Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

bài tiểu luận môn văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh đề tài phân tích thực trạng trách nhiệm xã hội tại tổng công ty truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 44 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG</b>

<b>---o0o---BÀI TIỂU LUẬN</b>

<b>MƠN VĂN HỐ DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨCKINH DOANH</b>

<i><b>ĐỀ TÀI: </b></i>

<b>PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠITỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG </b>

SINH VIÊN THỰC HIỆN: CAO THỊ NGÂN HÀ– A33391 Sđt: 0961996429

LƯƠNG THỊ MINH NGUYỆT– A34119 Sđt: 0343209334

<b>TS. LÊ HUYỀN TRANG</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>PHẦN 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI...1</b>

<b>1.1.Khái niệm trách nhiệm xã hội...1</b>

<b>1.2.Các khía cạch của trách nhiệm xã hội...2</b>

<i><b>1.2.1. Khía cạnh kinh tế...2</b></i>

<i><b>1.2.2. Khía cạnh pháp lý...3</b></i>

<i><b>1.2.3. Khía cạnh đạo đức...3</b></i>

<i><b>1.2.4. Khía cạnh nhân văn...4</b></i>

<b>PHẦN 2.THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TỔNGCÔNG TY TRUYỀN THƠNG...5</b>

<b>2.1.Tổng quan về Tổng cơng ty Truyền thơng...5</b>

<i><b>2.1.1. Khái quát về Tổng công ty Truyền thông...5</b></i>

<b>2.2.Thực trạng trách nhiệm xã hội tại Công ty VNPT media...9</b>

<i><b>2.2.1. Thực hiện nghĩa vụ kinh tế...9</b></i>

<i><b>2.2.2. Thực hiện nghĩa vụ pháp luật...17</b></i>

<i><b>2.2.3. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức...20</b></i>

<i><b>2.2.4. Thực hiện đóng góp xã hội...23</b></i>

<b>2.3.Đánh giá chung về thực hiện trách nhiệm xã hội tại VNPT-Media...26</b>

<i><b>2.3.1. Ưu điểm...26</b></i>

<i><b>2.3.2. Nhược điểm và nguyên nhân...27</b></i>

<b>PHẦN 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘITẠI CÔNG TY VNPT MEDIA...28</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>3.1.Định hướng thực hiện trách nhiệm xã hội của VNPT Media...283.2.Một số giải pháp nhằm thực hiện trách nhiệm xã hội tại Công ty VNPTMedia...29</b>

<i><b>3.2.1. Đào tạo, nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực, trước hết là bộ phậncán bộ lãnh đạo, quản lý trách nhiệm xã hội...293.2.2. Thực hiện chiến lược phát triển bền vững dựa trên nền tảng văn hóa kinhdoanh và trách nhiệm xã hội...313.2.3. Giải pháp áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội...323.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện trách nhiệmxã hội...33</b></i>

<b>KẾT LUẬN...35TÀI LIỆU THAM KHẢO...36</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH MỤC VIẾT TẮT</b>

KPI Key Performance Indicators <sup>Hệ thống đo lường và đánh giá hiệu</sup> quả công việc

Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CƠNG THỨ</b>

Sơ đồ 2.1. Mơ hình tổ chức VNPT- Media ...7 YBảng 2.1. Mức độ hiểu biết của người lao động của VNPT-Media về trách nhiệm xã hội...8 Bảng 2.2. Tổng hợp doanh thu thực hiện các dịch vụ của VNPT-Media...14 Bảng 2.3. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện nghĩa vụ kinh tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Việc thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam hiện nay thường được nhìn nhận là hành động giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội với các mục đích làm từ thiện và nhân đạo. Tuy nhiên, TNXH cần được nhìn nhận như là cách thức của DN đạt được sự cân bằng hoặc kết hợp với những yêu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời thỏa mãn kỳ vọng của khách hàng, đối tác, người lao động và các bên hữu quan.

TNXH DN hiện đã phát triển rộng khắp trên thế giới nói chung và tại các DN Việt Nam nói riêng. Khách hàng hiện nay họ khơng chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ còn quan tâm tới cách thức của các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, từ việc các sản phẩm, dịch vụ họ định mua và sử dụng đó có tổn hại đến mơi trường, tổn hại tới cộng đồng xã hội hay không. Trước các yêu cầu mới của xã hội, các doanh nghiệp lớn trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã chủ động, nghiêm túc đưa vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR/TNXH) vào chiến lược hoạt động của mình. Việc thực hiện TNXH qua những cam kết của các doanh nghiêp đã lại những lợi ích nhất định, giúp doanh nghiệp nâng cao danh tiếng, vị thế trên thương trường trong quan hệ với đối tác và khách hàng, tối ưu hóa hiệu quả quản lý, tăng doanh thu, giảm chi phí, góp phần duy trì sự phát triển bền vững của DN. Lợi ích của TNXH cịn mang lại cho chính nội bộ doanh nghiệp qua sự cải thiện quan hệ trong công việc, niềm tin, sự gắn bó và hài lịng của người lao động trong doanh nghiệp.

TNXH doanh nghiệp đang không ngừng phát triển trong q trình tồn cầu hóa hiện nay, trở thành một yêu cầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nhiều doanh nghiệp cịn chưa có sự quan tâm đúng mực đến vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội, bên cạnh đó kiến thức chuyên môn cũng như năng lực quản lý trong thực hiện TNXH còn hạn chế. Một số doanh nghiệp đã để xây ra các vụ việc vi phạm nghiêm trọng quyền lợi người lao động, gây ô nhiễm mơi trưởng, tổn hại đến sức khỏe, lợi ích của khách hàng … đã làm cho lòng tin của xã hội vào các DN bị sụt giảm. Đứng trước thực trạng đó, các DN Việt Nam đã từng bước thay đổi nhận thức về việc thực hiện TNXH là thật sự cần thiết hiện nay. DN thực hiện TNXH không những giúp nâng cao vị thế của DN trong cộng đồng xã hội mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Các DN Việt Nam hiện đã dần có ý thức về vấn đề này, một số DN đã và đang đưa việc thực hiện TNXH vào chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Thực hiện TNXH với khách hàng của Tổng cơng ty Truyền thơng (VNPT-Media) có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển sản xuất kinh doanh của DN. Do đó, việc thực hiện TNXH của VNPT-Media không chỉ giới hạn trong nội bộ doanh nghiệp mà điều này cịn mang nhiều lợi ích đến cho khách hàng, người tiêu dùng trong cộng đồng, xã hội. Nhận thức được điều này, VNPT-Media đã xây dựng được “nền tảng tư tưởng” với chuẩn mực đạo đức và các chương trình thực hiện CSR. Chính điều này đã giúp cho VNPTMedia có được lịng tin đối với khách hàng, người tiêu dùng và các bên hữu quan. Tuy nhiên, khi đi sâu phân tích, chúng ta thấy rằng, việc thực hiện TNXH tại VNPT-Media phần lớn mới chỉ dừng lại ở các chương trình từ thiện, nhân đạo và an sinh xã hội. Trên thực tế, TNXH cần được nhìn nhận như là sự cam kết của DN đối với đạo đức kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi và tạo điều kiện làm việc cho người lao động trong DN, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, người tiêu dùng, cổ đông và các bên liên quan. Có thể nói TNXH hiện nay đã trở thành một trong những “điều kiện bắt buộc” để cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển một cách bền vững.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội</b>

Trách nhiệm với xã hội được hình thành và gắn liền với doanh nghiệp bởi bất cứ DN nào hoạt động cũng đều góp phần đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Vậy, cần làm rõ khái niệm trách nhiệm xã hội là gì?

Trách nhiệm xã hội (CSR – Corporate Social Responsibility) ngày cảng ảnh hưởng tới nhiều DN và các đối tượng liên quan, các doanh nghiệp cần đặt ra mục đích là phải quan tâm tới việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tác động ra sao đến các vấn đề xã hội như vấn đề về môi trường sinh thái, vấ đề về môi trường lao động, an sinh xã hội… có rất nhiều khái niệm khác nhau về TNXH đã được các học giả đưa ra. Mỗi tổ chức, DN, Chính phủ nhìn nhận CSR dưới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình.

Keith Davis (1973) cho rằng“CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế và công nghệ” [15].

Eells và Waltson (1974): “Theo nghĩa rộng nhất, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự quan tấm đến các nhu cầu và mục tiêu của xã hội vượt trên lợi ích kinh tế truyền thống và một sự quan tâm lớn hơn đến vai trò của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ và cải thiện trật tự xã hội”.

Carroll (1999): “Trách nhiệm xã hội là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định” [14].

Hội đồng doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững nêu lên khái niệm: “ Trách nhiệm xã hội là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên của gia đình họ, cho cộng đồng và cho toàn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội”.

Như vậy, hiện nay có khá nhiểu quan điểm và khái niệm về trách nhiệm xã hội khác nhau, nhưng tựu trung lại có thể hiểu trách nhiệm xã hội doanh nghiệp như sau:

- Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội nói chung.

1

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội

- Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct - CoC).

<b>1.2. Các khía cạch của trách nhiệm xã hội</b>

<i><b>1.2.1. Khía cạnh kinh tế</b></i>

Thực hiện nghĩa vụ ở khía cạnh kinh tế trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là doanh nghiệp “phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì DN và làm thỏa mãn trách nhiệm của DN với các nhà đầu tư; tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội. Trong khi thực hiện các công việc này, các DN thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của DN”. Tuy nhiên, những điều kiện tiên quyết khi thực hiện nghĩa vụ kinh tế trong doanh nghiệp là cần phải đảm bảo đạt được lợi nhuận kỳ vọng, hoạt động kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng doannh nghiệp bền vững.

Thực hiện nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp đối với người lao động là tạo môi trường làm việc tốt, an tồn, vệ sinh, khơng gian làm việc với cơ sở vật chất thân thiện cho người lao động, tôn trọng, đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân của họ ở nơi lao động, tạo ra những cơ hội, khả năng thăng tiến, phát triển chuyên môn và đào tạo cho người lao động, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, cơng nhận thành tích và hưởng thù lao, khen thưởng xứng đáng với những đóng góp của người lao động cho doanh nghiệp.

Thực hiện nghĩa vụ xã hội trên khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp đối với khách hàng, với người tiêu dùng chính là cung cấp các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ đảm bảo chất lượng. Tuy nhiê, trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay thì sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt vẫn chưa đủ mà doanh nghiệp còn cần phải quan tâm đến các vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm cho sức khỏe của cộng đồng, xã hội, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, thông tin sản phẩm minh bạch, giá cả ổn định, phân phối, cạnh tranh lành mạnh.

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên khía cạnh kinh tế chính là cơ sở

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được điều tiết bởi hệ thống trách nhiệm pháp lý. Theo đó, các doanh ngiệp cần nhận thức về trách nhiệm của mình khi muốn duy trì, phát triển, tối đa hóa lợi nhuận thì họ khơng thể khơng quan tâm tới sức ép của dư luận xã hội vốn vừa là khách hàng, người tiêu dùng, cán bộ công nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông, nhà phân phối và các bên liên quan.

<i><b>1.2.2. Khía cạnh pháp lý</b></i>

Thực hiện trách nhiệm xã hội trên khía cạnh nghĩa vụ pháp lý là một phần của “bản cam kết” giữa DN và cộng đồng, xã hội. Chính phủ có trách nhiệm ban hành các hành lang pháp lý, các văn bản luật, những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức. Thực hiện nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là doanh nghiệp đó là “phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan”. Với hệ thống những điều luật như vậy sẽ giúp Nhà nước điều tiết được các hoạt động kinh tế, xã hội, hoạt động cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ không làm tổn hại tới môi trường, thúc đẩy sự an tồn, bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Các nghĩa vụ pháp lý được thể chế hóa trong luật dân sự và luật hình sự.

Nghĩa vụ pháp lý trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm năm

- Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.

Thực hiện nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội cũng là một trong những cơ sở nền tảng để từ đó xây dựng các hoạt động của doanh nghiệp. Xã hội buộc các doanh nghiệp phải thực hiện, thi hành các hành vi được chấp nhận thông qua nghĩa vụ pháp lý. Các DN nếu như không thực hiện nghĩa vụ pháp lý một cách nghiêm chỉnh, DN có thể phải gánh chịu những hậu quả khơng hề nhỏ và không thể tồn tại bền vững, lâu dài.

<i><b>1.2.3. Khía cạnh đạo đức</b></i>

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với khía cạnh đạo đức là những hành vi và hoạt động của các doanh nghiệp được cộng đồng và xã hội mong đợi dù cho chúng khơng được thể chế hóa trong luật.

3

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Thực hiện khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các tiêu chuẩn, chuẩn mực, hay kỳ vọng phản ánh mối quan tâm của các đối tượng liên quan chủ yếu như người tiêu dùng, người lao động, đối tác, chủ sở hữu, cộng đồng. Nói cách khác, những chuẩn mực này phản ánh quan niệm của các đối tượng liên quan về đúng - sai, công bằng, quyền lợi cần được bảo vệ của họ. Nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tự nguyện đối với mọi doanh nghiệp và nó phụ thuộc vào mức độ cam kết của doanh nghiệp nhưng nó lại có vai trị quan trọng đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên khía cạnh đạo đức thường được biểu hiện qua những quy định, những nguyên tắc, những giá trị đạo đức, bản sắc văn hóa doanh nghiệp được trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp. Thông qua các công bố trong các tài liệu này về quan điểm của tổ chức, của doanh nghiệp trong việc huy động và sử dụng tất cả các nguồn lực để đạt được mục tiêu/sứ mệnh của doanh nghiệp. Những nguyên tắc và giá trị đạo đức của doanh nghiệp đã trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của các thành viên trong doanh nghiệp và các bên liên quan.

<i><b>1.2.4. Khía cạnh nhân văn</b></i>

Thực hiện TNXH của DN trên khía cạnh nhân văn, từ thiện thường liên quan đến khía cạnh nghĩa vụ đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội. Những hoạt động của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự kỳ vọng, mong đợi của cộng đồng, được thực hiện thơng qua các chương trình xã hội như trao tặng học bổng cho sinh viên, học sinh, chương trình giao lưu tặng quà cho người nghèo, những người có hồn cảnh khó khăn, người khuyết tật, người già neo đơn, trẻ em mồ cơi,… có thể thấy rằng “nhân đạo chiến lược” đã được các DN củng cố và phát triển lợi ích lâu dài đa phương của những đối tượng hữu quan chính, trong đó có bản thân DN.

Những đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội của DN có thể trên cả bốn phương diện: nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho Chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhân cách đạo đức cho người lao động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>PHẦN 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TỔNGCÔNG TY TRUYỀN THÔNG</b>

<b>2.1. Tổng quan về Tổng công ty Truyền thông</b>

<i><b>2.1.1. Khái quát về Tổng công ty Truyền thông</b></i>

Tổng công ty Truyền thông (gọi tắt là VNPT-Media) là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 89/QĐ-VNPT-HĐTV-TCCB ngày 08/05/2015 của Hội đồng thành viên Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam.

Là một đơn vị kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực số, Tổng công ty Truyền thông phải luôn vận động để phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe, đa dạng của các đối tượng khách hàng. Tổng công ty Truyền thông luôn đặt mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái tích hợp trọn gói các dịch vụ đa phương tiện trên nền tảng công nghệ và Internet lớn nhất Việt Nam, từ đó mang sản phẩm - dịch vụ của Tổng công ty đến với thị trường quốc tế.

Để làm được điều này, Tổng công ty Truyền thông đề ra chiến lược phát triển xoay quanh 4 giá trị cốt lõi:

- Con người là chìa khóa - Khách hàng là trung tâm - Sáng tạo không ngừng - Đối tác đáng tin cậy

Với sứ mệnh mang những tiện ích, lợi ích của công nghệ thông tin và viễn thông đến cho người dùng Việt Nam, Tổng công ty Truyền thông đã và đang không ngừng tiến xa trên chiến lược đưa công nghệ thông tin và viễn thông của Việt Nam sánh ngang tầm thế giới.

<i><b>2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ</b></i>

- Tổ chức sản xuất kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách của Nhà nước, của Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam;

- Kinh doanh có lãi; đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ;

- Đổi mới, hiện đại hóa cơng nghệ và phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh;

5

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và quyền tham gia quản lý Tổng công ty của người lao động theo quy định của pháp luật;

- Tuân thủ các quy định của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, văn hóa, trật tự, an tồn xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường;

- Thực hiện việc quản lý rủi ro và bảo hiểm cho tài sản, trách nhiệm, con người của Tổng công ty trong sản xuất kinh doanh;

- Bảo toàn và phát triển vốn được Tập đoàn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam giao và vốn do Tổng công ty Truyền thông tự vay;

- Quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh, bao gồm cả vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do VNPT giao.

- Thực hiện tham gia các nghĩa vụ cơng ích theo quy định của pháp luật và của VNPT. - Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tổng cơng ty.

- Xây dựng và phát triển Tổng công ty Truyền thông thành một trong các Tổng công ty mạnh của Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam, năng động, hiệu quả, hiện đại; thực hiện tốt nhiệm vụ cơng ích;

- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; làm nòng cốt để ngành viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

<i><b>2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh</b></i>

- Dịch vụ và sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện; - Tổ chức nghiên cứu, phát triển, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dịch vụ phần mềm, dịch vụ nội dung, giá trị gia tăng, truyền thơng, truyền hình;

- Quản lý và thực hiện hoạt động truyền hình, cung cấp chương trình thuê bao; - Thực hiện các hoạt động xuất bản sách, ấn phẩm định kỳ; hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình...

- Thương mại, phân phối các sản phẩm thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin;

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Dịch vụ quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tổ chức hội nghị hội thảo, triển lãm liên quan đến lĩnh vực viễn thông, cơng nghệ thơng tin;

- Dịch vụ tài chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện;

- Xác định là một trong những Tổng cơng ty chủ chốt của Tập đồn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Truyền thông luôn phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ về mọi mặt để trở thành thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực truyền hình, truyền thơng, nội dung, giá trị gia tăng, góp phần đưa Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam đạt mục tiêu trở thành Doanh nghiệp Viễn thông - Công nghệ thông tin hàng đầu quốc gia, giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực Viễn thông và Công nghệ thông tin Việt Nam.

<i><b>2.1.4. Cơ cấu tổ chức</b></i>

<i><b>Sơ đồ 2.1. Mơ hình tổ chức VNPT- Media (Nguồn: Tổng công ty Truyền thông)</b></i>

<i><b>2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng công tyTruyền thông</b></i>

- Triết lý kinh doanh của VNPT-Media: Khách hàng là trung tâm - Chất lượng là linh hồn - Hiệu quả là thước đo

7

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Triết lý kinh doanh của VNPT nói chung và VNPT-Media nói riêng được làm rõ như sau:

Khách hàng là trung tâm: VNPT-Media luôn xác định khách hàng là nguồn sống, là trung tâm trong chiến lược phát triển và mục tiêu kinh doanh của VNPT-Media.

Chất lượng là linh hồn: VNPT-Media luôn xác định đảm bảo về chất lượng dịch vụ là sự sống còn, là giá trị của VNPT-Media trên thị trường.

Hiệu quả là thước đo: VNPT-Media đặc biệt coi trọng hiệu quả hoạt động; đó là thước đo cho sự lớn mạnh của VNPTMedia, là lợi thế cạnh tranh và trách nhiệm xã hội của VNPT-Media.

- Văn hóa kinh doanh của VNPT-Media:

Với việc đưa ra đạo đức trong kinh doanh của VNPT nói chung và của VNPT-Media nói riêng là chữ Tín với Nhà nước, với cộng đồng, với khách hàng, với người lao động để thấy Tổng công ty Truyền thông luôn đề cao chữ “Tín” trong đạo đức nghề nghiệp. Trong mơi trường kinh doanh hiện đại chữ “Tín” khơng chỉ biểu hiện cho triết lý kinh doanh bền vững mà sâu xa hơn là nhân cách, là đạo đức của đội ngũ lao động VNPT-Media.

Không chỉ đưa ra đạo đức trong kinh doanh, VNPT-Media còn khẳng định giá trị bằng sự “Chuyên biệt - Khác biệt - Hiệu quả” qua sự nỗ lực phấn đấu, chuyên biệt hóa các lĩnh vực hoạt động để tạo ra những sản phẩm dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, của người tiêu dùng. Tổng công ty Truyền thông chú trọng cải tiến, tạo lập tính tự chủ trong mọi hoạt động, đặc biệt là kinh doanh để tạo ra sự khác biệt trong từng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh, giữ vững niềm tin của khách hàng. Đó là sự kết tinh của trí tuệ đội ngũ và văn hóa Tập đồn Bưu chính Viễn thơng nói chung và Tổng cơng ty Truyền thơng nói riêng. Khơng những thế VNPT-Media cịn đề cao tính hiệu quả trong mọi hoạt động để phát triển bền vững, đồng thời ln nỗ lực giải quyết tốt, hài hịa mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, sự hài lịng của khách hàng và lợi ích người lao động. Con đường ngắn nhất để củng cố, tăng cường năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Truyền thông, nâng cao lợi thế của Tổng công ty Truyền thông là không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Thời gian làm việc chính thức: thời gian làm việc chính thức áp dụng trong tồn Tổng cơng ty là khơng q 8 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong một tuần. Thống nhất trong tồn Tổng cơng ty: sáng từ 8 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút; chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.

Thời gian làm việc ngồi giờ: lao động có thể làm thêm giờ theo quy định của Bộ Luật lao động trong những trường hợp cấp thiết để giải quyết việc tồn đọng, việc cần gấp về tiến độ sau khi đã thỏa thuận với người lao động và được sự đồng ý bằng văn bản của Lãnh đạo. Thời gian làm việc ngồi giờ khơng được vượt q 4 giờ trong 1 ngày; 16 giờ trong 1 tuần; tổng số thời gian làm việc ngoài giờ trong 4 ngày liên tục không quá 14 giờ; tổng số thời gian làm việc ngồi giờ trong một năm khơng q 200 giờ.

Thời gian nghỉ ngơi:

Nghỉ trong giờ làm việc: ngoài các quy định theo nội quy lao động, người lao động cịn được nghỉ thêm giữa ca khi làm các cơng việc độc hại, nguy hiểm như: trèo cột cao, thi công dưới cống, bể cáp ngầm, làm việc trong trường hợp ứng cứu xử lý cần tập trung cao độ.

Nghỉ hàng tuần: Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục).t

Thời gian nghỉ phép: Người lao động có thời gian làm việc đủ 12 tháng thì được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm theo quy định của Bộ luật lao động và được hưởng lương như ngày làm việc bình thường. Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên công tác. Chế độ nghỉ hàng năm thực hiện theo nguyên tắc:

- Người lao động được đề nghị nghỉ phép làm nhiều lần trong năm.

- Tiêu chuẩn ngày phép năm nào giải quyết nghỉ ngay trong năm đó, nếu kéo dài cũng khơng q Q I năm kế tiếp.

Thời gian nghỉ lễ, tết: Người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết quy định của Bộ luật lao động hiện hành.

Những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

Do yêu cầu người lao động vẫn phải làm việc vào những ngày nghỉ nêu trên, người sử

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Như vậy: VNPT-Media cơ bản thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về thời gian làm việc đối với người lao động. Tuy nhiên, các bộ phận tại VNPTMedia phải làm thêm giờ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm sinh lý của công nhân viên và thông thường cũng sẽ gây thiệt hại là năng suất lao động giảm.

- Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động

Toàn thể cán bộ Lãnh đạo và người lao động đều được đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa theo chức danh công việc, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của người lao động nhằm thành thạo về chun mơn, nghiệp vụ và có năng lực làm việc chuyên biệt, hiệu quả.

Đối với việc đào tạo chung: việc cử người đi đào tạo, bồi dưỡng dựa trên quy hoạch, kế hoạch sử dụng lao động của Tổng cơng ty, của đơn vị và có xem xét đến nguyện vọng cá nhân.

Đối với việc đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngồi: người lao động có đủ điều kiện về trình độ tiếng Anh theo yêu cầu của các cơ sở đào tạo và quy định của Tổng cơng ty về trình độ tiếng Anh.

Đối với đào tạo sau đại học: người lao động đã có thời gian công tác từ đủ 5 năm trở lên (không kể thời gian thử việc).

Công tác đào tạo tuyển dụng được đổi mới theo hướng giảm nhẹ các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian tuyển dụng, đào tạo nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của quốc tế cũng như quy định của Tập đoàn đối với đội ngũ nhân sự CNTT. Tính hết năm 2019, Tổng cơng ty đã tuyển dụng được 133 lao động và tổ chức cho khoảng 100 lao động CNTT tham dự các khóa học về quản trị hệ thống và cơ sở dữ liệu, phát triển và quản trị các hệ thống ảo hoá, bảo mật mạng (Big Data, OCA/OCP/OCE, Linux, Quản trị Cơ sở dữ liệu Micrrosoft SQL, CCNP,…).

Năm 2019, Tổng công ty đã triển khai các lớp tổ chức bồi dưỡng tập trung với 53 lớp, 213 lượt người, tổng kinh phí đào tạo chi tập trung tại Tổng cơng ty là 3,9 tỷ đồng. Các khóa đào tạo, bồi dưỡng tập trung vào các lĩnh vực lãnh đạo, quản lý, viễn thông, CNTT, bồi dưỡng kỹ năng và đào tạo giảng viên nội bộ.

Thứ tư, trách nhiệm kinh tế về chất lượng dịch vụ

13

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

VNPT-Media đã rất nỗ lực và sự nghiêm túc của trong việc triển khai các kết quả tư vấn chiến lược của Tập đoàn trong việc đẩy mạnh các giải pháp để giúp cải thiện dịch vụ truyền hình tương tác qua Internet. Hiện tại, tỷ lệ rời mạng của khách hàng đã giảm, cải thiện đáng kể thị phần. Năm 2019 có sự tăng trưởng đột phá với số lượng thuê bao phát triển mới hơn 760.000 thuê bao, tăng 210% so với thực hiện năm 2018; doanh số đạt gần 554 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2018.

VNPT-Media đã tập trung đẩy mạnh triển khai dịch vụ VNPT Pay và có những bước đột phá về số lượng và chất lượng dịch vụ, đáp ứng được yêu cầu khắt khe cua khách hàng. Kết quả đạt được rất khả quan, doanh thu 2019 đạt 215,5 tỷ đồng, tăng 1.703% so với năm 2018.

VNPT-Media đã triển khai hàng loạt các biện pháp đã được các dịch vụ Giá trị gia tăng trên nền di động: đẩy mạnh cơng tác định hướng, tìm kiếm và phát triển dịch vụ mới; tập trung thực hiện nhiều các biện pháp tối ưu dịch vụ; hoàn thành triển khai nhiều hệ thống quan trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ; Thay đổi phương thức hợp tác, tạo đột phá trong công tác phát triển nội dung đã mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Kết quả doanh số dịch vụ giá trị gia tăng năm 2019 đạt 1.925,6 tỷ đồng, tăng 98% so với năm 2018.

<i><b>Bảng 2.2. Tổng hợp doanh thu thực hiện các dịch vụ của VNPT-Media</b></i>

<b>TTTên dịch vụ<sup>Thực hiện</sup>năm 2017</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

5 <sup>Doanh thu hoạt</sup><sub>động tài chính</sub> 17,411 19,345 106,798 552

Nguồn số liệu: Theo Báo cáo tổng kết năm 2019 của VNPT-Media Thứ năm, thực hiện trách nhiệm kinh tế đối với xã hội

Thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp: Năm 2019, tổng nộp Ngân sách nhà nước của VNPT-Media gần 100 tỷ đồng. Năm 2019 VNPT-Media đã được Cục thuế Hà Nội tặng bằng khen người nộp thuế thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế năm 2018.

VNPT-Media đã tổ chức tốt các hoạt động an sinh xã hội như trích từ quỹ phúc lợi và vận động tồn thể CBNV đóng góp được 127 triệu đồng để hỗ trợ làm mái khu vực bếp ăn nội trú cho học sinh trường tiểu học xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La; trao tặng 10 bộ máy tính để bàn và 01 bộ máy chiếu cho phòng học tin học tại Trung tâm giáo dục nghề, giáo dục thường xuyên huyện Cao lộc Tỉnh Lạng sơn;

Các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” nhân kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7, Hoạt động hiến máu tình nguyện và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cùng nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa khác đã được VNPT-Media triển khai.

Như vậy, thơng qua việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện các chương trình hỗ trợ giảm nghèo góp phần quan trọng làm tăng trưởng GDP của quốc gia, VNPT-Media đã và đang tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng nền kinh tế của Việt Nam.

<i><b>Bảng 2.3. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện nghĩa vụ</b></i>

</div>

×