Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 24 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG</b>
<b>HÀ NỘI – 2023</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>MỤC LỤC</b>
<b>LỜI CẢM ƠN...1</b>
<b>LỜI CAM ĐOAN...2</b>
<b>NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TỪ GIÁO VIÊN...2</b>
<b>A. PHẦN MỞ ĐẦU...3</b>
<b>1. Khái quát đề tài...3</b>
<b>2. Tình hình nghiên cứu đề tài...3</b>
<b>3. Mục đích & nhiệm vụ của đề tài...4</b>
<i><b>1.Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm:...4</b></i>
<i><b>2.Nhiệm vụ của đề tài...4</b></i>
<b>4. Phương pháp nghiên cứu...4</b>
<b>5. Cấu trúc của bài tiểu luận...4</b>
<b>B. NỘI DUNG BÀI TIỂU LUẬN...5</b>
<b>CHƯƠNG 1.ĐÔNG NAM Á – MỘT NỀN VĂN HÓA THỐNG NHẤTTRONG SỰ ĐA DẠNG...5</b>
<b>1.1.Khái quát về Đông Nam Á...5</b>
<i><b>1.1.1.Đôi nét về điều kiện tự nhiên khu vực Đông Nam Á...5</b></i>
<i><b>1.1.2.Tên gọi Đơng Nam Á và đơi nét về tình hình nghiên cứu...6</b></i>
<b>1.2.Văn hóa Đơng Nam Á thống nhất trong sự đa dạng...7</b>
<i><b>1.2.1.Về ngôn ngữ - chữ viết:...8</b></i>
<i><b>1.2.2.Về phong tục tập qn:...9</b></i>
<i><b>1.2.3.Về lễ hội:...9</b></i>
<i><b>1.2.4.Về tín ngưỡng bản địa:...10</b></i>
<i><b>1.2.5.Đơng Nam Á là cái nơi của văn minh lúa nước...10</b></i>
<b>CHƯƠNG 2. TÍNH THỐNG NHẤT ĐA DẠNG VỀ LỊCH SỬ VĂN HĨAĐƠNG NAM Á...11</b>
<b>2.1.Từ thời nguyên thủy đến xã hội có giai cấp và nhà nước...11</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>2.2.Giai đoạn xác lập và phát triển thịnh đạt củacác vương quốc Đông</b>
<b>Nam Á...13</b>
<b>2.3.Giai đoạn suy thối của các quốc gia phong kiến Đơng Nam Á vàphong trào đấu tranh chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phươngtây142.4.Đông Nam Á từ năm 1945 đến nay...15</b>
<b>CHƯƠNG 3. TÍNH THỐNG NHẤT ĐA DẠNG VỀ ĐỊA LÍ CỦA VĂN HĨAĐƠNG NAM Á...16</b>
<b>3.1.Địa lý tự nhiên...16</b>
<b>3.2.Địa lý kinh tế của Đơng Nam Á...16</b>
<b>3.3.Địa lí văn hóa của Đông Nam Á...17</b>
<b>C. KẾT LUẬN...19</b>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...20</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>LỜI CẢM ƠN</b>
Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của q thầy cơ và bạn bè.
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, em xin được gửi đến quý thầy cô ở Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô nên đề tài nghiên cứu của em mới có thể hoàn thiện tốt đẹp.
Đặc biệt hơn nữa em xin được cảm ơn chân thành đến Thầy giáo – GS.TS: NGUYỄN CẢNH TOÀN - người đã trực tiếp giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo này trong thời gian qua.
Bài báo cáo được thực hiện trong khoảng thời gian 2 tuần. bước đầu đi vào thực tết của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót khơng đáng có, vậy nên em rất mong nhận được những đóng góp q báu của q thầy cơ để em có thêm kinh nghiệm, kiến thức vững vàng hơn trong lĩnh vực này. Và từ đó, em cải thiện bản thân, nâng cao ý thức của mình để đóng góp một phần nhỏ vào tương lai của đất nước
1
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>LỜI CAM ĐOAN</b>
Em xin cam đoan rằng bài tiểu luận này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân em và được sự hướng dẫn khoa học từ các thầy, cô trong Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn. Các nội dung nghiên cứu trong đề tài của em hoàn toàn trung thực và chưa được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào. Những số liệu được lấy dẫn chứng cụ thể và chính xác nhằm phục vụ việc nghiên cứu của đề tài. Nếu phát hiện sự gian lận nào em xin chịu hoàn tồn trách nhiệm về bài tiểu luận của mình.
<b>NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TỪ GIÁO VIÊN</b>
2
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>A. PHẦN MỞ ĐẦU1. Khái quát đề tài</b>
Đông Nam Á là một tiểu vùng của châu Á, có tất cả 11 quốc gia với sự đa dạng về tôn giáo, văn hóa và lịch sử. Các nước Đơng Nam Á nằm ở phía Đơng của Tiểu Lục địa Ấn Độ, phía Nam Trung Quốc và phía bắc của Úc, giữa Ấn Độ Dương (phía tây) và Thái Bình Dương (ở phía đơng). Đơng Nam Á rộng 4.494.047 km² và bao gồm 11 quốc gia : Việt nam,Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines,Singapore, Thái Lan và Brunei.
Vào năm 2014, dân số của cả khu vực lên đến 612,7 triệu người (số liệu năm 2015) Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa lâu đời, được tạo nên từ rất nhiều mối quan hệ và bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Tiếp cận văn hố Đơng Nam Á ngày nay cái cảm nhận đầu tiên với mỗi người sẽ là một nền văn hoá đa dạng trong thống nhất. Trong kho tàng văn hoá đồ sộ ấy dẫu có rất nhiều yếu tố chung làm nên cái gọi là “khung” Đông Nam Á song cũng có khơng ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Để hồn thiện một cái nhìn tổng qt nhất về Đông Nam Á , trong bài báo cáo này em sẽ đi nghiên cứu và khẳng định cho người đọc thấy được rằng :“Đông Nam Á là khu vực thống nhất về văn hố, lịch sử, địa lý”.
<b>2. Tình hình nghiên cứu đề tài </b>
Với vị trí và tầm quan trọng của mình trong lịch sử, Đơng Nam Á đã từ lâu thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và nước ngoài, nhiều nhà khoa học khác nhau, các viện nghiên cứu: Viện Quan hệ Quốc tế, Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia và một số cơ quan khác đã có những cơng trình nghiên cứu về Đơng Nam Á được xuất bản. Một số tác phẩm được công bố như: “Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)- Bộ ngoại giao; “ Lược sử Đông Nam Á”- tác giả Phan Ngọc Liên, NXB GD năm 1997; “ Lịch sử Đông Nam Á”- tác giả Lương Ninh (chủ biên), NXBGD năm 2005; “Lịch sử phát triển Đông Nam Á”- tác gải Mary Somers Heidhues, NXB Văn hố thơng tin; “Lịch sử 200 qc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới”- tác giả Cao Liên. Ngồi những bài viết được cơng bố thành sách, cịn có rất nhiều bài viết, chun khảo đăng trên các tạp chí như: Thời báo kinh tế; Tạp chí nghiên cứu Đơng Nam Á (6/2006); Báo nhân dân ngày 18,19/4/ 2010
3
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Đây là nguồn tài liệu quý để cho tác giả nghiên cứu, học tập và vận dụng vào quá trình nghiên cứu của mình.
<b>3. Mục đích & nhiệm vụ của đề tài </b>
<i><b>1. Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm:</b></i>
Giới thiệu một cách tổng quan nhất về Đông Nam Á, từ đó rút ra cái nhìn đúng đắn, tồn diện hơn về một Đơng Nam Á. Nhận biết tính thống nhất về mặt lịch sử, địa lí của Đơng Nam Á, tính đa dạng,…
<i><b>2. Nhiệm vụ của đề tài</b></i>
Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài cần làm rõ những vấn đề:
Khái quát Đông Nam Á
Tìm hiểu một Đơng Nam Á năng động, sáng tạo trong thời kỳ hội nhập. Tính thống nhất chung
Tính thống nhất về mặt lịch sử Tính thống nhất về mặt địa lí,…
<b>4. Phương pháp nghiên cứu</b>
Phương pháp chung: logic – lịch sử, phân tích hệ thống.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tiến hành thu thập, nghiên cứu, phân tích từ những tài liệu chính thống, các giáo trình của bộ mơn,…
Phương pháp hệ thống – cấu trúc: dùng để nắm bắt những vấn đề chung của bài tiểu luận.
<b>5. Cấu trúc của bài tiểu luận</b>
Bài tiểu luận gồm 3 phần chính:
Chương 1: ĐƠNG NAM Á – MỘT NỀN VĂN HÓA THỐNG NHẤT TRONG SỰ ĐA DẠNG
Chương 2: TÍNH THỐNG NHẤT ĐA DẠNG VỀ ĐỊA LÍ CỦA VĂN HĨA ĐƠNG NAM Á
4
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Chương 3: TÍNH THỐNG NHẤT ĐA DẠNG VỀ ĐỊA LÍ CỦA VĂN HĨA ĐÔNG NAM Á
<b>B. NỘI DUNG BÀI TIỂU LUẬN</b>
<b>CHƯƠNG 1. ĐÔNG NAM Á – MỘT NỀN VĂN HÓA THỐNG NHẤT TRONG SỰ ĐA DẠNG</b>
<b>1.1. Khái quát về Đông Nam Á</b>
<i><b>1.1.1. Đôi nét về điều kiện tự nhiên khu vực Đông Nam Á</b></i>
Đông Nam Á ngày nay là một bộ phận cùng với khu vực Nam Á (gồm đồng bằng sông Ấn - sông Hằng, bán đảo Indostan, Sri Lanka) hợp thành 1 trong 10 miền địa lý tự nhiên của liên châu lục - lục địa Á - Âu, tồn tại như một thực thể địa - sinh thái riêng biệt, đa dạng sinh học giữa chí tuyến Bắc (230 vĩ bắc) và xích đạo. Đơng Nam Á có diện tích đất liền và biển - đảo rộng khoảng gần 4.5 triệu km2 , trải rộngtrên hệ tọa độ quy chiếu theo chiều Bắc - Nam (theovĩ độ) khoảng từ 280 Vĩ Bắc đến 150 Vĩ Nam và theo chiều Đông - Tây (theo kinh độ) từ 920 đến 1400 Kinh Đông. Năm 2020, dân số khu vực khoảng 671.624.000 triệu người, trong đó hơn 1/6 sống trên đảo Java (Indonesia) . Đông Nam Á là tập hợp gồm quần thể bán đảo, quần đảo, đảo riêng lẻ nằm trong vùng biển chạy dài từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương, là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi lửavà động đất hoạt động mạnh. Các quốc gia của khu vực được chia ra làm hai nhóm chính: Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam nằm ở Đông Nam Á lục địa (gắn liền với lục địa Á -Âu, nhưng thể hiện nhiều tính chất bán đảo), các nước cịn lại tạo nên Quần đảo Malaysia. Quần đảo này được hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về vành đai núi lửa Thái Bình Dương và là một trong những khu vực có hoạt động núi lửa mạnh nhất thế giới. Xét tổng thể trên bình diện châu lục, Đông Nam Á là bộ phận cực Nam của tầng nền châu Á với nền tảng lục địa cổ nhất Paleozoi, từ vận động Tân kiến tạo Hymalaya cho đến sự hình thành tầng nền ĐơngDương (khối Kon Tum) - cốt lõi của Đông NamÁ lục địa. Vận động tạo sơn có tuổi Trung Sinh hình thành thềm Sunda cổ (Sundaland) tồn tại đến cuối Thế Pleistocene muộn (khoảng 20.000 năm cách ngày nay) và bị biển tiến nhấn chìm tới 2/5 diện tích, tách rời các đảo lớn như Borneo, Sumatra, Java và các đảo lớn nhỏ khác . Về khí hậu, Đơng Nam Á được xem là khí hậu xích đạo - Á xích đạo, nhiệt đới nóng ẩm hoặc cũng được gọi là nhiệt đới ẩm gió mùa, hình thành các thảm rừng nhiệt đới thường xanhvới sự đa dạng sinh học cao.Các nhà khoa học nhận định: Biển Đông
5
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">như là ranh giới tự nhiên ngăn cách 2 thế giới đất liền và hải đảo Đông Nam Á. Đông Nam Á lục địa với diện tích khoảng 1.8 triệu km2 thường được tính từ eo Kra của bán đảo Malacca trở lên. Đông Nam Á hải đảo là hệ thống các đảo lớn nhỏ từ Sumatra, Borneo, Java vịng qua phíaĐơng và hướng Bắc tới Sulawesi, quần đảo Molucca,lên Philippines. Những nước như Philippin là tập hợp gồm khoảng 7.000 hịn đảo và đặc biệt Inđơnesiađược gọi là thế giới đảo với khoảng 13.000 hòn đảo lớn nhỏ. Đơng Nam Á cũng là khu vực có nguồn tài nguyên phong phú, trữ lượng lớn như các loại khống sản thiếc, sắt, nhơm, mangan, nickel,crom, kẽm, chì, vàng, hồng ngọc, dầu mỏ… Xét về vị trí địa lý trong khung cảnh châu lục, Đông Nam Á được xem là “Ngã ba đường (Carrefour)của các tộc người, các nền văn minh và nghệ thuật bản xứ” , là ngã tư đường, nằm ở vị thế án ngữ con đường giao lưu thương mại, con đường hàng hải nối liền Thái Bình Dươngvới Ấn Độ Dương. Nó là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc với Ấn Độ, Tây Á, châu Phi, châu Âu - Địa Trung Hải.
<i><b>1.1.2. Tên gọi Đông Nam Á và đơi nét về tình hình nghiên cứu</b></i>
Địa danh Đơng Nam Á (Southeast Asia) xuấthiện khá muộn, nó được nhìn nhận trong lịch sử hiện đại từ nửa sau thế kỷ XX . Tên gọi này được các nhà nghiên cứu Hà Lan, Anh, Hoa Kỳ đưa ra trong Đệ Nhị thế chiến, chính thứcđi vào lịch sử như là khu vực chính trị, địa quân sự quan trọng khi Anh và Hoa Kỳ, nhất trí thànhlập Bộ chỉ huy tối cao quân Đồng Minh ở Đông NamÁ (Hội nghị Québec tháng 8-1943). Đông Nam Ábị lôi cuốn vào chiến tranh như là một lực lượngthuộc địa của các đế quốc Anh, Hà Lan, Pháp, Mỹ , Đông Nam Á đã xuất hiện trên bản đồ chính trị thế giới như một khu vực chính trị cónhững nét tương đồng rõ rệt . Những phát kiến địa lý phát xuất từ những nhà hàng hải châu Âu vào khoảng thế kỷ XV-XVI,trên những hải trình dài mà họ đã trải qua, vùng đất này như là những viễn xứ, vùng đất bán lục địa và hải đảo trong cương vực rộng lớn của thế giới bán đảo Ấn Độ, có khi được miêu tả gồm Cực Đơng và Cực Nam châu Á với tên gọi là ViễnĐông. Khu vực này cịn được nhìn nhận bên cạnhnền văn minh Trung Quốc và được gọi là Đông Dương hay Nam Dương… Từ cuối thế kỷ XIX, các học giả người Áo đã đặt tên cho khu vực nàylà “Sudost Asien” (Đơng Nam Á), nó trở thành mộtthực thể địa - sinh thái riêng biệt, khác với ĐôngBắc Á và Tây Nam Á . Tình hình nghiên cứu khu vực Đông Nam Á khởi phát phải kể đến Trung Quốc, một phần khu vực phía Nam của Đế chế rộng lớn này cũngđược nhắc đến nhiều, đôi lúc lại mang hàm nghĩa không tốt, khi mà khu vực này bị coi là một trong Tứ
6
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">di (Nam di) trên con đường chinh phục thiên hạ của các triều đại phong kiến của họ và đây là nguồn tư liệu quý để nghiên cứu về khu vực Đông Nam Á. Nhật Bản cũng đã có những nghiên cứu của riêng mình về khu vực Đông Nam Á, nhất làng hiên cứu mối quan hệ bang giao trong lĩnh vực mậu dịch từ khoảng đầu thế kỷ XVIII trở đi.Về sau, việc nghiên cứu này để phục vụ mục đích xâm chiếm thuộc địa là chính và nó thể hiện rõ là một khu vực có vị trí chiến lược rất quan trọng. Những người phương Tây (Anh, Pháp, Hà Lan…),trên hải trình tìm kiếm và xâm chiếm các nguồn lợi cho mình, đã ra sức nghiên cứu các dân tộc bản địa nơi đây. Xuất phát từ hệ tư tưởng riêng, dựa trên những cảm thức và hệ quy chiếu riêng của châu Âu, các nhà nghiên cứu mang nhiều chức danh này (có thể là nhà thám hiểm, quan chức, sĩ quan quân đội, linh mục truyền đạo, nhà tự nhiên học, sinh thái học, dân tộc học, ngôn ngữ học…) , đã chưa hiểu thật đúng về những cư dân bản địa. Trong tiến trình thực dân hóa khu vực này, thực dân - vốn mang tư tưởng dân tộc văn minh châu Âu đã bác bỏ những sáng tạo văn hóa của cư dân bản địa trong lịch sử. Đôi khi họ đưa ra những kết luận khơng chính xác nhằm phục vụ cho mưu đồ chính trị. Việc nghiên cứu khu vực Đơng Nam Á từ phương Tây, có thể kể những người đến từ Pháp, về sau có Liên Xơ cũ và Hoa Kỳ. Nhìn chung, các học giả Tây Âu quan tâm nhiều hơn về lịch sử văn hố Đơng Nam Á, người Nga và ngườiMỹ quan tâm nhiều đến chính trị, nhất là khi đặt Đơng Nam Á như là một khu vực có vị trí địa -chính trị chiến lược trong sự tranh chấp ảnh hưởng của hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tưbản chủ nghĩa. Mặc dù là những nước láng giềng, nhưng những chủ nhân của khu vực Đông Nam Á tronglịch sử, lại hiểu biết về nhau không nhiều. Sự ảnhhưởng theo các sắc thái văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc, sự thống trị của thực dân phương Tây trong hàng thế kỷ là một trong những trở ngại cho mối giao lưu, liên hệ giữa các cộngđồng người. Trong những thập niên cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, khi các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập dân tộc, từng bước gia nhập vào tổ chức khu vực ASEAN, nghiên cứu về Đông Nam Á của các quốc gia trong khu vực mới bắt đầu khởi sắc
<b>1.2. Văn hóa Đơng Nam Á thống nhất trong sự đa dạng</b>
Tính thống nhất, tính khu vực của Đơng Nam Á trước hết được thể hiện ở chủ thể của văn hóa Đơng Nam Á. Ngay từ buổi bình minh của lịch sử Đông Nam Á đã là một trong những cái nơi hình thành lồi người, đây là địabàn hình thành của đại chủng phương Nam (Australoid).
7
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Vào khoảng 10.000 năm trước (thời đại đồ đá giữa), có một dịng người thuộc đại chủng Mongoloid từ phía dãy Himalaya thiên di về hướng Đông Nam, tới vùng Đông Nam Á thì dừng lại và hợp chủng với cư dân Melanesien bản địa (thuộc đại chủng Australoid), dẫn đến sự hình thành chủng Indonesien (cổ Mã Lai _ Đơng Nam Á tiền sử). Với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, nhỏ, thấp. Từ đây, chủng này lan tỏa, họ có mặt trên tồn bộ Đơng Nam Á cổ đại. Đông Nam Á cổ đại được xác định trên một khu vực địa lý rộng lớn. Ngoài 11 nước Đơng Nam Á hiện nay thì Đơng Nam Á cổ đại được xác định phía Bắc gồm tồn vùng Hoa Nam Trung Quốc (phía Nam sơng Dương Tử), đảo Đài Loan, một số lãnh thổ ở Đông Bắc Ấn Độ,quần đảo Andaman và Nicoba trong vịnh Bengal, châu Đại Dương và cả đảoMadagasca ở Đông Nam châu Phi (tổ tiên chính là người Mã Lai di cư sang).
Chính mối liên hệ này đã tạo nên sự thống nhất cao độ của khu vực văn hóa Đơng Nam Á. Sự thống nhất do cùng một cội nguồn là một loại hình Indonesien, chính điều đó đã tạo ra bản sắc chung cho văn hóa Đơng Nam Á.
Tính thống nhất về mặt văn hóa của khu vực và tính đa dạng của các tộc người lại làm nên những đặc trưng bản sắc riêng của từng vùng văn hóa đượcthể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao hàm trong nó rất nhiều thành tố cả về vật chất lẫn tinh thần của văn hóa Đơng Nam Á. Tuy nhiên, trong q trình phát triển, văn hóa Đơng Nam Á đã tiếp thu nhều yếu tố mới từ bên ngoài mà tiêu biểu nhất là từ Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập và phương Tây. Nhờ sự giao lưu này, văn hóa Đơng Nam Á đã đạt được những thành tựu mới mẻ trong quá trình phát triển của mình. Sau đây là một số điểm tiêu biểu được thể hiện:
<i><b>1.2.1. Về ngôn ngữ - chữ viết: </b></i>
Sự đa dạng của ngôn ngữ được thể hiện ở chổ cácquốc gia Đơng Nam Á hiện có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm ngơn ngữkhác nhau. Như ở Indonesia có đến 200 ngôn ngữ dân tộc khác nhau cùng tồn tại; ở Philippin củng có tới 80 ngơn ngữ dân tộc khác nhau (1998). Tương tự, các quốc gia Đông Nam Á khác cũng là các quốc gia đa ngôn ngữ. Tuy nhiên, các ngôn ngữ Đông Nam Á đều chỉ thuộc về một trong số 4 ngữ hệ sau đây:
Nam Á Nam Đảo
8
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Thái Hán – Tạng.
Và xa hơn nữa, chúng đều bắt nguồn từ một nguồn gốc chung là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử. Đó là một sự thống nhất cao độ. Về chữ viết, từ đầu công nguyên, khi cần ghi chép các dân tộc Đông Nam Á đã vay mượn chữ Hán (như ở Việt Nam) và chữ Pali –Sanskrit (ở các nước khác) của Trung Hoa, Ấn Độ để xây dựng chử viết riêngcho dân tộc mình. Tuy nhiên, từ thế kỷ XIII, chữ viết Ả Rập đã ảnh hưởng mạnh mẻ đến các quốc gia hải đảo như Malaysia, Indonesia. Từ thế kỷ XVI,với sự can thiệp của các quốc gia phương tây, chử viết của các quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi theo hướng Latinh hóa (chữ viết Brunay, Malaysia,Indonesia, Philippin và Việt Nam) được sử dụng ngày nay.
<i><b>1.2.2. Về phong tục tập quán: </b></i>
Ở Đông Nam Á có đến hằng trăm dân tộc khác nhau, vì thế phong tục, tập quán rất đa dạng, tạo nên một bức tranh đa sắc. Mặc dù rất đa dạng, song những tập tục ấy vẫn có nét gần gũi, tương đồng nhau, là mẩu số chung quy tụ, giao thoa trên nền tảng của cơ sở văn hóa bản địa Đông Nam Á - Một nền tảng văn minh nơng nghiệp trồng lúa nước. Đó là cách ăn mặc với một bộ trang phục chung là Sàrông (váy), khố, vịng đeotai, vịng đeo cổ,… Đó là tục ăn uống với các thức ăn chính là cơm, rau, cá và hoa quả (hiện nay, thịt ngày càng quan trọng trong cuộc sống hiện đại). Đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình. Tục chơn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống mà khi cịn sống họ thường ưa thích. Đó là tục nhai trầu, cưa và nhuộm răng đen, xăm mình; rồi đến cả các trị vui chơi giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền,… Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình của khu vực và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực ĐơngNam Á.
<i><b>1.2.3. Về lễ hội: </b></i>
Củng giống như sự đa dạng của phong tục, tập quán. Có thể nói,ở mỗi dân tộc mùa nào, tháng nào trong năm củng có lể hội. Nếu thống kê con số lể hội thì chắc chắn sẽ có đến con số hàng trăm. Tất nhiên, trong sự đa dạng ấy, các lễ hội ở Đông Nam Á chủ yếu tập trung vào ba hình thức chính: Lễ hội nông nghiệp (Như lễ xuống đồng của người Việt, lễ mở đường cày đầu tiên của người Thái, lễ dựng chịi cày của người Chăm,…), lễ hội tơn giáo (như lễ hội chùa Keo, chùa Hương ở Việt Nam,…), lễ tết (như tết nguyên đán, tết phật,…).
9
</div>