Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

388. Tiểu luận: QUAN ĐIỂM GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP TRONG TÁC PHẨM: TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG HIỆN NAY.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.68 KB, 19 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b><small>TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG HIỆN NAY</small></b>.

Trong dòng chảy lịch sử của tư duy khoa học và văn hoá thế giới, triết học Mác-Lênin ra đời là một tất yếu khách quan của lịch sử, một hiện tượng xã hội hợp qui luật. Sự ra đời của triết học Mác là một bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học, nó là đỉnh cao của sự phát triển lý luận triết học, là sự kết tinh sáng tạo tất cả những giá trị cao quí của tư duy triết học, văn hoá, khoa học của nhân loại.

Trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống triết học của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã cho ra đời nhiều tác phẩm kinh điển có giá trị. Đó là kết quả của q trình kế thừa, vận dụng sáng tạo trí tuệ của nhân loại với hoạt động thực tiễn phong phú của thiên tài và trái tim nồng cháy vì sự tiến bộ của loài người. Trải qua hơn 156 năm những tác phẩm kinh điển đó đến nay vẫn cịn ngun giá trị về mặt khoa học. Nó ln là cơ sở lý luận soi sáng hoạt động thực tiễn của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử.

<i><b> Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là tác phẩm có ý nghĩa lịch sử vơ cùng</b></i>

lớn lao, nó là vũ khí có tính chất cương lĩnh đầu tiên của Đảng, tác phẩm ra đời đáp ứng được sự khát khao về con đường đấu tranh của phong trào công nhân lúc bấy giờ. Trong tác phẩm đã giải quyết cơ bản vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp, những tư tưởng đó là vũ khí lý luận sắc bén phản ánh một cách

<i><b>khoa học quá trình vận động cách mạng của giai cấp cơng nhân. Tun ngơn</b></i>

<i><b>của Đảng cộng sản ra đời nó đánh dấu sự hoàn thiện thế giới quan triết học</b></i>

duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của C.Mác và Ph.Ăngghen.

<i><b> Tác phẩm tuyên ngôn của Đảng cộng sản do C.Mác và Ph.Ăngghen viết</b></i>

vào giai đoạn cuối năm 1847 và được xuất bản vào tháng 3 năm 1848. Mục đích của tác phẩm được Ph.Ăngghen chỉ rõ : “Hiện nay, đã đến lúc những người cộng sản phải cơng khai trình bày trước toàn thế giới những quan điểm,

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

mục đích , ý đồ của mình; và phải có một tun ngơn của Đảng của mình để đập lại câu chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản”<small>1</small>

Trở lại với lịch sử chúng ta thấy rằng vào giữa những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thống trị ở Anh, Pháp và trong một chừng mực nào đó đã ảnh hưởng quan trọng cả ở Đức. Lúc bấy giờ nhiều nước ở châu Âu, quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản diễn ra khá mạnh mẽ, làm tăng thêm mâu thuẫn vốn có trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt, khơng thể điều hồ được. Mâu thuẫn đó được biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Trong thời kỳ này phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản phát triển mạnh mẽ như phong trào hiến chương ở Anh, khởi nghĩa của công nhân Liông ở Pháp, khởi nghĩa của thợ dệt Xilêdi ở Đức…Điều đó chứng tỏ giai cấp vơ sản đã trở thành một lực lượng lớn mạnh, đóng vai trị quan trọng trong đời sống chính trị xã hội. Tuy nhiên phong trào cơng nhân lúc này cịn mang tính tự phát, chưa có lý luận cách mạng soi đường.

Giữa những năm 40 của thế kỷ XIX trung tâm của phong trào cách mạng vô sản đã chuyển về nước Đức trong khi nước này đang phải hoàn thành cuộc cách mạng tư sản. Trước tình hình đó giai cấp vơ sản Đức đã tiến hành cuộc đấu tranh của mình, một mặt chống lại chế độ phong kiến, mặt khác chống lại giai cấp tư sản. Nhưng giai cấp vô sản lúc này chưa được giác ngộ chính trị và tổ chức chặt chẽ, chưa thấy được vai trò sứ mệnh, địa vị xã hội của mình, nhất là con đường và phương pháp tổ chức thực hiện đấu tranh giải phóng bản thân và tồn xã hội. Trước tình hình đó một u cầu bức thiết đặt ra là phải làm cho giai cấp công nhân trở thành một lực lượng độc lập được giác ngộ chính trị, được trang bị lý luận cách mạng tiên phong và được tổ chức chặt chẽ để hoàn thành nhiệm vụ địa vị chính trị của mình trong tiến trình lịch sử. Với trí tuệ thiên tài, khả năng tư duy sáng tạo và cuộc đời hoạt động thực tiễn phong phú C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận thức ra vấn đề đó chính vì vậy

<small>1C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen to n tà Ph. ập nh xuà Ph.ất bản CTQGH Nà Ph. ội 1995, tập 4 trang 595</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

đầu năm 1846 C.Mác và Ăngghen đã thành lập uỷ ban thông tin cộng sản Brúc-xen và các ông đã cố gắng thành lập nhiều tổ chức như thế ở nhiều nơi khác nhau. Đồng thời liên hệ thường xuyên với các công xã của liên đồn những người chính nghĩa ở Pa ri. Từ liên đồn những người chính nghĩa đến liên đoàn những người cộng sản (6-1847); từ đại hội lần thứ nhất đến đại hội lần thứ hai của liên đoàn những người cộng sản (từ 9-11 đến 8-12-1847). Tại đại hội lần II đã diễn ra cuộc cải tổ cách mạng cả chính trị, tư tưởng và tổ chức. Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản do C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra được đại hội II của liên đoàn những người cộng sản thừa nhận, cũng tại đại hội này C.Mác và Ph.Ăngghen được giao soạn thảo cương lĩnh dưới hình thức một bản tun ngơn. Trong một thời gian ngắn với thiên tài bẩm sinh C.Mác

<i><b>và Ph.Ăng ghen đã tập trung sức lực trí tuệ hồn thành Tuyên ngôn của</b></i>

<i><b>Đảng cộng sản vào tháng 3 năm 1848, tun ngơn ra đời đúng vào lúc có</b></i>

cuộc cách mạng tháng hai năm 1848 ở Pháp và đáp ứng được yêu cầu thực

<i><b>tiễn của phong trào cộng sản lúc bấy giờ. Sự ra đời Tuyên ngôn của Đảng</b></i>

<i><b>cộng sản có một ý nghĩa lịch sử vơ cùng quan trọng, nó là bản cương lĩnh đầu</b></i>

tiên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đồng thời đánh đấu giai đoạn chín muồi của chủ nghĩa Mác hình thành một hệ thống cơ bản các nguyên lý, lý luận phản ánh đúng đắn, khoa học các quy luật phát triển khách quan của thế giới hiện thực. Tư tưởng cơ bản và chủ đạo của tuyên ngôn được Ph.Ăng ghen viết trong lời tựa năm 1883 chỉ rõ: “Tư tưởng cơ bản và chủ đạo của “Tuyên ngôn” là: trong mỗi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội-cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra, - cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy; do đó(từ khi chế độ cơng hữu ruộng đất nguyên thuỷ tan rã), toàn bộ lịch sử là lịch sử các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa những giai cấp bị bóc lột và những giai cấp đi bóc lột, giữa giai cấp bị trị và những giai cấp thống trị, qua các giai đoạn của sự phát triển xã hội của họ; những cuộc đấu tranh ấy hiện nay đã đến một giai đoạn mà giai cấp bị bóc lột và bị áp bức(tức là giai cấp vơ sản) khơng cịn

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

có thể tự giải phóng khỏi tay giai cấp bóc lột và áp bức mình(tức là giai cấp tư sản) được nữa, nếu khơng đồng thời và vĩnh viễn giải phóng tồn bộ xã hội khỏi bóc lột, ách áp bức và khỏi những cuộc đấu tranh giai cấp…”<small>2</small>.

Tư tưởng trên đã được nêu lên trong toàn bộ bốn chương của tác phẩm : Chương I với tiêu đề “Những người tư sản và những người vô sản”. Mác và Ph.Ăng ghen đã chỉ rõ quy luật vận động của lịch sử xã hội lồi người trong xã hội có giai cấp là đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là cách mang xã hội. Hai ông đã luận giải quy luật vận động nội tại khách quan của xã hội tư bản tất yếu sẽ dẫn đến sự sụp đổ của giai cấp thống trị (giai cấp tư sản) và sự thắng lợi của giai cấp bị trị (giai cấp vô sản). Chương II: “ Những người vô sản và những người cộng sản”. Chương này C.Mác và Ph.Ăngghen đã làm rõ mối quan hệ giữa đảng cộng sản và giai cấp vơ sản, vạch rõ tính chất, nhiệm vụ trước mắt, mục đích cuối cùng của những người cộng sản là xây dựng chủ nghĩa cộng sản theo đặc trưng mà C.Mác và Ph.Ăngghen phác thảo. Chương III: “ Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”. Chương IV: “Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập”.

<i><b> Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản tuy không dài nhưng đã nói</b></i>

lên đầy đủ nguyện vọng, ý chí và quyết tâm của những người cộng sản, quan điểm lập trường của giai cấp vô sản mà thực chất C.Mác và Ph.Ăngghen tập trung làm rõ sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội (trong đó cơ cấu xã hội do sản xuất kinh tế quyết định) cấu nên cơ sở của lịch sử, hai ông đã luận giải một cách khách quan khoa học vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp, con đường, biện pháp tiến hành giải phóng giai cấp và giải phóng tồn bộ xã hội lồi người khỏi áp bức bóc lột.

Bằng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong phân tích các giai tầng xã hội, phân tích các mâu thuẫn từ cơ sở kinh tế. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra trong xã hội có giai cấp ln ln tồn tại các giai cấp đối lập nhau: “Người tự do và người nơ lệ, q tộc và bình dân, chúa đất và

<small>22 C.Mác, Ph.Ăngghen : Tuyển tập, Nxb Sự thật, H Nà Ph. ội 1980, tập I, trang 548</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

nông nô, thợ cả phường hội và thợ bạn, nói tóm lại những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau”<small>3</small>.

Khi bàn về giai cấp và đấu tranh giai cấp lịch sử tư tưởng đã xác định công lao phát hiện gắn liền với tên tuổi của các nhà sử học Pháp như : G.Phrăng xoa Ghiđô (1778-1871), Phrăng xoa Minhê (1796-1884) và Ơguy xtanh (1795-1856). Nhưng các ơng đều quan niệm sự hình thành giai cấp và nhà nước là dựa trên cơ sở chinh phục bằng vũ lực và sự tan rã của xã hội cũ, bằng sự nô dịch của những dân tộc và bộ lạc này đối với dân tộc và bộ lạc khác. Họ xoá nhoà sự đối kháng giai cấp của xã hội tư bản và chủ trương cải tạo xã hội bằng sự điều hoà mâu thuẫn giai cấp.

<i><b> Trong tuyên ngôn của Đảng cộng sản chúng ta thấy rằng lần đầu tiên</b></i>

C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đưa ra quan niệm khoa học về giai cấp, xem xét vấn đề giai cấp trên cơ sở duy vật lịch sử. Hai ơng tiếp cận phân tích các giai tầng trong xã hội bằng cách đi từ nền sản xuất vật chất của xã hội để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa quyết định đến sự phân chia giai cấp. Từ phương pháp khoa học đó C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định địa vị trong nền sản xuất vật chất của các giai tầng quyết định địa vị trong hệ thống chính trị xã hội của họ. Giai cấp là một phạm trù lịch sử bởi vì dưới chế độ cơng xã ngun thuỷ, xã hội chưa có giai cấp, chưa có nhà nước, giai cấp chỉ xuất hiện khi chế độ tư hữu về kinh tế. Ph.Ăngghen đã chú giải: “Cùng với sự tan rã của công xã nguyên thuỷ ấy, xã hội bắt đầu phân chia thành những giai cấp riêng biệt và cuối cùng là đối kháng”<small>4</small>. Giai cấp bắt nguồn từ nguyên nhân về kinh tế, ở thời kỳ trước “Lịch sử thành văn” “Công xã nông thôn với chế độ sở hữu chung ruộng đất đang là, hoặc đã là hình thức nguyên thuỷ của xã hội ở khắp nơi”<small>5</small>. Như vậy khi chế độ sở hữu chung về kinh tế thì xã hội lồi người bình đẳng, khơng có áp bức bóc lột do đó khơng có sự phân chia giai cấp. Khi lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến sự phân công lao động trong xã hội, năng

<small>3 C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen, to n tà Ph. ập, Nxb Chính trị quộc gia, H Nà Ph. ội 1995, tập 4, trang 596</small>

<small>4 C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen, to n tà Ph. ập, Nxb Chính trị quộc gia, H Nà Ph. ội 1995, tập 4, trang 596</small>

<small>5 C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen, to n tà Ph. ập, Nxb Chính trị quộc gia, H Nà Ph. ội 1995, tập 4, trang 596</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

suất lao động ngày càng nâng cao, q trình lao động sản xuất đó đã tạo ra một lượng của cải dư thừa làm xuất hiện chế độ tư hữu thay cho chế độ “Sở hữu chung” trước đó, vì vậy xã hội bắt đầu phân hoá thành các giai cấp riêng biệt và cuối cùng là các giai cấp đối kháng nhau.

<i><b> Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, lần đầu tiên C.Mác đã phân tích làm rõ</b></i>

qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất.

<i><b>Đến Tun ngơn của Đảng cộng sản C.Mác và Ph.Ăngghen đã đi sâu vào</b></i>

phân tích làm rõ sự đối kháng giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản gắn liền với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Hai ông khẳng định rằng: “Những tư liệu sản xuất và trao đổi làm cơ sở cho giai cấp tư sản hình thành đã được tạo ra từ trong lịng xã hội phong kiến. Những tư liệu sản xuất và trao đổi ấy phát triển tới một trình độ nhất định nào đó thì những quan hệ mà trong đó xã hội phong kiến tiến hành sản xuất và trao đổi, tổ chức nông nghiệp và công nghiệp theo lối phong kiến – nói tóm lại, những quan hệ sở hữu phong kiến khơng cịn phù hợp với lực lượng sản xuất đã phát triển. Những cái đó đã cản trở sản xuất, chứ không làm cho sản xuất tiến triển lên. Tất cả những cái đó đều biến thành xiềng xích. Phải đập tan những xiềng xích ấy và quả nhiên những xiềng xích ấy đã bị đập tan”<small>6</small>. Tất cả những vấn đề nêu trên biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp. Trong một xã hội cụ thể cuộc đấu tranh giai cấp này luôn luôn phụ thuộc và mối quan hệ giữa hai giai cấp cơ bản nhất trong xã hội đó như chúng ta đã thấy, trong chế độ chiếm hữu nô lệ là chủ nô và nô lệ; trong chế độ phong kiến là địa chủ, phong kiến và nông dân…Khi cuộc đấu tranh giữa các giai cấp đó phát triển đến đỉnh cao thì sẽ nổ ra một cuộc cách mạng xã hội, cuộc cách mạng này sẽ xoá bỏ đối kháng giai cấp trong xã hội cũ và hai giai cấp cơ bản của xã hội cũ, hình thành xã hội mới tiến bộ hơn, hợp qui luật hơn. Tuyên ngôn chỉ rõ các giai cấp đối kháng với nhau: “Đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc

<small>6 C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen to n tà Ph. ập, Nxb Chính trị quốc gia, H Nà Ph. ội 1995, trang 603</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau”<small>7</small>. Khi cuộc cách mạng kết thúc, xã hội mới ra đời lại tiếp tục hình thành các giai cấp mới với những mâu thuẫn cơ bản mới. C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ trước xã hội cộng sản chủ nghĩa, các xã hội đều khơng xố bỏ được những đối kháng về giai cấp: “Nó chỉ đem những giai cấp mới, những điều kiện áp bức mới, những hình thức đấu tranh mới thay thế những giai cấp, những điều kiện áp bức, những hình thức đấu tranh cũ mà thơi”<small>8</small>. Như vậy từ khi xã hội có giai cấp, lịch sử tồn tại của các xã hội chỉ là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai cấp.

Cách mạng tư sản lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa dẫn tới sự phát triển chưa từng thấy của lực lượng sản xuất, một sự tiến bộ về kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, văn hoá. Giai cấp tư sản đại diện cho phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa, nhưng: “Xã hội tư sản hiện đại…khơng xố bỏ được những đối kháng giai cấp, mà chỉ đơn giản hoá những đối kháng giai cấp…Xã hội ngày càng chia thành hai phe lớn thù địch với nhau, hai giai cấp lớn hoàn toàn đối lập nhau: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản”<small>9</small>. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển gắn liền với nền đại công nghiệp hiện đại, do đó giai cấp tư sản và giai cấp vô sản là sản phẩm của nền đại công ngiệp hiện đại đó. Tun ngơn chỉ rõ: “…Giai cấp tư sản hiện đại cũng là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của một loạt những cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất và trao đổi”<small>10</small>. Với phương pháp tư duy khoa học hai ông khẳng định: “Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại cơng nghiệp, cịn giai cấp vơ sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”<small>11</small>. Mặt khác các ông đã chỉ ra giai cấp công nhân (giai cấp vô sản) và giai cấp tư sản xuất hiện cùng với nền sản xuất đại công nghiệp và

<small>7 C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen to n tà Ph. ập, Nxb Chính trị quốc gia, H Nà Ph. ội 1995, trang 597</small>

<small>8 C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen, tuyển tập, Nxb Sự thật, H Nà Ph. ội 1980, tập 1, trang 541</small>

<small>9 C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen to n tà Ph. ập, Nxb Chính trị quốc gia, H Nà Ph. ội 1995, tập 4, trang 597</small>

<small>10 C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen to n tà Ph. ập, Nxb Chính trị quốc gia, H Nà Ph. ội 1995, tập 4, trang 597</small>

<small>11 C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen to n tà Ph. ập, Nxb Chính trị quốc gia, H Nà Ph. ội 1995, tập 4, trang 597</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa do đó: “Giai cấp tư sản tức là tư bản, mà lớn lên thì giai vơ sản, giai cấp công nhân hiện đai..….cũng phát triển theo” <small>12</small>

Mặc dù vậy, nhưng xu hướng phát triển của hai giai cấp tư sản và vô sản lại trái ngược nhau hồn tồn trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, C.Mác và Ph.Ăngghen đánh giá cao vai trò của chế độ tư sản: “Giai cấp tư sản đã đóng một vai trị hết sức cách mạng trong lịch sử ”<small>13</small>. Trong quá trình thay thế giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản đã: “Cách mạng hố cơng cụ sản xuất, do đó cách mạng hố những quan hệ sản xuất ”<small>14</small>, nên chỉ trong một giai đoạn phát triển ngắn chưa đầy một thế kỷ(tính đến thời điểm của C.Mác) giai cấp tư sản: “Đã tạo một lực lượng sản xuất nhiều và đồ sộ hơn tất cả lực lượng sản xuất của các thế hệ trước kia gộp lại”<small>15</small>. Phát triển đến một giai đoạn nhất định: “Xã hội tư sản hiện đại với những quan hệ sản xuất và trao đổi tư sản của nó, với những quan hệ sở hữu tư sản, đã tạo ra những tư liệu sản xuất và trao đổi hết sức mạnh mẽ như thế, thì giờ đây, giống như một bàn tay phù thuỷ khơng cịn đủ sức trị những âm binh mà y đã triệu lên. Từ hàng chục năm nay, lịch sử công nghiệp và thương nghiệp khơng phải là cái gì khác hơn là lịch sử cuộc nổi dậy của lực lượng sản xuất hiện đại chống lại những quan hệ sở hữu đang quyết định sự tồn tại và sự thống trị của giai cấp tư sản”<small>16</small>. Quá trình nghiên cứu tổng kết lý luận và hoạt động thực tiễn C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định những lực lượng mà giai cấp tư sản dùng để đánh đổ chế độ phong kiến thì giờ đây lại chống lại chính nó: “Giai cấp tư sản khơng những đã rèn những vũ khí giết mình; nó cịn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy – những công nhân hiện đại, những người vô sản”<small>17</small>.

<small>12 C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen to n tà Ph. ập, Nxb Chính trị quốc gia, H Nà Ph. ội 1995, tập 4, trang 605</small>

<small>13 C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen to n tà Ph. ập, Nxb Chính trị quốc gia, H Nà Ph. ội 1995, tập 1, trang 599</small>

<small>14 C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen to n tà Ph. ập, Nxb Chính trị quốc gia, H Nà Ph. ội 1995, tập 4 trang 600-601</small>

<small>15 C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen to n tà Ph. ập, Nxb Chính trị quốc gia, H Nà Ph. ội 1995, tập 4 trang 603</small>

<small>16 C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen to n tà Ph. ập, Nxb Chính trị quốc gia, H Nà Ph. ội 1995, tập 4 trang 604</small>

<small>17 C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen to n tà Ph. ập, Nxb Chính trị quốc gia, H Nà Ph. ội 1995, tập 4 trang 605</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Trái với giai cấp tư sản, giai cấp vô sản đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng theo sự phát triển của nền sản xuất tư bản C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Sự phát triển của công nghiệp không những đã làm tăng thêm số người vơ sản, mà cịn tập hợp họ lại thành những khối quần chúng lớn hơn; lực lượng của những vô sản tăng thêm và họ thấy rõ lực lượng của mình hơn”<small>18</small><i><b>. Trong Tun ngơn</b></i>

<i><b>của Đảng cộng sản hai ơng đã phân tích làm rõ sự sự gắn kết giữa máy móc</b></i>

và người cơng nhân, các ơng chỉ ra rằng chính máy móc làm cho tiền cơng và điều kiện sinh hoạt cũng như lợi ích của giai cấp vô sản càng ngày càng dần ngang bằng nhau, máy móc và phương tiện giao thơng trong nền sản xuất đại công nghiệp đã tạo điều kiện cho giai cấp vô sản ở khắp nơi, ở các địa phương, ở các nước giao lưu thông tin cho nhau ngày càng thuận lợi, điều đó tất yếu sẽ dẫn tới: “Nhiều cuộc đấu tranh địa phương, đâu đâu cũng mang tính chất giống nhau, thành một cuộc đấu tranh toàn quốc, thành một cuộc đấu tranh giai cấp”<small>19</small>. Từ cách tiếp cận và phân tích một cách khoa học như vậy, rõ ràng chúng ta thấy chính giai cấp tư sản đã trang bị cho những người vô sản các tri thức của bản thân nó, những vũ khí để chống lại giai cấp tư sản để rồi khi đến giờ phút quyết định: “Một bộ phận nhỏ của giai cấp thống trị tách ra khỏi giai cấp này và đi theo giai cấp cách mạng, đi theo giai cấp đương nắm tương lai trong tay”<small>20</small>. Tóm lại mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vơ sản về mặt chính trị xã hội chính là phản ánh mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tư nhân chiếm hữu tư liệu sản xuất với lực lượng sản xuất hiện đại, mang tính xã hội ngày càng cao trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Giai cấp vô sản đã trãi qua nhiều giai đoạn tiến triển khác nhau, nhưng cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản được bắt đầu từ khi giai cấp vô sản mới ra đời và trãi qua các giai đoạn từ tự phát đến tự giác. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng chính địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp vô sản qui định một cách khách quan

<small>18 C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen to n tà Ph. ập, Nxb Chính trị quốc gia, H Nà Ph. ội 1995, tập 4 trang 607</small>

<small>19 C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen to n tà Ph. ập, Nxb Chính trị quốc gia, H Nà Ph. ội 1995, tập 4 trang 608</small>

<small>20 C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen to n tà Ph. ập, Nxb Chính trị quốc gia, H Nà Ph. ội 1995, tập 4 trang 610</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

sứ mệnh lịch sử của mình, các ơng đã khái quát giai cấp vô sản bao gồm những người lao động làm thuê cho các nhà tư bản, khơng có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động để kiếm sống, họ là nô lệ của giai cấp tư sản và nhà nước tư sản. Giai cấp vô sản là sản phẩm của nền đại công nghiệp, là bộ phận của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, đại diện cho lực lượng tiên tiến. Do đó chỉ có giai cấp vơ sản mới thực sự là giai cấp cách mạng triệt để nhất trong quá trình giải phóng lao động, giải phóng lực lượng sản xuất khỏi sự kìm kẹp của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vơ sản là giai cấp thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, giai cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”<small>21</small>. Chúng ta thấy rằng những người vơ sản chẳng có gì là của mình để bảo vệ cả, họ phải phá huỷ hết thảy những cái gì từ trước đến nay vẫn bảo đảm và bảo vệ cho chế độ tư hữu. Vì thế chỉ có cách mạng cộng sản chủ nghĩa mới là thực sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ. Hai ông kết luận: “Như vậy là sự phát triển của đại công nghiệp đã phá sập, dưới chân của giai cấp tư sản, chính ngay cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã xây dựng lên chế độ sản xuất và chiếm hữu của nó. Trước hết, giai cấp tư sản sinh ra những người đào huyệt chơn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”.<small>22</small>

Nhìn lại lịch sử chúng ta thấy rằng tất cả các phong trào trước đây đều do thiểu số thực hiện, hoặc do mưu cầu lợi ích của một bộ phận các cá nhân nào đó thực hiện để thay đổi hoặc cải biến những hình thức sở hữu tư nhân. Chế độ tư hữu tư sản là biểu hiện cuối cùng và đầy đủ nhất của phương thức sản xuất và chiếm hữu sản phẩm dựa trên sự đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột của cải, sản phẩm của những người kia. Từ vấn đề đó những người cộng sản khẳng định vai trị sứ mệnh lịch sử của mình là:

<small>21 C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen, tuyển tập, Nxb Sự thật, H Nà Ph. ội 1980, tập 1, trang 554</small>

<small>22 C.Mác v Ph.à Ph.Ăngghen to n tà Ph. ập, Nxb Chính trị quốc gia, H Nà Ph. ội 1995, tập 4 trang 613</small>

</div>

×