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là thực nghiệm sư phạm, trắc nghiệm bằng bài tập đo, quan sát sư phạm và phỏng vấn trên đối tượng GV. Số liệu nghiên cứu được xử lí bằng phần mềm SPSS 26. Các thông số được phân tích bao gồm tỉ lệ phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn và kiểm định sự khác biệt về điểm trung bình trẻ đạt được giữa trước và sau thực nghiệm ở mức ý nghĩa 95% (p<0,05). Một số quan sát, ghi chép các biểu hiện hoạt động lời nói của trẻ trong q trình thực nghiệm và một số phỏng vấn nhỏ với GV đã được thực hiện hằm làm rõ hơn hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp đã được đề xuất.

Mẫu nghiên cứu là 46 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó có 18 trẻ tại Trường mầm non Hoa Mai, thành phố Huế và 28 trẻ 5-6 tuổi tại Trường mầm non Sơn Ca, Thị xã Hương Thủy. Thực nghiệm được triển khai trong vòng 3 tháng, từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 12 năm 2021.

<b>2.2.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm </b>

<i><b>Nội dung thực nghiệm là 5 biện pháp phát triển NNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trải </b></i>

<i><b>nghiệm đã được đề xuất, gồm: (1) Nâng cao nhận thức của GV về quy trình phát triển NNML </b></i>

cho trẻ thông qua trải nghiệm; (2) Xây dựng môi trường mang tính trải nghiệm để phát triển

<i><b>NNML cho trẻ; (3) Sử dụng tình huống trong hoạt động trải nghiệm để phát triển NNML cho </b></i>

<b>trẻ; (4) Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực để phát triển NNML cho trẻ 5-6 tuổi trong </b>

hoạt động trải nghiệm; (5) Phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh và cộng đồng trong tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển NNML cho trẻ. Các biện pháp trên được đưa ra dựa trên

<i>kết quả khảo sát thực trạng và được định hướng từ các nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, đảm bảo tính phát triển, đảm bảo lấy trẻ làm trung tâm, đảm bảo tính thực tiễn và khả thi. </i>

Các giai đoạn thực nghiệm cụ thể như sau:

<i><b>Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm </b></i>

<i><b>Bước 1: Xác định đối tượng và địa điểm thực nghiệm Bước 2: Chọn mẫu thực nghiệm và khảo sát đầu vào </b></i>

<i>Bước 3: Xây dựng hoạt động kế hoạch giáo dục thực nghiệm mẫu cho GV </i>

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thiết kế 02 hoạt động trải nghiệm mẫu được thiết kế dựa trên quy trình học tập kinh nghiệm của David Kolb, bao gồm 1 hoạt động góc và 1 hoạt động ngoài trời, thuộc chủ đề Bản thân. Sau khi được tập huấn, GV điều chỉnh kế hoạch giáo dục theo hướng tiếp cận của nghiên cứu và tiếp tục thực hiện trong 12 tuần tiếp theo dưới sự hỗ trợ của

<i><b>nhóm nghiên cứu. </b></i>

<i><b>Bước 4: Lựa chọn và tập huấn, hướng dẫn GV tham gia thực nghiệm </b></i>

GV được lựa chọn đều có trình độ Đại học Sư phạm chính quy ngành Giáo dục mầm non. Cả hai GV đều tự nguyện tham gia thực nghiệm sau khi được thông báo, giải thích về mục đích, nội dung, quy trình và yêu cầu thực nghiệm. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành hướng dẫn, tập huấn cho GV về quy trình tổ chức các HĐTN nhằm phát triển NNML cho trẻ cũng như cách thức phối hợp các biện pháp khác trong quá trình thực nghiệm.

<i><b>Giai đoạn 2: Tổ chức thực nghiệm tác động và đánh giá đầu ra </b></i>

<i>Bước 1: Tổ chức triển khai các hoạt động theo kế hoạch thực nghiệm </i>

Các kế hoạch mẫu được thiết kế được GV triển khi thực hiện trong tuần đầu tiên của tháng 10 dưới sự hướng dẫn và quan sát của nhóm nghiên cứu. Các kế hoạch tổ chức hoạt động góc và hoạt động ngồi trời cịn lại trong tháng 10, 11 và 12 được GV điều chỉnh và triển khai dưới sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

hướng dẫn của nhóm nghiên cứu. Các hoạt động đều được xây dựng và tổ chức theo quy trình học tập kinh nghiệm của David Kolb, kết hợp với các biện pháp đã được đề xuất.

<i>Bước 2: Đánh giá kết quả thực nghiệm đầu ra </i>

Bên cạnh Thang đánh giá và bài tập đánh giá đầu vào, đầu ra, phiếu quan sát được sử dụng nhằm mục đích ghi lại các diễn biến lời nói của trẻ trong hoạt động.

<i><b>Bước 3: Phân tích kết quả thực nghiệm </b></i>

<b>2.2.4. Công cụ đánh giá và cách đánh giá </b>

Công cụ đánh giá ngôn ngữ mạch lạc của trẻ là Thang đo lời nói mạch lạc của trẻ 5-6 tuổi đã được xây dựng bởi tác giả Cao Thị Hồng Nhung (2019) [6]. Mơ tả tiêu chí, thang đo cụ thể như

- Nội dung được triển khai đầy đủ,

2. Nói/kể logic - Các câu nói/kể của trẻ được tiếp

- Mức 1: Tất cả tình tiết được sắp xếp theo trình tự thời gian; trẻ nói/kể được 3 câu có quan hệ nguyên nhân - kết quả, điều kiện - hệ quả.

- Mức 2: Phần lớn tình tiết được sắp xếp theo trình tự thời gian; trẻ nói/kể được 2 câu có quan hệ nguyên nhân - kết quả, điều kiện - hệ quả.

- Mức 3: Một vài tình tiết được sắp xếp theo trình tự thời gian; trẻ nói/kể được 1 câu có quan hệ nguyên nhân - kết quả, điều kiện - hệ quả.

- Mức 4: Các tình tiết khơng được sắp xếp theo trình tự thời gian; trẻ khơng nói/kể câu có quan hệ ngun nhân - kết quả, điều kiện - hệ quả.

- Mức 1: Lời trẻ kể có đầy đủ ba phần mở đầu, triển khai và kết thúc; ba phần có sự logic về nội dung.

- Mức 1: Trẻ sử dụng 3 phép liên kết câu khi nói/kể. -Mức 2: Trẻ sử dụng 2 phép liên kết câu khi nói/kể. - Mức 3: Trẻ sử dụng 1 phép liên kết câu khi nói/kể. - Mức 4: Trẻ không sử dụng phép liên kết câu khi nói/kể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

hỏi lại hoặc khi khơng hiểu người khác nói.

- Mức 1: Trẻ thường xuyên điều chỉnh giọng nói, ngữ điệu; thường xuyên có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói. - Mức 2: Trẻ phần lớn điều chỉnh giọng nói, ngữ điệu; phần lớn có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi khơng hiểu người khác nói.

- Mức 3: Trẻ thỉnh thoảng điều chỉnh giọng nói, ngữ điệu; thỉnh thoảng có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi khơng hiểu người khác nói. - Mức 4: Trẻ không biết điều chỉnh giọng nói, ngữ điệu; không những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi khơng hiểu người khác nói

Căn cứ vào thang đo trên, các bài tập đánh giá được thiết kế nhằm đo kết quả trước và sau thực nghiệm. Nội dung các bài tập đo chủ yếu là cho trẻ kể và trò chuyện về các hoạt động trải nghiệm của trẻ ở các góc và hoạt động ngồi trời. Các bài tập đo đầu vào và đầu ra được thiết kế chia làm hai phần để đo sự mạch lạc trong ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại của trẻ: (1) Kể lại diễn biến quá trình trải nghiệm và (2) Đàm thoại chi tiết về quá trình trải nghiệm với các câu hỏi được thiết kế sẵn.

Việc đánh giá được thực hiện với từng cá nhân trẻ tại góc lớp. Phiếu theo dõi hoạt động lời nói được sử dụng để ghi chép và cho điểm. Mỗi tiêu chí được đánh giá ở 4 mức độ với điểm tối đa là 4 (Mức 1: 4 điểm; mức 2: 3 điểm; mức 3: 2 điểm; mức 4: 1 điểm). Điểm cuối cùng để đánh giá mức độ NNML của trẻ là điểm trung bình chung các tiêu chí, được đánh giá qua các bài tập đo. Với mức khoảng cách cho từng mức độ là 0,75 ((max – min)/4), có 4 mức độ được quy ước như sau: (1) Mức độ Tốt: Trẻ đạt từ 3,25 đến 4 điểm; (2) Mức độ Khá: Trẻ đạt từ 2,6 đến 3,25 điểm; (3) Mức độ Trung bình: Trẻ đạt từ 1,76 đến 2,5 điểm; (4) Mức độ Yếu: Trẻ đạt từ 1 đến 1,75 điểm.

<b>2.3. Kết quả thực nghiệm </b>

<b>2.3.1. Mức độ ngôn ngữ mạch lạc của trẻ giữa trước và sau thực nghiệm </b>

Kết quả phân tích sự phát triển NNML của trẻ theo mức độ ở trước và sau thực nghiệm thể hiện qua Bảng 1 sau đây:

<i><b>Bảng 1. Kết quả khảo sát chung về NNML của trẻ theo mức độ giữa trước và sau thực nghiệm </b></i>

Bảng 1 cho thấy trước thực nghiệm phần lớn trẻ đạt mức trung bình và mức khá trong các bài đo. Trong đó, số lượng trẻ đạt ở mức Trung bình là nhiều nhất với 71,7%, tiếp đến là mức Khá với 24%. Chỉ có 4,3% trẻ đạt mức Yếu và khơng có trẻ nào đạt mức Tốt. Sau thực nghiệm,

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

số trẻ đạt mức Khá tăng từ 11 trẻ lên 34 trẻ (chiếm 73,9%). Số trẻ ở mức Tốt cũng tăng lên 4 trẻ (8,7%) trong khi không có trẻ nào đạt ở mức Yếu.

Sự thay đổi về mức độ NNML của trẻ theo tiêu chí giữa trước thực nghiệm và sau thực nghiệm được thể hiện qua Biểu đồ 1 dưới đây:

<i><b>Biểu đồ 1. Mức độ NNML của trẻ giữa trước và sau thực nghiệm theo từng tiêu chí (tính theo số lượng) </b></i>

Dữ liệu ở Biểu đồ 1 cho thấy xu hướng chung về sự thay đổi điểm số của trẻ theo tiêu chí như sau:

Thứ nhất, điểm số đạt được của trẻ ở tất cả các tiêu chí có xu hướng tăng. Đặc biệt, sau thực nghiệm, số lượng trẻ đạt mức độ Khá và Tốt tăng mạnh, số trẻ ở mức độ Yếu và Trung

<i><b>bình có xu hướng giảm. </b></i>

<i><b>Thứ hai, những trẻ đạt mức độ Yếu ở tiêu chí 1, 2 và 4 (Khả năng kể chuyện đúng chủ đề; </b></i>

khả năng kể chuyện lôgic; và khả năng sử dụng các phương tiện liên kết câu) tại thời điểm khảo sát đầu vào đã có những chuyển biến đáng kể về điểm số và vươn lên mức Trung bình sau quá trình tham gia vào các hoạt động thực nghiệm. Điều này cho thấy, các biện pháp đã tác động lên mức độ NNML của trẻ ở mức Yếu và góp phần cải thiện khả năng NNML của trẻ. Tuy nhiên, riêng tiêu chí 3 và 5 (khả năng kể chuyện có bố cục rõ ràng và khả năng sử dụng các phương tiện biểu cảm), vẫn còn một vài trẻ chưa cải thiện được điểm số.

Thứ ba, trước thực nghiệm, số lượng trẻ đạt ở mức độ Trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất đối với mỗi tiêu chí. Tuy nhiên, sau thực nghiệm, điểm số ở mức Khá là nhiều hơn các mức độ khác. Điều này cho thấy các biện pháp được đề xuất đã góp phần tác động lên khả năng NNML

<i><b>của trẻ ở mức độ trung bình. </b></i>

Kết quả so sánh sự khác biệt về điểm trung bình NNML của trẻ giữa trước và sau thực nghiệm được trình bày ở Bảng 2 dưới đây:

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

135

<i><b>Bảng 2. Kết quả so sánh sự khác biệt về điểm trung bình NNML của trẻ giữa trước và sau thực nghiệm </b></i>

Bảng 2 cho thấy thấy điểm trung bình NNML của trẻ 5 - 6 tuổi trước thực nghiệm đạt ở mức độ trung bình (2.29 điểm). Sau TN, điểm TB NNML của trẻ được nâng lên mức khá (2.83 điểm). Kiểm định T-Test về sự khác biệt về điểm trung bình giữa trước và sau thực nghiệm cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trước và sau thực nghiệm trên tất cả các tiêu chí và điểm trung bình chung, ở mức ý nghĩa là 95%.

Nhìn tổng thể, có thể dễ dàng nhận thấy sau thực nghiệm điểm trung bình của tất cả các tiêu chí đều tăng so với trước thực nghiệm. Các tiêu chí 1, 2, 3, 4 tăng từ mức trung bình lên mức khá; riêng tiêu chí 5 (Sử dụng các phương tiện biểu cảm khi nói/kể) vẫn đang ở mức Trung bình nhưng điểm số trẻ đạt được có khác biệt so với trước thực nghiệm. Thêm vào đó, độ lệch chuẩn về điểm trung bình trẻ đạt được sau thực nghiệm có xu hướng thấp hơn trước thực nghiệm cho thấy rằng sự chênh lệch về kết quả đo sau thực nghiệm giữa các trẻ với nhau có xu hướng thấp hơn. Điều này chỉ ra rằng việc áp dụng các biện pháp có tác động tích cực đến việc kéo gần khoảng cách về mức độ NNML của trẻ. Như vậy, về mặt định lượng, có thể thấy việc áp dụng các biện pháp thực nghiệm đã góp phần thúc đẩy sự phát triển NNML ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Sự chuyển biến này thể hiện khá rõ ở từng tiêu chí và cả tổng thể.

Kết quả trên khá tương thích với một số trường hợp được nhóm nghiên cứu quan sát trong quá trình hoạt động và những ghi chép trong quá trình khảo sát. Cụ thể:

Trước thực nghiệm, các hoạt động giáo dục do GV tổ chức có xu hướng ôm đồm về nội dung, coi trọng việc cung cấp nhiều kiến thức cho trẻ hơn là để trẻ tự hoạt động để kiến tạo kiến thức. Điều này dẫn đến việc GV hạn chế việc cung cấp cho trẻ cơ hội để giao triếp, chia sẻ, trình bày ý tưởng mà tập trung nhiều vào việc cho trẻ quan sát và đàm thoại để trả lời các câu hỏi phản ánh mức độ hiểu biết về các sự vật hiện tượng. Trong những hoạt động này, trẻ có xu hướng trả lời theo hình thức cả lớp mà chưa chú trọng đến cá nhân. Các câu nói của trẻ ở trong những hoạt động này thường ngắn gọn và chủ yếu để đưa ra thơng tin riêng lẻ, liệt kê. Ví dụ, trong hoạt động ngồi trời, khi trị chuyện với trẻ về trường mầm non, GV hỏi: “Hôm nay ai đưa các con đến lớp?” (Dạ ba/ mẹ…); Đến lớp các con có vui khơng? (Có) Đến lớp các con được chơi những trò chơi và hoạt động nào? (kể tên); Các con có u lớp mình khơng? (có/ khơng); u lớp thì phải như thế nào? (nêu hành động).

Khi xây dựng giáo án thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đã trao đổi với GV về cách thức tổ chức nhằm cung cấp cơ hội để trẻ trải nghiệm và sử dụng ngơn ngữ. Theo đó, GV cung cấp cho trẻ cơ hội để trải nghiệm theo nhóm nhỏ, sau đó trình bày kết quả cũng như quá trình trải nghiệm. Các câu hỏi gợi ý hướng đến quá trình và cung cấp cho trẻ cơ hội sử dụng ngôn ngữ để

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

mơ tả, giải thích, dự đốn, đưa ra giả thuyết, kết luận. Ví dụ, trong hoạt động trải nghiệm ngồi trời, GV đưa ra các câu hỏi sau: Để hoàn thành nhiệm vụ hoạt động vừa rồi, các con đã làm gì? Các con có nhận xét gì về màu sắc của những quả trứng? Các cảm thấy như thế nào khi dùng tay ấn vào những quả trứng? Theo các con, những quả trứng này và răng của chúng ta có gì giống nhau? Nếu chúng ta khơng đánh răng thường xun thì điều gì sẽ xảy ra? Ở nhà, các con thường được ăn những món ăn nào? Món ăn u thích của con là gì? Vì sao? Các con học được gì thơng qua những hoạt động vừa rồi? Chúng ta nên ăn đầy đủ những nhóm thực phẩm nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ăn nhiều kẹo bánh, đồ ngọt? Chúng ta cần làm gì để cơ thể chúng ta lớn nhanh, khỏe mạnh? Khi tổ chức hoạt động theo hướng này, Cô giáo H. Ở trường Mầm

<i>non Hoa Mai chia sẻ rằng “Chị thấy soạn giáo án kiểu này rất hay nhưng chị chưa bao giờ tổ chức như thế này. Việc phối hợp cho trẻ sử dụng các biểu tượng để ghi lại kết quả và đặt câu hỏi, cung cấp cho trẻ cơ hội hoạt động nhóm, trình bày như thế này trẻ rất thích. Chắc chắn ngơn ngữ của trẻ sẽ mạch lạc hơn nhiều nếu tiếp tục cho trẻ hoạt động như thế này trong một thời gian dài.”. Cô giáo G. ở Trường mầm non Sơn Ca cũng cho rằng “Khi tổ chức hoạt động đầu tiên em thấy trẻ thích nhưng chưa quen lắm nhưng sau đó thì cháu rất thích và trao đổi, chia sẻ nhiều hơn. Tiếp cận theo cách này có thể giúp các cháu ít nói trở nên hoạt ngơn và trình bày suy nghĩ của mình tốt hơn. Cháu có xu hướng sử dụng ngơn ngữ một cách chủ động hơn vì cách đặt câu hỏi và tổ chức hoạt động của mình cho phép cháu kể, nói một cách đa dạng”. </i>

Hoạt động lời nói của trẻ có thể mơ tả qua hai trường hợp sau:

Bé SC6 (69 tháng tuổi) là cậu bé thuộc nhóm trẻ hoạt ngơn, nói được nhiều dạng câu ngắn, dài khác nhau và biết sử dụng các phương tiện biểu cảm khi nói/kể chuyện. Tuy nhiên, câu chuyện của SC6 có nhiều tình tiết sắp xếp chưa hợp lí bởi lẽ bé nhớ được gì là thể hiện ra lời nói nội

<i>dung đó. Kết quả trước TN của SC6:“Sáng nay con được quan sát bầu trời và chơi trò chơi. Vui lắm! Cơ nói chuyện với bọn con về bác bảo vệ. Cơ cho chơi trị chơi vẽ phấn, đi cà kheo với cầu trượt. Các bạn vui, con cũng vui”. Sau thực nghiệm, cháu SC6 trình bày câu chuyện của mình mạch lạc hơn: “Hơm qua con được ra ngồi trời làm thí nghiệm và chơi cùng các bạn. Lúc đầu cơ cho bọn con quan sát thí nghiệm với quả trừng mà bọn con được làm từ hơm trước. Nhóm con rất vui vì đã phát hiện ra vỏ quả trứng rất giống răng người. Vỏ trứng bị tan khi ngâm trong nước ngọt nên nếu uống nhiều nước ngọt cũng sẽ dễ bị hư răng. Sau khi làm thí nghiệm, con được chơi phân loại thực phẩm và chơi nhiều trị chơi khác”. Câu chuyện của SC6 có bố </i>

cục theo trình tự diễn tiến của hoạt động. Bé cũng biết điều chỉnh ngữ điệu, cảm thán khi kể. Bé HM14 là bé gái 67,5 tháng tuổi. Ban đầu bé ít nói, ngại giao tiếp với người lạ. Khi hỏi bé về những đối tượng, sự vật, hiện tượng, hoạt động trẻ đã tham gia cùng các bạn trong lớp rất ít khi bé kể thành câu chuyện hồn chỉnh. Bé chỉ nói những câu ngắn, đơn giản khi được hỏi.

<i>Câu chuyện của bé HM14 trước TN như sau:“Con chơi bán hàng. Con bán rau củ cho mấy bạn. Con rất thích”. Trong q trình thực nghiệm, HM14 được khuyến khích tham gia cùng các bạn, </i>

có nhiều cơ hội được nói, trao đổi, chia sẻ các thơng tin với cơ và bạn trong nhóm. Sau một thời gian, HM14 tự tin hơn và có mong muốn được chia trẻ, trao đổi với cơ và bạn, biết chủ động hỏi

<i>khi không hiểu vấn đề. Câu chuyện của HM14 khi khảo sát đầu ra như sau: “Hơm đấy chúng con được chơi ở góc phân vai. Con được làm bác sĩ. Con thích lắm! Con đeo tai nghe, khám và phát thuốc cho bệnh nhân. Con rất vui vì hơm đó con được cơ khen”. Các tình tiết trong câu </i>

chuyện HM14 kể về hoạt động chơi đã có sự sắp xếp theo thời gian và các hoạt động đã diễn ra; biết sử dụng phép lặp; điều chỉnh giọng nói khi kể chuyện và nói về cảm xúc cá nhân.

<b>2.3.2. Mức độ ngôn ngữ mạch lạc của trẻ giữa trước và sau thực nghiệm theo trường và theo giới tính </b>

Thống kê về mức độ NNML của trẻ theo trường và theo giới tính được thực hiện nhằm kiểm tra tính hiệu quả của quá trình thực nghiệm lên các biến địa bàn và giới tính. Số liệu cụ thể thể hiện rõ qua Bảng 3 và 4 dưới đây:

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

137

<i><b>Bảng 3. Thống kê so sánh điểm trung bình NNML của trẻ trước và sau thực nghiệm theo trường </b></i>

Dữ liệu ở bảng 3 cho thấy điểm đánh giá mức độ NNML của trẻ theo các tiêu chí ở cả 2 trường trong khảo sát giữa trước và sau thực nghiệm có sự khác biệt ở mức ý nghĩa là 95%. Kiểm định sự khác biệt về điểm trung bình chung NNML giữa trước và sau thực nghiệm cũng cho thấy kết quả tương tự ở cả 2 trường. Điều này cho thấy các biện pháp được đề xuất đã góp phần phát triển khả năng NNML cho trẻ ở cả địa bàn thành phố và nông thôn.

Mặc dù số liệu ở bảng 3 thể hiện sự chênh lệch về điểm đánh giác mức độ NNML của trẻ ở mỗi tiêu chí và cả điểm trung bình chung, kiếm định sự khác biệt về điểm số ở 2 trường tại thời điểm trước và sau thực nghiệm cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể dẫn đến kết luận rằng sự phát triển NNML của trẻ không phụ thuộc vào địa bàn sinh sống. Có thể áp dụng và nhân rộng các biện pháp này ở các địa bàn trường khác nhau.

Kết quả khảo sát sự phát triển NNML của trẻ giữa trước và sau thực nghiệm theo giới tính thể hiện ở bảng 4 dưới đây:

<i><b>Bảng 4. Thống kê điểm trung bình NNML của trẻ giữa trước và sau thực nghiệm theo giới tính </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Bảng 4 chỉ ra rằng, điểm đánh giá mức độ NNML của trẻ theo giới tính giữa trước và sau thực nghiệm có sự khác biệt ở mức ý nghĩa là 95%. Kiểm định sự khác biệt về điểm trung bình chung NNML giữa trước và sau thực nghiệm cũng cho thấy kết quả tương tự ở cả nhóm bé trai và bé gái. Điều này cho thấy các biện pháp được đề xuất đã góp phần phát triển khả năng NNML cho trẻ ở cả trẻ nam và trẻ nữa.

Mặc dù số liệu ở bảng 4 thể hiện sự chênh lệch về điểm đánh giác mức độ NNML của trẻ ở mỗi tiêu chí và cả điểm trung bình chung giữa nhóm bé trai và bé gái, kiếm định sự khác biệt về điểm số ở hai nhóm này tại thời điểm trước và sau thực nghiệm cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy sự phát triển NNML của trẻ khơng phụ thuộc vào giới tính. Thêm vào đó, việc áp các biện pháp được đề xuất không làm thiên lệch sự phát triển NNML của trẻ theo giới tính. Có nghĩa là, NNML của trẻ khơng phát triển theo hướng bé trai nhỉnh hơn hay bé gái nhỉnh hơn mà tác động như nhau ở các giới tính khác nhau.

<b>3. Kết luận </b>

Kết quả thực nghiệm chứng tỏ rằng tổ chức hoạt động trải nghiệm sẽ tạo ra nhiều cơ hội, môi trường để phát triển NNML. Kết quả thực nghiệm bước đầu chứng minh tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp được đề xuất. Kiểm định T-Test cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kết quả đánh giá sau thực nghiệm với kết quả đánh giá trước thực nghiệm. Như vậy, có thể khẳng định các biện pháp tác động trong quá trình tổ chức HĐTN đã có tác động đáng kể tới việc phát triển NNML cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. Thêm vào đó, các biện pháp được áp dụng đã góp phần thúc đẩy sự mạch lạc trong ngơn ngữ của trẻ theo từng tiêu chí, theo địa bàn, theo giới tính. Kết quả này hàm ý rằng, có thể mở rộng việc áp dụng các biện phát phát

<b>triển NNML cho trẻ thông qua trải nghiệm tại các điểm trường, địa bàn khác nhau. </b>

Do điều kiện dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp trong q trình thực hiện nghiên cứu, nhóm nghiên cứu khơng có nhiều cơ hội để tiếp xúc trực tiếp với trẻ và mở rộng phạm vi, thời gian thực nghiệm. Đây là những hạn chế mà nhóm nghiên cứu mong muốn tiếp tục khắc phục trong các nghiên cứu tiếp theo.

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

[1] Lã Thị Bắc Lí, 2017. Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm.

<i>Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr. 32-35. </i>

[2] Cao Thị Hồng Nhung, 2020. Tổ chức hoạt động ngồi trời nhằm phát triển ngơn ngữ mạch

<i>lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học. Trường </i>

<b>Đại học Sư phạm Hà Nội. </b>

[3] Đặng Thị Ngọc Phượng, Lê Thị Nhung, Trần Viết Nhi, 2021. Tổng quan nghiên cứu về

<i>phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thơng qua hoạt động trải nghiệm. Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam. ISSN 2615 – 8957, số 45, trang: 43-47. </i>

[4] Bùi Thị Lâm, Lã Thị Bắc Lí, 2016. Phát triển ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt

<i>động trải nghiệm thực tiễn. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Số </i>

3/2016, tr. 131-135.

[5] Trương Thị Thùy Anh, 2017. Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường

<i>mầm non. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt (tháng 3/ 2017), tr. 85-87 & 67. </i>

[6] Vũ Thị Ánh Ngọc, 2017. Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thơng qua trị chơi

<i>đóng kịch ở trường mầm non. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, kỳ 1, tháng 10/2017. </i>

<i>[7] Yaroslavl, 2018. Formation of a coherent speech of children of the fifth year of life in the classroom with toys, Truy xuất ngày 05/04/2021 tại </i>

</div>

×